Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐÁNH GÍA PHẪU THUẬT NỘI SOI SAU PHÚC MẠC LẤY SỎI BỂ THẬN ĐƠN GIẢN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.51 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 
Nghiên cứu Y học

Chuyên Đề Ngoại Chuyên Ngành – Ngoại Niệu  
193
ĐÁNH GÍA PHẪU THUẬT NỘI SOI SAU PHÚC MẠC  
LẤY SỎI BỂ THẬN ĐƠN GIẢN. 
Phạm Văn Bàng*, Vũ Hồng Thịnh** 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị rất nhiều bệnh lý Tiết niệu. Chúng tôi thực hiện đề tài 
này nhằm mục tiêu: Xác định tiêu chuẩn chọn bệnh, đánh
 gía hiệu quả của phương pháp 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu tiến cứu. BN có sỏi bể thận được xác 
định trên KUB và IVP. Bể thận ngoài xoang gây 
bế tắc trên sỏi. 
Kết quả: Từ tháng 3/2007 đến tháng 5/2007 chúng tôi đã thực hiện 39 TH lấy sỏi bể thận ngoài xoang qua 
phẫu thuật nội soi sau phúc mạc. Tuổi trung bình là
 44,85 ± 14,54. Tỉ lệ nam/nữ là 4/5. Triệu chứng lâm sàng 
nổi bật nhất là đau một bên hông lưng (97,1%). Có 25TH sỏi bể thận phải (64,1%) và 14 TH sỏi bể thận trái 
(35,9%). Chụ
p niệu đồ đường tĩnh mạch: Thận ứ nước độ 1: 25TH (64,1%), độ 2: 10TH (25,6%) và độ 3: 4TH 
(10,3%). Sử dụng 3 trocars 29TH (74,4%) và 4 trocars 10TH (25,6%). Thời gian phẫu thuật: 116,54 ± 39,89 
phút. Tất cả 39 TH đều
 đặt nòng niệu quản‐thận. Hậu phẫu: dịch dẩn lưu 13,95 ± 34,92 ml (nhiều nhất 200ml 
và ít nhất 5ml).Rút ống dẩn lưu 4,08 ±1,83 ngày. Tai biến và biến chứng: 3 TH 
tràn khí dưới da, 1 TH tụ dịch 
quanh thận. Thời gian điều trị 6,24 ± 1,97 ngày (ít nhất 3 ngày và nhiều nhất 9 ngày).  
Kết luận: Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc là
 phương pháp chọn lực để điều trị sỏi bể thận duy nhất và bể 
thận ở ngoài xoang. Tỉ lệ thành công 97% là kết quả đáng khích lệ. Biến chứng và tai biến không đáng kể. 
SUMMARY 


TO ASSESS THE LAPAROSCOPIC RETROPERITONEAL  
FOR THE EXTRA RENAL PELVIS STONE. 
Pham Van Bang, Vu Hong Thinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2008: 193 ‐ 196 
Objective: To define the standard of patients. To evaluate the results of this method. 
Material and Methods:
 This is a prospective study  at Medical University Center from March 2007 to 
May 2008 for the patients who had the extra‐renal pelvis stone. 
Results: There were 39 cases from March 2007 to May 2008 with a mean age of 44,85 ± 14,54, male/female: 
4/5  ratio.  Lumbar  pain  was 
the  most  frequency  of  patients  (97,1%).  There  were  25  cases  of  the  right  kidney 
(64,1%) and 14 cases of the left kidney (35,9%). On IVP, there were 25 cases (64,1%) for hydronephrosis degree 
1, 10 cases (25,6%) for hydronephrosis degree 2 and 4 cases for hydronephrosis degree 3. Mean operation time
 
was 116, 54 ± 39,81 minutes. All of the patients were put the stent into the ureter. Mean of the drainage was 
13,95 ± 34,92. There were 3 cases of emphysema into the skin and 1 case of urinoma around the kidney. Mean 
post‐op stay was 6,24 ± 1,97 
days. 
Conclusion:  Laparoscopic  retroperitoneal  for  the  extra‐  renal  pelvis  stone  could  be  safe  procedure  with 
efficacy rate. 
ĐẶT VẤN ĐỀ: 
Sỏi bể thận thường gây ra bế tắc đường tiểu 
trên  sỏi, ảnh  hưởng  rất  nhiều  trên  chức  năng 
thận.Vì  thế  các  nhà  Tiết  niệu  cố  gắng  tìm  ra 
những  phương  pháp điều
  trị  có  hiệu  quả  cho 
bệnh nhân. 
Từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ 
20, nhiều phương pháp mới như tán sỏi ngoài cơ 
*BV Đa khoa Tiền giang. 
**BV ĐHYD T

p HCM. 
Nghiên cứu Y học 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008

Hội Nghị Ngoại Khoa Và Phẫu Thuật Toàn Quốc Năm 2008 
194
thể, lấy sỏi qua da, tán sỏi bể thận ngược dòng 
đang trên đà phát triển trong điều trị sỏi bể thận. 
Gần đây, phương pháp phẫu thuật nội soi 
sau  phúc  mạc  lấ
y  sỏi  bể  thận  cũng được  báo 
cáo  lần đầu  (Gaur,  1992)
(3)
.  Chúng  tôi  cũng 
thực hiện phương pháp này cho 39 trường hợp 
nhằm mục tiêu: Xác định tiêu chuẩn chọn bệnh 
và đánh  giá  tỉ  lệ  thành  công  cũng  như  hiệu 
quả của phương pháp.
 
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
*Nghiên cứu tiến cứu. 
Trong thời gian từ tháng 2‐2007 đến tháng 
5‐2008,  chúng  tối  thực  hiện  39  trường  hợp 
phẫu  thuật  nội  soi  sau  phúc  mạc  lấy  sỏi  bể 
thận ngoài xoang.
 
*Đánh giá kết quả: 
Tốt:  Bệnh  nhân được  lấy  sỏi  và  chức  năng 
thận trở lại bình thường 
Trung  bình:  Có  biến  chứng  nhưng  không 

gây nguy hiểm cho bệnh nhân. 
Xấu: 
Không lấy được sỏi hoặc có biến chứng 
nặng. 
KẾT QUẢ 
Một số đặc điểm lâm sàng chính: 
Giới tính 
Nam 17TH (43,6%) 
Nữ 22 TH (53,4%). Tỉ lệ Nam / Nữ là 4/5 
Tuổi 
Lớn nhất là 76 tuổi và nhỏ nhất là 19 tuổi. 
Tuổi trung bình 44,85 ± 24,54 
Lâm sàng  
Triệu chứng Số bệnh nhân Tỉ lệ %
Đau hông lưng 38 97,1
Sốt 3 7,7
Tiểu gắt 13 33,3
Tiểu máu 3 7,7
Chạm thận 5 12,8
Rung thận 30 76,9
Đau hông lưng và rung thận là 2 dấu chứng 
lâm sàng thường gặp nhiều nhất. 
Trong 39 TH sỏi bể thận ngoài xoang, chúng 
tôi có 25 TH sỏi bể thận phải (64,1%) và 14 TH 
sỏi bể thận trái (35,9%). 
Kích thưốc sỏi trung bình là 27,15mm. 
Siêu âm trước phẫu thuật cho thấy thận ứ 
nước tất cả 39 TH. 
Ứ nước thận Số trường hợp Tỉ lệ
Độ 1 25 64,1

Độ 2 10 25,6
Độ 3 4 10,3
IVP: đều được  chụp  trước  khi  phẫu  thuật. 
Tất cả 39 TH đều có bể thận ngoài xoang. Thận ứ 
nước tương ứng với kết quả trên siêu âm. 
Các thông số trong phẫu thuật 
Số trocar sử dụng:  
3 trocars ‐ 29 TH (73,7%) 
 4 trocars – 10 TH (25,6%) 
Tất  cả  39  TH  chúng  tôi đều đặt  nòng  niệu 
quản lên đến bể thận. 
Mất máu trong lúc mổ trung bình là 12,92 ± 
4,51ml. 
Thời gian 
phẫu thuật trung bình là 116,54 ± 
39,89 phút. Trường hợp mổ lâu nhất là 200 phút 
và nhanh nhất là 50 phút. 
Tai biến trong phẫu thuật 
Có 3 TH  tràn khí dưới da bụng, nhưng hết 
sau 4 ngày không điều trị gì thêm. 
Hậu phẫu 
Chảy máu sau phẫu thuật 
1TH ngày 45 sau phẫu thuật. Có khối tụ dịch 
quanh thận phải mổ lại cắt thận cầm máu. 
Dịch dẫn lưu 
Trung bình 13,95 ± 34,92 ml và trung bình số 
ngày rút ống dẫn lưu là 4,08 ± 1,83 ngày 
Thời gian nằm viện trung bình là 6,23 ± 1,97 
ngày 
Theo dõi bệnh nhân được 3 tháng, có 25 TH 

tái  khám  không  than
  phiền  về phẫu  thuật.  Kết 
quả Tốt: 35 TH (90%), TB 3 TH (7,7%)và Xấu 1 
TH (2,3%). 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 
Nghiên cứu Y học

Chuyên Đề Ngoại Chuyên Ngành – Ngoại Niệu  
195
BÀN LUẬN  
Cho  tới  hiện  nay, điều  trị  sỏi  bể  thận  có 
nhiều  chọn  lựa  phương  pháp  cho  người  bệnh. 
Những phương pháp điều trị ít xâm hại như tán 
sỏi  ngoài  cơ  thể  khi  sỏi
  có  kích  thước  dưới 
1,5cm, lấy sỏi qua da, và phẫu thuật nội soi sau 
phúc mạc lấy sỏi. 
Chỉ  định  của  phẫu  thuật  nội  soi  sau  phúc 
mạc lấy sỏi bao gồ
m một số yếu tố sau: Không 
thực hiện được tán sỏi ngoài cơ thể vì kích thước 
sỏi lớn. Có bất thường về giải phẫu học như sỏi 
bể  thận  kèm  theo  bệnh  khúc
  nối  bể  thận‐niệu 
quản cần phải tạo hình khúc nối. Lấy sỏi qua da 
bị thất bại hoặc không có phương tiện để lấy sỏi 
thận qua da. Ngoài ra, vấn đề 
chính trong phẫu 
thuận nội soi sau phúc mạc lấy sỏi bể thận là bể 
thận ngoài xoang. Gaur từ năm 1992 sau khi giới 

thiệu bong bóng bóc tách khoang sau phúc mạc, 
đến  năm  1994 đ
ã  thực  hiện  lấy  sỏi  bể  thận  và 
niệu quản bằng phẫu thuật nội soi
(2,3)
. Năm 1996 
Harmon cũng tiến hành phẫu thuật nội soi sau 
phúc mạc lấy sỏi bể thận
(6)

Chúng  tôi  có  29  TH  sử  dụng  3  trocars 
(74,4%)  và  10  TH  (25,6%)  sử  dụng  4  trocars. 
Trocar thứ 4 này dùng để vén bể thận lên trước 
khi rạch bể thận lấy sỏi. Đặt trocar còn tùy vào 
thói quen c
ủa phẫu thuật viên. Rodrigo S Soares 
(2004)
(10)
, cũng vào sau phúc mạc bằng 4 trocars 
như sau: trocar1 10mm ở dưới đầu sườn 12 cho 
camera,  trocar2  10mm  về  phía  lưng  trên  mào 
chậu đường nách sau, 2 trocars còn lại ở đường 
nách trước về phía bụng đối
 diện với trocar thứ 
1 và trocar thứ 2. 
Sau khi đã tạo được khoang sau phúc mạc, 
phải tìm niệu quản và từ đó đi dần lên để tiếp 
cận  bể  thận.  Rodrigo  S  Soares  cũng  tiến 
hành 
tương tự và thành công 33/35 TH lấy sỏi bể thận 

bằng phẫu thuật nội soi sau phúc mạc. 2TH còn 
lại  phải  chuyển  mổ  mở  vì  sỏi  di  chuyển
(10)

Chúng tôi tiếp cận được 39/39 TH bể thận và lấy 
được sỏi. 
Lượng máu mất trong phẫu thuật nội soi sau 
phúc mạc lấy sỏi bể thận không đáng kể. 
Tác giả Năm
Mẫu nghiên Lượng máu
cứu mất
Gaur
(3)
1994 351 37,7ml
Micali
(8)
2001 17 132ml
Chander
(1)
2005 56 15ml
Kramer
(7)
2007 3 50ml
Nhóm nghiên cứu 2008 39 12,9ml
Tất cả 39 TH chúng  tôi đều đặt thông niệu 
quản trong lúc mổ.  
Thời gian phẫu  thuật được tính từ lúc rạch 
da đặt  trocar đầu  tiênj  cho đến  khi  khâ  lại  lổ 
trcar  cuối  cùng.  Trung  bình  là  116,
  54  +/‐  39,89 

phút. 
Tác giả Năm
Mẫu nghiên
cứu
Thời gian
mổ
Chander Jagddish
(1)
2002 55 81 phút
Rodrigo S Soares
(10)
2004 35 140 phút
Apul Goel
(4)
2003 18 142 phút
Hermal Ashok
(5)
2001 16 142 phút
Thiagarajan Nambrirajan
(9)
2005 18 115 phút
Nhóm nghiên cứu 2008 39 116 phút
Chúng tôi đặt nòng niệu quản cho tất cả 39 
TH, cho nên dịch dẫn lưu ra trung bình là 13,9 
ml. Có 1TH tụt nòng niệu quản dịch dẫn lưu ra 
200ml  ngày.  Chúng  tôi  nội  soi
  và đặt  lại  nòng 
niệu quản. Thời gian nằm viện trung bình là 6,26 
± 2,07 ngày. 
Tác giả Năm

Mẫu nghiên
cứu
Thờigian
nằm viện
Chander Jaddish
(1)
2002 56 4 ngày
Rodrigo S Soares
(10)
2004 35 3 ngày
Hermal Ashok
(5)
2005 16 3 ngày
ThiagarajanNambirajan
(9)
2005 18 10 ngày
Nhóm nghiên cứu 2008 39 6 ngày
Biến  chứng  chúng  tôi  gặp  phải  là  tràn  khí 
dưới da có 3 TH (7,7%), và 1 TH tụt nòng niệu 
quản  phải đặt  lại  và  có  tụ  dịch  quanh  thận. 
Không có biến chứng tử vong
 sau phẫu thuật. 
Kết quả 
Tốt:  35  TH  (90%);  Trung  bình:  3TH  (7,7%); 
Xấu: 1 TH (2,3%) 
KẾT LUẬN 
Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc là phương 
pháp chọn lựa để lấy sỏi bể thận kích thước lớn 
(trên 20  mm)  có  bể thận ngoài xoang và chỉ  có 
một viên sỏi duy nhất.

 Đây là phẫu thuật ít xâm 
hại, ít đau và có tính thẫm mỹ. 
Nghiên cứu Y học 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008

Hội Nghị Ngoại Khoa Và Phẫu Thuật Toàn Quốc Năm 2008 
196
Phương  pháp  này  có  biến  chứng  thấp  và 
chấp nhận được. 
Tính hiệu quả và an toàn cao. 
Tỉ  lệ  thành  công  của  phẫu  thuật  rất 
cao(97%). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chander  J,  Suryavanshi  M,  Lal  P,  Singh  L,  Ramteke  VK 
(2005).  Retroperitoneal  pyelolithotomy  for  management  of  renal 
calculi. JSLS Vol 9, pp 97‐110. 
2. Gaur  DD,  Agarwal  DK  (1994).  Laparoscopic  condom 
dissection: New technique of retroperitoneoscopy. J Endo, Vol 
8, pp 149‐51. 
3. Gaur  DD,  Agarwal  DK, 
Purohit  KC,  darshane  AS  (1994). 
Retroperitoneal laparoscopic pyelolithotomy. J Uro, Vol 151 (4) pp 
927‐9. 
4. Goel  A,  Hemal  AK  (2003).  Evaluation  of  role  of 
retroperitonoscopic pyelolithotomy and its comparision with 
percutaneous  nephrolithotripsy.  Int  Uro‐Nephro,  Vol  35(1), 
pp 73‐6. 
5. Hemal AK, Goel A, Kumar M, Gupta 
NP (2001). Evaluation of 
laparoscopic  retroperitoneal  surgery  in  urinary  stone  disease.  J 

Endo, Vol 15(7), pp 701‐5. 
6. Harmon  WJ,  Kleer  E,  Segura  JW  (1996).  Laparoscopic 
pyelolithotomy for calculus removal in a pelvic kidney. J Uro, Vol 
155, pp 2019‐20 
7. Kramer  BA,  Hammond  L,  Schwartz  BF  (2007).
  Laparoscopic 
pyelolithotomy:  indications  and technique.  J Endo,  Vol  21(8) pp 
860‐1. 
8. 8‐Micali  S,  Caione  P,  Virgili  G,  Capozza  N  (2001). 
Retroperitoneal  laparoscopic access  in  children using  direct vision 
technique. J Uro, Vol 165, pp 1229‐32. 
9. Nambirajan  T,  Jeschke  S,  Albquami  N,  Abukora  F  Leeb  K,
 
Janetschek G (2005). Role of laparoscopic in management of renal 
stones: single center experience and review literature. J Endo, Vol 
19(3), pp 353‐9. 
10. Rodigro S Soares, Pedro Romanelli (2005). Retroperitoneoscopy 
for treatment of renal and ureteral stones. Int Bra J Uro, Vol 31, pp 
111‐6. 
 

×