Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu thanh fphần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của cây nhục tử gần (sarcosperma affinis gagnep sapotaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.94 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

HOÀNG XUÂN HUYỀN TRANG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA
CÂY NHỤC TỬ GẦN
(Sarcosperma affinis Gagnep. - Sapotaceae)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
HOÀNG XUÂN HUYỀN TRANG

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA
CÂY NHỤC TỬ GẦN
(Sarcosperma affinis Gagnep. - Sapotaceae)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƢỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH : DƢỢC HỌC CỔ TRUYỀN


MÃ SỐ : 60720406

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Thị Hoài

HÀ NỘI 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này em xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, các thầy cô chuyên ngành
Dƣợc học cổ truyền Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã truyền đạt cho em nhiều
kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và tạo điều kiện cho em đƣợc làm luận

văn tốt nghiệp.
Ban Chủ nhiệm Khoa, các thầy cô và cán bộ trong Khoa Dƣợc đã giúp
đỡ, ủng hộ và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để em có thể tiến
hành các thử nghiệm trong quá trình làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ, kỹ thuật viên khoa Vi sinh –
Bệnh viện TW Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, hƣớng dẫn em trong quá trình thực
hiện đề tài.
Ths. Hồ Việt Đức đã tận tình giúp đỡ trong giải quyết cấu trúc hoá học
các hợp chất phân lập đƣợc.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn ở bên cạnh động viên về tinh
thần và hỗ trợ về vật chất để luận văn này đƣợc hoàn thành một cách tốt nhất.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thị
Hoài, giảng viên bộ môn Dƣợc liệu – Khoa Dƣợc, ngƣời đã tận tình hỗ trợ,
hƣớng dẫn và truyền đạt cho em nhiều kiến thức bổ ích trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Học viên


Hoàng Xuân Huyền Trang


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN BỐ ............................................. 3
1.1.1. Đặc điểm chung của họ Hồng xiêm (Sapotaceae) .......................... 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Sarcosperma Hook.f................. 5
1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Sarcosperma affinis Gagnep. .. 7
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC ................................................................... 8
1.3. HOẠT TÍNH SINH HỌC .................................................................... 13
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 16
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................. 16
2.1.1. Mẫu nghiên cứu ............................................................................. 16
2.1.2. Các chủng vi sinh vật thử nghiệm ................................................. 16
2.1.3. Thuốc thử, dung môi, hóa chất ...................................................... 17
2.1.4. Máy móc - thiết bị ......................................................................... 17
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 18
2.2.1. Nghiên cứu về thực vật.................................................................. 18
2.2.2. Nghiên cứu về hóa học .................................................................. 19
2.2.3. Nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn ........................................... 21
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 24
3.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT ..................................................................... 24
3.1.1. Đặc điểm hình thái ........................................................................ 24
3.1.2. Đặc điểm vi học ............................................................................. 25
3.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC ................................................................. 32
3.2.1. Định tính các nhóm hợp chất hữu cơ có trong cây ....................... 32
3.2.2. Quá trình chiết xuất ....................................................................... 33

3.2.3. Quá trình phân lập ......................................................................... 35


3.3. Nhận dạng các chất phân lập đƣợc ....................................................... 39
3.3.1. Hợp chất SAC8.............................................................................. 39
3.3.2. Hợp chất SAC9.............................................................................. 41
3.3.3. Hợp chất SAC18............................................................................ 44
3.3.4. Hợp chất SAC22............................................................................ 47
3.4. HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN ......................................................... 49
3.4.1. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết toàn phần và các phân đoạn49
3.4.2. Hoạt tính kháng khuẩn của các hợp chất tinh khiết phân lập từ cây
Nhục tử gần ............................................................................................. 51
Chƣơng 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 55
4.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT ..................................................................... 55
4.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC ................................................................. 56
4.3. HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN ......................................................... 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT

KÝ HIỆU
13

C-NMR

TIẾNG ANH


TIẾNG VIỆT

Carbon nuclear magnetic resonance Phổ cộng hƣởng từ carbon
13

1

H-NMR

Proton nuclear magnetic resonance

Phổ cộng hƣởng từ proton
1

A549

Human

C

H

adenocarcinoma Tế bào ung thƣ biểu mô phế

lung

epithelial cell

nang ngƣời


AMPK

AMP-activated protein kinase

Enzym hoạt hóa AMP

DMSO

Dimethyl sulfoxide

Dimethyl sulfoxide

DNA

Deoxyribonucleic acid

Acid deoxyribonucleid

ED50

Median effective dose 50

Liều có tác dụng lên 50%
nhóm thử nghiệm

FtsZ

HL-60

Filamentous temperature sensitive Protein sợi Z nhạy cảm với

protein Z

nhiệt độ

Promyelocytic cell

Tế bào bạch cầu tiền tủy
bào

HMBC

Heteronuclear

bond Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân

multiple

correlation

2 chiều HMBC

HONE-1

Ppithelial tumor cell

Tế bào khối u biểu mô

HR-EI-MS

High-resolution


electron Phổ khối phân giải cao

ionizationmass spectrometry
HSQC

Heteronuclear

single

2 chiều HSQC

coherence
IC50

Half

quantum Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân

maximal

concentration

inhibitory Nồng độ ức chế 50% nhóm
thử nghiệm


IL

Interleukin


Interleukin

KB

Oral cancer cell

Tế bào ung thƣ vòm họng

LPS

Lipopolysaccharide

Lipopolysaccharide

MCF7

Human breast adenocarcinoma cell Tế bào ung thƣ vú ngƣời
line

MIC

Minimum inhibitory concentration

Nồng độ ức chế tối thiểu

NMR

Nuclear magnetic resonance


Phổ cộng hƣởng từ hạt nhân

SK-MEL-3

Human melanoma cell

Tế bào melanoma ngƣời

SK-OV-3

Ovarian carcinoma cells

Tế bào ung thƣ biểu mô
buồng trứng

TNF

Tumor necrosis factors

Yếu tố hoại tử khối u


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Một số triterpen phổ biến trong họ Sapotaceae ................................ 8
Bảng 1.2. Một số flavonoid đƣợc phân lập từ họ Sapotaceae ........................ 12
Bảng 1.3. Một số loài có hoạt tính kháng khuẩn thuộc họ Sapotaceae ......... 14
Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ phần trên mặt đất của cây
Nhục tử gần ..................................................................................................... 32
Bảng 3.2. Dữ liệu phổ của SAC8 và hợp chất tham khảo ............................. 40

Bảng 3.3. Dữ liệu phổ của SAC9 và hợp chất tham khảo ............................. 43
Bảng 3.4. Dữ liệu phổ của SAC18 và hợp chất tham khảo ........................... 46
Bảng 3.5. Dữ liệu phổ của SAC22 và hợp chất tham khảo ........................... 48
Bảng 3.6. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết toàn phần và các phân đoạn
đối với Staphylococcus aureus........................................................................ 49
Bảng 3.7. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết toàn phần và các phân đoạn
đối với Escherichia coli .................................................................................. 50
Bảng 3.8. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết toàn phần và các phân đoạn
đối với Pseudomonas aeruginosa ................................................................... 50
Bảng 3.9. Hoạt tính kháng khuẩn của các hợp chất tinh khiết trên chủng
Staphylococcus aureus .................................................................................... 52
Bảng 3.10. Hoạt tính kháng khuẩn của các hợp chất tinh khiết trên chủng
Bacillus subtilis ............................................................................................... 52
Bảng 3.11. Hoạt tính kháng khuẩn của các hợp chất tinh khiết trên chủng
Escherichia coli ............................................................................................... 53
Bảng 3.12. Hoạt tính kháng khuẩn của các hợp chất tinh khiết trên chủng
Pseudomonas aeruginosa................................................................................ 53


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cấu trúc một số triterpen thƣờng gặp ở họ Sapotaceae .................. 11
Hình 1.2. Cấu trúc một số flavonoid thƣờng gặp ở họ Sapotaceae ................ 13
Hình 2.1. Ảnh cây Nhục tử gần (Sarcosperma affinis Gagnep. - Sapotaceae)
......................................................................................................................... 16
Hình 2.2. Phân bố các mẫu thử trên đĩa thạch dinh dƣỡng ............................. 23
Hình 3.1. Ảnh cây Nhục tử gần....................................................................... 24
Hình 3.2. Ảnh một số đặc điểm hình thái cây Nhục tử gần ............................ 25
Hình 3.3. Vi phẫu cành Nhục tử gần (quan sát ở vật kính 10) ....................... 26
Hình 3.4. Vi phẫu cành Nhục tử gần (quan sát ở vật kính 40) ....................... 27

Hình 3.5. Các đặc điểm bột cành Nhục tử gần ............................................... 28
Hình 3.6. Các đặc điểm bột lá Nhục tử gần .................................................... 29
Hình 3.7. Vi phẫu gân lá Nhục tử gần (quan sát ở vật kính 10) ..................... 30
Hình 3.8. Vi phẫu phiến lá Nhục tử gần (quan sát ở vật kính 40) .................. 30
Hình 3.9. Vi phẫu gân lá Nhục tử gần (quan sát ở vật kính 40) ..................... 31
Hình 3.10. Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ Nhục tử gần............................ 37
Hình 3.11. Sơ đồ phân lập SAC8 và SAC22 từ phân đoạn chloroform ......... 38
Hình 3.12. Sơ đồ phân lập SAC9 và SAC18 từ phân đoạn chloroform ......... 38
Hình 3.13. Cấu trúc hóa học của SAC8 .......................................................... 39
Hình 3.14. Tƣơng tác 1H - 13C HMBC chính của hợp chất SAC9 ................. 42
Hình 3.15. Cấu trúc hóa học của SAC9 .......................................................... 42
Hình 3.16. Tƣơng tác 1H - 13C HMBC chính của hợp chất SAC18 ............... 45
Hình 3.17. Cấu trúc hóa học của SAC18 ........................................................ 45
Hình 3.18. Cấu trúc hóa học của SAC22 ........................................................ 49
Hình 4.1. Cấu trúc hóa học của SAC8 và SAC18 .......................................... 61


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở
Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới. Theo số liệu thống kê, mỗi năm trên thế giới
có hàng triệu ngƣời chết do mắc các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn. Sự ra
đời của các thuốc kháng sinh là bƣớc ngoặt quan trọng đối với ngành y tế
giúp kiểm soát và làm giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy
nhiên, một trong những vấn đề nan giải đối với kháng sinh hiện nay là hiện
tƣợng kháng thuốc do việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị. Điều này đã
đặt các nhà khoa học trƣớc thách thức phải nhanh chóng tìm ra các kháng sinh
mới có hiệu quả điều trị tốt. Trên thực tế, phần lớn các kháng sinh đang đƣợc
sử dụng hiện nay đều có nguồn gốc tự nhiên. Hệ sinh thái tự nhiên cung cấp
nguồn hợp chất với hoạt tính sinh học cực kì phong phú với số lƣợng các hợp
chất tự nhiên chƣa đƣợc khám phá theo ƣớc tính là hơn 1 triệu hợp chất [11].

Vì vậy, nghiên cứu phát triển kháng sinh có nguồn gốc tự nhiên vẫn là một
hƣớng đi đầy hứa hẹn.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên có
nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng. Theo thống kê sơ bộ, ở
nƣớc ta hiện đã biết khoảng 10.350 loài thực vật bậc cao, khoảng 800 loài rêu,
600 loài nấm và hơn 2.000 loài tảo [9]. Trong đó, Thừa Thiên Huế thuộc khu
vực thực vật nhiệt đới vùng đệm có sự giao lƣu giữa hệ thực vật phía Bắc và
hệ thực vật phía Nam, đa dạng về thành phần, chủng loại và hệ sinh thái.
Nhục tử gần (Sarcosperma affinis Gagnep. - Sapotaceae) là một loài đặc hữu
của Việt Nam đã đƣợc tìm thấy ở Vƣờn Quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên Huế
[7]. Kết quả sàng lọc ban đầu của nhóm nghiên cứu cho thấy loài này có hoạt
tính kháng khuẩn mạnh, tuy nhiên cho đến nay vẫn chƣa có công bố nào về
thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài này ở Việt Nam cũng nhƣ
trên thế giới. Nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn, chuẩn hóa nguyên liệu
1


cũng nhƣ làm sáng tỏ thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của cây
Nhục từ gần, đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng
khuẩn của cây Nhục tử gần (Sarcosperma affinis Gagnep. - Sapotaceae)”
đƣợc tiến hành với các mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm thực vật và giám định tên khoa học của cây.
2. Chiết xuất, phân lập 4-5 chất tinh khiết trong cây và xác định cấu trúc hóa
học các chất đã phân lập được.
3. Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết toàn phần, dịch chiết các
phân đoạn và các chất tinh khiết phân lập được từ cây.

2



Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN BỐ
1.1.1. Đặc điểm chung của họ Sapotaceae (Hồng Xiêm)
Cây gỗ hoặc cây bụi có nhựa mủ, có lông ở thân non. Có thể có hoặc
không có lá kèm (chi Chrysophyllum và Pouteria). Lá đơn thƣờng xanh, mọc
so le hay mọc vòng, hiếm khi mọc đối, có cuống lá. Phiến lá nguyên, gân lá
lông chim, gân nhỏ vắt chéo. Mép phiến lá nguyên.
Cụm hoa hình xim, hoa hiếm khi mọc đơn, mọc ra từ nách lá hoặc cành
già. Hoa lƣỡng tính, hiếm khi đơn tính, đối xứng tỏa tròn. Hoa có lá bắc với
kích thƣớc thƣờng nhỏ hay trung bình, phần lớn cân đối hoặc đôi khi hơi
không cân đối tới rất không cân đối. Bao hoa với đài hoa và tràng hoa riêng
biệt, xếp 2 vòng hoặc 3 vòng. Đài hoa 4−8 cánh, 1 vòng (5 cánh), hoặc 2 vòng
(2+2, 3+3 hay 4+4 cánh), trƣờng hợp 1 vòng thì xếp lợp. Tràng hoa 3−10
cánh, 1 vòng hoặc 2 vòng, có phần phụ hoặc không, cánh hợp, xếp lợp.
Bộ nhị thƣờng gồm 4−15 nhị, rời nhau, xếp thành 1−3 vòng. Bộ nhị có
thể chỉ bao gồm các nhị sinh sản hoặc bao gồm cả các nhị lép (vòng ngoài,
vòng đối diện với lá đài thƣờng chỉ gồm nhị lép). Nhị lép 2−5, nằm bên ngoài
các nhị sinh sản. Bộ nhị có thể đẳng số với bao hoa, hoặc gấp đôi hay gấp ba,
mọc so le hay đối diện với lá đài, đối diện với các phần của tràng hoa hoặc cả
so le lẫn đối diện với các phần của tràng hoa. Các bao phấn nứt theo khe nứt
dọc, hƣớng ngoài, dạng 4 túi bào tử. Các hạt phấn có 3−6 khe hở dọc, 2 ngăn
hoặc 3 ngăn.
Bộ nhụy có số lá noãn bằng với bao hoa, riêng chi Sarcosperma thì thấp
hơn với chỉ 2−3 lá noãn. Túi phôi không hình thành các tế bào đối cực (ba
nhân nhanh chóng thoái hóa). Hai tế bào nằm cạnh tế bào trứng có móc. Quả
dạng quả mọng với cùi thịt dày, không nứt, riêng chi Sarcosperma là quả

3



hạch. Hạt có nội nhũ hoặc không. Nội nhũ chứa dầu. Phôi phân biệt rõ, có 2 lá
mầm (lớn, mỏng, phẳng). Phôi không chứa diệp lục [42].
Họ Sapotaceae gồm 53 chi với 1200 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt
đới ẩm và cận nhiệt đới, một vài chi có thể tìm thấy ở vùng bán khô hạn và
khô hạn. Ở Việt Nam có 16 chi, trên 40 loài. Đây là một trong những họ phổ
biến nhất của vùng rừng thấp, phân bố từ những vùng gần biển lên độ cao
4000 m [46]. Các chi thuộc họ Sapotaceae ở Việt Nam gồm có: Aesandra,
Bumelia, Chrysophyllum, Donella, Eberhardtia, Madhuca, Manilkara,
Mastichodendron, Mimusops, Palaquium, Payena, Planchonella, Pouteria,
Sarcosperma, Sinosideroxylon, Xantolis [5].
Khóa phân loại các chi trong họ Sapotaceae [5]
1a - Đài do 2 luân sinh 3−4 lá đài
2a - Cánh hoa có phụ bộ ở lƣng, tiểu nhụy bằng số cánh hoa, có tiểu
nhụy lép
3a - Lá đài 6, cánh hoa 6, sẹo hạt dẹp, dài ...................... Manikara
3b - Lá đài 8, cánh hoa 8, sẹo hạt tròn ............................ Mimusops
2b - Cánh hoa không có phụ bộ, tiểu nhụy bằng 2−3 số cánh hoa,
không có tiểu nhụy lép
3a - Lá đài 6, tiểu nhụy 12, noãn sào 6 buồng ............. Palaquirum
3b - Lá đài 4
4a - cánh hoa 12, tiểu nhụy 24, noãn sào 12 buồng ...............
............................................................................. Aesandra
4b - cánh hoa 5−18, noãn sào (6) 8 (10) buồng
5a - Có phôi nhũ, tiểu nhụy 16 .......................... Payena
5b - Phôi nhũ vắng hay gần nhƣ vắng ............. Madhuca
1b - Đài do 1 luân sinh lá đài, hoa 5 phân
2a - cánh hoa có phụ bộ ở lƣng, có tiểu nhụy lép
3a - quả không tự khai, sẹo hạt tròn ở đáy......................... Bumelia
4



3b - quả tự khai, sẹo hạt tròn dài..................................Eberhardtia
2b - cánh hoa không phụ bộ ở lƣng
3a - không tiểu nhụy lép, có phôi nhũ ............................... Donella
3b - có tiểu nhụy lép
4a - noãn sào 1−2 buồng, chùm ......................... Sarcosperma
4b - noãn sào 5 buồng, phôi nhũ
5a - sẹo hạt ở đáy, mầm đứng ............... Sinosideroxylon
5b - sẹo hạt tròn dài hẹp
6a - quả 1(2) hạt, cây thƣờng có gai, tiểu nhụy gắn
ở miệng hoa ................................................. Xantolis
6b - quả 5 hạt, tiểu nhụy gắn ở miệng hoa ...............
............................................................. Planchonella
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Sarcosperma Hook.f.
1.1.2.1. Vị trí phân loại chi Sarcosperma Hook.f.
Sarcosperma là một chi khá đặc biệt trong họ Sapotaceae, đƣợc các nhà
thực vật học tranh luận khá nhiều về vị trí phân loại. Vào khoảng những năm
1925, chi Sarcosperma từng đƣợc xếp thành một họ riêng biệt mang tên
Sarcospermaceae. Luận điểm này dựa trên một số nét khác biệt về mặt thực
vật của Sarcosperma với các loài của họ Sapotaceae nhƣ: cụm hoa kéo dài, lá
mọc đối [30]. Tuy nhiên, tác giả Pennington (1991) lại xếp chi Sarcosperma
là một chi thuộc họ Sapotaceae vì cho rằng những đặc điểm trên vẫn có ở một
số loài trong họ này. Ngoài việc xếp chi Sarcosperma vào họ Sapotaceae, tác
giả trên còn đặt chi này vào tông Sideroxyleae. Cách sắp xếp của Pennington
dựa chủ yếu vào việc phân tích, so sánh đặc điểm hình thái [10].
Trong một nghiên cứu về mối liên hệ tiến hóa giữa những loài trong bộ
Đỗ quyên (Ericales), tác giả Anderberg (2002) dựa vào so sánh dữ liệu DNA
kết luận rằng chi Sarcosperma không chỉ thuộc tông Sideroxyleae mà trên
thực tế còn có mối quan hệ tiến hóa với tất cả các chi trong họ Sapotaceae.
5



Kết luận này càng đƣợc củng cố khi tác giả thu hẹp phạm vi nghiên cứu, chỉ
phân tích những dữ liệu gen của các loài trong họ Sapotaceae. Do đó, hiện
nay chi Sarcosperma đƣợc thống nhất xếp vào họ Sapotaceae [10].
Theo hệ thống phân loại của Pennington [41], Takhtajan [50], chi
Sarcosperma có vị trí phân loại nhƣ sau:
Giới Thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Bộ Đỗ quyên (Ericales)
Họ Hồng Xiêm (Sapotaceae)
Tông Sideroxyleae
Chi Sarcosperma
1.1.2.2. Đặc điểm thực vật chi Sarcosperma Hook.f.
Cây gỗ hay cây bụi. Lá kèm nhỏ rụng sớm và để lại vết sẹo trên cuống
lá, phiến lá thon. Lá mọc đối hay mọc cách, hiếm khi mọc xoắn ốc, có lỗ tiết
gần gân bên. Gân bên nhỏ dần và biến mất khi gần tới mép lá. Cuống lá
thƣờng có cặp lá kèm. Cụm hoa chùm hay chùy mọc ra từ nách lá. Lá bắc
nhỏ, hình tam giác. Hoa lƣỡng tính, đài hoa 5, tròn, xếp chồng lên nhau.
Tràng hoa rộng hình chuông. Cánh hoa 5, nhị 5 nằm trong ống tràng, đối diện
với cánh hoa và có 5 nhị lép xen kẽ. Bộ nhụy gồm 2−3 lá noãn. Quả hạch, có
1 hoặc 2 hạt, vỏ quả rất mỏng. Hạt hình elip hoặc hình trứng, không dẹp hai
bên, không có nội nhũ [46].
1.1.2.3. Phân bố chi Sarcosperma Hook.f.
Chi Sarcosperma gồm khoảng 11 loài, phân bố ở Ấn Độ, Indonesia,
Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc và Philipin. Chi này xuất hiện rải
rác ở những dạng rừng khác nhau từ mặt nƣớc biển lên đến độ cao 1300 m. Ở
Việt Nam, theo Phạm Hoàng Hộ [5] có 5 loài thuộc chi Sarcosperma.
- Sarcosperma affinis Gagnep. - Nhục tử gần, Sến nạc nhỏ.

6


+ Phân bố: Quảng Nam (Gò Ổi).
+ Dạng sống và sinh thái: gỗ nhỏ, cao khoảng 6−7 m, ở độ cao 500 m.
Ra hoa tháng 2.
- Sarcosperma angustifolium Gagnep. - Nhục tử lá hẹp, Sến nạc lá hẹp.
+ Phân bố: Hòa Bình (chợ Bờ, núi Biểu).
+ Dạng sống và sinh thái: gỗ nhỏ, mọc ở độ cao 800−900 m. Ra hoa
tháng 9.
- Sarcosperma kachinense (King & Prain) Excell - Nhục tử Cachin,
Sến nạc, Hồng đạt.
+ Phân bố: Lạng Sơn, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,
Kontum, Gia Lai.
+ Dạng sống và sinh thái: gỗ nhỏ, cao 6−10 m. Mọc nơi quang sáng
trên núi đá vôi, ở độ cao khoảng 100−1000 m. Ra hoa từ tháng 10 đến tháng 2
(năm sau).
- Sarcosperma kontumense Gagnep. ex Aubr - Nhục tử Kontum, Sến
nạc Kontum.
+ Phân bố: Kontum ( Đắc Tô: Ngọc Gu-ga, Konplông).
+ Dạng sống và sinh thái: gỗ, cao 20m. Mọc trong rừng dày, ở độ cao
1000 m. Ra hoa và quả tháng 11.
- Sarcosperma laurinum (Benth.) Hook. f. - Nhục tử lá quế, Sến nạc
nguyệt quế.
+ Phân bố: Quảng Ninh (Tiên Yên, Hà Cối, Chúc Phai).
+ Dạng sống và sinh thái: gỗ, cao 6−15 m. Mọc ở rừng thung lũng hoặc
ven suối, độ cao 400−500 m.
1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Sarcosperma affinis Gagnep.
Cây gỗ lớn, cao 7 m có mủ trắng. Lá chụm ở đầu nhánh, có phiến thon,
to 15 × 3 cm, đầu phiến lá nhọn, không lông, gân phụ 10 cặp, có vài tuyến ở

ngách gân trên. Cuống 1,5−2,5 cm, không lá bẹ. Hoa nhỏ, mọc thành chùm ở
7


nách lá, dài 5 cm, không lông. Lá dài 1,6 cm, vành cao 2,5 mm. Tiểu nhụy
không chỉ, tiểu nhụy lép 5, nhọn. Noãn không lông, 2−3 buồng 1 noãn [5].
Loài Sarcosperma affinis phân bố ở các tỉnh miền Trung Việt Nam nhƣ
Quảng Nam, Thừa Thiên Huế. Theo tài liệu của tác giả Phan Kế Lộc
Sarcosperma affinis là loài đặc hữu của tiểu vùng địa lý thực vật Trung
Trƣờng Sơn - Việt Nam [7].
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Họ Sapotaceae trên thế giới có khoảng 1200 loài, ở Việt Nam có hơn
40 loài. Tuy nhiên các nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài thuộc
họ này vẫn còn rất hạn chế, mới chỉ tập trung vào một số loài nhƣ
Chrysophyllum cainito, Manilkara zapota, Madhuca lonigfolia, các loài
trong chi Pouteria v.v.. Hiện nay, vẫn chƣa có công bố nào về thành phần
hóa học của các loài thuộc chi Sarcosperma. Thông thƣờng, những loài có
mối quan hệ tiến hóa với nhau thƣờng có một số nét tƣơng đồng về thành
phần hóa học.
Triterpen và flavonoid là hai nhóm hợp chất đƣợc phân lập nhiều nhất
từ họ Sapotaceae. Đây cũng là hai nhóm hợp chất đƣợc tập trung nghiên
cứu về hoạt tính sinh học sau khi phân lập. Các triterpen tồn tại ở dạng
aglycon hoặc glycosid, trong đó phần aglycon chủ yếu thuộc về khung lupan,
olean và ursan. Một số triterpen phân lập từ các loài thuộc họ Sapotaceae
đƣợc trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Một số triterpen phổ biến trong họ Sapotaceae
Khung cấu trúc

Olean


Tên chất

Loài

α-Amyrin (1)
β-Amyrin (2)

8

TLTK

Argania spinosa

[13]

Chrysophyllum boivinianum

[31]

Eberhardtia aurata

[6]

Manilkara subsericea

[12]

Mimusops elengi

[43]



Khung cấu trúc

Tên chất

Loài
Mimusops manilkara

TLTK
[34]

Pouteria caimito
Pouteria gardnerii
Pouteria tomentosa

[15]

Pouteria torta
Taraxerol (3)

Mimusops elengi

[22]

Mimusops manilkara

[35]

Pouteria caimito


[15]

Chrysophyllum boivinianum

[31]

Pouteria tomentosa

Taraxasterol (4)

Pouteria torta

[15]

Pouteria venosa

Acid oleanolic
(5)

Lupeol (6)

Madhuca lonigfolia

[45]

Manilkara zapota

[37]


Mimusops manilkara

[34]

Pouteria gardnerii

[15]

Argania spinosa

[13]

Chrysophyllum boivinianum

[31]

Chrysophyllum cainito

[49]

Pouteria caimito
Pouteria gardnerii

[15]

Pouteria torta

Lupan

Acid betulinic (7)


9

Chrysophyllum cainito

[49]

Madhuca microphylla

[21]

Madhuca neriifolia

[21]

Mimusops manilkara

[34]

Palaquium grande

[21]

Pouteria tomentosa

[15]


Khung cấu trúc


Tên chất

Loài

TLTK

Pouteria torta

Acid ursolic (8)
Ursan

Chrysophyllum cainito

[49]

Mimusops elengi

[43]

Mimusops hexandra

[21]

Mimusops manilkara

[21]

Palaquium canaliculatum

[21]


Palaquium grade

[21]

Planchonella duclitan

[51]

Pouteria gardnerii
Pouteria tomentosa
Pouteria torta

[15]

Pouteria venosa
Acid myrianthic
(9)

Spinasterol (10)
Phytosterol

Eberhardtia aurata

[6]

Planchonella duclitan

[51]


Pouteria venosa

[15]

Argania spinosa

[13]

Madhuca fulva

[21]

Madhuca neriifolia

[21]

Mimusops elengi

[22]

Mimusops manilkara

[34]

Palaquium canaliculatum

[21]

Pouteria caimito
Pouteria venosa


[15]

Pouteria vitiensis

β-Sitosterol (11)

Chrysophyllum boivinianum

[31]

Madhuca lonigfolia

[45]

Mimusops elengi

[22]

Mimusops manilkara

[34]

10


Khung cấu trúc

Tên chất


Loài

TLTK

Pouteria caimito

[15]

Khung olean

R
H
H
H

R1
Me
H
H

R2
H
Me
Me

R3
Me
α-Amyrin (1)
Me
β-Amyrin (2)

COOH Acid oleanolic (5)

Taraxerol
(3)

Taraxasterol (4)

Khung ursan

Khung lupan

R
Me
Acid betulinic (7)
COOH Lupeol (6)

R
R1
H
β - OH
α - OH α - OH

R2
CH3
CH2OH

Acid ursolic (8)
Acid myrianthic (9)

Khung phytosterol


β – Sitosterol (11)

Spinasterol (10)

Hình 1.1. Cấu trúc một số triterpen thƣờng gặp ở họ Sapotaceae
11


Flavonoid cũng là một nhóm chất phổ biến trong họ Sapotaceae. Nó có
mặt trong hầu hết các loài thuộc họ Sapotaceae đã đƣợc nghiên cứu. Bảng 1.2.
thống kê một số flavonoid đã phân lập đƣợc từ các loài thuộc họ Sapotaceae
Bảng 1.2. Một số flavonoid đƣợc phân lập từ họ Sapotaceae
Khung cấu trúc

Tên chất

Loài
Chrysophyllum cainito

Gallocatechin (12)

TLTK
[53]

Pouteria campechiana
Pouteria sapota

[15]


Pouteria viridis
Chrysophyllum cainito
Flavan-3-ol

[53]

Pouteria campechiana

Catechin (13)

Pouteria sapota

[15]

Pouteria viridis
Pouteria campechiana
Epicatechin (14)

Pouteria sapota

[15]

Pouteria viridis
Epigallocatechin
(15)

Myricitrin (16)

Sideroxylon inerme


[38]

Argania spinosa

[13]

Manilkara zapota

[52]

Pouteria campechiana

[14]

Pouteria sapota
Pouteria torta

Flavonol

[15]

Pouteria viridis
Quercitrin (17)

Chrysophyllum cainito

[53]

Isoquercitrin (18)


Chrysophyllum cainito

[53]

Quercitol (19)

Mimusops elengi

[19]

Argania spinosa

[13]

Chrysophyllum cainito

[53]

Quercetin (20)

12


Khung cấu trúc

Tên chất

Loài

Rutin (21)


Madhuca lonigfolia

[45]

Mimusops elengi

[19]

Pouteria campechiana

[14]

Argania spinosa

[13]

Khung flaval-3-ol

R
OH
H
H

R1
β - OH
β - OH
α - OH

TLTK


Khung flavonol

R
OH
H
H
H
H

Gallocatechin (12)
Catechin (13)
Epicatechin (14)

R1
O-rham
O-rham
H
OH
O-glu-rham

R2
OH
OH
H
OH
OH

Myricitrin (16)
Quercitrin (17)

Quercitol (19)
Quercetin (20)
Rutin (21)

Hình 1.2. Cấu trúc một số flavonoid thƣờng gặp ở họ Sapotaceae
Ngoài ra, ngƣời ta đã phân lập đƣợc một số ít các alkaloid thuộc nhóm
hydroxymethylpyrrolizidine từ các loài thuộc chi Planchonella nhƣ benzoyl
laburnine (Planchonella thyrsoidea, P. anteridifera), isoretronecanol (P.
equestris), isoretronecyl tiglate (Planchonella sp.) [47].
1.3. HOẠT TÍNH SINH HỌC
Các loài trong họ Sapotaceae có nhiều hoạt tính sinh học có giá trị nhƣ
hạ đƣờng huyết, chống ung thƣ, tăng cƣờng miễn dịch, giảm đau, hạ sốt. Đặc
biệt trong những năm gần đây, hoạt tính kháng khuẩn của các loài trong họ
Sapotaceae rất đƣợc chú ý. Nhiều nghiên cứu sàng lọc đã đƣợc tiến hành và
kết quả cho thấy rất nhiều loài trong họ này có hoạt tính kháng khuẩn mạnh
[40]. Các nghiên cứu cho thấy Madhuca indica có hoạt tính kháng khuẩn đối

13


với các chủng vi khuẩn Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus,
Pseudomonas aeruginosa với đƣờng kính vòng vô khuẩn ở nồng độ 50
mg/mL tƣơng ứng là 9, 7, 10 mm [24]. Manilkara zapota có hoạt tính đối với
các chủng Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa
với đƣờng kính vòng vô khuẩn tƣơng ứng là 29,0, 28,5, 28,0 mm [44]. Dịch
chiết methanol của Vitellaria paradoxa có hoạt tính ức chế các dòng vi khuẩn
Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, E.coli ở nồng độ ức chế tối
thiểu (70 mg/mL) tƣơng ứng là 16, 15, 15 mm [36].
Bảng 1.3. Một số loài có hoạt tính kháng khuẩn thuộc họ Sapotaceae [25]
STT


Tên loài

STT

Tên loài

1

Chrysophyllum cainito

12

Micropholis venulosa

2

Chrysophyllum lucentifolium

13

Mimusops elengi

14

Pouteria campechiana

3

Chrysophyllum

sanguinolentuni

4

Eccliiiusa guianensis

15

Pouteria cayemensis

5

Madhuca indica

16

Pouteria deliciosa

6

Madhuca lonigfolia

17

Pouteria guianensis

7

Manilkara bidentata


18

Pouteria niacrophylla

8

Manilkara guyanensis

19

Pouteria oblanceolata

9

Manilkara hexandra

20

Sarcosperma kachinense

10

Manilkara huberi

21

11

Manilkara zapota


22

Tridesmostemon
omphalocarpoides
Vitellaria paradoxa

Đối với chi Sarcosperma mới chỉ có duy nhất loài Nhục tử Cachin
(Sarcosperma kachinense Exell.) đƣợc nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn.
Theo báo cáo của Yang và cộng sự (2012), dịch chiết ethanol của loài Nhục

14


tử Cachin thể hiện tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với Staphylococcus
aureus kháng methiciline [16].
Sarcosperma affinis Gagnep. là một loài đặc hữu của Việt Nam. Cho đến
nay vẫn chƣa có công bố nào về hoạt tính sinh học của loài này. Nhóm nghiên
cứu đã tiến hành sàng lọc hoạt tính của dịch chiết loài này tại Viện Nghiên
cứu Thuốc Tự nhiên, Trƣờng Đại học Toyama - Nhật Bản. Tại đây đang tập
trung nghiên cứu, tìm kiếm các loại kháng sinh có nguồn gốc thực vật có đích
tác dụng là FtsZ. FtsZ là một protein cần thiết cho sự tồn tại và phân chia của
tế bào vi khuẩn. Nó có mặt ở hầu hết các loài vi khuẩn nhƣng không có ở tế
bào nhân thực. Do đó, các kháng sinh có đích tác dụng là FtsZ sẽ có tác dụng
chọn lọc, ít độc tính và an toàn hơn với cơ thể ngƣời. Cụ thể, các kháng sinh
sẽ liên kết với FtsZ làm tăng hoạt động của GTPase, ức chế sự lắp ráp FtsZ
dẫn đến ức chế sự phân chia tế bào vi khuẩn [17]. Kết quả nghiên cứu từ 207
dịch chiết dƣợc liệu đƣợc thu mẫu tại miền Trung Việt Nam cho thấy dịch
chiết Nhục tử gần có tác dụng tốt nhất, làm ức chế khả năng lắp ráp của
protein FtsZ lên đến 88,36 ± 6,5%. Đây là một bằng chứng cho thấy Nhục tử
gần có có thể chứa một số hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Vì vậy,

việc nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài này sẽ
góp phần vào việc tìm kiếm, bổ sung các hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn,
đồng thời làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển cây thuốc, đó là lý do mà
cây Nhục tử gần đƣợc chọn làm đối tƣợng nghiên cứu trong đề tài.

15


Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Mẫu nghiên cứu
Mẫu cây Nhục tử gần (Sarcosperma affinis Gagnep. - Sapotaceae) đƣợc
thu hái vào tháng 6/2014 tại Vƣờn Quốc gia Bạch Mã – Thừa Thiên Huế.
Mẫu nghiên cứu Nhục tử gần gồm:
- Mẫu cây thu hái mang bộ phận sinh sản để làm giám định tên khoa
học và làm tiêu bản khô.
- Mẫu cây tƣơi bao gồm cành và lá, bột khô cành, lá để nghiên cứu đặc
điểm vi học.
- Cành và lá rửa sạch, thái nhỏ, sấy ở 50 C, sau đó xay thành bột thô và
bảo quản ở nơi khô thoáng để nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính
sinh học.

Hình 2.1. Ảnh cây Nhục tử gần (Sarcosperma affinis Gagnep. - Sapotaceae)
2.1.2. Các chủng vi sinh vật thử nghiệm
Các chủng vi khuẩn kiểm định đƣợc dùng trong thí nghiệm gồm:
- Vi khuẩn Gram dƣơng
+ Staphylococcus aureus ATCC 1128
+ Bacillus subtilis ACTT 6633
- Vi khuẩn Gram âm
16



×