BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG
SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VỀ BIỂN ĐẢO THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12 Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)
Chun ngành : LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ
Mã số
: 60 14 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS TRẦN VĨNH TƯỜNG
HUẾ, NĂM 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chưa từng được cơng bố trong bất kì một cơng trình nào khác.
Huế, ngày 15 tháng 08 năm 2016
Tác giả
Nguyễn Thị Tuyết Nhung
ii
Để hồn thành tốt luận văn này, tơi xin
bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo
PGS. TS Trần Vĩnh Tường, người đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ tơi trong suốt q
trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo,
cô giáo khoa Lịch sử, phòng Đào tạo Sau Đại
học, Trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q
trình làm luận văn.
Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn
Ban Giám hiệu, quý thầy giáo, cơ giáo, các em
học sinh Trường THPT Bình Điền, Trường THPT
Nguyễn
Trường
Tộ,
Trường
THPT
An
Lương
Đông,Trường THPT Nguyễn Huệ,… đã giúp đỡ tôi
trong suốt q trình làm luận văn.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ và
động viên, tạo điều kiện tốt nhất và đóng góp
những ý kiến quý báu về nhiều mặt trong suốt
thời gian tôi học tập.
Huế, tháng 8 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Tuyết Nhung
iii
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DH
:
Dạy học
GV
:
Giáo viên
HS
:
Học sinh
NXB
:
Nhà xuất bản
SGK
:
Sách giáo khoa
THPT
:
Trung học phổ thông
ĐDTQ
:
Đồ dùng trực quan
iv
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 4
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................ 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................................. 7
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 11
4. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................... 11
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................................... 11
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 12
7. Giả thuyết khoa học ......................................................................................................... 13
8. Đóng góp luận văn ........................................................................................................... 13
9. Bố cục luận văn................................................................................................................ 13
CHƯƠNG 1.............................................................................................................. 15
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC .................................................. 15
SỬ DỤNG ĐDTQ VỀ BIỂN ĐẢO THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THƠNG ................................................................................................ 15
1.1 Cơ sở lí luận ................................................................................................................... 15
1.1.1. Đồ dùng trực quan: Khái niệm và phân loại ............................................................. 15
1.1.2 Năng lực của học sinh trong dạy học lịch sử.............................................................. 21
1.1.3. Vị trí, ý nghĩa của việc sử dụng ĐDTQ theo hướng phát triển năng lực của HS trong
dạy học lịch sử ở trường THPT ........................................................................................... 29
1.2 Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng đồ dùng trực quan về biển đảo theo hướng phát triển
năng lực của học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT .................. 35
1.2.1. Mục đích điều tra ....................................................................................................... 35
1.2.2. Đối tượng điều tra ..................................................................................................... 35
1.2.3. Phương pháp điều tra ................................................................................................ 35
1.2.4. Nội dung điều tra ....................................................................................................... 35
1
1.2.5. Kết quả điều tra ......................................................................................................... 36
CHƯƠNG 2.............................................................................................................. 40
HỆ THỐNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN VỀ BIỂN ĐẢO CẦN SỬ DỤNG
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY
HỌC LỊCH VIỆT NAM Ở LỚP 12 TRƯỜNG THPT (CHƯƠNG TRÌNH
CHUẨN) ................................................................................................................... 40
2.1.Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam ở lớp 12 trường THPT (Chương
trình Chuẩn) ......................................................................................................................... 40
2.1.1.Vị trí chương trình lịch sử Việt Nam lớp 12 ............................................................... 40
2.1.2.Mục tiêu chương trình lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay............................ 40
2.1.3. Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho đến nay ở lớp 12 trường
THPT (Chương trình Chuẩn)............................................................................................... 42
2.2.Các nguyên tắc cần quán triệt khi lựa chọn ĐDTQ về biển đảo theo hướng phát triển
năng lực của HS trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT (Chương trình
Chuẩn) .................................................................................................................................. 49
2.2.1. Phải đảm bảo tính Đảng, tính khoa học .................................................................... 49
2.2.2. Phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu, chương trình giáo dục và nội dung từng bài học
trong sách giáo khoa............................................................................................................ 52
2.2.3. Phải chú ý đến việc tạo hứng thú học tập của HS ..................................................... 53
2.2.4. Phải chú ý phát triển năng lực tự học của học sinh .................................................. 55
2.3.Hệ thống ĐDTQ về biển đảo cần sử dụng để phát triển năng lực của HS trong dạy học
lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn) ........................................ 58
2.4. Bảng tổng hợp những ĐDTQ về biển đảo cần sử dụng theo hướng phát triển năng lực
của HS khi dạy học lịch sử Việt Nam lớp 12 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn) ........ 59
CHƯƠNG 3.............................................................................................................. 66
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐDTQ VỀ BIỂN ĐẢO THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HS TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở
LỚP 12 TRƯỜNG THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) ................................... 66
3.1.Một số yêu cầu khi sử dụng ĐDTQ về biển đảo theo hướng phát triển năng lực của HS
trong dạy học lịch sử 12 ở trường THPT (Chương trình Chuẩn) ........................................ 66
3.1.1. Đảm bảo thực hiện nội dung mục tiêu bài học .......................................................... 66
3.1.2.Phải tiến hành thường xuyên, liên tục và chú ý kiểm tra phát triển năng lực của HS 68
2
3.1.3.Phải sử dụng linh hoạt, đa dạng ĐDTQ về biển đảo trong mỗi bài học để phát triển
năng lực của HS ................................................................................................................... 69
3.1.4. Phải đảm bảo tính vừa sức ........................................................................................ 70
3.1.5.Phải chú ý phát triển năng lực nhận thức của HS ...................................................... 72
3.2.Biện pháp sử dụng ĐDTQ về biển đảo trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 12 trường
THPT (chương trình chuẩn)................................................................................................. 73
3.2.1.Sử dụng ĐDTQ về biển đảo để nêu câu hỏi, bài tập nhận thức theo hướng phát triển
năng lực của HS ................................................................................................................... 73
3.2.2.Sử dụng ĐDTQ về biển đảo để nêu vấn đề theo hướng phát triển năng lực của HS . 77
3.2.3.Ứng dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ thông tin trong sử dụng ĐDTQ về biển
đảo theo hướng phát triển năng lực của HS ........................................................................ 78
3.2.4. Sử dụng ĐDTQ kết hợp với tài liệu thành văn về biển đảo nhằm nâng cao năng lực
của học sinh ......................................................................................................................... 81
3.2.5. Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm với đồ dùng trực quan........................... 84
3.3 Thực nghiệm sư phạm ................................................................................................... 85
3.3.1.Mục đích thực nghiệm sư phạm .................................................................................. 85
3.3.2 Phương pháp và kế hoạch thực nghiệm sư phạm ....................................................... 85
3.3.2 Phương pháp và kế hoạch thực nghiệm sư phạm ....................................................... 86
3.3.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm ......................................................................... 86
3.3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................................................... 87
3.3.5. Những kết luận được rút ra từ thực nghiệm sư phạm ................................................ 88
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 93
3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1.Nhân loại đang ở đầu thế kỉ XXI, thế kỉ của tri thức, kỹ năng của con
người được xem là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội.Nền giáo dục phải tạo
ra những con người có trí tuệ phát triển, thơng minh và sáng tạo. Muốn có được
điều này, nhà trường phổ thông phải trang bị cho HS đầy đủ hệ thống kiến thức cơ
bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và năng lực tư duy sáng tạo. Thế
nhưng, các cơng trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay cho
thấy chất lượng nắm vững kiến thức của HS khơng cao, đặc biệt phát huy tính tích
cực và năng lực nhận thức khơng được chú ý rèn luyện đúng mức. Từ thực tế đó,
nhiệm vụ cấp thiết đặt ra là phải đổi mới phương pháp học cũng như áp dụng những
phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực giải quyết vấn đề.
Trong dạy học lịch sử, có thể nâng cao chất lượng dạy học và phát triển năng lực
nhận thức của HS bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng đồ
dùng trực quan. Vì lịch sử là những gì đã vùi sâu vào trong quá khứ, HS khơng thể
trực tiếp nhìn nhận được vấn đề một cách rõ ràng và cụ thể, chỉ có thể bằng phương
pháp “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ trừu tượng đến thực tiễn”
mới có thể giúp HS hiểu được về quá khứ. Để làm được điều này, giáo viên phải
nắm vững và sử dụng thành thạo các nguyên tắc cơ bản của dạy học lịch sử, như
trình bày miệng, kể chuyện, sử dụng tài liệu thành văn, ĐDTQ…trong đó sử dụng
ĐDTQ là nguyên tắc số 1 góp phần phát triển năng lực nhận thức của HS. Đặc biệt
là trong dạy học lịch sử về biển đảo.
1.2. Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đơng, có địa
chính trị và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với
bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157
quốc gia ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ
biển trên diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2 đất liền
có 1km bờ biển). Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có
biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Trong lịch sử
4
hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo ln gắn với q trình
xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam.
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện
tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện
tích Biển Đơng (cả Biển Đơng gần 3,5 triệu km2). Vùng biển nước ta có khoảng
3.000 hịn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa, được phân
bố khá đều theo chiều dài của bờ biển đất nước, với vị trí đặc biệt quan trọng như
một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đơng của đất nước. Một số đảo
ven bờ cịn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển
để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy,
lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở
pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.
Theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các
quốc gia ven biển có năm (05) vùng biển gồm: Nội thủy nằm bên trong đường cơ
sở; lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý; vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa có
chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở; riêng thềm lục địa có thể kéo dài ra tới
350 hải lý. Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển đó.
Do đó, biển và hải đảo ngày càng trở thành nguồn lực kinh tế to lớn, mở ra
một khơng gian sinh tồn mới, gắn bó mật thiết và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh
tế - xã hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh, bảo vệ mơi trường của mỗi nước. Việt
Nam cũng nằm trong xu hướng chung đó. Hơn nữa, q trình hình thành và phát
triển của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước luôn
luôn gắn liền với biển. Biển đối với dân tộc Việt Nam trở thành yếu tố sống còn.
Trên các vùng biển, đảo và quần đảo nối tiếp nhau giăng thành “chiến lũy” bảo vệ
đất nước từ xa. Sông biển Việt nam gắn liền với những trang sử hào hùng, oanh liệt
chống kẻ thù xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc. Chính vì vậy, Biển Đơng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Nghị quyết Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (Khóa X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020” đã xác định mục tiêu tổng quát: “Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta
5
trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền,
quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp
cơng nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, làm cho đất nước giàu mạnh.” [18]
1.3. Do có vị trí chiến lược quan trọng trên tuyến đường hàng hải quốc tế và
nguồn tài nguyên phong phú đa dạng, Biển Đông đang trở thành một điểm nóng về
tranh chấp chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực. Nhiều nước đang đẩy
mạnh tuyên truyền các chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền của họ ở
Biển Đông. Việt Nam có lợi ích chính đáng ở Biển Đơng và có chủ quyền khơng
thể tranh cãi với hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa. Chính vì vậy, hơn lúc nào
hết, đây là thời điểm đòi hỏi mỗi một người Việt Nam phải tích cực, chủ động hơn
nữa trong việc khẳng định những chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền
Việt Nam ở Biển Đông, đặc biệt là đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhiệm vụ này được đặt lên vai các nhà khoa học lịch sử, giáo dục lịch sử và cả hệ
thống chính trị. Tuy nhiên, những cơng trình nghiên cứu, những tác phẩm viết về
biển, đảo vẫn còn tương đối hạn chế. Công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền
biển, đảo vẫn chưa được tiến hành thường xuyên, rộng khắp. Đặc biệt, trong
chương trình giáo dục phổ thơng vẫn còn những “lỗ hỏng” kiến thức về biển, đảo
nhất là kiến thức lịch sử.
1.4. Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam thơng qua năm 2015 đã nếu: “Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt
Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp,
trung thành với lí tưởng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân
cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.” [19]. Từ yêu cầu về mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ, chức
năng của bộ môn Lịch sử ở Trường THPT (THPT) địi hỏi các nhà sư phạm lịch sử
phải góp phần cung cấp cho HS những hiểu biết chính xác, khoa học, những chứng
cứ lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, cũng như
những chiến công chống ngoại xâm, những thành tựu về phát triển kinh tế, văn hóa
của đất nước gắn liền với vai trò của biển, đảo trong lịch sử. Trên cơ sở đó, vun đắp
nơi các em HS lịng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức về bảo vệ tài nguyên, chủ
6
quyền biển đảo thiên liêng của Tổ quốc. Từ đó, các em HS có kiến thức tham gia
vào cuộc đấu tranh, tuyên truyền, bảo vệ chủ quyền của nước ta trên Biển Đơng.
Với những lý do đó, chúng tơi nhận thấy sự cần thiết chọn đề tài: “Sử dụng
ĐDTQ về biển đảo theo hướng phát triển năng lực nhận thức của HS trong dạy
học lịch sử Việt Nam lớp 12 THPT (Chương trình Chuẩn)” làm đề tài Luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Lịch sử, với mong muốn
góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sử dụng ĐDTQ trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông là điều cần thiết.
Lênin cũng đã nói rằng: “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy
trừu tượng đến thực tiễn”, do đó việc sử dụng ĐDTQ trong dạy học, nhất là dạy học
lịch sử là điều cần thiết. Liên quan đến vấn đề này đã có nhiều nhà nghiên cứu đề
cập trong các tác phẩm như:
2.1. Liên quan đến vấn đề biển đảo: có các văn bản pháp lí quốc tế; chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước:
“Cơng ước liên hợp quốc về luật biển” (1982). Công ước này đã quy định
về những vấn dề liên quan đến việc sử dụng, khai thác vùng biển quốc tế và đáy đại
dương.
“Luật biển Việt Nam” (2012), đây là cơ sở pháp lí quy định về đường cơ
sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, đặc quyền kinh tế… những vấn đề liên quan
đến biển đảo Việt Nam.
Ngồi các văn bản về pháp lí thì cịn có các cơng trình nghiên cứu về biển
đảo như: “Biển, đảo Việt Nam và quy chế pháp lí của nó” của LS. TS Phan Đăng
Thanh; “Vịnh Bắc - Việt địa – lí và chủ - quyền – hải – phận” của tác giả Vũ Hữu
San; Báo cáo đọc tại hội thảo hè “Vấn đề tranh chấp trên Biển Đông” tại New
York city, ngày 15 – 16 tháng 8, năm 1998.
Những báo cáo khoa học, bài báo và tư liệu mới về chủ quyền của Việt
Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa “Hoàng Sa, Trường Sa là của
Việt Nam” Nguyễn Nhã, Nguyễn Đình Đầu, Lê Minh Nghĩa, Từ Đặng Minh Thu,
Vũ Quang Việt; “Hoàng Sa, Trường Sa hỏi và đáp” của tác giả Trần Nam Tiến;
“Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc” của nhà xuất bản Sự thật.
7
Bài đăng trong tạp chí lịch sử quân sự số 6/88 (30) “Các quần đảo Hoàng
Sa. Trường Sa và luật pháp quốc tế”, “Vài nét về hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa” của tác giả Vũ Phi Hoàng, “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường
Sa bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam qua các bằng cứ lịch sử pháp lí”
của tác giả Trần Cơng Trực, “Một số sự kiện quân sự và hoạt động vũ trang ở khu
vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỉ XIX đến nay” của tác giả Mai Đông,
và nhiều bài viết khác trong tạp chí này.
2.2. Liên quan đến các cơng trình nghiên cứu về lí luận và phương pháp dạy học
lịch sử
Sử dụng ĐDTQ là một phương pháp dạy học được nhiều nhà lí luận trong
và ngồi nước quan tâm từ rất sớm như: “Chuẩn bị giờ học như thế nào” của tác
giả Đairi hay “Phương pháp dạy học lịch sử” tập 1 và 2 của tác giả Phan Ngọc Liên
(chủ biên); “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường
phổ thơng” của tác giả Nguyễn Thị Cơi; “Hình thành tri thức lịch sử cho HS phổ
thông” của tác giả Đặng Văn Hồ.
Ngồi ra, cịn có các tài liệu giáo dục học khác như: “Giáo dục học” (tập II,
1973)
của
T.A.Ilina;“Phát
triển
tư
duy
HS”
(M.Alêcxêep
chủ
biên,
1976);H.V.Savin:“Giáo dục học” (tập I, 1978); “Dạy học ngày nay” (2004, bản
tiếng Anh),Geoff Petty; “Nghệ thuật và khoa học dạy học” (2011, bản
dịch)củaRobert J.Marzano; “Các phương pháp dạy học hiệu quả” (2011, bản
dịch)của các tác giả Robert J. Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock vàcủa
các tác giả tiêu biểu trong nước: Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, “Giáo dục học” (tập
I, 1987);Thái Duy Tuyên “Giáo dục học hiện đại” (2001);Nguyễn Hữu Châu
(2005) “Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học”; Phạm Viết
Vượng: “Giáo dục học”(2008); Trần BáHồnh: “Đổi mới phương pháp dạy học,
chương trình và SGK” (2010, táibản lần thứ ba),…
Về tài liệu giáo dục LS có: N.G.Đai ri: “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế
nào”
(1973); M.B. Kô-rô-kô-va, Stu-đen-nhi-kin trong cuốn“Phương pháp dạy
học LS qua sơ đồ, bảng biểu và hình vẽ” (1999, bảntiếng Nga); “Cơng nghệ hiện
đại trong dạy học LS ở trường phổ thông”(2007, bản tiếng Nga), M.T. Stu-đen-nhikin;“Cơng tác ngoại khóa mơn Sử ở trường cấp II và cấp III” (1968) của nhóm tác
8
giả Phan NgọcLiên, Trần Văn Trị, Nguyễn Phan Quang; “Rèn luyện kĩ năng nghiệp
vụ sư phạm môn LS” (1995) của các tác giả Nguyễn Thị Cơi – Trịnh ĐìnhTùng –
Lại Đức Thụ - Trần Đức Minh; giáo trình “Phương pháp dạy học LS” tái bản
quacác năm của Đại học Sư phạm Hà Nội mà các tác giả là Phan Ngọc Liên(chủ
biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Cơi; “Phương pháp dạy - học LS ở trường phổ
thông” (1995), các tác giả Phan Ngọc Liên, Trần VĩnhTường, Đặng Văn Hồ; “Phát
huy tính tích cực của HS trong dạy học LS ở trung học cơ sở” (Sách bồi dưỡng
thường xuyên chu kì 1997-2000 choGV trung học cơ sở);...
Về hướng phát triển năng lực nhận thức của HS, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
chủ trương đổi mới phương pháp dạy học qua các nghị quyết, chỉ thị như quyển:
“Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng
phát triển năng lực HS môn lịch sử”. Hay tập sách “Dạy học tích hợp, phát triển
năng lực HS” gồm 2 quyển của Đại học Sư phạm.
Ngoài ra cịn có một số luận văn, cơng trình nghiên cứu của các học viên,
sinh viên khoa Lịch sử có đề cập đến vấn đề này, như luận văn thạc sĩ của Nguyễn
Thị Thùy Ngân với đề tài “Sử dụng ĐDTQ quy ước để phát triển năng lực nhận
thức của HS trong dạy học lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975 ở trường THPT
(chương trình chuẩn)”, luận văn của thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền với đề tài “Nâng
cao năng lực nhận thức của HS thông qua dạy học chương trình Crom, sắt, đồng
chương trình Hóa 12 (Ban Nâng cao)”, hoặc nghiên cứu vấn đề năng lực qua các
tài liệu tâm lí học, điển hình:“Giáo trình tâm lí học” (1988, NXBGD) do Phạm
Minh Hạc chủ biên; LêThị Bừng chủ biên “Các thuộc tính tâm lí điển hình của
nhân cách” (2007)…
Tổng quan tình hình nghiên cứu của các cơng trình có liên quan đếnđề tài
chúng tôi nhận thấy, việc sử dụng ĐDTQ nói chung, và sử dụng ĐDTQ trong dạy
học lịch sử nói riêng đượccác nhà giáo dục học cũng như giáo dục lịch sử đã:
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa tích cực của việc sử dụng ĐDTQ đối với q
trình dạyhọc và khẳng định nó là một trong những phương pháp dạy học không
thểthiếu được trong nhà trường phổ thông.
9
- Mục đích chính của việc sử dụng ĐDTQ là để gắn kiến thức lí luận với
thực tiễncuộc sống, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo học tập. Đối với bộ môn lịch sử, do
đặctrưng của kiến thức lịch sử và ưu thế bộ môn nên việc sử dụng ĐDTQ trong dạy
học lịch sử còn là đểbồi dưỡngtư tưởng, đạo đức cách mạng cho HS.
- Nêu ra hình thức sử dụng ĐDTQ và cách thức tổ chức việc sử dụng
ĐDTQ trongdạy học nói chung. Một số tài liệu lịch sử đã nêu ra các nội dung của
việc sử dụng ĐDTQ trong dạy học lịch sử, bao gồm cả trong nội khóa và ngoại
khóa.
- Quy trình của việc sử dụng ĐDTQ cũng được các nhà giáo dục họcxác
định đi dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ giảng viên hướng dẫn, làm
mẫuđến hoạt động độc lập của HS không cần sự trợ giúp. Để nhận biết được sựtiến
bộ của HS, giảng viên cần theo dõi mức độ thần thục của kĩ năng củ HS trong việc
sử dụng ĐDTQ để học bộ môn Lịch sử.
- Đềcập đến năng lực nhận thức mơn lịch sử, các tác giảcủa cuốn giáo
trình“Phương pháp dạy học LS”, NXB Đại học Sư phạm, 2002 đã nêu ra
conđường, biện pháp để phát triển năng lực nhận thức của HS trong việc học lịch sử
gồm 5 biện pháp chủ yếu là sửdụng các phương tiện và phương pháp dạy học cụ thể
hóa sự kiện lịch sử; làmvà sử dụng các ĐDTQ; các hoạt động ngoại khóa trong
trường;cơng tác cơng ích xã hội và liên hệ, so sánh, đối chiếu tài liệu lịch sử đang
họcvới hiện tại. Tuy nhiên, các tác giả cũng chỉ dừng lại ở việc nêu tên cácbiện
pháp trên mà thôi.
- Khái niệm về năng lực, cấu trúc năng lực học tập, sự hình thành củanăng lực,
biện pháp phát triển năng lực cũng được trình bày rõ trong cáctài liệu tâm lí học.
Như vậy, những lí luận về việc sử dụng ĐDTQ để phát triển năng lực nhận thức
trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng đã được trình bày khá rõ ràng.
Nhưng việc sử dụng ĐDTQ để phát triển năng lực nhận thức và năng lực nhận thức
lịch sử về biển đảo Việt Nam cònrất hạn chế, chưa được nhắc đến. Những vấn đề có
liên quan đến nội dung việc sử dụng ĐDTQ để phát triển năng lực nhận thức cũng
chưa được quan tâm và năng lực nhận thức lịch sử về biển đảo Việt Nam vẫn đang
là mảng trống.Kế thừa cơng trình của những người đi trước, đặc biệt là
10
nhữngnghiên cứu về nội dung, hình thức của việc sử dụng ĐDTQ để phát triển năng
lực nhận thức trong dạy học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu cụ thể đề tài: “Sử dụng
ĐDTQ về biển đảo theo hướng phát triển năng lực nhận thức của HS trong dạy
học lịch sử Việt Nam lớp 12 trường THPT (Chương trình Chuẩn)”.
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình sử dụng ĐDTQ về biển đảo
trong dạy học lịch sử Việt Nam theo hướng phát triển năng lực nhận thức của HS ở
lớp 12 trường THPT (Chương trình Chuẩn).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Vì điều kiện khuôn khổ của đề tài, Luận văn Thạc sĩ về việc sử dụng ĐDTQ
về biển đảo theo hướng phát triển năng lực nhận thức của HS ở lớp 12 trường
THPT (Chương trình Chuẩn) trong bài học Lịch sử nội khóa, chủ yếu là bài cung
cấp kiến thức mới.
Vì thế, Luận văn không đi sâu nghiên cứu về biển đảo nói chung mà tập trung
làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn, các biện pháp sử dụng ĐDTQ về biển đảo
theo hướng phát triển năng lực nhận thức của HS lớp 12 trường THPT (Chương
trình Chuẩn); phạm vi thực nghiệm sư phạm ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế.
4. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài Luận văn sưu tầm, tìm kiếm, nghiên
cứu các loại ĐDTQ về biển đảo, đồng thời khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử
dụng ĐDTQvề biển đảo trong dạy học lịch sử ở lớp 12 trường THPT, từ đó đề xuất
các yêu cầu, biện pháp cụ thể để sử dụng chúng theo hướng phát triển năng lực
nhận thức của HS trong dạy học lịch sử Việt Nam về biển đảo, góp phần nâng cao
chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở trường THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
11
- Khảo sát, điều tra thực trạng việc sử dụng ĐDTQ về biển đảo trong dạy
học lịch sử Việt Nam ở lớp 12 trường THPT theo hướng phát triển năng lực nhận
thức của HS.
- Tìm kiếm, sưu tầm, nghiên cứu các loại ĐDTQ về biển đảo phù hợp theo
hướng phát huy năng lực nhận thức của HS để giảng dạy lịch sử Việt Nam ở lớp 12
trường THPT (Chương trình Chuẩn).
- Đề xuất một số nguyên tắc và biện pháp sư phạm chủ yếu trong việc sử
dụng ĐDTQ về biển đảo theo hướng phát triển năng lực nhận thức của HS trong
dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 12 trường THPT (Chương trình Chuẩn) đạt hiệu quả
cao.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm, đối chiếu kết quả thu được từ các lớp
thực nghiệm và các lớp đối chứng việc sử dụng ĐDTQ về biển đảo theo hướng phát
triển năng lực nhận thức của HS trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 12 trường
THPT (Chương trình Chuẩn) nhằm khẳng định tính khả thi và phù hợp của đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận của đề tài Luận văn là lý luận chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lịch sử, về giáo dục và giáo dục lịch sử.
- Phương pháp cụ thể: Tiến hành điều tra xã hội học: Phân tích thực trạng
việc sử dụng ĐDTQ về biển đảo theo hướng phát huy năng lực nhận thức của HS
trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 12 trường THPT (Chương trình Chuẩn).
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:
+ Đọc và nghiên cứu các tài liệu Tâm lý học, giáo dục học, sử học, chính
trị, phương pháp dạy học lịch sử và đặc biệt là lí luận dạy học bộ môn liên quan đến
vấn đề sử dụng ĐDTQvề biển đảo theo hướng phát triển năng lực HS trong dạy học
lịch sử ở trường phổ thông cùng các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
+ Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của đề tài.
- Phương pháp thống kê toán học: Luận văn tập hợp, xử lý các số liệu thu
được qua điều tra, thực nghiệm sư phạm bằng cách lập bảng tính các tham số và xử
12
lý theo phương pháp thống kê toán học bằng phần mềm Microsoft Excel 2013, từ
đó đưa ra kết luận về tính khả thi và phù hợp của đề tài.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu các biện pháp sư phạm về việc sử dụng ĐDTQ về biển đảo theo hướng
phát huy năng lực nhận thức của HS trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 12
trường THPT (Chương trình Chuẩn)mà Luận văn đề xuất được thực hiện đúng yêu
cầu, hình thức, nguyên tắc, quy trình thì sẽ nâng cao năng lực nhận thức của HS,
góp phần nâng cao hiệu quả dạy học về biển đảo trong lịch sử Việt Nam ở trường
THPT (Chương trình Chuẩn), góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở
trường THPT, đồng thời đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
8. Đóng góp luận văn
Kết quả hồn thành của Luận văn sẽ có những đóng góp cụ thể sau:
- Khẳng định thêm về lí luận ý nghĩa của việc sử dụng ĐDTQvề biển đảo
theo hướng phát triển năng lực nhận thức của HS trong dạy học bộ môn Lịch sử ở
trường THPT.
- Xác định hệ thống ĐDTQ cần thiết về biển đảo gắn với kiến thức lịch sử
Việt Nam ở lớp 12, trường THPT (chương trình chuẩn).
- Đề xuất những nguyên tắc, những yêu cầu chung và biện pháp sư phạm
khi sử dụng ĐDTQ về biển đảo theo hướng phát triển năng lực nhận thức của HS
trong dạy học lịch sử ở lơp 12, trường THPT để đạt được hiệu quả tối ưu, nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ mơn Lịch sử ở trường THPT hiện nay.
9. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn cấu
tạo thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng đồ dùng trực quan về
biển đảo theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường
trung học phổ thông
Chương 2. Hệ thống ĐDTQ về biển đảo cần sử dụng theo hướng phát triển
năng lực của HS trong dạy học lịch việt nam ở lớp 12 trường THPT (Chương trình
Chuẩn).
13
Chương 3. Phương pháp sử dụng ĐDTQ về biển đảo theo hướng phát triển
năng lực của HS trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 12 trường THPT (Chương
trình Chuẩn).
14
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
SỬ DỤNG ĐDTQ VỀ BIỂN ĐẢO THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1. Đồ dùng trực quan: Khái niệm và phân loại
1.1.1.1.Khái niệm đồ dùng trực quan
Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp được xây dựng trên cơ sở
quán triệt nguyên tắc đảm bảo tính trực quan trong q trình dạy học. Trong q
trình dạy học, giáo viên hướng dẫn HS thực hiện các biện pháp quan sát sự vật, hiện
tượng hay hình ảnh của chúng để trên cơ sở đó mà hình thành khái niệm, tạo biểu
tượng, từ đó giúp HS lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học,…
Phương pháp trực quan là phương pháp giảng dạy không phải bằng sự giới
thiệu và lời nói mà bằng hình ảnh cụ thể, bằng cảm giác trực tiếp của HS, bằng sự
hướng dẫn của giáo viên nhằm hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo việc giáo
dục, phục vụ mục đích dạy học và giáo dục.
Phương pháp trực quan được sử dụng trong dạy học lịch sử được xem là
một phương pháp diễn tả những hành động lịch sử khách quan và mẫu mực luôn
luôn gắn liền với sự phát triển tư duy trừu tượng của HS.
Mặc khác, dạy học lịch sử chính là việc tái hiện lại những gì đã xảy ra trong
quá khứ. Cho nên, nếu có thể người giáo viên chính là người dựng lại lịch sử một
cách sinh động như những gì đã từng xả ra. Một trong những biện pháp tái hiện lịch
sử thường được các giáo viên áp dụng là sử dụng tài liệu thành văn, ĐDTQ,… trong
đó ĐDTQ thường được lựa chọn bởi đây là loại đồ dùng thông dụng, dễ làm, dễ sử
dụng nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Có thể khẳng định rằng ĐDTQ chính là
phương tiện để đánh thức niềm đam mê học tập lịch sử, kích thích tư duy từ đó phát
triển năng lực nhận thức của HS, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, giáo dục trách
15
nhiệm công dân của HS. Vậy, như thế nào là ĐDTQ? ĐDTQ có ý nghĩa gì trong
dạy học lịch sử?
Như vậy có thể hiểu, ĐDTQ là hệ thống đối tượng vật chất và tất cả những
phương tiện kỹ thuật được giáo viên và HS sử dụng trong quá trình dạy học.
ĐDTQvề biển đảo trong dạy học lịch sử là những bản đồ, ký hiệu hình học đơn
giản, những đoạn phim tư liệu về biển đảo… được thiết kế để sử dụng trong dạy học
lịch sử.
HS sẽ nhìn thấy, tưởng tượng được những hình ảnh về q khứ thơng qua
ĐDTQ vì nó khơi phục, tái hiện lại những hình ảnh, sự vật, hoạt động của con
người, đời sống xã hội tại thời điểm đó. Đồng thời, ĐDTQ cũng phản ánh tình hình
phát triển của một quá trình lịch sử về mặt số lượng, chất lượng, kinh tế, chính tri,
văn hóa, xã hội của một vùng miền, một quốc gia, hay của cả lồi người.
Nói tóm lại, “ĐDTQ khơng chỉ là cơng cụ để cụ thể hóa sự kiện lịch sử mà
nó cịn là cơ sở để hình thành khái niệm cho HS”. [41, tr47]. Qua đó việc sử dụng
ĐDTQ có thể góp phần phát triển năng lực nhận thức và thực hành cho HS.
1.1.1.2. Phân loại đồ dùng trực quan
a. Cơ sở phân loại
Nói đến phân loại về một vấn đề, một nội dung, một dụng cụ hay một
phương pháp, người ta thường phải dựa vào những tiêu chí, những cơ sở, mục đích
nhất định để phân loại. Việc phân loại ĐDTQ, mỗi người có một cách phân loại
riêng tùy theo quan điểm và cơ sở phân loại của họ. Có người phân loại ĐDTQ theo
niên đại (thời gian), có người phân loại theo đặc trưng hình dạng bên ngồi hay dựa
vào kỹ thuật chế tạo, phương thức tạo hình. Một số khác phân loại theo nội dung
phản ánh. Chúng quy lại có các cách phân loại như sau:
- Cách 1: Một số nhà nghiên cứu chia ĐDTQ thành 3 loại: Hiện vật (các di
vật của một nền văn hóa cịn lưu lại); ĐDTQ tạo hình (tranh ảnh, phim nhựa, phim
đèn chiếu, video, đồ phục chế,…); ĐDTQ quy ước (bản đồ, sơ đồ, đồ thị, niên biểu)
- Cách 2: Chia ĐDTQ thành 6 loại như sau: Hiện vật quá khứ; Đồ dùng tạo
hình và minh họa có tính chất tư liệu (ảnh, phim tài liệu); ĐDTQ tạo hình nghệ
16
thuật (tranh lịch sử, phim truyện, chân dung); Biếm họa; Bản đồ; Sơ đồ, Biểu đồ, đồ
thị.
- Cách 3: Chia đồ dùng trực quan thành 4 loại: Hiện vật; Loại hình khối
(mơ hình, sa bàn); ĐDTQ quy ước; Loại tranh ảnh.
b. Các loại ĐDTQ
Dù có những quan niệm khác nhau trong việc phân loại ĐDTQ nhưng cách
phân loại phổ biến nhất và được sử dụng trong dạy học lịch sử ở trường THPT
thường được chia làm 3 nhóm: ĐDTQ hiện vật, tạo hình và quy ước.
Nhóm thứ nhất:
- ĐDTQ hiện vật bao gồm:
Di tích: có di tích lịch sử (Thành nhà Hồ, Đại Nội Huế, Thành cổ Loa),
di tích cách mạng (cây đa Tân Trào, số nhà 5D Hàm Long), di tích văn hóa, di tích
nghệ thuật điêu khắc (Tháp Chàm, chùa Một Cột). Với việc phân loại di tích như
trên cũng chỉ mang tính tương đối bởi vì có những di tích mang nhiều nội dung
khác nhau như di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử - cách mạng.
Di vật: có hai loại là: di vật khảo cổ là những di vật thời tiền sử khi
chưa có chữ viết bị vùi sâu trong lịng đất và được các nhà khảo cổ học phát hiện
(hài cốt, công cụ sản xuất, công cụ sinh hoạt). Di vật lịch sử qua các thời đại khác
nhau (công cụ đồ đá cũ núi Đọ, trống đồng Đông Sơn, cọc gỗ Bạch Đằng).
Ưu điểm của ĐDTQ hiện vật là một loại tài liệu gốc rất có giá trị, có ý
nghĩa to lớn về mặt nhận thức. Nó là những bằng chứng về sự tồn tại của mỗi thời
kỳ lịch sử. Là vật thực nên giúp cho HS có được những hình ảnh chân thực, cụ thể
về q khứ từ đó có tư duy lịch sử đúng đắn.
Nhóm thứ hai:
- ĐDTQ tạo hình gồm có các loại phục chế mơ hình, sa bàn, tranh lịch sử nó có khả năng khơi phục những hình ảnh của con người, đồ vật, biến cố, sự kiện
lịch sử một cách cụ thể, sinh động và xác thực.
Mơ hình, sa bàn và các loại đồ phục chế khác có khả năng diễn tả đầy
đủ vẻ bề ngoài của một sự vật hay sự kiện lịch sử (cơng cụ lao dộng, vũ khí, một
chiến dịch hay một trận đánh, một vị trí then chốt,…)
17
Hình vẽ, phim ảnh lịch sử có giá trị như một tư liệu lịch sử (hình vẽ
“người săn hươu nai” (hình vẽ trên vách hang người nguyên thủy), phim tài liệu về
chiến dịch Tây Nguyên,…)
Tranh ảnh, phim truyện lấy chủ đề lịch sử (tranh chân dung các nhân
vật lịch sử, tranh về “lực lượng vũ trang Thủ đô anh dũng chiến đấu” trong những
ngày đầu toàn quốc kháng chiến, phim truyện lịch sử như “chiến thắng lịch sử Điện
Biên Phủ”,…).
Ưu điểm của ĐDTQ tạo hình là khơi phục khá đầy đủ những hình ảnh,
những con người, những đồ vật, biến cố lịch sử một cách sinh động, cụ thể và xác
thực. Do vậy, có tác dụng đem lại cho HS những hình ảnh cụ thể, người thật việc
thật, HS dễ hình dung và hiểu sâu nhớ kỹ. Mặt khác, nó được hư cấu qua các phim
truyện nên có tác dụng tạo cho HS những biểu tượng phong phú và sinh động, góp
phần phát triển tư duy HS.
Nhóm thứ ba:
- ĐDTQ quy ước gồm các loại: bản đồ lịch sử, đồ thị, sơ đồ, niên biểu, đồ
biểu. Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, giáo viên thường sử dụng các loại
ĐDTQ quy ước như sau:
Bản đồ, lược đồ giáo khoa lịch sử: Có ý nghĩa xác định địa điểm của sự
kiện trong thời gian và không gian nhất định. Đồng thời, bản đồ giáo khoa lịch sử
cịn giúp HS suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả,
về tính quy luật và trật tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố, ghi
nhớ những kiến thức đã học.
Mặc dù được phân loại theo nhiều cách khác nhau, nhưng trong dạy học
lịch sử sử dụng nhiều loại bản đồ vì nó là ĐDTQ rất phong phú và dễ kiếm. Ngồi
số lượng bản đồ có sẵn (do nhà nước cung cấp) thì giáo viên và HS có thể linh hoạt
thiết kế tạo ra lượng bản đồ phong phú và đáp ứng yêu cầu của dạy học lịch sử.
+ Lược đồ: là bản đồ đơn giản, thường không có lưới bản đồ. Lược đồ cho
thấy khái niệm chung về các hiện tượng (sự kiện) đã được biểu hiện trên bản đồ,
nêu bật được những nét cơ bản của chúng
18
Đồ thị: là một loại ĐDTQ quy ước được sử dụng trong dạy học lịch sử
để diễn tả quá trình phát triển, sự vận động của một sự kiện, hiện tượng lịch sử, trên
cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê trong bài học, giúp HS dễ hình dung về tiến
trình phát triển của sự kiện, hiện tượng ấy. “Đồ thị có thể biểu diễn bằng một mũi
tên, sự phát triển của mỗi hiện tượng lịch sử, hoặc biểu diễn của một trục tọa độ:
trục hoành (ghi thời gian) và trục tung (ghi sự kiện)” [41 tr.50]. Có 2 loại loại đồ
thị:
+Đồ thị đơn giản: được thể hiện bằng mũi tên minh họa sự phát triển đi lên
hay đi xuống của một sự kiện, hiện tượng lịch sử cùng với ngày tháng diễn ra hiện
tượng, sự kiện ấy.
+ Đồ thị phức tạp: là loại đồ thị đảm bảo các yêu cầu, các yếu tố của một
đồ thị (trục tung, trục hoành, tỉ lệ, các đường giao nhau). Trong dạy học lịch sử,
người ta thường dùng trục hoành để ghi ngày tháng, trục tung để ghi các sự kiện chủ
yếu, tương ứng với niên đại của trục hoành, sau đó nối các đường giao nhau của sự
kiện và niên đại tạo thành đường biểu diễn sự vận động và phát triển của sự kiện
lịch sử cụ thể (đồ thị biểu diễn sự phát triển đi lên của Cách mạng Tháng Mười Nga
1917).
Đồ thị thường được dùng trong bài nghiên cứu kiến thức mới để biểu thị
diễn biến, tiến trình vận động của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Đồng thời, khi sử
dụng giáo viên cần phải kết hợp các phương pháp như trình bày miệng, thơng báo,
tường thuật… Bên cạnh đố, đồ thị còn được dùng để củng cố kiến thức, q trình ơn
tập và ra bài tập về nhà, thực hành bộ môn.
Đồ họa: là một loại ĐDTQ quy ước được minh họa bằng hình vẽ, nhằm
phác thảo những nét khái quát về hình dáng bên ngồi hoặc cấu trúc bên trong của
một cơng cụ lao động, vũ khí hoặc cơng trình kiến trúc, địa điểm của một cuộc khởi
nghĩa (tranh đồ họa Bình Tây đại nguyên soái Trương Định).
Đồ họa thường được sử dụng trong bài cung cấp kiến thức mới cho HS và
kiểm tra bài cũ để HS nắm kiến thức và hình dung các sự kiện lịch sử xảy ra. Từ đó
sẽ phát triển trí tưởng tượng phong phú, có độ thẩm mỹ cho HS. Cũng có thể dùng
đồ họa để kiểm tra trình độ nhận thức của HS, kỹ năng thực hành bộ môn.
19
Niên biểu: Là bảng thống kê hệ thống các sự kiện quan trọng được sắp
xếp theo thứ tự thời gian, đồng thời nêu lên được mối liên hệ cơ bản giữa các sự
kiện đó. Vì thế, trong dạy học lịch sử khi củng cố kiến thức cho HS một cách hệ
thống, giáo viên nên sử dụng niên biểu. Trên cơ sở đặc thù của bộ môn và nội dung
cụ thể của từng bài học có thể chia niên biểu thành ba loại:
Niên biểu chuyên đề: là bảng liệt kê những vấn đề lịch sử cụ thể của một
nước, chủ yếu nhất là đi sâu trình bày nội dung một vấn đề quan trọng nổi bật nào
đấy của một thời kỳ lịch sử nhất định, nhờ đó mà HS hiểu được bản chất của một sự
kiện, hiện tượng lịch sử một cách đầy đủ và toàn diện [41, tr.48].
Niên biểu tổng hợp: là bảng liệt kê những sự kiện lớn xảy ra trong một
thời gian dài. Loại niên biểu này khơng chỉ giúp HS nắm sự kiện mà cịn nắm các
mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ các sự kiện quan trọng. Niên biểu tổng hợp
cịn trình bày những mặt khác nhau của một sự kiện xảy ra ở một nước, trong một
thời gian hay trong nhiều thời kỳ [41, tr.48].
Niên biểu so sánh: Dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một
lúc trong lịch sử nhằm làm nổi bật bản chất đặc trưng của các sự kiện ấy hoặc rút
ra kết luận khái quát có tính chất ngun lý giúp HS phân biệt điểm giống và khác
nhau giữa các sự kiện lịch sử [41, tr.49].
Bảng so sánh là một dạng của niên biểu so sánh nhưng có thể dùng cả số
liệu, tài liệu, và sự kiện chi tiết để làm rõ bản chất, đặc trưng của các sự kiện cùng
loại hat khác loại (bảng so sánh nội hàm khái niệm giữa cách mạng tư sản và cách
mạng vô sản).
Niên biểu được sử dụng nhiều nhất là ở các bài sơ kết, tổng kết, bài cung
cấp kiến thức mới, ra bài tập về nhà.
Ở bài sơ kết, tổng kết niên biểu được sử dụng chủ yếu để kết thúc một
chương, một giai đoạn hay một thời kỳ lịch sử giúp HS ôn lại những kiến thức đã
học, khắc sâu thêm một lần nữa cho các em qua đó góp phần phát triển tư duy HS.
Trong bài truyền thụ kiến thức mới, giáo viên sử dụng niên biểu khi cần
giúp HS nắm kiến thức một cách có hệ thống. Từ đó giúp các em nhớ lâu, nhớ kỹ và
biết sắp xếp các sự kiện hiện tượng lịch sử theo thứ tự về thời gian.
20
Ngồi ra niên biểu cịn được sử dụng để ra bài tập về nhà cho HS giúp các
em tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện kỹ năng.
Sơ đồ: là loại ĐDTQ quy ước “nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng
những mơ hình hình học đơn giả để diễn tả, trình bày về cơ cáu xã hội, tổ chức bộ
máy nhà nước, nội dung một sự kiện lịch sử hay mối quan hệ giữa các sự kiện lịch
sử” [41, tr.50].
Sơ đồ thường được sử dụng trong bài cung cấp kiến thức mới để biểu thị
các mối quan hệ xã hội hay các mô hình kết cấu của Nhà nước, của nền kinh tế.
Khi sử dụng sơ đồ, giáo viên cần phải kết hợp với giải thích, phân tích,
thuyết trình miêu tả để HS hiểu sự kiện một cách căn kẽ và chính xác. Sơ đồ cịn có
thể dùng trong bài ơn tập, sơ kết, tổng kết. Có thể vẽ sơ đồ lên bảng hoặc cũng có
thể vẽ sẵn trên bìa cứng để trong quá trình giảng bài mới sẽ sử dụng.
Biểu đồ:
Biểu đồ lịch sử “nhằm diễn tả, so sánh sự thay đổi trong cơ cấu hay mặt
cấu tạo của một hiện tượng lịch sử. Biểu đồ được thể hiện dưới nhiều dạng như
biểu đồ chiều dài, biểu đồ diện tích (hình vng, hình trịn), biểu đồ thể tích (hình
cầu, hình khối)” [41, tr.59]. Để giúp HS dễ xác định được giá trị của các hiện
tượng và mối quan hệ giữa chúng, giáo viên thường lựa chọn sử dụng biểu đồ. Vì
thế, biểu đồ rất có ưu thế trong việc giúp so sánh trị số giá trị của các sự kiện và
thấy được bản chất của sự kiện đó.
1.1.2 Năng lực của học sinh trong dạy học lịch sử
1.1.2.1. Khái niệm năng lực
Khi nói về năng lực thì có rất nhiều ý kiến và định nghĩa khác nhau về năng
lực. có ý kiến cho rằng năng lực là “thiên phú”, những cái bẩm sinh đã có như vậy,
nhưng cũng có ý kiến khác lại cho rằng: Năng lực là khả năng đảm nhận cơng việc
và thực hiện tốt cơng việc đó, nó được phát triển trong quá trình con người lao
động, giao tiếp…Hoặcnăng lực là các thuộc tính tâm lí độc đáo của cá nhân, phù
hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó
nhanh chóng đạt kết quả. Theo Edixon thì: “Thiên tài là một phần trăm cảm hứng,
chin mươi chín phần trăm là mồ hôi”
21