Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện KBang, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG CỬU THÙY UYÊN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2
CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG
HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Thừa Thiên Huế - 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG CỬU THÙY UYÊN

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2
CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG
HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI

CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
MÃ SỐ: 8.44.02.17

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ NĂM



Thừa Thiên Huế - 2018

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa từng
được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Các số liệu và kết quả nghiên
cứu nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả

Hoàng Cửu Thùy Uyên

ii


Luận văn được thực hiện theo chương trình đào tạo thạc
sĩ chính quy tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin trân trọng gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Năm, người đã trực tiếp hướng
dẫn và tận tình truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt thời
gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và Phòng
Đào tạo Sau đại học trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn và hoàn
thành khóa học.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giảng dạy chuyên
ngành Địa lý tự nhiên, Khoa Địa lý, trường Đại học Sư
phạm, Đại học Huế đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến

thức quan trọng trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Xin chân thành cảm ơn Sở NN & PTNT, Chi cục
Lâm nghiệp tỉnh Gia Lai, UBND huyện KBang,
Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Trung bộ và
Tây Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình thu thập thông tin và đo đếm số liệu ngoài thực địa.
Cuối cùng, xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Huế, Ngày 15 tháng 10 năm 2018
Học viên
Hoàng Cửu Thùy Uyên
iii


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cam đoan ...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Mục lục ........................................................................................................................1
Danh mục các từ viết tắt ..............................................................................................4
Danh mục các bảng .....................................................................................................6
Danh mục các hình ......................................................................................................7
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................8
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 8
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 9
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 9
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 10
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................... 13

6. Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 13
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP
THỤ CO2 CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG .......................................................14
1.1. Tổng quan có chọn lọc các công trình nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2
của các trạng thái rừng ...........................................................................................14
1.1.1. Trên Thế giới ...................................................................................................14
1.1.2. Ở Việt Nam ..................................................................................................... 16
1.1.3. Ở khu vực nghiên cứu ..................................................................................... 18
1.2. Các khái niệm liên quan .................................................................................. 19
1.2.1. Rừng ................................................................................................................ 19
1.2.2. Cấu trúc và phân loại rừng ............................................................................. 20
1.2.2.1. Cấu trúc rừng ................................................................................................ 20
1.2.2.2. Phân loại rừng .............................................................................................. 21
1.2.3. Sinh khối ......................................................................................................... 22
1.2.4. Chi trả dịch vụ môi trường rừng ..................................................................... 23
1


1.3. Khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng ...........................................24
1.3.1. Lượng carbon ở thảm thực vật ........................................................................24
1.3.2. Lượng CO2 ở các trạng thái rừng ....................................................................26
1.4. Phương pháp nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng ....
........................................................................................................................28
1.5. Hoạt động REDD và sự hình thành thị trường CO2 ở Việt Nam ................32
1.5.1. Hoạt động REDD, REDD+ .............................................................................32
1.5.2. Sự hình thành thị trường CO2 ở Việt Nam ......................................................35
Chương 2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA CÁC TRẠNG
THÁI RỪNG HUYỆN KBANG, TỈNH GIA LAI ...............................................41
2.1. Khái quát đặc điểm địa lý huyện KBang, tỉnh Gia Lai ................................41
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................41

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...............................................................................46
2.2. Hiện trạng rừng huyện KBang .......................................................................48
2.2.1. Đa dạng sinh học huyện KBang ......................................................................48
2.2.2. Hiện trạng rừng huyện KBang ........................................................................51
2.3. Đánh giá sinh khối của các trạng thái rừng huyện KBang ..........................54
2.3.1. Đặc điểm tổ thành loài và cấu trúc của các trạng thái rừng ............................54
2.3.2. Sinh khối của các trạng thái rừng huyện KBang ............................................56
2.4. Đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện KBang ...65
2.4.1. Trữ lượng carbon và khả năng hấp thụ CO2 trong các bộ phận thân cây trên
mặt đất ............................................................................................................65
2.4.2. Trữ lượng carbon và khả năng hấp thụ CO2 của thực vật trên mặt đất ..........65
2.4.3. Trữ lượng carbon và khả năng hấp thụ CO2 của lâm phần .............................67
2.4.4. Lượng CO2 hấp thụ ước tính từ ảnh Landsat 8 ...............................................69
2.5. Dự toán hiệu quả kinh tế về khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng
huyện KBang ...........................................................................................................71
Chương 3. ĐỀ XUẤT TÍN CHỈ CARBON VÀ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH
VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG HUYỆN KBANG ....................................................72
3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất .....................................................................72
2


3.2. Đề xuất tín chỉ carbon rừng huyện KBang ....................................................72
3.3. Đề xuất chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng huyện KBang ...........75
3.3.1. Xác định phương pháp chi trả, đối tượng được chi trả và đối tượng có nghĩa
vụ chi trả ....................................................................................................................75
3.3.2. Đề xuất chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng huyện KBang ...............76
3.4. Đề xuất giải pháp quy hoạch phát triển nhằm nâng cao khả năng hấp thụ
CO2 của rừng huyện KBang...................................................................................78
KẾT LUẬN .............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................87

PHỤ LỤC .................................................................................................................93

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AR-CDM

Afforestation and reforestation CDM project activities - Cơ chế
trồng rừng phát triển sạch

AGB

Above ground biomas: Sinh khối trên mặt đấ t của thực vâ ̣t, chủ yế u
trong cây gỗ, bao gồ m thân, cành, lá (kg/cây)

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BV&PTR

Bảo vệ và Phát triển rừng

C(AGB)

Carbon in AGB: Carbon tích lũy trong sinh khố i trên mă ̣t đấ t của
thực vâ ̣t, chủ yếu trong cây gỗ, bao gồ m thân, cành, lá (kg/cây)

CDM


Clean Development Mechanism: Cơ chế phát triể n sa ̣ch
Certified Emission Reduction - Chứng chỉ giảm phát thải

CERs
COP

DVMTR

Conference of the Parties (to the United Nations Framework
Convention on Climate Change (UNFCCC)): Hội nghị các bên liên
quan (Hiệp định khung về biến đổ i khí hâ ̣u của Liên Hiê ̣p Quố c)
Dịch vụ môi trường rừng

DBH, D,

Diameter at Breast Height: D1,3 Đường kiń h ở đô ̣ cao ngang ngực,
thường là ở độ cao 1,3m đơn vi ̣cm

FAO

Food and Agriculture Organization: Tổ chức Nông Lương của Liên
Hiê ̣p Quố c

FCCC

Framework Convention on Climate Change: Hiê ̣p đinh
̣ khung về
biế n đổ i khí hâ ̣u


FCPF

Forest Carbon Partnership Facility: Quỹ đố i tác carbon rừng thuô ̣c
Ngân hàng Thế Giới (World Bank)

H

Height: Chiều cao cây (m)

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change: Cơ quan liên chính
phủ về biế n đổ i khí hậu

M

Growing stock level: Trữ lươ ̣ng cây đứng (m3/ha)

N

Mật độ cây gỗ/ha (cây/ha)

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

PES

Payments for environmental services – Chi trả dịch vụ môi trường


PFES

Chương trình quốc gia về chi trả dịch vụ môi trường rừng

4


REDD

Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation:
Giảm phát thải từ suy thoái và mất rừng

REDD+

Reducing Emissions from Deforestation and Forest Degradation:
Giảm phát thải từ suy thoái và mất rừng kế t hợp với bảo tồn, quản
lý bền vững rừng và tăng cường trữ lượng carbon rừng ở các nước
đang phát triển.

TAGTB

Total above ground tree biomass: Tổng sinh khối cây gỗ trên mă ̣t
đấ t trên mô ̣t diện tích (tấn/ha)

TAGTC

Total above ground tree carbon: Tổ ng carbon cây gỗ trên mă ̣t đấ t
trên mô ̣t diện tích (tấn/ha)

TN&MT


Tài nguyên và môi trường

Bộ

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

NN&PTNT
UBND

Ủy ban nhân dân

UNDP

United Nations Development Programme: Chương trình phát triển
của Liên Hiê ̣p Quố c

UNEP

United Nations Environment Programme: Chương trình môi trường
của Liên Hiê ̣p Quố c

UNFCCC

United Nations Framework Convention on Climate Change: Hiệp
đinh
̣ khung của Liên Hiê ̣p Quố c về Biế n đổi khí hâ ̣u

UN-REDD


United Nation – Reducing Emissions from Deforestation and Forest
Degradation: Chương trình của Liên Hiệp Quốc và Giảm phát thải
từ suy thoái và mấ t rừng ở các quố c gia đang phát triể n

VQG

Vườn quốc gia

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Lượng Carbon tích lũy trong các kiểu rừng trên thế giới ........................27
Bảng 2.1. Hiện trạng rừng huyện KBang năm 2017 .................................................51
Bảng 2.2. Diện tích các loại rừng KBang phân theo cấp xã năm 2017 ....................52
Bảng 2.3. Sinh khối tươi của các bộ phận thân cây (kg/cây) theo cỡ đường kính ...57
Bảng 2.4. Sinh khối tươi trên mặt đất của một số loài thực vật trong rừng KBang
(kg/cây)...................................................................................................................... 58
Bảng 2.5. Sinh khối tươi trên mặt đất của trạng thái rừng giàu huyện KBang ......... 59
Bảng 2.6. Sinh khối tươi trên mặt đất của trạng thái rừng trung bình huyện KBang
................................................................................................................................... 60
Bảng 2.7. Sinh khối tươi trên mặt đất của trạng thái rừng nghèo huyện KBang ...... 61
Bảng 2.8. Sinh khối tươi trên mặt đất của trạng thái rừng chưa có trữ lượng huyện
KBang........................................................................................................................ 61
Bảng 2.9. Sinh khối tươi trên mặt đất của các trạng thái rừng huyện KBang ước
tính năm 2017 ............................................................................................................ 62
Bảng 2.10. Lượng carbon, CO2 tích lũy trong các bộ phận cây trên mặt đất theo cỡ
đường kiń h ................................................................................................................ 65
Bảng 2.11. Lượng carbon, CO2 tích lũy của một số thực vật trên mặt đất rừng huyện

KBang........................................................................................................................ 66
Bảng 2.12. Lượng carbon, CO2 tích lũy của các trạng thái rừng huyện KBang ....... 68
Bảng 2.13. Lượng CO2 hấp thụ xác định từ ảnh Landsat 8 của các trạng thái rừng
huyện KBang năm 2017 ............................................................................................ 69
Bảng 2.14. Giá trị kinh tế do hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng .......................... 71
Bảng 3.1. Dự đoán phát thải khí nhà kính tính tương đương CO2 đến năm 2030
(triệu tấn) ................................................................................................................... 73
Bảng 3.2. Giá trị thị trường carbon của các trạng thái rừng huyện KBang .............. 74
Bảng 3.3. Mức chi trả dịch vụ môi trường dựa trên lượng CO2 hấp thụ huyện
KBang........................................................................................................................ 77

6


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ 5 bể chứa carbon rừng ....................................................................24
Hình 1.2. Sơ đồ bể chứa carbon cây cá thể ...............................................................25
Hình 1.3. Sơ đồ lưu trữ Carbon theo các hệ sinh thái ...............................................27
Hình 1.4. Biểu đồ lượng Carbon lưu giữ trong thực vật và dưới mặt đất .................28
Hình 1.5. Sơ đồ ứng dụng GIS trong xây dựng bản đồ các trạng thái rừng .............30
Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện KBang .............................................................42
Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng rừng huyện KBang năm 2017......................................53
Hình 2.3. Bản đồ sinh khối các trạng thái rừng huyện KBang năm 2017 ................64
Hình 2.4. Bản đồ lượng CO2 hấp thụ các trạng thái rừng huyện KBang năm 2017 .....
.................................................................................................................70
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức của bộ máy chi trả DVMTR tại Gia Lai ...........................77

7



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc phát thải quá mức khí nhà kính, nạn phá rừng, chuyển đổi mục đích sử
dụng đất, hoạt động công nghiệp là những nguyên nhân làm tăng khí nhà kính dẫn
đến khí hậu biến đổi ngày càng phức tạp, góp phần gia tăng sự nóng lên của Trái
đất. Theo Christopher Field: “Lượng carbon tích trữ trong hệ sinh thái rừng thấp
dẫn đến CO2 trong khí quyển tăng nhanh hơn và quá trình nóng lên toàn cầu diễn
ra cũng nhanh hơn” [35].
Rừng có vai trò quan trọng trong cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển; hấp thụ
các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, quan trọng nhất là CO2; do đó rừng có ảnh
hưởng đến việc điều hòa khí hậu khu vực cũng như toàn cầu. Năng suất quang hợp
của rừng phụ thuộc nhiều vào kiểu rừng và loại cây; khả năng hấp thụ CO2 phụ
thuộc vào kiểu rừng, trạng thái rừng, loài cây ưu thế, tuổi lâm phần.
Trong những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến việc
đánh giá khả năng hấp thụ CO 2 của rừng, tạo cơ sở cho việc đề xuất dự toán hiệu
quả kinh tế của rừng, đề xuất tín chỉ carbon và chi trả dịch vụ môi trường rừng. Do
đó, việc nghiên cứu khả năng hấp thụ CO 2 của các trạng thái rừng là vấn đề đang
được quan tâm hiện nay.
KBang là huyện miền núi phía Đông Trường Sơn, nằm về hướng Đông Bắc
tỉnh Gia Lai, có tổng diện tích tự nhiên: 184.411 ha; trong đó rừng và đất rừng
126.481,8 ha, chiếm 68,59 % lãnh thổ [53]. Đây là vùng đầu nguồn đòi hỏi cần có
một diện tích rừng lớn để phòng hộ, bảo vệ môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái
cho tỉnh Gia Lai; đồng thời rừng KBang có khả năng hấp thụ CO2 nhằm góp phần
vào giảm nhẹ biến đổi khí hậu khu vực.
Việc đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng là cơ sở lượng hóa
các giá trị kinh tế của rừng phục vụ mục tiêu đề xuất tín chỉ Carbon và các chính
sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế
cho những cư dân sống bằng nghề rừng tại huyện KBang; đồng thời nâng cao ý
thức bảo vệ rừng của người dân, góp phần vào việc quản lý, bảo vệ và sử dụng tài
nguyên rừng và đất rừng khu vực theo hướng bền vững.

8


Từ những lý do trên, việc nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của các trạng
thái rừng huyện KBang, tỉnh Gia Lai là vấn đề mang tính cấp thiết; kết quả nghiên
cứu sẽ góp phần xác lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất tín chỉ Carbon và làm tài
liệu tham khảo giúp cho các cơ quan chức năng bước đầu hoạch định chính sách chi
trả phí dịch vụ môi trường rừng.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng nhằm xác lập cơ sở
khoa học cho việc đề xuất tín chỉ Carbon phục vụ hoạch định chính sách chi trả phí
dịch vụ môi trường rừng huyện KBang, tỉnh Gia Lai.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá khả năng hấp
thụ CO2 của các trạng thái rừng làm căn cứ cho việc nghiên cứu của đề tài.
- Nghiên cứu hiện trạng rừng và xác định sinh khối của các trạng thái rừng
huyện KBang, tỉnh Gia Lai.
- Ứng dụng viễn thám và GIS để xác định các trạng thái rừng và khả năng hấp
thụ khí CO2 của các trạng thái rừng huyện KBang, tỉnh Gia Lai.
- Phân tích và tính toán khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện
KBang, tỉnh Gia Lai.
- Dự toán hiệu quả kinh tế về khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện
KBang.
- Đề xuất tín chỉ carbon và xây dựng chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng huyện KBang, tỉnh Gia Lai.
3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.1. Giới hạn phạm vi lãnh thổ
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 4 trạng thái rừng tự nhiên ở huyện KBang, tỉnh
Gia Lai: rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo và rừng chưa có trữ lượng.

3.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện KBang, tỉnh Gia Lai
có liên quan đến các trạng thái rừng.
9


- Việc nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng, dự toán hiệu
quả kinh tế về khả năng hấp thụ CO2, đề xuất tín chỉ carbon và xây dựng chính sách
chi trả môi trường rừng được xét trên quan điểm đánh giá của địa lý tự nhiên ứng
dụng.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
a. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm hệ thống
Trong Địa lý học, cách tiếp cận quan điểm hệ thống chính là việc nghiên cứu
cấu trúc, xem hệ thống là một tổng thể các thành phần nằm trong sự tác động tương
hỗ lẫn nhau. Vận dụng quan điểm này, đề tài xét khả năng hấp thụ CO2 của các
trạng thái rừng huyện KBang nằm trong mối tác động tương hỗ giữa hệ thống tự
nhiên và kinh tế - xã hội liên quan đến tài nguyên rừng của khu vực nghiên cứu.
- Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp xem xét các yếu tố, hiện tượng của môi trường tự nhiên
không phải độc lập mà là một tổ hợp có tổ chức. Vì vậy, cần nghiên cứu các sự vật,
hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên, quan điểm này
không nhất thiết phải nghiên cứu tất cả các thành phần mà có thể lựa chọn một số
yếu tố mang tính đặc thù của khu vực có tác động mạnh đến đối tượng cần nghiên
cứu. Vận dụng quan điểm này, đề tài xét khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái
rừng trong mối quan hệ với hiện trạng rừng, thành phần, sinh khối dưới tán rừng
trong các lâm phần.
- Quan điểm sinh thái môi trường
Các quá trình tự nhiên xảy ra trong sinh quyển là những yếu tố cơ bản tạo nên
sự cân bằng và duy trì sự sống. Tất cả mọi tổ chức sống, kể cả con người đều phụ

thuộc vào sự cân bằng sinh thái môi trường. Các quá trình sinh thái chủ yếu là
quang hợp và hô hấp của cây xanh tạo nên hệ nuôi dưỡng sự sống, trong đó thảm
thực vật đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Vì vậy, đề tài hướng đến việc kết hợp phát triển cân bằng của ba thành phần
kinh tế - xã hội, môi trường và con người nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.

10


Quan điểm này được đề tài quán triệt và vận dụng trong quá trình đề xuất các giải
pháp qui hoạch phát triển rừng ở huyện KBang, tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao khả năng
hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng ở khu vực nghiên cứu.
- Quan điểm lãnh thổ
Mỗi lãnh thổ khác nhau sẽ có sự phân hóa về tự nhiên, nhưng giữa chúng lại
có mối quan hệ tác động qua lại với nhau ở những mức độ nhất định. Việc nghiên
cứu đặc điểm khác biệt của lãnh thổ nhằm phát hiện các mối quan hệ hữu cơ trong
một tổng thể và các đặc trưng quan trọng nhất để tiến hành đánh giá tổng thể, đề
xuất khai thác và quy hoạch lãnh thổ hợp lý.
Các biến động, diễn biến của thảm thực vật và đa dạng sinh học được xem xét,
đánh giá theo lãnh thổ không gian cụ thể, từ đó tiến hành lập ô tiêu chuẩn để điều tra
các chỉ tiêu về thảm thực vật vùng nghiên cứu. Đối với các vùng núi cao không thể tiếp
cận tới được, đề tài sẽ sử dụng tư liệu ảnh viễn thám đa quang phổ có độ phân giải cao
để phân tích, đánh giá, kết hợp với kiến thức bản địa của người dân.
b. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí số liệu
Thu thập tài liệu thông qua các báo cáo chuyên đề của các ngành, địa phương;
kết quả nghiên cứu của các đề tài; số liệu thống kê của các cấp, ban ngành, tổ chức,
tài nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp xử lý ảnh viễn thám và GIS
Đề tài sử dụng nguồn ảnh viễn thám kết hợp với ảnh vệ tinh Lansat 8 để phân

tích các hiện trạng rừng năm 2017, từ đó phân tích lượng sinh khối, khả năng hấp
thụ CO2 của các trạng thái rừng.
Các loại bản đồ này được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng các phần mềm
Mapinfo, ArcGIS, Adobe Photoshop.
- Phương pháp điều tra thực địa
Phương pháp điều tra thực địa được tiến hành nhằm đánh giá độ chính xác của
kết quả xử lý ảnh viễn thám. Đề tài dự kiến tiến hành xác định những trạng thái
nghi vấn trên bản đồ kết quả phân loại, xác định các tuyến điều tra sao cho trên
11


cùng một tuyến đường có thể kiểm tra được nhiều điểm nhất. Mỗi điểm đều được
chụp ảnh, ghi lại tọa độ điểm GPS. Để đối chứng với kết quả đánh giá sinh khối
rừng bằng ảnh viễn thám, tiến hành điều tra bằng phương pháp lập ô mẫu.
- Phương pháp xác định lượng CO2 hấp thụ
Được thực hiện tại Trung tâm Eakmat – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm
nghiệp Tây Nguyên – Thành phố Buôn Mê Thuột – Tỉnh Đăk Lăk. Sấy khô mẫu tươi
ở nhiệt 105oC, đến khi mẫu khô hoàn toàn, có khối lượng không đổi; phân tích hàm
lượng carbon trong từng bộ phận dựa trên cơ sở oxy hóa chất hữu cơ bằng K2Cr2O7
(kali bicromat) theo phương pháp Walkley – Black; xác định lượng carbon bằng
phương pháp so màu xanh của Cr3+ tạo thành (K2Cr2O7) tại bước sóng 625 nm. Từ
đây suy ngược lại theo tỷ lệ rút mẫu được khối lượng carbon trong sinh khối tươi cho
từng bộ phận thân cây. Kết hợp với phân bố sinh khối tươi theo cấp kính, loài, suy
được lượng carbon của từng bộ phận, theo cấp kính và tổng lượng carbon tích lũy và
CO2 hấp thụ theo lâm phần, với lượng CO2 = 3.67*C.
- Phương pháp xác định sự tương quan giữa sinh khối với cường độ tín
hiệu tán xạ thu được trên ảnh vệ tinh Landsat
Dựa vào các số liệu đo đạc được ở một số vị trí tiêu biểu trên mặt đất, và các
kết quả từ các nội dung trước, xác định được mối tương quan giữa sinh khối với
cường độ tín hiệu tán xạ thu được trên ảnh vệ tinh Landsat.

- Phương pháp xác định sự tương quan giữa sinh khối và lượng CO2 hấp thụ
Dựa vào các số liệu thu được về sinh khối và CO2 hấp thụ để xây dựng phương
trình hồi quy. Thăm dò và lựa chọn mối quan hệ thích hợp bằng các dạng hàm phi
tuyến hoặc tuyến tính; kiểm tra hệ số tương quan R hoặc hệ số quan hệ R 2 để xác
định độ tin cậy.
- Phương pháp phỏng vấn điều tra
Là phương pháp điều tra thực tiễn dựa trên bảng câu hỏi được xây dựng từ
trước. Phương pháp này cho phép lấy ý kiến của các cán bộ chuyên môn cấp cơ sở
về tình hình thực tiễn cũng như xác định được vị trí điều tra mẫu thích hợp tạo điều
kiện thuận lợi trong công tác điều tra.
12


- Phương pháp dự toán hiệu quả kinh tế
Dựa vào đơn giá của CO2 hằng năm để tính được hiệu quả kinh tế do khả năng
hấp thụ CO2 của rừng mang lại. Hiệu quả kinh tế của rừng thông qua hoạt động hấp
thụ CO2 hằng năm được thể hiện qua bảng sau:
Lượng CO2
Loại

tích lũy hằng

rừng

năm

Đơn giá

Giá trị CO2 tích


Giá trị CO2

(USD/tấn

lũy hằng năm/ha

tích lũy hằng

CO2)

(USD)

năm/ha (VND)

(tấn/ha)

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ vai trò của rừng về khả
năng hấp thụ CO2 nhằm xây dựng phương án phòng chống biến đổi khí hậu và giảm
nhẹ thiên tai.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thông tin và luận cứ khoa học, có thể
làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách ở địa phương trong việc
qui hoạch phát triển rừng, đề xuất tín chỉ Carbon và xây dựng chính sách chi trả
dịch vụ môi trường rừng huyện KBang theo hướng phát triển bền vững.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính bao gồm các chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của các
trạng thái rừng.

Chương 2. Đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của các trạng thái rừng huyện
KBang, tỉnh Gia Lai.
Chương 3. Đề xuất tín chỉ Carbon và chính sách chi trả dịch vụ môi trường
rừng huyện KBang, tỉnh Gia Lai.

13


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ
CO2 CỦA CÁC TRẠNG THÁI RỪNG
1.1. Tổng quan có chọn lọc các công trình nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2
của các trạng thái rừng
1.1.1. Trên Thế giới
Với tầm quan trọng của các bể chứa carbon ở rừng nhiệt đới, nhiều tổ chức
trên thế giới đã có các nghiên cứu liên quan đến sinh khối rừng và lượng carbon tích
lũy trong các hệ sinh thái rừng, tiêu biểu có các công trình:
- Nghị định thư Kyoto đã được thông qua năm 1997 và thiết lập một khuôn
khổ pháp lý mang tính toàn cầu nhằm kiềm chế và kiểm soát xu hướng gia tăng phát
thải khí nhà kính. Nghị định thư đã đưa ra các cơ chế nhằm giúp cho các bên bị ràng
buộc bởi các cam kết có thể tìm giải pháp giảm khí phát thải ra bên ngoài phạm vi
địa lý của quốc gia mình với chi phí chấp nhận được. Hoạt động của thị trường
carbon được hỗ trợ bởi các cơ chế chính, đó là cơ chế buôn bán quyền phát thải
(IET), cơ chế phát triển sạch (CDM), cơ chế đồng thực hiện (JI). Cơ chế phát triển
sạch mở ra cơ hội cho các nước đang phát triển nhận đầu tư của các nước phát triển
thực hiện các dự án trồng rừng, phục hồi rừng, quản lí và bảo vệ rừng tự nhiên.
- Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế - CIFOR (2007) đưa ra nhu cầu
nghiên cứu để theo dõi thay đổi che phủ rừng, bể chứa carbon và chính sách để thực
hiện chương trình REDD. Trung tâm Nông Lâm kết hợp thế giới - ICRAF (2007) đã
phát triển các phương pháp dự báo nhanh lượng carbon lưu giữ thông qua việc giám

sát thay đổi sử dụng đất bằng phân tích ảnh viễn thám, lập ô mẫu nghiên cứu sinh
khối và ước tính lượng carbon tích lũy.
- Trường đại học tổng hợp Wageningen, Hà lan đã phát triển phần mềm Co2Fix
V3.1 để ứng dụng trong tính toán sinh khối và lượng carbon tích lũy của rừng.
- Dùng ảnh viễn thám để phân khối trạng thái rừng để đo tính carbon rừng
cũng được tiến hành bởi Trisurat và cộng sự (2000), Souza (2003), ICRAF (2007),
Nguyễn Văn Lợi (2008), Mallinis và cộng sự (2008), Brown và cộng sự (1999),
14


Salvovaara (2005), Nguyễn Thị Thanh Hương (2011). Để ước tính trữ lượng rừng,
carbon thông qua ảnh viễn thám và GIS cũng bắt đầu được nghiên cứu theo các
phương pháp hồi qui, tham số KNN (Franklin, Franklin và McDermid (1993–2001),
Rauste và cộng sự (1994-2006), Trotter (1997), Tomppo và cộng sự (1999), Lu và
cộng sự (2004), Nguyễn Thị Thanh Hương (2009, 2011) [34]. Ngoài ra, Dong và
cộng sự (2003) đã ước tính carbon lưu giữ của rừng ôn đới phương Bắc dựa trên
ảnh viễn thám thông qua giá trị chỉ số NDVI. Dùng ảnh viễn thám để ước tính sinh
khối, carbon Seller và cộng sự (1995), Bastiannssen và cộng sự (1998), MacDicken
(1997).
- Trong nghiên cứu về sinh khối của Bạch đàn vào năm 2010, Fasbio Furlan
Gama cùng các đồng nghiệp đã ứng dụng dữ liệu SAR (Synthetic Aperture Radar)
để thành lập bản đồ ở rừng mưa Amazon với mục tiêu xác định mối quan hệ giữa
sinh khối với thể tích của các khu rừng. Nghiên cứu này đã sử dụng mô hình số hóa
độ cao DEM từ dữ liệu thông tin SAR interferometry, chiết xuất từ DEMs X- và Pband, kết hợp với các giá trị radar backscatter để xác định được sinh khối trên mặt
đất của rừng [62].
- Các nghiên cứu trên thế giới của các tác giả như Brown (1997-2001),
MacDicken (1997), Nelson và cộng sự (1999), Ketterings và cộng sự (2001), Chave
và cộng sự (2005), Pearson (2007), Gibbs và cộng sự (2007), Basuki và cộng sự
(2009) Henry và cộng sự (2010), Dietz và cộng sự (2011), Johannes và cộng sự
(2011) nghiên cứu bể chứa sinh khối trên mặt đất (AGB), sử dụng các hệ số chuyển

đổi của IPCC (2006) để xác định trữ lượng carbon.
- Cai và cộng sự (2013) [59] đã chặt hạ 120 cây để đo sinh khối trên mặt đất,
xây dựng phương trình tương quan cho mười loài cây trong rừng thứ sinh ở phía
Đông Bắc Trung Quốc Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp lấy mẫu để xác định
sinh khối của các bộ phận (bao gồm thân, cành, vỏ và lá) của 120 cây mẫu, từ đó
xây dựng các phương trình tương quan dựa trên đường kính ngang ngực, chiều cao
cây và chiều dài tán.

15


1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu sinh khối và trữ lượng Carbon ở rừng đã được
quan tâm. Mỗi công trình có các cách tiếp cận khác nhau và đạt những thành tựu
đáng kể.
- Sinh khối rừng được Nguyễn Ngọc Lung (1989) nghiên cứu lần đầu tiên cho
rừng thông thuộc tỉnh Lâm Đồng; đã đưa ra phương pháp mô hình hóa sinh khối
rừng dựa vào các chỉ tiêu điều tra, giám sát rừng [37].
- Công trình “Nghiên cứu khả năng hấp thụ Carbon của rừng Mỡ trồng thuần
loài tại vùng trung tâm Bắc Bộ, Việt Nam” của Võ Đại Hải (2009) cho thấy lượng
Carbon tích lũy trong tầng cây gỗ lâm phần rừng thay đổi rất rõ theo cấp đất và cấp
tuổi [17].
- Bảo Huy, trong công trình “Phương pháp nghiên cứu ước tính trữ lượng
Carbon của rừng tự nhiên làm cơ sở tính toán lượng CO2 phát thải từ suy thoái và
mất rừng ở Việt Nam” [20] đã đưa ra phương pháp đánh giá khả năng hấp thụ CO2
của rừng tự nhiên từ sự suy thoái và mất rừng ở Việt Nam thông qua việc điều tra
sinh khối rừng bằng phương pháp lập ô tiêu chuẩn. Đây là một phương pháp truyền
thống phổ biến được ứng dụng nhiều trong công tác điều tra rừng. Phương pháp chủ
yếu là rút mẫu thực nghiệm theo từng đối tượng để ước lượng sinh khối, phân tích
hóa học xác định lượng carbon lưu giữ trong các bộ phận thực vật, thảm mục, rễ,

trong đất và ứng dụng hàm đa biến để xây dựng các mô hình ước lượng sinh khối,
carbon tích lũy, CO2 hấp thu thông qua các biến số điều tra rừng có thể đo đếm trực
tiếp.
- Năm 2009, Bảo Huy tiếp tục ứng dụng phương pháp này trong trong việc
đánh giá khả năng hấp thụ CO2 đối với rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở huyện
Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông [21].
- Ngoài ra, còn có các nghiên cứu trên đối tượng rừng khác. Ngô Đình Quế
(2008) đã nghiên cứu “Khả năng hấp thụ CO2 của một số loại rừng trồng chủ yếu ở
Việt Nam”, tập trung vào các loài keo, thông, bạch đàn; kết quả đã xác định được
công thức tương quan giữa sinh khối với một số đại lượng như chiều cao, đường
kính thân cây, tiết diện thân cây; cũng như mối tương quan giữa trữ lượng và lượng
16


CO2 của một số loài cây cụ thể như Keo lai, Keo tai tượng, Thông nhựa, Bạch đàn.
Nghiên cứu cũng cho thấy khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng còn phụ thuộc vào
từng giai đoạn phát triển của lâm phần. Khả năng hấp thụ CO2 của rừng đạt tối đa
trong giai đoạn rừng trưởng thành và sau đó là giảm dần. Kết quả đã tính toán được
giá tiền tương đương của lượng carbon rừng hấp thụ được và cũng như phương thức
kinh doanh rừng vừa hiệu quả, vừa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ môi trường [43].
- Một nghiên cứu khác trên đối tượng rừng Tràm (Melaleuca cajuputi) do Lê
Minh Lộc thực hiện ở khu vực U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu này chủ yếu tập
trung vào đánh giá nhanh sinh khối ở các độ tuổi khác nhau, cũng như đánh giá ảnh
hưởng của độ sâu ngập lên sinh khối rừng Tràm. Phương pháp nghiên cứu cũng dựa
vào việc lập ô tiêu chuẩn và đo trực tiếp các đại lượng lâm phần, cũng như lập công
thức đưa ra mối tương quan giữa sinh khối và các đại lượng đo đạc được [36].
- Trần Tuấn Ngọc (2015) [38] trong dự án “Ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh
RADAR để xác định sinh khối của lớp phủ rừng Việt Nam” đã ứng dụng công nghệ
viễn thám và GIS cho phép nghiên cứu trên diện rộng, kể cả ở những vùng sâu, vùng
xa vốn rất khó để tiếp cận điều tra, đồng thời cho phép đánh giá được những biến

động của rừng trong một thời gian dài một cách tối ưu.
- Đề tài nghiên cứu của Dương Viết Tình “Đánh giá vai trò của rừng phòng hộ
đến giảm thiểu biến đổi khí hậu ở khu vực miền Trung Việt Nam” [46] nghiên cứu
khả năng hấp thụ CO2 của rừng nhằm góp phần tìm ra giải pháp giảm lượng phát thải.
- Kết quả nghiên cứu của Ngô Đình Quế và Đinh Thanh Giang trong đề tài
“Xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu trồng rừng và tái trồng rừng theo cơ chế phát triển
sạch (A/R CDM) ở Việt Nam” [42] đã đưa ra được phương trình thể hiện mối quan hệ
giữa lượng CO2 hấp thụ và năng suất sinh học, từ đó cho phép có được cách tính
nhanh chóng lượng CO2 của một số loại rừng trồng khi chỉ cần biết được năng suất
sinh học.
Những nghiên cứu trên đóng góp rất lớn trong việc định lượng hiệu quả kinh tế
về khả năng hấp thụ CO2 của rừng, tạo tiền đề trong việc đề xuất xây dựng tín chỉ
carbon ở một số địa phương của Việt Nam.
17


1.1.3. Ở khu vực nghiên cứu
Hiện nay, Tỉnh Gia Lai có các dự án trong lĩnh vực lâm nghiệp nhằm nâng cao
diện tích, độ che phủ rừng như:
- Dự án “ Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên”; Dự
án được thực hiện tại 60 xã thuộc 22 huyện của 6 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk,
Đăk Nông, Lâm Đồng, Phú Yên. Mục tiêu của dự án là tăng cường năng lực quản lý,
sử dụng rừng và đất rừng trong vùng dự án, đặc biệt năng lực quản lý và kỹ năng sản
xuất lâm nghiệp cho cộng đồng và hộ gia đình. Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa
dạng sinh học với sự tham gia của cộng đồng, các chủ thể nhà nước và tư nhân. Phát
triển trồng rừng sản xuất có năng suất cao, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng
và các hoạt động lâm sinh khác nhằm tăng khả năng cung cấp gỗ, lâm sản, tăng thu
nhập của người dân, góp phần bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học [7].
- Bảo Huy và cộng sự (2009, 2012) thực hiện “Ước lượng năng lực hấp thụ CO2
của Bời lời đỏ trong mô hình Nông Lâm kết hợp Bời lời đỏ - Sắn ở huyện Mang Yang,

tỉnh Gia Lai, Tây Nguyên, Việt Nam”. Nghiên cứu thiết lập được các mô hình ước
lượng sinh khối và CO2 hấp thụ của cây bời lời đỏ, xác định được khối lượng và giá
trị môi trường hấp thụ CO2 trong mô hình bời lời đỏ - sắn. Mô hình đã được áp dụng
ở nhiều địa phương vùng Tây Nguyên, tạo ra thu nhập ổn định và đóng góp vào bảo
vệ môi trường [23].
- Đề tài“Nghiên cứu việc chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản
xuất thủy điện trên địa bàn tỉnh Gia Lai” của Huỳnh Ngọc Anh (2014) [1] tiến hành
nghiên cứu thực trạng việc sử dụng rừng trong vùng quy hoạch lưu vực thủy điện tỉnh
Gia Lai; đánh giá công tác triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ
sở sản xuất thủy điện và việc quản lý sử dụng quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng; đề
xuất giải pháp đảm bảo chi trả dịch vụ môi trường rừng ở địa phương và việc sử dụng
kinh phí đó hiệu quả.
- Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn, quản lý rừng bền vững
và nâng cao trữ lượng carbon rừng ở các nước đang phát triển (REDD+) là một nỗ
lực nhằm tạo động lực tích cực cho các nước đang phát triển đóng góp vào việc giảm
thiểu biến đổi khí hậu thông qua các hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng
18


đất. Chương trình đang áp dụng thí điểm tại một vài tỉnh ở Việt Nam. Gia Lai là một
trong những tỉnh có độ che phủ rừng còn khá lớn. Với vai trò là bể chứa và hấp thụ
carbon, Gia lai có tiềm năng lớn trong thực hiện các chương trình giảm phát thải do
mất rừng và suy thoái rừng thông qua tăng trưởng và phục hồi các bể chứa sinh khối.
Đề tài đã vận dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước
để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ mục đích nghiên cứu.
1.2. Các khái niệm liên quan
1.2.1. Rừng
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi
sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc
hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên.

Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ,
đất rừng đặc dụng [41].
Theo thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 06 năm 2009 “Quy
định về tiêu chí xác định và phân loại rừng” [10] xác định một khu vực là rừng phải
đạt những tiêu chí sau:
- Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm thân
gỗ có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ rừng mới trồng và một số loài cây
rừng ngập mặn ven biển), tre nứa,… có khả năng cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và
các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi
trường và cảnh quan.
Rừng mới trồng các loài cây thân gỗ và rừng mới tái sinh sau khai thác rừng
trồng có chiều cao trung bình trên 1,5m đối với loài cây sinh trưởng chậm, trên 3,0
m đối với loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ từ 1.000 cây/ha trở lên được coi là
rừng. Các hệ sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có rải rác một số cây lâu
năm là cây thân gỗ, tre, nứa, cau, dừa... không được coi là rừng.
- Độ tàn che của tán cây là thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trở lên.
- Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, nếu là dải cây rừng phải có
chiều rộng tối thiểu 20 m và có từ 3 hàng cây trở lên.

19


1.2.2. Cấu trúc và phân loại rừng
1.2.2.1. Cấu trúc rừng
Cấu trúc của rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp các thành phần cấu tạo nên quần
thể thực vật rừng theo không gian và thời gian [11].
Cấu trúc tổ thành: là nhân tố diễn tả số loài tham gia và số cá thể của từng loài
trong thành phần cây gỗ của rừng. Tổ thành cho biết sự tổ hợp và mức độ tham gia
của các loài cây khác nhau trên đơn vị thể tích.
Cấu trúc tầng thứ: Sự phân bố theo không gian của tầng cây gỗ theo chiều

thẳng đứng, phụ thuộc vào đặc tính sinh thái học, nhu cầu ánh sáng của các loài
tham gia tổ thành. Cấu trúc tầng thứ của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới có nhiều
tầng thứ hơn các hệ sinh thái rừng ôn đới.
Một số cách phân chia tầng tán:
- Tầng vượt tán: Các loài cây vươn cao trội hẳn lên, không có tính liên tục.
- Tầng tán chính: Cấu tạo nên tầng rừng chính, có tính liên tục.
- Tầng dưới tán: Gồm những cây tái sinh và những cây gỗ ưa bóng.
- Tầng thảm tươi: Chủ yếu là các loài thảm tươi.
- Ngoại tầng: Chủ yếu là các loài thân dây leo.
Cấu trúc tuổi: Cấu trúc về mặt thời gian, trạng thái tuổi tác của các loài cây
tham gia hệ sinh thái rừng, sự phân bố này có mối liên quan chặt chẽ với cấu trúc về
mặt không gian. Trong nghiên cứu và kinh doanh rừng người ta thường phân tuổi
lâm phần thành các cấp tuổi. Thường thì mỗi cấp tuổi có thời gian là 5 năm, nhiều
khi là các mức 10, 15, hoặc 20 năm tùy theo đối tượng và mục đích.
Cấu trúc mật độ: Cấu trúc mật độ phản ánh số cây trên một đơn vị diện tích.
Phản ảnh mức độ tác động giữa các cá thể trong lâm phần. Mật độ ảnh hưởng đến
tiểu hoàn cảnh rừng, khả năng sản xuất của rừng. Theo thời gian, cấp tuổi của rừng
thì mật độ luôn thay đổi. Đây chính là cơ sở của việc áp dụng các biện pháp kỹ
thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng.
Một số chỉ tiêu cấu trúc khác:
- Độ che phủ: Là tỷ lệ diện tích rừng trên một đơn vị diện tích hay lãnh thổ. Ví
dụ độ che phủ của rừng ở Việt Nam năm 2005 là 35,5%.
20


- Độ tàn che: Là mức độ che phủ của tán cây rừng. Người ta thường phân chia
theo các mức từ: 0,1; 0,2;...0.9; 1.
- Mức độ khép tán: Mức độ này thể hiện sự giao tán giữa các cá thể. Cũng là
chỉ tiêu để xác định giai đoạn rừng.
1.2.2.2. Phân loại rừng

Có nhiều cách phân loại rừng, theo thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày
10 tháng 06 năm 2009 “Quy định về tiêu chí xác định và phân loại rừng” [10], có
những cách sau:
a. Theo chức năng
- Rừng phòng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo vệ
môi trường.
- Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu
chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo
vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp
phòng hộ bảo vệ môi trường.
- Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các
lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường.
b. Theo trữ lượng
Đối với rừng gỗ:
- Rừng rất giàu: Trữ lượng cây đứng trên 300 m³/ha.
- Rừng giàu: Trữ lượng cây đứng từ 201 - 300 m³/ha.
- Rừng trung bình: Trữ lượng cây đứng từ 101 - 200 m³/ha.
- Rừng nghèo: Trữ lượng cây đứng từ 10 - 100 m³/ha.
- Rừng chưa có trữ lượng: Rừng gỗ đường kính bình quân < 8 cm, trữ lượng
cây đứng dưới 10m3/ha.
c. Theo quan điểm sinh thái của Thái Văn Trừng
- Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới.
- Kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới.
- Kiểu rừng kín rụng lá, hơi ẩm nhiệt đới.
- Kiểu rừng kín lá cứng, hơi khô nhiệt đới.

21



×