Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro đối với dự án xin vay vốn tại Sở giao dịch I ngân hàng Công Thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.63 KB, 11 trang )

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi
ro đối với dự án xin vay vốn tại Sở giao dịch I ngân hàng Công
Thương
2.1 Phương hướng của Sở giao dịch I ngân hàng Công Thương trong thời gian
tới
2.1.1 Về huy động vốn
- Sở giao dịch I ngân hàng Công Thương tích cực thu hút lượng tiền gửi từ dân cư,
tập trung đẩy mạnh việc huy động vốn, nâng cao tỷ trọng huy động trung và dài hạn để
đáp ứng cho nhu cầu cho vay đầu tư và phát triển.
- Sở ngày một đa dạng hoá các loại sản phẩm huy động, để đáp ứng nhu cầu tiền
gửi của khách hàng một cách tối đa.
- Mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, với những khách hàng lớn ngày
được tăng cường và xiết chặt, cũng như ngày một mở rộng quan hệ với khách hàng mới
và khách hàng tiềm năng.
- Với mục tiêu đảm bảo tự chủ về nguồn vốn, đảm bảo thanh khoản và đáp ứng
hoàn toàn nhu cầu cho vay và đầu tư, Sở giao dịch I đề ra cho mình cơ cấu nguồn hợp
lý.
- Sở giao dịch I đã, đang và sẽ xây dựng, phát triển sản phẩm huy động vốn mang
đặc trưng của mình. Theo đó, mở rộng danh mục khách hàng, phát triển những kế
hoạch có tiềm năng lớn về tiền gửi.
- Sở luôn luôn phải theo dõi, nắm bắt thông tin, nghiên cứu cũng như dự báo xu
hướng biến động của lãi suất để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời.
2.1.2 Về thẩm định và cho vay dự án
- Sở giao dịch luôn đề ra cho mình phương hướng nhằm nâng cao chất lượng công
tác tín dụng, thẩm định dự án do đó làm tăng trưởng dư nợ cho vay.
- Sở luôn luôn chú trọng công tác kiểm tra, giám sát sau khi giả ngân, hạn chế tối
đa những rủi ro có thể xảy ra đối với khoản vay, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích.
- Nâng cao vai trò của công tác đánh giá rủi ro và thẩm định dự án, để đảm bảo an
toàn trong tín dụng và bảo lãnh. Sở giao dịch I đảm bảo việc trích lập dự phòng rủi ro
tín dụng theo đúng với thực tế hoạt động tín dụng cũng như quy định của ngân hàng và
hướng dẫn của Hội sở chính.


- Thường xuyên rà soát, đôn đốc theo dõi các khoản vay, đảm bảo việc sử dụng
vốn đúng mục đích. Từ đó tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở an toàn và
chắc chắn.
- Tăng cường việc rà soát hồ sơ tín dụng, đảm bảo thực hiện tuân thủ đầy đủ
những quy trình đã đề ra, và thống nhất theo quy định của NHNN hay Hội sở chính.
Song song với việc tiếp tục theo dõi, bám sát các doanh nghiệp có rủi ro như có nợ xấu,
nợ tồn đọng, từ đó bám sát và xử lý, tận thu các khoản nợ khó đòi để tạo điều kiện cơ
cấu lại nợ.
- Sở giao dịch I ngân hàng Công Thương ngày một đa dạng hoá các hình thức cho
vay như cho vay nhà ở, cho vay trả góp, vay tín dụng…
2.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro trong
thẩm định dự án xin vay vốn tại Sở giao dịch I ngân hàng Công Thương
2.2.1 Giải pháp về quy trình đánh giá rủi ro
Quy trình đánh giá rủi ro tại Sở giáo dịch I còn sơ sài và có phần chưa hợp lý.
Chính vì vậy, ngân hàng cần khắc phục bằng cách đánh giá một cách đầy đủ hơn nữa
các khía cạnh của dự án:
+ Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án => Rủi ro về cơ chế chính sách
+ Thẩm định khía năng cung cấp, đáp ứng nguyên vật liệu đầu vào = > Rủi ro về
cung cấp
+ Thẩm định về thị trường của sản phẩm => Rủi ro về thị trường và thu nhập
+ Thẩm định các điều kiện vĩ mô => Rủi ro về kinh tế vĩ mô
+ Thẩm định về kỹ thuật và công nghệ => Rủi ro về kỹ thuật vận hành
+ Thực hiện về phương thức diện tổ chức và quản lý thực hiện dự án => Rủi ro về
thi công xây dựng
+ Thẩm định hiệu quả tài chính dự án => Rủi ro về khả năng trả nợ của dự án
Để đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án xin vay vốn nhiều ngân hàng ở nước ta
đã áp dụng phương thức xếp hạng tín dụng, với những cách thức rất chuyên nghiệp để
đưa ra từng mức điểm đối với dự án từ đó đưa ra kết luận của mình, đồng ý cho vay hay
khước từ đối với dự án. Phương thức xếp hạng tín dụng là rất quan trọng, do vậy Sở
giao dịch I cần tiếp tục xây dựng và củng cố phương thức này có chiều sâu hơn nữa, để

có những cách nhìn, cách đánh giá về dự án ngày càng chính xác và đầy đủ hơn. Một
trong những yếu tố quan trọng nhất của phương pháp này, là sự tham gia của các
chuyên gia giàu kinh nghiệm để đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản trị trong tình hình mới và
tiếp cận tối đa với các chuẩn mực quốc tế. Việc đo lường và định dạng các loại rủi ro
tín dụng tại Sở giao dịch I sẽ ngày càng được thực hiện thống nhất và tập trung hơn
trong suốt quá trình cho vay, quản lý khoản vay từ Hội sở đến tất cả các điểm giao dịch.
Từ đó, giúp cho Sở giao dịch có thể hoạch định được các chính sách tín dụng và chính
sách quản trị rủi ro phù hợp, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng đúng theo quy
định của ngân hàng Nhà nước. Về phần các khách hàng, việc áp dụng thành công
chương trình này cũng sẽ mang nhiều lợi ích hơn cho họ. Bở lẽ, thông qua phương thức
chấm điểm tự động thời gian xử lý các giao dịch của ngân hàng sẽ nhanh chóng hơn.
Đồng thời, các khách hàng được xếp loại tốt sẽ nhận được nhiều chính sách ưu đãi về
giá, phí, chương trình khách hàng thân thiết hay có nhiều cơ hội hợp tác cùng ngân
hàng. Ngoài ra các khách hàng sẽ có cơ hội thường xuyên được bảo đảm hoạt động tài
chính, kinh doanh lành mạnh. Bởi lẽ, họ sẽ được tư vấn chu đáo hơn từ các cán bộ của
ngân hàng.
Chính vì vậy, Sở giao dịch I ngân hàng Công Thương cần nhanh chống đưa hệ
thống mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ thành công sau khi được ngân hàng Nhà nước
phê duyệt.
Tuy vậy, trong công tác đánh giá rủi ro tín dụng thì kinh nghiệm đánh giá và
chuyên môn của chính các cán bộ tác nghiệp vẫn là yếu tố chủ quan và quan trọng hơn
cả mà không có phương pháp phân tích hay một hệ thống phức tạp nào có thể thay thế
được. Chính vì vậy, trong phương thức này, Sở giao dịch I cần kết hợp nhuần nhuyễn
yếu tố về nhân sự cũng như yếu tố về công nghệ để đảm bảo được thành công trong
chương trình này, xứng đáng là một trong những ngân hàng hàng đầu thành công trong
công tác xếp hạng tín dụng nội bộ theo chuần mực quốc tế.
2.2.2 Giải pháp về phương pháp đánh giá rủi ro

Đối với phương pháp định lượng
- Để việc đánh giá trở nên hoàn thiện hơn, khi phân tích độ nhạy, Sở cần đưa ra nhiều giá

trị mà một yếu tố ảnh hưởng có khả năng thay đổi. Ví dụ như việc xét trường hợp
doanh thu dự án tăng 10%, 15% hay chi phí giảm 10%, 15%, cũng như xem xét các chỉ
tiêu tài chính khi doanh thu giảm 10%, 15% hay chi phí tăng 10%, 15% có còn đạt hiệu
quả không, từ đó ngân hàng quyết định cho vay hay không?
- Bên cạnh đó, Sở giao dịch I cũng cần đánh giá dự án trong trường hợp có sự thay đổi
đồng thời của hai hay ba yếu tố để từ đó có cách nhìn chính xác hơn về các chỉ tiêu hiệu
quả tài chính của dự án khi có các biến động xảy ra.

Đối với phương pháp định tính
Để khắc phục những hạn chế đã nêu Sở giao dịch I cần áp dụng thêm các phương
pháp như: phương pháp ma trận SWOT, mô hình 5 lực lượng của Porter…
Phương pháp ma trận SWOT
Nghiên cứu mô hình SWOT chủ yếu dựa vào phân tích điểm yếu, điểm mạnh, cơ
hội, đe doạ/thách thức (Strength, Weakness, Opportunity, Threat). Cụ thể ở đây, trong
hoạt động tín dụng của ngân hàng, việc áp dụng mô hình SWOT sẽ tập trung vào phân
tích dựa trên những khí cạnh chủ yếu như: Môi trường, ngành, quản lý, sở hữu và khả
năng sinh lợi/dòng tiền của một doanh nghiệp.
+ Môi trường kinh doanh: Là những điều kiện về kinh tế, sự ổn định về chính trị -
xã hội, các chính sách của chính phủ, các khía cạnh xã hội, thị hiếu của người dân… Sở
cần xem xét những vấn đề nêu trên thì đầu là điểm mạnh của doanh nghiệp, liệu rằng
ngân hàng có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh hay
không? Sản phẩm của doanh nghiệp có đáp ứng nhu cầu của khách hàng không? Cũng
trong điều kiện như vậy, Sở cần phải nắm được những điểm yếu của doanh nghiệp.
Trong những thay đổi về môi trường kinh doanh mà con người khó có thể biết trước
được đó, doanh nghiệp có thể vượt qua được những khó khăn đó không? Và làm sao để
họ có thể tận dụng được cơ hội cũng như có đủ bản lĩnh để đương đầu với những thách
thức đặt ra đó. Từ đó, Sở sẽ đưa ra những kết luận: Những rủi ro về môi trường kinh
doanh xảy ra đối với doanh nghiệp chủ yếu là gí? Và doanh nghiệp đã làm thế nào để
giảm thiểu những rủi ro đó, và Sở có thể kiểm soát những rủi ro đó hay không?
+ Ngành kinh doanh: Cán bộ thẩm định rủi ro phải nắm được vị trí của doanh

nghiệp, nhà cung cấp chủ yếu, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, tính chu ký, tuổi thọ sản
phẩm từ dó có thể làm cơ sở đánh giá liệu rằng doanh nghiệp có giành được thế chủ
động trong môi trường cạnh tranh đó không? Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng hay không? Xu hướng phát triển của sản phẩm trong tương lai có gặp
khó khăn và trở ngại không?
+ Công nghệ - máy móc sản xuất
+ Vấn đề quản lý
Bên cạnh những yếu tố chủ yếu khác quyết định sự thành công hay thất bại trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thì vấn đề quản lý cũng cực kỳ quan trọng.
Ngân hàng cần đánh giá, xem xét những điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ lãnh đạo
trong doanh nghiệp, từ đó xem xét doanh nghiệp có đủ tin cậy để ngân hàng có quan hệ
lâu dài hay không? Theo đó, ngân hàng cần có sự giám sát và theo dõi thực tiễn quản lý
điều hành doanh nghiệp, cũng như khả năng sẵn sàng đối phó với những thay đổi, hay
các mối quan hệ với các chủ nợ, mối quan hệ với các ban ngành, khả năng xác định và
liệt kê các điểm yếu trong nguồn lực cảu doanh nghiệp. Từ đó đánh giá, nhìn nhận mối
quan hệ với nhân viên, và có cách nhìn bao quát nhất về ban điều hành trong doanh
nghiệp.
+ Vấn đề sở hữu: Ngân hàng xem xét vấn đề sở hữu trong một doanh nghiệp cũng
cần phải để ý đến một số khía cạnh như giá cả và xu thế hướng biến động của giá cổ
phiếu trên thị trường, hay mức độ đa dạng của thu nhập và vốn…
+ Khả năng sinh lời, dòng tiền.
Theo mô hình này cần đánh giá những thay đổi môi trường kinh doanh, lĩnh vực
kinh doanh, chiến lược phát triển của công ty ảnh hưởng đến mức dự báo trong tương
lai cũng như một số biến động trong lịch sử hay không?
2.2.3 Giải pháp về nội dung phân tích
Để đưa ra được quyết định xem có nên tài trợ cho dự án hay không, ngân hàng sử
dụng các kết quả của việc phân tích các nội dung đánh giá rủi ro. Chính vì vậy, để đưa
ra sự đánh giá một cách chính xác đối với 1 dự án đầu tư, Sở giao dịch I phải xử lý tốt
các nội dung đánh giá, từ đó giúp Ngân hàng lựa chọn được cho mình nhà đầu tư thích
hợp nhằm đem lại hiệu quả cho vốn đầu tư mà Ngân hàng bỏ ra.

- Đầu tiên chúng ta đi xem xét công tác đánh giá nhu cầu vốn đầu tư của dự án. Sở giao
dịch I cần phải xây dựng cho mình một bảng giá định mức trong từng lĩnh vực cụ thể để
làm căn cứ cho việc tiến hành thẩm định đánh giá rủi ro. Mặt khác, ngân hàng cũng
phải thành lập một tổ định giá độc lập để từ đó có thể định giá một cách chính xác nhất
những nhu cầu vốn đầu tư trong từng trường hợp của dự án, cũng như những dự án đầu
tư đặc thù.
- Thứ hai, Sở giao dịch I cần xác định lại những yếu tố doanh thu hoặc chi phí một cách
chính xác và đầy đủ hơn nữa. Điều này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có kiến thức về
chuyên môn cũng như cần phải có kiến thức về thị trường liên quan với những vấn đề
của dự án. Đối với chi phí của dự án, việc xác định thường có nhiều khó khăn. Bởi lẽ,
giá cả của các yếu tố đầu vào của khối lượng tính toán thường được xác định theo định

×