Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.83 KB, 13 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
3.1. Định hướng phát triển
3.1.1. Với ngành giao thông
Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,
cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền
đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải nước ta cơ
bản đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng của xã hội với mức tăng trưởng nhanh, đảm bảo chất
lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm sự gia tăng tai nạn giao
thông và hạn chế ô nhiễm môi trường. Về tổng thể, hình thành được một hệ thống giao
thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải và các hành lang vận tải chủ yếu đối với
các mặt hàng chính có khối lượng lớn. Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện
tự nhiên của đất nước, đặc biệt là tiềm năng biển, để phát triển hệ thống giao thông vận tải
hợp lý, tiết kiệm chi phí xã hội. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ,
hợp lý; kết hợp phát triển từng bước vững chắc với những bước đột phá đi thẳng vào hiện
đại tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa
các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc, đồng thời coi trọng
công tác bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững kết cấu hạ tầng giao thông hiện có.
Xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Huy động tối đa mọi nguồn
lực, coi trọng nguồn lực trong nước, để đầu tư phát triển giao thông vận tải. Người sử dụng
kết cấu hạ tầng giao thông có trách nhiệm đóng góp phí sử dụng để bảo trì và tái đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
3.1.2. Với ngành thuỷ lợi
Phát triển thuỷ lợi tưới tiêu, cấp nước phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn và phát triển các ngành kinh tế xã
hội:
Tập trung nâng cấp, hiện đại hoá các hệ thống thuỷ lợi hiện để phát huy và tăng tối
đa năng lực thiết kế.
Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm công trình mới, gồm:
- Các công trình thuỷ lợi tổng hợp quy mô vừa và lớn ở các lưu vực sông, cấp nước


tưới cho nông nghiệp, thuỷ sản, sinh hoạt, công nghiệp, chống lũ và phát điện;
- Phát triển các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ ở miền núi phục vụ cho phát triển sản
xuất nông lâm nghiệp, sinh hoạt, khai thác thuỷ điện, góp phần hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn;
- Phát triển các công trình thuỷ lợi cấp nước, ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ phát triển
dân sinh và sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, diêm nghiệp ở vùng ven biển;
- Phát triển các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các loại cây trồng cạn:
cây công nghiệp, cây ăn quả ở các vùng trung du, miền núi;
- Phát triển các hệ thống kênh dẫn ngọt thau chua ém phèn ở ĐBSCL.
Củng cố, phát triển các giải pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai bão lụt:
- Củng cố hệ thống đê điều, gồm cứng hoá mặt đê, trồng tre chắn sóng, cải tạo,
nâng cấp và thay mới cống dưới đê, xử lý nền đê, kè mái các đoạn xung yếu... cho các hệ
thống đê sông Bắc bộ và Khu 4.
- Hoàn thành các công trình hồ chứa lợi dụng tổng hợp có nhiệm vụ cắt lũ hạ du:
Tuyên Quang (sông Gâm), Cửa Đạt (sông Chu), Bản Lả (sông Cả), triển khai xây dựng
tiếp các công trình: Tả Trạch (sông Hương), Định Bình (sông Côn), công trình trên sông
Vũ Gia - Thu Bồn... và phối hợp với các Bộ, Ngành đẩy nhanh quá trình chuẩn bị đầu tư
xây dựng công trình Sơn La (Sông Đà) và các công trình trên sông Đồng Nai, Sê san, Srê
Pôk, sông Ba...
- Hoàn chỉnh và củng cố hệ thống đê điều chống lũ hè-thu, bảo đảm ổn định, hạn
chế hư hỏng khi lũ chính vụ tràn qua ở các vùng đồng bằng Trung bộ, DHNTB, ĐBSCL,
MĐNB, TN.
- Củng cố các công trình phân, chậm lũ dự phòng chống lũ cho ĐBSH;
- Hình thành các tuyến đê bảo vệ vùng ngập nông, có các giải pháp thích nghi và
giảm thiểu tổn thất cho dân sinh, sản xuất ở vùng ngập sâu của ĐBSCL.
- Hoàn chỉnh và nâng cấp hệ thống đê biển, đê cửa sông, gồm tôn cao đỉnh, ổn định
mái và chân đê, trồng cây chống sóng theo 2 chương trình: l) đê biển từ Quảng Ninh đến
Quảng Nam và 2) Đê biển ở DH NTB và ĐBSCL;
- Đầu tư thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn công trình: hồ chứa, đê kè cống...
- Chỉnh trị sông, tăng khả năng thoát lũ và bảo vệ bờ sông, bờ biển.

- Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn rừng chắn sóng ven
biển để giữ nước, giữ đất, chống lũ quét ở vùng núi và giảm lũ cho hạ du (với chỉ tiêu
trồng 5 triệu ha.
- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo lũ,
chuẩn hóa quy trình vận hành các hồ chứa lớn cắt lũ cho hạ du, tăng khả năng phòng tránh
và đối phó bão lũ.
- Xây dựng được bản đồ ngập lụt ở các lưu vực sông để phục vụ cho chỉ dạo phát
triển dân sinh, cơ sở hạ tầng, sản xuất phòng tránh thiên tai bão lũ.
Tăng cường quản lý nguồn nước và quản lý công trình thuỷ lợi
- Tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh và nâng cao Quy hoạch phát triển thuỷ lợi các lưu
vực sông, các vùng kinh tế, các tỉnh.
- Kiện toàn tổ chức quản lý Thuỷ lợi từ Trung ương đến Địa phương, phát huy vai
trò của các BQLQH lưu vực sông đã có và tiếp tục thành lập BQLQH các lưu vực sông lớn
khác ban hành tiếp các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý đủ mạnh cho quản lý
nguồn nước và công trình thuỷ lợi.
- Tăng cường quản lý Nhà nước, làm rõ và điều chỉnh chức năng nhiệm vụ cho phù
hợp với cơ cấu tổ chức mới, tăng cường phân cấp quản lý;
- Tăng cường năng lực chuyên môn, quản lý đảm bảo sự hoạt động của ngành có
hiệu quả, nhất là ở cơ sở.
- Thường xuyên đánh giá, đúc kết kinh nghiệm trong việc thực hiện và quản lý quy
hoạch, kịp thời điều chỉnh công tác xây dựng và quản lý công trình thuỷ lợi ở từng hệ
thống cho phù hợp với yêu cầu thực tế và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ
- Đầu tư nâng cấp hiện đại hoá trang thiết bị kỹ thuật cho các cơ sở nghiên cứu, ứng
dụng thuộc các cơ quan trong Ngành.
- Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học công
nghệ, triển khai ứng dụng vào thực tiễn phát triển và quản lý nguồn nước từ bước quy
hoạch đến thiết kế, thi công và quản lý vận hành.
- Xây dựng cơ chế thích hợp, khuyến khích các nghiên cứu ứng dụng, triển khai
nhanh vào sản xuất.

3.1.3. Với ngành y tế
Với ngành y tế thì đinh hướng chung sẽ là xây dựng hệ thống y tế Việt Nam, từng
bước hiện đại, hoàn chỉnh hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển; đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ, giảm
tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống, đạt và vượt
các chỉ tiêu đặt ra trong Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2010
– 2020. Cụ thể là :
- Xây dựng và phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh phù hợp với điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước
tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân hướng tới mục
tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển. Các bệnh viện xây dựng mới phải phù hợp quy
hoạch chung và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Bảo đảm đủ điều kiện xử lý chất thải y tế và khả năng chống nhiễm khuẩn tại
bệnh viện để hoạt động khám bệnh, chữa bệnh không ảnh hưởng tới người dân và môi
trường sống. Bảo đảm tính hệ thống và tính liên tục trong hoạt động chuyên môn của từng
tuyến điều trị và sự phát triển cân đối, hợp lý giữa các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa.
- Từng bước thực hiện việc di chuyển các cơ sở điều trị bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm ra khu vực thích hợp. Củng cố và hiện đại hoá các bệnh viện y học cổ truyền hiện có
tại tuyến trung ương đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng I; xây dựng bệnh viện y học cổ truyền
ở những tỉnh chưa có bệnh viện y học cổ truyền, vừa làm cơ sở điều trị, vừa là cơ sở thực
hành cho các trường đào tạo cán bộ y tế chuyên ngành y dược học cổ truyền.
- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trang
thiết bị và cán bộ y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở, đáp ứng nhu cầu
chăm sóc sức khỏe cơ bản của toàn dân, đồng thời thực hiện được một số kỹ thuật đơn
giản trong khám, điều trị một số bệnh chuyên khoa về mắt, răng, tai - mũi - họng, sức khỏe
sinh sản và sức khỏe trẻ em.
3.1.4. Với ngành giáo dục
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc
tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành
công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan

trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh
tế-xã hội. Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy
luật, xu thế và xứng tầm thời đại. Với việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu, trong những năm
tới mục tiêu và định hướng cho ngành giáo dục như sau:
- Hoàn thành việc xây dựng chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các
loại hình trường nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cơ bản thực hiện việc đổi mới
quá trình dạy học. Trong đó, chú trọng đến chuẩn hóa phòng học, phòng thí nghiệm, phòng
học bộ môn và trang thiết bị dạy học ở các cấp học, đặc biệt là đồ chơi an toàn cho trẻ em.
- Quy hoạch lại quỹ đất để xây dựng mới trường học hoặc mở rộng diện tích đất
cho các trường phổ thông, dạy nghề và các trường đại học đạt tiêu chuẩn nhằm thực hiện
nhiệm vụ giáo dục, trong đó ưu tiên đầu tư quỹ đất để xây dựng một số khu đại học tập
trung.
- Đẩy mạnh chương trình kiên cố hoá trường học, lớp học và nhà công vụ cho giáo
viên, ưu tiên cho giáo dục vùng sâu, vùng cao, vùng khó khăn, bảo đảm đủ phòng học cho
mẫu giáo 5 tuổi, cho giáo dục tiểu học và trung học cơ sở học 2 buổi ngày. Đến năm 2020,
không còn phòng học tạm ở tất cả các cấp học, 100% trường phổ thông được nối mạng
Internet và có thư viện.

×