Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG HOÁ VÀ KINH DOANH KHO BÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.84 KB, 22 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNG HOÁ VÀ KINH
DOANH KHO BÃI
1.1 Lý luận cơ bản về dịch vụ vận tải hàng hoá
1.1.1 Dịch vụ.
Cùng với sự phát triển kinh tế, tỷ trọng của dịch vụ, đặc biệt là các dịch
vụ bao hàm mức độ trí tuệ cao, trong tổng thu nhập xã hội ngày càng tăng, ở các
nước phát triển, dịch vụ chiếm 70-75% GDP. Ngày nay, dịch vụ đó thực sự trở
thành một ngành có tầm quan trọng lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển và xã hội đi
lên. Vì vậy mà các nhà nghiên cứu đó kết luận rằng: “ sau xã hội công nghiệp
là xã hội dịch vụ, và nó là lĩnh vực sản xuất vật chất lớn nhất của xã hội hiện đại
“. vậy dịch vụ là gì?
- Theo nghĩa rộng: dịch vụ được hiểu là lĩnh vực thứ ba trong nền kinh tế
quốc dân. Theo cách hiểu này, các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai ngành
công nghiệp, nông nghiệp đều thuộc ngành dịch vụ.
- Theo nghĩa hẹp: dịch vụ là những hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh
doanh, bao gồm cả các hỗ trợ trước, trong và sau khi bán. Khác với hàng hóa
vật chất, dịch vụ là một quá trình và có bốn đặc điểm riêng biệt sau:
Một là, các dịch vụ là vụ vô hình: chất lượng của dịch vụ chủ yếu
phụ thuộc vào sự cảm nhận của khác hàng.
Hai là, dịch vụ không đồng nhất, luôn luôn biến động.
Ba là, sản xuất và tiêu dùng dịch vụ luôn diễn ra đồng thời.
Bốn là, dịch vụ không thể cất giữ được trong kho tàng làm phần
đệm, điều chỉnh sự thay đổi nhu cầu thị trường.
Cùng với đà phát triển của xã hội ngày càng có nhiều loại hình dịch vụ
mới rađời nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nói chung có hai loại hình
dịch vụ chính như: dịch vụ mang tính sản xuất (dịch vụ vận tải, cho thuê máy
móc...) và dịch vụ mang tính thương mại thuần tuý(dịch vụ quảng cáo, giám
định hàng hóa, tư vấn...). và đây chính là một thị trường rộng mở đối với các
doanh nghiệp.
1.1.2 Khái niệm vận tải
Vận tải là quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hàng hoá, hành khách


trong không gian và thời gian cụ thể để nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người. Các hoạt động này thường có sử dụng bằng một loại phương tiện vận tải
nào đó chẳng hạn ôtô, máy bay, tàu hoả hay các súc vật có khả năng như ngựa,
trâu, bò...
Vì sản xuất hàng hoá là sự gắn liền việc sản xuất với lưu thông và tiêu thụ
sản phẩm cho nên nếu không có hoạt động vận tải thì sẽ không có các hoạt động
sản xuất khác hoặc sản xuất sẽ trở nên vô nghĩa. Vận tải hàng hoá là một ngành
sản xuất vật chất đặc biệt, đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển
kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Vận tải tham dự vào mọi hoạt động sản xuất và nó là một khâu không thể
thiếu được của sản xuất xã hội. Hoạt động vận tải không chỉ tham gia vào khâu
lưu thông phân phối - vận chuyển hàng hoá (yếu tố đầu ra) đến tay người tiêu
dùng mà nó còn có nhiệm vụ tham gia trực tiếp vào khâu sản xuất như vận
chuyển yếu tố đầu vào (nhân lực, thiết bị, nguyên liệu,…) Bên cạnh ý nghĩa đó,
sự phát triển phương tiện và phương thức vận tải còn có ý nghĩa rút ngắn
khoảng cách giữa các địa phương.
Cũng như các hoạt động vận tải hàng hoá khác như đường sắt, đường
sông, đường hàng không, đường biển. Vận tải hàng hoá đường bộ có vai trò
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và nó có những lợi thế riêng so với các
loại hình vận tải khác mà chúng ta không thể phủ nhận là:
- Vận tải hàng hoá đường bộ nhanh chóng, cơ hội từ kho đến kho đáp ứng
nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nền kinh tế.
Các loại hình vận tải khác như đường sông, đường biển, đường sắt, hàng
không không thể vận chuyển hàng hoá đến nơi cuối cùng theo yêu cầu mà chỉ
có thể vận chuyển hàng hoá đến ga, bến cảng, sân bay rồi cuối cùng cũng chỉ có
vận tải đường bộ mới có thể đưa hàng hoá đến tận nơi chủ hàng mong muốn.
- Vận tải đường bộ không đòi hỏi vốn lớn trong việc đầu tư phương tiện,
dễ dàng trong tổ chức sản xuất nên mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia,
cũng không đòi hỏi các trang thiết bị đắt tiền hỗ trợ trong quá trình khai thác.
- So với tổng khối lượng vận tải hàng hoá của tất cả các loại hình vận tải

thì vận tải đường bộ chiếm một khối lượng vận tải hàng hoá lớn khoảng 70%.
- Góp phần thúc đẩy các loại hình vận tải khác và thúc đẩy các ngành
kinh tế phát triển.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá từ điểm đầu đến điểm
cuối phải trải qua nhiều công đoạn với nhiều phương thức vận tải liên hoàn như:
ô tô - tàu hoả - tàu thuỷ hoặc ngược lại. Trong mối liên hệ gắn bó chặt chẽ ấy
các loại hình vận tải khác phát triển thì nó cũng thúc đẩy vận tải ô tô phát triển
và đồng thời vận tải ô tô phát triển cũng tạo đà cho các loại hình vận tải khác
phát triển. Vai trò của vận tải nói chung và vận tải ô tô nói riêng như chiếc cầu
nối gắn liền cơ sở sản xuất với xã hội, các khu vực kinh tế thành một chỉnh thể
thống nhất. Cũng có thể nói rằng gần như toàn bộ sản phẩm của xã hội đều có
sự tham gia đóng góp của vận tải. Nói chung vận tải đóng góp một phần quan
trọng vào nền kinh tế của vùng, khu vực và cả nước đồng thời cũng góp phần
quan trọng trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa nước ta với các
nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
1.1.3 Đặc điểm của vận tải hàng hoá đường bộ
Cũng như vận tải nói chung, vận tải hàng hoá đường bộ không có đặc tính
vật hoá vì kết qủa của nó chỉ là sự di chuyển hàng hoá từ nơi này đến nơi khác.
Hay nói một cách khác, hoạt động vận tải là một hình thức dịch vụ, hình thức
dịch vụ này gắn liền sản xuất với hoạt động cung ứng vật tư và tiêu thụ sản
phẩm của mọi doanh nghiệp. Chính vì vậy vận tải ô tô có những đặc điểm cơ
bản là:
1.1.3.1 Tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu thụ
Nhờ có hoạt động vận tải từ nơi này sang nơi khác mà sản xuất và tiêu
thụ gắn liền với nhau, nghĩa là không có sản phẩm vận tải nào không được tiêu
thụ ngay, ngược lại không có tiêu thụ sản phẩm vận tải nào lại không đồng thời
gắn chặt với sản xuất vận tải. Tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu thụ được
xem xét trên 3 mặt: thời gian, địa điểm và quy mô. Điều đó có nghĩa là trong
vận tải không thể có sản xuất vào lúc này mà tiêu thụ vào lúc khác và không thể
sản xuất nhiều mà tiêu thụ ít. Từ đặc trưng cơ bản trên dần tới hệ quả tất yếu của

vận tải là:
Thứ nhất, không có sản xuất dự trữ:
Trong vận tải do sản xuất và tiêu thụ gắn liền làm một nên không thể có
sản xuất cho dự trữ. Điều này gây nên hậu quả có tính chất kinh tế cho vận tải
là: người ta không dự trữ sản phẩm vận tải mà phải tính toán dự trữ phương tiện
vận tải với chức năng phù hợp yêu cầu hàng hoá cần vận chuyển; ở phạm vi
toàn xã hội nhất thiết phải có phương tiện và lao động sản xuất để đáp ứng được
nhu cầu lớn nhất của thị trường. Điều này càng phải đặc biệt chú ý tới các yêu
cầu có độ đàn hồi nhỏ chẳng hạn vận chuyển hàng hoá trong mùa vụ.
Mặt khác, việc đảm bảo có dự trữ năng lực sản xuất (cả phương tiện và
lao động) dùng vào lúc cao điểm tất nhiên sẽ làm tăng chi phí chung cho vận tải
cho nên để giảm bớt chi phí này các doanh nghiệp vận tải phải có các biện pháp
tổ chức kết hợp hợp lý giữa khai thác và sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng.
Thứ hai, không có hoạt động trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng:
Trong các lĩnh vực sản xuất khác, giữa sản xuất và tiêu thụ có các hoạt
động khác thuộc khâu phân phối. Các hoạt động này đã tạo ra mối liên hệ kinh
tế giữa người sản xuất và người tiêu dùng, chẳng hạn như việc kiểm tra chất
lượng, phân loại, đánh giá, tổ chức hệ thống phân phối, tồn kho, dự trữ, còn
trong hoạt động vận tải, điều này không xảy ra mà chỉ có thể có một vài hoạt
động thuộc loại này xảy ra trước khi sản xuất như đại lý, môi giới vận chuyển
hàng hoá. Chính vì vậy mà đòi hỏi người sản xuất vận tải và người tiêu thụ vận
tải phải tổ chức để thực hiện quá trình vận tải.
1.1.3.2 Tính phục vụ tổng hợp
Ngày nay, diễn ra song song với các hoạt động vận tải còn có hàng loạt
các hoạt động khác như đóng gói, cân, đo đếm, bốc xếp, làm thủ tục giao nhận,
xuất khẩu, áp tải hàng hàng hoá. Sự hợp tác chặt chẽ giữa vận tải và chủ hàng
làm cho số lượng các hoạt động này tăng lên nhanh chóng. Nói tóm lại trong
hoạt động vận tải hàng hoá, yêu cầu phục vụ tổng hợp là một tất yếu, đảm bảo
cho chủ hàng hoàn toàn yên tâm khi tất cả các hoạt động trên qui về một mối và
cũng tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp vận tải trong việc bố trí, sắp xếp

phương tiện vận tải cũng như lao động và các dịch vụ kèm theo hoạt động một
cách có hiệu qủa nhất.
1.1.3.3 Tính chuyên môn hoá
Trong vận tải hàng hoá đường bộ, ngoài những phương tiện chuyên chở
hàng hoá thông thường còn có các phương tiện chuyên môn hoá như chở hàng
rời, hàng mau hỏng, hàng công kềnh, hàng dễ vỡ, dễ cháy nổ, hàng container,
Ngoài ra còn chuyên môn hoá theo phạm vi hoạt động tuyến vận tải như vận tải
trong nước, nước ngoài, đường ngắn, đường dài, trong tỉnh, liên tỉnh,
Việc chuyên môn hoá trong vận tải cho phép thiết kế, chế tạo và sử dụng
phương tiện tốt hơn. Nhờ các phương tiện này mà yêu cầu đối với vận tải được
đảm bảo hơn ( như an toàn hơn, nhanh hơn, rẻ hơn). Có thể kể ra đây hàng loạt
các phương tiện đường bộ chuyên môn hoá như: xe téc, xe đông lạnh, xe tự dỡ,
xe container, Ngoài ra còn tạo ra khả năng chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ
công nhân viên làm công tác vận tải. Một mặt, những người này hiểu biết sâu
sắc đặc tính hàng hoá hơn; mặt khác, họ có khả năng biết đặc thính phương tiện
vận tải sâu hơn.
1.1.3.4 Tính đặc trưng đo lường sản phẩm vận tải
Giá trị sử dụng của sản xuất vận tải phát sinh và được tiêu thụ ngay trong
quá trình vận tải. Sau hoạt động vận tải, giá trị sử dụng của vận tải không còn
nhưng giá trị sản xuất của vận tải vẫn tồn tại trong giá trị của đối tượng được
vận chuyển. Cũng giống như đối với các sản phẩm khác, giá trị của sản phẩm
vận tải được xác định bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra quá trình
hoạt động vận tải đó. Thời gian lao động xã hội này bao gồm cả giá trị của lao
động vật hoá (dịch chuyển vào sản phẩm) và lao động sống (mới sáng tạo) ra
sản phẩm vận tải là đối tượng được di chuyển. Chúng ta cần lưu ý tới một điều
ở đây là không thể nói tới giá trị mà không có giá trị sử dụng. Trong hoạt động
vận tải, nhu cầu vận chuyển chỉ là nhu cầu mang tính thứ cấp. Điều đó có nghĩa
là ngoài mục di chuyển còn ẩn một mục đích khác, nguyên thuỷ mang tính chất
cấp thiết của chủ hàng. Nếu nhu cầu nguyên thuỷ này đòi hỏi đối tượng được
vận chuyển phải có nơi được chở đến thì lúc đó hoạt động vận tải thoả mãn

được nhu cầu này. Do đó khi hàng hoá được vận chuyển tới nơi yêu cầu thì giá
trị của nó tăng thêm một lượng đúng bằng giá trị của hoạt động vận tải tạo ra.
Biểu hiện về mặt giá thành sản phẩm thì giá thành này có bao gồm chi phí cho
vận tải.
Học thuyết của Mark đã chỉ ra rằng, trong sản xuất hàng hoá nhận giá trị
mới, giá trị này tồn tại độc lập và nhờ có phần đóng góp của lao động sống vào
hàng hoá, nên nó cao hơn giá trị nguyên vật liệu, thiết bị để làm ra hàng hoá đó.
Mark đã diễn đạt điều đó bằng biểu thức mô tả các giai đoạn kế tiếp tiên tục
biến tiền dưới dạng tư bản công nghiệp, qua quá trình sản xuất ra giá trị mới cao
hơn hàng hoá, để rồi cuối cùng lại trở lại dạng tiền với số lượng nhiều hơn.
Nếu ta coi sản phẩm vận tải có thể bán được thì bán chính bản thân hoạt
động phục vụ vận tải chứ không thể coi đấy là hàng hoá tách rời khỏi quá trình
sản xuất do đó quá trình tạo ra giá trị mới trong vận tải sẽ không có khâu hàng
hoá mới được sản xuất ra. Tóm lại hoạt động vận tải là một dạng sản xuất vật
chất đặc biệt, sản phẩm của nó là chính bản thân hoạt động ấy. Sản phẩm vận tải
được sinh ra và tiêu thụ ngay trong quá trình hoạt động.
Việc xác định đúng đắn quá trình vận chuyển (sản phẩm vận tải) cho phép
xác định đúng đắn các đại lượng đo lường số lượng cũng như chất lượng sản
xuất vận tải.
1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của dịch vụ vận tải.
1.1.3.1 Hiệu qủa kinh doanh theo chi phí kinh doanh của doanh nghiệp
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh theo chi phí kinh doanh của doanh
nghiệp được tính theo công thức:
H
CPKD
= TR/TC
KD
Với H
CPKD
- Hiệu quả kinh doanh tính theo chi phí kinh doanh

TR - Doanh thu vận tải của kỳ tính toán
TC
KD
Chi phí kinh doanh kỳ phát sinh
1.1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng vận tải.
Chỉ tiêu 1: Tính đảm bảo, an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hóa
Đối tượng vận tải là hàng hóa, do vậy phải đảm số lượng, chất lượng
hàng hóa vận tải, đảm bảo an toàn cho người điều khiển và phương tiện vận tải,
hàng hóa vận tải, người và công trình mà phương tiện đi qua, đảm bảo độ tin
cậy về thời gian vận tải, địa điểm giao nhận, ... Đây là chỉ tiêu quan trọng chúng
ta phải phân tích và tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng để các cơ quan chức năng và
chủ phương tiện có biện pháp kiểm tra, đảm bảo an toàn tuyệt đối. Mức độ an
toàn liên quan đến vấn đề tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông xảy ra trên
những đoạn đường có chiều dài khác nhau, lưu lượng và thành phần chạy xe
khác nhau.
Chỉ tiêu 2: Tính nhanh chóng, kịp thời
Chỉ tiêu đánh giá thời gian cho một chuyến hàng bao gồm: thời gian tiếp
nhận thông tin từ khách hàng đến khâu gửi hàng, thời gian vận chuyển hàng hóa
từ điểm đầu đến điểm cuối, thời gian nhận hàng. Chỉ tiêu này không chỉ phụ
thuộc vào chất lượng phương tiện và chất lượng tuyến đường mà còn phụ thuộc
vào khâu giao nhận hàng.
Chỉ tiêu 3: Tính kinh tế
Xem xét lợi ích tổng hợp của người sản xuất, người tiêu dùng và của đơn
vị vận tảI như: Chi phí cho bao bì, đóng gói hàng hóa vận tải, tác động của vốn
lưu động dự trữ có liên quan đến vận tải, chi phí bảo quản hàng hóa, chi phí cho
vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa, chi phí cho đại lý và các chi phí khác.
Chỉ tiêu 4: Chỉ tiêu thuận tiện
Đó là sự thuận tiện từ khâu chuẩn bị hàng để gửi, thuận tiện trong khi làm
thủ tục vận tải, thuận tiện khâu nhận hàng. Đây là chỉ tiêu không lượng hóa đó
là sự tin cậy của khách hàng dành cho chủ phương tiện.

1.1.4. Khái niệm và đặc điểm của vận chuyển hàng hoá bằng container
* Khái niệm:
Vận chuyển hàng hóa bằng container là việc xếp dỡ, chuyên chở và bảo
quản hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển bằng cách sử dụng (Freight
Container) một loại thùng chứa hàng hóa đặc biệt, có kích thước được tiêu
chuẩn hóa, có sức chứa hàng hóa lớn và có kết cấu bền chắc cho phép được sử
dụng nhiều lần.
Vận chuyển hàng hóa bằng container bắt nguồn và ra đời từ những
nghiên cứu, tìm kiếm và thực nghiệm phương thức kết hợp những kiện hàng
nhỏ, riêng lẻ thành một hàng lớn, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc xếp dỡ,
chuyên chở và bảo quản hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng, do đó
nâng cao hiệu quả kinh tế vận tải.
* Đặc điểm
Container là một thùng chứa hàng đặc biệt khác với các loại thùng chứa
hàng thông thường bằng gỗ, cát - tông, hoặc kim loại được dùng làm bao bì có
tính chất tạm thời, không bền chắc, không có kích thước, trọng lượng được tiêu
chuẩn hóa trong quá trình chuyên chở.
Container có một số đặc điểm sau:
- Có hình dạng cố định, bền chắc, sử dụng được nhiều lần (bằng kim
loại).
- Có cấu tạo riêng biệt thuận lợi cho chuyên chở hàng bằng một hoặc
nhiều phương thức vận tải; không phải xếp dỡ ở dọc đường.

×