Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Chứng thực của Uỷ ban nhân dân phường từ thực tiễn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.92 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÀNH TRUNG

CHỨNG THỰC CỦA UBND CẤP PHƯỜNG,
TỪ THỰC TIỄN QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÀNH TRUNG

CHỨNG THỰC CỦA UBND CẤP PHƯỜNG,
TỪ THỰC TIỄN QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI

Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8.38.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGÔ HỒNG THỦY



LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới
sự hướng dẫn khoa học của TS. Ngô Hồng Thủy.Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trên luận văn là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Trung


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
Tiến sĩ Ngô Hồng Thủy - người đã tận tình, tận tâm hướng dẫn, chia sẻ và giúp đỡ
em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn tốt nghiệp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo tại Học viện Khoa học
xã hội đã giảng dạy, định hướng và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu đề tài.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác và giúp đỡ của các đồng chí
cán bộ tại Ủy ban nhân dân quận Ba Đình đã hợp tác, giúp đỡ trong suốt quá trình
nghiên cứu, thực nghiệm để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song Luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót, vì vậy kính mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của Hội đồng khoa học, quý
thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày…..…tháng….…năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Trung



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH PHÁP
LUẬT VỀ CHỨNG THỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG..........8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò chứng thực của UBND phường.............8
1.2. Phân biệt hoạt động chứng thực với hoạt động công chứng..............14
1.3. Cơ sở pháp lý của hoạt động chứng thực của UBND phường 18

Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC CỦA ỦY
BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG TỪ THỰC TIỄN QUẬN BA ĐÌNH, HÀ
NỘI.................................................................................................................33
2.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về chứng thực của Ủy ban nhân

dân phường...............................................................................................33
2.2. Thực trạng thực hiện việc chứng thực của Ủy ban nhân cấp phường -

từ thực tiễn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội...........................................43
2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong hoạt động quản lý nhà

nước về chứng thực của UBND phường từ thực tiễn quận Ba Đình, TP. Hà
Nội 52
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VÀ VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG THỰC
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG.......................................................58
3.1. Quan điểm hoàn thiện công tác chứng thực của UBND phường 58
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác chứng thực của UBND phường.........62

KẾT LUẬN....................................................................................................73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................75



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc
tế thì các giao dịch dân sự, kinh tế giữa các cá nhân, tổ chức trong xã hội
cũng ngày trở nên phong phú, đa dạng hơn. Để phục vụ nhu cầu giao dịch của
mình, các cá nhân, tổ chức có thể phải sử dụng một loại giấy tờ vào nhiều
công việc, mục đích khác nhau hoặc cần được cơ quan có thẩm quyền xác
nhận tính chính xác về thời gian, địa điểm, năng lực hành vi, ý chí tự nguyện,
chữ ký khi thực hiện ký kết hợp đồng, giao dịch. Chính sự gia tăng của các giao
dịch này đòi hỏi phải có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước để “gác
cổng” và bảo đảm cho các giao dịch đó được an toàn, hạn chế tranh chấp xảy ra.
Một trong các biện pháp quản lý của Nhà nước để đáp ứng đòi hỏi này là công
tác chứng thực. Có thể nói, hoạt động chứng thực là một kết quả tất yếu của sự
kết hợp giữa nhu cầu của đời sống kinh tế xã hội và nhu cầu quản lý của Nhà
nước, là công cụ phục vụ đời sống dân sự, kinh tế của cá nhân, tổ chức.
Hiện nay, việc tạo môi trường thuận lợi cho tổ chức, công dân thực
hiện các quyền sở hữu, quyền kinh doanh được xác định là một chủ trương
lớn của Đảng, Nhà nước, theo tinh thần “Chính phủ kiến tạo phát triển”. Điều
3 Hiến pháp năm 2013 quy định Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm
chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người,
quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều
kiện phát triển toàn diện. Tại các văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà
nước đều thể hiện rõ tinh thần cải cách hành chính là “Đẩy mạnh cải cách
hành chính, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức và hoạt động
của doanh nghiệp, sinh hoạt của nhân dân”. (Nghị quyết Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam). Đối với công tác chứng thực,

chủ trương này đã được cụ thể hóa bằng các quy định của pháp luật về chứng

6


thực và việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về chứng thực, trong
đó thể hiện rõ tinh thần cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Nhằm thực
hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra tại Nghị quyết số 48-NQ/TW
ngày 24/5/2005 về Chiến lược Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 của
Bộ Chính trị, Quốc hội đã ban hành Luật Công chứng năm 2006 và Chính phủ
ban hànhNghị định số 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực
bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký đã tách bạch hoạt động công chứng
và chứng thực với mục đích phục vụ tốt hơn nhu cầu công chứng, chứng thực
của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội. Quá trình thực hiện các văn bản
này luôn được Nhà nước quan tâm, đánh giá kết quả để kịp thời phát hiện
những hạn chế, khuyết điểm và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu đổi
mới. Cụ thể với việc ban hành Luật Công chứng năm 2014 thay thế Luật
Công chứng năm 2006 đã giao trở lại cho tổ chức hành nghề công chứng
thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và thẩm
quyền công chứng bản dịch nhằm tạo thêm một “kênh” để người dân lựa chọn
khi thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực. Đối với công tác chứng
thực, Chính phủ có đánh giá tổng kết quá trình thực hiện Nghị định số
79/2007/NĐ-CP và đã ban hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày
16/2/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng
thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thay thế Nghị định số
79/2007/NĐ-CP nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập hiện hiện nay và
phù hợp hơn với tình hình, yêu cầu quản lý mới. Việc ban hành, sửa đổi các
văn bản pháp luật về chứng thực đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước
ta đối với hoạt động chứng thực.

Hiện nay, công tác chứng thực thực hiện theo quy định tại Nghị định số


23/2015/NĐ-CP. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong chiến lược cải
cách hành chính, cải cách tư pháp. Theo quy định tại Nghị định này đã rút
ngắn được thời gian giải quyết chứng thực, mở rộng thẩm quyền chứng thực
để cá nhân, tổ chức có thêm nhiều lựa chọn cơ quan có thẩm quyền thực hiện
chứng thực văn bản, giấy tờ phục vụ thuận tiện cho công việc. Tuy nhiên,
trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP cũng đã
phát sinh một số bất cập, hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác này,
đó là thủ tục chứng thực các vụ việc cụ thể còn chưa phù hợp; quy định thời
gian giải quyết chứng thực ngay trong buổi làm việc gây nhiều khó khăn cho
cán bộ chuyên môn làm công tác chứng thực; nguyên tắc người yêu cầu
chứng thực chữ ký phải ký trước mặt người chứng thực chữ ký còn nhiều bất
cập trong quá trình thực hiện; chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác
chứng thực chưa được quan tâm đúng mức… Các tồn tại hạn chế này xuất
phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân khách quan, nguyên nhân
chủ quan, trong đó đặc biệt phải kể đến nguyên nhân hiện nay việc chứng
thực mới chỉ được quy định trong văn bản ở cấp Nghị định, chưa có văn bản
có giá trị pháp lý cao hơn điều chỉnh (Luật chứng thực). Do đó,cần thiết phải
hoàn thiện một hệ thống pháp lý về chứng thực, trên cơ sở đó đưa ra các giải
pháp quản lý hoạt động chứng thực phù hợp với thực tiễn biến động của hoạt
động chứng thực một cách hiệu quả.
Ba Đình là một trong 12 quận nội thành của thành phố Hà Nội và là
một trong 4 quận trung tâm của thủ đô, quận Ba Đình có 14 phường trên địa
bàn. Đây là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng của Việt Nam nói chung
và Hà Nội nói riêng, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước nên
trên địa bàn quận các giao dịch của cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các
quan hệ kinh tế, dân sự diễn ra tương đối nhiều và đa dạng. Điều này cũng có
nghĩa là phát sinh nhu cầu chứng thực các văn bản, giấy tờ, chứng thực hợp

đồng, giao dịch rất lớn.


Với nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của hoạt động chứng thực trong
việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đáp ứng được yêu cầu của Đảng, Nhà
nước trong cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tôi chọn đề tài “ Chứng
thực của UBND phường - từ thực tiễn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội ” làm
đề tài luận văn Thạc sĩ Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động chứng thực, đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về chứng thực nói chung và quản lý Nhà nước về
chứng thực nói riêng. Cho đến nay đã có những bài viết, bình luận, luận văn
về hoạt động chứng thực được công bố như sau: “Nghị định 79/2007/NĐ-CP
- Một bước tiến trong cải cách hoạt động chứng thực nước ta”, Tạp chí Tổ

chức Nhà nước,( 2010 ); Luận văn Tiến sỹ: Chu Thị Tuyết Lan (2012),
“Quản lý nhà nước về chứng thực, thực trạng và phương hướng đổi mới”;
Luận văn Thạc sỹ Đặng Văn Trường (2010), “Quản lý nhà nước về công
chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra”; Tạp chí Quản
lý Nhà nước, 2010, số 168 Ngô Sỹ Trung (2010); Luận văn thạc sĩ: “ Chứng
thực của Ủy ban nhân dân phường từ thực tiễn quận Đống Đa, thành phố Hà
Nội ” của tác giả Phùng Phương Anh năm (2013); Luận văn thạc sĩ: “Quản lý
nhà nước về chứng thực từ thực tiễn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” của
tác giả Văn Diệu Kiều Oanh năm (2014); Nguyễn Thùy Dung (2014), “Quản
lý Nhà nước về chứng thực- qua thực tiễn thành phế Hà Nội”, Những vấn đề
lý luận và thực tiễn trong việc xác định phạm vi, nội dung hành vi công
chứng, chứng thực và giá trị pháp lý của văn bản công chứng, chứng thực ở
nước ta hiện nay; Luận văn thạc sĩ: “Quản lý nhà nước về chứng thực từ thực
tiễn thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương năm (2015);

Luận văn thạc sĩ: “Quản lý nhà nước về chứng thực ở cấp xã, huyện Gia
Lâm, thành phố Hà Nội” của tác giả Vũ Thị Trang, năm (2015); Bộ Tư pháp,
“Đặc san tuyên truyền pháp luật số 02/2015 – Chủ đề pháp luật về chứng
thực” của


tác giả Nguyễn Thu Hương năm (2015)…
Ngoài ra, còn một số bài nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Dân chủ và
pháp luật, Tạp chí tổ chức Nhà nước,... Các công trình nghiên cứu, luận văn,
bài viết trên đã đưa ra một cách đầy đủ nhất về cơ sở lý luận về hoạt động
chứng thực cũng như hoạt động quản lý nhà nước về chứng thực ở Việt Nam.
Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu, luận văn, bài viết nào công bố về
chứng thực của UBND phường – từ thực tiễn quận Ba Đình, thành phố Hà
Nội. Đặc biệt là chưa có luận văn nào viết về chứng thực của UBND phường
theo quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Với đề tài “Chứng thực của
UBND phường- từ thực tiễn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội” được coi là
công trình đầu tiên nghiên cứu về chứng thực của UBND phường trong bối
cảnh mới. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, đề tài đưa ra những giải pháp về
chứng thực của UBND phường phù hợp với yêu cầu của thực tiễn Việt Nam
nói chung và quận Ba Đình nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chứng thực
của UBND phường nói chung và trên địa bàn quận Ba Đình nói riêng. Từ đó
luận văn đưa ra được những thành tựu, hạn chế và đề xuất giải pháp khắc
phục những tồn tại, hạn chế về chứng thực của UBND phường.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn đã xác định một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và quy định pháp luật về chứng thực của

UBND phường.
- Phân tích đánh giá được thực trạng hoạt động chứng thực của Ủy ban

nhân phường từ thực tiễn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và việc thực thi

pháp luật về chứng thực của UBND phường.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu tổng quát các văn bản quy phạm pháp luật về chứng
thực, nghiên cứu thực tiễn hoạt động của chứng thực, qua đó đi sâu nghiên cứu
về hoạt động chứng thực của UBND phường – từ thực tiễn quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề về chứng thực
thuộc thẩm quyền của UBND phường từ năm 2016 đến 2018;
Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn hoạt động chứng thực của
UBND phường trên địa bàn quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Luận văn nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư

tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, các quan điểm, đường lối, chủ
trương của Đảng về tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật, về cải cách

hành chính, cải cách tư pháp đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như Phương pháp

thống kê, phân tích, chứng minh, tổng hợp, so sánh nhằm nêu bật tình hình
chứng thực, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp. Trong đó phương pháp phân tích
được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung của Luận văn để giải quyết
những vấn đề mang tính lý luận như khái niệm, đặc điểm của hoạt động
chứng thực, quản lý Nhà nước về chứng thực, đánh giá thực trạng của pháp
luật về chứng thực và quản lý Nhà nước về chứng thực. Phương pháp chứng
minh, thống kê được sử dụng thông qua việc đưa ra các thông tin, số liệu và
các ví dụ thực tế có tính chất điển hình để minh chứng cho nhận định, đánh


giá của tác giả. Phương pháp so sánh cũng được sử dụng ở cả phần lý luận khi
dẫn chiếu các quy định của hệ thống pháp luật và thực trạng pháp luật khi đối
chiếu với các quy định của pháp luật về cùng vấn đề ở các văn bản quy định
về chứng thực hoặc thực tiễn áp dụng thi hành hoạt động chứng thực.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Về phương diện lý luận: Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ

thống các quy định về chứng thực của UBND phường và thực tiễn áp dụng
các quy định đó trên địa bàn quận Ba Đình. Khi được hoàn thiện, luận văn sẽ
góp phần thiết thực vào việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về chứng thực, góp
phần vào việc cải cách tư pháp, cải cách hành chính.
- Về phương diện thực tiễn: Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt

động chứng thực tại các phường thuộc quận Ba Đình, luận văn sẽ cho thấy
những thuận lợi và khó khăn trong quản lý hoạt động chứng thực tại các

phường trên địa bàn quận Ba Đình. Đồng thời, đề xuất những giải pháp cơ
bản nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động chứng thực của UBND phường;
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho học tập,
nghiên cứu và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực chứng thực.
7. Kết cấu của Luận văn gồm

Ngoài phần mục lục, mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm 3 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung và quy định pháp luật về chứng
thực của ủy ban nhân dân cấp phường
Chương 2: Thực trạng hoạt động chứng thực của ủy ban nhân dân cấp
phường từ thực tiễn quận Ba Đình, Hà Nội
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và việc
thực thi pháp luật về chứng thực của ủy ban nhân dân cấp phường


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỀ CHỨNG THỰC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò chứng thực của UBND phường
1.1.1 Khái niệm chứng thực
1.1.1.1. Khái niệm chung về chứng thực

Dưới góc độ ngôn ngữ, theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ,
Nxb Đà Nẵng năm 1997 có một số định nghĩa có liên quan đến chứng thực,
sao: “Sao chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng bản gốc (thường nói về
giấy tờ hành chính). Sao đúng nguyên văn một tài liệu. Sao y bản chính. Bản
sao” [59,tr 817]. Còn về xác nhận được giải thích : “Xác nhận thừa nhận
đúng sự thật chữ kí, xác nhận lời khai” [59, tr 1101]. Về chứng thực được
định nghĩa “Nhận cho để làm bằng là đúng sự thật. Chứng thực lời khai. Xác

nhận là đúng. Thực tiễn đã chứng thực điều đó”.
Từ góc độ pháp lý, khái niệm “chứng thực” được hiểu theo nhiều khía
cạnh khác nhau theo từng thời kỳ. Cụ thể sau khi cách mạng tháng 8 thành
công Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số
59/SL ngày 15/11/1945 ấn định thể lệ việc thị thực các giấy tờ sử dụng thuật
ngữ “thị thực”: Các Ủy ban có quyền thị thực tất cả các giấy má trong địa
phương mình, bất kỳ người đương sự làm giấy má ấy thuộc về quốc tịch nào.
Nghị định số 31/1996/NĐ-CP ngày 18/05/1996 về tổ chức và hoạt động công
chứng giao cho Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh chứng thực
các việc do pháp luật quy định và chứng thực bản sao giấy tờ từ bản chính.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực việc từ chối nhận di sản,
chứng thực di chúc và các việc khác do pháp luật quy định, cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền cấp bản chính giấy tờ như giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết
hôn, văn bằng chứng chỉ và các giấy tờ khác có quyền cấp bản sao các giấy tờ
đó cho đương sự. Nghị định số 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực là


văn bản đầu tiên đưa ra khái niệm “chứng thực” là gì. “Chứng thực là việc Ủy
ban nhân dân cấp quận, huyện, phường, xã xác nhận sao y giấy tờ, hợp đồng,
giao dịch và chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện
các giao dịch của họ theo quy định của Nghị định này”. Thể chế hóa chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về cải cách hành chính và cải
cách tư pháp ngày 18/05/2007 Chính phủ ban hành Nghị định số
79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính,
chứng thực chữ ký đã đưa ra khái niệm về chứng thực bản sao, chứng thực
chữ ký. Cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc,
căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc phải có nội dung đúng
với nội dung ghi trong sổ gốc, Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ
quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này căn
cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính; Chứng thực

chữ ký là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 của
Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người
đã yêu cầu chứng thực.
Hiện nay, hoạt động chứng thực được điều chỉnh bởi Nghị định số
23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015. Theo đó, khái niệm chứng thực được giải
thích bằng những từ ngữ dưới đây: 1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ
quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao
từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. 2.
“Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao
là đung với bản chính. 3. "Chứng thực chữ ký" là việc cơ quan, tổ chức co
thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ,
văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực. 4. “Chứng thực hợp đồng,
giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này
chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành


vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia
hợp đồng, giao dịch. Như vậy, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP không đưa ra
khái niệm “chứng thực” cụ thể mà chỉ đưa ra các giải thích cho các hoạt động
chứng thực. Trên cơ sở cách giải thích trên có thể hiểu khái niệm chứng thực
như sau Chứng thực là việc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật xác nhận tính chính xác, tính có thực của các giấy tờ, văn bản
được chứng thực so với bản chính và sổ gốc; xác nhận tính chính xác, tính có
thực chữ ký của cá nhân; xác nhận tính chính xác, có thực về thời gian, địa
điểm giao kết hợp đồng, giao dịch, năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện,
chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
1.1.1.2. Khái niệm chứng thực của Ủy ban nhân dân phường

Điều 114 Hiến pháp năm 2013 quy định Uỷ ban nhân dân ở cấp chính

quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành
của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách
nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.Uỷ
ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ
chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ
do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Trong quá trình thực hiện chức năng quản
lý nhà nước của mình, Ủy ban nhân dân còn thực hiện chức năng cung cấp
các dịch vụ công, trong đó bao gồm cả việc chứng thực theo yêu cầu của cá
nhân, tổ chức. Từ nhận thức trên ta có thể đưa ra khái niệm chứng thực của
Ủy ban nhân dân phường như sau Chứng thực của Ủy ban nhân dân phường
là hoạt động mang tính hành chính nhà nước, do ủy ban nhân dân phường
thực hiện việc cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực bản sao từ bản chính các
giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng
nhận; chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản (trừ việc chứng thực chữ ký là
người dịch) là chữ ký của người yêu cầu chứng thực; xác nhận thời gian, địa
điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện,


chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch là có thật
tại thời điểm giao kết.
1.1.2. Đặc điểm của chứng thực:

Từ khái niệm về chứng thực nêu trên, có thể rút ra các đặc điểm của
chứng thực như sau:
Thứ nhất, hoạt động chứng thực mang tính chất hành chính do cơ quan
nhà nước, tổ chức được Nhà nước trao quyền thực hiện. Theo Nghị định số
23/2015/NĐ-CP thì hoạt động chứng thực phải do các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thực hiện là Phòng Tư pháp quận, UBND phường, các cơ quan đại
diện của Việt Nam, các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Ngoài các cơ
quan này, không có các cơ quan khác được phép thực hiện việc chứng thực.

Thứ hai, hoạt động chứng thực nhằm xác nhận giá trị pháp lý của văn
bản được chứng thực. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho
bản chính trong các giao dịch. Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá
trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các
giao dịch; Chữ ký được chứng thực theo quy định của pháp luật có giá trị
chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định
trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản; Hợp đồng, giao
dịch được chứng thực theo quy định của pháp luật có giá trị chứng cứ chứng
minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực
hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham
gia hợp đồng, giao dịch.
Thứ ba, cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền chứng thực phải
chịu trách nhiệm bảo đảm trung thực, chính xác, khách quan khi thực hiện
chứng thực.
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực phải thực hiện thủ tục
chứng thực văn bản, giấy tờ theo đúng trình tự quy định của pháp luật, nếu có
sai phạm khi chứng thực sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, tùy theo


mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, bồi thường theo quy định của pháp
luật về xử lý vi phạm hành chính.
Chứng thực của UBND phường là hoạt động chứng thực được thực
hiện bởi UBND phường – cơ quan hành chính tại địa phương theo thẩm
quyền được pháp luật quy định. Do đó, chứng thực của UBND phường mang
đầy đủ đặc điểm của hoạt động chứng thực noi chung nêu trên.
1.1.3. Vai trò chứng thực của UBND phường
1.1.3.1. Bao đảm cho cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền được pháp

luật quy đinh.
Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam ghi nhận những quyền cơ bản của

công dân, đó là quyền có nơi ở hợp pháp; quyền tự do đi lại và cư trú; quyền
tham gia quản lý nhà nước; quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp; quyền thừa
kế; quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm;
quyền làm việc; quyền kết hôn, ly hôn; quyền học tập, quyền được nghiên cứu
khoa học... Tuy nhiên, để thực hiện được những quyền này, con người cần
thực hiện các thủ tục nhất định. Pháp luật chứng thực chính là phương tiện để
con người thực hiện các quyền này. Chứng thực của UBND phường bảo đảm
cho cá nhân, tổ chức thực hiện các quyền được pháp luật quy định, thể hiện:
- Hoạt động chứng thực của UBND phường cung cấp dịch vụ trực tiếp

để các chủ thể thực hiện quyền được pháp luật quy định thông qua việc chứng
thực hợp đồng, giao dịch. Việc chứng thực hợp đồng, giao dịch đã khiến cho
hợp đồng, giao dịch đó trở nên có hiệu lực pháp luật được pháp luật thừa
nhận. Vì vậy, sau khi hợp đồng, giao dịch được chứng thực hợp lệ, các chủ thể
phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình phát sinh từ hợp đồng, giao dịch
đó.
- Hoạt động chứng thực của UBND phường cung cấp dịch vụ gián tiếp

để các chủ thể thực hiện quyền của mình đó là các hoạt động chứng thực bản
sao, chữ ký.... Thông qua việc chứng thực, các chủ thể có thể tiếp tục tiến


hành thực hiện các thủ tục hành chính tiếp theo để thực hiện quyền của mình
như: sử dụng giấy tờ được chứng thực để xin học, xin việc, chuyển giao
quyền sở hữu tài sản... Chứng thực của UBND phường đã đảm bảo được
quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức trong các quan hệ, giao dịch;
đảm bảo được sự công bằng trật tự trong xã hội.
1.1.3.2. Là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của công dân, phòng ngừa tranh chấp, tạo ra sự ổn định trong quan hệ dân

sự, tài sản.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các giao dịch dân sự,
kinh tế, thương mại ngày càng gia tăng, đồng nghĩa với khả năng phát sinh
tranh chấp trong các giao dịch cũng gia tăng. Để phòng ngừa và đảm bảo an
toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại mà đương sự tham
gia, họ cần đến các văn bản được xác nhận tính chính xác bởi cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền (hoạt động công chứng, chứng thực) hơn là các văn bản
không được xác tính tính pháp lý hoặc chỉ là trao đổi bằng miệng. Có thể nói,
văn bản công chứng, chứng thực là một công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân, phòng ngừa tranh chấp, tạo ra sự ổn định trong
quan hệ dân sự, tài sản. Mặt khác, văn bản công chứng, chứng thực còn tạo ra
một chứng cứ xác thực, kịp thời không ai có thể chối cãi, trừ trường hợp bị
Tòa án tuyên bố vô hiệu.
1.1.3.3. Tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện các

thủ tục hành chính, góp
phân

phát triển kinh tế - xã hội ở
đia

phương

Văn bản được chứng thực có giá trị pháp lý, tạo thuận lợi cho cá nhân,
tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính, các giao dịch dân sự, kinh tế,
thương mại… Vì khi cá nhân, tổ chức xuất trình văn bản chứng thực thì các cá
nhân, tổ chức khác không có quyền được yêu cầu xuất trình bản chính để đối
chiếu hoặc phủ nhận tính xác thực của văn bản. Các văn bản được chứng thực
là chứng cứ tin cậy cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền (Tòa án, Viện



kiểm sát, cơ quan Điều tra…) khi xảy ra tranh chấp, điều này cũng giúp cá
nhân, tổ chức giảm được chi phí phát sinh trong việc chứng minh tính hợp
pháp của văn bản. Mặt khác, việc cá nhân, tổ chức sử dụng các dịch vụ chứng
thực sẽ tăng thêm nguồn thu cho Ngân sách nhà nước do nhà nước thu được
lệ phí chứng thực. Đây cũng chính là tiền đề cho sự phát triển các giao dịch
dân sự, kinh tế, thương mại… Đồng thời, khuyến khích các cá nhân, tổ chức
tham gia các giao dịch, hợp đồng, các thủ tục hành chínhtheo đúng quy định
của pháp luật qua đó thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của địa phương cũng như
của đất nước phát triển, tăng cường hội nhập quốc tế.
1.1.3.4. Góp

thúc đẩy cai cach
han

h chính, xây dựng nền hành

phân chính phục vụ
Theo quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì bản sao được
chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối
chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác. Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng
thực đã ký chữ ký đo, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội
dung của giấy tờ, văn bản. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị
chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao
dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của
các bên tham gia hợp đồng, giao dịch. Việc sử dụng bản sao có chứng thực đã
gop phần giảm chi phí đi lại, giảm rủi ro thất lạc bản chính giấy tờ, văn bản
của người dân, giảm những thủ tục có liên quan đến các loại giấy tờ cần thiết.
Có thể nói, hoạt động chứng thực chứng thực nói chung, chứng thực của

UBND phường nói riêng không chỉ mang tính chất dịch vụ công, phục vụ lợi
ích thiết thực của nhân dân, mà còn góp phần thúc đẩy cải cách hành chính,
xây dựng nền hành chính phục vụ, hiện đại.
1.2. Phân biệt hoạt động chứng thực với hoạt động công chứng.

Theo quy định của pháp luật, có một số trường hợp các giao dịch cần
được chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của văn bản, hợp đồng, tức là phải


thực hiện hoạt động công chứng, chứng thực. Và đã có không ít người thường
nhầm lẫn công chứng, chứng thực là một, tuy nhiên hai khái niệm này lại
khác nhau về bản chất và giá trị pháp lý, vì vậy nhận thấy việc phân biệt thế
nào là công chứng và chứng thực là một vấn đề vô cùng cần thiết để đảm bảo
việc sử dụng dịch vụ đúng, phù hợp cho từng nhu cầu. Cụ thể sự khác nhau
giữa công chứng và chứng thực như sau:
Thứ nhất, về khái niệm:
Theo Luật công chứng năm 2014 thì “công chứng” là việc công chứng
viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp
pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp
pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt
sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy
định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu
công chứng.
Căn cứ vào quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP và xét về bản chất
của hoạt động chứng thực có thể hiểu “Chứng thực là việc các cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật xác nhận tính chính xác, tính
có thực của các giấy tờ, văn bản được chứng thực so với bản chính và sổ gốc;
xác nhận tính chính xác, tính có thực chữ ký của cá nhân; xác nhận tính chính
xác, có thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch, năng lực
hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham

gia hợp đồng, giao dịch”.
Như vậy, bản chất của hoạt động công chứng là bảo đảm nội dung của,
giao dịch hợp đồng, hay bản dịch. Công chứng viên chịu trách nhiệm về tính
xác thực, hợp pháp qua đó giảm thiểu rủi ro. Còn bản chất của hoạt động
chứng thực là chứng nhận sự việc, không đề cập đến nội dung, chú trọng về
mặt hình thức. “Công chứng” là hoạt động chứng nhận tính xác thực, còn
chứng thực là hoạt động xác nhận. Có thể hiểu là hành vi xác nhận có tính


chất đơn giản hơn, ít phức tạp hơn hành vi chứng nhận. Nếu để thực hiện
hành vi công chứng, công chứng viên phải thực hiện một chuỗi các thao tác
như: xác định tư cách chủ thể của các bên trong hợp đồng, giao dịch; xác định
đúng đối tượng của hợp đồng, giao dịch; giúp các bên trong hợp đồng, giao
dịch thể hiện ý chí của mình một cách rõ ràng, chính xác, đúng pháp luật;
chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch…; nhưng để
thực hiện hành vi chứng thực, người thực hiện chứng thực chỉ đơn thuần tiếp
nhận, kiểm tra, đối chiếu… giấy tờ. Vì vậy, đối tượng của hành vi chứng thực
chủ yếu là các giấy tờ (ví dụ: chứng thực bản sao các giấy tờ, văn bằng, chứng
chỉ…); người thực hiện chứng thực chỉ chứng nhận hành vi pháp lý xảy ra mà
không chịu trách nhiệm về nội dung của hành vi đó.
Thứ hai,về đối tượng:
Đối tượng của công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch do pháp
luật quy định phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công
chứng.
Đối tượng của chứng thực là những văn bản không thuộc danh sách
những những văn bản bị cấm tại Điều 22 của Nghị định số 23/2015/NĐCP đều có thể chứng thực sao y bản chính. Đối với việc chứng thực chứng
minh thư nhân dân (căn cước công dân), chữ ký, hộ chiếu có chữ ký xuất trình
phải là thật, văn bản không thưộc loại văn bản bị cấm (Khoản 4, Điều 22 và
Khoản 4, Điều 25).
Thứ ba, về thẩm quyền thực hiện:

Thẩm quyền công chứng do cơ quan bổ trợ tư pháp thực hiện (gồm
Phòng công chứng, văn phòng công chứng). Phòng công chứng do UBND
thành phố quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư
pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Văn phòng công chứng (do 02
công chứng viên hợp danh trở lên thành lập theo loại hình tổ chức của công ty
hợp danh, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về


tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn
thu hợp pháp khác.
Thẩm quyền chứng thực là cơ quan hành chính nhà nước UBND xã,
phường, thị trấn; Phòng tư pháp của quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh; Cơ
quan đại diện ngoại giao, lãnh sự quán và cơ quan khác được ủy quyền thực
hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền và trách
nhiệm chứng thực.
Thứ tư, về giá trị pháp lý:
Giá trị pháp lý của văn bản công chứng Theo quy định tại Điều 5 Luật
Công chứng 2014 thì:Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công
chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Hợp đồng,
giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan;
trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên
kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ
trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. Hợp
đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện
trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ
trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Bản dịch được công chứng có giá
trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Như vậy, văn bản công chứng có giá trị chứng cứ và thi hành
Giá trị pháp lý của văn bản chứng thực: Theo quy định tại Điều 3 Nghị
định số 23/2015/NĐ-CP thì Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng

thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này
có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong
các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chữ ký được chứng
thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu
chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký


về nội dung của giấy tờ, văn bản. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo
quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa
điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự
nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Như vậy, bản sao có giá trị thay thế (cho bản gốc); chữ ký và hợp đồng
có giá trị chứng minh.
Từ sự phân tích ở trên có thể thấy hoạt động công chứng và hoạt động
chứng thực là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau về chủ thể thực hiện, về đối
tượng, về bản chất, giá trị pháp lý. Nắm và hiểu rõ sự khác nhau này để có sự
lựa chọn dịch vụ cho phù hợp với nhu cầu của mỗi người.
1.3. Cơ sở pháp lý của hoạt động chứng thực của UBND phường
1.3.1. Quá trình hình thành phát triển hoạt động chứng thực ở Việt Nam
1.3.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1986

Sắc lệnh số 59/SL ngày 15-11-1945 đã quy định về việc ấn định thể lệ thị
thực các giấy tờ, trong đó xác định thẩm quyền thị thực, phạm vi thẩm quyền
địa hạt, trách nhiệm của người thị thực và lệ phí thị thực. Theo đó, sắc lệnh 59
quy định thẩm quyền thị thực các giấy tờ thuộc về các Ủy ban. Chủ tịch Ủy
ban nhân dân sẽ phụ trách việc thị thực này và phải đề cử một hay hai ủy viên
để thay mặt mình khi vắng mặt hoặc khi chính mình là người đương sự có
giấy cần đem thị thực hoặc khi người đương sự đối với mình có thân thuộc về
trực hệ như cha, mẹ, ông, bà... Như vậy, có thể thấy Sắc lệnh số 59/SL chỉ là

một thủ tục hành chính, chủ yếu xác nhận ngày tháng năm, chữ ký và địa chỉ
thường trú của đương sự.
Sắc lệnh số 85/SL được ký ngày 29/02/1952 đã quy định thể lệ trước bạ
về việc mua, bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất. Theo Sắc lệnh này, thẩm quyền
thị thực các giấy tờ liên quan đến chuyển dịch bất động sản, đất đai giao cho
Uỷ ban kháng chiến hành chính các cấp thực hiện.


Ở miền Nam, các việc công chứng, thị thực được giao phân tán cho nhiều
cơ quan khác nhau thực hiện như Uỷ ban nhân dân cấp phường xã, UBNN
cấp quận huyện, toà án, công an, cơ quan địa chính, cơ quan nhà đất.
Ở miền Bắc, việc công chứng, thị thực được giao phân tán cho nhiều cơ
quan khác nhau thực hiện như Uỷ ban nhân dân cấp phường, xã; Uỷ ban nhân
dân cấp quận, huyện, toà án, công an, cơ quan địa chính, cơ quan nhà đất.
1.3.1.2. Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1999

Việc ban hành Thông tư số 574/QLTPK hướng dẫn thực hiện các việc
công chứng Nhà nước ngày 10/10/1987 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp đánh dấu
là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên về tổ chức được ban hành để khai sinh
ra những Phòng Công chứng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Theo đó, giao
cho Ủy ban nhân dân cấp quận, cấp phường được thực hiện những việc làm
công chứng sau: Chứng thực chữ ký; chứng nhận bản sao giấy tờ, tài liệu;
chứng nhận giấy ủy quyền; chứng nhận các hợp đồng về chuyển dịch tài sản
và các hợp đồng có ý nghĩa khác; chứng nhận di chúc và văn bản thuận phân
chia tài sản thừa kế.
Ngày 15/10/1987 Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số
858/QLTPK về hướng dẫn thực hiện các việc làm công chứng. Thông tư này
quy định trình tự, thủ tục các việc làm công chứng như: chứng thực chữ ký,
chứng nhận bản sao giấy tờ, tài liệu, chứng nhận giấy ủy quyền... Thông tư
này đã có quy định khá cụ thể, chi tiết về việc chứng thực chữ ký và chứng

thực bản sao từ bản chính (mặc dù chưa sử dụng khái niệm về chứng thực
hoặc sử dụng lẫn lộn cả thuật ngữ công chứng với chứng thực).
Tiếp theo đó là việc ban hành Nghị định số 45/HĐBT về tổ chức và
hoạt động công chứng Nhà nước ngày 27-02-1991 của Hội đồng Bộ trưởng
đã. Đây là văn bản đầu tiên ở tầm Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động
công chứng nhà nước. Nghị định số 45/HĐBT đã quy định những vấn đề rất
cơ bản như Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức của Phòng công chứng; Nhân sự;


điều kiện của công chứng viên, trình tự,thủ tục thực hiện các việc công chứng.
Ngoài ra, Nghị định còn quy định việc công chứng của các Ủy ban quận (nơi
chưa có Phòng công chứng nhà nước) thực hiện các việc như: Chứng nhận
hợp đồng dân sự, chứng nhận giấy ủy quyền, chứng nhận di chúc, chứng nhận
bản sao giấy tờ, tài liệu tiếng Việt.
Ngày 20/4/1991, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số
276/TT-CC hướng dẫn về tổ chức và quản lý công chứng nhà nước; Thông tư
số 120/TT-CC ngày 26/2/1992 hướng dẫn việc chứng nhận trị giá tài sản bằng
hiện vật thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần;
Thông tư số 84/TT-LB ngày 18/12/1992 của liên Bộ Tài chính – Tư pháp quy
định chế độ thu lệ phí công chứng.
Ngày 18/5/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/CP (thay thế
cho Nghị định 45/HĐBT ngày 27/02/1991) về tổ chức và hoạt động công
chứng nhà nước. So với Nghị định số 45/HĐBT, thì Nghị định này có một số
điểm mới rất đáng chú ý như xác định rõ nội hàm của việc công chứng, mục
đích của hoạt động công chứng và giá trị của văn bản công chứng. Nghị định
cũng đã sử dụng thuật ngữ chứng thực trong việc chứng thực bản sao các giấy
tờ, văn bản. Theo đó, cả Phòng Công chứng và Ủy ban nhân dân quận đều có
thẩm quyền chứng thực bản sao giấy tờ từ bản chính; Ủy ban nhân dân
phường có thẩm quyền chứng thực việc từ chối nhận di sản, chứng thực di
chúc và các việc khác do pháp luật quy định.

1.3.1.3. Giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007

Ngày 08/12/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2000/NĐCP về công chứng, chứng thực. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên đã phân biệt
giữa công chứng và chứng thực. Nghị định số 75/2000/NĐ-CP đã quy định cụ
thể về công chứng, chứng thực; phạm vi công chứng, chứng thực, quyền,
nghĩa vụ của người thực hiện công chứng, chứng thực, người yêu cầu công


×