Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC VÀ KỸ THUẬT CHO NAM VĐV BÓNG ĐÁ FUTSAL LỨA TUỔI 16 – 18 CÂU LẠC BỘ ĐẠT VĨNH TIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.76 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN HOÀNG TRUNG

“NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ
LỰC VÀ KỸ THUẬT CHO NAM VĐV BÓNG ĐÁ FUTSAL LỨA
TUỔI 16 – 18 CÂU LẠC BỘ ĐẠT VĨNH TIẾN”

Ngành: Giáo dục học
Mã số: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Dương Ngọc Trường

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Người cam đoan


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................................1


KẾT LUẬN..............................................................................................................................................80
KIẾN NGHỊ.............................................................................................................................................81


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
GDĐT
GDTC
HLV
VĐV
TDTT
CLB
Tp
VIẾT TẮT
cm
kg
g
m
s

THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
Giáo dục và đào tạo
Giáo dục thể chất
Huấn luyện viên
Vận động viên
Thể dục thể thao
Câu lạc bộ
Thành phố
ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
Centimet

Kilôgram
Gram
Mét
Giây


DANH MỤC CÁC BẢNG
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................................1
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................80
KIẾN NGHỊ.............................................................................................................................................81


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................................1
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................80
KIẾN NGHỊ.............................................................................................................................................81


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Mỗi người ai cũng cần có sức khỏe, đó là yêu cầu của cách mạng trong
kỷ nguyên mới, là yêu cầu của sự tồn tại và phát triển xã hội, là đòi hỏi của sự
nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, đồng thời cũng là mong ước chính đáng
của đời sống hạnh phúc cá nhân. Muốn sức khỏe, thể chất con người được phát
triển hài hòa, biện pháp thiết thực, tiết kiệm và hiệu quả nhất là thông qua giáo
dục thể chất, đặc biệt là tập luyện môn bóng đá.
Việc tập luyện TDTT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn
củng cố và tăng cường sức khỏe cho mọi người, giúp cho họ có đầy đủ điều kiện

để nâng cao hiệu quả của việc học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Nghị Quyết 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 đã nêu rõ “phát triển
thể dục thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng
cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn
nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa
lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu
nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính
quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân. Các cấp ủy đảng có
trách nhiệm thường xuyên lãnh đạo công tác thể dục thể thao, bảo đảm cho sự
nghiệp thể dục thể thao ngày càng phát triển” và “Phấn đấu 90% học sinh, sinh
viên đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể”.
Bóng đá là môn thể thao được nhiều người yêu thích, ủng hộ và cùng nhau
tham gia tập luyện. Bóng đá còn là phương tiện hữu hiệu trong lĩnh vực giáo dục
thể chất và sức khỏe người tập, trong giáo dục đạo đức - nhân cách, trong giải
trí, trong giao lưu văn hóa xã hội và cả trong lĩnh vực kinh tế. Ngày nay được sự
quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà Nước bóng đá Việt Nam đang trên đà phát
triển mạnh mẽ và cùng hòa nhập vào quỹ đạo chung của khu vực và châu lục.


2
Để đạt được thành tích cao hơn nữa trên đấu trường khu vực, Châu lục và Thế
Giới mối quan tâm hàng đầu của thể thao Việt Nam hiện nay là công tác đào tạo
vận động viên trẻ. Đây chính là nền móng tương lai của thể thao nước nhà, là
yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành con người mới có nếp sống văn hóa
lành mạnh.
Theo PGS. TS Nguyễn Ngọc Cừ, quá trình đào tạo vận động viên là một
quá trình bao gồm nhiều mặt sử dụng có mục đích tổng thể, các nhân tố cho
phép tác động có chủ định tới sự phát triển của vận động viên và đảm bảo cho
họ có trình độ sẵn sàng cần thiết để đạt thành tích thể thao cao. Đồng thời quá
trình đào tạo sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện về phẩm chất đạo đức,

tâm lý, nhân cách, ý chí, tính tổ chức kỷ luật cũng như tính tự giác cá nhân của
vận động viên được tốt hơn, góp phần nâng cao thành tích thể thao: “Trình độ và
phương pháp tổ chức công tác đào tạo vận động viên trẻ có ý nghĩa quyết định
đến thành tích thể thao của một nước trên vũ đài thể thao quốc tế. Bởi thế hoàn
toàn dễ hiểu khi nước ta quan tâm nhiều đến việc đào tạo lực lượng hậu bị”
(trích Lê Bửu – Nguyễn Thế Truyền. Lý luận và phương pháp thể thao trẻ).
Huấn luyện bóng đá là hình thức cơ bản của đào tạo vận động viên, là quá
trình đào tạo vận động viên có hệ thống.Theo PGS. TS Nguyễn Thiệt Tình –
“Huấn luyện và giảng dạy bóng đá”, huấn luyện cũng là một quá trình sư phạm
có tổ chức chặt chẽ nhằm phát triển toàn diện về các mặt kỹ thuật, chiến thuật,
thể lực và tinh thần cho vận động viên đáp ứng được yêu cầu thi đấu bóng đá
hiện đại. Chất lượng của việc đào tạo bóng đá trẻ sẽ góp phần nâng cao chất
lượng của bóng đá đỉnh cao mỗi đội bóng, câu lạc bộ cũng như mỗi quốc gia.
Điều không thể thiếu trong công tác đào tạo bóng đá trẻ là phải nắm bắt được
các quy luật phát triển của vận động viên trẻ trong từng giai đoạn, thời kì nhất
định. Phải có kế hoạch đặt ra sao cho phù hợp với một quá trình huấn luyện lâu
dài và hết sức khoa học. Bên cạnh đó phải tiến hành kiểm tra định kỳ để xác
định độ tăng tiến của từng vận động viên trong quá trình tập luyện nhằm nắm


3
vững những quy luật phát triển của các em mà đưa ra chương trình huấn luyện
hợp lý.
Thể lực và kỹ thuật của cầu thủ trẻ Việt Nam trong những năm gần đây
ngày càng được nâng cao, tuy nhiên so với các nước trong khu vực thì vẫn còn
là khoảng cách tương đối xa. Các giải bóng ở lứa tuổi trẻ trong những năm gần
đây được tổ chức thường niên đã tạo điều kiện thuận lợi để các cầu thủ trẻ của
nước ta trưởng thành, tích lũy kinh nghiệm và đặc biệt là thể lực và kỹ thuật
được cải thiện đáng kể.
Để phát triển thể lực và kỹ thuật cho các vận động viên bóng đá trẻ Futsal,

hiện nay nước ta đang rất chú trọng đến công tác tuyển chọn những cầu thủ trẻ
có năng khiếu và tố chất về bóng đá Futsal để đưa về các câu lạc bộ lớn trong cả
nước đào tạo một cách bài bản và khoa học hơn, gần đây nhất là sự nổi lên của
các câu lạc bộ bóng đá Futsal như: Thái Sơn Nam, Tân Hiệp Hưng, Sannatech
Khánh Hòa…. và đã gặt hái được những thành tích cao quý. Tuy nhiên qua nhận
xét của các chuyên gia bóng đá Futsal hàng đầu Việt Nam thì thể lực và kỹ thuật
của các cầu thủ trẻ vẫn là vấn đề đặc biệt quan trọng cần phải chú ý đến.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và huấn luyện vận
động viên bóng đá trẻ Futsal, đặc biệt là huấn luyện về thể lực và kỹ thuật cần
phải có sự đầu tư mạnh mẽ và đúng hướng, vì thế việc bồi dưỡng trình độ cho
huấn luận viên trong nước và mời các chuyên gia có trình độ cao về huấn luyện
thể lực và kỹ thuật ở các nước có nền bóng đá phát triển trên Thế Giới là vấn đề
cấp thiết nhất cần phải thực hiện để đưa nền bóng đá Futsal nước nhà ngày càng
phát triển hơn so với các nước trong khu vực nói riêng và trên Thế Giới nói
chung.
Những năm gần đây, sự thiếu hụt lực lượng cầu thủ trẻ có đầy đủ các tố
chất là nguyên nhân chính làm cho câu lạc vộ bóng đá Đạt Vĩnh Tiến thi đấu
không thành công. Xuất phát từ thực tiễn trên, nhận thức tầm quan trọng của
việc đào tạo vận động viên năng khiếu trẻ, đặc biệt là sự phát triển về thể lực


4
chuyên môn và kỹ thuật của cầu thủ bóng đá trẻ Futsal. Với những kiến thức tích
lũy được trong quá trình huấn luyện tại câu lạc bộ Đạt Vĩnh Tiến, tôi mạnh dạng
chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng các bài tập nhằm phát triển thể lực
chuyên môn và kỹ thuật của nam VĐV bóng đá futsal lứa tuổi 16-18 đội CLB
Đạt Vĩnh Tiến”.
Với việc lựa chọn đề tài nghiên cứu này tôi hy vọng đánh giá được phần
nào đó về công tác huấn luyện, rút ra những thông tin cần thiết cho người làm
công tác chuyên môn, từ đó có hướng đi đúng giúp bóng đá Futsal ngày càng

phát triển.
2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua quá trình nghiên cứu xây dựng các bài tập nhằm phát triển thể
lực chuyên môn và kỹ thuật của nam VĐV bóng đá futsal lứa tuổi 16-18 đội
CLB Đạt Vĩnh Tiến”. Để cung cấp thêm nhiều thông tin và tư liệu để tham khảo
trong quá trình huấn luyện.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
3.1. Mục tiêu 1: Lựa chọn các test và các bài tập thể lực chuyên môn và
kỹ thuật đánh giá nam VĐV bóng đá Futsal lứa tuổi 16 - 18 đội CLB Đạt Vĩnh
Tiến.
- Tổng hợp lựa chọn các test và các bài tập
- Phỏng vấn để xác định các test đánh giá
- Kiểm định độ tin cậy của test
3.2. Mục tiêu 2: Xây dựng kế hoạch thực nghiệm và thực nghiệm các bài
tập về thể lực chuyên môn và kỹ thuật của nam vận động viên bóng đá trẻ Futsal
lứa tuổi 16 - 18 câu lạc bộ bóng đá Futsal Đạt Vĩnh Tiến.
- Lựa chọn các bài tập về thể lực chuyên môn và kỹ thuật của nam vận
động viên bóng đá trẻ Futsal lứa tuổi 16 - 18 câu lạc bộ bóng đá Futsal Đạt Vĩnh
Tiến
- Xây dựng kế hoạch thực nghiệm


5
- Tiến hành thực nghiệm
3.3. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả các bài tập về thể lực chuyên môn
và kỹ thuật của nam vận động viên bóng đá trẻ Futsal lứa tuổi 16 - 18 câu lạc
bộ bóng đá Futsal Đạt Vĩnh Tiến
- Đánh giá thực trạng về thể lực chuyên môn và kỹ thuật của đội CLB
Đạt Vĩnh Tiến
- Đánh giá 6 tháng đầu thực nghiệm thông qua các bài tập nhằm sự phát

triển thể lực chuyên môn và kỹ thuật
- Đánh giá sau 1 năm thực nghiệm về các bài tập nhằm phát triển thể lực
chuyên môn và kỹ thuật


6
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và nhà nước về thể dục thể thao:
Từ sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành công. Đảng và nhà nước ta đã
quan tâm đến sức khỏe của người dân lao động để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trong “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” vào tháng 3/1946, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì
cũng cần có sức khỏe mới thành công.Mỗi một người dân khỏe mạnh, tức là góp
phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức khỏe, là
bổn phận của mỗi một người dân yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì,
trai gái, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ dậy
tập ít phút thể dục, ngày nào cũng tập thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ,
như vậy là sức khỏe. Dân cường thì nước thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng
gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”. [16] Lời kêu gọi của Bác sau đó đã
dấy lên phong trào “Khỏe vì nước” tại nhiều nơi trong cả nước, người người
cũng nhau ra sức tập luyện thể dục thể thao.
Sau khi hòa bình lập lại trên Miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhiều văn bản,
nghị quyết chỉ thị của Đảng, quốc hội và chính phủ tiếp tục khẳng định cần quan
tâm đến sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là học sinh trường học.
Tháng 3/1960, Bác đã tự tay viết thư gửi hội nghị cán bộ TDTT toàn miền
Bắc. Người có nêu rằng: “Muốn lao động sản xuất tốt thì cần có sức khỏe,
muốn có sức khỏe thì nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Vì vậy,
chúng ta nên phát triển phong trào thể dục thể thao cho rộng khắp”. Đồng thời
Bác còn căn dặn: “Cán bộ thể dục thể thao phải học tập chính trị, nghiên cứu

nghiệp vụ và hăng hái công tác”. Ngoài ra người còn nhận định vai trò của thể
dục thể thao trong xã hội: “Là một trong những công tác cách mạng khác”.[16]
Chỉ thị 48/TTg ngày 2/6/1969, nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng có nêu:
“Giữ gìn và nâng cao sức khỏe cho học sinh là một vấn đề lớn, phải có phương


7
hướng và kế hoạch giải quyết toàn diện và trong thời gian dài trên cơ sở tìm
hiểu đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm sinh hoạt và căn cứ vào khả năng thực tế của
nước ta”.[6]
Trong chỉ thị số 227/CT – TW ngày 18/11/1975 cũng đã nêu: “Phấn đấu
vươn lên đưa phong trào quần chúng rèn luyện thân thể vào nề nếp, phát triển
công tác thể dục thể thao có chất lượng, có tác dụng thiết thực nhằm mục tiêu:
Khôi phục và tăng cường sức khỏe cho nhân dân, góp phần xây dựng con người
mới luôn phát triển toàn diện”.[7]
Chỉ thị 36 CP/TW ngày 24/3/1994 của BCHTW Đảng về công tác thể dục
thể thao với khẩu hiệu: “khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từng bước xây
dựng lực lượng thể thao chuyên nghiệp đỉnh cao, phấn đấu đạt vị trí xứng đáng
trong các hoạt động thể dục thể thao quốc tế, trước hết là khu vực Đông Nam
Á”.[5]
Và gần đây nhất chiến lược phát triển thể dục thể thao của Việt Nam đến
năm 2020: “TDTT cho mọi người (gồm: TDTT quần chúng, giáo dục thể chất và
thể thao trong nhà trường, TDTT trong lực lượng vũ trang); thể thao thành tích
cao và thể thao chuyên nghiệp; Ủy ban Olympic Việt Nam và các tổ chức xã hội
về nghề nghiệp thể dục thể thao”.
Phát triển thể dục thể thao đồng bộ trong trường học, lực lượng vũ trang,
ở xã, phường, thị trấn cùng với phát triển thể thao thành tích cao, thể thao
chuyên nghiệp. Vấn đề xã hội hóa được thực hiện kết hợp với kinh doanh thể
dục thể thao với công tác cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Khuyến
khích các tổ chức cá nhân tham gia phát triển TDTT.

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, thể dục thể thao mang ý
nghĩa cuộc sống. Những đề tài nghiên cứu về thể thao không ngừng phát triển,
thu hút các nhà khoa học nghiên cứu, cụ thể như là: quản lý học thể dục thể
thao, tâm lý học thể dục thể thao, kinh tế thể dục thể thao, y sinh học thể dục thể
thao… Để góp phần cho sự nghiệp phát triển một nền thể dục thể thao tiên tiến


8
với những lời hứa tốt đẹp như thế, chúng ta phải luôn đề cao, trau dồi sức lao
động về trình độ văn hóa, tư tưởng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng
nền móng vững chắc để dần hòa mình theo đà phát triển chung của thế giới.
Để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phục vụ đắc lực cho chiến lược đào tạo
con người phát triển toàn diện, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, với quan điểm thể dục thể thao là
công tác cách mạng nên Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác thể dục
thể thao. Thấm nhuần quan điểm của Đảng với thể dục thể thao, hai ngành Giáo
dục đào tạo và Thể dục thể thao đã phối hợp, chỉ đạo nội dung công tác thể dục
thể thao trong tình hình mới, thiết thực phục vụ cho mục tiêu đào tạo con người
phát triển toàn diện, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước.
1.2. Khái quát môn Futsal:
Cho đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc trả lời
những vấn đề thuộc về môn thể thao đang có một sức hút mạnh mẽ đối với đông
đảo những “tín đồ” túc cầu giáo. Bóng đá Futsal là gì? Nó có nguồn gốc từ đâu?
Cách thức thi đấu như thế nào? Nó có đặc điểm gì khác biệt hay phải là một
trong những hình thức biến thể của bóng đá – môn thể thao “vua” mà ai ai ít
hay nhiều cũng đã từng tiếp xúc. Và những ý kiến được nêu ra trong đề tài này
cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó, với mong muốn góp thêm chút “lửa”
nhằm quảng bá rộng rãi môn thể thao hấp dẫn này đến mọi người xung quanh.
Futsal là một loại hình bóng đá thi đấu trong nhà, là môn thể thao trình

diễn những vũ điệu đẹp nhất của thế giới túc cầu. Tên của nó có nguồn gốc từ
tiếng Bồ Đào Nha "futebol de salão" và tiếng Tây Ban Nha "fútbol sala/de
salón", có thể dịch là bóng đá trong nhà.
Futsal hay bóng đá trong nhà là môn thể thao tương tự bóng đá nhưng các
trận đấu được diễn ra trong nhà với một số luật lệ được thay đổi cho phù hợp, ví
dụ kích thước sân và bóng được thu nhỏ, các cầu thủ đi giày đế bằng thay vì


9
giày đinh như ở các trận đấu sân cỏ. Sự hấp dẫn của môn thể thao này chính là
sự tinh lọc ra những tố chất đặc sắc nhất của bóng đá: kỹ năng, kiểm soát bóng
hẹp, chuyền bóng, sút bóng, sự cảnh giác, suy nghĩ nhạy bén, khả năng di
chuyển và tận dụng những khoảng hở. Một điều đặc biệt nữa, đây là môn thể
thao dễ chơi và phù hợp với tất cả mọi người, nhất là người Á Đông được coi là
khéo léo, kỹ thuật và đầy sáng tạo…
Môn thể thao đem lại những pha trình diễn ngoạn mục từ đầu đến cuối,
những pha trình diễn kỹ thuật cá nhân và nhiều bàn thắng đẹp mắt. Những người
chơi môn này không bao giờ mong muốn được tham gia vào giải đấu của đội 11
người. Đây là nơi để họ thử thách chính mình khi họ có ít không gian hơn và
được tiếp xúc với bóng nhiều hơn trong một môi trường linh hoạt và khốc liệt
hơn hẳn.
Vì ít khoảng trống nên môn thể thao đòi hỏi người chơi phải khống chế
bóng ở tầm gần và phát triển kỹ thuật, độ nhanh nhạy. Nhịp độ trận đấu liên tục,
không có thời gian để nghỉ ngơi, luôn luôn sẵn sàng bắt bóng và lao vào những
khoảng trống có được.
Với điều kiện được tiếp xúc bóng liên tục, kỹ năng và độ nhạy bóng của
cầu thủ được phát triển rất nhanh, và cảm thấy thoải mái với bóng thay vì phải
tránh né nó. Bạn thực sự sẽ muốn có được bóng. Môn chơi này tạo cho bạn sự
bình tĩnh, tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo. Có thể kể đến những tên tuổi với
kỹ năng chơi bóng đạt đến “bậc thầy” như huyền thoại Pele, Maradona,

Zidane... hay gần đây là Cristiano Ronaldo, Ronaldinho thực sự là “ma lực” hút
hồn hàng triệu “tín đồ” tham gia tập luyện. Theo thời gian được nâng tầm thành
một bộ môn thể thao đầy tính nghệ thuật lan rộng khắp Châu Âu rồi du nhập và
phát triển tại các nước châu Á: Nhật Bản và Hàn Quốc, Iran, Thái Lan và ngay
cả Việt Nam… Những cái tên nức danh của bóng đá Futsal như Falcao đã trở
thành thần tượng của không ít tín đồ túc cầu giáo.


10
Rất nhiều tên tuổi lớn như Ronaldinho, Ronaldo và Robinho đều rèn
luyện kỹ năng từ môn đấu Futsal hay chơi nó trong những buổi tập huấn hàng
tuần. Một Ronaldinho 9 tuổi đã chơi bóng trong video quảng cáo của Nike với
vô số kỹ năng đáng nể được trình diễn trong sân đấu trong nhà: “Khi tôi còn
nhỏ, chúng tôi luôn chơi Futsal và bây giờ việc kiếm soát bóng trong tầm ngắn
thật quá dễ dàng”, chân sút của AC Milan và Brazil phát biểu. “Cách thức kiểm
soát bóng quan trọng hơn rất nhiều trên sân đấu nhỏ, vì bạn có ít không gian
hơn. Nếu không đủ nhanh nhẹn, bạn sẽ mất bóng ngay tức thì. Bạn sẽ học được
cách đưa ra các quyết định nhạy bén, khi mà mọi thứ bị thắt chặt lại và diễn ra
nhanh hơn bóng đá thường đến chóng mặt. Tốc độ, kỹ thuật hoàn hảo và khả
năng xoay trở tình thế nhanh chóng là những gì Futsal có thể dạy cho bạn".
Một sai lầm thường có là việc hiểu Futsal như một môn bóng đá 5 người
đơn thuần, như môn này thực chất có cả một hệ thống luật lệ riêng được lập ra vì
nhịp độ nhanh, mạnh, dồn dập tập trung vào những kỹ năng đá bóng điêu luyện
nhất.
Futsal được chơi bởi những đội gồm 5 người trong vòng 2 hiệp, mỗi hiệp
20 phút (mỗi bên được quyền dừng trận đấu thảo luận trong vòng 1 phút mỗi
hiệp và đồng hồ dừng lại khi bóng đứng yên) trong 1 sân trong nhà, dùng bóng
cỡ 4, nhỏ và nặng hơn bóng thường, giảm độ nẩy đến 30%.
Sân chơi được viền xung quanh chứ không dùng rào chắn, khi bóng ra
khỏi sân, người chơi phải đá bóng vào sân trong vòng 4 giây, nếu quá thời gian

đó, đội kia sẽ được hưởng quả đá phạt này. Người chơi phải giữ vị trí cách bóng
5 mét với bất cứ quả đá phạt nào. Thủ môn được phép ra khỏi khu vực của mình
và mọi người được phép vào khu vực đó, và bóng cho phép được cao quá đầu.
Mỗi đội sẽ có 7 người dự bị và họ được phép thay người bất cứ khi nào,
bất kể số lần. Trận đấu được điều khiển bởi 3 trọng tài, cấm hoàn toàn việc trượt
để lấy bóng, nếu một thẻ vàng được đưa ra, đội đó chỉ còn 4 người trong vòng 2
phút hay cho đến khi đội kia ghi bàn.


11
Sau hơn nửa thế kỷ khai sinh ra môn bóng đá tại Anh, những phiên bản
nhỏ hơn lần đầu tiên xuất hiện tại Uruguay khi đất nước này ăn mừng chiến
thắng World Cup 1930. Một thầy giáo người Argentina, Juan Carlos Ceriani,
từng làm việc tại Montevideo thủ đô Uruguay, đã chứng kiến những trận cầu
được thi đấu trên sân bóng rổ với không gian nhỏ hơn vì sự thiếu hụt của những
sân bóng lớn. Ông đã quyết định tổ chức môn chơi này với việc sử dụng bóng và
khung thành nhỏ hơn để chơi trong nhà tại các câu lạc bộ thể dục thể thao. Môn
chơi được gọi tên futebol de sala hay futebol de salão, có nghĩa là bóng đá trong
nhà.
Sự phổ biến của môn thể thao này nhanh chóng lan rộng khắp Nam Phi,
và điều luật của môn này được chính thức đặt ra ở Brazil vào năm 1936. Những
người Brazil sử dụng những quả bóng nặng hơn bằng cách nhồi thêm mùn cưa,
nút bần và lông ngựa để gia tăng khả năng kiểm soát bóng tầm gần.. Được biết
đến như “môn đá bóng hạng nặng”, tên chính thức tại Brazil của nó là futebol
de salão, cũng được hiểu như bóng đá trong nhà. Hiệp hội đầu tiên được thành
lập tại Brazil vào năm 1959, tiếp theo đó là Liên đoàn Bóng đá trong nhà
Sudamericana (Nam Phi) vào năm 1965 gồm có Uruguay, Paraguay, Peru,
Argentina và Brazil.
Môn thể thao làn rộng khắp thế giới với sự thành lập của Liên đoàn Bóng
đá trong nhà Quốc tế tại Sao Paulo năm 1971. Brazil được xem như quê nhà của

môn Futsal và xuyên khắp đất nước này người ta có thể chơi môn này ở khắp
mọi nơi, đường phố, những sân tập nhỏ, và trên bãi biển, đã giúp tạo nên nhiều
tên tuổi lớn như Pele, Zico, Ronaldo và Ronaldinho. Nhưng những cầu thủ
chuyên nghiệp như Falcao luôn được bao quanh bởi rất nhiều fan hâm mộ, kể cả
những fan hâm mộ của bóng đá 11 người. “Futsal là môn thể thao đem lại nhiều
niềm vui – niềm hạnh phúc nhất đến với người Brazil”, phát biểu của Vincente
Figueiredo, tác giả của cuốn “Lịch sử của Bóng đá trong nhà”. Được chứng
kiến sự phát triển mạnh mẽ của Futsal, Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA cuối


12
cùng đã quyết định đưa bộ môn vào khuôn khổ quản lý của mình, năm 1985 đã
có một số luật nhỏ thay đổi từ điều luật ban đầu, và đổi tên chính thức là Futsal,
là sự kết hợp của Futbal the Salão.
Bóng đá trong nhà đang ngày được phổ biến rộng khắp. Môn chơi đã
không bị nhầm lẫn như một họ hàng kém cỏi của bóng đá 11 người, rất nhiều
chuẩn bóng đá trong nhà đã và đang thống trị khắp thế giới với đặc điểm riêng
và văn hoá bóng đá rất chuyên biệt của nó. Hiện nay có hơn 60 triệu người chơi
rất nhiều chuẩn của môn này gồm: Futsal, panna, futebol de salão và bóng đá 5
người truyền thống. Chuẩn phổ biến nhất của môn này là Futsal, được chơi bởi
hơn 25 triệu người, và có hơn 50 giải đấu chuyên nghiệp khắp thế giới từ
Azerbaijan cho đến Tây Ban Nha. Trong tổng số 100 quốc gia tham dự Giải Vô
địch FIFA Futsal thế giới gần đây nhất, Brazil đã giành chiến thắng trước đám
đông gần 300 ngàn người.
Kể từ khi phát triển từ Futebol de salão, phiên bản đầu tiên đã bị mai một,
nhưng nó vẫn diễn ra khắp Nam Phi và hơn thế nữa. Điểm khác biệt chính với
Futsal là được chơi với bóng cỡ 2 không nẩy, thích hợp với những người chơi trẻ
tuổi. Tuy nhiên, đây quả là sự thống trị của Futsal khi quả bóng dạng này rất khó
tìm mua được, ngay cả tại Brazil.
Tuy chỉ mới phát triển non trẻ tại nước Anh nhưng môn thể thao này cũng

đang lớn mạnh dần nhanh chóng tại đây. Hơn 6 triệu người chơi Futsal mỗi buổi
chiều hay sau giờ làm việc, phát triển nhanh chóng hơn 2 triệu người trong vòng
5 năm, nhanh hơn cả bóng đá 11 người.
Những dạng khác của bóng đá ít người, thường là dạng lai giữa Futsal và
bóng đá 5 người, có thể là bóng đá với tối đa 6-7 cầu thủ cho mỗi đội, gôm môn
calcetto ở Ý, đá bóng trong nhà của Mỹ, Fulbito hay Futebol Cinco ở Nam Phi
va Tây Ban Nha, và Hallenfussball tại Đức.
Tại Hà Lan, một phiên bản khác của môn thể thao này cũng đang lớn
mạnh, tên là panna. Bắt nguồn từ đường phố Amsterdam trong cộng đồng người


13
Surinam, tiếng lóng panna có nghĩa là luồn bóng qua chân đối phương, có nghĩa
là “chiếc cổng” trong tiếng Surinam, một vài nơi khác môn nay được biết đến
với tên “nutmeg”. Mục tiêu chính của trận đấu là ghi nhiều bàn thắng hơn đối
phương, tuy nhiên, nó nghiêng về một cuộc trình diễn kỹ thuật cá nhân, nếu bạn
hoàn thành một panna, tức là luồn bóng qua chân đối phương, trò chơi sẽ kết
thúc và bạn là người thắng cuộc.
Thế nhưng, đâu ngờ rằng Việt Nam ngày nay đã sớm trở thành "thánh
địa" của các tín đồ túc cầu giáo và trong tinh thần đổi mới toàn diện, người Việt
đã rất tự giác, say mê đến cuồng nhiệt môn bóng đá mới du nhập vào nước ta
đến nay được đúng 100 năm. Sau sự kiện lịch sử vô địch cup AFF, tờ
VnEconomy đưa tin: “Đêm 28/12 chứng kiến những đường phố tắc nghẽn người
và xe, rợp bóng quốc kỳ và vang dội những thanh âm vui mừng, trên khắp dải
đất hình chữ S. Không chỉ là tình yêu bóng đá, đó còn là khát khao khẳng định
mình của một dân tộc đang nỗ lực vươn lên”. Tuy nhiên, để có thể rút ngắn
chặng đường hội nhập và đuổi kịp các nước lân cận, sau sự khẳng định của bóng
đá trên đấu trường khu vực thì bóng đá Việt Nam cần phải nổ lực vượt bậc thì
mới hy vọng khẳng định được vị thế của một nền bóng đá có nhiều tiềm năng và
việc làm đó trong môn bóng Futsal cũng không ngoại trừ.

Một nhân tố quan trọng không kém là lực lượng huấn luyện viên, thực
trạng tồn đọng hiện này là việc đội ngũ các huấn luyện viên cho sân chơi này
còn thiếu phương pháp huấn luyện, kế hoạch huấn luyện và cả kinh nghiệm cầm
quân trên mặt sân này... Tất cả vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi thực tế
hiện nay và nguyên nhân của vấn đề nằm ở nhiều khía cạnh có thể kể ra sau đây:
Trong trường học chưa tổ chức giảng dạy, huấn luyện ngoại khóa về môn bóng
đá Futsal cho các em. Công tác tổ chức tuyển chọn vận động viên năng khiếu
ban đầu chưa cao. Chưa có sự thống nhất trong trong hệ thống đào tạo môn
Futsal của tỉnh, chủ yếu là huấn luyện viên tự phát. Chưa xây dựng và áp dụng
khoa học kỹ thuật trong việc đào tạo chưa có sự thống nhất trong cả thành phố


14
về lý luận huấn luyện, hệ thống thi đấu, chế độ dinh dưỡng... Tổ chức thi đấu
chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn. Chưa trở thành điều kiện và động lực
thúc đẩy, nâng cao chất lượng đào tạo vận động viên bóng đá Futsal nữ dẫn đến
trình trạng thiếu hẳn điều kiện cọ sát, tích lũy kinh nghiệm trận mạc nhằm phát
triển chuyên môn, huấn luyện nhằm có sự điều chỉnh cho phù hợp.
Chưa có được sự thống nhất trong hệ thống đào tạo vận động viên quốc
gia (quy trình quản lý, chương trình đào tạo, huấn luyện cho các lứa tuổi, chế
độ dinh dưỡng, khả năng kết hợp khoa học kỹ thuật…) mà thường do các địa
phương, các câu lạc bộ tự thực hiện và tự làm dẫn đến việc lãng phí và hiệu quả
đào tạo kém.
Hệ thống thi đấu bóng đá Futsal chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên
môn. Chưa trở thành điều kiện và động lực thúc đẩy, nâng cao chất lượng đào
tạo vận động viên dẫn đến tình trạng vận động viên thiếu hẳn điều kiện cọ sát,
tích lũy kinh nghiệm trận mạc nhằm phát triển chuyên môn, huấn luyện viên thì
ít có điều kiện kiểm chứng khả năng huấn luyện và chương trình huấn luyện
nhằm có sự điều chỉnh phù hợp.
Việc đầu tư cho bóng đá Futsal ở các địa phương và câu lạc bộ thấp. Cơ

sở vật chất thiếu thốn, công tác nghiên cứu và các phương tiện dùng cho việc
nghiên cứu ứng dụng trong công tác đào tạo vận động viên nói chung và bóng
đá Futsal nữ nói riêng còn quá thiếu thốn. Nhất là các dụng cụ dùng đánh giá,
kiểm tra khả năng hồi phục chế độ dinh dưỡng...
Từ những sự yếu kém của mình về mọi mặt liên đoàn bóng đá (VFF) đã
cải tổ những chính sách và sự đầu tư mạnh mẽ cho đội tuyển fusal. Bước đầu đội
tuyển quốc gia tham gia các giải thi đấu seagame, châu Á và quốc tế và đã giành
được những thành tích nhất định nhất như huy chương bạc ở seagame năm 2013
của nam và nữ, và 2016 dự vòng chung kết futsal world cup . Đó là những thành
tích rất đáng ghi nhận trong giai đoạn phong trào bóng đá Futsal đang gặp rất
nhiều khó khăn.


15
1.3. Cơ sở lý luận về công tác huấn luyện cho VĐV bóng đá Futsal:
1.3.1. Cơ sở lý luận chung về công tác huấn luyện cho VĐV bóng đá
Futsal:
Công tác huấn luyện VĐV thể thao nói chung và bóng đá nói riêng phải
được bắt nguồn từ cấu trúc thành tích của mỗi môn nhất định. Có nhiều yếu tố
tạo nên một VĐV bóng đá giỏi. Một số người sinh ra đã có sẵn năng khiếu bẩm
sinh để chơi bộ môn này, trong khi những người khác phải tập luyện cực lực để
lấp những thiếu hụt về những khả năng của mình. Nhưng bất kể những mức độ
khác nhau về năng khiếu, người chơi vẫn có thể trở thành một VĐV giỏi hơn
nếu họ biết nổ lực và được đào tạo khoa học thông qua những kế hoạch, giáo án
huấn luyện và một quy trình tuyển chọn, đánh giá cụ thể.
Tháp biểu diễn dưới đây là "Tháp của sự thành công" của Jonh Wooden.

Hình 1.1. Tháp của sự thành công của John Wooden

Bóng đá nói chung và Futsal nói riêng là một môn thể thao có yêu cầu cao

về tất cả các mặt, qua tháp trên ta thấy rằng thành tích của một môn thể thao này
phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố hình thái, thể lực, kỹ - chiến thuật, tâm - sinh
lý và chức năng cơ thể... khó đánh giá được yếu tố nào là quan trọng nhất bởi vì:
- Một là: Bóng đá là môn thể thao định tính, không có chu kỳ, hoạt động
theo tình huống, tính bất ngờ là điểm thú vị của môn thể thao này, vì quả bóng
luôn luôn tròn và mọi chuyện có thể xảy ra ngoài dự báo. Là môn đối kháng trực
tiếp thường xuyên có những va chạm ở tất cả các “điểm nóng” trên khắp mặt
sân.


16
- Hai là: Bóng đá là môn mà phong độ tỉ lệ nghịch với lứa tuổi đặc điểm
riêng biệt của từng cá nhân, từng vị trí trên sân. Đối với người mới tập thì việc
học kỹ thuật là phần quan trọng nhất. Các khía cạnh này có mối quan hệ hữu cơ,
tác động qua lại lẫn nhau, có thể biểu diễn mối quan hệ này theo biểu đồ dưới
đây.

Hình 1.2. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu cấu thành thành tích
một môn thể thao
Việc huấn luyện VĐV phải được tiến hành trên cơ sở nghiên cứu VĐV

một cách tổng hợp và lựa chọn một số phương pháp kiểm tra như: phương pháp
sư phạm, y sinh, tâm lý, xã hội nhằm đảm bảo phát triển toàn diện cá nhân vận
động viên. Từ những quan điểm trên cho thấy, trong huấn luyện VĐV bóng đá
cần được xác định bởi các yếu tố đặc trưng sau: yếu tố hình thái, chức năng tâm
– sinh lý, kỹ - chiến thuật và thể lực. Sự tiến bộ của vận động viên cần phải được
nâng cao năng lực, chức phận cơ thể, chuyển biến về chất, năng lực, kĩ năng, kĩ
xảo vận động. Nhưng trong việc đánh giá, mà cụ thể là trong thời gian ngắn một
năm tập luyện là khoảng thời gian mà đề tài tiến hành nghiên cứu thì nhưng biến
đổi ngoài hai yếu tố thể lực và kỹ thuật thì các yếu tố còn lại là không rõ rệt.

Trong mối quan hệ giữa hai yếu tố thể lực và kỹ thuật thì thể lực là nền tảng ban
đầu, vững chắc cho vận động viên thực hiện các bài tập kỹ thuật ở trình độ cao
với cường độ lớn hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho vận động viên nhận thức
đúng đắn về vị trí, vai trò của quá trình luyện tập thể thao.
1.3.2. Cơ sở huấn luyện thể lực và kỹ thuật cho VĐV bóng đá Futsal:
- Cơ sở huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá Futsal:


17
Như ta biết, cơ thể con người là một thể thống nhất dưới sự chỉ đạo của hệ
thần kinh trung ương, do vậy quá trình hình thành và phát triển các tố chất thể
lực luôn có mối quan hệ chặt chẽ với sự hình thành các kỹ năng vận động và
mức độ phát triển của các cơ quan trong cơ thể. Trong hoạt động chung của con
người thì hoạt động cơ bắp là dạng đặc trưng, mang tính trọng tâm. Hoạt động
cơ bắp thể hiện ở ba phương diện sau:
- Sự co cơ (phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ cấu trúc sợ cơ, số lượng sợi cơ và
thiết diện cơ).
- Sự trao đổi chất (tức là quá trình sản sinh năng lượng).
- Sự dẫn truyền kích thích (hoạt động thần kinh cơ).
Ba phương diện trên đây luôn có mối tương quan với khả năng hoạt động
của tố chất thể lực, đặc biệt là ba tố chất cơ bản: sức nhanh, sức mạnh, sức bền.
Trong đó độ lớn của sức mạnh quan hệ chủ yếu tới khả năng co cơ, thể hiện theo
hướng thay đổi giữa yếu tố thời gian duy trì và cường độ vận động của cơ bắp.
Do vậy ta có sức mạnh tối đa, sức mạnh nhanh và sức mạnh bền. Độ lớn của sức
nhanh quan hệ chủ yếu tới khả năng dẫn truyền của hệ thần kinh và liên quan
đến thành phần sợi cơ. Do vậy ta có sức nhanh phản ứng, sức nhanh vận động và
sức nhanh động tác. Độ lớn của sức bền quan hệ chủ yếu tới hoạt động trao đổi
chất, mối quan hệ này dựa trên cơ sở sinh năng lượng yếm khí và ưa khí. Chính
vì vậy mà ta có sức bền cự ly ngắn, sức bền cự ly dài và sức bền cự ly trung
bình. Một điều cần lưu ý rằng, tất cả các tố chất vận động trên luôn hiện diện

trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau, không có biểu thị riêng tuyệt đối.
* Sức nhanh
Là khả năng của con người thực hiện các hành vi vận động với thời gian
ngắn nhất trong điều kiện quy định. Đặc trưng quan trọng về tố chất sức nhanh
của bóng đá Futsal là sức nhanh phản ứng vận động và sức nhanh động tác.[21]
Sức nhanh phản ứng vận động là khả năng đáp lại nhanh nhất những tín
hiệu xuất hiện đột ngột bằng những hành vi vận động nhất định, trong bóng đá
đó là tốc độ phản ứng nhanh với những tình huống thay đổi liên tục như: hướng


18
bóng, tốc độ của quả bóng. Tốc độ phản ứng nhanh sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho việc di chuyển nhanh chóng tới vị trí của quả bóng nhằm chiếm ưu thế và có
nhiều lựa chọn cách kết thúc hợp lý.
Sức nhanh động tác thể hiện ở số lần lặp lại động tác, tốc độ động tác đơn
lẻ khi sút bóng nhanh và thực hiện nhanh một động tác trong thời gian ngắn như
di chuyển nhanh, thay đổi động tác nhanh…là một trong những cơ sở quyết định
thành tích trong nhiều môn thể thao không có chu kỳ trong đó có bóng đá.
Cũng như nhiều môn thể thao khác, bóng đá thi đấu đỉnh cao đòi hỏi một
trình độ kỹ thuật điêu luyện kết hợp với việc thực hiện tổng hợp những năng lực
vận động của con người trong đó có sức nhanh. Mỗi kỹ thuật đều thể hiện tổng
hợp các năng lực sức nhanh, song mức độ kết hợp sức nhanh trong mỗi kỹ thuật
khác nhau đều có sự khác nhau mà đặc biệt quan trọng là sức nhanh phản ứng
vận động. Trong thi đấu, việc thực hiện mỗi động tác kỹ thuật đều thông qua
một quá trình bắt đầu từ việc quan sát, phán đoán động tác của đối phương đến
theo dõi hướng bay của quả bóng, vị trí của đồng đội, di chuyển đến vị trí thích
hợp, lựa chọn phương án tối ưu nhất trong thời gian ngắn. Đó là vòng khép kín
của một phản ứng vận động, thời gian cho mỗi phản ứng này tùy thuộc rất nhiều
vào các yếu tố: đối phương, trình độ năng lực, tình huống thi đấu trên sân, đặc
biệt trong môn Futsal, khi không gian và thời gian hạn hẹp thì sức nhanh là một

tố chất quan trọng mà VĐV bóng đá Futsal cần phải có.
* Sức mạnh
Sức mạnh là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài bằng sự căng cơ.[21]
Sự phát triển tố chất sức mạnh có liên quan đến quá trình phát dục, sự phát triển
của hệ thần kinh và mức độ hoàn thiện của bộ máy vận động (các tố chất xương,
cơ và dây chằng) bộ phận khác nhau của cơ thể sự phát triển tố chất sức mạnh
không giống nhau.
Bóng đá là môn thể thao mang tính đối kháng trực tiếp, thường xuyên xảy
ra các va chạm mạnh. Thành tích của môn thể thao này thể hiện ở năng lực cá


19
nhân mỗi cầu thủ trong việc sử dụng kỹ chiến thuật, thể lực và sự ổn định về tâm
lý của bản thân mình. Trong hoạt động thi đấu bóng đá không chỉ đòi hỏi ở cầu
thủ trình độ điêu luyện về kỹ thuật, sử dụng hợp lý và sáng tạo về chiến thuật mà
còn yêu cầu rất cao việc phát huy đầy đủ các tố chất thể lực của cơ thể trong đó
có sức mạnh. Đặc điểm của thi đấu Futsal là cầu thủ luôn phải di chuyển liên tục
với tốc độ cao trong phạm vi diện tích sân ngay cả khi tấn công lẫn phòng ngự,
xoay trở liên tục, cùng với đó là việc kết hợp các động tác xử lý bóng hợp lý,
nhanh, mạnh để thực hiện ý đồ chiến thuật nhằm đạt hiệu quả cao. Vì vậy, sức
mạnh trong môn thể thao này thường được thể hiện trong các động tác sút bóng,
chuyền bóng, che bóng, bật nhảy đánh đầu... Sức mạnh trong môn Futsal thường
được thể hiện là sức mạnh bền, tốc độ và tính linh hoạt ở trong những phạm vi
hẹp. Một yêu cầu quan trọng khi sử dụng sức mạnh trong các động tác kỹ thuật
của Futsal là cần được phát huy với tốc độ tối đa để tăng cường hiệu quả của kỹ
thuật và gây cho đối phương những tình huống bất ngờ, bị động trong quá trình
thi đấu. Đồng thời phải duy trì được sức mạnh đó trong suốt thời gian dài của
quá trình thi đấu, không chỉ trong từng trận đấu mà trong suốt thời gian diễn
biến của giải.
* Sức bền

Là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể
chịu đựng được. Do khả năng duy trì vận động của con người bao giờ cũng có
giới hạn và ở giới hạn cuối cùng thường xuất hiện mệt mỏi. Bởi vậy, sức bền
còn được hiểu là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động
nào đó.[21]
Trong sinh lý TDTT, sức bền thường đặc trưng cho khả năng thực hiện các
hoạt động thể lực kéo dài từ 2 – 3 phút trở lên, với sự tham gia một khối lượng cơ
bắp lớn (từ ½ toàn bộ lượng cơ bắp của cơ thể), nhờ sự hấp thụ oxy để cung cấp
năng lượng cho cơ chủ yếu hoặc hoàn toàn bằng con đường ưa khí.


×