Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO NAM HỌC SINH ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ TRƯỜNG THCS HẬU GIANG QUẬN 11 TP.HỒ CHÍ MINH SAU 01 NĂM TẬP LUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.56 KB, 13 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÂM VŨ NAM
LÊ THANH PHONG

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
CHO NAM HỌC SINH ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ TRƯỜNG
THCS HẬU GIANG QUẬN 11 TP.HỒ CHÍ MINH SAU 01 NĂM
TẬP LUYỆN

ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHÓA VHVL_01 ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5/2018


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÂM VŨ NAM
LÊ THANH PHONG


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
CHO NAM HỌC SINH ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ TRƯỜNG
THCS HẬU GIANG QUẬN 11 TP.HỒ CHÍ MINH SAU 01 NĂM
TẬP LUYỆN

Chuyên ngành : Giáo dục thể chất
Mã số
: 52.14.0206

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHÓA VHVL_01 ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5/2018


3

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.1 Lý do chọn đề tài:
Thể dục thể thao là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống xã hội,
được coi như món ăn tinh thần trong đời sống hàng ngày của mọi người. Đặc
biệt thể dục thể thao còn là phương tiện hoàn thiện con người một cách toàn diện
nhất mà không một loại nghệ thuật nào có được. Thể dục thể thao còn mang đầy
đủ tính lịch sử, tính kế thừa, tính giai cấp, tính dân tộc...Mặt khác thể dục thể
thao còn tạo mối quan hệ giao lưu thắt chặt tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các
quốc gia, dân tộc trên thế giới không phân biệt trình độ phát triển cao hay thấp,
chế độ chính trị xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Mỗi một dân tộc yếu ớt là làm cho cả
nước yếu ớt đi một phần, mổi dân tộc khỏe mạnh sẽ làm cho cả nước mạnh
khỏe”. Vì vậy ngành thể dục thể thao quan tâm nhiểu đến giáo dục thể chất trong

trường học, phong trào thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao mới xứng
đáng với tư tưởng Hồ Chí Minh: “Hỡi đồng bào cả nước, giữ gìn dân chủ, xây
dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần sức khỏe mới thành công”.
Để thực hiện tư tưởng của người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới việc chăm sóc và
bồi dưỡng sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ những chủ nhân tương
lai của đất nước.
Từ ngày đất nước đổi mới và hội nhập đến nay, đã có nhiều môn thể thao
phát triển sâu rộng, mạnh mẽ, trong đó có môn “Bóng đá”.
Bóng đá là môn thể thao vua bởi tính hấp dẫn, lôi cuốn và đầy bất ngờ của
nó. Nên nó đã thu hút đông đảo quẩn chúng tham gia tập luyện và thi đấu. Ngoài
việc nâng cao sức khỏe cho con người, thể dục thể thao nói chung và bóng đá nói
riêng còn giáo dục con người những phẩm chất đạo đức như: tính kiên trì, lòng
dũng cảm góp phần phát triển con người một cách toàn diện. Xây dựng con
người mới XHCN.


4

Trong quá trình hội nhập và phát triển với phong trào bóng đá thế giới
chúng ta cũng đã đạt dược những thành tựu đáng khích lệ như huy chương bạc
Seagame 19, 21, huy chương đồng Seagame 20, huy chương bạc Tiger cup 98 và
đặc biệt thành công rực rỡ nhất gần đây là chức vô địch AFF cup 2008.
Đặc biệt môn bóng đá là môn thể thao phức tạp cao, mang tính chất đối
kháng nên đòi hỏi các cầu thủ bóng đá phải có kỹ thuật cùng với thể lực thật dồi
dào, trong đó thể lực đóng vai trò rất quan trọng.
Một cầu thủ rất khéo léo, uyển chuyển, qua người thoăn thoắt trên sân có
thể bị húc bay chỉ với một pha tì vai thuần túy ở sân 11. Họ sẽ luôn thua thiệt khi
đua tốc độ với đối phương, các pha đẩy bóng, ngoặt bóng sẽ khó hiệu quả nếu
phản xạ cơ bắp không bằng đối thủ. Còn nếu mạnh mẽ vượt trội, có khi chỉ một

pha dốc bóng thẳng rồi chạy cũng lướt qua ba bốn người, chính các đội bóng
Việt Nam khi gặp đối thủ đến từ châu Âu hay Tây Á từng có những trải nghiệm
ấy.
Qua thực tiễn quan sát các trận đấu của các em nam hoc sinh trường tham
gia giải bóng đá trong phong trào hội khỏe phù đổng truyền thống hàng năm, hay
giải bóng đá cấp quận. Chúng tôi nhận thấy thể lực chuyên môn của các em còn
yếu, nhất là dẫn bóng, tranh cướp bóng, sút cầu môn của các em. Xuất phát từ
những vấn đề trên nhằm mục đích phát triển thể lực cho nam học sinh đội tuyển
bóng đá trường THCS Hậu Giang Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh. Là một sinh viên
trường ĐHSP TDTT Tp. Hồ Chí Minh, được sự giảng dạy của các thầy cùng với
các kiến thức đã được học. Với sự mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ
bé của mình nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và tập luyện bóng đá ở trường
THCS Hậu Giang Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh. Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề
tài: “NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO
NAM HỌC SINH ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ TRƯỜNG THCS HẬU GIANG
QUẬN 11, TP. HỒ CHÍ MINH SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN”.


5

1.2 Mục đích nghiên cứu:
Nhằm cung cấp các thông tin về thực trạng và sự phát triển thể lực của nam
học sinh đội tuyển bóng đá trường THCS Hậu Giang Quận 11, Tp. Hố Chí Minh
sau 01 năm tập luyện. Qua đó xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho nam học
sinh đội tuyển bóng đá trường THCS Hậu Giang Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
1.3.1 Mục tiêu 1:
- Xác định các test đánh giá thể lực cho nam học sinh đội tuyển bóng đá
trường THCS Hậu Giang Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh.
- Tồng hợp các test đánh giá thể lực trong môn bóng đá từ các công trình,

tác giả trong và ngoài nước.
- Phỏng vấn các chuyên gia, các nhà chuyên môn, các giáo viên, các huấn
luyện viên...
- Kiểm tra độ tin cậy của test.
1.3.1 Mục tiêu 2:
- Đánh giá thực trạng và sự phát triển thể lực của nam học sinh đội tuyển
bóng đá trường THCS Hậu Giang Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh sau 01 năm thực
hiện.
- Đánh giá sự phát triển thể lực của nam học sinh đội tuyển bóng đá trường
THCS Hậu Giang Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh sau 01 năm tập luyện.
1.3.3 Mục tiêu 3:
- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho nam học sinh đội tuyển bóng đá
trường THCS Hậu Giang Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh.
- Xây dựng thang điểm C
- Xây dựng tiêu chuẩn phân loại, phân loại tổng hợp.
- Ứng dụng tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho nam học sinh đội tuyển bóng đá
trường THCS Hậu Giang Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh.


6

2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU:
2.1 Phương pháp nghiên cứu:
2.1.1. Phương pháp tham khảo tài liệu:
- Nhằm thu thập thông tin dữ liệu số liệu phục vụ công tác nghiên cứu
thông qua các nguồn tài liệu. Ngoài ra phương pháp này còn giúp nhà nghiên
cứu phân tích, bàn luận, giải thích, chứng minh các kết quả nghiên cứu.
- Khi tiến hành thu thập thông tin dữ liệu, số liệu phục vụ công tác nghiên
cứu từ các nguồn tài liệu, ta đang thực hiện phương pháp tham khảo tài liệu.
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn:

- Nhằm thu thập thông tin dữ liệu, số liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu
thông qua hình thức hỏi đáp (phỏng vấn).
2.1.3 phương pháp kiểm tra sư phạm:
- Nhằm thu thập thông tin dữ liệu, số liệu thông qua kiểm tra các bài test
(test sư phạm).
- Test sư phạm, test đo các hoạt động vận động của con người (thể lực, kỹ
thuật, một phẩn chiến thuật...).
- Khi tiến hành kiểm tra các test sư phạm để thu thập thông tin dữ liệu, số
liệu ta đang thực hiện phương pháp kiểm tra sư phạm.
2.1.4. Phương pháp toán thống kê:
- Nhằm xử lý các thông tin thu thập được phục vụ cho công tác nghiên cứu
thông qua các cộng thức toán học thống kê.
- Khi tiến hành sử dụng các công thức toán học thống kê để xử lý các thông
tin nghiên cứu ta đang thực hiện phương pháp toán thống kê.
- Giá trị trung bình (AVERAGE)


7

n



Xi

i =1

n

X =


- Độ lệch chuẩn (STDEVP) (n ≥ 30)
n

Sx =

∑ (X
i =1

i

− X )2

n

- Độ lệch chuẩn (STDEV) (n < 30)
n

S=

∑(X
i =1

i

− X )2

n −1

- Hệ số biến thiên


CV =

S
x100(%)
X

- Sai số tương đối

ε =

t05 .S
X. n

Sx =
, Trong đó

S
n

- Chỉ số t – sturdent (Kiểm định giả thuyết hai mẫu độc lập)
- n ≥ 30

ttn =

- n < 30

/ XA − XB /
S2 A S2B
+

n A nB


8

XA − XB

t =

S

2

∑ (X − X
=

)2 + ∑ (X − X B )2

n A + nB − 2

Trong đó:
-

A

S2
S2
+
na
nb


So sánh một mẫu (so sánh với giá trị trung bình lý thuyết):

t=

X −µ

n

SX

Trong đó:
-

X

µ

: giá trị trung bình mẫu.
: giá trị trung bình lý thuyết.

-

SX: độ lệnh chuẩn mẫu.

-

n: độ lớn của mẫu.

- Hệ số tương quan (PEARSON)


r=

n ∑ xi yi − ∑ xi ∑ yi
n ∑ xi2 − ( ∑ xi ) 2 n ∑ yi2 − ( ∑ yi ) 2

- Chỉ số t – sturdent (dùng cho 2 mẫu liên quan nhau).

t TN =

d n

∑ (di − d )
n

2

( n ≥ 30)


9

d n

tTN =

∑ (di − d )

2


n −1

( n < 30)

- Tương quan thứ bậc

r = 1−

6∑ d i2

n( n 2 − 1)

- Nhịp tăng trưởng

W=

(V2 − V1 )100
(%)
0.5(V1 + V2 )

- Thang điểm

C = 5 + 2Z

z=
Trong đó

- So sánh kết quả giữa hai lần phỏng vấn:

χ2


xi − x
s

(khi bình phương).

(ad − bc) 2 n
χ =
(a + b)(c + d )( a + c)(b + d )
2

Trong đó: a, b, c, d là các tần số quan sát.
Kết quả quan sát

Phương
pháp 1

Phương
pháp 2

Tổng

Đạt yêu cầu

a

b

a+b


Không đạt yêu cầu

c

d

c+d

Tổng

a+c

b+d

n


10

- So sánh nhiều tỷ lệ quan sát:
2
(
Q

L
)
χ2 =∑ i i
Li
i =1
n


Trong đó:
-

Qi
Li



: Tần số quan sát.
: Tần số lý thuyết.

: Ký hiệu tổng.
- n : Số ô trong bảng kết quả quan sát.
- Hệ số (tỷ trọng) ảnh hưởng β:
Hệ số (tỷ trọng) ảnh hưởng của các nhân tố là chỉ tiêu nói lên mức tác động
của nó lên chỉ số quan sát (chỉ số trung tâm) được tính theo hệ phương trình bậc
nhất gồm nhiều ẩn số.
r1.2 = β2 + r2.3 β3 + r2.4β4 + …………….+ r 2.nβn
r1.3 = r2..3β2 +β3 + r3.4β4 +…………………+ r3. nβn
………………………………………………….
r1.n = r2.n β2 + r 3.nβ3 + r 4.nβ4 +……………+βn
Trong đó

r: là hệ số tương quan tuyến tính giữa các cặp yếu tố

hay giữa các chỉ tiêu quan sát với nhau.
β : hệ số (tỷ trọng) ảnh hưởng.
1 : ký hiệu chỉ số cần quan sát (chỉ số trung tâm).
2,3,4,…….., n : ký hiệu của các yếu tố hay chỉ tiêu tương ứng.

- Hệ số tương quan đa nhân tố (R)


11

R=

.......... ......

2 r1.2

+ 3 r1.3 + … + n r1.n

2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: một số bài tập phát triển thể lực cho nam
học sinh đội tuyển bóng đá trường THCS Hậu Giang Quận 11 sau một
năm tập luyện.
- Khách thể nghiên cứu: 10 nam học sinh đội tuyển bóng đá trường
THCS Hậu Giang quận 11, thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu:
- Trường THCS Hậu Giang Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Sư Phạm TDTT thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.3. Tiến độ nghiên cứu:
T
T
1

Nội dung công việc


3

Xây dựng và thông qua
đề cương.

09/201
6
09/201
6
09/201
6

4

Chuẩn bị điều kiện
phục vụ nghiên cứu.

10/201
6

2

Chọn đề tài xác định
vấn đề nghiên cứu.

Thời
gian

Nghiên cứu đề tài


5

Thu thập số liệu lần 1

10/201
6

6

Thu thập số liệu lần 2

10/201
7

Địa
điểm
ĐHS
P TDTT
TPHCM
Trư
ờng
THCS
Hậu
Giang
Q.11

Người thực
hiện
Lâm Vũ

Nam
Lê Thanh
Phong
Lâm Vũ
Nam
Lê Thanh
Phong


12

TPH
CM
7
8
9

Xử lý và phân tích số
liệu

10/201
7

Viết khóa luận trình bày
giảng viên hướng dẫn

11/201
7

Bảo vệ khóa luận


12/201
7

ĐHS
P TDTT
TPHCM

Lâm Vũ
Nam
Lê Thanh
Phong

2.2.4. Dự trù kinh phí, trang thiết bị, dụng cụ:
* Kinh phí: Người nghiên cứu tự túc.
* Trang thiết bị, dụng cụ: 10 quả bóng đá số 4, còi, đồng hồ bấm giờ, cọc
thấp, cọc cao,...

3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
- Lựa chọn các test, xác định thực trạng thể lực chuyên môn và kỹ thuật cơ
bản của nam học sinh đội tuyển bóng đá trường THCS Hậu Giang Quận 11, Tp.
Hồ Chí Minh.
- Đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn và kỹ thuật cơ bản của nam học
sinh đội tuyển bóng đá trường THCS Hậu Giang Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh sau
01 năm tập luyện.
- Lập thang điểm đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn và kỹ thuật cơ
bản của nam học sinh đội tuyển bóng đá trường THCS Hậu Giang Quận 11, Tp.
Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 10 năm 2016
Người hướng dẫn


Nhóm thực hiện


13

Lâm Vũ Nam

Lê Thanh Phong

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Nghiệp Chí (2004), “Đo lường thể thao”, NXB TDTT.
2. Trịnh Trung Hiếu (1997), “Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT trong
nhà trường”, NXB TDTT.
3. Bộ môn bóng đá Trường Đại học TDTT Tp.Hồ Chí Minh (2004), “Tài
liệu giảng dạy chuyên sâu bóng đá”.



×