Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn trần thùy mai và quế hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-------------

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN
TRẦN THÙY MAI VÀ QUẾ HƢƠNG
Chuyên ngành: Văn Học Việt Nam
Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VIẾT THIỆN

Thừa Thiên Huế, năm 2018
i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử
dụng và chưa từng công bố trong bất kì một công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Huyền Trang

ii


LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giảng
dạy, hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của quý thầy cô; sự động viên, quan tâm, giúp đỡ
của anh chị em, bạn bè cùng gia đình. Với lòng kính trọng sâu sắc, tôi xin chân
thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư
phạm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
TS. Trần Viết Thiện – Giảng viên hướng dẫn khoa học - đã nhiệt tình chỉ dẫn,
giúp đỡ, khuyến khích tôi hoàn thành luận văn này.
Nhà văn Trần Thùy Mai – tác giả của những tập truyện ngắn, đã cung cấp tư
liệu cũng như có những gợi mở giúp tôi hiểu sâu sắc hơn những tác phẩm của chị
trong quá trình nghiên cứu.
Gia đình, bạn bè – những người đã động viên tôi học tập, làm việc và hoàn
thành luận văn.
Huế, tháng 09 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền Trang

iii


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA ..................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................7
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................................8
6. Cấu trúc của luận văn ..............................................................................................8
NỘI DUNG ................................................................................................................9
CHƢƠNG 1: YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ
LOẠI TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ...................................................9
1.1. Tổng quan về yếu tố trữ tình trong truyện ngắn ..................................................9
1.1.1. Khái niệm trữ tình .............................................................................................9
1.1.2. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn ....................................................................10
1.2. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn một số giai đoạn văn học Việt Nam hiện đại
...................................................................................................................................12
1.2.1. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tình cảm, cái tôi cá nhân trong giai đoạn
1930-1945..................................................................................................................12
1.2.2. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tinh thần lãng mạn cách mạng giai đoạn
1945-1975..................................................................................................................15
1.2.3. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện hiện thực đời sống, số phận con người giai
đoạn sau 1975 ............................................................................................................18
CHƢƠNG 2: YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THUỲ
MAI, QUẾ HƢƠNG NHÌN TỪ THẾ GIỚI HÌNH TƢỢNG..............................26
2.1. Nhân vật .............................................................................................................26
2.1.1. Nhân vật cô đơn trên hành trình đi tìm hạnh phúc ..........................................26
1


2.1.2. Nhân vật buồn - đau trong bi kịch cuộc sống .................................................30
2.1.3. Nhân vật giàu niềm vui sống, luôn hướng về điều tốt đẹp .............................37
2.2. Không gian nghệ thuật .......................................................................................41
2.2.1. Không gian thiên nhiên trong trẻo, nên thơ ....................................................42
2.2.2. Không gian văn hóa Huế trầm mặc, cổ kính ...................................................46

2.3. Thời gian nghệ thuật ..........................................................................................48
2.3.1. Trở về với những miền hoài niệm ...................................................................49
2.3.2. Đan xen giữa kí ức và thực tại ........................................................................51
CHƢƠNG 3: YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN TRẦN THUỲ
MAI, QUẾ HƢƠNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN TRẦN THUẬT...................56
3.1. Cốt truyện, kết cấu .............................................................................................56
3.1.1. Cốt truyện tâm lí..............................................................................................57
3.1.2. Kết thúc để ngỏ ...............................................................................................62
3.2. Ngôn ngữ ............................................................................................................64
3.2.1. Ngôn ngữ người trần thuật ..............................................................................65
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật ..........................................................................................73
3.3.1. Giọng điệu xót xa, thương cảm .......................................................................79
3.3.2. Giọng điệu trữ tình, triết lí ..............................................................................83
KẾT LUẬN ..............................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................92

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Sự tương tác, thâm nhập, giao thoa thể loại trong văn học là một hiện
tượng đặc sắc, để lại dấu ấn đậm nét trong cả văn học thế giới lẫn văn học Việt
Nam. Chính hiện tượng này đã tạo ra một thể loại khá độc đáo của văn xuôi – thể
loại văn xuôi trữ tình.
Văn xuôi trữ tình thế giới ghi dấu ấn với tên tuổi của các tác giả như K.
Paustovsky, C.T. Aytmatov,… Ở Việt Nam, dòng chảy văn xuôi trữ tình hiện đại
khởi nguồn từ thời kì văn học đầu thế kỉ XX, gắn với tên tuổi các tác giả như Thạch
Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu,… Trong cuốn Sổ tay truyện ngắn,
Vương Trí Nhàn có nhận định về văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX: “… chúng ta

chứng kiến sự xích lại gần nhau giữa thơ và văn xuôi… Việc xích lại gần thơ làm
cho văn xuôi trở nên vừa sâu sắc hơn, vừa dễ hiểu hơn” [49, tr.117].
Không khó để thấy rằng, sự giao thoa giữa hai loại hình văn học trữ tình và tự
sự tiếp tục phát triển trong giai đoạn văn học 1945 – 1975 với một số cây bút tiêu
biểu như Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, Nguyễn Thi, Anh Đức, Lưu Quang
Vũ,… Đến giai đoạn văn học sau 1975, văn xuôi trữ tình đã trở thành một xu hướng
sáng tác phổ biến với nhiều tên tuổi như Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn
Thị Thu Huệ, Nguyễn Lập Em, Nguyễn Ngọc Tư, Nhật Chiêu, Nguyễn Quang
Thiều, Trần Thuỳ Mai, Quế Hương, Phan Thị Vàng Anh, Nguyên Hương,… Phổ
biến đến mức, Hoàng Ngọc Hiến coi đây là một đặc điểm nổi bật của truyện ngắn
sau Đổi mới [17].
1.2. Các nhà văn nữ thời Đổi mới đã ghi dấu ấn đậm nét ở thể loại truyện ngắn
trữ tình. Truyện ngắn trữ tình của các cây bút nữ Việt Nam sau Đổi mới đã thực sự
góp một tiếng nói riêng, góc nhìn riêng; kiến tạo nên bức tranh đa sắc của truyện
ngắn giai đoạn này. Nổi bật lên trong dòng chảy ấy cần phải nhắc đến hai cây bút
nữ miền Trung tiêu biểu: Trần Thùy Mai và Quế Hương.
Trần Thuỳ Mai là nhà văn nữ xứ Huế; chất Huế dịu dàng, sâu lắng thấm đẫm
trong nhiều truyện ngắn của chị. Trần Thuỳ Mai đã mang vào trang văn của mình
cái đằm thắm của thiên tính nữ. Văn chương của chị lôi cuốn người đọc bởi cái “trữ
3


lượng tình cảm” hết sức dồi dào. Quế Hương cũng là một nhà văn nữ gốc Huế.
Những câu chuyện của chị thường buồn đau nhưng ấm áp bởi nó xuất phát từ nguồn
mạch yêu thương, cảm thông. Đúng như nhận xét của Đoàn Ánh Dương:
… Văn Quế Hương tinh tế mà giản dị, sắc sảo mà dịu mát. Không thể tìm
thấy trong văn Quế Hương vẻ gay gắt, quyết liệt. Đó là một thế giới hài
hoà, hài hoà ngay cả từ sự đổ vỡ. Không có sự bất hạnh nào không có lối
thoát. Không có nỗi buồn nào không thể cảm thông. Như dòng Hương,
như nhà vườn, như điệu Nam ai, Nam bình, như tiếng dạ thưa của người

con gái Huế… bãng lãng trong rất nhiều sáng tác của chị [12; tr.6].
Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai, Quế Hương không chỉ
tạo nên một “dư vị” khó quên mà còn báo hiệu một phong cách thể loại đang được
định hình và ngày càng đa dạng, sắc nét.
1.3. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, đã có những lúc văn xuôi mở cuộc
xâm lăng vào thơ. Đó là thời kì khởi phát Thơ mới. Ngược lại, cũng có những giai
đoạn chất thơ xâm nhập vào văn xuôi, làm thành dòng truyện ngắn trữ tình với
nhiều phong cách nổi bật. Tìm hiểu yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thuỳ
Mai và Quế Hương giúp cho chúng ta thấy được dòng truyện ngắn trữ tình không
phải chỉ dừng lại ở những đỉnh cao của văn học quá khứ mà còn được tiếp nối ở các
nhà văn đương đại với nhiều sắc thái mới mẻ. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài
này còn mang một ý nghĩa thiết thực: giúp cho việc giảng dạy những tác phẩm văn
xuôi mang đậm màu sắc trữ tình trong nhà trường được thấu đáo hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Giao thoa thể loại là một hiện tượng có tính quy luật trong văn chương.
Truyện ngắn trữ tình chính là sự thâm nhập của yếu tố trữ tình vào một thể loại văn
xuôi hiện đang có nhiều thành tựu và được các nhà nghiên cứu dành sự quan tâm
khá lớn.
2.1. Nghiên cứu yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 nói chung
Qua khảo sát chúng tôi ghi nhận được một số bài viết, công trình, luận văn,
luận án sau đây:

4


Trong cuốn Thế hệ nhà văn sau 1975: Diện mạo và thành tựu, Đinh Trí
Dũng có bài viết Mạch trữ tình trong truyện ngắn thế hệ nhà văn sau 1975. Bài
viết khẳng định thế hệ này đã tiếp nối và làm phong phú thêm mạch ngầm trữ tình
trong văn xuôi Việt Nam hiện đại và làm cho bức tranh truyện ngắn thêm khởi sắc,
đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng đa dạng, nhiều chiều của người đọc. Ở bài viết

này, tác giả có đề cập nhưng chỉ dừng lại ở sự khái quát những nét chung nhất về
chất trữ tình trong truyện ngắn của các nhà văn nói chung, trong đó có nhắc đến
Trần Thuỳ Mai và Quế Hương.
Chuyên luận Tƣơng tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam đƣơng đại của
Trần Viết Thiện là công trình đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống về
văn xuôi sau Đổi mới dưới góc nhìn tương tác thể loại. Tác giả đã dành một chương
để khảo sát sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, nhìn từ
cấu trúc thể loại truyện ngắn. Trong đó, sự thâm nhập của chất trữ tình vào truyện
ngắn được người viết nhìn nhận qua các phương diện: cái tôi trữ tình, thế giới biểu
tượng và hiện tượng thơ trong văn. Trong phần kết luận, tác giả đã đặt ra triển vọng
của việc tiếp tục nghiên cứu vấn đề: “Đi sâu nghiên cứu tương tác thể loại trong
từng tác giả, tác phẩm cũng là hướng đi hứa hẹn nhiều kết quả khoa học. Đó thực
sự là những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để góp thêm một góc nhìn trong việc
nghiên cứu văn học” [67].
Bên cạnh đó, cũng có một số luận văn đi sâu tìm hiểu yếu tố trữ tình trong
truyện ngắn của một số nhà văn cụ thể: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Thạch
Lam – Hồ Dzếnh của tác giả Nguyễn Văn Tấn, Chất trữ tình trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tƣ của tác giả Thái Thị Thanh Huyền, Yếu tố trữ tình trong văn
xuôi Thạch Lam của tác giả Lương Văn Dương,…
2.2. Nghiên cứu yếu tố trữ tình trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai và
Quế Hƣơng
Về tác giả Trần Thuỳ Mai, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy có một số bài
viết, luận văn đề cập đến yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai nhưng
hoặc mới chỉ dừng lại ở một vài góc độ riêng lẻ, hoặc chỉ điểm qua bằng những
nhận xét chung. Chưa có công trình lấy truyện ngắn trữ tình Trần Thuỳ Mai làm đối
tượng nghiên cứu trung tâm.
5


Luận văn Thi pháp nhân vật của truyện ngắn Trần Thuỳ Mai của tác giả

Nguyễn Thị Hồng Lê khi tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn có nhắc đến chất thơ là
một trong ba đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Trần Thuỳ Mai. Thế nhưng, chất thơ
được nêu ra nhằm góp phần lí giải đặc điểm nhân vật chứ chưa đi vào phân tích chất
thơ được thể hiện như thế nào trong truyện ngắn của tác giả này. Đồng thời, tác giả
cũng chỉ đề cập đến giọng điệu trữ tình như một phương thức góp phần xây dựng
nhân vật trung tâm trong các truyện ngắn của Trần Thuỳ Mai. Luận văn Thế giới
nghệ thuật truyện ngắn Trần Thùy Mai của tác giả Lê Thị Thanh Hiệp cũng chỉ
nhận xét chung về “chất Huế” trong truyện ngắn của Trần Thùy Mai, đó là: giọng
văn rất Huế nhẹ nhàng, sâu lắng, giàu chất thơ và rất nữ tính; giọng trần thuật khách
quan nhưng vẫn rất trữ tình, êm ái.
Tình hình nghiên cứu về tác giả Quế Hương cũng tương tự như trường hợp
Trần Thùy Mai. Chưa có công trình lấy truyện ngắn trữ tình Quế Hương làm đối
tượng nghiên cứu trung tâm. Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Quế Hƣơng của tác
giả Trương Ngọc Lợi đã đi sâu tìm hiểu về cuộc đời và quan niệm nghệ thuật của
Quế Hương; những đặc điểm cơ bản trong thế giới hình tượng và phương thức trần
thuật như nhân vật, không - thời gian, ngôn từ nghệ thuật, giọng điệu trần thuật,...
Trong đó yếu tố trữ tình chỉ được tác giả tìm hiểu, khái quát qua một phương diện
đó là giọng điệu trữ tình hoài niệm. Từ đó, tác giả khẳng định chính giọng điệu ấy
làm cho văn của bà dung dị mà sâu lắng, vừa xôn xao buồn, vừa bâng khuâng xao
xuyến. Đó là yếu tính làm nên chất văn đằm sâu, da diết rất Huế của bà. Bên cạnh
đó, phải kể đến bài viết Chất trữ tình trong truyện ngắn Quế Hƣơng của tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Giang. Bài viết đã tìm hiểu các phương diện như chất thơ, nhân
vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, giọng điệu mang đậm tính trữ tình.
Tuy nhiên, ở phạm vi một bài báo khoa học nên bài viết chỉ dừng lại ở tính khái
quát; chưa đi sâu phân tích, luận giải vào từng phương diện cụ thể.
Nhìn lại những nghiên cứu về sáng tác của Trần Thuỳ Mai và Quế Hương, có
thể thấy chưa có công trình nào nghiên cứu tập trung và có hệ thống về yếu tố trữ
tình trong sáng tác của hai cây bút nữ này. Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài Yếu
tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hƣơng nhằm nghiên cứu
một cách hệ thống bằng những khảo cứu, phân tích, kiến giải khoa học.

6


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng chính của luận văn là những phương diện biểu hiện của yếu tố trữ
tình trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai và Quế Hương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi khảo sát các tập truyện ngắn của hai tác giả như sau:
3.2.1. Tác giả Trần Thuỳ Mai
- Bài thơ về biển khơi, NXB Thuận Hoá, Huế, 1983.
- Trò chơi cấm, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 1998.
- Quỷ trong trăng, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.
- Đêm tái sinh, NXB Thuận Hoá, Huế, 2004.
- Mưa ở Strasbourg, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2007.
- Một mình ở Tokyo, NXB Văn Nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2008.
- Onkel yêu dấu, NXB Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2010.
3.2.2. Tác giả Quế Hƣơng
- Đôi chân biết khóc, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1995.
- Quán Búp Bê, NXB Kim Đồng, 1996.
- 27 truyện ngắn của Quế Hương, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2004.
- Truyện ngắn ba cây bút nữ: Ngân Hoa, Quế Hương, Đỗ Bích Thúy, NXB
Phụ nữ, Hà Nội, 2007.
- Đóa hoa không gai và con cừu không rọ mõm, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2010.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp loại hình: Chúng tôi sử dụng phương pháp loại hình nhằm phân
loại các đặc điểm thuộc phương thức trữ tình và phương thức tự sự; từ đó thấy được
sự xâm lấn, thâm nhập của yếu tố trữ tình vào truyện ngắn nói chung, truyện ngắn
hai tác giả nữ nói riêng.
- Phương pháp thi pháp học: Chúng tôi soi chiếu dấu ấn của yếu tố trữ tình

trong truyện ngắn trên các phương diện thế giới hình tượng và một số phương diện
trần thuật. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai, Quế Hương được
chúng tôi khai tác từ các góc độ: Nhân vật, không – thời gian, cốt truyện – kết cấu,
ngôn ngữ, giọng điệu,…
7


- Phương pháp khảo sát - thống kê: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để
khảo sát sự hiện diện của yếu tố trữ tình trong từng truyện ngắn cụ thể, từ đó thống
kê những dẫn chứng tiêu biểu tương ứng với các phương diện thế giới hình tượng
và một số phương diện trần thuật trong truyện ngắn của hai tác giả.
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Đề tài đặt trong hệ thống truyện ngắn sau
1975 và truyện ngắn nữ sau 1975 nói chung, truyện ngắn của hai tác giả nói riêng
để xem xét, phát hiện và đánh giá những biểu hiện của yếu tố trữ tình trong truyện
ngắn của hai tác giả.
- Phương pháp so sánh: Dựa trên phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại để
tìm ra nét đặc sắc của truyện ngắn hai tác giả so với các tác giả khác trên phương
diện biểu hiện của yếu tố trữ tình trong tác phẩm.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn khai thác và chỉ ra một cách hệ thống sự tiếp nối của yếu tố trữ tình
trong truyện ngắn Việt Nam, cũng như cho thấy những nét riêng đặc sắc về yếu tố
trữ tình trong sáng tác của hai nữ nhà văn Trần Thuỳ Mai và Quế Hương. Hi vọng
luận văn sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn toàn diện hơn về văn xuôi trữ tình Việt
Nam sau 1975 cũng như truyện ngắn trữ tình trong sáng tác của hai nhà văn Trần
Thuỳ Mai, Quế Hương.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn được
cấu trúc thành ba chương:
Chương 1: Yếu tố trữ tình trong sự phát triển của thể loại truyện ngắn Việt
Nam hiện đại

Chương 2: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai, Quế Hương nhìn
từ thế giới hình tượng
Chương 3. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thuỳ Mai, Quế Hương nhìn
từ phương diện trần thuật

8


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
YẾU TỐ TRỮ TÌNH TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ LOẠI
TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Tổng quan về yếu tố trữ tình trong truyện ngắn
1.1.1. Khái niệm trữ tình
“Trữ tình” hay “chất trữ tình” hoặc “yếu tố trữ tình” là một thuật ngữ lí luận
văn học, dùng như một khái niệm để nói đến một tính chất văn học. Qua khảo sát,
chúng tôi ghi nhận được một số quan niệm về khái niệm trữ tình như sau:
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Trữ tình (tiếng Pháp: lyricque) là một
trong ba phương thức thể hiện đời sống (bên cạnh tự sự và kịch) làm cơ sở cho một
loại tác phẩm văn học… Trữ tình phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý
thức con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ,
cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh… Nguyên tắc chủ quan là
nguyên tắc cơ bản trong việc chiếm lĩnh hiện thực, là nhân tố cơ bản quy định
những đặc điểm cốt yếu của tác phẩm trữ tình. Tác phẩm trữ tình thể hiện tâm
trạng. Do đó, nó thường không có “cốt truyện” hiểu theo nghĩa chặt chẽ của từ này
và dung lượng của nó thường ngắn (vì một trạng thái tâm trạng không thể kéo dài)”
[16, tr.374].
Trong Giáo trình Lí luận văn học, khái niệm trữ tình được hiểu là sự “miêu
tả và biểu hiện thế giới chủ quan của con người với những cảm xúc, tâm trạng và ý
nghĩ trực tiếp” [53, tr.189].

Trữ tình còn được hiểu là “chất thơ”: chất thơ hay chất trữ tình – tính chất
được tạo nên từ sự cô đọng của tâm hồn, sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của cảm xúc,
tâm trạng, tình cảm với vẻ đẹp của cách biểu hiện nó để có thể khơi gợi những rung
động thẫm mĩ và tình cảm nhân văn. Nhà nghiên cứu Đỗ Lai Thúy có nhận định
như sau: “Chất thơ trước tiên hiểu theo nghĩa rộng phải gắn với cái đẹp. Cái đẹp có
thể là do tự nhiên mang lại như cảnh mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh
thẳm, tạo ra cảm giác dễ chịu cho người ngắm nhìn. Hoặc, “chất thơ” cũng có thể
9


tạo ra từ những tình cảm, hành động của con người như: Sự nhớ nhung, sự uyển
chuyển của các điệu múa…” [84]. Như vậy, có thể thấy dù được gọi tên khác nhau
nhưng yếu tố trữ tình vẫn thống nhất ở nguồn gốc: xuất phát từ tâm hồn, biểu hiện
qua cảm xúc và tâm trạng chủ thể.
Tựu chung lại, khái niệm trữ tình được hiểu là phương thức thể hiện của văn
học, đó là phương thức thiên về diễn tả, bộc lộ cảm xúc. Nguyên nghĩa từ Hán Việt
“trữ tình” cũng có ý nghĩa như vậy: “trữ” là thổ lộ, “tình” là tình cảm, cảm xúc.
Trữ tình là một khái niệm dùng để chỉ một phương thức trong sáng tác văn học,
trong đó chú trọng đến miêu tả cảm xúc, tâm trạng, tình cảm chủ quan của chủ thể
trữ tình. Chúng tôi sử dụng cách hiểu này để nghiên cứu về yếu tố trữ tình trong
truyện ngắn ở những phần tiếp theo của luận văn. Tuy nhiên, yếu tố trữ tình không
những chỉ xuất hiện trong các tác phẩm trữ tình mà còn thể hiện trong các tác phẩm
tự sự hay kịch. Do vậy, đôi khi người ta dùng cách nói như “chất trữ tình”, “tính
trữ tình” hay “yếu tố trữ tình” để diễn tả đặc điểm này trong các tác phẩm tự sự.
1.1.2. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nhà văn thường sử dụng nhân vật, sự
kiện, biến cố,… để bộc lộ tư tưởng nghệ thuật về cuộc sống con người. Khác với
tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của
nó, truyện ngắn chỉ hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản
chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì thế, trong

truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện, biến cố. Nếu mỗi nhân vật của tiểu
thuyết là một thế giới thì mỗi nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế
giới ấy. Yếu tố quan trọng bậc nhất trong truyện ngắn là những chi tiết có dung
lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa
nói hết. Trong truyện ngắn, yếu tố tự sự là chủ đạo và xuyên suốt. Tuy nhiên, do bị
phụ thuộc vào nội dung được trần thuật, phụ thuộc vào thể tạng của nhà văn mà
trong một số sáng tác, yếu tố tự sự bị giảm nhẹ. Trong khi đó, các yếu tố trữ tình,
nghị luận sẽ tăng, tạo ra sự giao thoa thể loại trong truyện ngắn.
Nói về vị trí chất thơ trong văn xuôi, K. Paustovsky viết: “Văn xuôi là sợi cốt,
còn thơ là sợi ngang. Cuộc sống được miêu tả trong văn xuôi không chứa đựng chất
10


thơ sẽ trở thành thô thiển, thành một thứ chủ nghĩa tự nhiên không cánh, không
thúc gọi, không dẫn dắt ta đi đâu cả” [54; tr.17]. Có thể thấy, quan niệm của
Paustovsky đã chỉ rõ vai trò cũng như vị trí của thơ trong văn xuôi.
Lại Nguyên Ân khi bàn luận về chất thơ của văn xuôi có khái quát về yếu tố
trữ tình nói chung và yếu tố trữ tình trong văn xuôi như sau:
Trữ tình thường gắn với những xung động tâm lí căng và ngắn. Ngôn từ ở
trữ tình có ưu thế biểu cảm hơn là mô tả (tạo hình), bộc bạch thế giới bên
trong của chủ thể phát ngôn hơn là vẽ ra thế giới bên ngoài chủ thể ấy.
Tất nhiên, với tư cách là một tố chất thẫm mĩ không nhất thiết phải đi kèm
với ngôn ngữ có vần điệu nghiêm ngặt, trữ tình chẳng những có thể được
thể hiện bằng thơ mà còn có khả năng thể hiện ở văn xuôi. Văn xuôi trữ
tình không phải bao giờ cũng là dạng “trữ tình” thuần túy, nhưng chính vì
vậy, đây lại là chỗ lộ rõ dấu vết thơ đối với văn xuôi [2].
Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn có thể bộc lộ ở phương diện hình thức thể
hiện. Đó là tính nhạc, sự hàm súc của ngôn từ, đó là sự linh hoạt của các thủ pháp
nghệ thuật tạo cho giọng văn, lời văn sức truyền cảm lớn. Yếu tố trữ tình trong
truyện ngắn cũng có thể thể hiện ở mạch kết cấu, ở những rung động tinh tế trong

tâm hồn nhân vật, ở bức tranh thiên nhiên thơ mộng trữ tình,…
Có thể thấy, yếu tố trữ tình trong truyện ngắn được tạo nên khi nhà văn chú ý
khai thác và biểu hiện một cách tinh tế mạch cảm xúc, tâm trạng, tình cảm của nhân
vật hoặc của chính mình trước thế giới bằng những chi tiết, hình ảnh đầy gợi cảm và
một lối văn trong sáng, truyền cảm, phù hợp với nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm
hồn. Một truyện ngắn (hoặc tác phẩm văn xuôi) được coi là truyện ngắn trữ tình khi
mối bận tâm của người viết không đặt vào kể lại một biến cố, sự việc, hành động
mà là việc làm bật lên một trạng thái của đời sống hoặc của tâm hồn con người.
Qua từng thời kì, yếu tố trữ tình thâm nhập vào truyện ngắn với sự đậm nhạt
khác nhau. Sự tham gia của yếu tố trữ tình vào cấu trúc của truyện ngắn khi thì
được thể hiện qua cái tôi cảm xúc, cảm nghĩ, một cái tôi đầy suy tư của chủ thể trữ
tình; khi lại được thể hiện qua âm hưởng hào hùng, ngợi ca; khi lại là đi sâu khám
phá số phận con người trong cuộc sống đời thường.
11


Sự tương tác, giao thoa, thâm nhập của các yếu tố thuộc loại hình trữ tình vào
loại hình tự sự đã tạo nên dấu ấn thẩm mĩ đậm nét.
1.2. Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn một số giai đoạn văn học Việt Nam
hiện đại
1.2.1. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tình cảm, cái tôi cá nhân trong
giai đoạn 1930-1945
Nếu như dòng truyện ngắn hiện thực đi sâu vào những vấn đề xã hội nhức nhối
thì dòng truyện ngắn trữ tình lại cảm nhận và tái hiện cuộc sống từ cái Tôi trữ tình cá
nhân. Các nhà văn trữ tình miêu tả cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan của mình,
lăng kính ấy chính là thế giới nội tâm, là cảm xúc, tâm trạng của nhà văn trước diễn
biến của xã hội. Đây chính là phương thức sáng tác cho mọi nhà văn đi theo dòng
truyện ngắn trữ tình trước 1945, dù ở mỗi nhà văn, cái tôi biểu hiện khác nhau.
Truyện ngắn trữ tình giai đoạn này dù tả cảnh, tả ngoại hình hay nội tâm nhân
vật,… yếu tố chủ quan của tác giả bao giờ cũng đậm nét. Sự giao hòa giữa hai loại

hình tự sự và trữ tình mang đến cho người đọc một thể loại văn học mà ở đó cái tôi
tâm trạng thấm đẫm xuyên suốt chiều dài của các sáng tác. Nếu như thơ trữ tình
biểu hiện cái tôi qua từng vần thơ, âm điệu, thì truyện ngắn trữ tình biểu hiện cái tôi
qua dòng tâm trạng của nhân vật. Truyện ngắn trữ tình thường có cốt truyện bị giảm
nhẹ; tác phẩm có cấu tứ gần như thơ trữ tình.
Từ năm 1936 đến năm 1942, phong cách truyện ngắn trữ tình mới thực sự
được định hình với cây bút truyện ngắn đặc sắc – Thạch Lam. Ba tập truyện ngắn
của Thạch Lam đã thực sự khởi động cho khuynh hướng truyện ngắn này trên văn
đàn. Nhiều nhà văn đã thử nghiệm và tiếp nối Thạch Lam làm nên một dòng phong
cách truyện ngắn trữ tình đặc sắc: Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn,...
Chính việc coi trọng cá thể và đề cao sự thể hiện cái tôi cá nhân đã tạo nên xu
hướng thẩm mĩ này. Chúng tôi muốn điểm qua vài tác giả nhằm thấy rõ hơn cái tôi
cá thể trong các truyện ngắn trữ tình giai đoạn này.
Trước tiên là Thạch Lam – người được coi là đã đặt nền móng cho dòng truyện
ngắn mang phong cách trữ tình trong văn xuôi giai đoạn 1930 – 1945. Phần lớn truyện
của Thạch Lam thuộc loại truyện không có cốt truyện. Mỗi truyện là một tâm trạng,
12


một bài thơ trữ tình. Trong truyện ngắn trữ tình Thạch Lam, các nhân vật không tồn tại
với tư cách là đại diện cho những tầng lớp, giai cấp hay địa vị xã hội nhất định, mà tồn
tại với tư cách là những cá tính của cá nhân, cá thể. Với tư cách là những cá nhân, nhân
vật của Thạch Lam là một cái tôi tinh thần… Cái tôi của Thạch Lam thường khiêm
nhường, ẩn trong những con người bình thường, nhỏ bé, cái tôi của cảm giác, cảm xúc
mơ hồ thoáng qua, khó nắm bắt. Tác giả Nguyễn Hoành Khung đã nhận xét về bút
pháp của Thạch Lam: “Ngòi bút của ông thường khơi sâu vào thế giới bên trong của
cái tôi, với sự phân tích cảm giác tinh tế. Sáng tác của Thạch Lam giàu chất thơ, và
đọc ông, đời sống bên trong có phong phú hơn, tế nhị hơn” [78].
Trong truyện ngắn Thạch Lam, chúng ta thấy hiện lên cái tôi từng trải điềm
tĩnh. Cái tôi trong truyện ngắn Thạch Lam đa dạng và biến hóa: khi là một thế giới

nhân vật nhỏ bé, nghèo khổ, nhưng luôn mang một tấm lòng trắc ẩn trong Gió lạnh
đầu mùa, là cái tôi tự vấn của Thanh trong Một cơn giận; Liên, Huệ trong Tối ba
mƣơi, hay Sinh, Mai trong Đói. Đó cũng có thể là cái tôi đồng cảm như Dung (Hai
lần chết) hay mẹ Lê (Nhà mẹ Lê),… Có thể thấy, dù đa dạng, nhưng cái tôi trong
truyện ngắn Thạch Lam đều thể hiện sự trải đời, điềm tĩnh của chính tác giả.
Xuân Diệu cũng là một trong những tác giả cần phải nhắc tới khi nói về truyện
ngắn trữ tình giai đoạn này với hai tập truyện ngắn Phấn thông vàng (1939) và
Trƣờng ca (1945). Nổi lên ở hai tập truyện trên là cảm xúc trữ tình của một cái tôi
khao khát mạnh mẽ. Hình tượng cái tôi trong truyện ngắn Xuân Diệu vừa là cái tôi
khao khát yêu thương, khao khát giao cảm với đời; vừa là cái tôi giàu lòng trắc ẩn.
Sự thành công của Thạch Lam, Xuân Diệu trong việc thể nghiệm chất trữ tình
trong văn xuôi đã tạo cảm hứng cho những nhà văn đến sau như Thanh Tịnh, Hồ
Dzếnh,… Cùng hướng đi, các tác giả này cũng được ghi nhận với những sáng tác
đậm chất trữ tình, đó là: Quê mẹ, Chị và em, Ngậm ngải tìm trầm của Thanh Tịnh;
là Chân trời cũ của Hồ Dzếnh,…
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng mỗi truyện ngắn của Thanh Tịnh
như một bài thơ trong đó nhiều truyện có khuynh hướng lãng mạn rõ rệt, còn một số
truyện khác lại có khuynh hướng hiện thực. Một chủ nghĩa hiện thực trữ tình. Trong
lời giới thiệu tập Văn xuôi lãng mạn Việt Nam, Nguyễn Hoành Khung đi sâu vào
13


phân tích chất thơ trong Chân trời cũ: “Đó là chất thơ của hoài niệm, cũng là chất
thơ của vẻ đẹp đất nước con người Việt Nam, “quê ngoại” mà tác giả đã gắn bó
bằng cả máu thịt tâm hồn mình”; “Truyện của Hồ Dzếnh thường rất buồn, văn Hồ
Dzếnh thường giàu cảm xúc, ý vị, tuy mực thước trau chuốt mà lắng đọng dư ba”
[35]. Còn Vũ Quần Phương thì nói rõ bằng việc xưng danh cụ thể: “Truyện ngắn
Hồ Dzếnh là truyện ngắn trữ tình” [81].
Về cái tôi trữ tình tiếp nối trong truyện ngắn các tác giả sau Thạch Lam,
chúng tôi nhận thấy có sự đồng điệu trong chất trữ tình của những truyện ngắn trữ

tình giai đoạn này, đó là hình tượng những cái tôi mà nhiều nhà nghiên cứu, nhận
định đó là: cái tôi gọi những cái tôi, thúc đẩy nhau sáng tạo [33]. Với Thanh Tịnh,
đó là cái tôi tâm trạng ẩn sâu trong cái nhìn của một cậu bé từ ấu thơ tới lúc
trưởng thành trước những đổi thay của làng quê. Làng Mỹ Lý xuất hiện trở đi trở
lại trong mười ba truyện ngắn của tập Quê mẹ. Từ cảm xúc rưng rưng trong ngày
trở lại trường của cậu bé ở Tôi đi học, đến những rung động đầu đời của Mẫn và
Hương ở Quê bạn, và rồi là tình quê khi xa làng Mỹ Lý đi làm ăn xa của Đông và
Thuyên ở Tình quê hƣơng,...
Hồ Dzếnh với tập truyện Chân trời cũ đã cho thấy một cái tôi trẻ thơ nhưng
luôn ám ảnh bởi những cảm nhận về gia tộc, dòng họ, quê hương, đất nước. Toàn bộ
mười lăm truyện ngắn trong tập Chân trời cũ được Hồ Dzếnh viết theo bút pháp tự
truyện về mối quan hệ, về tư tưởng, tình cảm của tác giả với từng người thân trong
gia đình. Dường như, cái tôi tác giả trong truyện vừa là chủ thể, vừa là đối tượng
thẫm mỹ; tác phẩm vì vậy là nơi bộc lộ thế giới nội tâm của chính nhà văn.
Có thể thấy, yếu tố trữ tình trong văn học giai đoạn 1930 – 1945 đã góp phần
thúc đẩy những cái tôi xuất hiện. Bằng dòng cảm xúc tinh tế, những truyện ngắn
giai đoạn này thiên về sự trải nghiệm và thể nghiệm lần đầu của những cái tôi. Đó
có thể là cảm xúc của “qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở
đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt” [36, tr.111], nơi
những đứa trẻ nghèo sống đầy nhân hậu, nơi một mảnh áo ấm sẵn sàng được sẻ
chia. Đó có thể là tâm trạng của một cái tôi trong trẻo giữa không gian nên thơ:
“Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những
14


đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu
trường…” [70, tr.85]. Hay đơn giản, chỉ là ánh mắt lấp lánh hi vọng của hai chị em
Liên trong Hai đứa trẻ - ánh mắt gửi gắm những ước mơ, những khát khao về cuộc
sống. Yếu tố trữ tình giúp các nhà văn phát hiện và gieo vào những cảm xúc tinh tế
nhất của con người, tạo nên một dòng truyện ngắn trữ tình mang âm hưởng đặc biệt,

đặt nền móng cho dòng truyện ngắn trữ tình trong văn học Việt Nam các giai đoạn
tiếp theo.
Phổ âm trữ tình trong truyện ngắn lãng mạn giai đoạn trước 1945 là thứ âm
hưởng của một cái tôi cá nhân, cá thể rõ nét. Sự kế thừa, nối tiếp của các thế hệ từ
Thạch Lam, Xuân Diệu đến Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh hay Đỗ Tốn khiến cho phong
cách truyện ngắn trữ tình chính thức được khơi nguồn ở Việt Nam.
1.2.2. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện tinh thần lãng mạn cách mạng
giai đoạn 1945-1975
Từ đầu thập kỉ 60 và trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ, dòng văn
xuôi trữ tình tiếp tục nảy nở và phát triển ngay trong hoàn cảnh chiến tranh như một
biểu hiện của sức sống, vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam. Truyện của các
tác giả giai đoạn này tập trung khai thác vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước và nhất là vẻ
đẹp tâm hồn con người.
Thế giới trong truyện ngắn trữ tình thường thể hiện qua tâm trạng, cảm xúc,
cảm giác chủ quan của nhà văn. Trong ba thập kỉ đấu tranh bảo vệ và thống nhất đất
nước, hiện thực xã hội là một hiện thực đầy máu, khói lửa và bom đạn. Văn học
hiện thực đã đảm nhận vai trò ghi lại lịch sử cuộc kháng chiến đầy đau thương
nhưng cũng đáng tự hào ấy. Còn văn học trữ tình đảm nhận nhiệm vụ ca ngợi, phát
hiện những vẻ đẹp tiềm tàng trong mưa bom bão đạn, thể hiện tinh thần lãng mạn
cách mạng triệt để và sâu sắc.
Truyện ngắn trữ tình giai đoạn này tập trung khai thác hai chủ đề chính, đó là
vẻ đẹp tâm hồn con người và vẻ đẹp thiên nhiên đất nước. Con người Việt Nam
xuất hiện trong truyện ngắn trữ tình, trước hết là những con người có một thế giới
tâm hồn đẹp. Tâm tư, thái độ, nỗi niềm của họ đối với đời sống và đối với nhau là
cái nền để tác giả sáng tác nên truyện ngắn. Phẩm chất của họ là cái chất phù sa
15


lắng đọng qua bao đời nay từ Đất và Nước. Thái độ đối với cách mạng, với vận
mệnh của Tổ quốc lúc lâm nguy là thước đo phẩm giá của một con người. Họ có ở

mọi nơi, mọi thành phần, lứa tuổi: những anh chiến sĩ lái xe, những cô thanh niên
xung phong, những anh bưu tá, anh thợ gốm,… Hình tượng con người mang tình
yêu và niềm tin cách mạng như là một phẩm chất lí tưởng giúp thi vị hóa các sáng
tác về đề tài chiến tranh.
Đó là một ông già người Mèo tên Cắm dành cả cuộc đời mình cho cách mạng
trong Rẻo cao của Nguyên Ngọc. Truyện hầu như không có cốt truyện nhưng mang
lại nhiều cảm xúc cho người đọc: đó là vẻ đẹp tâm tư, tinh thần nhiệt huyết với cách
mạng, với Đảng của ông Cắm, là vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc. Nhận xét
về truyện ngắn này, nhà văn Bảo Ninh cho rằng: “Rẻo cao, tập truyện ngắn trong
sáng, tinh tế, vô cùng hồn hậu, chan chứa tình yêu và ước mơ hạnh phúc được sống
trong hòa bình ấy thực chất là bức tâm thư của người chiến sĩ miền Nam gửi độc giả
miền Bắc trước khi lên đường trường chinh trở lại quê hương đang lụt chìm trong
lửa đạn chiến tranh tàn khốc” [80]. Trần Đăng Khoa khi viết lời tựa cho truyện ngắn
này cũng khẳng định rằng: “Văn Nguyên Ngọc là thứ văn trong, sánh như mật ong,
lại đượm ướp một làn hương rất đặc biệt. Đọc cứ bàng hoàng váng vất mãi” [34].
Chất trữ tình chảy trong mạch truyện Rẻo cao là chất trữ tình xuất phát từ cảm hứng
lãng mạn cách mạng, với xúc cảm lí tưởng hóa con người và cảnh vật.
Những nhân vật mang một gương mặt tinh thần đẹp từ vóc dáng đến phẩm
chất cũng xuất hiện nhiều trong sáng tác của Đỗ Chu. Với bút pháp ước lệ và lý
tưởng hóa, con người trong truyện ngắn Đỗ Chu hiện lên thanh tú, lịch lãm, hiền
lành và hơn hết họ đều là những con người lí tưởng của cách mạng. Đó là Chuyên
trong Ráng đỏ, cô thanh niên xung phong đã anh dũng hi sinh để cứu xe trong trận
bom của giặc Mỹ. Đó là Quế, một cô văn công hiền lành nhưng gan góc, kín đáo
nhưng sôi nổi. Hay là Vĩnh trong Tháng Hai, một cán bộ địa chất xông xáo nhưng
cũng là một nghệ sĩ tài hoa, sống đẹp,… Nhìn chung, diện mạo nhân vật trong
truyện ngắn Đỗ Chu là hóa thân của lí tưởng cách mạng, mang vẻ đẹp của con
người thời đại.

16



Chiến tranh đã gõ cửa từng mái nhà, bao nhiêu thử thách khốc liệt đã đến với
mỗi người Việt Nam chúng ta. Nhưng những thử thách ấy không làm cho những
người dân Việt Nam chùn bước, trái lại càng quyết tâm trên tuyến đầu chống Mỹ.
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Thi, Đỗ Chu, Nguyễn Thành Long chúng ta thấy sự vĩ
đại ấy, sự thật khiến cả thế giới phải kinh ngạc, thán phục, biểu hiện ra ở những lúc,
những con người tưởng như bình thường nhất. Đó có thể là hai đứa trẻ mang tên
Đực và Bỉnh trong truyện ngắn đầu tay của Nguyễn Thi, truyện ngắn Chuyện xóm
tôi (1964). Chúng chỉ là hai đứa trẻ bình thường sống ở một ngôi làng nhỏ nơi miệt
vườn Nam Bộ, nhưng trong tâm can hai đứa trẻ ấy lại ẩn chứa một sức mạnh phi
thường, đại diện cho lòng quật khởi của bao con dân Việt Nam. Sức mạnh bắt
nguồn từ lòng căm thù giặc đã cướp đi tính mạng người cha, sức mạnh ấy biến
thành ý chí quyết tâm, trả thù nhà, đền nợ nước. Hay truyện ngắn Ngƣời mẹ cầm
súng, mang đến cho người đọc chân dung những người phụ nữ anh hùng, giỏi việc
nước, đảm việc nhà trong chiến tranh. Có thể thấy, cảm hứng lãng mạn cách mạng
giai đoạn này đã mang đến những thiên truyện ngắn đẹp với những con người lí
tưởng. Nói về truyện ngắn trữ tình giai đoạn này không thể không nhắc tới Mảnh
trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu. Hình tượng nhân vật Nguyệt và Lãm với
những phẩm chất cao quý và niềm tin vào tương lai trong hoàn cảnh bom đạn khốc
liệt khiến cho truyện ngắn đậm chất thơ. Nhà nghiên cứu N.Nicolin có nhận xét về
các tác giả văn học giai đoạn này: “Nhà văn thời ấy đã khá triệt để trong việc thi vị
hóa nhân vật. Đây vừa là chỗ mạnh của anh vừa là chỗ yếu: niềm tin vào chất bất
khả chiến thắng của cái đẹp tinh thần, của cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ anh đã
“tắm rửa sạch sẽ” các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một
bầu không khí vô trùng” [82]. Mảnh trăng cuối rừng là một truyện ngắn trữ tình,
đậm chất thơ từ cách đặt tên, cho đến khung cảnh thiên nhiên “Xe tôi chạy trên lớp
sương bồng bềnh” [62, tr.38] và tạo hình nhân vật từ vẻ bề ngoài đến phẩm chất.
Truyện như một bản giao hưởng tình yêu giữa chiến tranh khốc liệt, người đọc vẫn
cảm thấy vẻ đẹp con người và thiên nhiên đầy thơ mộng giữa chiến tranh.
Vẻ đẹp thiên nhiên đất nước cũng được đưa vào trong các truyện ngắn trữ tình

giai đoạn này. Đó là phong cảnh Sa Pa (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) với
17


núi cao với thác đổ trắng xóa, đường núi uốn lượn quanh co, cây cối rậm rạp chen
nhau hiện dần lên: “Cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ
bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong
nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh, thỉnh
thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn
tròn lại từng cục, lăn trên những vòm lá ướt sương, rơi, xuống đường cái, luồn cả
vào gầm xe” [55, tr. 181]. Tất cả như muốn đem đến cho các nhân vật một cảm giác
mới lạ, thơ mộng về một vùng đất; về những khát khao, háo hức khi lần đầu tiên
bước chân đến một vùng đất mới.
Đó là những câu chuyện nhẹ nhàng, lấy cảnh làm duyên cớ để biểu lộ tâm
trạng nhân vật trong các sáng tác của Đỗ Chu. Cảnh sắc thiên nhiên trong truyện
ngắn Đỗ Chu gắn liền với sinh hoạt của làng quê, đó là cánh đồng, lũy tre, dòng
sông,… Thiên nhiên gắn bó mật thiết với cuộc sống con người, thật lãng mạn và
gần gũi: “Mùa xuân rồi mùa hạ, năm lại năm, anh trở về với con sông Cầu lãng
mạn như một câu quan họ” [8, tr.801]; hay: “từng con sóng đang đập vào bờ, từng
đám lau dưới đê đang bị gió đánh lả lướt đều muốn nói với cô một điều gì xót xa
lắm” [8, tr.164]. Cảnh vật ở đây giúp bộc lộ nội tâm, từ đó khiến chất trữ tình chảy
tràn trong các truyện ngắn với những cảm xúc đến từ tâm trạng các nhân vật.
Nhìn chung, có thể thấy, truyện ngắn trữ tình giai đoạn 1945 – 1975 mang âm
hưởng của thời đại, một thời đại cách mạng hào hùng. Sự hào hùng ấy đã thổi vào
trong văn thơ những cảm hứng đặc biệt, trong đó, truyện ngắn trữ tình đã tạo nên
thứ văn xuôi có chất thơ - “văn xuôi mọc cánh”, tấu lên bản hợp xướng hùng tráng,
tràn đầy niềm vui và tinh thần lạc quan trong sáng của thời đại.
1.2.3. Yếu tố trữ tình trong việc thể hiện hiện thực đời sống, số phận con
ngƣời giai đoạn sau 1975
Sau năm 1975, đất nước trở về với cuộc sống đời thường; với cú hích của tiểu

thuyết, truyện ngắn thăng hoa, nở rộ. Truyện ngắn của các nhà văn giai đoạn này đã
đi sâu bám sát cuộc sống đời thường, lật xới từng mảnh nhỏ của hiện thực để chiêm
nghiệm, suy ngẫm: có hiện thực nghiệt ngã, có kỳ ảo thâm trầm, có trào lộng thâm
thúy, có trữ tình da diết,…Nhà văn hướng đến việc lấy số phận cá nhân làm gương
18


soi lịch sử và lấy nội tâm con người để nói về cuộc sống, họ muốn “tìm thấy con
người trong con người” [3, tr.51], cũng như “miêu tả tất cả các chiều sâu của tâm
hồn con người” [3, tr.51].
Với nỗ lực đổi mới và phát triển, trong sự vận động mạnh mẽ của thể loại,
truyện ngắn sau 1975 đã tạo nên những xu hướng thể loại khác nhau. Và“sự hội ngộ
với phương thức trữ tình là một chiều tương tác mang lại tính phong phú và độc
đáo cho diện mạo truyện ngắn giai đoạn này” [67].
Có thể bắt gặp truyện ngắn đậm chất thơ chảy tràn trong văn phong Nguyễn
Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Nhật Chiêu, Nguyễn Quang Thiều,
Nguyễn Ngọc Tư, Trần Thuỳ Mai, Quế Hương, Phan Thị Vàng Anh, Nguyên
Hương,… Đọc nhiều truyện ngắn của họ, chúng ta bắt gặp một mạch ngầm da diết,
tiếp nối dòng mạch trữ tình sâu thẳm của văn chương Việt.
Một cái tôi đầy suy tư trước cuộc sống thường nhật, trước những thân phận
nhỏ bé của đời thường trong truyện ngắn Nguyễn Khải. Ở đó luôn hiện diện thường
trực hình tượng cái tôi hết sức gần gũi, thân thuộc. Cái tôi ấy có khi không cần giấu
giếm sau bức màn hư cấu mà luôn xuất hiện lồ lộ trên văn bản. Nhưng cũng có khi
cái tôi tác giả lùi về đằng sau để kể về những người thân yêu xung quanh mình. Do
vậy, truyện ngắn của ông đôi khi có dáng dấp của những cuốn tự truyện. Thế nhưng
điều làm cho cái tôi ấy gần với thơ là ở hình tượng cái tôi: “cái tôi - cảm nghĩ hơn
là cái tôi – tính cách” [67]. Truyện ngắn của Nguyễn Khải thường là một “mạch
cảm xúc”, một “dòng suy tưởng”. Cốt truyện là một dòng chảy, dòng chảy của ngôn
từ và dòng chảy của cảm xúc. Hình tượng trong tác phẩm hầu hết là các hình tượng
trữ tình: cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, giọng điệu trữ tình, thiên nhiên trữ tình,…

nhưng sức ám gợi lớn nhất là một cái tôi tự bộc lộ với những nguồn mạch cảm xúc
tinh tế, “không ồn ào trên bề mặt sự kiện mà gây nên cái ba động ở chiều sâu”
[67]. Ông gọi đó là “một giọt nắng nhạt”, một ngọn “hoa cỏ may”: Một giọt nắng
nhạt, Má hồng, Phía khuất mặt trời, Hoa cỏ may,…
Nguyễn Huy Thiệp thuộc thế hệ nhà văn có tiếng tăm trên văn đàn vào thập
niên 80 của thế kỉ XX. Truyện ngắn của ông mang hơi thở mạnh mẽ của tư duy đổi
mới. Ông được xem là người mở toang cánh cửa để thơ đi vào văn xuôi một cách tự
19


do, nhuần nhuyễn và đậm nét. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang cảm quan của
thơ ca. Nhà văn Lê Minh Hà gọi đó là những truyện ngắn “dữ dội và hết sức thơ”
[50, tr.498]. Cảm quan thơ ca thể hiện bàng bạc trong tác phẩm của cây bút này từ
ngôn từ đến cấu trúc, từ huyền thoại đến những bài thơ, từ tiêu đề đến những kết
thúc: Chút thoáng Xuân Hƣơng, Con gái thủy thần, Chảy đi sông ơi, Cánh
buồm nâu thuở ấy, Thƣơng nhớ đồng quê,… Trong truyện ngắn, cũng như
Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp hoàn toàn không có ý định che giấu cái tôi của
mình. Nhưng như Nguyễn Đăng Mạnh từng nói, có một cái lưỡng phân trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp, một cái tôi của văn xuôi và một cái tôi của thơ. Cái tôi thứ
hai giàu suy tư và bao giờ cũng mênh mang buồn. Cái tôi thứ hai luôn khắc khoải đi
tìm; đi tìm cái đẹp, đi tìm tình yêu, đi tìm thiên tính nữ và tìm lại những chân trời
huyền thoại trong vô thức tuổi thơ của mỗi con người [67].
Hành trình sáng tác từ Phiên chợ Giát đến Bến quê của Nguyễn Minh Châu
là mẫu mực cho sự thay đổi tọa độ soi ngắm hiện thực, con người của truyện ngắn
giai đoạn này. Tác giả hướng vào chiều sâu bên trong, hiện thực ở đây trở thành
hiện thực sâu thẳm trong tâm hồn con người. Hiện thực trong Bến quê là hiện thực
trong tâm tưởng nhân vật Nhĩ được chiếu ứng bởi hình tượng bãi bồi phía bên kia
sông. Một người mãi vòng vèo, chùng chình; một người suốt đời “đi tới không sót
một xó xỉnh nào trên trái đất” để rồi khi bệnh liệt giường mới nhận ra vẻ đẹp của
“bến quê”: “Một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ

bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình” [6, tr.262]. Truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu thường tìm đến lối biểu đạt bằng hình tượng, những hình tượng đầy sức
ám gợi: hình tượng cỏ lau, hình tượng bãi bồi bên kia sông, hình tượng những bông
hoa bằng lăng,…
Chất thơ thấm đẫm trong các truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều ngay từ
tiêu đề: Chiều hoa tầm xuân, Giấc mơ hoa cỏ trắng, Khúc hát của dòng sông,
Mùa hoa cải bên sông, Tiếng đập cánh của chim thần, Tiếng gọi cuối mùa
đông,… Truyện ngắn của anh, dù viết về làng quê, về tình yêu hay về số phận của
những người phụ nữ đều hòa trộn cái ảo vào cái thực, thể hiện sâu đậm chất cổ tích
giữa đời thường. Dõi theo dòng chảy bất tận của cuộc đời, truyện ngắn Nguyễn
20


Quang Thiều luôn phản ánh những mâu thuẫn, nghịch lí của đời sống, nhưng đồng
thời cũng luôn tràn đầy hi vọng và niềm tin vào những điều tốt đẹp.
Phải nói rằng, sự góp mặt của hàng loạt cây bút nữ trong dòng chảy của nền
văn học Việt Nam sau 1975 đã đem đến một diện mạo mới, một làn gió mới cho
nền văn học dân tộc. Tác giả Bùi Việt Thắng cho rằng: “Văn học nước nhà sang thế
kỉ XXI sẽ mang gương mặt phụ nữ khoan dung, trắc ẩn và đắm đuối” [63; tr.18]. Sự
bổ sung về đội ngũ, sự phá cách và đặc trưng trong chiếm lĩnh hiện thực của các cây
bút nữ đã tạo nên những màu sắc mới cho văn học Việt Nam đương đại, mà trước
hết là sự đa dạng và phong phú về dấu ấn phong cách.
Với người Việt Nam, trữ tình nói chung và thi ca nói riêng luôn là một mạch
nguồn sâu thẳm cắm rễ trong tâm thức Việt. Đó chính là cội nguồn của chất trữ tình
đằm thắm trong một bộ phận truyện ngắn của các nhà văn nữ giai đoạn sau 1975,
tạo thành một dòng mạch sâu lắng và đầy xúc cảm. Những tên tuổi như Quỳnh Vân,
Nguyễn Ngọc Tư, Hoàng Ngọc Thư, Trần Thùy Mai, Dạ Ngân, Võ Thị Hảo,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Quế Hương, Võ Thị Xuân Hà, Nguyên Hương,… đã tạo ra
những ấn tượng sâu sắc với bạn đọc. Truyện ngắn của các nhà văn ấy là những
mảng màu đa sắc: hiện thực mặn chát, kì ảo huyền hoặc, hài hước biếm họa,…

nhưng tất cả vẫn gặp nhau ở mạch ngầm trữ tình da diết từ trong sâu thẳm tâm hồn
nữ giới.
Trần Viết Thiện nhận ra trong cấu trúc truyện ngắn của các nhà văn nữ ấy luôn
hiện diện hình tượng cái tôi trữ tình. Cái tôi trữ tình ấy ngày càng thấm sâu vào thế
giới nghệ thuật nhiều truyện ngắn:
Đó là cái tôi thủ thỉ tâm tình của Quỳnh Vân qua từng truyện ngắn: Dòng
sông mùa nước cạn, Duyên phận, Lệ ơi!, Những ngọn sóng hình sin,…
Trong Dòng sông mùa nước cạn, Quỳnh Vân kể về một cuộc tình nhưng
hình như chỉ có điểm nhìn của “tôi”, một cái tôi trữ tình. Truyện có đối
thoại nhưng đối thoại qua dòng hồi ức của cái tôi ấy. Và rất nhiều trường
hợp, cái tôi ấy lặn sâu vào tâm cảm để có những đoạn trữ tình ngoại đề.
Như đoạn sau đây, nhân vật tôi không phải đối thoại với Đức mà chính là
đang trữ tình ngoại đề cùng người đọc: “Cũng như anh, tôi yêu dòng sông
21


như yêu mẹ của mình. Không có dòng sông không còn mẹ nữa, tôi như
người mất cả tuổi thơ, cái tuổi thơ lấm láp nhọc nhằn mà chứa chan ân
nghĩa [67].
Y Ban đã khéo léo lựa chọn hình thức thể loại tự do nhất cho truyện ngắn của
mình là thư từ để cái tôi ấy có khoảng không mà thỏa sức tuôn trào. Quỳnh Vân xuôi
dòng tâm trạng của mình trong hình thức một truyện ngắn - nhật kí; Y Ban lại để cái
tôi ấy bộc lộ qua hình thức truyện ngắn - bức thư: Bức thƣ gửi mẹ Âu Cơ. Tâm
trạng, nỗi niềm của con đã tạo nên những câu văn xuôi mang đậm dư vị của thi ca:
Mẹ ơi, ai đã dạy con ư? Đất đấy, thiên nhiên đấy, màu vàng của lúa,
màu xanh của cây, miền quê con sông ấy đã kiến tạo nên tâm hồn con, để
con biết khóc trong tiếng mưa, biết cười trong nắng, biết múa hát trong
tiếng cây cỏ trỗi dậy sau trận mưa rào”. “Hoàng Ngọc Thư viết truyện
ngắn Bốn bức thư như một bài thơ được cấu tứ qua bốn khổ: Bình minh,
Giữa trưa, Xế chiều và Đêm. Qua “bốn khổ thơ ngắn” ấy người đọc chỉ

thấy một chủ thể trữ tình là tôi, một nhân vật trữ tình là em và một âm
hưởng thơ ca dội lên từ cái tôi thăng hoa trong cảm xúc đậm màu sắc
lãng mạn. Truyện ngắn như một bài thơ văn xuôi, một bài thơ tình trong
trẻo, lãng mạn và rất đẹp [67].
Đó còn là thế giới mênh mang cảm xúc trong văn phong Nguyễn Ngọc Tư.
Trong thế giới ấy, dù trực tiếp hay gián tiếp đều hiện diện một cái tôi yêu thương da
diết với từng khung cảnh, từng cánh đồng, từng dòng kênh, từng mùa gió chướng
của vùng quê Nam Bộ: Hiu hiu gió bấc, Cái nhìn khắc khoải, Thƣơng quá rau
răm, Dòng nhớ, Nhớ sông, Cánh đồng bất tận. Đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư do vậy luôn bắt gặp một chất giọng man mác buồn. Có lẽ, sức lôi cuốn của
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu được tạo nên bởi cái tôi sâu lắng, đầy tính
nhân văn ấy [67].
Truyện ngắn trữ tình Trần Thùy Mai thường khai thác những câu chuyện đời
thường dung dị, nhưng từ đó lại đặt ra nhiều vấn đề lớn, có ý nghĩa nhân văn sâu
sắc (Trăng nơi đáy giếng, Nàng công chúa lạc loài, Thập tự hoa, Biển đời
ngƣời,…). Trần Thùy Mai khá thành công với những nhân vật là nhà văn, nhà giáo,
22


×