Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của cây lạc tiên (passiflora foetida l ) ở tỉnh thừa thiên huế bằng dung môi hữu cơ phân cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 74 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

HUỲNH THỊ TÝ

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA CÂY LẠC TIÊN
(PASSIFLORA FOETIDA L.) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
BẰNG DUNG MÔI HỮU CƠ PHÂN CỰC

Chuyên ngành: Hóa hữu cơ
Mã số: 60 44 01 44

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN CHÍ BẢO

Thừa Thiên Huế, năm 2016

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực,
được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.

Họ tên tác giả


Huỳnh Thị Tý

ii


Lời Cảm Ơn
Luận văn này được hoàn thành täi phòng thí nghiệm hợp chçt tự nhiên,
trường Đäi học sư phäm Huế.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chån thành và såu sắc đến TS. Nguyễn
Chí Bâo là người đã hướng dẫn tận tình, chu đáo và täo mọi điều kiện giúp
đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành câm ơn các thæy cô giáo khoa Hóa nói chung và tổ
Hóa hữu cơ nói riêng đã giúp đỡ nhiệt tình để tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và câm ơn tới Ban Giám hiệu, phòng
Đào täo Sau Đäi học, trường Đäi học Sư phäm Huế đã täo điều kiện
thuận lợi giúp tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin chân thành câm ơn gia đình, bän bè đã cổ vũ, động
viên để tôi có thêm nghị lực và say mê nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng câm ơn!
Tác giâ luận văn
Huỳnh Thị Tý

iii


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA ......................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii

MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .............................................3
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................3
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................6
2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................6
4. Nội dung của đề tài ..............................................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................7
7. Cấu trúc của luận văn ..........................................................................................7
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................8
1.1. Giới thiệu chung về họ Passifloraceae và chi Passiflora .................................8
1.1.1. Vài nét về họ Passifloraceae .......................................................................8
1.1.2. Vài nét về chi Passiflora ..........................................................................10
1.1.3. Hoạt tính sinh học của các loài thuộc chi Passiflora ...............................11
1.2. Sơ lược về cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) ..............................................17
1.2.1. Vị trí phân loại ..........................................................................................17
1.2.2. Đặc điểm thực vật.....................................................................................17
1.2.3. Thành phần hoá học .................................................................................18
1.2.4. Công dụng ................................................................................................20
1.2.5. Hoạt tính sinh học.....................................................................................21
1.3. Các sản phẩm ứng dụng trên thị trường .........................................................22
1.3.1. Các sản phẩm ứng dụng của một số loài thuộc chi Passiflora .................22
1.3.2. Các sản phẩm ứng dụng của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) ...........26

1



Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................30
2.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................30
2.2. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị nghiên cứu .......................................................30
2.2.1. Hóa chất ....................................................................................................30
2.2.2. Dụng cụ và thiết bị ...................................................................................30
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................31
2.3.1. Phương pháp thu hái, định danh và xử lý mẫu .........................................31
2.3.2. Phương pháp chiết xuất ............................................................................31
2.3.3. Phương pháp phân lập ..............................................................................32
2.3.4. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học...................................................33
2.4. Phương pháp đánh giá hoạt tính gây độc tế bào .............................................33
2.4.1. Thiết bị nghiên cứu...................................................................................33
2.4.2. Các dòng tế bào ........................................................................................33
2.4.3. Phương pháp .............................................................................................33
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................35
3.1. Định danh loài .................................................................................................35
3.2. Hàm lượng các cao chiết.................................................................................35
3.3. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào của các cao chiết ..................................37
3.4. Phân lập và khảo sát các cao chiết ..................................................................38
3.4.1. Phân lập chất từ cao chiết ethyl acetate ....................................................38
3.4.2. Khảo sát cao chiết methanol bằng SKLM ................................................42
3.5. Nhận dạng hợp chất phân lập được ................................................................43
3.5.1. Hợp chất PFE2 .........................................................................................43
3.5.2. Hợp chất PFE1 .........................................................................................49
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................52
PHỤ LỤC ................................................................................................................ P1

2



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Các phƣơng pháp phổ
1

H-NMR

13

C-NMR

IR

Proton Nuclear Magnetic

Phổ cộng hưởng từ hạt

Resonance Spectroscopy

nhân proton

Carbon-13 Nuclear Magnetic

Phổ cộng hưởng từ hạt

Resonance Spectroscopy

nhân carbon 13


Infrared Spectroscopy

Phổ hồng ngoại
Hằng số tương tác tính

J (Hz)

bằng Hz
δ(ppm)

ppm = part per million

Độ dịch chuyển hóa học
tính bằng phần triệu

Các dòng tế bào
Hep-G2

Human hepatocellular

Ung thư gan

Carcinoma
KB

Human epidermoid

Ung thư biểu mô

carcinoma

LU

Human bronchogenic

Ung thư phổi

carcinoma
MCF-7

Ung thư vú

Human breast
adenocarcinoma

Các ký hiệu viết tắt khác
DMSO

Dimethyl sulfoxide

EC50

Effective Concentration 50%

Nồng độ hiệu quả 50%

ED50

Effective Dose 50%

Liều lượng hiệu quả 50%


IC50

Inhibitory Concentration 50%

Nồng độ ức chế 50%

Rf

Retardation factor

Yếu tố chậm trễ

SKC (TLC)

Thin Layer Chromatography

Sắc ký cột

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

TLTK

Tài liệu tham khảo

UV

Ultraviolet


Tia tử ngoại

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Danh mục các loài thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae) ở Việt Nam ........... 9
Bảng 1.2. Các loài thuộc chi Passiflora ở Việt Nam ................................................ 11
Bảng 1.3. Hoạt tính sinh học của các loài thuộc chi Passiflora ................................ 12
Bảng 1.4. Hiệu quả gây độc tế bào của cao chiết ethanol loài Passiflora
incarnata L. với dòng tế bào EAC ................................................................... 14
Bảng 1.5. Hoạt tính kháng oxi hóa của Passiflora edulis ......................................... 14
Bảng 1.6. Các sản phẩm ứng dụng của một số loài thuộc chi Passiflora ................. 23
Bảng 1.7. Các sản phẩm từ cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) .............................. 27
Bảng 3.1. Hàm lượng các cao chiết phần trên mặt đất cây Lạc tiên ......................... 37
Bảng 3.2. Hoạt tính gây độc tế bào các cao chiết phần trên mặt đất cây Lạc tiên .... 37
Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR của hợp chất PFE2 (DMSO, 125/500 MHz) và
daucosterol (DMSO, 125/500 MHz) ................................................................ 46

4


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hình ảnh một số bộ phận cây Lạc tiên ...................................................... 30
Hình 3.1. Cành, lá và quả của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) .......................... 35
Hình 3.2. Sơ đồ chiết xuất các cao chiết từ cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) ..... 36
Hình 3.3. SKLM của chất PFE1 trong hệ dung môi dichlorometane:methanol [97:3] ... 40

Hình 3.4. SKLM của chất PFE2 trong hệ dung môi dichloromethane:methanol
[90:10] .............................................................................................................. 41
Hình 3.5. Sơ đồ phân lập chất từ cao chiết ethyl acetate. ......................................... 42
Hình 3.6. SKLM cao chiết methanol của cây Lạc tiên trong các hệ dung môi
khác nhau .......................................................................................................... 43
Hình 3.7. Phổ IR của hợp chất PFE2 ........................................................................ 43
Hình 3.8. Phổ 1H-NMR của hợp chất PFE2.............................................................. 44
Hình 3.9. Phổ 13C-NMR của hợp chất PFE2 ............................................................ 45
Hình 3.10. Phổ DEPT của hợp chất PFE2 ................................................................ 45
Hình 3.11. Cấu trúc của hợp chất PFE2 (daucosterol) .............................................. 48
Hình 3.12. Phổ 1H-NMR của hợp chất PFE1............................................................ 49

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, các sản phẩm từ thiên nhiên có hoạt tính sinh học tốt được ứng
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, trong đó có y học.
Những năm gần đây, nhiều hợp chất thiên nhiên hoặc các sản phẩm được tổng hợp,
bán tổng hợp từ hợp chất thiên nhiên được sử dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa
và điều trị một số bệnh, đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo.
Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2010-2015, mỗi năm có hơn 150.000 trường
hợp mới mắc ung thư, trong đó có khoảng 75.000 trường hợp tử vong và con số này
có xu hướng tăng lên trong những năm tiếp theo [68]. Các phương pháp điều trị ung
thư thông thường như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị hay để lại tác dụng phụ. Các tác
dụng không mong muốn này gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp mới trong điều trị ung thư là
một yêu cầu cấp thiết.
Hiện nay, cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) đang thu hút sự quan tâm của

nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới. Nghiên cứu ban đầu cho thấy
Passiflora foetida có hoạt tính gây độc tế bào tiềm năng [10]. Cao chiết ethanol từ lá
loài này thể hiện hoạt tính tốt trên dòng tế bào ung thư vú (SKBR3) với giá trị IC50
tương đối thấp [40]. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm dân gian, Lạc tiên được sử dụng
để trị đau bụng, chữa ho, hồi hộp, mất ngủ và suy nhược thần kinh [62], [67], [69]. Vì
vậy, Passiflora foetida cần được nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học và hoạt
tính gây độc tế bào để làm tăng giá trị của nó. Đồng thời, để góp phần giải thích tác
dụng chữa bệnh từ loại dược liệu này, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thành
phần hoá học và hoạt tính gây độc tế bào của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.)
ở tỉnh Thừa Thiên Huế bằng dung môi hữu cơ phân cực”.
2. Mục tiêu của đề tài
Cung cấp thông tin về thành phần hóa học trong các cao chiết phân cực và
hoạt tính gây độc tế bào của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.).
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là phần trên mặt đất của cây Lạc tiên (Passiflora foetida
L.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
6


4. Nội dung của đề tài
- Thu thập mẫu nguyên liệu và định danh loài.
- Xử lý mẫu, chiết xuất với các dung môi có độ phân cực tăng dần.
- Phân lập ít nhất một cấu tử từ cao chiết trong dung môi phân cực và xác định
cấu trúc hóa học cấu tử phân lập được.
- Khảo sát hoạt tính gây độc tế bào từ các cao chiết.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu hái, định danh và xử lý mẫu
- Phương pháp chiết xuất và phân lập
+ Phương pháp chiết rắn - lỏng
+ Phương pháp sắc ký cột hấp thu

+ Phương pháp sắc ký lớp mỏng
- Xác định cấu trúc hợp chất phân lập được
+ Phương pháp phổ hồng ngoại (IR)
+ Phương pháp phổ cộng hưởng từ nhân: 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Lần đầu tiên nghiên cứu để xác định thành phần hóa học các cao chiết trong
dung môi phân cực và khảo sát hoạt tính gây độc tế bào của Lạc tiên (Passiflora
foetida L.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm giải thích kinh nghiệm sử dụng dược liệu
của người dân địa phương.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 71 trang với 3 chương, 10 bảng, 13 hình, 75 tài liệu tham khảo
và 12 phụ lục. Luận văn có bố cục như sau:
Mở đầu: 2 trang
Chương 1. Tổng quan: 22 trang
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 5 trang
Chương 3. Kết quả và thảo luận: 15 trang
Kết luận và khuyến nghị: 2 trang
Tài liệu tham khảo: 7 trang
Phụ lục: 13 trang

7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về họ Passifloraceae và chi Passiflora
1.1.1. Vài nét về họ Passifloraceae
Họ Lạc tiên (Passifloraceae) là họ thực vật có hoa gồm khoảng 18 chi với hơn
630 loài, phân bố ở khu vực nhiệt đới, chủ yếu ở Nam Mỹ, Đông Nam Á, ở độ cao
cách mực nước biển 3800 m. Riêng ở khu vực Đông Nam Á, Campuchia có số

lượng loài nhiều nhất với 167 loài, trong đó có 58 loài đặc hữu được tìm thấy cách
mực nước biển 1500 – 2500 m, 22 loài có quả ăn được và 9 loài có giá trị thương
mại [22].
Trong hệ thực vật Việt Nam, họ Lạc tiên có 2 chi: Passiflora, Adenia và 28
loài [3]. Đây cũng là họ có số chi và loài đa dạng, phân bố khắp các địa phương trên
cả nước.
Các loài thuộc họ Lạc tiên thuộc nhóm thực vật hai lá mầm, mọc ở dạng cây
bụi, thân thảo hoặc thân leo với nhiều tua cuốn, lá nách. Hoa đơn tính hoặc lưỡng
tính với ba đến năm lá đài, cánh hoa được xếp đối xứng, cấu trúc xoắn hình tua bao
quanh hoa. Phần dưới nhụy hoa là bầu nhụy được nâng đỡ bởi cuống hoa, bầu nhụy
có từ ba đến năm lá noãn. Các loài thuộc họ này có dạng quả nang hoặc quả hạch,
mỗi quả có nhiều hạt nằm trong phần thịt quả và được bao quanh bởi áo hạt [37].
Các loài thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae) ở Việt Nam được trình bày ở bảng 1.1.

8


Bảng 1.1. Danh mục các loài thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae) ở Việt Nam [3]
STT

Tên khoa học

Tên Việt Nam

1

Passiflora foetida L.

Nhãn lồng


2

Passiflora quandrangularis L.

3

Passiflora edulis Sims

Chùm bao trứng

4

Passiflora coerulea L.

Nhãn lồng lam

5

Passiflora laurifolia L.

Guồi tây

6

Passiflora altebilobata HemLs.

Nhãn lồng thuỳ cao

7


Passiflora eberhardtii Gagn.

Nhãn lồng Eberhardt

8

Passiflora cupiformis

Nhãn lồng hình ly

9

Passiflora perpera Mast.

Nhãn lồng sai

Phân bố

Dưa gang tây,
Chùm bao dưa
Quảng Nam, Đà
Nẵng, Sài Gòn
Sài Gòn
Bắc Cạn
Cao Nguyên,
Bạch Mã, Bà Nà
Sa Pa, Bình Trị

10


Nhãn lồng Wilson

Passiflora wilsonii HemLs.

Thiên, Quảng
Nam, Đà Nẵng

11

Passiflora sumatrana Bl.

Nhãn lồng Sumatra

Bạch Mã

12

Passiflora incarnata L.

Mắc mác, Lạc tiên

Hà Nội, Đà Lạt

13

Passiflora pertriloba Merr.

Nhãn lồng 3 thuỳ

Hà Nội


14

Passiflora suberosa L.

Nhãn lồng sube

Sài Gòn

15

Passiflora jugorum W.W.Sm

Nhãn lồng hợp

16

Passiflora moluccana

Lồng đèn

17

Passiflora siamica

Nhãn lồng Thái Lan

18

Passiflora kwantungensis Merr.


19

Passiflora tonkinensis de Wilde.

Quảng Trị
Kon Tum, Bảo
Lộc, Biên Hoà

Nhãn lồng Quảng
Đông
Nhãn lồng Bắc Bộ

9

Tràng Cỏ,
Lạng Sơn


STT

Tên khoa học

Tên Việt Nam

Phân bố

20

Adenia penangiana


Thư diệp lá nhỏ

Biên Hoà

21

Adenia banaensis Cuss.

Thư diệp Bà Nà

Bà Nà, Bạch Mã

22

Adenia poilanei Cusset.

Thư diệp poilane

Nha Trang

23

Adenia viridiflora Craib.

Quạ quạ

24

Adenia heterophylla (Bl.) Koord.


25

Adenia heterophylla

26

Adenia heterophila

27

28

Thư diệp dị vòng,
Vòng kỹ

Nha Trang,
Châu Đốc
Thanh Hoá
Đồng Nai, Côn
Sơn, Phú Quốc
Tây Ninh

Adenia hondala (Gaertn.) de
wilde.
Adenia pinnatisecta (Craib)

Thư diệp xẻ

Craib.


lông chim

1.1.2. Vài nét về chi Passiflora
Chi Passiflora thuộc họ Lạc tiên là chi có số lượng loài lớn nhất và phổ biến
nhất của hệ thực vật nhiệt đới, được tìm bởi Killip năm 1938 [32]. Chi này có hơn
500 loài, phân bố nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Đông Á, Nam Á, New Guinea,
Australia và New Zealand. Hơn 350 loài được tìm thấy ở vùng nhiệt đới và rừng
mưa Nam Mỹ, trong đó có 60 loài ăn được [49].
Chi Passiflora có đặc điểm hình thái phức tạp. Hầu hết các loài thuộc chi này
có tua cuốn, thân thảo và có dạng dây leo. Lá so le, đơn hoặc kép, thùy lá giống
hình bàn tay và một vài loài có lông mịn. Một số loài có sự khác biệt giữa lá non và
lá trưởng thành về hình dáng và kích thước. Các loài thuộc chi Passiflora có rễ mọc
khá cạn, có thể quan sát thấy 60% rễ cách mặt đất 30 cm. Hoa có thể đơn tính hoặc
lưỡng tính, màu sáng, có nhiều sợi hoặc hình khuyên phụ giữa tràng hoa và nhụy
hoa, những đặc điểm này làm hoa có hình dáng rất đa dạng. Đài hoa gồm ba đến
năm lớp xếp đè lên nhau, nằm tự do hoặc ở trên lá đài, có ba đến năm nhụy dưới
bao hoa hoặc ở đầu noãn hoa. Quá trình thụ phấn được thực hiện bởi côn trùng, màu
10


sắc đẹp của hoa đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút côn trùng thụ phấn [22].
Theo Phạm Hoàng Hộ, ở Việt Nam, Passiflora có 19 loài, phân bố ở nhiều
vùng miền trên cả nước: Bắc Cạn, Sài Gòn, Hà Nội, Quảng Trị, Kon Tum, Thanh
Hoá, Côn Sơn, Nha Trang, Phú Quốc,…[3]. Các loài này được tổng hợp ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Các loài thuộc chi Passiflora ở Việt Nam [3]
STT

Tên khoa học


Tên Việt Nam

1

Passiflora foetida L.

Nhãn lồng

2

Passiflora quandrangularis L.

Dưa gan tây, Chùm bao dưa

3

Passiflora edulis Sims

Chùm bao trứng

4

Passiflora coerulea L.

Nhãn lồng lam

5

Passiflora laurifolia L.


Guồi tây

6

Passiflora altebilobata HemLs.

Nhãn lồng thuỳ cao

7

Passiflora eberhardtii Gagn.

Nhãn lồng Eberhardt

8

Passiflora cupiformis

Nhãn lồng hình ly

9

Passiflora perpera Mast.

Nhãn lồng sai

10

Passiflora wilsonii HemLs.


Nhãn lồng Wilson

11

Passiflora sumatrana Bl.

Nhãn lồng Sumatra

12

Passiflora incarnata L.

Mắc mác, Lạc tiên

13

Passiflora pertriloba Merr.

Nhãn lồng 3 thuỳ

14

Passiflora suberosa L.

Nhãn lồng sube

15

Passiflora jugorum W.W.Sm


Nhãn lồng hợp

16

Passiflora moluccana

Lồng đèn

17

Passiflora siamica

Nhãn lồng Thái Lan

18

Passiflora kwantungensis Merr.

Nhãn lồng Quảng Đông

19

Passiflora tonkinensis de Wilde.

Nhãn lồng Bắc Bộ

1.1.3. Hoạt tính sinh học của các loài thuộc chi Passiflora
Theo nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới, các chi trong họ Passifloraceae
được sử dụng để làm thực phẩm hay làm thuốc tại nhiều nơi, trong đó chi Passiflora
được quan tâm trong vài năm gần đây, điển hình là nghiên cứu ở Ấn Độ, Brazil,

Trung Quốc và Việt Nam. Trong y học, các loài thuộc chi Passiflora được dùng làm
11


thuốc chữa một số bệnh như an thần, trị mất ngủ, hồi hộp, hạ huyết áp,...[69], [70].
Tuy là một chi có số lượng loài khá lớn nhưng chỉ mới có một số ít loài thuộc chi
Passiflora được các nhà khoa học nghiên cứu về hoạt tính sinh học. Kết quả từ các
công trình nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 1.3.
Bảng 1.3. Hoạt tính sinh học của các loài thuộc chi Passiflora
STT

Loài

Bộ phận dùng

Hoạt tính sinh học

TLTK, năm

Giải lo âu
Phần trên mặt đất
1

An thần
Tráng dương

Passiflora

Trị ho


incarnata L.

[38], 2013

Chống hen suyễn



Trị đái tháo đường
Gây độc tế bào

[41], 2012

Kháng oxi hóa
2

Passiflora
leschenaultia

Giảm đau



Kháng viêm

[49], 2014

Hạ sốt
3


Passiflora
quadrangularis L.



Trị thiếu máu

[56], 2005

Hạ sốt
4

Passiflora
subpeltata

Kháng oxi hóa



Giảm đau

[49], 2014

Kháng viêm
5

Passiflora actinia




Giải lo âu

[45], 2006

Trị đái tháo đường

[15], 2013
[15], 2013

6

7

Passiflora alata

Passiflora bogotensis



Kháng oxi hóa

[36], 2007
[8], 2015

Bảo vệ dạ dày

[8], 2015

Thân cây


Kháng nấm

[47], 2012



Trị đái tháo đường

[24], 2015

12


STT

Loài

Bộ phận dùng

Hoạt tính sinh học

TLTK, năm

Hạ huyết áp

[27], 2010

Giải lo âu
Kháng oxi hóa


[20], 2012

Kháng viêm
Quả và thân cây

Kháng oxi hoá

[44], 2009
[32], 2013

8

Kháng oxi hóa

Passiflora edulis

[36], 2007
[26], 2011
[14], 2015

Giải lo âu



Chống trầm cảm
Kháng viêm
9

Passiflora tetrandra


Gây độc tế bào



[9], 2015
[16], 2013
[9], 2015
[31], 2007
[14], 2015
[43], 1991

Kháng oxi hóa
10

Passiflora ligularis

Bột trái cây

Kháng khuẩn

[49], 2014

Trị đái tháo đường
Từ bảng 1.3 kết hợp với tài liệu tham khảo, một số hoạt tính sinh học đáng chú
ý của các loài thuộc chi Passiflora có thể kể đến như sau:
1.1.3.1. Hoạt tính gây độc tế bào
Năm 1991, Perry N. B. và các cộng sự tìm thấy 4-hydroxy-2-cyclopentenone
từ cao chiết lá loài Passiflora tetrandra. Hợp chất 4-hydroxy-2-cyclopentenone
được biết là có hoạt tính ức chế rất tốt cho dòng tế bào ung thư máu (P-388) với giá
trị IC50 thấp, nhỏ hơn 1 µg/mL [43].

Năm 2012, Nagineni S. nghiên cứu in vitro hoạt tính gây độc tế bào thực quản
(EAC) thử nghiệm trên chuột. Nghiên cứu cho thấy cao chiết ethanol từ loài
Passiflora incarnata L. có khả năng tiêu diệt tế dòng bào ung thư này. Kết quả được
thể hiện ở bảng 1.4.
13


Bảng 1.4. Hiệu quả gây độc tế bào của cao chiết ethanol
loài Passiflora incarnata L. với dòng tế bào EAC
Nồng độ (µg/mL)

Tế bào sống sót

Tế bào chết

% tế bào sống sót

200

36

0

100

400

32

1


96,96

600

30

3

90,90

800

6

18

25

1000

0

23

0

Như vậy, hiệu quả gây độc tế bào phụ thuộc vào nồng độ cao chiết, nồng độ
càng lớn thì hiệu quả gây chết càng cao. Khi nồng độ cao chiết ethanol đạt đến 1000
µg/mL thì sẽ tiêu diệt 100% tế bào ung thư thực quản [41].

1.1.3.2. Hoạt tính kháng oxi hóa
Năm 2010, Ingale A.G. và cộng sự nghiên cứu hoạt tính kháng oxi hóa từ bốn
cao chiết loài Passiflora edulis. Kết quả tổng hợp ở bảng 1.5.
Bảng 1.5. Hoạt tính kháng oxi hóa của Passiflora edulis
Mẫu

STT

IC50 (µg/mL)

1

Cao chiết lá trong ether dầu hỏa

58,88

2

Cao chiết lá trong chloroform

56,85

3

Cao chiết thân trong ether dầu hỏa

54,01

4


Cao chiết thân trong chloroform

51,28

5

Axit ascorbic

43,04

Từ bảng 1.4 cho thấy cả bốn cao chiết đều thể hiện hoạt tính kháng oxi hóa. Tuy
nhiên, cao chiết chloroform từ thân loài Passiflora edulis có hoạt tính kháng oxi hóa tốt
nhất với giá trị IC50 thấp nhất (51,28 µg/mL), giá trị này cao hơn không đáng kể so với
chất chuẩn axit ascorbic (IC50 = 43,04 µg/mL). Trong khi đó, cao chiết ether dầu hỏa từ
lá có hoạt tính kháng oxi hóa thấp nhất (IC50 = 58,88 µg/mL) [27].
Năm 2014, Shanmugam S. cùng cộng sự nghiên cứu in vitro trên bốn cao
chiết: ether dầu hỏa, chloroform, acetone và methanol từ lá Passiflora subpeltata.
Kết quả cho thấy ba cao chiết chloroform, acetone và methanol có hoạt tính kháng

14


oxi hóa, trong đó cao chiết acetone thể hiện hoạt tính tốt nhất với giá trị IC50 là
27,90 µg/mL [48]. Cùng năm đó, nhóm nghiên cứu của Shanmugam S.T.P. tìm thấy
hoạt tính kháng oxi hóa trong hai cao chiết acetone và methanol từ bột quả
Passiflora ligularis. Tuy nhiên, cao chiết acetone có hoạt tính tốt hơn cao chiết
methanol với giá trị IC50 lần lượt là 19,13 µg/mL và 23,71 mg/mL [52].
Năm 2015, André W. và cộng sự nghiên cứu hoạt tính kháng oxi hóa bằng hai
phương pháp DPPH và ORAC từ cao chiết loài Passiflora alata có giá trị EC50
tương ứng là 1061,20 ± 8,50 µg/mL và 1076 ± 85 µmol trolox/g. Hợp chất rutin

được tìm thấy trong loài này cũng cho giá trị EC50 là 18,30 ± 0,90 µg/mL khi thử
nghiệm hoạt tính kháng oxi hóa bằng phương pháp DPPH [8].
Năm 2016, Shanmugam S. và cộng sự thử nghiệm hoạt tính kháng oxi hóa
trên các loại cao chiết khác nhau từ loài Passiflora leschenaultii. Kết quả cho thấy
cao chiết acetone từ lá cho giá trị IC50 thấp nhất (29,14 µg/mL) trong bốn cao chiết
thử nghiệm, tức là cao chiết này có hoạt tính kháng oxi hóa cao nhất [51].
1.1.3.3. Hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm
Năm 1991, Perry và cộng sự đã tìm được 4-hydroxy-2-cyclopentenone trong
cao chiết lá loài Passiflora tetrandra. Chất này có khả năng kháng được ba chủng vi
khuẩn: E. coli, B. subtilis và P. aeruginosa. Vào năm 1970, Nicolls tìm thấy hoạt
tính kháng nấm ở một số loài thuộc chi Passiflora như Passiflora caerulean,
Passiflora edulis và Passiflora mollissim. Cao chiết của các loài này trong dung
dịch đệm phosphate (pH = 7) có tác dụng làm giảm sự phát triển của hai chủng nấm
Trichophyton mentagrophytes và Candida albicans [27].
Năm 2014, Shanmugam S.T.P. và cộng sự nghiên cứu in vitro cao chiết
acetone từ bột cây loài Passiflora ligularis. Kết quả cho biết cao chiết này có khả
năng ức chế bốn chủng vi khuẩn: S. paratyphi (28 mm), S. typhi A (31 mm), S. typhi
B (32 mm) và K. pneumonia (32 mm); kháng tốt hai chủng vi khuẩn C. albicans
(14,85 mm) và A. niger (13,91 mm) [52].
1.1.3.4. Hoạt tính giảm đau
Năm 2014, nhóm nghiên cứu của Shanmugam S. cho kết quả cao chiết acetone
từ lá loài Passiflora subpeltata với liều lượng 200 và 400 mg/kg cho hiệu quả giảm
15


đau tương ứng là 50,65% và 82,73%. Nghiên cứu nhận thấy cao chiết liều 400
mg/kg cho hiệu quả giảm đau đáng kể, thời gian phát huy tác dụng cũng diễn ra
nhanh hơn [49]. Hai năm sau, nhóm nghiên cứu này tiếp tục tìm hiểu cao chiết
acetone từ lá loài Passiflora leschenaultii, kết quả cho thấy hiệu quả giảm đau 44,75
và 81,43% tương ứng với liều lượng thử nghiệm 200 và 400 mg/kg [51]. Như vậy,

cao chiết acetone từ lá loài Passiflora subpeltata sẽ có hiệu quả giảm đau tốt hơn
Passiflora leschenaultii.
1.1.3.5. Hoạt tính kháng viêm
Năm 2014, Shanmugam S. nghiên cứu in vitro trên cao chiết acetone từ lá loài
Passiflora subpeltata với liều lượng 200 và 400 mg/kg, hiệu quả kháng viêm lần lượt
là 47,08% và 81,54%. Ở liều lượng thử nghiệm 400 mg/kg, hiệu quả kháng viêm thấp
hơn không đáng kể so với 10 mg/kg chất chuẩn indomethacin, 89,16% [48]. Đến năm
2016, nhóm tác giả này nghiên cứu trên loài Passiflora leschenaultii, kết quả là cao
chiết acetone từ lá loài này cho hiệu quả kháng viêm 42,07% và 81,37%, tương ứng
với liều lượng 200 và 400 mg/kg [51].
1.1.3.6. Hoạt tính trị đái tháo đường
Việc điều trị đái tháo đường liên quan đến sự ức chế enzym α-glucosidase.
Năm 2014, Shanmugam S.T.P. cho biết cao chiết acetone từ bột quả Passiflora
ligularis cho hiệu quả ức chế tốt nhất, đạt tới 75,36%, gần tương đương với chất
chuẩn acarbose (79,87%). Trước đó một năm, Montefusco-Pereira và công sự cho
biết loài Passiflora nitida ức chế ezym α-glucosidase với giá trị IC50 là 6,78 ± 0,31
μg/mL (72%). Như vậy, khi so sánh Passiflora ligularis và Passiflora nitida,
Passiflora ligularis có khả năng ức chế enzym α-glucosidase tốt hơn, đồng nghĩa
với việc loài này cho hiệu quả chữa trị đái tháo đường cao hơn [52].
1.1.3.7. Một số hoạt tính khác
Năm 2006, Ichimura và cộng sự cho biết cao chiết methanol từ loài Passiflora
epalensis (10 mg/kg hoặc 50 mg/kg) hoặc luteolin (50 mg/kg) có tác dụng hạ huyết
áp khi thử nghiệm trên chuột. Phân tích định lượng bằng sắc ký lỏng – khối phổ
(LC-MS) cho thấy cao chiết này chứa 20 µg/g luteolin và 41 µg/g luteolin-6-Cglucoside. Ngoài ra, cao chiết methanol còn chứa 2,40 mg/g axit  - aminobutyric,
đây được biết là hợp chất hạ huyết áp hiệu quả [27].
16


Năm 2011, nhóm nghiên cứu của Hongwei L. kết luận cao chiết ethanol loài
Passiflora edulis “edulis” không có tác dụng giải lo âu ở liều lượng thấp, hoạt tính

này chỉ thể hiện ở liều lượng tương đối cao (> 400 mg/kg). Trong khi đó, Passiflora
edulis “flavicarpa” cho thấy hiệu quả giải lo âu đáng kể ở liều lượng 400 mg/kg,
với liều lượng thấp hơn thì cao chiết này cũng không thấy hiệu quả [26].
Trong hai năm 2014 và 2016, Shanmugam S. và các cộng sự đã nghiên cứu
cao chiết acetone từ lá hai loài Passiflora subpeltata và Passiflora leschenaultii, kết
quả cho thấy Passiflora subpeltata cho hiệu quả hạ sốt tốt hơn. Cụ thể như sau, với
liều lượng thử nghiệm 200 và 400 mg/kg, trong 1 giờ, cao chiết loài Passiflora
subpeltata có tác dụng giảm nhiệt độ lần lượt 0,14 và 0,38oC, trong 5 giờ, nhiệt độ
giảm 1,68 và 2,55oC [49]. Đối với loài Passiflora leschenaultii, với liều lượng thử
nghiệm như trên, trong 1 giờ, nhiệt độ giảm lần lượt 0,14 và 0,34ºC, giảm 1,05 và
2,42ºC sau 5 giờ [51].
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng cao chiết loài Passiflora edulis thử nghiệm trên
chuột có tác dụng kéo dài giấc ngủ và có tác dụng an thần tiềm năng ở liều lượng
1000 mg/kg [9].
1.2. Sơ lƣợc về cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.)
1.2.1. Vị trí phân loại
Cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) có vị trí phân loại như sau:
Họ Lạc tiên (Passifloraceae)
Chi Passiflora
Loài Passiflora foetida L.
Passiflora foetida L. là một loài thực vật có lá và quả ăn được trong họ
Passifloraceae [4], [36].
1.2.2. Đặc điểm thực vật
Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, cây Lạc tiên còn được gọi là cây lạc, nhãn lồng, lồng
đèn, hồng liên, long châu quả, mắt mát (Đà Lạt). Lạc tiên có tên khoa học là
Passiflora foetida L., thuộc chi Passiflora, họ Lạc tiên (Passifloraceae) [4].
Lạc tiên là một loại cây mọc leo, thân mềm, trên thân có nhiều lông mềm. Lá
mọc so le, hình tim, dài 6 – 10 cm, mép lá có nhiều lông mịn, cuống lá dài 7 – 8 cm.

17



Đầu tua cuốn có dạng hình lò xo. Hoa đơn, màu trắng hoặc tím nhạt với đường kính
5,5 cm. Lá đài màu trắng phía dưới có gân xanh và dưới lá đài có ba gân chính với
nhiều gân phụ. Một đĩa có hai tầng tua, mặt tua trên có màu tím trong vàng, trong
cùng có lông mịn. Cây ra hoa từ tháng 4 đến tháng 5, có quả trong khoảng thời gian
tháng 5 đến tháng 7. Quả có dạng hình trứng có chiều dài 2 – 3 cm [2], [4].
Passiflora foetida L. có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, sau đó chúng lan rộng ra nhiều
vùng nhiệt đới trên toàn thế giới, loài này phân bố ở độ cao 120 – 1000 m. Ở Việt
Nam, Lạc tiên được tìm thấy ở nhiều vùng trên cả nước: Nam Bộ, Đà Lạt, Thừa
Thiên Huế, Quảng Nam,…[35].
1.2.3. Thành phần hoá học
Qua các tài liệu tham khảo, trên thế giới đã có một số công trình nghiên
cứu về thành phần hóa học của loài Passiflora foetida L.
Theo công trình nghiên cứu độc lập của Patil A.S., Paikrao H.M., Dhawan K.,
Echeverri F., Asadujjaman Md., thành phần hóa học của Passiflora foetida gồm
14 lớp chất chính: gum, đường, saponin, tannin, cardiac glycoside, alkaloid,
anthraquinon, steroid, flavonoid, phenol, cyanogenic, passifloricin, polyketide
và α -pyrone [10], [16], [19], [21].
Năm 2013, Patil A.S. và cộng sự cho biết Passiflora foetida có tổng các
axit béo gồm axit linolenic (1) và axit linoleic (2) chiếm từ 61,1 đến 74,8%.
Thêm vào đó, tetraphyllin B (3) và tetraphyllin B sulphate (4) cũng được tìm thấy
trong hạt của loài này ở đảo Galapagous [11].

Axit linolenic (1)

Axit linoleic (2)

18



Tetraphyllin B (3)

Tetraphyllin B sulphate (4)

Ở Việt Nam, năm 2014, Nguyễn Tấn Phát và cộng sự ở Viện Công nghệ Hoá
học – Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu thành phần hóa
học cao chiết methanol từ phần trên mặt đất cây Lạc tiên được thu hái ở tỉnh An Giang.
Từ cao chiết methanol đã phân lập được 3 hợp chất dị vòng: axit indol-3-axetic (5), axit
pyroglutamic (6), adenosine (7) và 1 polyol myo-inositol (8) [5].

Axit pyroglutamic (6)

Axit indol-3-axetic (5)

Adenosine (7)

Polyol myo-inositol (8)

Ở Thái Lan, năm 2015, Aussavashai S. và cộng sự nghiên cứu hàm lượng
vitexin trong cao chiết ethanol từ lá loài Passiflora foetida. Sự kết hợp sắc ký lớp
mỏng (TLC) và sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) xác định sự có mặt của
vitexin (9) trong cao chiết lá với hàm lượng từ 0,03% đến 0,31% [11].

19


Vitexin (9)
Tuy nhiên, theo các tài liệu tham khảo được thì ở Việt Nam vẫn chưa có công
trình nào nghiên cứu thành phần hóa học của cây Lạc tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế

trong cao chiết ethyl acetate. Đây cũng là một trong những lý do chúng tôi lựa chọn
cao chiết này để tiến hành phân lập chất.
1.2.4. Công dụng
Trong y học cổ truyền, cây Lạc tiên được sử dụng trong nhiều vị thuốc khác
nhau. Theo TLTK [62], Lạc tiên là một thảo dược có nhiều hoạt tính tốt. Trong dân
gian, người dân thường dùng dây và lá sắc uống giúp an thần, chữa mất ngủ. Trước
đây, các công ty và bệnh viện y học cổ truyền ở Việt Nam thường thêm cồn vào Lạc
tiên để pha chế thành thuốc nước ngọt. Loại thuốc này có tác dụng an thần, chữa
mất ngủ và tim hồi hộp.
Theo TLTK [73], quả Lạc tiên có vị ngọt, tính bình. Do đó, nó có tác dụng
thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, chữa phù thũng, bạch trọc, giã đắp chữa ung nhọt lở
loét ở chân rất hiệu quả. Nhờ vào những tác dụng dược lý tốt, một số bài thuốc chữa
bệnh từ cây Lạc tiên được áp dụng theo kinh nghiệm dân gian:
Chữa bệnh da liễu: Lá Lạc tiên nấu nước tắm rửa để chữa các bệnh ngoài da.
Chữa bệnh kiết lỵ: Cây Lạc tiên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Khi bị kiết lỵ và tiêu
chảy có thể dùng 60 gam quả Lạc tiên, rửa sạch, sắc lấy nước, pha thêm đường,
ngày uống hai lần trước bữa ăn.
Chữa thần kinh suy nhược: Khi bị suy nhược thần kinh do căng thẳng, bệnh
nhân có thể dùng 8 – 10 gam dây và lá Lạc tiên sắc uống. Lạc tiên cũng có thể phối
hợp với lá vông, lá dâu tằm, tâm sen, nấu thành cao lỏng uống, mỗi ngày dùng 2 – 5
gam, uống trước khi đi ngủ.
20


Trợ tim, chữa mất ngủ: Cây Lạc tiên được đánh giá là rất tốt cho hệ tuần hoàn,
tim mạch. Dùng dây, lá Lạc tiên 20 gam, hạt sen 12 gam, lá tre 10 gam, lá dâu tằm
10 gam, lá vông nem 12 gam, cam thảo 6 gam, xương bồ 6 gam, táo nhân 10 gam,
sắc nước uống trong ngày sẽ đem lại hiệu quả.
Ngoài ra, quả Lạc tiên được dùng làm nước giải khát do có tác dụng mát và
bổ. Quả chín được bổ đôi, nạo hết ruột, ép và lọc lấy dịch quả. Đường trắng 250

gam hòa với một lít nước đun sôi để nguội, cho dịch quả vào nước đường rồi trộn
đều. Nước quả Lạc tiên có mùi thơm đặc biệt, vị hơi chua, chứa nhiều vitamin, nhất
là vitamin B2.
1.2.5. Hoạt tính sinh học
Qua các tài liệu tham khảo được, tính đến nay chỉ mới có một số công trình
khoa học nghiên cứu về hoạt tính sinh học của loài Passiflora foetida L.
Năm 2006, Moongkarndi P. và cộng sự nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào
trên dòng tế bào ung thư vú (SKBR3) từ cao chiết ethanol phần trên mặt đất
Passiflora foetida. Quá trình thử nghiệm được thực hiện bằng phương pháp MTT
trong 48 giờ. Kết quả cho thấy cao chiết này có hoạt tính tương đối tốt, giá trị IC50
là 54,75 ± 6,03 µg/mL [40].
Năm 2007, các nhà khoa học ở Ấn Độ nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn các
cao chiết ethanol và acetone từ lá và quả Passiflora foetida. Kết quả cho thấy cao
chiết acetone kháng rất tốt chủng vi khuẩn V. cholera, sau đó đến ba chủng Ps.
putida, S. flexneri và St. pyogenes. Trong khi đó, cao chiết ethanol có hoạt tính tốt
với cả bốn chủng vi khuẩn trên. Trong nghiên cứu này, cao chiết lá có hoạt tính
kháng khuẩn tốt hơn cao chiết quả [39].
Ở Ấn Độ, năm 2011, Sasikala V. và cộng sự nghiên cứu hoạt tính giảm đau với
cao chiết ethanol từ lá Passiflora foetida thử nghiệm trên chuột. Liều lượng 200
mg/kg cho hiệu quả cao nhất [(13,83 ± 0,48) min] ở phút 90, xấp xỉ với 5 mg/kg chất
chuẩn morphine sulphate [(14,67 ± 0,21) min]. Nghiên cứu cũng cho biết cao chiết
này có hoạt tính kháng viêm, giá trị cao nhất là [(1,52 ± 0,05) mL] ở liều lượng 100
mg/kg, tương đương với 10 mg/kg chất chuẩn indomatacin [46].

21


Năm 2013, Siriwardhene M.A. và cộng sự nghiên cứu hoạt tính hạ đường huyết
từ cao chiết lá loài Passiflora foetida. Với liều lượng 433 mg/kg, sau 90 phút lượng
đường trong máu giảm tới giá trị trung bình 96,30 ± 2,60 mg/dL, hiệu quả 34,4%. Kết

quả này tương đương với liều lượng 10 mg/kg chất chuẩn glipizide với hiệu quả đạt
34,55% [53].
Năm 2014, Asadujjaman Md. và cộng sự kết luận là cao chiết ethanol từ
Passiflora foetida có hoạt tính giảm đau, hiệu quả 68,75% và 30,00% tương ứng với
liều lượng 500 và 250 mg/kg. Ở liều 500 mg/kg, hoạt tính này gần tương đương với
liều lượng là 25 mg/kg chất chuẩn natri diclofenac, 72,50%. Ngoài ra, nghiên cứu
cũng cho biết cao chiết này có khả năng trị tiêu chảy [10].
Năm 2015, nhóm nghiên cứu của Aussavashai S. tìm thấy sự có mặt của
vitexin trong cao chiết lá loài Passiflora foetida. Vitexin được biết là hợp chất có
hoạt tính kháng oxi hóa, kháng viêm, chống các bệnh về tuyến giáp, chống xơ cứng
động mạch, hạ huyết áp và giải độc gan [11].
Theo các tài liệu tham khảo được, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu
nào về hoạt tính gây độc tế bào của loài Passiflora foetida ở Việt Nam. Vì vậy,
dược liệu này cần được nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học và hoạt tính gây
độc tế bào để tìm ra các hoạt chất có tác dụng tốt.
1.3. Các sản phẩm ứng dụng trên thị trƣờng
1.3.1. Các sản phẩm ứng dụng của một số loài thuộc chi Passiflora
Nhiều nghiên cứu cho thấy, các chi trong họ Passifloraceae được sử dụng làm
thực phẩm hay làm thuốc ở khắp nơi trên thế giới, trong đó các loài thuộc chi
Passifora được quan tâm trong vài năm gần đây, đáng chú ý là các nghiên cứu ở Ấn
Độ, Ý, Brazil [38], [42].
Theo các tài liệu tìm hiểu được, đã có một số sản phẩm của các loài thuộc chi
Passiflora trên thị trường quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Các sản phẩm
này đóng vai trò như thực phẩm chức năng giúp con người có cuộc sống khỏe mạnh
hơn và hạnh phúc hơn. Tùy theo mục đích sử dụng, các nhà sản xuất có thể tạo ra
các sản phẩm chỉ với duy nhất một loài thuộc chi Passifora hoặc kết hợp với các

22



×