Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Ảnh hưởng biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động XNK ở việt nam , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-------------------

DƢƠNG THÙY VÂN

ẢNH HƢỞNG BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XNK Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. TRƢƠNG QUANG THÔNG

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2012


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô
và bạn bè. Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy: PGS. TS. Trương Quang
Thông, người đã rất tận tình góp ý, cung cấp nhiều tài liệu tham khảo, động viên tôi
trong suốt quá trình hướng dẫn tôi làm luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô trường Đại học Kinh Tế Thành phố
Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ cho tôi trong suốt ba năm học tập tại
trường vừa qua.
Cuối cùng, cho tôi cũng gởi lời cám ơn đến những người thân trong gia đình đã
dành những điều kiện tốt nhất giúp tôi có thể hoàn thành luận văn này.


Do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong được sự thông cảm và ý kiến đóng góp từ Quý Thầy, Cô và các bạn quan
tâm đến lĩnh vực này.
Tác giả
Dương Thùy Vân


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Ảnh hƣởng biến động tỷ giá hối đoái
đến hoạt động XNK ở Việt Nam” là kết quả của quá trình tìm hiểu, thu thập,
nghiên cứu, phân tích độc lập và nghiêm túc.
Toàn bộ các số liệu, thông tin trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, có
cập nhật và kế thừa từ các tài liệu, báo cáo, các trang web, các công trình nghiên
cứu đã được công bố.

Ngày 14 tháng 9 năm 2012
Tác giả

Dương Thùy Vân


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ XUẤT NHẬP

KHẨU ................................................................................................................. 1
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI................................................. 1
1.1.1 Các khái niệm về tỷ giá hối đoái. .............................................................. 1
1.1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái .................................................................... 1
1.1.1.2 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa................................................................... 1
1.1.1.3 Tỷ giá hối đoái thực. ............................................................................ 3
1.1.2 Các chế độ điều hành tỷ giá hối đoái ........................................................ 6
1.1.2.1 Chế độ tỷ giá hối đoái cố định ............................................................. 6
1.1.2.2 Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do ..................................................... 8
1.1.2.3 Chế độ tỷ giá hỗn hợp giữa cố định và thả nổi (Chế độ tỷ giá thả nổi có
điều tiết) ............................................................................................................... 9
1.2 XUẤT NHẬP KHẨU VÀ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XUẤT NHẬP
KHẨU .................................................................................................................. 12
1.2.1 Lý thuyết về xuất khẩu ............................................................................. 12
1.2.1.1 Tầm quan trọng và nhiệm vụ của xuất khẩu ........................................ 12
1.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu ...................................... 13
1.2.3 Lý thuyết về nhập khẩu. ............................................................................ 16
1.2.3.1 Tầm quan trọng và nhiệm vụ của nhập khẩu ....................................... 16
1.2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nhập khẩu ...................................... 17
1.3 ẢNH HƢỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUÂT
NHẬP KHẨU .................................................................................................... 18


1.3.1 Nhập khẩu, xuất khẩu và tỷ giá hối đoái................................................... 18
1.3.1.1 Sự hình thành đường cung tiền tệ ....................................................... 18
1.3.1.2 Sự hình thành đường cầu tiền tệ ......................................................... 19
1.3.2 Hiệu ứng của phá giá lên hoạt động xuất nhập khẩu ................................ 20
1.3.3 .Hệ số co giãn xuất nhập khẩu và điều kiện MARSHALL-LERNER ....... 22

1.3.4 Một số mô hình hồi quy liên quan đến tỷ giá, xuất nhập khẩu và lạm phát
................................................................................................................ 24
1.3.4.1 Mô hình hồi quy tỷ giá theo chênh lệch lạm phát ................................ 24
1.3.4.2 Mô hình mối liên hệ giữa % thay đổi trong xuất khẩu và % thay đổi
trong giá trị đồng tiền ...................................................................... 24
1.3.4.3 Mô hình tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu chịu sự tác động của tỷ giá thực
............................................................................................................................. 24
1.3.4.4 Mô hình xuất nhập khẩu chịu sự tác động của tỷ giá .......................... 25
1.4 KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở MỘT SỐ NƢỚC
TRÊN THẾ GIỚI ............................................................................................... 25
1.4.1 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc ............................. 25
1.4.2 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá hối đoái ở Nhật Bản ................................. 29
1.4.3 Kinh nghiệm điều hành tỷ giá hối đoái ở Argentina ................................ 32
1.4.4 Những bài học kinh nghiệm ở Việt Nam .................................................. 34
Kết luận chƣơng 1 ............................................................................................. 37
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI

ĐOÁI ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM THỜI
TRONG THỜI GIAN QUA ............................................................................ 38
2.1 THỰC TRẠNG BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ HOẠT ĐỘNG
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM ...................................................... 38
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam ................................................................. 38
2.1.2 Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam ................................................. 39
2.1.3 Ảnh hưởng của xuất nhập khẩu đến tăng trưởng kinh tế .......................... 40
2.1.4 Ảnh hưởng biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu ........ 41


2.2 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT
NAM ............................................................................................................. 42
2.2.1 Từ 1999- 2006 (Giai đoạn sau khủng khoảng tài chính châu Á, chuẩn bị gia

nhập WTO) ............................................................................................. 42
2.2.1.1 Thực trạng điều hành ......................................................................... 42
2.2.1.2 Những thành quả đạt được ................................................................. 43
2.2.1.3 Những tồn tại của chính sách tỷ giá hối đoái ...................................... 44
2.2.1.4 Nguyên nhân của những tồn tại .......................................................... 44
2.2.2 Từ 2006 đến 2011 .................................................................................... 45
2.2.2.1 Thực trạng điều hành ......................................................................... 45
2.2.2.2 Những thành quả đạt được ................................................................. 46
2.2.2.3 Những tồn tại của chính sách tỷ giá hối đoái ...................................... 47
2.2.2.4 Nguyên nhân của những tồn tại .......................................................... 49
2.3 ĐO LƢỜNG ẢNH HƢỞNG BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN
HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM......................................... 50
2.3.1 Tính tỷ giá thực song phương của một số đồng tiền so với USD ............. 51
2.3.2 Tính tỷ giá thực đa phương (REER) ........................................................ 55
2.3.3 Phân tích và đánh giá kết quả tính REER ................................................ 58
2.3.3.1 Khi chọn kỳ gốc là năm 1999 ............................................................. 58
2.3.3.2 Khi chọn kỳ gốc là năm 2000 ............................................................. 61
2.3.3.3 Phân tích và đánh giá kết quả tính REER ........................................... 62
2.2.4 Mô hình hồi quy xuất nhập khẩu theo tỷ giá ............................................ 63
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................. 70
CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỂ NÂNG
CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM .......................... 71
3.1. ĐỊNH HƢỚNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI
GIAN TỚI .......................................................................................................... 71
3.2 GỢI Ý MỘT SỐ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM
NHẲM KHUYẾN KHÍCH VÀ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU . 74


3.2.1 Chính sách tỷ giá đáp ứng ngang giá sức mua so với rổ tiền tệ ................. 74
3.2.1.1 Neo tiền Viêt Nam đồng vào một rổ ngoại tệ ....................................... 74

3.2.1.2 Sử dụng REER như là dụng cụ để đo lường mức độ định giá của tỷ giá
hiện tại ................................................................................................................ 75
3.2.1.3 Bề rộng của dải băng tỷ giá ............................................................... 76
3.2.2 Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái tăng trong thời gian sắp tới nhằm mục
tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá đồng thời cung cấp môi trường ổn
định cho phát triển kinh tế ................................................................................... 77
3.3 GỢI Ý MỘT SỐ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM
NHẲM KHUYẾN KHÍCH VÀ NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 78
3.3.1 Chính sách tỷ giá hối đoái theo hướng không tiến hành phá giá mạnh đồng
nội tệ . .................................................................................................................. 78
3.3.2 Giảm bớt vai trò của tỷ giá hối đoái trong việc duy trì khả năng cạnh tranh
của hàng hóa ........................................................................................................ 80
3.4 TIẾP TỤC LỰA CHỌN CƠ CHẾ TỶ GIÁ HÔI ĐOÁI THẢ NỔI CÓ
KIỂM SOÁT NHƢNG TĂNG DẦN TÍNH THẢ NỔI ĐỂ HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM ..................................... 81
3.4.1 Những lý do cho việc kiểm soát tỷ giá .................................................... 81
3.4.2 Sự cần thiết của việc kết hợp giữa thả nổi và quản lý tỷ giá ở Việt Nam
giai đoạn hiện nay .................................................................................. 82
3.4.3 Thả nổi tỷ giá hơn nữa ............................................................................ 83
3.4.4 Hoàn thiện cơ chế quản lý và thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển ngay
từ bây giờ, Việt Nam phải vạch ra kế hoạch cho sự hình thành một trung tâm tài
chính vững mạnh và quy mô hàng đầu ở Đông Nam Á ........................................ 88
Kết luận chƣơng 3 ............................................................................................... 92
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


 ADB: (Asian Development Bank): Ngân hàng phát triển Châu Á
 APEC: (Asia-Pacific Economic Cooperation): Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á – Thái Bình Dương
 ASEAN: (Association of Southeast Asia Nations): Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
 AUD: (Australian dollar): Đồng đô la Úc
 THB: (Thailand Baht): Đồng bạt Thái
 BOJ: (Bank of Japan): Ngân hàng trung ương Nhật Bản
 BQLNH: Bình quân liên ngân hàng
 CCTM: Cán cân thương mại
 CCTT: Cán cân thanh toán
 CNY: (Chinese Yuan): Đồng nhân dân tệ
 CPI: (Consumer Price Index): Chỉ số giá tiêu dùng
 EU: (European Union): Liên minh châu Âu
 EUR: Euro: Đồng tiền chung của Liên minh châu Âu
 FDI: (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
 FII: (Foreign Institutional Investor): Đầu tư nước ngoài trên thị trường tài
chính Việt Nam
 GDP: (Gross domestic product) : Tổng sản phẩm quốc nội
 HSBC: (Hongkong and Shanghai Banking Corporation): Ngân hàng trách
nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC.
 IMF: (International Monetary Fund ): Quỹ tiền tệ quốc tế
 JPY: (Japanese Yen): Đồng Yên Nhật


 NEER: (Nominal Effective Exchange rate): Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa
phương
 NER: (Nominal Exchange Rate): Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương
 NHNN: Ngân hàng Nhà Nước
 NHTM: Ngân hàng thương mại

 NHTW: Ngân hàng Trung Ương
 ODA: (Official development assistance): Hỗ trợ phát triển chính thức
 OMO: (Open Market Operations): Nghiệp vụ thị trường mở
 REER: (Real Effective Exchange rate): Tỷ giá hối đoái thực đa phương
 RER: (Real Exchange rate): Tỷ giá hối đoái thực song phương
 SPSS: (Statistical Package for the Social Sciences): Một chương trình máy
tính phục vụ công tác thống kê
 SWAP: Giao dịch hoán đổi
 TMCP: Thương mại cổ phần
 USD: (United States Dollar): Đồng đô la Mỹ
 VCB: (Vietcombank): Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam
 VIB: Ngân hàng Quốc tế
 VND: (Vietnamese Dollar): Đồng Việt Nam
 WB: (World Bank): Ngân hàng thế giới
 WON: Đồng tiền của Hàn Quốc
 WTO: (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới
 X/N: Tỷ số xuất khẩu trên nhập khẩu
 XNK: Xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 1.1: Tỷ giá Yên –USD (Yên/1USD) ........................................................ 31
Bảng 2.1: Tỷ giá VND/USD giai đoạn 1999 – 2006 ......................................... 44
Bảng 2.2: Tỷ giá BQLNH giai đoạn 1999-2006 ................................................ 45
Bảng 2.3: Tóm lược chính sách tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011 ..... 46
Bảng 2.4: Bảng xếp hạng mức độ định giá cao của các đồng tiền trong “rổ tiền”
.......................................................................................................................... 53

Bảng 2.5: Kết quả hồi quy xuất khẩu theo tỷ giá VND/USD ............................. 64
Bảng 2.6: Kết quả hồi quy nhập khẩu theo tỷ giá VND/USD ............................ 65


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang
Hình 1.1: Chế độ tỷ giá cố định – Cầu tăng .......................................................... 7
Hình 1.2: Chế độ tỷ giá cố định - Cung tăng ........................................................ 8
Hình 1.3: Chế độ tỷ giá thả nổi – Cầu tăng ........................................................... 9
Hình 1.4: Chế độ tỷ giá thả nổi – Cung tăng ................................................................... 9
Hình 1.5: Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết – Cầu tăng quá mức ........................... 11
Hình 1.6: Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết – Cung tăng quá mức ......................... 12
Hình 2.1: Tỷ giá VND/USD giai đoạn 1999 – 2006 ............................................. 44
Hình 2.2: Tỷ giá VND/USD giai đoạn 1999 – 2006 ............................................ 45
Hình 2.3: Tỷ giá thực song phương của 10 đồng tiền của các đối tác thương mại so
với USD ............................................................................................................... 52
Hình 2.4:Tỷ giá thực đa phương giai đoạn 1999-2011(năm gốc năm 1999) .......... 58
Hình 2.5: Tỷ giá thực đa phương (REER) và tỷ số xuất nhập khẩu (X/N) giai đoạn
1999 – 2011.......................................................................................................... 60
Hình 2.6: Tỷ giá thực đa phương (kỳ gốc năm 2000) ........................................... 62
Hình 2.7: Đồ thị biểu diễn tác động của tỷ giá đối với xuất khẩu ......................... 68
Hình 2.8: Đồ thị biểu diễn tác động của tỷ giá đối với nhập khẩu ........................ 68


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sau khi gia nhập vào Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) năm 2007, nền
kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đón nhận nhiều
cơ hội nhưng cũng lắm thách thức. Quan hệ thương mại giữa các nước ngày càng

thông thoáng, mở rộng hơn. Tuy nhiên, tình trạng thâm hụt cán cân thương mại
ngày càng gia tăng. Làm thế nào để cải thiện cán cân thương mại một cách hiệu quả
để góp phần vào việc phát triển nền kinh tế Việt Nam.
Về chính sách tỷ giá, trong những năm qua, NHNN đã chuyển đổi điều hành
tỷ giá theo cơ chế cố định sang thả nổi có kiểm soát vào tháng 2/1999. Mặc dù đã
được điều chỉnh linh hoạt hơn nhưng dưới tác động của các yếu tố bên trong và bên
ngoài hiện nay tỷ giá VND/USD chưa phản ảnh đúng cung –cầu ngoại tệ trên thị
trường, tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường chợ đen vẫn có độ lệch lớn, hiện
tượng găm giữ ngoại tệ vẫn gia tăng v.v.. Tỷ giá vẫn còn là nỗi lo ngại của các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu, của các nhà đầu tư nước ngoài, của chính NHTM và
của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ.
Với mong muốn góp phần đưa tỷ giá trở thành công cụ hỗ trợ họat động kinh
tế xuất nhập khẩu, ổn định giá trị VND góp phần tăng trưởng kinh tế trong giai
đoạn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Đó là lí do tác giả
chọn đề tài “Ảnh hưởng biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động XNK ở Việt Nam”
làm luận văn thạc sĩ của mình
2. Mục tiêu của đề tài:
Nhằm đóng góp thêm một góc nhìn, một quan điểm đối với ảnh hưởng biến
động tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Làm rõ những lý
luận cơ bản về tỷ giá và chế độ tỷ giá, khảo sát kinh nghiệm điều hành tỷ giá của
một số nước trên thế giới nhằm tìm ra bài học cho Việt nam. Phân tích thực trạng
biến động tỷ giá hối đoái dến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những


năm qua, để tìm ra các biện pháp hữu hiệu góp phần hoàn thiện chính sách tỷ giá
hối đoái nhằm khuyến khích và nâng cao hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam
trong tương lai.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Tổng quan về tỷ giá hối đoái và biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất
nhập khẩu ở Việt Nam như : tỷ giá hối đoái, các loại tỷ giá, chế độ tỷ giá, hoạt động

xuất nhập khẩu ở Việt Nam, tác động của tỷ giá VND/USD đối với hoạt động xuất
nhập khẩu,…
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tỷ giá của đồng tiền một số nước và vùng
lãnh thổ với Việt Nam đồng (tiền đồng) và với đô la Mỹ. Đồng tiền của các nước và
vùng lãnh thổ này được chọn tham gia rổ tiền tệ để tính tỷ giá thực với tiền đồng và
với USD theo năm. Trong rổ tiền này có 10 đồng tiền được chọn, đó là đồng SGD
(Singapore), THB (Thái Lan), AUD (Úc), TWD (Đài Loan), KRW (Hàn Quốc),
JPY (Nhật), CNY (Trung Quốc), EUR của Đức và Pháp, USD (Mỹ)
Số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thương mại, chỉ số CPI
của Việt Nam và các đối tác, tỷ giá của Việt Nam đồng với các đối tác này được thu
thập trong khoảng thời gian từ quý 1 năm 1999 đến quý 2 năm 2012.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng nhiều như: phân tích, mô tả thống kê, phân tích
định lượng, định tính và hồi quy. Từ các nguồn dữ liệu từ Tổng cục thống kê
(GSO), Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB), Bộ tài chính, Quỹ Tiền tệ quốc
tế (IMF), ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), các trang
thông tin điện tử của các tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Diễn đàn
Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN), Bộ lao động Mỹ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED)… công bố


trong khoảng thời gian 14 năm từ 1999 đến 2012, tác giả tiến hành tổng hợp số liệu,
tính toán tỷ giá thực đa phương của Việt Nam, tỷ giá thực song phương của đồng
tiền của các quốc gia đối tác (các đồng tiền được sử dụng trong rổ tiền tệ tính tỷ giá
thực đa phương) so với đồng đô la Mỹ.
Đầu tiên, tác giả tính toán và so sánh tỷ giá thực của Việt Nam đồng và mười
đồng tiền trong rổ tiền (bao gồm cả đô la Mỹ) với đô la Mỹ, xem xét mức độ định
giá của các đồng tiền này so với đồng đô la Mỹ trong khoảng thời gian từ 2000 đến
2012. Tiếp theo tính tỷ giá thực đa phương và căn cứ trên tỷ giá này đưa ra các nhận

xét về chính sách tỷ giá hiện hành và đánh giá mức độ định giá của đồng Việt Nam
so với rổ tiền tệ đã chọn.
Ngoài ra, cũng tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa tỷ giá và xuất nhập
khẩu của Việt Nam, qua đó đánh giá mức độ tác động của tỷ giá đối với hoạt động
xuất nhập khẩu.
6. Kết cấu đề tài
Hướng theo mục tiêu đề tài, đề tài được bố cục thành 3 chương
Chương 1: Tổng quan về tỷ giá hối đoái và xuất nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng biến động tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập
khẩu của Việt Nam trong thời gian qua.
Chương 3: Hoàn thiện chính sách tỷ giá hối đoái để nâng cao hoạt động xuất nhập
khẩu của Việt Nam.


1

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1.1 Các khái niệm về tỷ giá hối đoái
1.1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái
Trong điều kiện của một nền kinh tế mở, thương mại quốc tế trở th ành phổ
biến, việc thanh toán giữa các quốc gia nhất thiết phải sử dụng tiền tệ của
nước này hay nước khác. Để thực hiện việc chuyển đổi tiền tệ giữa các nước,
các quốc gia phải dựa vào tỷ giá hối đoái. Do đó, tỷ giá hối đoái giữa hai nước là
mức giá tại đó đồng tiền của một nước có thể biểu hiện thông qua đồng tiền của
nước khác.
Vì vậy, tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng
ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái một mặt nó phản ánh sức mua của đồng nội tệ, mặt khác

nó thể hiện quan hệ cung cầu ngoại hối.
Trong thực tế, ta gặp rất nhiều loại tỷ giá, ví dụ, xét từ góc độ quản lý ta có
tỷ giá thả nổi, tỷ giá thả nổi có quản lý, tỷ giá cố định, trong kinh doanh ngoại hối
ta có tỷ giá mua vào, tỷ giá bán ra, tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn,…còn trong
phân tích ảnh hưởng của tỷ giá lên hoạt động xuất nhập khẩu ta có tỷ giá danh
nghĩa song phương, tỷ giá danh nghĩa đa phương, tỷ giá thực song phương, tỷ giá
thực đa phương.
Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại tỷ giá được sử dụng trong việc
phân tích ảnh hưởng của tỷ giá lên hoạt động xuất nhập khẩu.
1.1.1.2 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương (NER- Nominal Exchange Rate)
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương là tỷ lệ trao đổi số tuyệt đối giữa hai
dồng tiền, là loại tỷ giá phổ biến được sử dụng hàng ngày trong giao dịch trên thị
trường ngoại hối. Như vậy, “tỷ giá danh nghĩa là giá cả của một đồng tiền được


2

biểu thị thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng
hóa và dịch vụ giữa chúng” (Nguyễn Văn Tiến, 2005, trang 228).
Do đó, khi tỷ giá danh nghĩa thay đổi không nhất thiết phải tác động đến hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER–Nominal Effective Exchange rate)
Tỷ giá giữa hai đồng tiền bất kỳ gọi là tỷ giá song phương. Đối với mỗi sự
thay đổi của tỷ giá song phương, ta đều biết chính xác đồng tiền nào lên giá và đồng
tiền nào giảm giá. Do đó, tại một thời điểm nhất định một đồng tiền có thể lên giá
với đồng tiền này nhưng lại giảm giá với đồng tiền kia. Vì vậy, để biết được một
đồng tiền là lên giá hay giảm giá đối với tất cả các đồng tiền còn lại, người ta sử
dụng khái niệm tỷ giá danh nghĩa đa phương.
NEER phản ánh sự thay đổi giá trị của một đồng tiền đối với tất cả các đồng

tiền còn lại (hay một rổ các đồng tiền đặc trưng) và được biểu hiện dưới dạng chỉ
số. Do đó, phương pháp tính NEER cũng tương tự như phương pháp xác định chỉ số
giá tiêu dùng CPI. Vì vậy, trong thực tế khi tính NEER người ta tiến hành theo các
bước sau:
Bước 1: Chọn một số các đồng tiền đặc trưng đưa vào trong rổ. Đồng tiền
đặc trưng là đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại chủ yếu. Ví dụ, đối với
Việt Nam có thể là USD, EUR, CNY, JPY,…. Tùy theo mục đích và mức độ chính
xác có thể mở rộng hay thu hẹp các đồng tiền trong rổ.
Bước 2: Căn cứ vào tỷ trọng thương mại với từng nước để phân bổ tỷ trọng
cho từng tỷ giá song phương của các đồng tiền trong rổ theo nguyên tắc tỷ trọng
thương mại càng lớn thì tỷ trọng tỷ giá song phương cũng càng lớn.
Bước 3: Tính NEER tương tự như tính CPI
Cách tính NEER cụ thể như sau:
Gọi t = 0 là kỳ gốc, (t = 0,1,2, …i) là các thời kỳ nghiên cứu.
E0 1, E0 2,…..,E0 n , là tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n
trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = 0 (kỳ gốc).


3

Ei 1, Ei 2,……,Ei n,,là tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n
trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = i.
w1, w2, ….,wn là tỷ trọng thương mại của đồng tiền các nước.
Nếu so sánh tỷ giá danh nghĩa so với kỳ gốc, ta có:
- Tại thời kỳ t=0: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n
là: e0 n = E0/E0 n
- Tại thời kỳ t=i: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với ngoại tệ thứ n
là: ei n = Ei/Ei n
NEERi = ∑n j=1 ei j. wj
1.1.1.3 Tỷ giá hối đoái thực

“ Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá được xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa
đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước và ở nước ngoài, do đó, nó
là chỉ số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ ” (Nguyễn Văn Tiến,
2005, trang 228).
Như vậy, tỷ giá hối đoái thực là một phạm trù kinh tế đặc thù và việc phân
tích tỷ giá hối đoái thực là vấn đền cần được quan tâm.
 Tỷ giá hối đoái thực song phương (RER-Real Exchange rate)
Tỷ giá thực song phương là tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh theo mức
chênh lệch lạm phát giữa hai nước, nó là chỉ số thể hiện sức mua của đồng nội tệ so
với đồng ngoại tệ. Vì thế có thể xem tỷ giá thực là thước đo sức cạnh tranh trong
mậu dịch quốc tế của một quốc gia so với một quốc gia khác.
Trong thực tế, để theo dõi và phân tích sự biến động của tỷ giá thực người ta
sử dụng công thức tỷ giá thực dạng chỉ số như sau:
eRi = ei . CPIi* /CPIi
Trong đó:
- e là chỉ số tỷ giá danh nghĩa
- eR là chỉ số tỷ giá thực
- CPIi* là chỉ số giá tiêu dùng ở nước ngoài
- CPIi là chỉ số giá tiêu dùng ở trong nước


4

- i là số thứ tự kỳ tính toán
Tỷ giá thực rất có ý nghĩa, bởi vì với các nhân tố khác không đổi:
+ Xét ở trạng thái tĩnh
- Nếu eR >1, thì nội tệ được coi là định giá thực quá thấp và ngoại tệ được
coi là định giá thực quá cao. Điều này có nghĩa là: nếu chuyển đổi mỗi đồng nội tệ
ra ngoại tệ ta chỉ mua được ít hàng hóa hơn ở nước ngoài so với ở trong nước, và
nếu chuyển đổi mỗi đồng ngoại tệ ra nội tệ ta sẽ mua được nhiều hàng hóa hơn ở

trong nước so với ở nước ngoài. Do đó, khi tỷ giá thực lớn hơn 1 đơn vị sẽ giúp cải
thiện được cán cân thương mại.
- Nếu eR <1, thì nội tệ được coi là định giá thực quá cao và ngoại tệ được coi
là định giá thực quá thấp. Do đó, ngược lại với trường hợp trên, khi tỷ giá thực nhỏ
hơn 1 đơn vị sẽ tác động làm cho cán cân thương mại trở nên xấu đi.
- Nếu eR = 1, ta nói rằng đồng tiền trong nước và đồng ngoại tệ có ngang giá
sức mua. Do đó, làm cho cán cân thương mại cân bằng.
+ Xét ở trạng thái động
- Nếu tỷ giá thực tăng, có tác dụng kích thích tăng xuất khẩu và hạn chế nhập
khẩu, giúp cải thiện cán cân vãng lai.
- Nếu tỷ giá thực giảm, có tác dụng kích thích tăng nhập khẩu và hạn chế
xuất khẩu, làm cho cán cân vãng lai trở nên xấu hơn.
- Nếu tỷ giá thực không đổi, không tác động làm thay đổi trạng thái cán cân
vãng lai.
 Tỷ giá thực đa phương (REER-Real Effective Exchange rate)
Vì NEER là số trung bình của các chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương, cho
nên NEER cũng thuộc loại tỷ giá danh nghĩa, tức chưa đề cập đến tương quan sức
mua hàng hóa giữa nội tệ với các đồng tiền còn lại, do đó khi NEER thay đổi không
nhất thiết tác động đến cán cân thương mại. Chính vì vậy, để biết được tương quan
sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại ta phải dùng khái niệm tỷ giá
thực đa phương (REERi).


5

Tỷ giá thực đa phương được tính toán để định ra giá trị thực của đồng nội tệ
so với các ngoại tệ (rổ ngoại tệ). Bằng cách điều chỉnh tỷ giá theo chênh lệch lạm
phát quốc nội so với lạm phát các đối tác thương mại, ta sẽ có tỷ giá thực song
phương với từng đồng ngoại tệ. Sau đó xác định quyền số (mức độ ảnh hưởng đối
với tỷ giá thực thông qua tỷ trọng thương mại của từng đối tác với quốc gia có đồng

tiền tính REER).
Cách tính REER cụ thể như sau:
Gọi t = 0 là kỳ gốc, (t =0,1,2, …i) là các thời kỳ nghiên cứu.
Gọi E01, E02, … E0n, là tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ
thứ n trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = 0 (kỳ gốc).
Ei1, Ei2, … Ein, tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ thứ n
trong rổ tiền tệ tại thời điểm t = i.
- Tại thời kỳ t=i, so với kỳ gốc: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa của đồng nội tệ với
ngoại tệ thứ n là ein = Ein / E0n.
CPInt là chỉ số giá tiêu dùng của đối tác n thời điểm t so với thời điểm 0.
CPIt là chỉ số giá tiêu dùng ở trong nước thời điểm t so với thời điểm 0.
- Tính tỷ trọng thương mại:
Gọi Itn là kim ngạch nhập khẩu của nước có đồng tiền được tính tỷ giá thực
đa phương với đối tác thương mại thứ n.
Etn là kim ngạch xuất khẩu của nước có đồng tiền được tính tỷ giá thực
đa phương với đối tác thương mại thứ n.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các nước trong “rổ tiền” (wt)
wt =

)

w1, w2, …. wn là tỷ trọng thương mại của các đối tác.
Tỷ trọng thương mại của đối tác thứ n:
Wn t =
- Chỉ số giá tiêu dùng bình quân:
Pw =


6


- Tỷ giá thực đa phương:
REER =
Theo như phương pháp tính REER được trình bày bên trên, REER là thước
đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại quốc tế của mỗi quốc gia.
+ Nếu REER > 100 thì đồng nội tệ bị định thấp trong rổ tiền tệ
+ Ngược lại REER < 100 thì đồng nội tệ bị định giá cao trong rổ tiền tệ
+ REER = 100 đồng nội tệ có ngang giá sức mua so với “rổ tiền tệ”
1.1.2 Các chế độ điều hành tỷ giá hối đoái
“Chế độ tỷ giá (exchange rate regime) còn có các tên gọi khác như: cơ chế
tỷ giá (exchange rate mechanism) hay cấu trúc tỷ giá (exchange rate arangement).
Tỷ giá vừa là một phạm trù kinh tế vừa là một công cụ của chính sách kinh tế của
chính phủ. Vì là công cụ của chính sách kinh tế nên tỷ giá chứa đựng những yếu tố
chủ quan, chính vì vậy các quốc gia luôn xây dựng những quy tắc, cơ chế xác định
và điều tiết tỷ giá của riêng mình. Tập hợp các quy tắc, cơ chế xác định và điều tiết
tỷ giá của một quốc gia tạo nên chế độ tỷ giá của quốc gia này
Vì chứa đựng yếu tố chủ quan, nên chế độ tỷ giá của mỗi quốc gia có thể
thay đổi từ thời gian này sang thời gian khác và chế độ tỷ giá giữa các quốc gia
cũng thường là khác nhau.” (Nguyễn Văn Tiến, 2005, trang 248,250).
Tùy theo mức độ can thiệp của Chính phủ có thể nêu ra 3 chế độ đặc trưng:
1.1.2.1 Chế độ tỷ giá hối đoái cố định
Là chế độ tỷ giá mà NHTW công bố và cam kết can thiệp để duy trì một tỷ
giá cố định, gọi là tỷ giá trung tâm. Như vậy, trong chế độ tỷ giá cố định, NHTW
buộc phải mua vào hoặc bán ra nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì chế độ
tỷ giá trung tâm và duy trì sự biến động của nó trong một biên độ hẹp đã định trước.
Để can thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi NHTW phải có sẵn dự trữ ngoại hối
nhất định. Do mỗi đồng tiền quốc gia đều có tỷ giá với đồng tiền khác, do đó tỷ giá
của một đồng tiền có thể được thả nổi với đồng tiền này nhưng lại được cố định với
một đồng tiền khác.



7

Vai trò của NHTW trong chế độ tỷ giá cố định:
NHTW ấn định tỷ giá cố định (gọi là tỷ giá trung tâm), giả sử tại thời điểm
xuất phát, ở mức cân bằng của thị trường là ECR. Để đơn giản, chúng ta giả định
NHTW không quy định tỷ giá trung tâm.
E(VND/USD)

S0
SIN

E*
ECR

D1
D0
0

Q0

Q1

Hình 1.1: Chế độ tỷ giá cố định – Cầu tăng
 Cầu USD tăng làm dịch chuyển đường cầu sang phải từ D0 đến D1,
cầu USD tăng tạo áp lực nâng giá USD từ ECR lên E* (tức tạo áp lực
phá giá VND).
 Để duy trì tỷ giá cố định, NHTW phải can thiệp lên thị trường ngoại
hối bằng cách bán ra một lượng USD bằng khoảng cách Q0Q1 để mua
VND. Hành động can thiệp của NHTW làm dịch chuyển đường cung
USD từ S0 lên SIN.

Như vậy, thông qua can thiệp, NHTW đã thỏa mãn toàn bộ lượng cầu USD
phụ trội so với cung, do đó tỷ giá vẫn được duy trì không đổi ở mức ECR. Hành
động can thiệp của NHTW làm giảm dự trữ ngoại hối quốc tế bằng VND, đồng thời
làm cho lượng tiền VND trong lưu thông co lại. Do vậy, để tránh hậu quả lạm phát,
NHTW phải tiến hành một giao dịch trên thị trường mở bằng cách mua chứng
khoán vào để bơm thêm tiền vào lưu thông tương đương với lượng VND thu được
từ bán USD.


8

E(VND/USD)

S0
S1

ECR
E*

DIN
D0

0

Q0

Q1

Q(USD)


Hình 1.2: Chế độ tỷ giá cố định - Cung tăng.

 Cung USD tăng tạo áp lực phá giá từ ECR đến E* (tức tạo áp lực nâng
giá VND). Để duy trì tỷ giá cố định, NHTW mua vào lượng USD
bằng khoảng cách Q0Q1 để bán VND ra. Hành động can thiệp của
NHTW đã làm dịch chuyển đường cầu USD từ D0 đến DIN. Qua can
thiệp, NHTW đã hấp thụ toàn bộ lượng cung USD phụ trội, do đó tỷ
giá vẫn được duy trì không đổi ở mức ECR. Hành động can thiệp của
NHTW làm tăng dự trữ ngoại hối quốc tế bằng USD của Việt Nam,
đồng thời làm cho lượng VND trong lưu thông tăng.
 Lượng tiền trong lưu thông tăng. Để tránh hậu quả lạm phát, NHTW
phải tiến hành một giao dịch trên thị trường mở bằng cách bán chứng
khoán để hút bớt tiền vào lưu thông tương đương với lượng VND
bơm vào thị trường từ bán USD.
Như vậy, trong chế độ tỷ giá cố định, khi các lực lượng thị trường làm cho
đường cung và đường cầu dịch chuyển, làm cho dự trữ ngoại hối của NHTW thay
đổi. Điều này là khác với chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn khi đường cung và đường
cầu dịch chuyển làm cho tỷ giá thay đổi chứ không phải dự trữ ngoại hối của
NHTW.
1.1.2.2 Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do
Là chế độ, trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung
cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của ngân hàng


9

trung ương. Mặc dù vậy trên thực tế, nói là áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi độc lập,
nhưng chính phủ không thờ ơ đến sự biến động nhất thời của tỷ giá, nên đã ít nhiều
có can thiệp để giảm sự biến động của tỷ giá. Tuy nhiên, can thiệp của chính phủ là
tùy ý và không đặt bất cứ mục tiêu bắt buộc cụ thể nào phải đạt được.

Vai trò của NHTW trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do:
NHTW không can thiệp nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá thông qua hoạt động
mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối. NHTW để cho tỷ giá được
xác định hoàn toàn tự do bởi quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối.
E(VND/USD)
D0

D1

S0

E1
E0

0

QO Q1 Q*

Q(USD)

Hình 1.3: Chế độ tỷ giá thả nổi – Cầu tăng.
Như vậy, trong chế độ tỷ giá thả nổi, cầu tăng làm cho:
 Tỷ giá tăng, tức ngoại tệ lên giá còn nội tệ giảm giá.
 Khối lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường tăng.
E(VND/USD)
S0

S1

E0

E1

D0
0

QO

Q1 Q*

Q(USD)

Hình 1.4: Chế độ tỷ giá thả nổi – Cung tăng


10

Như vậy, trong chế độ tỷ giá thả nổi, cung tăng làm cho:
 Tỷ giá giảm, tức ngoại tệ giảm giá còn nội tệ lên giá.
 Khối lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường tăng.
Tóm lại, bản chất của chế độ tỷ giá thả nổi là việc tỷ giá tự điều chỉnh để
phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Do đó, vai trò của NHTW trên
thị trường ngoại hối là hoàn toàn trung lập.
1.1.2.3 Chế độ tỷ giá hối đoái hỗn hợp giữa cố định và thả nổi (Chế độ tỷ giá
hối đoái thả nổi có điều tiết)
Là chế độ tỷ giá tồn tại khi NHTW tiến hành can thiệp tích cực trên thị
trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định, nhưng
NHTW không cam kết duy trì một tỷ giá cố định hay một biên độ dao động hẹp
xung quanh tỷ giá trung tâm. Chẳng hạn, NHTW không công bố và không cam kết
duy trì một tỷ giá cố định nào, nhưng cam kết can thiệp để tỷ giá ngày hôm nay chỉ
biến động trong một giới hạn tỷ lệ phần trăm nhất định so với ngày hôm trước. Chế

độ tỷ giá thả nổi có điều tiết được xem như chế độ tỷ giá hỗn hợp giữa chế độ tỷ giá
thả nổi hoàn toàn và tỷ giá cố định.
Vai trò của NHTW trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết
Trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, tỷ giá không cố định mà cũng không
tự do biến động hoàn toàn. Một mặt, tỷ giá được hình thành và biến động theo các
lực lượng thị trường. Mặt khác, NHTW tích cực can thiệp để giảm sự biến động quá
mức của tỷ giá, hoặc để tỷ giá biến động trong một biên độ nhất định.


11

E
S
S‟
EM
M
EIN
E0
D‟
D
0

Q

Hình 1.5: Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết – Cầu tăng quá mức

Trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, khi cầu tăng:
 Tỷ giá tăng, nhưng do có can thiệp nên tỷ giá chỉ tăng ở mức vừa phải từ E0
đến EIN, trong đó nếu là chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn thì tỷ giá tăng đến
mức EM để điều tiết cung cầu.

 Do có can thiệp chỉ một phần nên tỷ giá không giảm từ EM xuống E0 , mà chỉ
giảm xuống EIN, dự trữ ngoại hối giảm.
 Như vậy vai trò của thị trường được thể hiện bởi tỷ giá tăng từ E0 đến EIN,
còn vai trò can thiệp của ngân hàng trung ương được thể hiện bởi tỷ giá giảm
từ EM xuống EIN


×