Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN THANH LIÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.75 KB, 18 trang )

THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ THU NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN
HUYỆN THANH LIÊM
1.Tình hình chung của Lao động nông thôn và thu nhập của người lao động
nông thôn ở Việt Nam.
1.1.Tình hình chung lao động ở nông thôn ở nước ta.
Trong khu vực nông thôn, tư liệu sản xuất chủ yếu của người lao động là
dất đai. Việc làm nông thôn phu thuộc nhiều vào đất canh tác, thiếu đất canh tác
ở mức độ nào đó đồng nghĩa với thiếu việc làm của lao động nông thôn và đặc
biệt là lao động nông nghiệp. Việclàm ở nông thôn hiện nay chủ yếu được thể
hiện dưới hình thức kinh tế hộ gia đình sản xuất nông nghiệp kết hợp với nghề
phụ hợac chuyển sang các hoạt động phi nông nghiệp nhưng vẫn giữ lại đất
được giao và đăng ký là lao động nông nghiệp.
Một phần vì dân số tăng nhanh, đất đai nói chung thì không thay đổi mà
còn phải chuyển đổi đẻ sử dụng cho các khu công nghiệp, khu dân cư cho nên
nông nghiệp hiện nay thiếu nhiều đát để canh tác, diên tích đát bình quân một
hộ nông dân là 4984m
2
, ở đồng bằng sông Cửu Long là 10149m
2
tỷ lệ thấp nhất
là ở Đồng Bằng Bắc bộ 2284m
2
, chênh lệch nhau tới 4,4 lần.
Nước ta là nước nằm trong khu vực khí hậu khắc nghiệt nắng lắm mưâ
nhiều vì vậy hoật động sản xuát nông nghiệp nói chung phụ thuộc vào nhiều
đến điều kiện thiên nhiên, khí hậu, thời tiết như mưa, gió, bão lụt, hạn hán và
mang tính thời vụ cao. Do đố, tính chất thời vụ, rủi ro cao và tình trạng bất ổn
định là đặc trưng của sản xuất nông nghiệp và lao động động nông thôn. Khi
cày cấy, gieo hạt làm mùa song người lao động nông thôn bước vào thoài kỳ
nông nhàn, lúc này việc làm thêm với họ là rất quan trọng và cần thiết để có thu
nhập. Vì vậy một số bộ phận lao động nông nghiệp nông thôn có biét chút ít


nghề phụ thường đi đến các địa phương khác hay các thành phố lớn để làm việc,
nhằm mục đích tận dụng thời gian nông nhàn và kiếm thêm thu nhập và đến khi
mùa vụ nông nghiệp họ lại trở về quê làm việc nên tính ổn định của công việc là
không cao.
Những năm gần đây, vấn đề việc làm càng trở nên khó khăn hơn rất
nhiều. Tình trạng nông nhàn ngày càng trở nên phổ biến, nếu để ý chúng ta sẽ
thấy rất nhiều người ngoại tỉnh đổ sô về các thành phhó lớn để kiếm việc làm
thêm từ đó có một số nơi đã hình thành nên cái gọi là “ chợ lao động”. Đặc biệt
trong tình trạng thiếu việc làm trong cả nước nói chung và trong khu vực nông
nghiệp nói riêng thì vấn đề nông nhàn càng trở nên bức xúc và đó còn là nguồn
bổ sung đáng lo ngại vào lực lượng lao độngthiếu việc làm nói chung và làm
tăng thêm dòng người di cư, di dân, di chuyển từ vùng này đến vùng khác, từ
nông thôn ra thành thị. từ đó cũng nảy sinh ra nhiều tình huống phức tạp, những
tệ nạn hình thành khiến xã hội phải lo lắng và quan tâm.
Cơ cấu lao động nông thôn: Trong những năm vừa qua cơ cấu lao động
nông thôn biến động theo xu hướng chuyển dịch một bộ phận lao động nông
nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp, quá trình này phụ thuộc vào sự phát
triển chung của kinh tế cả nước, vào sự phát triển của khu vực phi nông nghiệp
ngay tại các vùng nông thôn, sự đầu tư ngay tại các vùng nông thôn, đầu tư vào
cơ sở hạ tầng của nông thôn ngày càng nhiều, và sự phát triển các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp ngày càng nhiều và quy mô càng lớn. Theo số liệu
điều tra năm 2001 và 2006 về nông thôn, nôngnghiệp và nông dân cho thấy hiện
nay số hộ nông thôn cả nước tại thời điểm 01/07mỗi năm như sau :
Bảng 2.1 Cơ cấu hộ nông thôn theo ngành năm 2001 và 2006.
01/07/2001 01/07/2006
Triệu hộ Tỷ trọng( %) Triệu hộ Tỷ trọng (%)
Tổng số hộ nông thôn 13.07 100 13.77 100
Số nông hộ, lâm nghiệp và thủy
sản
10.57 81.0 9.78 71.1

Số hộ công nghiệp, xây dựng và
dịch vụ
2.50 19.0 3.99 28.9
(Nguồn: Tổng cục thống kê, trích từ số liệu điều tra nông thôn năm 2001
và 2006)
Mặc dù hộ nông thôn trong cả nước tăng nhưng tốc độ đã chậm hẳn lại so
với các thời ký trước. Cơ cấu ngành nghề ở khu vực nông thôn đã có sự thay đổi
nhanh theo hướng tích cực, giảm số lượng và tỷ trọng nhóm nông hộ công
nghiệp và dịch vụ. Đến 01/07/2006, số nông hộ, lâm nghiệp và thuỷ sản ở nông
thôn đã giảm 0,79 triệu hộ; số hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng 1.49
triệu hộ so với năm 2001. Ta thấy rõ rằng, so với năm 2001, tỷ trọng hộ nông,
lâm nghiệp và thuỷ sản khu vực nông thôn giảm từ 81% xuống còn 71,1% , tỷ
trọng hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng từ 19.0% lên 28.9% . Sự
chuyển dịch cơ cấu hộ nông thôn thời kỳ 2001 – 2006 diễn ra nhanh và rõ nét
hơn so với các thời kỳ khác. Cùng với sự thay đổi này thì cơ cấu ngành nghề
của lao động chuyển dịch nhanh hơn so với cơ cấu ngành nghề của hộ và trình
độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nông thôn được tăng lên. Tỷ lệ số người
trong tuổi lao động có khả năng lao động phân theo hoạt động chính thời gian
này thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động nông thôn theo ngành năm 2000 và 2006
Đơn vị: %
2000 2006
Tổng số lao động nông thôn 100 100
Lao động nông nghiệp 79.0 69.0
Lao động công nghiêp – xây dựng 8.3 14.9
Lao động dịch vụ 12.7 16.1
(Nguồn: Số liệu TK Việc làm - Thất nghiệp ở VN giai đoạn 1996- 2005 của Bộ
LĐTBXH và số liệu LĐVL-TN năm 2006, Bộ LĐTBXH)
Từ bảng trên ta thấy rằng: Lao động nông nghiệp giảm 10.0% so với năm
2000, lao động công nghiệp – xây dựng tăng 6.6%, lao động dịch vụ tăng 3,4%.

Xu hướng hoạt động đa dạng của ngành nghề của lao động ở khu vực nông thôn
ngày càng tăng. Số người trong độ tuổi lao động có tham gia hoạt động nông
nghiệp trong năm qua: lao động chuyên nông nghiệp chiếm 58,2%, lao động
nông nghiệp kiêm ngành nghề khác chiếm 27,6% và lao động phi nông nghiệp
có hoạt động phụ nông nghiệp chiếm 14,2%.
Trình độ học vấn và chuyên môn của lao động nông thôn: Trong công
cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước luôn luôn chú trọng đến phát triển toàn diện
nền kinh tế, trong những năm qua nước ta đã đạt được nhiều bước đột phá quan
trọng và nhiều thành tựu to lớn. Khu vực nông thôn nước ta nơi chiếm tới hơn
71% dân số và chiếm gần 40% lao động trong tổng số lao động của toàn xã hội
nhưng lao động ở đây vẫn đang trong tình trạng phát triển chậm và trình độ còn
thấp. Trong những năm trước về trình độ học vấn chuyên môn ở nông thôn, đặc
biệt là những vùng không phát triển nghề phụ mà chỉ thuần nông thì tình trạng
thừa lao động giản đơn không có tay nghề và trình độ chuyên môn kỹ thuật là
phổ biến.
Năm 2000 trong khu vực thành thị cứ 10 người tham gia hoạt động kinh
tế thì có 4 người đã tốt nghiệp trung học phổ thông, cao gấp hơng 3 lần so với
khu vực nông thôn, và tỷ lệ chưa biết chữ trong nông thôn lại cao gấp hơn 6 lần
so với khu vực thành thị. Tuy nhiên tỷ lệ lao động nông thôn đã tốt nghiệp trung
học cơ sở và trung học phổ thông chỉ chioếm 41,9%. thấp hơn so với khu vực
thành thị 19%. Đây cũng là một trở ngại lớn cho lao động nông thôn khi học
nghề tạic các cơ sở đào tạo tại các thành thị. Trình độ học vấn chuyên môn của
lao động nông thôn hoạt động phi nông nghiệp cũng rất thấp khoảng 65% tốt
nghiệp trung học cơ sở, 35% lao động trong các doanhnghiệp, hợp tác xã chưa
qua đào tạo tay nghề chuyên môn kỹ thuật, 54 – 68% lao động không được đào
tạo về trình độ chuyên môn, 8% được đào tạo trình độ trung cấp trở lên làm việc
trong doanh nghiệp và 4% làm việc tại các hợp tác xã và hộ gia đình. Và cũng
trong gia đoạn này tại khu vực nông thôn số lao động đã được đào tạo nghề,
chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 10,11%, thấp hơn gần 4 lần so với khu vực
thành thị (39,96%). Tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học

là rất thấp, thấp hơn so với khu vực thành thị (8,32%) hơn 9 lần.
Năm 2004 theo kết quả điều tra Nông thôn – Nông nghiệp do Tổng cục
Thống kê công bố, cả nước có 93,8% số lao động nông thôn chưa qua đào tạo,
chỉ có 2,3% lao động được đào tạo tay nghề trình độ sơ cấp hoặc công nhân kỹ
thuật, 2,4% có trình độ trung cấp kỹ thuật, 0,8% có trình độ cao đẳng và 0,7%
có trình độ đại học và tương đương. Con số trên cho thấy, đây là một trở ngại
thách thức lớn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, số liệu
trên cũng minh chứng rằng hơn lúc nào hết nhu cầu đào tạo nghề cho lao động
NN-NT là rất lớn và bức xúc.
Năm 2005 Số liệu điều tra năm 2005 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội cho thấy, ở khu vực nông thôn, lao động có trình độ THPT chỉ chiếm
13,7%, tốt nghiệp trung học cơ sở 34,6%, tiểu học 20%. Tình trạng mù chữ đối
với người lớn vẫn là thực tế đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số. Tỷ lệ trẻ em bỏ học ở vùng nghèo, nhất là trẻ em nữ là thách thức
lớn.Hạn chế này hiện đang ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đào tạo nghề cho
lao động nông thôn.Một mặt, lao động nông thôn bất lợi hơn so với lao động
thành thị về thể trạng, sức khoẻ, mặt khác trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề
nghiệp của đối tượng này cũng là điều đáng bàn. Theo thống kê, 83% lực lượng
lao động nông thôn chưa qua đào tạo, chỉ có hơn 2% có bằng cao đẳng hoặc đại
học (khoảng 0,7 triệu người), 3% tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, 3% có
chứng chỉ sơ cấp hoặc tập huấn nghề ngắn hạn, có tới 8,7% (gần 2,9 triệu
người) gọi là công nhân kỹ thuật nhưng chưa được cấp bất kỳ loại văn bằng
hoặc chứng chỉ nghề nghiệp nào.
Theo thống kê hiện tại, tỉ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đã qua
đào tạo của nước ta hiện rất thấp. Cả nước có 10 triệu hộ nông dân với hơn 30
triệu lao động trong độ tuổi, nhưng mới có 17% trong số đó được đào tạo, song
chủ yếu thông qua các lớp tập huấn khuyến nông cơ bản. Và theo bộ Công
Thương trong số 16,5 triệu thanh niên nông thôn chỉ có 12% tốt nghiệp phổ
thông trung học, 3,11% có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp trở lên
(thấp hơn 4 lần so với thanh niên đô thị). Tại những vùng miền núi Tây Bắc,

Tây Nguyên, Tây Nam bộ… đội ngũ cán bộ nông nghiệp, nông thôn thiếu trầm
trọng, chỉ chiếm 0,5%-0,6% lao động trực tiếp ở khu vực này.
Từ các số liệu thống kê trên chúng ta có thể thấy việc đào tao nghề cho
lao động ở nông thôn của nưóac ta là hết sức cấp bách, bởi vì trình độ nghề
nghiệp và chuyên môn của lao động nông thôn con quá thấp. Nắm bắt được vấn
đề này Đảng và Nhà nước ta cũng đã xây dựng các chương trình nhằm đào nghề
cho lao động nông thôn, có thể nói đến như Đề án tổ chức dạy nghề ở trình độ
sơ cấp (từ 1-3 tháng) cho lao động nông thôn trong độ tuổi lao động và có nhu
cầu học nghề. Để đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đi vào cuộc sống,
Chính phủ sẽ chi hơn 23.140 tỷ đồng trong 10 năm với mục tiêu: Mỗi năm đào
tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, nâng tỷ lệ lao động nông thôn
được đào tạo từ 20% (năm 2010) lên 50% (năm 2020)…Và chúng ta mong rằng
trong tương lai với các kế hoạch, chương trình về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn xẽ làm thay đổi được khu vực này một cách tốt nhất để cùng hoà nhịp với
quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của Đất nước.
Thời gian làm việc của lao động nông thôn: Trong thực tế tỷ lệ thời gian
làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn còn khá
thấp .Kết quả thống kê thời gian về tỷ lệ này của cả nước và từng vùng được
cho bởi bảng số liệu dưới đây, số liệu lấy từ điều tra về dân số và lao động của
Tổng cục thống kê.
Bảng 2.3: Thời gian làm việc của lao động nông thôn
Đơn vị: %
Năm
Vùng
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Cả nước 74.26 75.42 77.65 79.10 80.65 81.79
Đồng bằng sông Hồng
75.36 76.08 78.25 80.21 78.75 80.65
Đông Bắc Bộ 73.05 75.32 77.09 78.68 80.31 81.76
Tây Bắc Bộ 72.78 71.08 74.25 77.42 78.44 78.78

Bắc Trung Bộ 72.52 74.50 75.60 76.13 76.45 77.91
Duyên hải Nam Trung Bộ 76.40 74.85 77.31 79.11 77.81 79.81
Tây Nguyên 77.18 77.99 80.43 80.60 81.61 82.70
Đông Nam Bộ 76.42 75.43 78.45 81.34 82.90 83.46
Đồng bằng sông Cửu Long 73.38 76.53 78.27 78.37 80.00 81.70
Nguồn: Tỷ lệ thời gian làm việc được sử dụng của lao động trong độ tuổi
ở khu vực nông thôn phân theo vùng (Tổng cục thống kê ).
Từ bảng thống kê trên cho ta thấy được tỷ lệ thời gian làm việc được sử
dụng của lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn tuy vẫn còn thấp nhưng đã
thể hiện xu hướng tăng lên theo thời gian, với tốc độ tăng như thế này mục tiêu
của nước ta đến năm 2010 sẽ nâng quỹ thời gian sử dụng trong lao động nông
thôn lên khoảng 85%.
1.2 Tình hình chung về thu nhập.
1.2.1 Tình hình về thu nhập của người lao động Việt Nam.
Nước ta là một nước nghèo và đang trong quá trình phát triển, lao động
với trình độ còn thấp, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn nhiều. Thu nhập
bình quân của nước ta với chỉ vượt ngưỡng 1000USD/người/năm vào năm 2008
và thoát khỏi tình trạng các nước nghèo về thu nhập. Một phần thu nhập của
chúng ta thấp là do năng xuất lao động còn thấp. Năng suất lao động của Việt
Nam năm 2005 đạt 19,62 triệu đồng. Tốc độ tăng năng suất lao động tính theo
giá so sánh bình quân năm trong thời kỳ 2002- 2005 đạt 6,7%, thuộc loại khá
cao. Tuy nhiên, cũng còn nhiều vấn đề tồn tại. Một là, năng suất lao động trong
ngành nông, lâm nghiệp còn rất thấp; nếu trong năm 2005 mới đạt 6,26 triệu
đồng. thấp chỉ bằng 1/3 năng suất lao động chung và thấp xa so với các ngành
khác, trong khi tỷ giá lao động thuộc 2 ngành này lại chiếm quá nửa tổng số lao
động đang làm việc. Nguyên nhân chủ yếu do năng suất cây, con con thấp, như
năng suất lúa chỉ của Việt Nam đạt 48,9 tạ/ha, trong khi Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc đạt 62 tạ/ha; năng suất ngô của Việt Nam đạt 36 tạ/ha trong khi Mỹ,
Australia, Pháp đạt 80 tạ/ha… Hai là, nếu tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái,
năng suất lao động Việt Nam năm 2004 là 1090,5 USD (năm 2005 đạt

1241USD, trong khi của Philippines là 2419 USD, của Trung Quốc là 2152,3
USD, của Indonesia 2483,1 USD, của Thái Lan 4514 USD, của Malaysia
11276,2 USD,của Hàn Quốc 29057,6 USD, của Bruney 34697,5 USD,của

×