Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Tổ chức dạy học chương “chất khí” vật lý lớp 10 trung học phổ thông theo hướng vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HUỲNH LÊ HIẾU THẢO

TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “ CHẤT KHÍ” VẬT LÝ
LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG TĂNG
CƯỜNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Chuyên ngành
Mã số

: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ
: 60 14 01 11

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS LÊ PHƯỚC LƯỢNG

Huế, Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực, được các
đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một
công trình nào khác.
Tác giả


Huỳnh Lê Hiếu Thảo


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn sâu sắc đến:
 PGS.TS Lê Phước Lượng - người đã trực tiếp khuyến khích, động viên và
hướng dẫn tôi để thực hiện hoàn thành đề tài bằng tất cả sự tận tình và trách
nhiệm.
 Quý thầy cô trong khoa Vật lí, Trường Đại học sư phạm Huế, Phòng Sau
đại học Trường đại học sư phạm Huế đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài.
 Ban giám hiệu trường THPT Hương Thủy, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
 Đồng nghiệp, các thầy cô đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn
này.

Huế, tháng 8 năm 2016
HUỲNH LÊ HIẾU THẢO


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................2
LỜI CÁM ƠN ..........................................................................................................3
MỤC LỤC ................................................................................................................4
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................8
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ ..................................1
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ...............................................................................3
3. Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................4

4. Giả thuyết khoa học..........................................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ......................................................................4
6. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................5
7. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................5
8. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................5
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết...........................................................5
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .........................................................5
8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ........................................................6
8.4. Phương pháp thống kê toán học ..............................................................6
9. Cấu trúc luận văn .............................................................................................6
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC DẠY
HỌC THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ
VÀO THỰC TIỄN ..................................................................................................7
1.1 Cơ sở lý luận của việc tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng
kiến thức vật lí vào thực tiễn ...............................................................................7
1.1.1 Mối liên hệ giữa Vật lí với thực tiễn ......................................................7
1.1.2 Mối liên hệ giữa Vật lí với thực tiễn trong dạy học Vật lí ..................11
1.1.3 Tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn trong
dạy học Vật lí ở trường THPT. ......................................................................14


1.2 Các biện pháp tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng kiến
thức vật lí vào thực tiễn ......................................................................................19
1.2.1 Khai thác và sử dụng các phương tiện trực quan .............................19
1.2.2 Trình bày những ứng dụng kỹ thuật của Vật lí ..................................20
1.2.3 Hướng dẫn HS tìm hiểu các ứng dụng của kiến thức vật lí trong cuộc
sống .................................................................................................................21
1.2.4 Liên hệ giữa kiến thức vật lí đã học với kinh nghiệm và hiểu biết đã
có của HS trong đời sống để giải quyết một số vấn đề thực tiễn .................22
1.2.5 Liên hệ kiến thức vật lí qua bài tập mang tính thực tiễn ....................23

1.2.6 Tổ chức các buổi ngoại khóa, tham quan ..........................................23
1.2.7 Tổ chức các cuộc thi “thiết kế mô hình thí nghiệm, thiết bị Vật lí”,
tìm hiểu về kiến thức vật lí cũng như việc vận dụng giải thích các hiện
tượng tự nhiên hay ứng dụng trong khoa học kỹ thuật ...............................25
1.3 Cơ sở thực tiễn của việc tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận
dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn ....................................................................26
1.3.1 Thực trạng của việc tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận
dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn ................................................................26
1.3.1.1 Mục đích và đối tượng điều tra .........................................................26
1.3.1.2 Kết quả điều tra thực trạng DH theo hướng tăng cường vận dụng
kiến thức vật lý vào thực tiễn hiện nay .........................................................26
1.3.2 Nguyên nhân của thực trạng DH theo hướng tăng cường vận dụng
kiến thức vật lý vào thực tiễn hiện nay .........................................................30
1.3.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc tổ chức dạy học theo hướng
tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn .....................................31
1.3.3.1 Thuận lợi ...........................................................................................31
1.3.3.2 Khó khăn ..........................................................................................32
1.4 Kết luận chương 1.........................................................................................33
Chương 2 THIẾT KẾ VÀ SOẠN THẢO TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY
HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” THEO HƯỚNG
TĂNG CƯỜNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN ......34


2.1 Đặc điểm, cấu trúc, nội dung chương “Chất khí”, Vật lí 10 THPT ........34
2.1.1 Đặc điểm, nội dung chương “Chất khí”, Vật lí 10 THPT...................34
2.2 Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học chương “ Chất khí” theo hướng tăng
cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn. ................................................37
2.2.1 Quy trình thiết kế bài dạy học theo hướng tăng cường vận dụng kiến
thức vật lí vào thực tiễn..................................................................................37
2.2.1.1 Xác định mục tiêu và nội dung kiến thức trọng tâm của bài học ....37

2.2.1.2 Những hiện tượng, quá trình tự nhiên và những ứng dụng của Vật lí
trong đời sống liên quan đến kiến thức bài học. ...........................................38
2.2.1.3 Xác định các phương tiện, thiết bị và tài liệu hỗ trợ giảng dạy ........40
2.2.1.4 Soạn thảo tiến trình dạy học.............................................................40
2.2.1.5 Thử nghiệm dạy học theo tiến trình đã biên soạn .............................41
2.2.1.6 Hoàn thiện tiến trình dạy học ............................................................41
2.3 Soạn thảo tiến trình dạy học một số bài cụ thể trong chương “ Chất khí”
theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn ....................41
2.3.1. Quá trình đẳng nhiệt,định luật BÔI-LƠ – MA-RI-ÔT ......................41
2.3.2. Quá trình đẳng tích – định luật SÁC-LƠ............................................49
Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...........................................................59
3.1 Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .....................................59
3.1.1 Mục đích ................................................................................................59
3.1.2 Nhiệm vụ ................................................................................................59
3.2 Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm ...........................................59
3.2.1 Đối tượng ...............................................................................................59
3.2.2 Thời gian ...............................................................................................60
3.3 Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm .....................................60
3.3.1 Nội dung ................................................................................................60
3.3.2 Phương pháp .........................................................................................60
3.3.2.1 Chọn mẫu thực nghiệm .....................................................................60
3.3.2.2 Quan sát giờ học ...............................................................................61
3.3.2.3 Kiểm tra kết quả thực nghiệm sư phạm ............................................61


3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .....................................................61
3.4.1 Kết quả định tính ...................................................................................61
3.4.1.1 Mức độ hoạt động của HS trong giờ học ..........................................61
3.4.1.2 Phát triển ngôn ngữ khoa học, kèm theo sự vững vàng trong lập luận
.......................................................................................................................62

3.4.1.3 Rèn luyện kỹ năng thực hành............................................................63
3.4.2 Đánh giá định lượng .............................................................................63
3.4.2.1 Cách tính toán các số liệu thực nghiệm ............................................63
3.4.2.2 Kiểm định giả thuyết thống kê ..........................................................68
3.5 Kết luận chương 3.........................................................................................69
KẾT LUẬN ............................................................................................................71
1. Đánh giá kết quả đạt được của đề tài ...........................................................71
2. Một số kiến nghị, đề xuất ...............................................................................71
3. Hướng phát triển của đề tài ...........................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................73

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Stt

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

BT

2

BTĐT

Bài tập định tính


3

CHTT

Câu hỏi thực tế

4

DH

5

DHVL

6

ĐC

Đối chứng

7

GV

Giáo viên

8

HS


Học sinh

9

NĐLH

10

PP

11

PPDH

Phương pháp dạy học

12

SGK

Sách giáo khoa

13

TN

14

TNSP


15

TCHHĐNT

16

ƯDKT

Ứng dụng kỹ thuật

17

THPT

Trung học phổ thông

Bài tập

Dạy học
Dạy học vật lí

Nhiệt động lực học
Phương pháp

Thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm
Tích cực hóa hoạt động nhận thức



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Kết quả điều việc ứng dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của GV ....... 27
Bảng 1.2. Kết quả điều tra vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn của HS. .......... 29
Bảng 3.1 Các mẫu TNSP được chọn ..................................................................... 60
Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra......................................... 64

f 

Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất  wi  i  điểm của hai lớp ĐC và TN ........... 65
n

Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất luỹ tích điểm của hai lớp ĐC và TN............... 66


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc chương “Chất khí” lớp 10 THPT ................................... 36
Hình 2.2. Chiếc phiểu ............................................................................................. 39
Hình 2.3: Phương pháp chữa bệnh ......................................................................... 39
Hình 3.1. Đồ thị phân phối tần số điểm số của hai lớp ĐC và TN ......................... 65
Hình 3.2. Đồ thị phân phối tần suất điểm của hai lớp ĐC và TN .......................... 66
Hình 3.3. Đồ thị phân phối tần suất luỹ tích của hai lớp ĐC và TN ...................... 67


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế kỉ XXI là thế kỉ của hội nhập và hợp tác toàn cầu. Trước xu thế toàn cầu
hóa, cùng sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, vấn đề đặt ra cho các
quốc gia trên thế giới đó là không ngừng phát triển và làm giàu cho đất nước, phát
triển khoa học kĩ thuật để không bị tụt hậu so với thế giới. Để làm được điều đó,
cần có những con người của thời đại mới - có tính năng động, sáng tạo, tri thức và

bản lĩnh. Vì vậy, trong thời đại hiện nay, giáo dục là vấn đề mà các quốc gia trên
thế giới đều hết sức quan tâm và Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Giáo dục giữ một vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực cho mọi quốc gia. Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu rõ: “Phát triển, nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa
học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu
nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”
[19] .
Để phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng
ta đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Điều đó
đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải cung cấp nguồn nhân lực không chỉ có
trình độ cao mà phải có phẩm chất và năng lực của con người lao động mới…Vì
vậy mà Đảng ta đã xác định: “giáo dục là quốc sách hàng đầu” và yêu cầu phải
đổi mới giáo dục một cách nhanh chóng và toàn diện cả về mục tiêu, nội dung và
phương pháp giáo dục trong nhà trường. Trong đó, việc đổi mới phương pháp giáo
dục ở trường phổ thông hiện nay là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành
giáo dục trong những năm qua và những năm tiếp theo.
Cuộc sống của con người ngày càng trở nên văn minh nhờ sự phát triển
nhanh chóng của khoa học công nghệ trong đó có những đóng góp to lớn của
ngành Vật lí học. Vật lí là một trong số ngành khoa học làm nền tảng cơ bản cho
sự phát triển của khoa học công nghệ; nói cách khác sự phát triển của Vật lí gắn bó
chặt chẽ và có tác động qua lại, trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và
công nghệ. Vì vậy, những hiểu biết và nhận thức về vật lí có giá trị to lớn trong đời
1


sống và sản xuất, đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất
nước. Nói đến Vật lí là nói đến cuộc sống, bởi vì những vật dụng xung quanh
chúng ta như bóng đèn, bàn là, quạt điện, tủ lạnh, ti vi, nồi cơm điện… đều được
tạo ra từ những quy luật, nguyên lí của Vật lí. Vật lí là môn khoa học thực nghiệm,

kiến thức gắn kết một cách chặt chẽ với thực tế đời sống. Tuy nhiên, thực trạng
dạy học (DH) Vật lí ở phổ thông (PT) hiện nay cho thấy: tình trạng “dạy chay, học
chay” vẫn còn khá phổ biến. Trong dạy học giáo viên (GV) ít liên hệ và vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, chính vì thế kết quả là đa số học sinh (HS) thường nắm bắt
kiến thức một cách thụ động, ít phát huy tư duy sáng tạo và gặp khó khăn khi vận
dụng kiến thức vào thực tiễn và đời sống.
Chính vì vậy, việc thường xuyên tạo điều kiện cho HS vận dụng kiến thức
vào thực tế đóng vai trò rất quan trọng trong DH Vật lí. Điểu đó sẽ giúp HS hiểu
và vận dụng được mối quan hệ gắn bó giữa Vật lí và thực tiễn, nhất là với những
nội dung đề cập đến những quá trình, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống thường
ngày gần gũi với HS. Qua đó HS sẽ có điều kiện phân tích, nhận xét, đánh giá các
hiện và quá trình một cách có cơ sở khoa học và giúp các em phát triển tư duy, óc
sáng tạo, hình thành thói quen tìm tòi nghiên cứu. Chỉ có như vậy các em mới thực
sự am hiểu các kiến thức vật lí một cách sâu sắc và biết cách vận dụng kiến thức đã
học vào thực tế. Thực tiễn DH ở trường phổ thông cho thấy, HS rất thích thú khi
vận dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết những vấn đề của thực tế và đời
sống.
Các mục tiêu và nhiệm vụ của trường phổ thông được thực hiện chủ yếu
thông qua việc DH các môn học. Môn Vật lí cũng như các môn khoa học khác ở
nhà trường phổ thông không chỉ trang bị hệ thống kiến thức cơ bản, hiện đại mà
còn góp phần giáo dục và phát triển toàn diện HS. Ngoài ra còn giúp HS biết các
được ứng dụng của kiến thức từng môn học vào kỹ thuật và đời sống. DH được
hiểu là quá trình hoạt động có mục đích trong sự tương tác thống nhất, biện chứng
giữa GV với HS và tư liệu hoạt động dạy học. DH Vật lí vận dụng mối liên hệ giữa
Vật lí, kỹ thuật và đời sống là quá trình GV tổ chức hoạt động DH, định hướng
hành động của HS sao cho HS tự chủ chiếm lĩnh tri thức vật lí và vận dụng nó vào
2


thức tiễn đặt trong mối quan hệ giữa Vật lí, kỹ thuật và đời sống, tức là không

được tách rời mối quan hệ này, hay thậm chí chỉ dừng lại ở việc nắm được kiến
thức vật lí, mà không thấy được vai trò của nó trong đời sống và kỹ thuật. Sự phát
triển của Vật lí có liên quan mật thiết với các tư tưởng triết học, nó là cơ sở của
nhiều ngành khoa học, kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Các kiến thức vật lí còn là
một công cụ được con người sử dụng nên để biểu đạt hiện thực, thông qua những
mô hình được xây dựng. Do vậy, quá trình DH Vật lí với việc vận dụng kiến thức
vật lí vào thực tiễn là một trong những vấn đề đang được quan tâm, nhằm góp phần
tạo ra những thế hệ trẻ có trình độ khoa học và năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu
phát triển của xã hội.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Tổ
chức dạy học chương “ Chất khí” vật lý 10 THPT theo hướng tăng cường
vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn”
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, đã có một số tác giả nghiên cứu các đề tài theo
hướng tăng cường tính thực tiễn của bài học trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông.
Chẳng hạn, như: Phạm Thị Phương với đề tài: “Khai thác, xây dựng và sử dụng
bài tập có nội dung thực tế trong dạy học phần cơ học lớp 10 THPT góp phần tích
cực hóa hoạt động học tập của học sinh” [25] . Đồng xuất các biện pháp nhằm
khai thác mối quan hệ giữa Vật lí và thực tiễn trong dạy học. Gần đây nhất là luận
văn thạc sĩ của Đỗ Tấn Khương “Khai thác và sử dụng bài tập thực tế với sự hỗ
trợ của phương tiện nghe nhìn trong dạy học phần Quang hình học Vật lý 11
THPT” [21] và một số luận văn khác, như: “Nghiên cứu xu hướng chọn nghề của
học sinh lớp 12 các trường THPT tại thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế”của
Trần Thị Thuỷ Thương Ngọc; “Tích hợp các kiến thức về sản xuất điện năng khi
dạy một số bài học vật lí góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ thuật tổng
hợp - hướng nghiệp cho học sinh THPT” của Nguyễn Thị Hoàn, Đại học Thái
Nguyên, 2009…. cũng đã đề cấp đến mối quan hệ giữa vật lý và thực tiễn, nhất là
những ứng dụng kỹ thuật của nó. Ngoài ra phải kể đến các nghiên cứu của Trương
Đức Cường (2007) “Nghiên cứu xây dựng và tổ chức một số chủ đề ngoại khóa
3



phần điện học lớp 12(THPT) nhằm góp phần giáo dục KTTH cho học sinh”; hay
của Ngô Thị Bình (2009) “Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động ngoại khoá về Tĩnh
học vật rắn ở lớp 10 THPT nhằm phát huy tính tích cực và phát triển năng lực
sáng tạo của học sinh“ , ở mức độ khác nhau đều đã ít nhiều đề cập đến mối quan
hệ giữa Vật lí và thực tiễn đời sống cũng như kỹ thuât. Tuy nhiên xuất phát từ
những mục đích nghiên cứu khác nhau mà các tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu một
cách có hệ thống mối liên hệ giữa Vật lí với kỹ thuật và đời sống trong DH Vật lí ở
trường phổ thông.
Như vậy, qua tìm hiểu với những tư liệu chúng tôi đã biết, cho đến nay chưa có
công trình nào nào đi sâu nghiên cứu “Tổ chức dạy học chương “Chất khí “ vật lí
10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức Vật lí vào thực tiễn”, vì thế
chúng tôi đã chọn đề tài này nghiên cứu.
3. Mục tiêu của đề tài
Thiết kế và soạn thảo được một số tiến trình tổ chức DH chương “Chất khí”
vật lí 10 THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được tiến trình tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng
kiến thức vật lí vào thực tiễn và vận dụng vào dạy học thì sẽ làm cho HS có hứng
thú trong học tập môn Vật lí đồng thời góp phần nâng cao chất lượng DH Vật lí ở
trường THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào
thực tiễn trong DH vật lí ở các trường THPT.
- Điều tra thực trạng của việc tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực
tiễn trong DH vật lí ở các trường THPT hiện nay.
- Nghiên cứu đặc điểm, cấu trúc, nội dung DH chương “Chất khí” Vật lý 10
THPT.
- Soạn thảo tiến trình DH một số kiến thức chương “Chất khí” Vật lí 10

THPT theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.

4


- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề
tài và rút ra kết luận.
6. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy và học Vật lí ở trường phổ thông theo hướng tăng cường vận
dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chương “Chất khí” Vật lí 10 THPT và tiến
hành thực nghiệm ở một số trường THPT trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên - Huế
8. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã vạch ra ở trên, các phương pháp
nghiên cứu được dùng là:
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu luật Giáo dục, văn kiện của Đảng, tạp chí Giáo dục, các tài liệu
về lí luận DH, phương pháp DH Vật lí,...
- Nghiên cứu các tài liệu tâm lí học, cơ sở lí luận DH, ý kiến của các nhà
khoa học giáo dục trên các tạp chí chuyên ngành, các luận văn và luận án liên quan
đến việc vận dụng của Vật lí vào dạy học trong DH.
- Nghiên cứu tài liệu về tổ chức hoạt động DH cho HS theo hướng tăng
cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn ở chương “Chất khí” nhằm phát huy
tính tích cực học tập của HS.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình, sách giáo khoa Vật lí chương “ Chất
khí" lớp 10 THPT.
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát hoạt động dạy và học của GV và HS trong giờ học Vật lí ở một số
trường THPT trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trao đổi trực tiếp với GV và

HS.
- Điều tra về thực trạng dạy học tăng cường vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn
trong chương “Chất khí” Vật lí 10.

5


8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm có đối chứng tại trường THPT trên địa bàn
Tỉnh Thừa Thiên - Huế để đánh giá hiệu quả của đề tài.
8.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí các số liệu thu được từ kết
quả thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt
trong kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Từ đó kiểm
định giả thuyết khoa học và đánh giá hiệu quả của đề tài nghiên cứu.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các danh mục, phần nội
dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức dạy học theo hướng tăng
cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn
Chương 2. Thiết kế và soạn thảo tiến trình tổ chức dạy học một số kiến thức
chương “Chất khí” theo hướng tăng cường vận dụng kiến thức vật lí vào thực
tiễn
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

6


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TỔ CHỨC

DẠY HỌC THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG VẬN DỤNG
KIẾN THỨC VẬT LÍ VÀO THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận của việc tổ chức dạy học theo hướng tăng cường vận dụng
kiến thức vật lí vào thực tiễn
1.1.1 Mối liên hệ giữa Vật lí với thực tiễn
Ngày nay, trong bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại,
công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá được xem là nấc thang đánh dấu trình độ
phát triển mới của nền văn minh nhân loại. Chúng ta không thể phủ nhận những
thành tựu về khoa học trên lĩnh vực Vật lí. Chẳng hạn, việc sử dụng năng lượng
nguyên tử, năng lượng mặt trời đã làm giảm sự phụ thuộc của con người vào
nguồn năng lượng khoáng sản, việc chế tạo ra các tên lửa với công suất cực lớn
dùng nhiên liệu hoá học, hỗn hợp ở dạng lỏng hoặc rắn. Với hệ thống động lực
mới này, con người đã tạo ra được tốc độ vũ trụ cấp một (7,9km/s), phóng vệ tinh
nhân tạo đầu tiên của trái đất (năm 1957), tốc độ vũ trụ cấp hai (11,2 km/s) phóng
các tàu vũ trụ thám hiểm các hành tinh thuộc hệ mặt trời như mặt trăng, Sao hoả,
Sao kim (năm 1959) và đặc biệt là đưa con người đặt chân lên mặt trăng (năm
1981) mở ra kỷ nguyên chiến lược chinh phục vũ trụ.
Sự ra đời của các vật liệu tổng hợp không những giúp con người giảm sự
phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên không tái sinh được mà cung cấp cho con
người nguồn vật liệu mới có tính năng ưu việt hơn và tái sinh được. Do đó vấn đề
đặt ra cho mỗi quốc gia trên con đường thực hiện công nghiệp hoá- hiên đại hoá là
ở chỗ cần nắm bắt xu thế phát triển tất yếu, khách quan của thời đại, khai thác tối
đa những thời cơ, thuận lợi và hạn chế đến mức thấp nhất mọi nguy cơ, bất lợi để
thực hiện thành công nghiệp sự nghiệp đó.
Các nghiên cứu của Vật lí đều hướng tới việc ứng dụng vào kỹ thuật và
phục vụ đời sống. Và ngược lại chính sự phát triển của kỹ thuật đã tạo điều kiện
cho sự nghiên cứu Vật lí, Ngay cả thuyết tương đối Einsteins lúc đầu người ta thấy

7



hình như chẳng hề có ứng dụng gì trong kỹ thuật, nhưng sau một thời gian không
lâu nó được ứng dụng trong máy gia tốc, lò phản ứng hạt nhân và các lĩnh vực
khác của kỹ thuật. Trước đó, Galile Galileo không chứng minh được sự rơi như
nhau của các vật thể trong chận không, nhưng nhờ kỹ thuật phát triển, nhất là kỹ
thuật chân không, với thí nghiệm “ống Newton” mới chứng minh được định luật
rơi tự do đã được phỏng đoán trước đó. Cũng nhờ kỹ thuật chân không phát triển,
mà Giôn Tôm – xơn mới thực sự chính minh được sự tồn tại của điện tử và xây
dựng nên mẫu nguyên tử đầu tiên.[8]
Mối quan hệ giữa Vật lí và đời sống càng thể hiện rõ nét khi mà khoảng
thời gian từ lúc phát minh, đến ứng dụng vào kỹ thuật và đời sống ngày càng được
rút ngắn. Vật lí được coi là một môn khoa học cơ bản nhất của khoa học tự nhiên.
Nó giải quyết các thành phần cơ bản nhất của vật chất và các tương tác của chúng
cũng như nghiên cứu về các nguyên tử và việc tạo thành phân tử và chất rắn.Vật lí
cố gắng đưa ra những mô tả thống nhất về tính chất của vật chất và bức xạ, bao
quát rất nhiều loại hiện tượng…
Trong lịch sử Vật lí các nhà khoa học nghiên cứu sự hình thành và phát
triển của khoa học Vật lí như một thể thống nhất. Nó trình bày các sự kiện Vật lí
có chọn lọc và có hệ thống nhằm tái hiện toàn bộ quá trình của khoa học Vật lí.
Các nghiên cứu của vật lý hầu hết đều hướng tới việc ứng dụng vào kỹ thuật và
phục vụ đời sống nhằm đáp ứng sự phát triển khoa học. Điều đó đã được chứng
minh qua sự phát triển khoa học công nghệ. Từ thế kỉ 20 đã chứng kiến một sự
tăng trưởng bùng phát của khoa học và công nghệ, cùng với chính trị, kinh tế,văn
hóa.....khoa học đã đặt những dấu ấn quan trọng trong lịch sử nhân loại. Sự phát
triển của khoa học thế kỷ XX không những mạnh mẽ mà còn đồng đều trên nhiều
lĩnh vực cả lý thuyết và ứng dụng, một trong ba ngành đạt được nhiều thành tựu
trong sự phát triển khoa học đó là vật lý với những ứng dụng kỹ thuật liên quan và
ứng dụng trong đời sống hằng ngày [8].
Những thập niên đầu thế kỷ XX là thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực nghiên
cứu thế giới vi mô. Những công trình của Planck,Einstein, Hese, Bohr, Pauli,

Heiseengerg, Curie…đã xây dựng một hê thống tư duy mới.
8


Những năm 60 và 70 cuộc chạy đua kinh tế, quân sự, khoa học giữa hai
cường quốc Liên Xô và Mỹ đã mang lại bước tiến lớn cho khoa học vũ trụ: những
vệ tinh nghiên cứu vũ trụ, con người đi vào không gian (1961), lên mặt trăng
(1969)…tiếp đó thập niên 80 và 90 đã chứng kiến cuộc cách mạng mạnh mẽ và
rộng rãi trong lĩnh vực công nghệ thông tin mà cơ sở là sự ra đời và lớn mạnh của
kỹ thuật vật liệu bán dẫn và vi mạch điện tử.
Trong cuộc sống luôn có những việc bất ngờ đến với chúng ta. Trong khoa
học cũng chính từ những bất ngờ mà đã dẫn đến rất nhiều phát minh nổi tiếng của
các nhà khoa học. Và sau này chúng được ứng dụng rất nhiều trong kỹ thuật và
đời sống. Trong thế kỉ 20, những nghiên cứu của các nhà khoa học đã đưa ra nhiều
thuyết Vật lí và đã được ứng dụng trong kỹ thuật và đời sống, nhưng sự phát triển
này chưa mạnh mẽ đến khoảng thời gian sau này sự phát triển này mới bùng nổ và
dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ như vũ bão của khoa học, mặc dù sự phát triển
ngành Vật lí tác động tích cực hàng ngày của nó lên đời sống của chúng ta ngày
càng tăng. Nhiều nhà khoa học cũng nhạy cảm với những vấn đề này. Bằng
phương pháp thí nghiệm, khoa học không còn thụ động quan sát, mà chủ động can
thiệp vào tự nhiên. Nhưng, dù “thí nghiệm là bước đầu tiên để áp dụng kỹ thuật”
(Gehlen), thí nghiệm và áp dụng kỹ thuật vẫn là hai chuyện khác nhau. Kỹ thuật áp
dụng kết quả đã biết, còn thí nghiệm đi tìm cái chưa biết. Ứng dụng kỹ thuật
hướng đến thực tiễn, trong những điều kiện bình thường.
Những phát minh mới gồm có tàu vũ trụ, chip máy tính, laser, và ADN tổ
hợp đã mở ra lộ trình cho những lĩnh vực mới như khoa học vũ trụ, công nghệ sinh
học, và công nghệ nano. Các máy ghi địa chấn hiện đại và tàu ngầm đã mang lại
cho các nhà khoa học trái đất và đại dương cái nhìn sâu sắc vào những bí ẩn sâu
thẳm nhất và tối tăm nhất của hành tinh chúng ta. Những thập kỉ phát triển của
khoa học khí hậu, được hỗ trợ bởi những quan sát vệ tinh và mô hình máy tính, giờ

đã đưa ra những dự báo dài hạn, mang tính toàn cầu với xác suất đúng rất cao. Lúc
mới bắt đầu thế kỉ, khoa học và công nghệ có ít tác động lên đời sống hàng ngày
của đa số mọi người, điều này đã thay đổi hoàn toàn vào năm 2000 [25].

9


Sự phát triển của khoa học – kỹ thuật một cách trực tiếp hay gián tiếp đều
có thể mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn, mặc khác cũng chính những thành tựu này
cũng trở thành phương tiện tội ác thảm học cho chính con người. Hàng triệu tấn
bom đã trút xuống trái đất trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914- 1918), lần
thứ hai (1939 – 1945) Và sau khi bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và
Nagasaki bị phá hủy trong ít phút bởi những quả bom nguyên tử mà cơ sở chế tạo
dự trên những công trình vĩ đại của Einstein, Curie, Rutherford, Chadwich
Graham…đó là một trong những ứng dụng của kỹ thuật mà nguồn gốc của nó
chính là ứng dụng mối quan hệ giữa Vật lí và thực tiễn. Cũng chính từ đó một số
nhà khoa học lỗi lạc đã chuyển sang nghiên cứu khoa học sự sống.
Vật lí học có những đóng góp quan trọng qua sự tiến bộ của khoa học công
nghệ mới đạt được do những phát kiến lý thuyết trong Vật lí. Ví dụ, sự tiến bộ
trong hiểu biết về Điện từ học hoặc Vật lí hạt nhân đã trực tiếp dẫn đến sự phát
minh và phát triển những sản phẩm mới, thay đổi đáng kể bộ mặt xã hội ngày nay,
như ti vi, máy vi tính, laser, internet, các máy móc dân dụng, hay vũ khí hạt nhân;
những tiến bộ trong nhiệt động lực học dẫn tới sự phát triển cách mạng công
nghiệp; và sự phát triển của ngành cơ học thúc đẩy sự phát triển phép tính vi tích
phân.
Mặc dù Vật lí bao hàm rất nhiều hiện tượng trong tự nhiên, nhưng các nhà
Vật lí chỉ cần một số lý thuyết để miêu tả những hiện tượng này. Những lý thuyết
này không những được kiểm tra bằng thực nghiệm rất nhiều lần với kết quả đúng
xấp xỉ trong những phạm vi nhất định mà còn mang lại nhiều ứng dụng cho xã hội.
Ví dụ, cơ học cổ điển miêu tả chính xác chuyển động của những vật vĩ mô lớn

hơn nguyên tử nhiều lần và di chuyển với vận tốc nhỏ hơn nhiều tốc độ ánh
sáng. Những lý thuyết này vẫn còn được nghiên cứu áp dụng cho tới ngày nay, và
một nhánh của cơ học cổ điển là lý thuyết hỗn loạn mới chỉ hình thành từ thế kỷ 20
và ba thế kỷ sau khi cơ học cổ điển ra đời từ những công trình của Isaac
Newton (1642–1727).
1905 Albert Einstein công bố công trình về thuyết tương đối hẹp.

10


1907 cũng là Albert Einstein rút ra công thức liên hệ giữa năng lượng và
khối lượng E= mc2 công thức này có ý nghĩ cự kỳ quan trọng là cơ sở của vật lý
hạt nhân và sau này đó là những ứng dụng sáng chế ra bom nguyên tử.
1912 Victor Franz Hess khám phá ta tia vũ trụ
Sự tồn tại của tia vũ trụ khẳng định sự biến hóa tương hỗ liên tục giữa các nguyên
tố và các hạt cơ bản.
1913 Niels Bohr (Đan mạch) đưa ra mẫu nguyên tử hydro
1913 Johannes (Đức) phát hiện ra sự tách các phổ trong điện trường
1915 Albert Einstein (Đức) công bố thuyết tương đối rộng
Thuyêt tương đối của Einstein bên cạnh ý nghĩa to lớn đối với Vật lý, còn có giá trị
triết học.
1917 K.Schawartzchild dự đoán sự tồn tại các lỗ đen trong vũ trụ
Khám phá này của K.Schawartzchild có ý nghĩa mở đường trong việc tìm hiểu
những bí mật của vũ trụ…
Sự phát triển khoa học ngày càng phụ thuộc vào mối liên hệ Vật lí và thực
tiễn. Từ khi Galilei phát minh kính viễn vọng, quan niệm của ta về thế giới và vũ
trụ phụ thuộc rất nhiều vào thành tựu kỹ thuật. Quan hệ giữa máy hơi nước và
nhiệt động học; máy bay và khí động học.
Qua những thành tựu khoa học trên cho thấy rằng mối liên hệ Vật lí và đời
sống rất cần thiết, Vật lí đưa ra những giả thuyết , hiện tượng….và kỹ thuật sẽ ứng

dụng nó một cách đúng đắn nhất để áp dụng vào đời sống để con người chiếm lĩnh
tri thức khoa học, đáp ứng được những nhu cầu xã hội đề ra.
Mối liên hệ giữa Vật lí và thực tiễn chưa bao giờ rõ rệt như ngày nay, khi khoảng
cách thời gian giữa khám phá khoa học và phát minh kỹ thuật được rút ngắn một
cách ngoạn mục. Từ khoa học hạt nhân đến bom nguyên tử cần không đến sáu
năm. Động lực phát minh kỹ thuật gắn liền với thành tựu lý thuyết transitor và vật
lí bán dẫn, kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán y khoa với Vật lí vi mô…
1.1.2 Mối liên hệ giữa Vật lí với thực tiễn trong dạy học Vật lí
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lí gắn kết một cách chặt
chẽ với thực tế đời sống. Tuy nhiên đối với đại đa số học sinh phổ thông hiện nay,
11


việc vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn còn rất nhiều hạn chế nếu không muốn
nói là thực sự yếu kém. Để đổi mới PPDH một cách có hiệu quả phải xuất phát từ
đặc điểm của bộ môn. Cần thay đổi cách truyền thụ máy móc, là khoa học thực
nghiệm nên sự hiểu biết về Vật lý không chỉ đơn thuần là nắm được các công thức,
khái niệm, định luật... mà còn phải có sự trải nghiệm nhất định. Dạy học Vật lí
phải làm sao kích thích được hứng thú học tập của HS, làm cho HS thấy được ý
nghĩa của việc học Vật lí đối với đời sống, thực tiễn và đối với chính bản thân của
HS.
Dạy học ứng dụng kỹ thuật trong dạy học Vật lí nhằm trang bị cho học sinh
những nguyên lí khoa học chủ yếu của những ngành sản xuất chính, rèn luyện kĩ
năng, kĩ xảo sử dụng và điều khiển các công cụ sản xuất cần thiết. Một trong
những nhiệm vụ cơ bản của trường phổ thông là đào tạo con người mới, những
người lao động có tri thức và có năng lực thực hành, tự chủ năng động và sáng tạo,
sẵn sàng tham gia lao động sản xuất và các hoạt động xã hội...
Mối liên hệ giữa Vật lí và thực tiễn đã thể hiện rất rõ trong sự phát triển kỹ
thuật, trong thực tế mối liên hệ Vật lí và đời sống không thể tách rời nhau, sự phát
triển của Vật lí kéo theo sự phát triển kỹ thuật, và ngược lại sự phát triển kỹ thuật

thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của các ngành, đặc biệt là ngành Vật lí.
Việc sử dụng kiến thức vật lí cho thấy rõ các ứng dụng kỹ thuật, giải thích các
nguyên tắc hoạt động kỹ thuật và đáp ứng những nhu cầu trong ngành kỹ thuật đòi
hỏi. Sự phát triển kỹ thuật đã có vai trò rất quan trọng đó là đáp ứng nhiều nhu cầu
cho đời sống con người và xã hội. Do nhu cầu phát triển kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu
của kỹ thuật dẫn đến sự hình thành và phát triển các kiến thức vật lí, và mối liên hệ
này không thể tách rồi nhau.
Vật lí bắt nguồn từ cuộc sống, phát triển theo sự đòi hỏi của cuộc sống. Các
kiến thức vật lí được khái quát từ hàng loạt các sự kiện, hiện tượng hay biểu đạt
bởi các tiền đề lí thuyết tổng quát bằng ngôn ngữ Toán học... đều được vận dụng
vào quá trình lao động sản xuất, vào kỹ thuật ... phục vụ cuộc sống con người [26].
Dạy học Vật lí chính là dạy một khoa học đã, đang tồn tại và phát triển, một khoa
học sống - động gắn với môi trường xung quanh. Do vậy, dạy học Vật lí không thể
12


tách rời với thực tiễn cuộc sống mà phải luôn tạo cơ sở với những tình huống xuất
phát và giải trình phù hợp, phải dựa trên đặc điểm nhận thức của HS.
Ngoài việc truyền thụ các kiến thức cơ bản có trong SGK, GV cần cung cấp
thêm một số kiến thức, hình ảnh, hiện tượng Vật lí có trong cuộc sống, gần gũi với
sinh hoạt, với suy nghĩ hằng ngày nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của HS.
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như: phương
pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình, GV
cần tăng cường tổ chức cho HS tham gia các trò chơi học tập như: Hội thi đố vui,
rung chuông vàng, tham quan dã ngoại... Thông qua các hoạt động này vừa giúp
HS có cơ hội vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề có trong thực tiễn cuộc
sống, vừa kích thích hứng thú học tập của HS, từ đó giúp cho HS chủ động hơn
trong học tập và thích thú với môn học.
Tăng cường sử dụng các thiết bị thí nghiệm trong quá trình dạy học, đặc
biệt là các thí nghiệm tự tạo đơn giản, rẻ tiền, gần gũi với HS. Thông qua thí

nghiệm, GV có thể tạo ra các tình huống có vấn đề nhằm tạo động cơ, hứng thú
học tập cho HS.
Khai thác tốt mối quan hệ giữa Vật lí và thực tiễn. Chỉ cho HS thấy được
những ứng dụng của kiến thức vật lí mà các em học trong kỹ thuật và đời sống.
Qua đó các em thấy được ý nghĩa của việc học Vật lí, nhờ đó kích thích hứng thú
và hình thành động cơ học tập của HS.
Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là các phương tiện
dạy học hiện đại. Phương tiện dạy học giúp cho GV có thêm tranh ảnh, đoạn video
clip về những sự vật, hiện tượng Vật lí có trong thực tiễn cuộc sống để vận dụng
vào bài dạy làm cho tiết học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, HS có thái độ học
tập tích cực hơn.
Kiểm tra, đánh giá cũng là một động lực quan trọng tác động đến tính tích
cực học tập của HS. Do vậy, cần có đổi mới trong hình thức cũng như nội dung
kiểm tra, đánh giá HS. Bên cạnh việc ra các bài tập thông thường, GV cần tăng
cường thêm một số bài tập thí nghiệm, bài tập giải thích các hiện tượng Vật lí có

13


trong thực tế xảy ra xung quanh các em, từ đó giúp các em cũng cố, khắc sâu kiến
thức và vận dụng được kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
Một yếu tố không kém phần quan trọng là GV phải biết cách tạo ra và duy
trì không khí dạy học cởi mở giữa thầy trò, giữa các HS với nhau. Việc làm này sẽ
giúp cho HS cảm thấy thoải mái, tự tin để bộc lộ bản thân, bộc lộ những suy nghĩ,
quan điểm của mình. Bên cạnh đó GV cũng phải chú ý tới việc khen thưởng, động
viên HS đúng lúc, đúng chỗ [23]. Có sự động viên, khen thưởng từ phía gia đình
và xã hội.
Bản chất của việc dạy học mối mối liên hệ giữa Vật lí và đời sống trong dạy
học Vật lí là tìm ra những ứng dụng cụ thể trong kỹ thuật và ứng dụng đời sống cụ
thể làm cho học sinh hiểu rõ bản chất của việc dạy học này nó có ý nghĩa như thế

nào với sự phát triển khoa học và công nghệ, đặc biệt là những ứng dụng của
ngành Vật lí trong đời sống [12]. Từ đó hình thành cho học sinh ý thức học tập,
học sinh nhận ra được ý nghĩa của việc học của bộ môn Vật lí nói riêng và các môn
học nói chung, góp phần vào sự phát triển giáo dục của đất nước ta. Nhằm mục
đích tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay với công cuộc phát
triển đất nước và hội nhập quốc tế.
1.1.3 Tầm quan trọng của việc vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn trong dạy
học Vật lí ở trường THPT.
Vật lí, một môn khoa học tự nhiên gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của mọi
người đồng thời góp phần vào sự phát triển của khoa học và công nghệ, những kiến
thức vật lí luôn được áp dụng trong những hoạt động của con người, ở đâu đâu bất
cứ lúc nào cũng có mặt, có sự hiện diện của Vật lí, dựa trên những nguyên lý,
những định luật con người có thể phát minh, tìm tòi, khám phá và cho ra đời nhiều
sản phẩm phục vụ cho đời sống, cũng như những sản phẩm có chất lượng và công
nghệ cao như hiện nay.
Ngay từ còn ở bậc THPT vấn đề giảng dạy để làm sao gắn với thực tiễn và
đưa những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, để HS thấy rõ sự
liên hệ của kiến thức với thực tiễn từ đó HS hiểu được ý nghĩa của bài học, các

14


định luật định lý, cũng như vận dụng chúng một cách dễ dàng …. nhưng thực tế
trong quá trình giảng dạy, đa số GV chỉ cung cấp và giảng dạy theo kiến thức của
SGK để đảm bảo đủ, đúng nội dung, và đúng thời gian quy định…, cũng chính vì
thế mà làm cho HS đôi lúc không biết học nó để làm gì, cứ nghĩ rằng học là phải
học.Tổ chức các cuộc điều tra ở THPT thấy hầu hết HS cho rằng khi học môn Vật
lí rất nặng nề, khó hiểu, không biết vận dụng chúng vào đâu với một mới kiến thức
khô khan, những kiến thức Vật lí đã học để làm gì, chúng gắn kết với đời sống và
sinh hoạt như thế nào, mặt khác có quá nhiều công thức hầu như HS không biết

vận dụng chúng ra sao. Tuy HS cũng cho biết rằng đâu đâu cũng xuất hiện sự có
mặt của những kiến thức đã học, nhưng họ cũng chẳng biết nó thể hiện như thế nào,
chính vì vậy càng ngày môn vật lý càng trở nên rất nặng nề với những kiến thức
hàn lâm mà GV truyền đạt lại, những kiến thức đó sẽ quên ngay sau khi HS học
xong, và cũng chẳng biết trong thực tế nó như thế nào, cảm thấy các kiến thức càng
ngày càng xa rời với thực tế, từ đó rất khó tiếp thu môn học.
Học để ứng dụng như thế nào? Bên cạnh sự phát triển của xã hội, những
kiến thức cơ bản hầu như HS có thể tìm được ở rất nhiều sách báo, cũng xin đề cập
đến vấn đề: tại sao HS rất thích xem phim khoa học, họ có thể dành rất nhiều thời
gian để xem phim nhưng họ rất ngại đọc sách, và ngại tìm tòi học hỏi, tra cứu, chán
học đồng thời cảm thấy mệt mỏi. Chính vì trong phim là những ứng dụng khoa học
vào trong đời sống của họ, hay những hiện tượng vật lí gắn liền với cuộc sống từ đó
kích thích khả năng tìm tòi, khám phá. Những kiến thức đã học, HS cảm thấy khô
khan, thay vì với tình huống có vấn đề mang tính chất là những ứng dụng hay
những câu hỏi thực tế sẽ kích thích óc tìm tòi của HS, để giải quyết những câu hỏi
thực tế ấy không những HS cảm thấy mình phải tìm tòi để trả lời những câu hỏi, mà
từ đó những kiến thức đã học họ cảm thấy có ích cho bản thân, cho đời sống của họ
nhiều hơn. Một khi HS nhìn nhận thấy tầm quan trọng của môn học, thì việc học
tập trở nên dễ dàng hơn, họ tìm kiếm những kiến thức để giải quyết các vấn đề của
cuộc sống xung quanh và biết được các kiến thức ảnh hưởng đến cuộc sống của
mình vì thế nhu cầu tìm hiểu cũng tăng lên.

15


×