Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm ngập, tiêu thoát nước mưa cho thành phố quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.06 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

VÕ QUỐC HÙNG

NGHIÊN CỨU GIẢM NGẬP VÀ TIÊU THOÁT NƯỚC
CHO ĐÔ THỊ PHÍA NAM THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY

Đà Nẵng – Tháng 9/2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
---------------------------------------

VÕ QUỐC HÙNG

NGHIÊN CỨU GIẢM NGẬP VÀ TIÊU THOÁT NƯỚC
CHO ĐÔ THỊ PHÍA NAM THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình thủy.
Mã số: 8.58.02.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.TS. HOÀNG NGỌC TUẤN
2.GS.TS. NGUYỄN THẾ HÙNG



Đà Nẵng – Năm 2019



LUẬN VĂN THẠC SĨ ỨNG DỤNG
A. THÔNG TIN CHUNG:
I. Học viên:
- Họ và tên:

Võ Quốc Hùng

- Sinh ngày:

21/01/1975

- Học viên lớp cao học:

K35 QNg

- Chuyên ngành:

Kỹ thuật xây dựng Công trình thủy.

- Mã số:

60.58.02.02

- Điện thoại:


0905550021

- Địa chỉ email:



II. Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
- Họ và tên:
(1) TS. Hoàng Ngọc Tuấn
(2) GS.TS Nguyễn Thế Hùng
- Chuyên ngành:

Thủy Văn - Thủy lực.

- Đơn vị công tác: Trƣờng Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng.
- Địa chỉ liên hệ: Trƣờng Đại học Bách khoa, số 54 Nguyễn Lƣơng Bằng,
Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

quận

- Điện thoại: 0236-3841516; Mobile: 0905.233.440
- Email:

;

III. Tên đề tài luận văn:
“Giải pháp giảm ngập, tiêu thoát nƣớc mƣa cho đô thị phía Nam thành phố
Quảng Ngãi”



i

MỤC LỤC

MỤC LỤC .............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... iv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích của đề tài ............................................................................................... 1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ....................................................................... 1
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu: .................................................................................... 1
3.2 Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu: .................................................................................... 2
4.1 Cách tiếp cận: ................................................................................................. 2
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu: ............................................................................... 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ............................................................. 3
6. Cấu trúc của luận văn:........................................................................................... 3

CHƢƠNG 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG
HỆ THỐNG HẠ TẦNG THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI ..................................... 4
1.1. Tổng quan về thành phố Quảng Ngãi ................................................................ 4
1.2. Điều kiện tự nhiên thành phố Quảng Ngãi ........................................................ 6
1.2.1 Địa hình ....................................................................................................... 6
1.2.2. Khí hậu: ...................................................................................................... 7
1.2.3. Địa chất ....................................................................................................... 7
1.2.4. Thủy văn ..................................................................................................... 8
1.3. Điều kiện dân sinh, kinh tế-xã hội ..................................................................... 8
1.3.1. Dân số - lao động ........................................................................................ 8
1.3.2. Cơ cấu kinh tế ............................................................................................. 9

1.3.3. Văn hoá, xã hội ........................................................................................... 9
1.3.4. Y tế, giáo dục .............................................................................................. 9
1.3.5. Văn hoá, thể thao, viễn thông và phát thanh truyền hình ......................... 10
1.4. Hiện trạng hệ thống hạ tầng đô thị ................................................................... 10
1.4.1. Hạ tầng kỹ thuật ........................................................................................ 10
1.4.2. Hạ tầng xã hội ........................................................................................... 12
1.5. Tình trạng ngập úng đô thị phía bờ Nam thành phố ........................................ 12
1.5.1 Các dòng sông ven đô thị bờ nam sông Trà Khúc..................................... 12
1.5.2. Tình trạng ngập úng đô thị phía Nam thành phố Quảng Ngãi ................. 14

CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN MÔ HÌNH ĐỂ TÍNH TOÁN, MÔ
PHỎNG NGẬP ÚNG ĐÔ THỊ PHÍA NAM THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI ... 21


ii
2.1. Mô hình tính toán thoát nƣớc đô thị ................................................................ 21
2.1.1. Quá trình vật lý của dòng chảy đô thị....................................................... 21
2.1.2. Mô hình tính toán của dòng chảy đô thị ................................................... 24
2.1.3. Một số mô hình toán tính thoát nƣớc mƣa đô thị ..................................... 24
2.2. Lựa chọn mô hình ............................................................................................ 28
2.3. Liên kết trong Mike Urban .............................................................................. 32
2.3.1. Liên kết trong đô thị ................................................................................. 32
2.3.2. Liên kết đô thị với sông ............................................................................ 33
2.3.3. Liên kết MIKE11 - MIKE 21 ................................................................... 34
2.4. Kết quả tính toán, mô phỏng ngập úng (lƣu vực tiêu 1) .................................. 35
2.4.1. Thiết lập mô hình ...................................................................................... 35
2.4.2. Hiệu chỉnh mô hình .................................................................................. 40
2.4.3. Bộ thông số cơ bản của mô hình .............................................................. 48
2.5. Nhận xét về kết quả.......................................................................................... 56


CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM NGẬP, NÂNG CAO KHẢ NĂNG
TIÊU THOÁT NƢỚC ĐÔ THỊ PHÍA NAM TP QUẢNG NGÃI ..................... 57
3.1. Tính toán, mô phỏng ngập lụt và khả năng thoát nƣớc mƣa ứng với trận mƣa
thiết kế 57
3.1.1. Tính toán, lựa chọn trận mƣa ứng với tần suất thiết kế ............................ 57
3.1.2. Mô phỏng ngập lũ và khả năng thoát nƣớc mƣa ứng với trận mƣa thiết kế.
............................................................................................................ 59
3.2. Đề xuất giải pháp giảm ngập, tăng khả năng thoát nƣớc cho đô thị (lƣu vực
tiêu 1) phía Nam thành phố Quảng Ngãi ....................................................................... 60
3.2.1. Xây dựng các kịch bản ............................................................................. 62
3.2.2. So sánh hiệu quả giảm ngập của các kịch bản.......................................... 71

PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ...................................................................... 73
1. Kết kuận .............................................................................................................. 73
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 73
3. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo của Đề tài .............................................................. 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 75


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Hiện trạng đất theo đơn vị hành chính ........................................................... 4
Bảng 2.1. So sánh kết quả tại các vị trí ngập ................................................................ 47
Bảng 2.2. Bộ thông số cơ bản về thủy văn.................................................................... 48
Bảng 2.3. Bộ thông số cơ bản thủy lực ......................................................................... 51
Bảng 2.4. So sánh kết quả kiểm định tại các vị trí ngập ............................................... 56
Bảng 3.1. Chu kỳ lặp trận mƣa tính toán (P = 50%) ..................................................... 57
Bảng 3.2. Thống kê chi tiết các cống thay đổi kích thƣớc ............................................ 63

Bảng 3.3. Thống kê chi tiết các cống thay đổi kích thƣớc ............................................ 68
Bảng 3.4. Thống kê kết quả của các kịch bản ............................................................... 71
Bảng 3.5. So sánh hiệu quả giảm ngập của các kịch bản.............................................. 71


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất ........................................................................ 6
Hình 1.2. Bảng đồ phân chia lƣu vực khu nội đô ......................................................... 15
Hình 1.3. Khu trung tâm thành phố nằm giữa sông Trà Khúc-Bàu Giang ................... 16
Hình 1.4. Trục đƣờng Phan Đình Phùng (đoạn từ Hùng Vƣơng đến ........................... 17
Nguyễn Tự Tân) ............................................................................................................ 17
Hình 1.5. Trục đƣờng Quang Trung (đoạn giao nhau Quang Trung-Hùng Vƣơng) .... 18
Hình 1.6. Trục đƣờng Phan Bội Châu (đoạn gần Trần Hƣng Đạo ............................... 18
đến Hùng Vƣơng) .......................................................................................................... 18
Hình 1.7. Trục đƣờng Chu Văn An (đoạn từ Nguyễn Trãi đến .................................... 19
Trần Quang Diệu) .......................................................................................................... 19
Hình 1.8. Trục đƣờng Nguyễn Công Phƣơng (đoạn gần ngã 5 mới) ........................... 19
Hình 1.9. Khu vực ngập lụt trƣớc bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi ....................... 20
Hình 2.1. Minh họa thoát lũ đô thị ................................................................................ 23
Hình 2.2. Sơ đồ mô phỏng quá trình hình thành dòng chảy đô thị ............................... 23
Hình 2.3. Sơ đồ sai phân ẩn hệ phƣơng trình Saint – Venant....................................... 27
Hình 2.4. Cấu trúc mô hình MIKE URBAN – SWMM ............................................... 29
Hình 2.5. Minh họa mô hình MIKE URBAN .............................................................. 30
Hình 2.6. Minh họa dòng chảy qua nút (hố ga) ............................................................ 31
Hình 2.7. Sơ đồ lƣới tính toán ...................................................................................... 32
Hình 2.8. Sơ đồ liên kết MIKE URBAN đến MIKE21 ................................................ 33
Hình 2.9. Sơ đồ liên kết MIKE URBAN đến MIKE11 ................................................ 34
Hình 2.10. Sơ đồ liên kết MIKE11 với MIKE21 ......................................................... 34

Hình 2.11. Khu vực nghiên cứu .................................................................................... 36
Hình 2.12. Mạng lƣới hố ga, đƣờng ống, hồ điều tiết và trạm bơm ............................. 37
Hình 2.13 Bản đồ khu dân cƣ ....................................................................................... 37
Hình 2.14. Bản đồ địa hình ........................................................................................... 38
Hình 3.15. Biểu đồ quan hệ của hồ Bàu Cả .................................................................. 38
Hình 2.16 Bản đồ phân chia các tiểu lƣu vực và đặc trƣng chi tiết tại 1 tiểu lƣu
vực ................................................................................................................................. 39
Hình 2.17. Bản đồ chia lƣới 2D và địa hình tính toán .................................................. 40
Hình 2.18 Số liệu mƣa tại trạm Quảng Ngãi năm 2017 .............................................. 41
Hình 2.19. Vị trí các nút hiệu chỉnh độ sâu ngập ......................................................... 42
Hình 2.20. Kết quả khảo sát vết lũ tại vị trí đƣờng Phan Bội Châu giao Nguyễn Tự
Tân (ứng với độ sâu ngập tính từ đáy hố ga là 2.50m).................................................. 43


v
Hình 2.21. Kết quả khảo sát vết lũ tại vị trí đƣờng Phan Bội Châu (đoạn nằm giữa
Nguyễn Tự Tân và Hai Bà Trƣng) (ứng với độ sâu ngập tính từ đáy hố ga là
2.83m) ............................................................................................................................ 44
Hình 2.22. Kết quả khảo sát vết lũ tại vị trí đƣờng Phan Đình Phùng giao Hùng
Vƣơng (ứng với độ sâu ngập tính từ đáy hố ga là 2.07m) ............................................. 45
Hình 2.23. Kết quả khảo sát vết lũ tại vị trí đƣờng Quang Trung giao với Hùng
Vƣơng (ứng với độ sâu ngập tính từ đáy hố ga là 2.50m) ............................................. 46
Hình 2.24. Bản đồ phân bố độ sâu ngập lớn theo không gian của lƣu vực 1 ứng
với trận lũ năm 2017 ...................................................................................................... 47
Hình 2.25. Vị trí các nút kiểm định độ sâu ngập .......................................................... 54
Hình 3.1. Tần suất mƣa trong 6h từ trạm mƣa Quảng Ngãi ......................................... 57
Hình 3.2. Trận mƣa 6h điển hình năm 2017 ................................................................. 58
Hình 3.3. Trận mƣa thiết kế, ứng với P = 50% ............................................................. 58
Hình 3.4. Bản đồ phân bố độ sâu ngập lớn theo không gian của khu vực nghiên
cứu ứng với trận mƣa thiết kế........................................................................................ 59

Hình 3.5. Kết quả độ sâu ngập và lƣu lƣợng đến trạm bơm Bàu Cả ............................ 60
Hình 3.6. Hiện trạng hồ Bàu Cả bồi lấp cần đƣợc cải tạo ............................................ 61
Hình 3.7. Hiện trạm bơm Bàu Cả (2 tổ máy và 1 tổ dự phòng) ................................... 61
Hình 3.8. Hiện trạng khu vực đất trống dự kiến xây dựng hồ điều tiết mới................. 62
Hình 3.9. Bản đồ phân bố độ sâu ngập lớn theo không gian khi tăng thêm 1 máy
bơm (sử dụng máy bơm dự phòng) ............................................................................... 63
Hình 3.10. Kết quả độ sâu ngập và lƣu lƣợng đến trạm bơm Bàu Cả .......................... 63
Hình 3.11. Bản đồ phân bố độ sâu ngập lớn theo không gian của sau khi mở rộng
một số tuyến cống chính ................................................................................................ 64
Hình 3.12. Kết quả độ sâu ngập và lƣu lƣợng đến trạm bơm Bàu Cả .......................... 65
Hình 3.13. Biểu đồ quan hệ của hồ điều tiết mới ......................................................... 65
Hình 3.14. Bản đồ phân bố độ sâu ngập lớn theo không gian sau khi xây dựng hồ
điều tiết mới ................................................................................................................... 66
Hình 3.15. Kết quả độ sâu ngập và lƣu lƣợng đến trạm bơm Bàu Cả .......................... 66
Hình 3.16. Bản đồ phân bố độ sâu ngập lớn theo không gian sau khi tăng thêm
công suất máy bơm (3 máy) + Cải tạo hồ Bàu Cả + Xây dựng hồ điều tiết mới .......... 67
Hình 3.17. Kết quả độ sâu ngập và lƣu lƣợng đến tại trạm bơm Bàu Cả ..................... 68
Hình 3.18. Bản đồ phân bố độ sâu ngập lớn theo không gian sau khi tăng thêm
công suất máy bơm (3 máy) + Cải tạo hồ Bàu Cả + Mở rộng kích thƣớc một số
tuyến dọc theo trục đƣờng thoát nƣớc chính ................................................................. 70
Hình 3.19. Kết quả độ sâu ngập và lƣu lƣợng đến tại trạm bơm Bàu Cả ..................... 71


GIẢI PHÁP GIẢM NGẬP, TIÊU THOÁT NƯỚC CHO ĐÔ THỊ PHÍA NAM
THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
Tóm tắt: Quảng Ngãi là một trong các thành phố có nhiều khu dân cư đô thị được hình
thành trên cả nước. Chính vì vậy, Quảng Ngãi cũng đang đối mặt với các vấn đề về ngập
lụt đô thị. Với mục đích đề xuất các biện pháp giảm ngập lụt và tiêu thoát nước, bằng
phương pháp sử dụng mô hình MIKE Urban ( Mô đun SWMM ) để tính toán và mô
phỏng hệ thống thoát nước cho Quảng Ngãi. Trong nghiên cứu này, mô hình MIKE

Urban đã mô phỏng tốt hệ thống thoát nước cho toàn bộ khu vực đô thị phía Nam Quảng
Ngãi. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã thực hiện các hiệu chỉnh và kiểm định mô hình,
cho thấy các bộ thông số thủy văn, thủy lực và tài liệu địa hình đã được xử lý là phù hợp,
cũng như đề xuất các biện pháp giảm ngập lụt và tiêu thoát nước là hợp lý. Nghiên cứu
đã cung cấp những thông tin hữu ích và cần thiết cho địa phương trong công tác chủ động
đối phó cũng như giảm thiểu các vấn đề về ngập lụt đô thị.
Từ khóa: Quảng Ngãi; Ngập lụt đô thị; Mô hình MIKE Urban;
SOLUTIONS TO DRAINAGE AND REDUCE INUNDATION FOR THE URBAN
AREA IN THE SOUTH OF QUANG NGAI CITY
Summary: Quang Ngai is one of the cities in Vietnam with many new urban areas.
Therefore, Quang Ngai has been facing problems of urban inundation. For the purpose of
proposing measures to drainage and reduce inundation, the method of MIKE Urban
(SWMM Module) is used to calculate and simulate the drainage system of Quang Ngai.
In this study, MIKE Urban model has well simulated drainage system for the entire urban
area in the south of Quang Ngai. In addition, the research has also made model
calibration and verification. The results show that the hydrological, hydraulic, and
topographic data sets that have been processed are appropriate. The proposed measures
for inundation mitigation and drainage are reasonable. The study has provided useful and
necessity information to the local authorities in proactively coping with and mitigating
problems of urban inundation.
Keywords: Quang Ngai; Urban inundation; MIKE Urban model;


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, với xu thế chung của các thành phố trên toàn quốc,
tốc độ đô thị hóa thành phố Quảng Ngãi cũng không ngoại lệ, đã có sự phát triển
nhanh chóng, nhiều khu dân cƣ đô thị mới đƣợc hình thành, các dự án nâng cấp, mở

rộng mạng lƣới giao thông, thoát nƣớc, công viên, cây xanh, các dịch vụ, trung tâm vui
chơi công cộng…, góp phần không nhỏ hình thành đô thị trên diện rộng, tạo nên diện
mạo mới của một đô thị văn minh và hiện đại.
Bên cạnh những thành quả đạt đƣợc nhƣ trên, thành phố cũng phải đối mặt với
nhiều hạn chế, thách thức nhƣ trình trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, chất thải rắn, vệ
sinh an toàn thực phẩm, tệ nạn xã hội… và đặc biệt là tình trạng nƣớc chảy tràn, ngập
trên các tuyến đƣờng, khu dân cƣ vào những ngày mƣa lớn, gây ảnh hƣởng đến sức
khỏe đối với cộng đồng (do hệ thống thoát nƣớc thải và thoát nƣớc mƣa chung) và làm
hạn chế các hoạt động kinh tế, xã hội của ngƣời dân thành phố mà nguyên nhân chủ
yếu là do hệ thống thoát nƣớc chung có quy mô nhỏ, thiếu kết nối đồng bộ, bị quá tải
và xuống cấp; mặt khác một số ao, hồ, vùng trũng thấp đã đƣợc san lấp làm khu đô thị
nên góp phần làm gia tăng tình trạng ngập hầu hết đối với các phƣờng trung tâm của
thành phố .
Mặt khác trong điều kiện mƣa, bão có xu thế cực đoan do ảnh hƣởng của biến đổi
khí hậu nhƣ hiện nay, nhằm định hƣớng trong công tác lập quy hoạch, đầu tƣ xây dựng
cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Quảng Ngãi luôn bền vững,
thân thiện với môi trƣờng , Tác giả lựa chọn đề tài luận văn “Nghiên cứu đề xuất giải
pháp giảm ngập, tiêu thoát nƣớc mƣa cho thành phố Quảng Ngãi”
2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng ngập lụt thành phố Quảng Ngãi (khu vực nằm
phía nam sông Trà Khúc, thành phố Quảng Ngãi) để hiểu về bản chất và các nguyên
nhân gây ngập; từ đó đề xuất biện pháp giảm thiểu tình trạng ngập úng, nâng cao khả
năng tiêu thoát nƣớc cho đô thị phía Nam thành phố đến thời điểm hiện tại và trong
tƣơng lai.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của Đề tài luận văn là hệ thống cống thoát nƣớc; các ao,
bàu, hồ trữ nƣớc đã và đang đƣợc hoàn thành, cũng nhƣ hệ thống cống; các ao, bàu, hồ
trữ nƣớc quy hoạch trong tƣơng lai của đô thị phía Nam thành phố Quảng Ngãi (phía
bờ Nam sông Trà Khúc). Ngoài ra, việc thoát lũ của sông Trà Khúc cũng đƣợc xem xét

trong đề tài vì có liên quan đến tiêu thoát, giảm ngập cho thành phố Quảng Ngãi.


2
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Theo quy hoạch chung đƣợc UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt tại Quyết định số
2116/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 thì thành phố Quảng Ngãi có 9 phƣờng, 14 xã.
Trong đó đô thị phía Nam thành phố có 8 phƣờng và 02 xã (nằm về phía bờ Nam sông
Trà Khúc, đây cũng chính là thành phố Quảng Ngãi khi chƣa mở rộng) đô thị phía Bắc
thành phố có 01 phƣờng và 12 xã (nằm về phía bờ Bắc sông Trà Khúc, cũng chính là
phần mở rộng thêm của thành phố).
Dựa vào đặc điểm về địa hình cũng nhƣ tính bức xúc từ thực tiễn đặt ra (các khu
đô thị đƣợc đầu tƣ, phát triển nhanh tập chủ yếu phía bờ Nam sông Trà Khúc), cũng
nhƣ thời gian thực hiện đề tài, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu giải pháp giảm ngập,
tiêu thoát nƣớc mƣa cho một phần đô thị phía Nam thành phố Quảng Ngãi. Cụ thể:
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài gồm các phƣờng Lê Hồng Phong, Trần Phú và
một phần của phƣờng Nguyễn Nghiêm và Trần Hƣng Đạo (gọi tắc là lưu vực tiêu 1),
đƣợc giới hạn bởi lƣu vực diện tích tiêu nƣớc nhƣ sau:
+ Phía Đông giáp với các trục đƣờng Nguyễn Bá Loan và Trƣơng Quang Trọng.
+ Phía Tây giáp với trục đƣờng Nguyễn Chí Thanh.
+ Phía Nam giáp với các trục đƣờng Hùng Vƣơng và Trần Hƣng Đạo.
+ Phía Bắc giáp với đê bao sông Trà Khúc.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
4.1 Cách tiếp cận:
- Thu thập các tài liệu, số liệu đã có về hiện trạng hệ thống tiêu, thoát nƣớc; các
ao, bầu, hồ trên địa bàn phía Nam thành phố từ các đề án, dự án... đƣợc các cấp có
thẩm quyền phê duyệt; thu thập các thông tin, số liệu tính toán, thống kê từ các Đài khí
tƣợng thủy văn, thông tin, dự báo từ các cuộc hội thảo có liên quan đến vấn đề ngập,
thoát nƣớc của thành phố Quảng Ngãi.
- Áp dụng mô hình MIKE URBAN để mô phỏng hệ thống thoát nƣớc hiện trạng

của thành phố Quảng Ngãi, phân tích nguyên nhân gây ngập để làm cơ sở đề xuất biện
pháp giảm thiểu các nguy cơ ngập, nâng cao khả năng tiêu thoát nƣớc của thành phố
Quảng Ngãi cho thời điểm hiện tại và trong tƣơng lai.
4.2 Phương pháp nghiên cứu:
- Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu.
- Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích số liệu.
- Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết, áp dụng mô hình toán tính toán tiêu nƣớc
thoát đô thị.


3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Với tốc độ đô thi hóa, nhanh chóng nhƣ hiện nay, cộng với những biến đổi khí
hậu bất thƣờng và một hệ thống thoát nƣớc mƣa đƣợc quy hoạch và xây dựng chƣa
đồng bộ, thiếu kết nối, quy mô nhỏ và xuống cấp thì tình trạng ngập úng vào mùa mƣa
trong khu vực đô thị là điều tất yếu.
- Việc nghiên cứu tính toán, mô phỏng hệ thống thoát nƣớc mƣa hiện trạng một
phần của đô thị phía Nam thành phố Quảng Ngãi để tìm ra nguyên nhân của tình trạng
ngập úng là việc làm hết sức cần thiết. Từ đó đề xuất giải pháp giảm thiểu các nguy cơ
ngập, nâng cao khả năng tiêu thoát nƣớc của thành phố Quảng Ngãi cho thời điểm hiện
tại, trong tƣơng lai, làm cơ sở khoa học định hƣớng trong công tác lập quy hoạch, đầu
tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng để góp phần phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Quảng
Ngãi.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là cơ sở cho việc nghiên cứu tính toán và
kiểm tra hệ thống thoát nƣớc mƣa của cả thành phố Quảng Ngãi trong tƣơng lai.
6. Cấu trúc của luận văn:
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị gồm có 4 chƣơng nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và hiện trạng hệ thống hạ tầng
thành phố Quảng Ngãi.
- Chƣơng 2: Phân tích, lựa chọn mô hình toán để tính toán, mô phỏng ngập úng

(lƣu vực tiêu 1)
- Chƣơng 3: Đề xuất giải pháp giảm ngập, nâng cao khả năng tiêu thoát nƣớc đô
thị phía Nam thành phố Quảng Ngãi


4

CHƢƠNG 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ HIỆN
TRẠNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
1.1. Tổng quan về thành phố Quảng Ngãi
Thành phố Quảng Ngãi có tọa độ địa lý từ 15005’ đến 15008’ vĩ độ Bắc và từ
108034’ đến 108055’ kinh độ Đông. Hai phía Tây, Nam đều giáp huyện Tƣ Nghĩa,
phía Đông giáp với biển đông và phía Bắc giáp huyện Sơn Tịnh; có đƣờng Quốc lộ 1
và đƣờng sắt Thống Nhất chạy qua, vị trí gần trung độ của tỉnh (cách địa giới tỉnh về
phía Bắc 28 Km, phía Nam 58 Km, phía Tây 57 Km); cách thành phố Đà Nẵng 120
km; cách thành phố Quy Nhơn 160 km; cách thành phố Hồ Chí Minh 821 Km và cách
Thủ đô Hà Nội 889 Km.
Thành phố Quảng Ngãi là thành phố đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa - xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh Quảng Ngãi. Là một trong những trung
tâm kinh tế khu vực miền Trung về công nghiệp chế biến, gia công, thƣơng mại, dịch
vụ, du lịch và là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực. Sau khi sáp nhập theo
Nghị quyết 123 của Chính phủ thì hiện nay TP Quảng Ngãi có tổng diện tích 159,04
Km2 với 260.252 nhân khẩu và 23 đơn vị hành chính (gồm 9 phƣờng và 14 xã). Trong
9 phƣờng nội thị có diện tích 33,72km2 chiếm 21,20% diện tích tự nhiên, 14 xã ngoại
thị có 125,31 Km2 chiếm 78,79% (chi tiết có phục lục kèm theo).
Bảng 1.1. Hiện trạng đất theo đơn vị hành chính
STT

Đơn vị hành chính


Diện tích

Tỷ lệ

(Km2)

(%)

I

Phƣờng Nội thị

33,72

21,20

1

Phƣờng Lê Hồng Phong

3,39

2,13

2

Phƣờng Trần Phú

2,18


1,37

3

Phƣờng Quảng Phú

7,28

4,58

4

Phƣờng Nghĩa Chánh

4,04

2,54

5

Phƣờng Trần Hƣng Đạo

0,52

0,33

6

Phƣờng Nguyễn Nghiêm


0,53

0,33

7

Phƣờng Nghĩa Lộ

4,01

2,52

8

Phƣờng Chánh Lộ

2,51

1,58

9

Phƣờng Trƣơng Quang Trọng

9,26

5,82


5

II

Xã Ngoại Thị

1

125,31

78,79

Xã Nghĩa Dũng

6,64

4,18

2

Xã Nghĩa Dõng

6,07

3,82

3

Xã Tịnh Hòa

17,85


11,22

4

Xã Tịnh kỳ

4,45

2,80

5

Xã Tịnh Thiện

12,14

7,63

6

Xã Tịnh Ấn Đông

9,81

6,17

7

Xã Tịnh Châu


6,55

4,12

8

Xã Tịnh Khê

15,54

9,77

9

Xã Tịnh Long

8,47

5,33

10

Xã Tịnh Ấn Tây

7,26

4,56

11


Xã Tịnh An

9,20

5,78

12

Xã Nghĩa Phú

4,06

2,55

13

Xã Nghĩa Hà

13,83

8,70

14

Xã Nghĩa An

3,44

2,16


159,04

100,00

TỔNG


6

Hình 1.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Sau khi có Quyết định 2116/QĐ-UBND ngày 31.12.2010 về việc phê duyệt điều
chỉnh Quy hoạch chung thành phố Quảng Ngãi đến năm 2030, TP. Quảng Ngãi tập
trung phát triển kinh tế - xã hội, định hƣớng phát triển hạ tầng, phát triển không gian,
cảnh quan kiến trúc theo mô hình thành phố bên sông. Trong đó, trục sông Trà Khúc
đƣợc lấy làm trung tâm và đô thị đƣợc phát triển dọc đôi bờ sông Trà, theo hƣớng xuôi
về biển.
1.2. Điều kiện tự nhiên thành phố Quảng Ngãi
1.2.1 Địa hình
Thành phố Quảng Ngãi nằm về phía hạ lƣu của sông Trà Khúc, địa hình có dạng
đồng bằng hẹp xen kẽ các quả đồi bát úp, các đồi này có đỉnh bằng phẳng dốc về 4
phía với độ dốc từ 5-15%. Trong vùng nội thị có núi Thiên Ấn, Thiên Bút, núi Ông,
sông Trà Khúc, sông Bàu Giang tạo nên môi trƣờng sinh thái tốt, cảnh quan đẹp. Phía
Đông – Đông Nam núi Bút có hòn Nghiên, quen gọi là hòn Mu Rùa. Phía Nam – Tây
Nam có một gò đồi, xƣa gọi là núi Sơn Xuyên (vì có đàn Sơn Xuyên thờ sông núi), sau
gọi là Quy Sơn. Đại bộ phận đất đai của thành phố Quảng Ngãi là đồng bằng, có độ


7
cao thay đổi dần từ Tây sang Đông, khoảng từ 9.0m (phƣờng Quảng Phú) đến 3.5m
(xã Nghĩa Hà, xã Tịnh Kỳ) so với mặt biển.

Tại phạm vi khu vực nghiên cứu (lƣu vực tiêu 1), địa hình gần nhƣ bằng phẳng,
độ dốc nhỏ và thay đổi thấp dần theo hƣớng Tây, Tây Nam về phía Đông.
1.2.2. Khí hậu:
- Mƣa: Lƣợng mƣa trung bình năm khoảng 2.650 mm. Mùa mƣa ở đây ngắn và
khá lớn, mƣa bắt đầu từ tháng IX đến tháng XII hàng năm, lƣợng mƣa chiếm từ 70 đến
80% lƣợng mƣa cả năm. Hai tháng mƣa lớn nhất là tháng IX và tháng X có lƣợng mƣa
vào cỡ 600 đến 900 mm/tháng. Mùa mƣa trùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc và bão
trên biển Đông.
- Mùa khô kéo dài từ tháng I đến tháng VIII với lƣợng mƣa chỉ
chiếm 20 đến 30% tổng lƣợng mƣa hàng năm.
- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình khoảng 85%.
- Nắng: Tổng số giờ nắng khoảng từ 2000 đến 2200 h/năm. Tháng 5 có số giờ
nắng nhiều nhất khoảng 242 h/tháng, tháng 12 có số giờ nắng ít nhất, khoảng 90
h/tháng.
- Gió: Tỉnh Quảng Ngãi có gió Tây khô nóng trong mùa hè. Hiện tƣợng nắng
nóng kéo dài nhiều ngày, kèm với gió Tây Nam mạnh cũng gây ra khô hạn trong vùng.
- Gió mùa Đông Bắc: xuất hiện vào mùa Đông, hƣớng gió thịnh hành là hƣớng
Đông và Đông Bắc, thƣờng gây ra gió giật, các cơn lốc và mƣa to, ẩm ƣớt, đồng thời
nhiệt độ giảm mạnh.
- Bão: Bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hƣởng đến Quảng Ngãi thƣờng trùng vào
mùa mƣa (tháng IX đến tháng XII). Các cơn bão đổ bộ vào Quảng Ngãi thƣờng gây ra
gió mạnh và mƣa rất lớn. Bão thƣờng tập trung vào các tháng IX, X và tháng XI. Khả
năng xuất hiện vào tháng X là lớn nhất, tuy nhiên mùa bão diễn biến phức khá phức
tạp qua các năm.
1.2.3. Địa chất
Đặc điểm cấu trúc địa chất phạm vi nghiên cứu nhìn chung giống nhƣ các khu
vực đồng bằng của tỉnh Quảng Ngãi đó là:
- Phần trên: gồm các lớp đất bùn sét, sét pha, cát pha và cát lẫn cuội sỏi có
nguồn gốc bồi tích thuộc trầm tích đệ tứ, các lớp đất đƣợc phân bố thành từng lớp rõ
ràng. Phần dƣới: chủ yếu là đá granite.

- Đất đá trong khu vực nghiên cứu, về cơ bản có tính thấm yếu. Nƣớc ngầm có
trữ lƣợng ít, hầu nhƣ chỉ gặp trong các đới nứt nẻ của đá gốc và các trầm tích cát cuội
sỏi với diện phân bố và độ dày rất hạn chế trong khu vực. Việc khai thác nƣớc để cung
cấp cho thành phố chủ yếu lấy từ tầng nƣớc nông dọc theo sông Trà Khúc. Nhìn


8
chung, nƣớc nƣớc ngầm ít ảnh hƣởng đến nền móng công trình trong quá trình đầu tƣ
phát triển hạ tầng đô thị của thành phố.
1.2.4. Thủy văn
Khu vực nghiên cứu thoát nƣớc cho đô thị thành phố Quảng Ngãi chịu tác động
chính từ chế độ thủy văn của Sông Trà Khúc:
- Trà Khúc là con sông lớn nhất tỉnh, bắt nguồn từ vùng rừng núi Kon Plong Kon Tum ở độ cao trung bình từ 1300 - 1500m. Phần thƣợng nguồn sông chảy theo
hƣớng Nam Bắc qua các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây khi đến Thạch Nham sông
chảy theo hƣớng Tây - Đông đổ ra biển tại cửa Cổ Luỹ. Sông có chiều dài: 135 km,
diện tích lƣu vực 3240 km2, diện tích tính đến Thạch Nham là 2840 km2, mật độ lƣới
sông 0,39 km/km2, độ cao bình quân lƣu vực 558m và độ dốc bình quân lƣu vực
18,5%.
Sông Trà Khúc bao gồm 3 phụ lƣu chính sau:
Sông Re có

Flv = 625 km2, chiều dài sông 82 km.

Sông Đăk xe lô có Flv = 633 km2, chiều dài sông 65,5 km.
Sông Đăk Đring có Flv = 454 km2, chiều dài sông 42,5 km.
- Trƣớc đây sông Trà Khúc có lƣu lƣợng tƣơng đối lớn. Đời Tự Đức sông Trà
Khúc đƣợc liệt vào hạng sông lớn và đƣợc ghi vào điền sử. Từ năm 1986 đến nay, do
yêu cầu thuỷ lợi hoá, sông Trà Khúc đƣợc xây dựng đập ngăn nƣớc ở trung lƣu để xây
dựng công trình thuỷ lợi Thạch Nham nên vào mùa khô dòng chảy qua khu vực thành
phố Quảng Ngãi gần rất ít. Sông có độ dốc lớn nên vào mùa mƣa, lũ từ thƣợng nguồn

đổ về gây nên tình trạng ngập lụt trên diện rộng cho vùng hạ du, nhất là các huyện ven
sông và thành phố Quảng Ngãi.
1.3. Điều kiện dân sinh, kinh tế-xã hội
1.3.1. Dân số - lao động
Dân số thành phố Quảng Ngãi khoảng 252.050 ngƣời. Mật độ dân số thành phố
hiện là cao nhất cả tỉnh khoảng 1.067 ngƣời/km2 và đang có xu hƣớng tăng nhanh;
mật độ dân số cao, tập trung chủ yếu ở các phƣờng nội thị. Thành phần dân tộc chủ
yếu là ngƣời Kinh. Riêng dân số khu vực nghiên cứu vào khoảng … ngƣời.
Thành phố Quảng Ngãi là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh nên lực
lƣợng lao động có khoa học, nghiệp vụ chuyên môn và công nhân kỹ thuật lành nghề
chiểm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động; dân số phi sản xuất nông nghiệp chiếm 63,73%
so với tổng dân số.


9
1.3.2. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế thành phố Quảng Ngãi thời kỳ 2011 - 2018 đã có những chuyển
dịch đáng kể, theo hƣớng ngày càng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Nền kinh tế
của thành phố đã có những nét thể hiện là nền kinh tế của đô thị lớn; tốc độ tăng
trƣởng của các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng khá cao (35,5%).
- Ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản: chiếm 59,5% trong tổng giá trị sản xuất
vào năm 2011, đến năm 2018 tăng lên 61,3%
- Các ngành dịch vụ: chiếm 34,8% vào năm 2011, đến năm 2018 tăng 35,5%
- Ngành nông, lâm, thuỷ sản: chiếm 5,7% vào năm 2011, đến năm 2018 giảm
2,3%
- Cơ cấu kinh tế có những chuyển biến tích cực qua từng năm, tăng tỉ trọng
ngành thƣơng mại dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản.
- Kinh tế phát triển khá nhƣng vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và thế mạnh.
Việc kêu gọi đầu tƣ, nâng cấp, mở rộng các chợ trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn.
Hạ tầng du lịch chƣa đƣợc đầu tƣ nhiều, còn thiếu các điểm vui chơi, giải trí có quy

mô lớn. Chƣa xây dựng các khu dịch vụ du lịch sinh thái gắn với xây dựng khu đô thị
mới để phục vụ nhu cầu của nhân dân.
- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn phát triển chƣa bền vững. Hạ
tầng công nghiệp chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức. Trình độ lao động trong lĩnh vực công
nghiệp còn thấp, lực lƣợng lao động chƣa qua đào tạo còn nhiều.
- Việc nhân rộng các mô hình có giá trị kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp
còn gặp nhiều khó khăn. Chƣa xây dựng đƣợc mô hình liên kết sản xuất, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp, thủy sản hiệu quả chƣa cao.
Công tác quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản ở các xã ven biển chƣa đảm bảo; chỉ
đạo và tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới ở một số xã chƣa thực sự quyết liệt.
- Khai thác nguồn thu từ quỹ đất đạt thấp, vẫn còn tình trạng nợ đọng thuế. Chƣa
xây dựng đƣợc chƣơng trình phát triển khoa học - công nghệ phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội.
1.3.3. Văn hoá, xã hội
Trong thời kỳ 2011 - 2018 nền kinh tế của thành phố phát triển với tốc độ nhanh;
đi liền với sự phát triển kinh tế, các vấn đề xã hội cũng có bƣớc phát triển khá rõ nét;
các cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng đƣợc tăng cƣờng trên tất cả các lĩnh vực.
1.3.4. Y tế, giáo dục
Hiện nay, công tác giáo dục trong thành phố đang phát triển mạnh, và luôn đi đầu
trong cả tỉnh, đặc biệt là vấn đề xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, phổ cập tiểu học và xoá
mù chữ.


10
Trên địa bàn thành phố có 2 trƣờng Đại học là: Trƣờng Đại học Phạm Văn Đồng
và Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh - Phân hiệu Quảng Ngãi; 04 trƣờng
cao đẳng; 09 trƣờng Trung học phổ thông; 23 trƣờng Trung học Cơ sở; 32 trƣờng Mẫu
giáo; 10 trạm và trung tâm y tế; 01 bênh viện Đa khoa. Các trƣờng học và trạm y tế cơ
bản đã đƣợc trang bị khá đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác giảng dạy,
học và khám chữa bệnh.

1.3.5. Văn hoá, thể thao, viễn thông và phát thanh truyền hình
- Các cơ sở văn hoá nhƣ Thƣ viện, Nhà văn hoá đang ngày càng đƣợc củng cố,
đầu tƣ xây dựng. Do đó các mặt hoạt động nhƣ cổ động, thông tin - tuyên truyền, hội
diễn văn nghệ, thƣ viện đã phục vụ tốt và đem lại kết quả thiết thực cho nhân dân.
- Công tác thể dục - thể thao, ngày càng phát triển, nhiều cơ sở đã đƣợc đầu tƣ
nhƣ: nhà luyện tập - thi đấu, bóng chuyền, quần vợt, ... phục vụ tốt cho các tầng lớp
nhân dân trong thành phố.
- Hiện thành phố có 01 đài phát thanh truyền hình, 01 đài truyền thanh và 10 đài
truyền thanh cơ sở.
Mạng viễn thông trong địa bàn thành phố phát triển nhanh cả về truyền dẫn và
chuyển mạch.
Nhận xét:
Qua những nét đặc trƣng về dân sinh kinh tế và các số liệu thống kê trình bày
trên cho thấy:
- Thành phố Quảng Ngãi là trung tâm kinh tế - chính trị của cả tỉnh; có nguồn lao
động dồi dào (trong độ tuổi lao động chiếm 60,05%), mức sống của dân cƣ cao so với
các huyện đồng bằng trong tỉnh.
- Là một đô thị có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, đặc biệt là các ngành công
nghiệp và dịch vụ; cơ sở hạ tầng đang phát triển mạnh mẽ, mật độ dân số có xu hƣớng
tăng cao trong những năm tới (tốc độ tăng dân số cơ là 0,86%), nền kinh tế của thành
phố có nhiều nét thể hiện là một đô thị lớn.
- Cùng với sự gia tăng dân số, phát triển và mở rộng các khu công nghiệp thì nhu
cầu nƣớc phục vụ đời sống và kinh tế của thành phố sẽ tăng cao trong một vài năm tới.
Nghĩa là sẽ phải tăng công suất khai kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng về thoát
thoát, chống ngập úng cho đô thị.
1.4. Hiện trạng hệ thống hạ tầng đô thị
1.4.1. Hạ tầng kỹ thuật
 Hệ thống mạng lƣới giao thông: Tổng chiều dài hệ thống đƣờng giao thông
trên địa bàn thành phố là 460,7km. Trong đó, đƣờng quốc lộ (quốc lộ 1A và quốc lộ
24B) dài 32,4km; đƣờng đô thị chủ yếu có kết cấu mặt đƣờng bê tông nhựa dài



11
127,8km; đƣờng thôn, hẻm phố có kết cấu bằng bê tông xi măng dài 300,5km. Cùng
với việc đầu tƣ nâng cấp hệ thống mạng lƣới đƣờng giao thông, thành phố phối hợp
đầu tƣ nâng cấp bến xe, hiện nay trên địa thành phố có 3 bến xe và một số bãi đậu xe,
với tổng diện tích 4,9ha; Tuyến đƣờng sắt Bắc Nam đi qua thành phố có chiều dài 4km
đảm bảo cho việc đi lại của hành khách và vận chuyển hàng hóa Bắc Nam và các tàu
địa phƣơng.
 Hệ thống mạng lƣới điện: Thành phố Quảng Ngãi hiện đang sử dụng nguồn
điện lƣới quốc gia tại trạm biến áp 110kV Núi Bút có công suất (40+25)MVA và tổ
máy phát Diezel dự phòng có tổng công suất lắp đặt 9,05 MW; trạm trung gian Sơn
Tịnh (2x5600) kVA, trạm 110 kV Tịnh Phong và trạm trung gian Quảng Phú (2x4000)
kVA. Nguồn điện cơ bản đáp ứng cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn. Hệ thống
điện chiếu sáng đƣợc đầu tƣ trên 417 tuyến đƣờng với tổng chiều dài 227,7km; trong
đó 117 tuyến đƣờng phố chính dài 142km, 300 tuyến đƣờng thôn, hẻm phố dài 85,7km.
 Hệ thống cấp nƣớc: Hệ thống cấp nƣớc đƣợc đầu tƣ, cải tạo mở rộng đến nay
đạt công suất 23.000m3/ngày.đêm; với tổng chiều dài mạng lƣới đƣờng ống cấp nƣớc
khoảng 200,8km. Nguồn nƣớc thô khai thác là nguồn nƣớc ngầm, các giếng khoan
nằm ven sông Trà Khúc (phía Đông và phía Tây cầu Trà Khúc 1), phía Nam nằm dọc
hai bên đƣờng Hai Bà Trƣng và phía Bắc dƣới cầu Trà Khúc 1.
 Hệ thống thoát nƣớc: Hệ thống thoát nƣớc của thành phố hiện nay là hệ thống
thoát nƣớc chung cho nƣớc mƣa và nƣớc thải cấu tạo bằng ống bê tông cốt thép chôn
ngầm dọc theo các trục đƣờng chính khu vực trung tâm thành phố và một số các khu
dân cƣ mới đƣợc hình thành. Số còn lại chƣa có cống thoát (chủ yếu tập trung ở các
khu dân cƣ cũ, xây dựng trƣớc năm 2000) và chảy tràn trên bề mặt khu dân cƣ.
 Nƣớc thải công nghiệp: Khu công nghiệp Quảng Phú đã có trạm xử lý nƣớc
thải, các cơ sở sản xuất kinh doanh cũ hầu hết chƣa qua xử lý, hoặc mới đƣợc xử lý sơ
bộ trƣớc khi xả ra các kênh, mƣơng, sông...
 Nƣớc thải bệnh viện: Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi đã xây dựng trạm làm

sạch nƣớc thải (công suất 600 m3/ngày), còn lại các trung tâm y tế khác chƣa có hệ
thống xử lý nƣớc thải hoặc có nhƣng chỉ xử lý sơ bộ trƣớc khi xả ra môi trƣờng.
 Hệ thống công viên, cây xanh: Hiện nay thành phố đang quản lý, chăm sóc trên
13.327 cây xanh trên 80 tuyến đƣờng và 139.000 m2 thảm cỏ.
 Hạ tầng thông tin: Trong thời gian qua, với tốc độ phát triển nhanh của ngành
công nghệ thông tin, các mạng vô tuyến ngày càng phát triển mang đến các dịch vụ
hiện đại, tiện ích cao nhƣ: Điện thoại di động, Internet, truyền hình, chuyển khoản,
Fax…đã từng bƣớc đáp ứng nhu cầu liên lạc, giải trí của nhân dân. Đến nay, trên địa
bàn thành phố có 110 trạm thu, phát sóng.


12
1.4.2. Hạ tầng xã hội
 Thƣơng mại: Chợ, siêu thị đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp đáp ứng nhu cầu phục vụ
cho khu vực thành phố và các khu vực lân cận. Đến nay, thành phố có 26 chợ, trong đó
01 chợ loại I, 05 chợ loại II, 20 chợ loại III và 03 siêu thị lớn.
 Giáo dục: Trên địa bàn thành phố có 02 trƣờng Đại học, 04 trƣờng Cao đẳng,
02 trƣờng Trung cấp, 10 trƣờng THPT, 23 trƣờng THCS, 30 trƣờng tiểu học, 32
trƣờng mầm non cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy học cho học sinh và sinh viên. Ngoài ra,
công tác xã hội hóa trên lĩnh vực giáo dục mần non đƣợc đẩy mạnh, các nhà đầu tƣ đã
xây dựng 03 trƣờng mần non: Hoa Cƣơng, Tuổi Thơ, Sơn Ca.
 Y tế: Hệ thống y tế trên địa bàn rất đa dạng, có đầy đủ các tuyến y tế từ cơ sở
đến tuyến tỉnh gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh 800 giƣờng bệnh và các bệnh viện chuyên
khoa tỉnh: Bệnh viện Lao và bệnh phổi (100 giƣờng), Bệnh viện Tâm thần (100
giƣờng), Bệnh viện Y học cổ truyền (50 giƣờng). Hiện đang tiến hành xây dựng Bệnh
viện Sản nhi quy mô 300 giƣờng dự kiến đƣa vào sử dụng đầu năm 2017. Tuyến cơ sở
gồm: Bệnh viện đa khoa thành phố Quảng Ngãi (100 giƣờng), Trung tâm y tế dự
phòng thành phố, Bệnh viện đa khoa Sơn Tịnh (210 giƣờng) và 23 trạm y tế xã
phƣờng. Ngoài ra còn có nhiều cơ sở khám chữa bệnh tƣ nhân chất lƣợng cao, đƣợc
đầu tƣ trang thiết bị y tế hiện đại nhƣ: Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao, Phòng Khám đa

khoa Phúc Hƣng, Minh Quang, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân.
 Văn hóa - TDTT: Trên địa bàn thành phố có các công trình văn hóa-TDTT
nhƣ: Sân Vận động với 20.000 chỗ ngồi, Trung tâm thể thao (gồm nhà thi đấu, bể bơi),
Trƣờng đào tạo năng khiếu thể thao, Nhà Văn hóa lao động với 1.000 chỗ ngồi, Nhà
Văn hóa Thiếu nhi, Trung tâm thanh thiếu nhi thành phố, Trung tâm Triển lãm, Nhà
bảo tàng, Quảng trƣờng, Thƣ viện của tỉnh và thành phố, Rạp chiếu bóng, Siêu thị sách,
Đài phát thanh truyền hình, công viên và vƣờn hoa, Nhà văn hóa xã, phƣờng và thôn,
tổ dân phố, các điểm luyện tập thể dục thể thao. Ngoài ra, lắp đặt thiết bị thể dục thể
thao tại khu công cộng; công tác xã hội hóa trên các lĩnh vực thể dục thể thao đƣợc
đẩy mạnh, hình thành 24 sân bóng đá mini và nhiều sân tennis, cầu lông, trung tâm thể
dục thể hình từng bƣớc đáp ứng nhu cầu tập luyện thể dục thể thao của nhân dân.
1.5. Tình trạng ngập úng đô thị phía bờ Nam thành phố
1.5.1 Các dòng sông ven đô thị bờ nam sông Trà Khúc
Trong khu vực đô thị nằm phía Nam thành phố Quảng Ngãi, hai dòng sông có
ảnh hƣởng đến việc ngập úng và thoát lũ nội thành là sông Trà Khúc và Bàu Giang.
Đặc điểm chế độ dòng chảy của hai con sông này nhƣ sau:


13
1.5.1.1 Sông Trà Khúc:
- Dòng chảy năm: Sông Trà Khúc có dòng chảy rất phong phú với mô đuyn dòng
chảy bình quân nhiều năm đạt 70 ÷ 80 l/s/km2. Dòng chảy năm trung bình nhiều năm
tại Sơn Giang với diện tích lƣu vực F = 2706km2 đạt 193m3/s tƣơng ứng với dòng
chảy là 71,3l/s/km2 và tổng lƣợng dòng chảy 6,1 tỷ m3 nƣớc. Dòng chảy phân bố
không đều trong năm, tổng lƣợng dòng chảy mùa lũ lớn hơn nhiều dòng chảy mùa khô.
Do sự phân phối dòng chảy khá bất lợi và không đồng đều trong năm nên việc sử dụng
khai thác nguồn nƣớc tự nhiên phục vụ dân sinh gặp nhiều khó khăn.
- Dòng chảy lũ: Với đặc điểm của sông ngắn, dốc, lƣu vực lớn, mƣa tập trung
nên thƣờng gây lũ lụt cho vùng hạ lƣu vào mùa mƣa, trong đó có thành phố Quảng
Ngãi. Tuy nhiên thời gian lũ không kéo dài. Mùa lũ hàng năm trên lƣu vực sông Trà

Khúc kéo dài từ tháng X tới tháng XII. Tuy nhiên mùa lũ ở đây cũng không ổn định.
Nhiều năm lũ xảy ra từ tháng IX và cũng nhiều năm sang tháng I năm sau vẫn có lũ
(trận lũ tháng 01/2009). Đặc điểm của dòng chảy lũ là biên độ lũ cao, cƣờng suất nƣớc
lũ lớn, thời gian lũ lên ngắn, dạng lũ nhọn (đặc điểm này là do cƣờng độ mƣa lớn, tập
trung nhiều đợt, tâm mƣa nằm ở trung hạ du các lƣu vực sông, độ dốc sông lớn, nƣớc
tập trung nhanh). Lƣu vực sông Trà Khúc có thời kỳ lũ tiểu mãn, lũ sớm, lũ chính vụ
và lũ muộn.
- Lũ lớn nhất trong năm: Thƣờng xảy ra vào tháng XI là tháng có mƣa lớn nhất.
Khả năng lũ lớn nhất hàng năm xảy ra vào tháng X chỉ chiếm khoảng 21%, xảy ra vào
tháng XII chiếm 8%, còn lại tập trung chủ yếu vào tháng XI chiếm tới 71%.
- Dòng chảy kiệt: Về mùa kiệt, dòng chảy trong sông nhỏ, nguồn cung cấp nƣớc
cho sông chủ yếu là nƣớc ngầm. Mùa kiệt trên sông Trà Khúc kéo dài từ tháng I tới
tháng IX với tổng lƣợng dòng chảy chỉ chiếm 20% ÷ 30% tổng lƣợng dòng chảy năm.
Trong năm có 2 thời kỳ kiệt, thời kỳ kiệt nhất xuất hiện vào tháng IV, với lƣu lƣợng
tháng Qbq = 50,0m3/s tƣơng ứng với mô số bình quân 18,0l/s/km2, thời kỳ kiệt thứ 2
xảy ra vào tháng VII, VIII với lƣu lƣợng trung bình tháng VIII là 61,0m3/s. Nhƣ vậy
tỷ lệ dòng chảy trung bình tháng IV và tháng VIII so với dòng chảy năm đạt 2,15% và
2,61%. Ba tháng kiệt nhất, tháng III, IV, V, lƣợng dòng chảy chỉ chiếm 7,93% lƣợng
dòng chảy năm. Hai tháng VII, VIII, lƣợng dòng chảy chỉ chiếm 5,24% lƣợng dòng
chảy năm. Trong khi đó lƣợng dòng chảy tháng XI chiếm 30,16% dòng chảy năm.
1.5.1.2. Sông Bàu Giang:
- Sông Bàu Giang là một nhánh sông nhỏ (chi lƣu) thuộc lƣu vực sông Phƣớc
Giang, nằm hoàn toàn trong vùng đồng bằng thuộc các huyện Nghĩa Hành, Tƣ Nghĩa.
Sông Bàu Giang bắt nguồn từ dãy núi Gò Gai, phía tây xã Nghĩa Kỳ, huyện Tƣ Nghĩa,
giáp với phái Tây xã Hành Thuận – huyện Nghĩa Hành. Phần lớn chiều dài sông chảy
qua vùng địa hình đồng bằng có độ cao (5-20)m. Gần hết diện tích lƣu vực là đồng


14
bằng, làng mạc, nên dòng chảy sông mang đặc trƣng của dòng chảy sông đồng bằng,

độ dốc sông nhỏ, biên lƣu vực không rõ ràng. Chênh lệch lƣợng dòng chảy giữa 2 mùa
khô và mùa lũ khá lớn. Lƣợng nƣớc mùa khô trên sông chủ yếu là lƣợng nƣớc hồi quy
do khu canh tác ruộng lúa mang lại.
- Dòng chảy chính theo hƣớng là hƣớng Đông –Tây, sau khi qua cầu Bàu Giang
sông chuyển hƣớng Tây Nam – Đông Bắc, rồi hợp lƣu với sông Phú Thọ. Lƣu vực tính
tới vị trí cầu Bàu Giang (tại QL IA) có diện tích lƣu vực là 74,5km2. Chiều dài sông
chính: 10,2km, độ dốc sông chính : 0,17 o/oo, mật độ lƣới sông: 0,38 km/km2, bề rộng
trung bình lƣu vực: 2,60km.
- Dòng chảy năm: Sông Bàu Giang với mô đuyn dòng chảy bình quân nhiều năm
khoảng 49,0 l/s/km2. Dòng chảy năm trung bình nhiều năm với diện tích lƣu vực F =
74.5 km2 đạt 2,3m3/s và tổng lƣợng dòng chảy 73 triệu m3 nƣớc.
- Dòng chảy lũ: Với đặc điểm của sông vùng đồng bằng, mƣa tập trung vào
tháng X tới tháng XII nên thƣờng gây lũ lụt cho vùng hạ lƣu vào mùa mƣa, trong đó có
thành phố Quảng Ngãi. Đặc điểm của dòng chảy lũ cƣờng suất nƣớc lũ lớn, thời gian
lũ lên ngắn, không kéo dài, dạng lũ nhọn (đặc điểm này là do cƣờng độ mƣa lớn, tập
trung nhiều đợt, tâm mƣa nằm ở trung hạ du các lƣu vực sông).
1.5.2. Tình trạng ngập úng đô thị phía Nam thành phố Quảng Ngãi
1.5.2.1. Phân chia lưu vực tiêu thoát nước
Hiện tại, do điều kiện địa hình khu vực nội đô trung tâm phía bờ nam sông Trà
Khúc đƣợc phân chia thành 3 lƣu vực tiêu thoát nƣớc chính với tổng diện tích khoảng
1243 ha. Trong đó: Phạm vi nghiên cứu là Lƣu vực tiêu 1 (gồm phƣờng Lê Hồng
Phong, Trần Phú và một phần Trần Hƣng Đạo và Nguyễn Nghiêm). Lƣu vực tiêu 3
(gồm Nghĩa Chánh, Trần Hƣng Đạo và một phần Chánh Lộ, Nguyễn Nghiêm). Hai lƣu
vực này tập trung tiêu thoát nƣớc ra sông Trà Khúc. Lƣu vực tiêu 2 (gồm Nghĩa Lộ và
một phần Chánh lộ) tập trung tiêu thoát nƣớc ra sông Bàu Giang.


15

Hình 1.2. Bảng đồ phân chia lưu vực khu nội đô

1.5.2.2. Đánh giá tình trạng ngập úng của phạm vi nghiên cứu
Thành phố Quảng Ngãi nói chung và khu vực nội đô (lƣu vực tiêu 1) nói riêng
luôn bị quá tải với tình trạng ngập úng xảy ra vào mùa mƣa lũ. Có nhiều nguyên nhân
dẫn đến tình trạng này, song tập trung chủ yếu các nguyên nhân (nguồn gốc gây ngập)
sau:
Thứ nhất, do yếu tố địa hình của lƣu vực tiêu 1 nằm phía bờ nam sông Trà Khúc
thấp hơn nhiều so với đỉnh mực nƣớc lũ sông Trà Khúc (đỉnh mực nƣớc lũ dao động từ
3.5m đến 7.5m, tƣơng ứng với từ mức lũ báo động 1 lên trên mức lũ báo động 3) và
xấp xỉ bằng đỉnh lũ sông Bàu Giang sông (đỉnh mực nƣớc lũ dao động từ 3.0m đến
5.0m), trong khi đó cao độ nền trong khu nội đô của trung tâm thành phố phía bờ nam
sông Trà Khúc dao động từ 4.0 đến 6.5m nên không thể tiêu thoát kịp thời khi xảy ra
mƣa lũ (mặt dù thành phố đã đầu tƣ xây dựng một trạm bơm cƣỡng bức công suất
12.000 m3/h và hai hồ điều hòa tại phƣờng Lê Hồng Phong nhằm giảm bớt tình trạng
ngập úng cho lƣu vực 1 nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc).


×