Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của hai loài cây tràm gió (melaleuca cajuputi powell) và chổi sể (baeckea frutescens l) ở huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.25 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------

TRẦN THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA
HAI LOÀI CÂY TRÀM GIÓ (Melaleuca cajuputi Powell) VÀ
CHỔI SỂ (Baeckea frutescens L.) Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THỰC VẬT HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Thừa Thiên Huế, năm 2016


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------

TRẦN THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA
HAI LOÀI CÂY TRÀM GIÓ (Melaleuca cajuputi Powell) VÀ
CHỔI SỂ (Baeckea frutescens L.) Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: THỰC VẬT HỌC
Mã số: 60 42 01 10


LUẬN VĂN THẠC SĨ THỰC VẬT HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS NGUYỄN KHOA LÂN

Thừa Thiên Huế, năm 2016

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ
một công trình nào khác.

Huế, tháng 10 năm 2016
Học viên

Trần Thị Thu Hằng

ii


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ tận tình về nhiều mặt. Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc cho phép
tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả các cá nhân, đơn vị đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong

suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo đã giảng dạy
tôi trong suốt khóa học vừa qua. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại
học Sư phạm Huế, phòng Đào tạo sau Đại học đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận
lợi để tôi học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Khoa Lân, người thầy đã chỉ
dẫn tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành
luận văn. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn ba mẹ, người thân và tất cả bạn bè, tập thể lớp
Cao học Thực vật K23 đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa
qua.
Mặc dù đã có nhiều nổ lực và cố gắng, nhưng do kiến thức và năng lực bản
thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn.
Huế, tháng 9 năm 2016
Học viên

Trần Thị Thu Hằng

iii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa ----------------------------------------------------------------------------------- i
Lời cam đoan ---------------------------------------------------------------------------------- ii
Lời cảm ơn -------------------------------------------------------------------------------------iii
Mục lục------------------------------------------------------------------------------------------1
Danh mục các chữ viết tắt --------------------------------------------------------------------4
Danh mục các bảng ----------------------------------------------------------------------------5
Danh mục các biểu đồ, hình ảnh -------------------------------------------------------------6

MỞ ĐẦU ---------------------------------------------------------------------------------------7
1. Lý do chọn đề tài ------------------------------------------------------------------------7
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài --------------------------------------------8
3. Mục tiêu nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -----------------------------------------------------9
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU ------------------------------------------------- 11
1. Điều kiện tự nhiên huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ------------------- 11
1.1. Vị trí địa lý ------------------------------------------------------------------------- 11
1.2. Địa hình ----------------------------------------------------------------------------- 11
1.3. Khí hậu------------------------------------------------------------------------------ 12
1.4. Thủy văn ---------------------------------------------------------------------------- 13
1.5. Đất đai ------------------------------------------------------------------------------ 14
2. Nghiên cứu về hai loài Tràm (Melaleuca cajuputi) và Chổi sể (Baeckea
frutescens) trên thế giới ------------------------------------------------------------------ 15
2.1. Về nguồn gốc và phân bố địa lý ------------------------------------------------- 16
2.2. Về đặc điểm sinh hoc và sinh thái ---------------------------------------------- 17
2.3. Về tinh dầu ------------------------------------------------------------------------- 18
2.4. Về nhân giống --------------------------------------------------------------------- 20
3. Nghiên cứu về hai loài Tràm (Melaleuca cajuputi) và Chổi sể (Baeckea
frutescens) ở Việt Nam ------------------------------------------------------------------- 21
3.1. Về nguồn gốc và phân bố địa lý ------------------------------------------------- 21
3.2. Về đặc điểm sinh học và sinh thái ---------------------------------------------- 23
3.3. Về tinh dầu ------------------------------------------------------------------------- 27
3.4. Về nhân giống --------------------------------------------------------------------- 31
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ------------------- 33

1


1. Nội dung nghiên cứu ------------------------------------------------------------------ 33

1.1. Xác định phạm vi và diện tích phân bố của hai loài Tràm gió và Chổi sể ở
địa bàn nghiên cứu --------------------------------------------------------------------- 33
1.2. Nghiên cứu các đặc điểm sinh học của hai loài cây Tràm gió và Chổi sể - 33
1.3. Nghiên cứu những đặc điểm sinh thái của hai loài cây Tràm gió và Chổi sể
ở mỗi vùng sinh thái ------------------------------------------------------------------- 34
1.4. Đánh giá hiện trạng và tiềm năng nguồn tài nguyên cây Tràm gió và Chổi
sể ở vùng nghiên cứu------------------------------------------------------------------- 34
2. Phương pháp nghiên cứu-------------------------------------------------------------- 35
2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ------------------------------------------------ 35
2.2. Phương pháp nghiên cứu và thu mẫu ngoài thực địa ------------------------- 35
2.3. Phương pháp điều tra có sự tham gia của cộng đồng (PRA - Participatory
Rural Appraisal) ------------------------------------------------------------------------ 35
2.4. Phương pháp xây dựng bản đồ phân bố ---------------------------------------- 36
2.5. Phương pháp xử lý số liệu ------------------------------------------------------- 37
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ----------------------------------------------- 38
1. PHẠM VI VÀ DIỆN TÍCH PHÂN BỐ CỦA HAI LOÀI CÂY TRÀM GIÓ VÀ
CHỔI SỂ -------------------------------------------------------------------------------------- 38
1.1. Phân bố của hai loài nghiên cứu trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế ---------------------------------------------------------------------------------- 38
1.1.1. Phân bố theo địa lý-------------------------------------------------------------- 38
1.1.2. Phân bố sinh thái ---------------------------------------------------------------- 39
1.2. Diện tích và bản đồ phân bố tập trung của hai loài nghiên cứu trên địa bàn
huyện Phong Điền ------------------------------------------------------------------------ 40
1.2.1. Diện tích phân bố --------------------------------------------------------------- 40
1.2.2. Bản đồ phân bố ------------------------------------------------------------------ 41
2. CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA HAI LOÀI CÂY TRÀM GIÓ VÀ CHỔI SỂ 46
2.1. Đặc điểm hình thái ------------------------------------------------------------------ 46
2.1.1. Dạng sống ------------------------------------------------------------------------ 46
2.1.2. Hình thái cơ quan sinh dưỡng ------------------------------------------------- 47
2.2. Thời gian ra hoa, tạo hạt ------------------------------------------------------------ 55

2.3. Tái sinh tự nhiên --------------------------------------------------------------------- 57
3. CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI HỌC CỦA HAI LOÀI CÂY TRÀM GIÓ VÀ
CHỔI SỂ -------------------------------------------------------------------------------------- 62

2


3.1. Đặc điểm sinh trưởng và phân bố của cây Tràm gió trong các vùng sinh thái
----------------------------------------------------------------------------------------------- 62
3.2. Đặc điểm sinh trưởng và phân bố của cây Chổi sể trong các vùng sinh thái 65
3.3. Thảm thực vật đi kèm trong quần xã tràm chổi --------------------------------- 68
4. HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÂY TRÀM GIÓ VÀ CHỔI SỂ TẠI
HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ --------------------------------- 69
4.1. Việc khai thác và sử dụng loài Tràm gió và Chổi sể trong sản xuất tinh dầu
tại địa phương ----------------------------------------------------------------------------- 69
4.2. Các vấn đề trong hoạt động sản xuất và kinh doanh tinh dầu Tràm tại địa
phương hiện nay -------------------------------------------------------------------------- 73
4.2.1. Nguồn nguyên liệu ------------------------------------------------------------- 73
4.2.2. Thiết bị, công nghệ sản xuất --------------------------------------------------- 74
4.2.3. Đầu ra sản phẩm ---------------------------------------------------------------- 75
4.3. Kinh nghiệm và kiến thưc bản địa trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng
sản phẩm tinh dầu Tràm Chổi ----------------------------------------------------------- 75
4.4. Đề xuất các biện pháp phục hồi, bảo tồn nguồn nguyên liệu cây Tràm gió và
Chổi sể tại địa phương ------------------------------------------------------------------- 76
4.4.1. Phát triển mở rộng diện tích các vùng Tràm gió và Chổi sể đã được
khoanh vùng ---------------------------------------------------------------------------- 76
4.4.2. Đổi mới phương thức thu hái nguyên liệu ----------------------------------- 78
4.4.3. Khoanh vùng bảo tồn vùng nguyên liệu đang có trên địa bàn huyện ---- 78
4.4.4. Các biện pháp trong sản xuất tinh dầu và xây dựng thương hiệu dầu tràm
của huyện Phong Điền ----------------------------------------------------------------- 79

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ---------------------------------------------------------------- 80
1. Kết luận --------------------------------------------------------------------------------- 80
2. Đề nghị ---------------------------------------------------------------------------------- 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------------ 84
PHỤ LỤC ------------------------------------------------------------------------------------- 87

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cs: Cộng sự
GIS: Geographic Information System
GPS: Global postioning system
NXB: Nhà xuất bản
NDVI: Normalized Difference Vegetation Index
ÔTC: Ô tiêu chuẩn
PRA: Participatory Rural Appraisal
TSH: Tái sinh hạt
TSSD: Tái sinh sinh dưỡng

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Sự khác nhau về thành phần hóa học của dầu tràm theo vùng và phân loài.
Bảng 2: Hiện trạng phân bố diện tích và trữ lượng loài Tràm gió theo địa phương.
Bảng 3: Danh lục các loài cây cho tinh dầu thuộc họ Sim ở Trung Trung bộ.
Bảng 4: Hàm lượng tinh dầu và các thành phần chính trong tinh dầu tràm theo tuổi cây.
Bảng 5: Thành phần hóa học của tinh dầu từ lá Chổi sể tại Mê Linh, Vĩnh Phúc.
Bảng 6: Thành phần tinh dầu Baeckea frutescens.

Bảng 7: Phân bố của hai loài Tràm gió và Chổi sể ở các vùng sinh thái thuộc huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bảng 8: Diện tích các vùng mọc tập trung hai loài Tràm gió và Chổi sể trong địa bàn
6 xã thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bảng 9: Diện tích các vùng giải giá trị NDVI và sự phân bố của Tràm gió và Chổi sể
ở 6 xã thuộc huyện Phong Điền.
Bảng 10: Kích thước các loại lá Tràm gió.
Bảng 11: Số hoa, số quả và tỷ lệ đậu quả của cây Tràm gió ở các vùng sinh thái
thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bảng 12: Đặc điểm tái sinh tự nhiên của Tràm gió ở các vùng sinh thái khác nhau.
Bảng 13: Đặc điểm tái sinh tự nhiên của Chổi sể ở các vùng sinh thái.
Bảng 14: Đặc điểm sinh trưởng của cây Tràm gió ở vùng đồi.
Bảng 15: Đặc điểm sinh trưởng của cây Tràm gió ở vùng cát.
Bảng 16: Đặc điểm sinh trưởng của cây Chổi sể ở vùng đồi.
Bảng 17: Đặc điểm sinh trưởng của cây Chổi sể ở vùng cát.
Bảng 18: Một số loài thực vật trong các quần xã tràm chổi điển hình.
Bảng 19: Danh sách các hộ sản xuất và kinh doanh tinh dầu Tràm gió, Chổi sể.

5


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
1. Biểu đồ
Biểu đồ 1: Sự thay đổi của chiều rộng theo chiều dài lá Tràm gió
Biểu đồ 2: Tỷ lệ kết đậu quả của Tràm gió ở các vùng sinh thái
2. Hình ảnh
Hình 1: Bản đồ phân bố của loài Melaleuca cajuputi Powell vùng Đông Nam Á và
Châu Đại Dương, 2013.
Hình 2: Ranh giới gần đúng cho sự phân bố tự nhiên của cho của ba phân loài
subsp. cajuputi , - subsp. cumingiana và subsp. platyphylla Barlow, 1999.

Hình 3: Vùng cát có Tràm gió và Chổi sể được quy hoạch trồng keo lai (a) và khai
thác cát (b),(c) tại xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hình 4: Rễ cây Tràm gió trong điều kiện cát khô (a), trong điều kiện cát ẩm, có khe
nước chảy qua (b).
Hình 5: Thân cây Tràm gió (a), (b); Vỏ cây Tràm gió (c), (d).
Hình 6: Các loại lá cây Tràm gió.
Hình 7: Chồi non của cây Tràm gió.
Hình 8: Cụm hoa của cây Tràm gió.
Hình 9: Hoa của cây Tràm gió (a), mặt cắt ngang bầu nhụy (b), chỉ nhị hợp thành bó
(c), đầu vòi nhụy (trái) và chỉ nhị (phải) (d), tràng (e) của hoa Tràm gió.
Hình 10: Cành mang quả (a); quả và hạt (b) của cây Tràm gió.
Hình 11: Cây Chổi sể ở vùng cát khô.
Hình 12: Cành mang hoa (a), (b); hoa và lá tách rời (c); mặt cắt ngang bầu nhụy (d),
(e) của hoa Chổi sể.
Hình 13: Quả và hạt của cây Chổi sể.

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, việc tìm kiếm và sử dụng các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh
học cao để làm dược liệu thay thế các hợp chất hóa học được xem như là một điều
tất yếu bởi nhiều ưu điểm dược lý mà nó mang lại. Điều đó được chứng minh bởi
thực tiễn là sự lựa chọn thuốc của người bệnh khi điều trị và sự quan tâm nghiên
cứu của rất nhiều các nhà khoa học đối với lĩnh vực này.
Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc vùng nhiệt đới, có hệ động thực
vật phong phú và đa dạng. Trong đó, rất nhiều loài thực vật chứa các hợp chất hoạt
tính sinh học cao. Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu (2005), đã ghi nhận
được 3948 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc, con số này có thể sẽ

còn tăng thêm trong vài năm tới. Với nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và vốn
tri thức bản địa lâu đời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam là cơ sở quan trọng cho
việc nghiên cứu, chiết xuất các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học theo hướng
hàng hóa trong tương lai.
Họ Sim (Myrtaceae) là một họ thực vật hai lá mầm, thuộc bộ Myrtales (theo
APG, 2003) trên thế giới có gần khoảng 130 chi với 3800 - 5800 loài chủ yếu phân
bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, tập trung nhiều nhất ở Trung Nam Mỹ và
Australia (Wilson và cs, 2001), tất cả các loài trong họ này đều chứa tinh dầu. Ở Việt
Nam, các cây trong họ này có khoảng 13 chi với 100 loài [12], trong đó có 2 loài
được người dân khai thác và chiết xuất tinh dầu từ lâu đó là loài Tràm gió (Melaleuca
cajuputi Powell) và Chổi sể (Baeckea frutescens L.).
Huyện Phong Điền, nằm phía bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi đây có địa
hình đa dạng tạo điều kiện hình thành nhiều hệ sinh thái khác nhau như ven biển,
đầm phá và vùng cát hết sức đặc trưng. Là huyện còn diện tích tương đối lớn về
nguồn tài nguyên cây cho tinh dầu tự nhiên, trong đó có hai loài phổ biến là Tràm
gió và Chổi sể. Mặt khác với khả năng chống chịu tốt với mùa khô hạn thiếu nước
nghiêm trọng, mùa mưa lại ngập úng, đất đai nghèo dinh dưỡng, chua phèn nên
Tràm gió, Chổi sể được xem là cây có phổ sinh thái khá rộng, đóng một vai trò
quan trọng đối với hệ sinh thái nơi đây.
Một trong những ưu thế khi sử dụng hai loài cây này để sản xuất tinh dầu ngoài
các phẩm chất tốt về mặt dược liệu thì còn phải kể đến khả năng cung cấp nguyên liệu
7


cao, do đây là những cây gỗ nhỏ hay cây bụi lâu năm, tinh dầu được tách chiết và
chưng cất được lấy từ lá nên cây có khả năng tái sinh và phục hồi lớn. Tuy nhiên, sự
phong phú này cũng chỉ có giới hạn vì nguyên liệu mà người dân khai thác chủ yếu là
cây mọc tự nhiên mà chưa chú ý đến biện pháp gây trồng, bảo tồn vùng nguyên liệu
quý này; đồng thời ảnh hưởng của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại địa
phương, biến đổi khí hậu... dẫn đến sự suy giảm về vùng phân bố, sản lượng và chất

lượng nguồn tài nguyên, kéo theo những tác động không nhỏ đến hệ sinh thái.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của hai loài cây Tràm gió (Melaleuca cajuputi
Powell) và Chổi sể (Baeckea frutescens L.) ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế”. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc quản lý, sử dụng và
phát triển bền vững tài nguyên cây sản xuất tinh dầu họ Sim nơi đây.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu các đặc điểm sinh hoc, sinh thái của hai loài Tràm gió và Chổi
sể sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc trồng mới loài bản địa có chất lượng tinh dầu tốt,
mở rộng vùng nguyên liệu; lập kế hoạch quản lý, khai thác và bảo tồn nguồn
nguyên liệu cây cho tinh dầu ở họ Sim, góp phần giữ cân bằng sinh thái và đa dạng
sinh học tại địa phương.
- Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp dữ liệu về nhóm cây sản xuất tinh
dầu họ Sim tại khu vực miền Trung, Việt Nam.
b. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển vùng cung cấp nguyên liệu cây
sản xuất tinh dầu Tràm gió, Chổi sể gắn với thực tiễn ở khu vực nghiên cứu.
- Làm cơ sở cho việc phục hồi rừng Tràm gió, Chổi sể; đảm bảo sự ổn định về
sinh kế cho người dân kết hợp với vai trò phòng hộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu
đang ngày càng gia tăng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của hai loài cây Tràm gió
(Melaleuca cajuputi Powell) và Chổi sể (Baeckea frutescens L.) cung cấp dữ liệu

8


khoa học làm cơ sở cho hoạt động quản lý, khai thác và bảo tồn nguồn tài nguyên

cây sản xuất tinh dầu này ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
b. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được phạm vi và diện tích phân bố tập trung của hai loài Tràm gió
và Chổi sể ở địa bàn nghiên cứu.
- Nghiên cứu nắm được các đặc điểm sinh học của hai loài thực vật sản xuất
tinh dầu đó là Tràm gió (Melaleuca cajuputi Powell) và Chổi sể (Baeckea
frutescens L.)
- Nghiên cứu nắm được các đặc điểm sinh thái của loài Tràm gió và Chổi sể ở
mỗi vùng sinh thái: vùng đồi, vùng đồng bằng và vùng cát ở huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hai loài cây thuộc họ Sim (Myrtaceae): Tràm
gió (Melaleuca cajuputi Powell) và Chổi sể (Baeckea frutescens L.)
- Vị trí phân loại của cây Tràm gió [12]
Loài: Melaleuca cajuputi Powell
Chi: Melaleuca
Họ: Myrtaceae – Họ Sim
Bộ: Myrtales – Bộ Sim
Lớp: Magnoliopsida – Lớp Thực vật hai lá mầm
Ngành: Magnoliophyta – Ngành Thực vật có hoa
Giới: Plantae – Giới Thực vật
- Vị trí phân loại của cây Chổi sể [12]
Loài: Baeckea frutescens L.
Chi: Baeckea
Họ: Myrtaceae – Họ Sim

9



Bộ: Myrtales – Bộ Sim
Lớp: Magnoliopsida – Lớp Thực vật hai lá mầm
Ngành: Magnoliophyta – Ngành Thực vật có hoa
Giới: Plantae – Giới Thực vật
b. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện trên địa bàn tất cả các xã thuộc
huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bao gồm các vùng sinh thái: vùng đồi, vùng đồng bằng, vùng cát (vùng cát
khô, vùng cát ẩm và vùng đất cát ngập nước thường xuyên).
- Phạm vi về thời gian: Đề tài tiến hành từ tháng 1/2015 đến tháng 8/2016.

10


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Điều kiện tự nhiên huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
1.1. Vị trí địa lý
Huyện Phong Điền nằm phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tọa độ địa lý
16o35’41’’ – 16o57’ vĩ độ Bắc, 107o21’41’’ kinh độ Đông.
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.
+ Phía Đông Bắc giáp biển Đông.
+ Phía Đông Nam giáp huyện Quảng Điền, thị xã Hương Trà.
+ Phía Nam giáp huyện A Lưới.
Huyện Phong Điền bao gồm 16 đơn vị hành chính, trong đó gồm 1 thị trấn
Phong Điền và 15 xã, với tổng diện tích đất tự nhiên là 95.081,28 ha, chiếm 18,89%
diện tính đất tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế. [6]
1.2. Địa hình
Huyện Phong Điền có 2 con sông lớn chảy qua là sông Ô Lâu ở phía Bắc và
sông Bồ ở phía Nam với chiều dài 17 km, chiều rộng trung bình 48 km với đầy đủ
các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng và ven biển - đầm phá. [6]

Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông, đơn giản ít bị chia cắt, phần phía Tây của
huyện là núi đồi, tiếp đến là các lưu vực sông Bồ, sông Ô Lâu tạo nên các bồn địa
trũng với vùng đồng bằng và các dải cát nội đồng khá bằng phẳng [6].Căn cứ vào
các đặc điểm địa hình có thể phân huyện Phong Điền thành 3 vùng chủ yếu sau:
+ Vùng đồi núi: là vùng đất phía Tây Nam của huyện thuộc địa phận các xã
Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn, Phong An, một phần xã Phong Thu và thị trấn
Phong Điền, gồm những dãy núi cao, độ dốc bình quân 35o, nhiều nơi địa hình hiểm
trở. Địa hình thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc [6]. Đây là khu vực thuộc sinh
thái vùng đồi khi tiến hành nghiên cứu đối tượng.
+ Vùng đồng bằng: bao gồm các xã Phong Hoà, Phong Bình, Phong Chương,
Phong Hiền, một phần xã Phong Thu và thị trấn Phong Điền. Đây là dải đất hẹp,
khá bằng phẳng chạy dài theo quốc lộ 1A và phần lớn là đất phù sa do sông Bồ và
sông Ô Lâu bồi đắp hàng năm nên thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như lúa nước
và các cây công nghiệp ngắn ngày. Là vùng đất tương đối bằng phẳng và lượn theo
các trằm nước có độ cao trung bình 7,8 m so với mặt nước biển và phân bố theo 3

11


kiểu địa hình: vùng vòm cao trên 8,5m, vùng tiếp giáp với các trằm nước gần 8m và
vùng lòng trằm 4 - 5m. Vùng đất này sản xuất các loại cây công nghiệp ngắn ngày,
rau, đậu đỗ và các vùng nguyên liệu [6]. Đây là khu vực thuộc sinh thái vùng đồng
bằng và vùng cát khi tiến hành nghiên cứu đối tượng.
+ Vùng ven biển, đầm phá: bao gồm các xã vùng Ngũ điền và Phong Hải với
những bãi cát bằng phẳng ven biển tuỳ theo độ xâm thực của biển mà có chiều rộng
khác nhau tạo nên những vùng cát nội đồng. Việc khai thác phát triển lâm nghiệp
đặc biệt là rừng phòng hộ nhằm chống cát bay, cát lấp trên vùng đất này rất quan
trọng [6]. Nơi đây cũng thuộc sinh thái vùng cát khi tiến hành nghiên cứu đối tượng.
1.3. Khí hậu
Huyện Phong Điền nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của

khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Do địa hình của dải Trường Sơn
có ảnh hưởng mạnh đến hòan lưu khí quyển tạo nên sự khác biệt lớn trong phân hoá
khí hậu của huyện.
Chế độ nhiệt: huyện Phong Điền có 2 mùa rõ rệt, mùa khô nóng và mùa mưa
ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình năm từ 24oC - 25oC tương đương với tổng nhiệt năm
khoảng 9000 – 9200oC, số giờ nắng trung bình 5 - 6giờ/ngày. Biên độ nhiệt giữa các
tháng trong năm chênh lệch 17oC – 19oC. [6]
Mùa nóng: Từ tháng 3 đến tháng 8 do chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên
khô nóng, nhiệt độ cao trung bình lớn hơn 25oC, tháng nóng nhất thường là tháng 6
hoặc tháng 7 nhiệt độ trung bình 29oC. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 39 – 40oC.
Mùa lạnh: Từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông
Bắc nên mưa nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng từ
20oC – 22oC, ở miền núi từ 17oC – 19oC, tháng có nhiệt độ thấp nhất (tháng 1) xuống
dưới 150C. [6]
Chế độ mưa ẩm: huyện Phong Điền có lượng mưa rất lớn, lượng mưa trung
bình hàng năm đạt 2800 - 3000 mm hoặc lớn hơn và tập trung chủ yếu trong mùa
mưa, hai tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10 và 11 chiếm tới 45% tổng lượng
mưa toàn năm nên thường có lũ lụt xảy ra vào thời gian này. Độ ẩm không khí trong
vùng trung bình đạt 84%, trong mùa mưa độ ẩm lên tới 90%.[6]
Gió, bão: huyện Phong Điền chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính:

12


+ Gió mùa Tây Nam: bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 tốc độ gió bình quân từ 2 –
3 m/s có khi lên tới 7 – 8 m/s. Gió khô nóng, bốc hơi mạnh gây khô hạn kéo dài.
Nhất là ở vùng cát thì hiệu ứng phơn còn gây ra tác động mạnh mẽ hơn rất nhiều.
+ Gió mùa Đông Bắc: bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tốc độ gió đạt 4
- 6m/s, trong mùa mưa bão có thể lên tới 30 – 40 m/s. Gió kèm theo mưa lớn dễ gây
ra lũ lụt ngập úng ở nhiều vùng có địa hình thấp trũng, nhất là ở các vùng trũng, ven

các trằm, bàu trên địa bàn hiện.
Bão thường tập trung vào các tháng 8, 9, 10; bão có cường độ lớn và mưa lớn
kéo dài thường tạo ra lũ quét ở vùng núi, ngập lụt ở vùng đồng bằng, đây là những
khó khăn và thách thức không nhỏ. [6]
Nhận xét: Nhìn chung, huyện Phong Điền có điều kiện khí hậu, thời tiết khắc
nghiệt thường xảy ra hạn hán về mùa khô và lũ lụt vào mùa mưa. Hiệu ứng gió phơn Tây
Nam vào mùa hè càng làm tăng tốc độ mở rộng của các vùng cát; mùa mưa keo dài và
tập trung với lượng lớn là tăng thêm khả năng ngập úng ở vùng trũng và sạt sở đất ở
vùng đồi dốc. Do đó, việc khôi phục, bảo tồn và duy trì sự ổn định của những vùng sinh
thái trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay quyết định đến việc duy trì môi trường sản
xuất ổn định, rất quan trọng đối với cuộc sống của người dân địa phương.
1.4. Thủy văn
Do địa hình dốc nghiêng ra biển nên sông ngòi có đặc điểm là ngắn, dốc, lắm
thác ghềnh, cửa sông hẹp. Vào mùa mưa lưu lượng nước lên cao, lưu lượng nước
trung bình khoảng 3.000 m/s, mùa khô lòng sông nước khô cạn, lưu lượng nước
xuống thấp 3 – 4 m/s. Huyện Phong Điền có các hệ thống sông chính sau:
+ Phía Bắc và Tây Bắc có hệ thống sông Ô Lâu. Đây là con sông có lưu vực
thượng lưu nằm toàn bộ trong xã Phong Mỹ và có vai trò hết sức quan trọng trong
việc đi lại cũng như cung cấp nước cho khu vực vùng hạ lưu. [6]
+ Phần ranh giới phía Nam có sông Bồ với các nhánh suối của thượng nguồn là
Khe Quao, Rào Trăng.
Trong vùng còn có các hệ thống khe rạch, sông cụt chỉ hoạt động vào mùa
mưa, cạn kiệt vào mùa khô. Huyện Phong Điền có nguồn nước mặt khá phong phú
được cung cấp bởi 2 con sông lớn Ô Lâu và sông Bồ. Ngoài ra còn có các sông
nhánh, các ao, hồ, trằm, bàu… cùng với hệ thống đập phân bố khá dày đặc, đảm bảo
đủ lượng nước phục vụ tốt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Nguồn nước
13


ngầm dồi dào đáp ứng được nhu cầu của nhân dân tuy nhiên cần có biện pháp đảm

bảo vệ sinh, tránh bị nhiễm mặn, phèn và chất thải. [6]
1.5. Đất đai
Được chia các loại đất chính như sau :
+ Đất cát: được hình thành ở vùng ven biển và các cửa sông gồm: đất cát ven
biển và cồn cát trắng vàng. Mác ma hoạt động của biển và sông đã tạo thành những
dòng chảy mạnh, các hạt cát lắng đọng tạo thành những dải có mức độ dài ngắn khác
nhau, sự tác động của gió đã làm những cồn cát di động. Đặc điểm nhóm đất này là
sự phân hoá phẫu diện không rõ, thành phần cơ giới rời rạc, hạt khô, khả năng giữ
nước và độ phì kém. [6]
Trong nhóm này, diện tích đất cát phân bố dọc bờ sông Ô Lâu, ven phá Tam
Giang và vùng cát nội đồng là có giá trị trong sản xuất nông nghiệp nhưng đất có
thành phần cơ giới nhẹ, không có kết cấu, dung tích hấp thụ thấp, các chất dinh
dưỡng (mùn, đạm, lân…) đều nghèo, Kali tổng số cao nhưng Kali trao đổi thấp.
Hiện nay, đất cát và cồn cát biển đang được sử dụng vào mục đích nông nghiệp và
lâm nghiệp (chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng sản xuất để bảo vệ vùng đất nội đồng,
chống cát bay, cát di động và giữ nguồn nước ngọt). [6]
+ Đất phù sa: gồm 3 loại là đất phù sa được bồi hàng năm (Pb), đất phù sa ít
được bồi (Pi) và đất phù sa không được bồi (Pk); thành phần cơ giới chủ yếu là thịt
nhẹ, thịt trung bình. Đây là loại đất phân bố chủ yếu ở Phong Chương, Phong Bình,
Phong Hoà, Phong Hiền.
+ Đất đỏ vàng trên đá sét biến chất (Fs): diện tích điều tra được phát triển trên
sản phẩm phong hoá của đá mác ma bazơ và trung tính, đá vôi…. phân bố ở địa hình
tương đối cao đến bằng thoải lượn sóng. Đất có thành phần cơ giới nặng đến trung
bình, hàm lượng dinh dưỡng cao, tầng đất trung bình đến dày, thoát nước tốt. [6]
+ Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): diện tích điều tra được phát triển trên nhiều
loại đá mẹ khác nhau như granit, mác ma axit, trầm tích và biến chất. Đất có màu
vàng nhạt do giàu Silic, thành phần cơ giới nhẹ. Độ dày tầng đất mặt trung bình, độ
phì tự nhiên nghèo, khả năng thấm nước khá nhưng giữ nước kém. [6]
+ Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): diện tích điều tra phân bố trên đất dốc, tầng mặt bị
xói mòn rửa trôi. [6]

Ngoài ra, còn có một số diện tích đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất nâu vàng trên
sản phẩm dốc tụ ... nhưng với diện tích không đáng kể. [6]
14


Nhận xét: Tài nguyên đất ở Phong Điền khá đa dạng trên cả 3 vùng sinh thái
thích hợp với nhiều loại cây trồng, song việc canh tác hiện nay còn phân tán manh
mún, điều kiện cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá còn gặp nhiều khó khăn. Việc quy hoạch
sử dụng đất chưa đồng bộ ở một số địa phương dẫn đến việc khai thác, khoanh vùng
các vùng cần bảo vệ cho mục đích bảo bệ môi trường về lâu dài bị giới hạn. Tràm
gió và Chổi sể cũng mọc phân tán trên các loại đất, chủ yếu tập trung ở vùng đất
cát, đất xói mòn trơ sỏi đá và đất vàng nhạt trên đá cát. Hai loài cây hoang dại là
Tràm gió và Chổi sể vẫn tập trung ở các vùng đất này nhiều vì đây là những vùng
đất nghèo dinh dưỡng, khó canh tác các loại cây lương thực, rau màu và ít hoặc
chưa được cải tạo để trồng cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp.
Suy giảm về số lượng và chất lượng đất canh tác do lũ lụt và hạn hán. Đây là
một thực tế kéo dài trong nhiều năm qua và diễn ra với quy mô ngày càng lớn do ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu, hằng năm hàng chục ha đất bị bồi lấp, hoang mạc hóa,
bị nước mặn xâm nhập [6]… làm giảm diện tích đất canh tác. Việc ứng dụng kỹ
thuật canh tác thiếu hợp lý, đặc biệt ở các vùng đất cát vùng gò đồi làm đất càng trở
nên cằn cỗi, khó phục hồi như ban đầu.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành phi
nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục diễn ra trong giai đoạn
tới dẫn đến việc thay đổi cơ cấu sử dụng đất. Điều này đòi hỏi việc phân bổ, bố trí lại
cơ cấu đất đai. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần phải được tính toán, cân
nhắc trên cơ sở hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm tạo ra sự phù hợp giữa bảo vệ
môi trường và phát triển kinh tế xã hội.
2. Nghiên cứu về hai loài Tràm (Melaleuca cajuputi) và Chổi sể (Baeckea frutescens)
trên thế giới
Tràm gió (tên gọi khác là Tràm đồi, chè cay, chè đồng, khuynh diệp hay bạch

thiên tầng), Melaleuca cajuputi là một loài có hình thái gần giống với loài M.
leucadendra L.; M. leucadendra là loài tràm có lá hẹp, trong tinh dầu chứa chủ yếu
là methyl eugenol (80 – 97 %), còn cineol không đáng kể (dưới 1%). Trong khi đó,
tinh dầu của loài tràm (M. cajuputi) lại chứa chủ yếu là 1,8 - cineol (30 – 70 %)
[14]. Theo Đào Trọng Hưng (1995) tinh dầu tràm Bình Trị Thiên không có chứa
methyl eugenol, một chất chính trong tinh dầu loài Melaleuca leucadendra và kết
hợp với một số đặc điểm hình thái khác, đề nghị gọi tên khoa học của cây tràm Bình
Trị Thiên là Melaleuca cajuputi Powell. [12], [13].
15


Chổi sể, (hay còn được gọi là Chổi xuể, Chổi xể, Chổi trệu, Thanh hao), Baeckea
frutescens L. là một loài thực vật có hoa trong họ Sim (Myrtaceae) Chi Baeckea. Loài
này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên vào năm 1753. [12]
2.1. Về nguồn gốc và phân bố địa lý
Trên thế giới, Tràm (M. cajuputi) là loài có vùng phân bố rộng, gặp ở miền Nam
Trung Quốc (Hồng Kông, Hải Nam), Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia,
Tây Nam Papua New Guinea đến miền Bắc Australia. Còn gặp ở Ghinea và Brazil.
Theo John C.Doran (1999) thì cây Tràm trên thế giới phân bố tự nhiên trong phạm vi
từ 12o vĩ độ Bắc đến 18o vĩ độ Nam, với phạm vi độ cao từ 5 – 400 m. Trong đó có 3
phân loài được ghi nhận là subsp. cajuputi, subsp. cumingiana (Turczaninow) Barlow
và subsp. platyphylla Barlow (Craven và Barlow 1997) [24], [26], [27].

Hình 1: Bản đồ phân bố của loài Melaleuca cajuputi Powell vùng Đông Nam Á
và Châu Đại Dương, 2013. [27]
Căn cứ vào các đặc điểm hình thái, sinh thái, thành phần hoá học của tinh dầu
và địa lý phân bố, Barlow (1997) đã cho rằng loài tràm (M. cajuputi) có 3 phân
loài (subspecies) dưới đây: [15], [26], [27].
- subsp. cajuputi phân bố ở các đảo Baru, Ceram, quần đảo Tanimbar
(Indonesia), đảo Timor và các khu vực miền Tây của Australia, Bắc Territory. Đây

là nguồn cung cấp tinh dầu cajuput chủ yếu. Hiện đã được đưa vào trồng trọt trên
những diện tích lớn và nhiều giống có chất lượng cao đã được chọn lọc. [27]
- subsp. cumingiana (Turcz.) Barlow – là phân loài phân bố ở Việt Nam, Thái
Lan, Myanmar, Malaysia và Indonesia (bao gồm các đảo sau: đảo Sumatra, phía tây
16


đảo Java, phía Tây Nam đảo Kalimantan) . Đây cũng là phân loài đã được đưa vào
trồng trọt để lấy tinh dầu ở nhiều nước Đông Nam Á. [27]
- subsp. platyphylla Barlow – Phân loài này chỉ phân bố ở miền Nam
Indonesia và vùng Queensland (Australia), Papua New Guinea. [27]
Ranh giới phân bố gần đúng của 3 phân loài được John C.Doran (1999) mô tả
như hình 2 dưới đây:

Hình 2: Ranh giới gần đúng cho sự phân bố tự nhiên của cho của ba phân loài
subsp. cajuputi , - subsp. cumingiana và subsp. platyphylla Barlow,1999. [26]
Baeckea là một chi nhỏ của họ Sim (Myrtaceae). Hầu hết các loài thuộc chi
Baeckea phân bố ở Châu Á và Châu Đại Dương. Loài Chổi sể (Baeckea
frutenscens) phân bố từ miền nam Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia,
Malaysia, Sumatra, Borneo, Sulawesi và New Guinea đến Australia. Nó ít phổ biến
ở Java và Philippin. [22]
2.2. Về đặc điểm sinh hoc và sinh thái
Melaleuca cajuputi mọc tự nhiên trong các vùng đầm lầy nước ngọt ven biển,
trên cả đất than bùn, và phần vào cuối đất liền tiếp giáp rừng ngập mặn. Rừng
Melaleuca cajuputi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa rừng ngập mặn và đầm lầy
nước ngọt hoặc rừng đầm lầy than bùn. Loài này còn được trồng dọc hai bên đường.
Cây có thể phát triển trong khu vực quanh năm ẩm ướt, nhưngđồng thời cũng phát
triển được ở các các vùng đất khô cằn với một mùa khô rõ rệt. Đó là do có khả năng
chịu gió và nóng. [31]


17


Ba phân loài mọc ở các vùng sinh thái khác nhau, cụ thể là: subsp. cajuputi:
tìm thấy ở rừng cây leo, rừng savan trên nền đất sét đen, cát than bùn đen, và đất sét
pha; subsp. cumingiana: có trong rừng đầm lầy ven biển; subsp. platyphylla: mọc
trong đầm lầy, rừng thưa hỗn giao, đồng cỏ cao trên nền đất cát, đất sét cứng. [27]
Thời gian ra hoa của 3 phân loài cũng có sự sai khác nhau rõ rệt, cụ thể là:
subsp. cajuputi: ra hoa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; subsp. cumingiana: ra hoa
từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau; subsp. platyphylla: ra hoa hai lần trong năm, từ
tháng 1 đến tháng 5 và tháng 8 đến tháng 9. [27]
Đặc điểm để phân biệt 3 phân loài như sau: subsp. cajuputi: Lá có chiều dài gấp
2,8-9,7 lần chiều rộng, chiều rộng lá từ 7.5 - 26 mm; số lượng nhị từ 7 - 10 mỗi bó nhị,
mỗi bó chỉ nhị dài khoảng 1 - 1,6 mm; subsp. cumingiana: Lá có chiều dài gấp 2,2 -2,9
lần chiều rộng; số lượng nhị từ 7-9 mỗi bó nhị, mỗi bó chỉ nhị dài khoảng 2,1 - 3 mm;
subsp. platyphylla: Lá có chiều dài gấp 1,3-6,5 lần chiều rộng, chiều rộng lá từ 15 - 50
mm; số lượng nhị từ 8 - 13 mỗi bó, mỗi bó chỉ nhị dài khoảng 1,1 - 3,5 mm. [27].
Melaleuca cajuputi thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng. Melaleuca cajuputi dễ
dàng mọc ở đất phèn ngập sâu và có thể chịu được cháy lặp đi lặp lại. Trong đầm
lầy đã bị xáo trộn, ví dụ bị cháy, nó có xu hướng tái phát triển, đôi khi hình thành
đám lớn, mọc dày đặc cây có kích thước gần như đồng nhất. Đặc điểm thích nghi
với hỏa hoạn, lũ lụt và đất phèn đó là lớp vỏ mỏng như giấy của cây cung cấp vật
liệu cách nhiệt chống nóng, và sự tăng trưởng của cây dường như được thúc đẩy
bằng cách đốt. Sự xuất hiện của Melaleuca cajuputi trùng khớp với sự xuất hiện của
các loại đất phèn và cây được xem như là một loài chỉ thị hữu ích. Melaleuca
cajuputi có thể chịu được điều kiện axit trong phạm vi độ pH 3 – 7. [31]
Melaleuca cajuputi có thể duy trì tăng trưởng tốt trong điều kiện thiếu oxy
(ngập nước) do sự thích nghi về trao đổi chất và do đó có khả năng canh tranh cao
hơn so với loài khác trong môi trường này. Là một loài tiên phong, ưa ánh và có thể
nhanh chóng xâm chiếm khu vực. Có rất ít sâu bệnh được biết đến, nhưng cây có

thể bị tấn công bởi các loại nấm Cylindrocladium macrosporum và C. pteridis
(Brinkman & Vo Tong Xuan 1988). [31]
2.3. Về tinh dầu
Khi nghiên cứu về thành phần hóa học của tinh dầu Tràm, John C.Doran
(1999) đã cho thấy có sự khác nhau về thành phần hóa học giữa các phân loài Tràm

18


và giữa các vùng phân bố khác nhau (Bảng 1). Việc kinh doanh dầu Tràm chủ yếu
là chưng cất dầu từ phân loài Melaleuca cajuputi subsp. cajuputi. Dầu của phân loài
này có chứa một lượng đáng kể hàm lượng 1,8-cineole là từ 3 – 60%. [26]
Bảng 1: Sự khác nhau về thành phần hóa học của dầu tràm theo vùng và phân loài

(Nguồn: John C.Doran, 1999). [26]
Trong một nghiên cứu của John C.Doran (1999) về việc sản xuất tinh dầu Tràm
trên thế giới thì Việt Nam và Indonesia là hai nước có lượng tinh dầu Tràm sản xuất
lớn nhất. Trong đó, ở Việt Nam chỉ riêng sản xuất tại miền Nam Việt Nam với số liệu
chưa chính xác nhưng được ước tính bởi Motl et al. (1990) thì sản xuất khoảng 100
tấn mỗi năm. Còn ở Indonesia, ước tính sản xuất chỉ riêng trên quần đảo Maluku đã
lên đến khoảng 90 tấn dầu mỗi năm. [26]

19


Theo thống kê của Bộ Lâm nghiệp Indonesia (1995) thì một hecta rừng trồng
sản xuất khoảng 7,5 tấn lá tràm hàng năm và chưng cất được khoảng 60 – 65 kg dầu
(Ministry of Forestry, 1995). [28]
Lu WJ và cs (2008), nghiên cứu thành phần hóa học của Baeckea frutescens
L. tại Trung Quốc, đã phát hiện một flavonol glycoside mới, đặt tên là 6, 8dimethylkaempferol-3-O-alpha-L-rhamnoside (1), cùng với 7 hợp chất được biết:

quercetin (2), quercetin-3-O-alpha-L-rhamnoside (3), myricetin (4), myricetin-3-Oalpha-L-rhamnoside (5), axit gallic (6), axit ursolic (7) và 1,3-dihydroxy-2-(2'methoxylpropionyl)-5-methoxy-6-methylbenzene (8). Được phân lập bằng cách sử
dụng phương pháp sắc ký cột silica gel, sắc ký cột polyamide và tái kết tinh. Cấu
trúc của chúng được xác định trên cơ sở tính chất hóa lý và phân tích quang phổ.
Trong số đó, các hợp chất từ 2 - 7 được phân lập từ cây này cho lần đầu tiên và hợp
chất 8 lần đầu tiên được phân lập từ thực vật. [29]
2.4. Về cứu giống
Trung tâm giống cây thuộc CSIRO lâm nghiệp và lâm sản Úc phối hợp với
Trung tâm Nghiên cứu cải tiến và phát triển cây rừng Indonesia đã xây dựng được
bộ sưu tập hạt giống của loài Melaleuca cajuputi theo hướng thích nghi và phát
triển nhanh đồng thời cho hàm lượng 1,8-cineole cao phục vụ cho trồng rừng nhằm
sản xuất dầu Tràm (Doran and Gunn 1994; Gunn et al. 1997). [26], [28]
Melaleuca cajuputi thường tái sinh tự nhiên sau khi cháy, như các loại trái
cây mở sau khi cháy, tán hạt giống rất nhiều, nhỏ nhờ gió. Các hạt giống có thể
nảy mầm dưới nước, với điều kiện oxy ít nhất là 4mg/l, nhưng trong điều kiện
ngập cây con chậm để neo rễ của chúng. Thân non hoặc rễ mảnh hình thành cây
mới dễ dàng, miễn là chúng được giữ ẩm. Cành mang quả có thể được làm khô
trong hai ngày, sau đó quả mở, những hạt giống có thể được thu thập cùng với vỏ
- những không nên tách hạt ra, vì vỏ tạo điều kiện chọ sự nảy mầm của hạt; hạt rất
nhỏ, với 1000 hạt nặng khoảng 30mg. Hạt phải được ngâm trong nước lạnh trong
24 giờ sau đó gieo trong luống; tỷ lệ 70% nảy mầm là bình thường. Sau khi mọc,
cây con sẽ chịu ngập lên đến sáu tháng, nhưng sẽ ngừng phát triển. Trong điều
kiện ngập nước chúng sẽ tăng trưởng khoảng 50 ngày, với điều kiện chúng không
hoàn toàn ngập nước. [31]

20


3. Nghiên cứu về hai loài Tràm (Melaleuca cajuputi) và Chổi sể (Baeckea
frutescens) ở Việt Nam
3.1. Về nguồn gốc và phân bố địa lý

Ở Việt Nam, vùng phân bố tự nhiên của Tràm xa nhất về phía Bắc là phía Nam
tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc (bao gồm có ở các tỉnh như Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Tây, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình
Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Long An, An Giang,
Kiên Giang, Cà Mau). Tại đây Tràm mọc rải rác hoặc tập trung thành những đám nhỏ
trên các bãi đất trũng quanh các hồ nước nằm xen giữa những quả đồi đất thấp.[15]
Cách vùng phân bố cực Bắc hơn 3o vĩ độ về phía Nam mãi tận Nghệ An mới lại
gặp Tràm mọc tự nhiên và kể từ đây suốt dọc miền duyên hải Trung Trung bộ kéo dài
tới tận Cà Mau qua Kiên Giang và An Giang đều gặp cây hoặc mọc rải rác hoặc thành
những quần thụ nhỏ hoặc trung bình trên nhiều loại đất khác nhau. [2], [15]
Theo Đào Trọng Hưng (1995), ở vùng Bình Trị Thiên cây Tràm Phân bố ở
vùng đất thấp, gần bờ biển và sông suối, tập trung ở dộ cao dưới 100m so với mặt
nước biển. Ở các huyện miền cao xa biển, các sườn đồi núi chia cắt mạnh, chưa tìm
thấy cây Tràm. [13]
Bảng 2: Hiện trạng phân bố diện tích và trữ lượng loài Tràm gió theo địa phương
Số xã

Tràm

Số tiểu
khu có
Tràm

Tổng
diện tích
(ha)

Tổng trữ
lượng

(tấn)

Phong Điền

7

11

4.910

37.665

Hương Thủy

5

7

3.350

7.086

Phú Lộc

5

6

1.900


6.053

Hương Trà

5

8

1.890

11.309

Quảng Điền

2

2

1.000

150

24

34

13.050

62.263


Huyện

Tổng

Các xã (huyện) tập trung
nhiều
Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong
Sơn
Thủy Bằng, Thủy Phù, Thủy
Châu
Lộc Sơn, Lộc An, Lộc Bổn
Hương Thọ, Hương Hồ, Hương
Văn
Quảng Thái, Quảng Lợi
(Phong Điền, Hương Thủy,
Hương Trà)

(Nguồn: Nguyễn Minh Hoài, 2002). [11]
Nguyễn Minh Hoài (2002) khi đánh giá về tiềm năng tài nguyên và giá trị sử
dụng của cây Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) tại tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy,

21


×