Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Hiện trạng quần thể và một số đặc điểm sinh thái học của loài rồng đất (physignathus cocincinus cuvier, 1829) ở khu bảo tồn thiên nhiên phong điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN CÔNG LỤC

HIỆN TRẠNG QUẦN THỂ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI RỒNG ĐẤT
(Physignathus cocincinus) Ở KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

TP. HUẾ, NĂM 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN CÔNG LỤC

HIỆN TRẠNG QUẦN THỂ VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI RỒNG ĐẤT
(Physignathus cocincinus) Ở KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60 42 01 03


Người hướng dẫn: GS.TS. NGÔ ĐẮC CHỨNG
TS. NGÔ VĂN BÌNH

TP.HUẾ, NĂM 2017


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................4
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................6
2. Mục đích nghiên cứu ...........................................................................................7
3. Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................7
4. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................9
1.1. Tổng quan các vấn đề nhiên cứu ......................................................................9
1.1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Rồng đất trên thế giới .........................9
1.1.2. Tình hình nghiên cứu Rồng đất ở Việt Nam ...........................................10
1.2.2. Tình hình nghiên cứu sinh học, sinh thái học Rồng đất ở Việt Nam ......11
1.2.3. Nghiên cứu về Rồng đất ở Thừa Thiên Huế ............................................12
1.2. Điều kiện tự nhiên, khí hậu khu vực nghiên cứu ...........................................13
1.2.1.Giới hạn ku vực nghiên cứu......................................................................13
1.2.2. Diện tích ...................................................................................................13
1.2.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu .................................................................14
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................18
2.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................18
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................18

2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...........................................................18
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................19
2.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa ................................................................20
2.2.4. Phương pháp xác định đặc điểm nhận dạng và giới tính của loài ...........21
2.2.5. Phương pháp ước tính mật độ và kích cỡ quần thể..................................22
2.2.6. Phương pháp nghiên cứu điều kiện tự nhiên và hoạt động sống .............23

1


2.2.7. Phương pháp nghiên cứu sinh thái dinh dưỡng .......................................24
2.2.8. Phương pháp điều tra, phỏng vấn ............................................................26
2.2.9. Xử lý số liệu và phân tích thống kê .........................................................26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................27
3.1. Một số yếu tố khí hậu ở khu vực nghiên cứu .................................................27
3.2. Đặc điểm hình thái loài Rồng đất Physignathus cocincinus ..........................28
3.2.1. Đặc điểm nhận dạng Rông đất .................................................................28
3.2.2. Đặc điểm hình thái ...................................................................................28
3.2.3. Cấu trúc giới tính quần thể Rồng đất .......................................................35
3.3. Ước tính mật độ, kích cỡ quần thể loài Rông đất và đánh giá giá đặc điểm
phân bố của loài theo dạnh sinh cảnh ....................................................................38
3.3.1. Ước tính mật độ quần thể ........................................................................38
3.3.2.Ước tính kích cỡ quần thể .........................................................................39
3.3.3. Đánh giá giá đặc điểm phân bố của loài theo dạnh sinh cảnh .................40
3.4. Xác định một số đặc điểm sinh thái của loài Rồng đất ..................................41
3.4.1. Môi trường sống và phương thức hoạt động của loài Rồng đất ..............41
3.4.2. Xác định thành phần thức ăn và dạng thức ăn ưa thích của loài..............45
3.5. Đánh giá hiện trạng, đề xuất các biện pháp bảo tồn .......................................49
3.5.1. Đánh giá hiện trạng quần thể ...................................................................49
3.5.2. Đánh giá mức độ đe dọa, tác động đến loài Rồng đất .............................49

5.5.3. Các biện pháp bảo tồn ..............................................................................51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................55
1. Kết luận .............................................................................................................55
2. Kiến nghị ...........................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................57
PHỤ LỤC

2


CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu

1

SVL

Chiều dài thân

2

TaL

Chiều dài đuôi

3

HW


Rộng đầu

4

HH

Cao đầu

5

HL

Dài đầu

6

MW

Rộng mõm

7

JL

Dài mõm

8

BM


Khối lượng cơ thể

9.

BTTN

Bảo tồn Thiên nhiên

10

IUCN

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

11

IRI

12

ĐSHP

Đại học sư phạm

13

T

Tuyến nghiên cứu


14

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

15

CITES

Giải thích

Chỉ số quan trọng của thức ăn

Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang
dã nguy cấp

16

CP

Chính phủ

17



Nghị định


18

XH

Xã hội

19

KHCN

20

CXĐ

Khoa học công nghệ
Chưa xác định

3


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các số đo hình thái đo rồng đất ................................................................21
Bảng 3.1: Đặc điểm hình thái loài rồng đất ..............................................................29
Bảng 3.2: Mật độ quần thể rồng đất trong tháng 4/2017 ở các suối nghiên cứu ......38
Bảng 3.3: Mật độ quần thể rồng đất trong tháng 6/ 2017 ở các suối nghiên cứu .....39
Bảng 3.4: Kích cỡ quần thể ở khu vực nghiên cứu ...................................................40
Bảng 3.5: Số lượng cá thể ở các dạng sinh cảnh trên các tuyến nghiên cứu ............41
Bảng 3.6: Số lượng cá thể rồng đất ghi nhận ở các loại vi môi trường sống ............42
Bảng 3.7: Số lượng, tần số, thể tích và chỉ số quan trọng của các loại thức ăn ........46


4


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.2: Mẫu loài Rồng đất (Physignathus cocincinus) ở Khu BTTN Phong Điền.....20
Hình 3.1: Diễn biến nhiệt độ, lượng mưa từ tháng 7/2016 đến thán 6/2017 ............28
Hình 3.2: Chiều dài thân (SVL) của cá thể đực, cá thể cái và ..................................30
Hình 3.3: Mối quan hệ giữa chiều dài thân với khối lượng cơ thể ở các nhóm Rồng đất ...32
Hình 3.4: Mối quan hệ giữa chiều dài đuôi với khối lượng cơ thể Rồng đất ...........33
Hình 3.5: Mối quan hệ giữa chiều dài thân với dài đầu của Rồng đất ......................33
Hình 3.6: Mối quan hệ giữa chiều dài thân với rộng đầu của Rồng đất ...................34
Hình 3.7: Mối quan hệ giữa chiều dài thân với khoảng cách nách - háng ................35
Hình 3.8: Số lượng cá thể Rồng đất theo nhóm đực, cái và không xác định ở các
suối nghiên cứu .........................................................................................................36
Hình 3.9: Số lượng cá thể Rồng đất ở các nhóm đực, cái và chưa xác định theo mùa .37
Hình 3.10: Sự phân bố số cá thể theo độ cao bề mặt bám của Rồng đất
(Physignathus cocincinus) ở Khu BTTN Phong Điền (N= 166) ..............................43
Hình 3.11: Tần số các cá thể hoạt động và nhiệt độ không khí tương ứng với mỗi
giờ trong ngày được loài Rồng đất sử dụng ở Khu BTTN Phong Điền ...................43
Hình 3.12: Mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí với số lượng cá thể hoạt động (A)
và giữa độ ẩm tương đối với số lượng cá thể hoạt động (B) của Rồng đất
(P. cocincinus) ghi nhận ở vùng núi Khu BTTN Phong ĐiềnError! Bookmark not
defined.
Hình 3.13: Chỉ số quan trọng của các loại thức ăn Rồng đất ....................................48

5


6



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền cách thành phố Huế khoảng 45 km về
hướng Tây Bắc, đây là khu vực thuộc dãy Trường Sơn, có độ đa dạng sinh học
cao. Với điều kiện khí hậu của vùng nhiệt đới, là khu vực nằm trong hệ thống rừng
đặc dụng của Việt Nam thuộc vùng sinh thái Trung Trường Sơn. Khu bảo tồn
thiên nhiên Phong Điền là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học cao về
thực vật và động vật. Đây còn là khu vực phân bố các loài động vật quý hiếm (ví
dụ như: Rùa hộp 3 vạch, Kỳ đà hoa, Rắn hổ chúa,…), đồng thời là khu đặc hữu
chim của nước ta [2], với sự đa dạng về khu hệ Thú, Chim, Bò sát và Ếch nhái.
Trong đó loài Rồng đất (Physignathus cocincinus) là một đối tượng được phát
hiện trong khu vực này.
Rồng đất (P. cocincinus) thuộc Họ Agamidae, Bộ Có vảy Squamata, Lớp Bò
sát Reptilia được Cuvier mô tả năm 1829 với mẫu chuẩn thu được ở miền Nam Việt
Nam [31], là loài bò sát nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) ở bậc VU (Sẽ nguy
cấp). Vùng phân bố của loài này được ghi nhận ở Trung Quốc, Lào, Việt Nam,
Campucha, Thái Lan và Myanmar. Với hình dáng đẹp, thịt ngon nên người dân
thường săn bắt chúng về làm thực phẩm hoặc nuôi làm cảnh. Ngoài ra, thịt Rồng đất
còn được dùng để làm thuốc (đặc biệt là phần cuối của đuôi). Bên cạnh đó, Rồng
đất là loài có lợi cho hệ sinh thái ở cạn , là một mắt xích trong lưới thức ăn, vì
chúng thường sử dụng các loài côn trùng có hại làm thức ăn như mối, kiến, châu
chấu,… Tuy nhiên, tình trạng của quần thể Rồng đất hiện tại đang suy giảm do khai
thác quá mức, do mất hoặc suy thoái môi trường sống, biến đổi khí hậu,…Vì vậy,
nghiên cứu về hiện trạng quần thể và các đặc điểm sinh thái học của loài này trong
tự nhiên là cần thiết, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái cũng
như khai thác bền vững nguồn tài nguyên động vật.
Trong những năm qua, các nghiên cứu về lưỡng cư và bò sát được thực hiện
rất nhiều với các hướng nghiên cứu như khu hệ và tu chỉnh giống loài, nghiên cứu
về phân loại học, sự phân bố và ghi nhận loài mới,... Trong khi những nghiên cứu


7


đánh giá về hiện trạng quần thể của bò sát trong tự nhiên còn rất ít, đặc biệt là loài
Rồng đất. Ở Phong Điền các nghiên cứu về bò sát còn nhiều hạn chế, những nghiên
cứu về Rồng đất trong điều kiện tự nhiên ở khu vực này hiện tại vẫn đang còn thiếu.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Hiện trạng
quần thể và một số đặc điểm sinh thái học của loài Rồng đất (Physignathus
cocincinus) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đánh giá hiện trạng quần thể Rồng đất (Physignathus
cocincinus) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế để duy trì
và phát triển bền vững quần thể của loài trong tự nhiên.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Mô tả đặc điểm nhận dạng, xác định cấu trúc giới tính của quần thể
- Mô tả đặc điểm nhận dạng của con đực, con cái và những cá thể chưa xác
định giới tính.
- Xác định chỉ số dị hình kích thước giới tính và cấu trúc của quần thể loài
Rồng đất theo nhóm (đực, cái và những cá thể chưa xác định giới tính).
Nội dung 2: Ước tính mật độ và kích cỡ quần thể của loài Rồng đất, đánh giá
đặc điểm phân bố của loài theo dạng sinh cảnh.
- Ước tính mật độ quần thể của loài.
- Ước tính kích cỡ quần thể của loài.
- Đánh giá đặc điểm phân bố của loài theo các dạng sinh cảnh.
Nội dung 3: Xác định một số đặc điểm sinh thái học của loài Rồng đất.
- Mô tả sinh cảnh sống của loài và đánh giá khả năng sử dụng vi môi trường sống.
- Đánh giá phương thức hoạt động và yếu tố ảnh hưởng.
- Xác định thành phần thức ăn và loại thức ăn ưa thích của loài.
Nội dung 4: Xác định nhân tố đe dọa đến loài và đề xuất các giải pháp bảo

tồn bền vững
- Đánh giá các nhân tố tác động đến quần thể của loài.
- Đánh giá mức độ đe dọa đến loài.
- Đề xuất các biện pháp bảo tồn quần thể.

8


4. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài này góp phần bổ sung các dẫn liệu về hình
thái, hiện trạng quần thể và sinh thái dinh dưỡng của loài Rồng đất ở Khu bảo tồn
thiên nhiên Phong Điền. Đồng thời kết quả nghiên cứu là một tài liệu có giá trị
tham khảo tốt, giúp các cơ quan bảo tồn có cơ sở khoa học để quy hoạch, quản lý,
xây dựng chiến lược bảo tồn và phát triển loài Rồng đất trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế.

9


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan các vấn đề nhiên cứu
1.1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Rồng đất trên thế giới
1.1.1.1. Nghiên cứu về phân loại học
Cuvier (1829) là người đầu tiên mô tả loài Rồng đất (Physignathus
cocincinus) dựa trên mẫu vật thu được ở Nam Kỳ (Cochichine) thuộc Đông Dương
cũ [31]. Hình của Rồng đất đã được Cuvier vẽ và in trong cuốn Animal Kingdom
xuất bản vào năm 1937 [32].
Dumeril và Bibron (1837) đã mô tả loài Rồng đất (P. cocincinus) nhưng tác
giả đặt tên giống là Lophura thay vì tên Physignathus. Nhưng vì lý do tên Lophura
gần tương tự với tên Lophyrus và Istiurus [33]. Vì vậy, các tác giả chấp nhận tên

giống Physignathus theo Cuvier và đặt tên loài là P. cocincinus.
Guenther (1863) đã mô tả hai loài trong giống Physignathus là loài P.
cocincinus thu mẫu ở Việt Nam (Cochinchine) và loài P. mentager Thái Lan [36].
Loài P. cochinchinensis cũng được Boulenger mô tả từ mẫu vật nói trên [29].
Năm 1912, Barbour cho rằng ba phân loài P. cocincinus mentager, P.
cocincinus caudicinctus và P. cocincinus cocincinus được hình thành từ loài P.
cocincinus do chúng cách nhau về địa lý [26].
Năm 1935, Smith et al. đã nghiên cứu khu hệ Lưỡng cư và Bò sát ở Ấn Độ,
các tác giả đã mô tả rất kỹ về hình thái bên ngoài của loài Rồng đất và chỉ ra vùng
phân bố của chúng như: Trung Ấn, Thái Lan, phía Bắc khu vực Đông Nam Á [49].
Năm 1937, Bourret đã mô tả đặc điểm hình thái 32 loài thằn lằn phân bố ở
Đông Dương, trong đó tác giả gọi Rồng đất (P. cocincinus) là phân loài của loài P.
cocincinus mentager Guenther [27]. Loài thằn lằn tiếp tục được nghiên cứu và mô
tả bởi Taylor (1963) [34] ở Thái Lan và Zhao, Adler ghi nhận ở Trung Quốc [59].
Trong những năm gần đây, Nabhitabhata et al. mô tả loài Rồng đất ở Thái Lan [44].
Teynié et al. mô tả loài này ở phía Nam của Lào [52].
To phát hiện quần thể Rồng đất (P. cocincinus) hoang dã dọc theo con suối
trên đảo Tsing Yi ở Hồng Kông. Ông nhận thấy loài Rồng đất ít hoạt động vào tháng

10


12 trong năm, vào tháng 4 loài này thường tập trung trên các tảng đá để sưới nắng,
chúng thường trú ngụ ở những con suối và những cành cây cao vào ban đêm [54].
Stuart, Sok, Neang (2006) [51], Grismer et al. (2007, 2008) [35], Hartmann
et al. (2013) đã thu thập mẫu Rồng đất ở Campuchia [37]
1.1.1.2. Nghiên cứu về phát sinh chủng loại và sinh học phân tử
Nghiên cứu về hệ thống phát sinh chủng loại của Macey et al. (2000) cho
rằng hầu hết các loài thằn lằn trong họ Agamidae trong đó có Rồng đất (P.
cocincinus) được hình thành từ ba nguồn gốc khác nhau [41]. Townsend et al.

(2011) khi nghiên cứu về hệ thống phát sinh chủng loại của thằn lằn bằng việc phân
tích ADN, các tác giả cho rằng họ Nhông (Agamidae) có liên quan đến họ Tắc kè
hoa (Chamaeleonidae) trong cây phát sinh chủng loại [53]. Patawang et al. (2015)
đã thu mẫu Rồng đất và phân tích bộ nhiễm sắc thể. Kết quả cho thấy bộ nhiễm sắc
thể lưỡng bội ở cá thể đực và cái của Rồng đất là 2n = 36 [47].
Các công trình nghiên cứu nói trên, chủ yếu tập trung vào phân loại học, sự
phân bố và mô tả đặc điểm hình thái của Rồng đất. Ngoài ra, còn có các nghiên cứu
về phát sinh chủng loại và sinh học phân tử của loài Rồng đất. Tóm lại, chưa có
công trình nào đi sâu nghiên cứu về hiện trạng và sinh thái học quần thể của loài
Rồng đất ngoài tự nhiên.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu Rồng đất ở Việt Nam
1.2.1. Nghiên cứu về phân loại và phân bố
Bourret (1939) là người đầu tiên ghi nhận loài Rồng đất phân bố rất rộng ở
vùng miền núi các tỉnh phía Bắc Việt Nam [28].
Kết quả điều tra cơ bản động vật miền Bắc Việt Nam năm 1981 cho thấy loài
Rồng đất (P. cocincinus) phân bố ở Quảng Ninh, Hà Bắc, Lạng Sơn, Bắc Thái,
Vính Phú, Nghĩa Lộ, Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Hà Tĩnh [3].
Các nghiên cứu về điều tra thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam
đã ghi nhận Rồng đất có ở Kon Tum của Lê Nguyên Ngật (1997) [16], ở Quảng
Nam của Lê Nguyên Ngật và Nguyễn Văn Sáng (1999) [17], ở Đà Nẵng của Đinh
Thị Phương Anh và Nguyễn Minh Tùng (2000) [4] và Lê Vũ Khôi (2000) [15], ở
Hà Tĩnh của Nguyễn Quảng Trường [22], ở Phú Thọ [12], ở Bắc Giang [25], ở

11


Phú Yên [8],... Trong cuốn “Danh mục ếch nhái và bò sát Việt Nam” của Nguyễn
Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Nguyễn Quảng Trường (2005) xác định riêng họ Nhông
(Agamidae) có 19 loài, loài Rồng đất phân bố ở hầu hết các vùng rừng núi của
Việt Nam [20].

Sách Đỏ Việt Nam (2007) đã mô tả đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái và
sự phân bố của loài này ở Việt Nam. Sách Đỏ Việt Nam đã xem đây là loài đang
trong trong tình trạng, có nguy cơ suy giảm quần thể ít nhất 20% và được xếp vào
bậc VU [1].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu sinh học, sinh thái học Rồng đất ở Việt Nam
Nguyễn Văn Sáng và Hoàng Xuân Quang (2000) đã thống kê được 54 loài
bò sát, 31 loài ếch nhái phân bố ở 7 sinh cảnh khác nhau (rừng thứ sinh, trảng cây
bụi, rừng tre nứa và cây gỗ, khu dân cư, khu vực lúa nước, sông suối và ven bờ ao,
hồ), riêng loài Rồng đất phân bố ở sông suối và ven bờ [19].
Ngô Đắc Chứng, Võ Đình Ba (2009) đã nghiên cứu sự phân bố loài ếch nhái,
bò sát theo độ cao và sinh cảnh ở khu BTTN Đakrông, các tác giả cho rằng: ở độ
cao dưới 200 m họ Nhông (Agamidae) có 4 loài, ở độ cao 200-500 m có 6 loài trong
đó có Rồng đất [9]. Các nghiên cứu khác của Trương Thị Vinh Hương, Lê Nguyên
Ngật (2009) [14], Lê Nguyên Ngật, Phạm Văn Anh (2009) [18], Nguyễn Quảng
Trường (2011) [23] đều cho rằng Rồng đất phân bố trong các sinh cảnh thuộc các
khu rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh.
Năm 2013, Jestrzemski et al. và Hecht et al. khi nghiên cứu lưỡng cư và bò
sát ở vườn Quốc Gia Chu Mom Ray và ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử đã
thu được mẫu Rồng đất khi chúng bám trên các cành cây ở ven bờ suối ở độ cao từ
1 mét đến 2 mét [39], [38].
Khi nghiên cứu quy trình nuôi Rồng đất, Ngô Đắc Chứng và Bùi Thị Thúy
Bắc (2009) đã đưa ra kết luận nhiệt độ nuôi thích hợp vào ban ngày từ 28,9-31,10C,
nhiệt độ vào ban đêm 23,9-26,70C, độ ẩm không khí từ 60-80%. Thức ăn của Rồng
đất chủ yếu là côn trùng đặc biệt là giun đất. Trứng của chúng khi ấp phải được lấp
cát, nhiệt độ ấp vào ban ngày 30-330C, độ ẩm 55-65%, ban đêm nhiệt độ 23-240C,
độ ẩm từ 85-90%. Thời gian ấp trứng từ 58-101 ngày, trung bình 74 ngày [10].

12



1.2.3. Nghiên cứu về Rồng đất ở Thừa Thiên Huế
Năm 1998, Ngô Đắc Chứng nghiên cứu về thành phần loài lưỡng thê và bò
sát của khu vực phía Nam Bình Trị Thiên, tác giả đã mô tả được 102 loài lưỡng cư
và bò sát. Trong đó bò sát có 74 loài, họ Nhông Agamidae chỉ có 10 loài, loài Rồng
đất (P. cocincinus) thu được ở Phú Lộc, là loài mới được bổ sung vào khu hệ, được
xếp vào bậc VU trong Sách Đỏ Việt Nam [6].
Hồ Thu Cúc (2002) đã điều tra được 49 loài bò sát của khu vực A Lưới, tỉnh
Thừa Thiên Huế trong đó, họ Nhông (Agamidae) có 6 loài, tác giả kết luận loài
Rồng đất (P. cocincinus) có mật độ trung bình và bắt gặp ở các vùng rừng thứ sinh
trên núi có thảm thực vật đã phục hồi [13].
Nguyen et al. (2009) ghi nhận loài Rồng đất phân bố ở các khu vực rừng
thường xanh thuộc các huyện A Lưới, Phú Lộc, Nam Đông, Hương Thủy và Hương
Trà. Nhóm tác giả cũng xác nhận, bắt gặp loài Rồng đất ở các suối, bám trên cây ở
các khu rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh [45].
Trong tài liệu đa dạng sinh học và các hoạt động bảo tồn tại Khu BTTN
Phong Điền (2012) đã ghi nhận 34 loài bò sát, trong đó có 19 loài trong Sách Đỏ
Việt Nam (2007), Rồng đất đã được ghi nhận trong khu vực này [2].
Ngô Đắc Chứng, Trần Thị Mai Hường và Trần Đình Việt Hùng (2007) đã
nghiên một số đặc điểm sinh học của Rồng đất (P. cocincinus) ở Nam Đông, Thừa
Thiên Huế trong điều kiện nuôi nhốt [7] và Ngô Văn Bình và cộng sự đã tiến hành
nghiên cứu khã năng sử dụng vi môi trường sống và xác định phương thức hoạt động
của Rồng đất tại tỉnh Thừa Thiên Huế [5]. Như vậy, qua phần tổng quan nghiên cứu
Rồng đất ở Việt Nam từ thời Bourett (1939) cho đến nay, đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu của nhiều tác giả. Trong đó, loài Rồng đất được các tác giả tập trung mô
tả hình thái, ghi nhận đặc điểm phân bố và các vùng phân bố của loài. Gần đây, có
các công trình nghiên cứu về sinh thái học Rồng đất trong điều kiện nuôi, đã xác định
được thành phần thức ăn, các điều kiện môi trường sống, sức sinh sản. Bên cạnh đó,
có một số công trình nghiên cứu về môi trường sống và phương thức hoạt động của
loài. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào ở Phong Điền, Thừa Thiên Huế
nói riêng và Việt Nam nói chung về đánh giá hiện trạng quần thể và một số đặc điểm

sinh thái học của loài Rồng đất (P. cocincinus) ngoài tự nhiên.
13


1.2. Điều kiện tự nhiên, khí hậu khu vực nghiên cứu
1.2.1.Giới hạn ku vực nghiên cứu
Khu BTTN Phong Điền có toạ độ địa lý vùng nghiên cứu: Từ 16o 17' đến 16o
35' vĩ độ Bắc và từ 107o 03' đến 107o 20' kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp ranh với huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị dọc theo ranh giới
thuộc lưu vực thượng nguồn sông Mỹ Chánh. Phía Đông giáp ranh với xã Phong
Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn của huyện Phong Điền, thuộc lưu vực thượng nguồn
sông Ô Lâu. Phía Nam giáp ranh với Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Bồ, thuộc
lưu vực thượng nguồn Sông Bồ. Phía Tây giáp ranh với huyện A Lưới [2].
1.2.2. Diện tích
Khu BTTN Phong Điền nằm trên địa bàn hành chính của hai huyện Phong
Điền và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 45 km về phía Tây Bắc [2]. Với tổng diện tích vùng lõi là 41.508,7 ha và vùng đệm là 43.600 ha.
Vùng lõi thuộc địa bàn của bốn xã Phong Mỹ, Phong Xuân (Phong Điền) và Hồng
Kim, Hồng Hạ (A Lưới), bao gồm 43 tiểu khu, trong đó:
* Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích: 25.836 ha, trong đó diện tích có
rừng che phủ là 25.208 ha, chia thành hai phân khu (I và II). Diện tích phân khu bảo
vệ nghiêm ngặt I: 12.942 ha, bao gồm diện tích của 12 tiểu khu, với hệ sinh thái
rừng thường xanh núi thấp thuộc lưu vực sông Ô Lâu và sông Mỹ Chánh. Diện tích
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt II: 12.894 ha, gồm 3 tiểu khu thuộc lưu vực thượng
nguồn sông Rào Trăng (sông Bồ) ở phía Bắc và Rào La ở phía Nam. Địa hình khu
vực khá cao và phức tạp, đỉnh cao nhất là Động Ngài (1.771-1.774 m) nằm ở phía
Nam Khu bảo tồn.
* Phân khu phục hồi sinh thái:Diện tích phân khu phục hồi sinh thái: 15.712
ha và chia thành hai phân khu I và II. Diện tích phân khu phục hồi sinh thái I: là
8.535 ha. Phía Bắc khu bảo tồn, giáp với với huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị, chiếm
phần lớn lưu vực thượng nguồn của sông Mỹ Chánh. Diện tích phân khu phục hồi

sinh thái II: 7.177 ha. Chiếm phần lớn diện tích của lưu vực khe Mối, là một chi lưu
của sông Ô Lâu. Diện tích rừng tự nhiên trong khu vực này là 3.121 ha. Diện tích
4.056 ha còn lại của phân khu chủ yếu là thảm cây bụi cỏ và đất trống cây gỗ rải rác.

14


1.2.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
1.2.3.1. Thảm thực vật và các kiểu rừng chính
Khu BTTN Phong Điền được bao phủ bởi các kiểu rừng kín thường xanh.
Các kiểu rừng chủ yếu tìm thấy ở đây là rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới
phân bố ở độ cao trên dưới 700 m và kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới phân bố
ở trên độ cao 700 m trở lên là so với mực nước biển. Tuy nhiên, do trước đây thuộc
sự quản lý của các Công ty Lâm nghiệp và Ban quản lý rừng phòng hộ, do công tác
bảo vệ, bảo tồn không tốt, do hậu quả tác động của con người và ảnh hưởng của
chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hoá học đã làm thay đổi nhiều diện mạo của
rừng, cho nên rừng còn lại hiện nay tại ở đây đều mang tính rừng thứ sinh. Tuy
nhiên, trên các sườn dốc và dọc theo các thung lũng và núi cao hiểm trở giáp với
huyện A Lưới có thể vẫn còn thấy thành phần các loài thực vật nguyên sinh. Qua
kết quả thống kê, nhưng chưa đầy đủ đã xác định thực vật 597 loài thực vật bậc cao
có mạch thuộc 366 chi và 118 họ [2]. Các kiểu rừng chính ở Khu BTTN Phong
Điền có thể chia ra như sau:
Rừng trung bình và rừng giàu: Loại rừng này phân bố dọc theo ranh giới hai
huyện Phong Điền và A Lưới - tỉnh Thừa Thiên Huế. Do địa hình bị chia cắt mạnh,
xa khu dân cư, nên rừng ít bị tác động. Thực vật khá phong phú và tập trung chủ
yếu là các loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) như Dầu ke và một số loài lá kim
như Thông nàng, Hoàng đàn giả và Thông tre ở đai rừng á nhiệt đới và Kim giao ở
trên độ cao 700 m. Thành phần thực vật phân bố ở độ cao dưới 700 m khá phức tạp,
phổ biến là các loài thường gặp thuộc họ Dẻ (Lithocarpus sp., Castanopsis sp,
Quercus sp.) như Chuồn, Giổi, Hồng quang, Cóc đá, Huỷnh,...

Rừng nghèo: Kiểu rừng này phân bố tập trung ở độ cao thấp dưới 500 m với
các loài ưu thế như Chuồn, Lèo heo, Trâm, Mít nài,...
Rừng phục hồi: Thực vật rừng chiếm ưu thế là các loài cây tiên phong ưa
sáng và một số cây chịu hạn. Cây bụi phân bố chủ yếu trên các bãi bằng ven sông
suối và các vùng đồi có độ dốc thấp. Trảng cỏ chiếm ưu thế các loài như Lau, Lách,
cỏ Tranh, Đót,... chiều cao gần 2 m và rất rậm rạp. Sinh cảnh này là nơi cung cấp
thức ăn cho thú móng guốc [2].

15


1.2.3.2. Địa hình, thủy văn
Địa hình khu vực nghiên cứu là vùng núi thấp ở phía Đông - Nam của dãy
Trường Sơn với dãy núi cao trên 1000 m chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam
dọc ranh giới hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị [2]. Trong khu vực có các đỉnh
cao điển hình như: Coc Ton Bhai 1.408 m, Ca Cút 1.405 m, Ko Va La Dut 1.409 m,
Coc Muen 1.298 m, Co Pung 1.615 m. Phía Đông và Bắc của khu vực thuộc hạ lưu
các con sông lớn với độ cao dao động từ 100 m - 400 m, ngược lại phía Tây và Nam
của khu vực là thượng nguồn của ba con sông Mỹ Chánh, Ô Lâu và sông Bồ với địa
hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và ngắn.
Hệ thống sông ngòi ở Khu BTTN Phong Điền thường ngắn và độ dốc lớn đổ
ra biển theo hướng Đông, Đông Bắc, bao gồm các con sông chính sau: Hệ thống
sông Ô Lâu và Mỹ Chánh nằm ở phía Bắc và Đông Nam của Khu BTTN Phong
Điền. Đây là 2 con sông ngắn có lưu vực phần thượng lưu nằm toàn bộ trong Khu
bảo tồn, có vai trò hết sức quan trọng trong việc đi lại cũng như cung cấp nước tưới
tiêu, sinh hoạt trong khu vực Khu bảo tồn và vùng hạ lưu. Phía Nam là thượng
nguồn của suối Rào Trăng và khe Quan đổ vào lưu vực sông Bồ. Ngoài ra trong
vùng còn có các hệ thống khe rạch, sông cụt chỉ hoạt động vào mùa mưa, cạn kiệt
vào mùa khô.
1.2.3.3. Khí hậu

Khu BTTN Phong Điền nằm trong vùng khí hậu Đông Trường Sơn, mang tính
chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do địa hình của dãy Trường Sơn có ảnh hưởng mạnh đến
hoàn lưu tạo nên sự khác biệt lớn trong phân hoá mùa mưa ẩm so với khí hậu gió mùa
vùng Bắc Trung Bộ [2]. Qua số liệu của các trạm khí tượng thuỷ văn trong khu vực thì
nhiệt độ trung bình hàng năm của vùng khoảng từ 24oC-25oC. Lượng mưa trung bình
hàng năm được ghi nhận là 2.500 mm - 3.000 mm, phân bố không đều ở các vùng. Mùa
mưa ở đây bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc muộn hơn vào tháng 1 năm sau. Độ ẩm bình
quân năm có thể đạt tới 85 - 88%, trong mùa mưa độ ẩm lên tới 90%. Có sự khác nhau
đáng kể về khí hậu thời tiết giữa các khu vực ở huyện Phong Điền và A Lưới.
Gió bão: Trong vùng, có hai loại gió chính về mùa khô là gió mùa Tây - Nam
(gió phơn Tây Nam) thổi mang hơi nóng, về mùa mưa là gió mùa Đông Bắc lạnh.

16


Ngoài ra, bão thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11, bình quân có 2,5 trận
bão/năm.
1.2.3.4. Dân số
Khu BTTN Phong Điền có 9 xã trong vùng đệm, bao gồm 03 xã ở huyện
Phong Điền: Phong Mỹ, Phong Xuân và Phong Sơn và 06 xã ở huyện A Lưới:
Hồng Thuỷ, Hồng Vân, Hồng Trung, Bắc Sơn, Hồng Kim và Hồng Hạ. Hầu hết dân
cư trong vùng đệm thuộc huyện Phong Điền sống ở phía Đông ranh giới của Khu
bảo tồn. Đối với các xã vùng đệm thuộc huyện A Lưới hầu hết dân cư tập trung dọc
đường Hồ Chí Minh và tỉnh lộ 49. Có tổng cộng 68 thôn ở vùng đệm của Khu bảo
tồn. Mật độ dân số thường cao ở những nơi gần sông, suối, dọc theo trục đường và
thung lũng bằng phẳng phù hợp với canh tác lúa nước. Dọc theo thung lũng A Lưới
dân cư phân bố dọc đường 14, mật độ dân cư thấp (khoảng 27 người/km2). Dân số
các xã thuộc huyện Phong Điền như sau, xã Phong Sơn có 1.905 hộ gia đình, với số
dân 9.208 người. Xã Phong Xuân có 992 hộ gia đình, với 4.869 người. Xã Phong
Mỹ có 1.080 hộ gia đình, với 4.669 người. Dân số ở đây chủ yếu làm nghề nông và

chăn nuôi nhỏ. Một bộ phận dân cư chuyên khai thác rừng, săn bắt động vật hoang
dã, Rồng đất. Mùa nông nhàn nhiều người dân còn vào rừng khai thác lâm sản
ngoài gỗ, khai thác gỗ trái phép hoặc săn bắt thú rừng.
Nhìn chung, dân cư sống trong vùng đệm Khu BTTN Phong Điền đã định
canh định cư ổn định, có 06 nhóm dân tộc thiểu số sinh sống gồm: Kinh, Pa Hy,
Vân Kiều, Pa Kô, Tà Ôi và Cà Tu. Phần lớn các nhóm dân tộc thiểu số sống phụ
thuộc nhiều vào tài nguyên rừng, họ thường vào rừng săn bắt động vật hoang dã,
săn bắt Rồng đất, đánh cá,… Nhiều người dân vùng đệm trong thời gian nông nhàn
và thiếu ăn họ phải sống phụ thuộc vào việc thu hái lâm sản ngoài gỗ (LSNG), khai
thác gỗ và săn bắt động vật rừng trái phép từ rừng của Khu BTTN Phong Điền. Đặc
biệt có nhiều nhóm thợ săn, thợ rừng họ thường xuyên vào rừng săn bắt Rồng đất,
thú rừng, đánh cá, lấy ông và là nguồn thu nhập chính của họ.
1.2.3.5. Khu hệ động vật
Khu hệ động vật hoang dã khu vực Phong Điền là một phần của khu hệ động
vật Bắc Trung Bộ. Theo kết quả khảo sát của nhóm tư vấn Khu BTTN Phong Điền đã

17


ghi nhận 54 loài thú thuộc 8 bộ và 22 họ [2]. Trong tổng số loài thú có 45 loài có tên
trong Danh lục Đỏ Thế giới (IUCN, 2011) và 29 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
(2007). Đặc biệt ở đây có một số loài thú quý hiếm như Hổ Đông Dương, Báo Gấm,
Saola, Tê Tê vàng, Voọc chà vá chân nâu,…
Dựa trên kết quả điều tra, thống kê của nhóm nghiên cứu chim cho thấy ở
đây có tổng số loài chim là 176 loài thuộc 14 bộ và 46 họ [2]. Trong đó, có 22 loài
chim quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ thế giới
(IUCN, 2011), Nghị định 32/2006/CP-NĐ của Chính phủ và phụ lục Công ước
CITES, chiếm 51,16% (22/43 loài) tống số loài chim quý hiếm của toàn quốc và
chiếm 12,5% (22/176 loài) tổng số các loài chim hiện có ở Khu BTTN Phong Điền.
Trong đó có các loài rất quý hiếm như Gà Lôi lam mào trắng, Gà Lôi hồng tía, Gà

Lôi trắng,…
Kết quả khảo sát đã ghi nhận 53 loài bò sát và ếch nhái ở Khu BTTN Phong
Điền, trong đó có 34 loài bò sát và 19 loài ếch nhái [2]. Trong đó, có 08 loài trong
Danh lục Đỏ thế giới IUCN và 19 loài trong Sách Đỏ Việt Nam. Thành phần loài bò
sát ếch nhái khu vực Phong Điền cũng phong phú như các khu liên quan đã được
nghiên cứu như: Vũ Quang (Hà Tĩnh), Phong Nha- Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch
Mã (Thừa thiên Huế) và Ngọc Linh (Kon Tum). So với toàn khu Bắc Trường Sơn
thì ở Khu BTTN Phong Điền có số Bộ chiếm 67%, số Họ chiếm 75% và số loài
chiếm 44% tổng số loài. Trong đó có những loài quý hiếm như Rùa hộp trán vàng,
Rùa núi vàng, Rắn hổ chúa, Rồng đất, Kỳ đà hoa,…Tuy nhiên, nếu được nghiên
cứu ở nhiều địa điểm, trong thời gian thích hợp chắc chắn số loài ghi nhận cho khu
vực sẽ tăng lên nhiều.

18


Chương 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Rồng đất thu trên thực địa tại khu vực nghiên cứu gồm 504 cá thể được ghi
nhận để tính toán kích cỡ và cấu trúc giới tính quần thể. Trong bộ mẫu này chúng
tôi chọn ngẫu nhiên 118 cá thể để đo đếm các đặc điểm hình thái và phân tích dinh
dưỡng. Trong đó, có 84 cá thể (21 cá thể đực, 32 cá thể cái cái và 31 cá thể chưa
xác định giới tính) được đo các chỉ số hình thái, 55 cá thể được chọn để phân tích
dinh dưỡng.
- Nhật ký nghiên cứu thực địa.
- Phiếu khảo sát người dân địa phương.
- Các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Máy ảnh, máy định vị GPS, máy đo nhiệt độ, ống nhòm, máy đo độ ẩm, cân
khối lượng cơ thể, thước kẹp, thước dây, đèn đội đầu, bút xóa,…
2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu:
+ Từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 6 năm 2017: Tiến hành thu mẫu, theo dõi
quan sát thực địa, phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm. Khảo sát thực địa theo các
tuyến nghiên cứu, mỗi tháng khảo sát 2-3 lần/tuyến. Để thu thập mẫu và các số liệu
sinh thái có liên quan nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát cả ban ngày và ban đêm.
Ban ngày: Từ 9 giờ đến 16 giờ 30 phút, khảo sát các tuyến và chụp ảnh sinh
cảnh, thả cá thể bắt từ tối hôm trước (sau khi đo đếm số liệu hình thái).
Ban đêm: Từ 19 giờ đến 24 giờ, khảo sát và đo đếm chỉ số sinh thái tại sinh
cảnh thu được cá thể Rồng đất.
+ Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2017 xử lý số liệu, viết luận văn.

19


Hình 2.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu, thu mẫu
Tiến hành nghiên cứu ở Khu BTTN Phong Điền và các vùng đệm của Khu
Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu tiến hành trên
các tuyến sau:
+ Tuyến 1 (T-1): Suối Cau dài 860 mét.
+ Tuyến 2 (T-2): Suối Diếp dài 1.300 mét.
+ Tuyến 3 (T-3): Suối Chạng dài 1.050 mét.
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Loài Rồng đất Physignathus cocincinus Cuvier, 1829
- Vị trí phân loại của loài như sau:
Ngành dây sống: Chordata
Phân Ngành động vật có xương sống: Vertebrata
Lớp Bò sát: Reptilia
Bộ có vảy: Squamata
Họ: Agamidae

Giống: Physignathus Cuvier, 1829
20


Hình 2.2: Mẫu loài Rồng đất (Physignathus cocincinus) ở Khu BTTN Phong Điền
2.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Tiến hành điều tra, khảo sát các đặc điểm sinh thái như: Sinh cảnh, điều kiện
vô sinh (nhiệt độ, độ ẩm), các điều kiện hữu sinh như động vật, thực vật, thức ăn,
tác động của con người.
Dùng máy ảnh để ghi lại các đặc điểm, điều kiện sinh cảnh tại khu vực
nghiên cứu. Dùng nhiệt kế để xác định nhiệt độ, độ ẩm tại thời điểm thu mẫu.
Dùng máy định vị GPS để xác định tọa độ, độ cao tại điểm nghiên cứu so với
mực nước biển.
- Dụng cụ khảo sát thực địa: các dụng cụ phục vụ cho công tác điều tra thực
địa gồm có máy định vị GPS Garmin 62s, thước đo điện tử độ chính xác 0,01 mm,
phiếu nghiên cứu, máy đo nhiệt độ, độ ẩm, máy ảnh, đèn đội đầu, ống tiêm, xilanh,
ống thụt dạ dày, thước dây, bút đánh dấu, cồn,…
- Khảo sát theo tuyến: tuyến điều tra được lập dựa vào bản đồ địa hình, thảm
thực vật và môi trường sống của Rồng đất. Các tuyến điều tra đi qua các dạng sinh
cảnh khác nhau của khu vực nghiên cứu, tuyến điều tra dọc theo các khe suối. Mỗi
tuyến điều tra, được đánh dấu điểm đầu và điểm cuối trên GPS.
- Phương pháp thu mẫu: để đo đếm các chỉ tiêu hình thái, đánh dấu cá thể bắt
gặp, thụt rửa dạ dày, tiến hành thu mẫu Rồng đất dọc theo các tuyến khảo sát. Mẫu
vật được thu thập bằng tay và các dụng cụ khác như thong lọng nhằm tránh gây tổn
thương đến con vật. Mẫu vật sau khi đo đếm, thụt rửa dạ dày được đánh dấu và thả
lại tại điểm đã thu thập. Mỗi cá thể Rồng đất chỉ rửa dạ dày một lần.

21



2.2.4. Phương pháp xác định đặc điểm nhận dạng và giới tính của loài
- Mô tả đặc điểm nhận dạng của loài: Xây dựng bảng dữ liệu hình thái cho
loài Rồng đất (P. cocincinus). Các số đo được đo bằng thước kẹp điện tử với độ
chính xác là 0,01mm. Số đo về chiều dài thân, chiều dài đuôi ở cá thể có kích thước
lớn sử dụng thước dây để đo. Đo khối lượng của từng cá thể bằng cân điện tử với độ
chính xác là 0,1g. Các đặc điểm hình thái được nhóm nghiên cứu, đo đếm được thể
hiện như bảng (2.1) như sau:
Bảng 2.1: Các số đo hình thái đo Rồng đất
STT

Kí hiệu

Giải thích

1

SVL (mm) Chiều dài từ mút mõm đến lỗ huyệt: đo từ mút mõm đến rìa
trước hậu môn

2

TaL (mm)

Chiều dài đuôi: đo từ rìa sau lỗ huyệt đến mút đuôi

3

HW (mm)

Rộng đầu: đo phần rộng nhất của đầu


4

HH (mm)

Chiều cao đầu: đo từ đỉnh đầu đến cằm

5

HL (mm)

Dài đầu: Đo từ mút mõm đến cạnh sau của quai hàm dưới

6

MW (mm) Rộng mõm: Đo phấn rộng nhất của mõm

7

JL (mm)

Dài mõm: Từ mút mõm đến khóe môi

8
9

BM (g)
AG (mm)

Khối lượng cơ thể

Khoảng cách từ nách đến háng: đo từ bờ sau của chi trước
đến bờ trước của chi sau

Các chỉ tiêu hình thái của mẫu vật sẽ được sử dụng để xác định giới tính và
kiểm chứng việc ghi nhận lại các cá thể đánh dấu qua các đợt khảo sát. So sánh chỉ
số dựa trên việc so sánh tương quan về khối lượng và chiều dài cơ thể SVL (chiều
dài mút mõm đến lỗ huyệt).
- Nhận dạng các nhóm Rồng đất dựa vào các đặc điểm sinh dục thứ cấp:
+ Con đực: Có một hàng gai từ cổ tới đuôi phát triển, lỗ đùi và hàng vảy
dưới cằm phát triển.
+ Con cái: Có một hàng gai từ cổ tới đuôi nhưng ít phát triển, lỗ đùi và vảy
dưới cằm ít phát triển.
+ Con chưa xác định giới tính (con non): Gai lưng chưa phát triển, có những
sọc sáng thưa, chạy xiên từ lưng xuống hai bên bụng.
22


- Nghiên cứu xác định cấu trúc giới tính quần thể theo nhóm đực, cái và chưa
xác định giới tính dựa trên đặc điểm hình thái và chiều dài thân.
- Xác định chỉ số dị hình kích thước giới tính (SSD = Sexual Size
Dimorphism) theo công thức sau:

Trong đó: SSD là chỉ số dị hình kích thước giới tính.
Kích thước của giới tính lớn hơn là trung bình SVL con đực trưởng thành.
Kích thước của giới tính nhỏ hơn là trung bình SVL con cái trưởng thành.
2.2.5. Phương pháp ước tính mật độ và kích cỡ quần thể
- Phương pháp “đánh dấu - bắt lại”: Để tính được kích cỡ quần thể của một
loài bò sát trong tự nhiên bằng phương pháp thống kê, ghi nhận trực tiếp là rất khó
nếu không muốn nói là gần như không thể thực hiện được. Do tập tính sống ẩn nấp,
hoạt động và kiếm ăn phức tạp,… Một số loài có kích thước nhỏ rất khó để phát

hiện và ghi nhận (Van Schingen et al. 2014) [58]. Do đó, phương pháp “đánh dấu bắt lại” được áp dụng để ước tính kích cỡ quần thể một cách gián tiếp nhưng lại thu
được kết quả tương đối gần với thực tế (Van Schingen et al. 2014). Phương pháp
này bao gồm việc ghi nhận những cá thể bắt gặp, đánh dấu chúng và ghi nhận lại
những cá thể đã đánh dấu. Để đánh dấu, nhóm tác giả sử dụng bút xóa, thời gian bắt
lại sau khi đánh dấu là trong vòng hai ngày đến mười ngày.
- Ước tính mật độ quần thể: Mật độ quần thể được ước tính là số lượng cá thể
động vật phân bố trên một đơn vị diện tích nghiên cứu, được thực hiện theo công
thức sau:
D = ns/L(A + B)
Trong đó:
D: Mật độ quần thể nghiên cứu (số cá thể quan sát/km2).
n: Số lượng cá thể.
s: Trung bình số cá thể trong một lần quan sát.
L: Chiều dài tuyến nghiên cứu.
A: Khoảng cách vuông góc từ vị trí quan sát tới vị trí nhìn thấy mẫu bên trái suối.
B: Khoảng cách vuông góc từ vị trí quan sát tới vị trí nhìn thấy mẫu bên phải suối.
23


×