Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

1551757650159 tieu luan hue

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.04 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Phần I: Mô tả tình huống.......................................................................................3
Phần II: Phân tích tình huống................................................................................5
2.1 Cơ sở lý luận..............................................................................................5
2.2 Phân tích tình huống..................................................................................5
2.2.1 Nguyên nhân...........................................................................................5
2.2.1.1 Khách quan..........................................................................................5
2.2.1.2 Chủ quan..............................................................................................5
2.2.2 Hậu quả ..................................................................................................5
Phần III: Đề xuất phương án giải quyết tình huống..............................................6
Phương án 1.....................................................................................................8
Phương án 2.....................................................................................................9
Phương án 3...................................................................................................10
Phương án 4...................................................................................................11
Phương án 5...................................................................................................12
Phần IV: Kết luận và kiến nghị............................................................................13
4.1 Kết luận...................................................................................................13
4.2 Kiến nghị.................................................................................................14

1


LỜI MỞ ĐẦU
Đối với bất kỳ một quốc gia nào thì thuế cũng đóng một vai trò hết sức quan
trọng và chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước nhằm đáp ứng nhu
cầu chi cho quốc phòng, an ninh, giáo dục, y tế, nuôi bộ máy nhà nước. Việc
thực thi một số chính sách thuế có hiệu quả sẽ đảm bảo ổn định cho nguồn thu.
Ở Việt Nam phần lớn nguồn thu của ngân sách Nhà nước là thu từ thuế nên cần
phải có những phương pháp tính hợp lý nhằm đảm bảo sự công bằng cho các đối
tượng nộp thuế.
Xuất phát từ chủ trương duy trì, phát triển nông nghiệp góp phần quan


trọng duy trì phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội, nâng cao vai trò lãnh
đạo của Đảng ở nông thôn, thời gian qua chính sách thuế nói chung, thuế GTGT
nói riêng cũng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm khuyến khích sản xuất
nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản. Chính sách thuế GTGT quy định các sản
phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy, hải sản chưa qua chế biến của các tổ chức cá
nhân tự sản xuất bán ra không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT đã phần nào
khuyến khích sản xuất phát triển. Tuy nhiên, để quy định rõ hơn các chính sách
đối với đối tượng này, ngày 31/12/2013, Bộ Tài Chính ban hành Thông tư số
219/TT-BTC hướng dẫn chính sách thuế GTGT.
Trong thời gian qua có rất nhiều Doanh nghiệp và cơ quan quản lý thuế gặp
nhiều vấn đề bất cấp trong việc kê khai, áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng
(GTGT) đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ hải sản từ đó xuất hiện
những doanh nghiệp gian lận khâu trung gian chiếm đoạt tiền thuế. Xuất phát từ
ý nghĩa thực tiễn kết hợp với lý luận và vốn kiến thức tiếp thu trong quá trình
học tập chương trình: “ bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra viên thuế” tôi quyết định
chọn đề tài: “ Chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng nông lâm, thuỷ hải
sản cụ thể mặt hàng cám”. Do kinh nghiệm còn hạn chế, lý luận chưa chặt chẽ
và thời gian bồi dưỡng ngắn nên không khỏi có những thiếu sót, khiếm khuyết,
kính mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp quý báu của Qúy thầy cô.

2


Phần I: Mô tả tình huống
Ngày 19/12/2018, Cục thuế Thừa Thiên Huế nhận được công văn số 03/TV-CT
ngày 19/12/2018 của Công ty Cổ phần kinh doanh Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế,
xin được hướng dẫn các vướng mắc về thuế GTGT nội dung công văn như sau:
Công ty Cổ phần kinh doanh Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế, mã số thuế
3300101029, trụ sở tại lô 95, Khu An Dương Vương, thành phố Huế, thỉnh
Thừa Thiên Huế. Trước tiên Công ty xin chân thành cảm ơn Qúy Cục thuế đã

không ngừng hỗ trợ, hướng dẫn cho Công ty luôn tuân thủ luật thuế trong thời
gian qua. Tuy nhiên trong tháng 4 và tháng 5/2014, Bộ Tài chính đã ban hành
liên tiếp hai công văn sau:
- Công văn số 5165/BTC-TCHQ do BTC ban hành ngày 21/4/2014 và
- Công văn số 7062/BTC-TCT do BTC ban hành ngày 29/5/2014 về việc
thuế GTGT đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy, hải sản
Tại Công văn 7062 của BTC một lần nữa xuất hiện mâu thuẩn với Thông tư 219
gây lung túng cho doanh nghiệp khi áp dụng. Ngoài ra, dầu năm đến nay, BTC
cũng đã ban hành một loại các công văn hướng dẫn về thuế và hóa đơn, tuy
nhiên có một số vần đề công ty vẫn chưa nắm rõ do các công văn mâu thuẩn lẫn
nhau. Do vậy, Công ty kính mong Qúy Cục thuế hướng dẫn chúng tôi vướng
mắc sau:
- Áp thuế suất nào cho mặt hàng cám (cám gạo, cám lúa mỳ)
Như Qúy Cục thuế đã biết, tại khoản 3-Điều 10 quy định “thuế suất 5% của
Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của BTC hướng dẫn thu hành
luật thuế GTGT và Nghị Định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT quy
định như sau: “ Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác theo quy
định của pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi bao gồm các loại đã qua chế
biến hoặc chưa chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột
tôm và các loại thức ăn khác dung cho gia súc, gia cầm và vật nuôi.
3


Theo quy định trên, mặt hàng cám/bã/bột đã được ghi rõ và cụ thể trong Thông
tư 219 là “thức ăn chăn nuôi” và chịu thuế suất thuế GTGT là 5%. Tuy nhiên,
theo Công văn 7062 hướng dẫn them về các loại được phân loại vào “ Hàng
nông, lâm, thủy hải sản mới qua sơ chế” thi bao gồm những mặt hàng sau:
 Tôm nguyên liệu (chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế
thông thường) - làm sạch - để nguyên con hoặc lặt đầu, bóc vỏ (xẻ lưng,

rút tim…), cắt bụng, ép duỗi thẳng - xếp vào vỉ - hút chân không - đông
lạnh.
 Mực tươi - làm sạch - phân loại - cắt khúc, xếp khuôn - cấp đông - đóng
gói - xuất bán.
 Cá file; tôm, cá cấp đông.
 Hạt điều tươi - phơi - hạt điều khô - sàng, hấp, cắt tách - sấy khô - bóc vỏ
lụa - hun trùng - đóng thùng.
 Lúa (thóc) xay xát ra gạo - gạo đã qua công đoạn đánh bóng.
 Sản phẩm cám, tấm, trấu được tạo ra từ quá trình xay xát thóc được coi là
sản phẩm trồng trọt mới qua sơ chế thông thường hoặc chưa chế biến
thành sản phẩm khác.
 Phế phẩm, phụ phẩm của sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản
như tấm; trấu; đầu tôm; vỏ tôm; đầu cá; xương cá; nội tạng và phế phẩm
thu được sau giết mổ khác của động vật; mỡ tươi; … ở khâu kinh doanh
thương mại cũng thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế
GTGT.
Như vậy, rõ ràng là CV 7062 đã mâu thuẩn với TT 219, Vậy Công ty phải tuân
thủ theo Thông tư 219 hay công văn 7062 và làm thế nào để phân biệt được mặt
hàng nông sản mới qua sơ chế và phụ phẩm của chúng thuộc loại nông lâm, thủy
hải sản mới qua sơ chế và mặt hàng nào thuộc loại “ thức ăn chăn nuôi” bị chịu
thuế suất thuế GGT là 5%..
Kính mong nhận được sự hỗ trợ của Qúy cơ quan.”

4


Phần II: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1

Cơ sở lý luận

 Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ
 Nghị định 08/2010/NĐ-CP ngày 5/02/2014
 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013
 Công văn số 5165/BTC-TCHQ ngày 21/04/2014.
 Công văn số 7062/BTC-TCT ngày 29/5/2014
 Công văn số 2164/TCT-CS ngày 11/6/2014
 Công văn số 11604/BTC-TCT ngày 19/8/2014

2

Phân tích tình huống

2.1

Nguyên nhân

2.1.1

Khách quan:

Hệ thống quy phạm pháp luật ban hành chưa rõ ràng do đó khi đưa vào thực tiễn
áp dụng tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau cho người nộp thuế và cơ quan quản lý
thuế. Việc tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đối với sự thay đổi các chính sách
thuế chưa kịp thời tạo nên sự bị động cho người nộp thuế khi có phát sinh những
thay đổi trong việc thực thi các chính sách pháp luật của nhà nước.
2.1.2

Chủ quan:

Trình độ tiếp thu và xử lý văn bản của cán bộ, công chức còn hạn chế do đó

không đáp ứng kịp thời với sự thay đổi của chính sách thuế.
2.2.2 Hậu quả
 Đối với Nhà nước:


Qúa nhiều văn bản được ban hành song chưa có tính cụ thể ứng dụng vào

tình hình thực tế do đó khi đưa vào thực tiễn gây ra tình trạng lúng túng trong
cách xử lý vấn đề cho người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế, các văn bản ban

5


hành lại mâu thuẩn nhau không thống nhất càng tạo điều kiện cho người nộp
thuế lợi dụng khe hỡ pháp luật.


Nguồn thu ngân sách nhà nước bị giảm do sự hướng dẫn sai lệch không

đúng thần văn bản quy phạm pháp luật ban hành.
 Đối với người nộp thuế:


Việc ban hành nhiều văn bản song văn bản sau lại mâu thuẩn với văn bản

được ban hành gây khó khăn cho Doanh nghiệp dẫn đến tình trạng trì truệ trong
hoạt động sản xuất do chưa nắm bắt kịp thời các chính sách thuế.


Tăng chi phí cho việc sử dụng các hoạt động tư vấn bên ngoài về chính


sách pháp luật thuế do một phần nhận thức của người nộp thuế còn hạn chế.
Phần III: Đề xuất phương án giải quyết tình huống
3.1 Mục tiêu giải quyết tình huống:
 Đảm bảo kỷ cương, pháp luật phù hợp với nguyên tắc đảm bảo hài hoà lợi
ích kinh tế giữa Nhà nước và người nộp thuế.
 Giảm tối đa các mức thiệt hại kinh tế (nếu có), bảo vệ lợi ích của nhà
nước, lợi ích chính đáng của người nộp thuế.
 Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
3.2 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
**** Cơ sở giải quyết tình huống
Nhà nước đã thay đổi phương thức quản lý thuế trong Nghị định
209/2013/NĐ-CP và thông tư 219/2013/TT-BTC, tuy nhiên việc áp dụng còn
nhiều vấn đề có những cách hiểu khác nhaudo đó khi áp dụng vào thực tế xảy ra
tình trạng sai sót. Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: “ đối với mặt hàng
nông lâm, thủy hải sản chưa qua chế biến thuế suất thuế GTGT sẽ rơi vào ba
nhóm đối tượng:
 Đối tượng không chịu thuế GTGT: áp dụng đối với sản phẩm chưa chế
biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ
chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu
6


 Hàng hóa không phải kê khai tính nộp thuế GTGT: áp dụng đối với sản
phẩm chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông
thường của doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ bán cho các doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ ở khâu kinh doanh thương mại
 Hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 5%: áp dụng đối với sản phẩm đã
qua sơ chế biến thành các sản phẩm khác của doanh nghiệp, hợp tác xã

nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán ra ở khâu kinh doanh
thương mại.
 Hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 10%: áp dụng đã qua sơ chế thành
các sản phẩm khác của doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ bán ra ở khâu kinh doanh thương mại.
 Hàng hóa phải kê khai tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu:
áp dụng đối với sản phẩm do các hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp,
hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp trực
tiếp trên GTGT bán ra ở khâu kinh doanh thương mại (không phân biệt
sản phẩm đã qua sơ chế hay chưa)
Trong thời gian đầu thực hiện đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các
loại hàng hóa nói trên gặp lúng túng không xác định được loại hàng đang kinh
doanh chịu mức thuế suất bao nhiêu. Theo quy định mới thì để xác định doanh
nghiệp chịu mức thuế xuất bao nhiêu, cần dựa trên các yếu tố sau:
 Sản phẩm bán ra ở giai đoạn ban đầu tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh
bắt bán ra hoặc nhập khẩu ở giai đoạn kinh doanh thương mại
 Sản phẩm đã qua chế biến hay chưa.
 Sản phẩm do doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ bán ra hay do tổ chức, cá nhân khác nộp thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp bán ra.
 Sản phẩm được bán ra cho các tổ chức, cá nhân khác nộp thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp.
7


Căn cứ nội dung trên, phân tích lựa chọn phương án giải quyết đưa ra như sau:
Phương án 1: Giả thuyết Bộ Tài Chính chưa ban hành công văn
7062/BTC-TCT và mặt hàng Cám thuộc nhóm đối tượng chịu thuế suất
thuế GTGT 5%
 Cơ sở pháp lý:



Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013



Nghị định 08/2010/NĐ-CP ngày 5/02/2014



Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013

Căn cứ vào Khoản 5 Điều 5, Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của
Bộ Tài Chính về thuế GTGT hướng dẫn: “ Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,
hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông
thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải
kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá
không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ”
Tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định đối tượng áp dụng
thuế suất thuế GTGT 5%: “Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi
khác theo quy định của pháp luật về quản lý thức ăn chăn nuôi, bao gồm các loại
đã qua chế biến hoặc chưa chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột
xương, bột tôm và các loại thức ăn khác dung cho gia súc, gia cầm, vật nuôi.”
Đồng thời căn cứ vào khoản 1, Điều 3 Nghị định 08/2010/NĐ-CP ngày
5/02/2013 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi: “Thức ăn chăn nuôi là
những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống dưới dạng tươi, sống hoặc đã qua chế
biến, bảo quản bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn
hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn chăn
nuôi, Premix, hoạt chất và chất mang.”

Căn cứ vào những quy định nêu trên thì cám gạo, cám lúa mỳ đáp ứng quy
định về thức ăn chăn nuôi tại Nghị định 08/2010/NĐ-CP và thuộc Danh mục
tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm ban hành kèm Thông tư
8


26/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/6/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn thì thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT là 5%
Căn cứ nội dung trên, phương án giải quyết tình huống được đưa ra như
sau:
Phương án 2: Giả thuyết Bộ Tài Chính chưa ban hành công văn
7062/BTC-TCT và mặt hàng Cám thuộc nhóm đối tượng không chịu thuế
GTGT
 Cơ sở pháp lý:


Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013



Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013

Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy
định: “Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ
sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc
chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và
ở khâu nhập khẩu.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm
sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt,
ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo

quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu
huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản
thông thường khác.”
Căn cứ hướng dẫn trên mặt hàng cám gạo, cám mỳ là các sảm phẩm mới
được làm sạch, xay bỏ vỏ thuộc nhóm không chịu thuế GTGT.
Phương án 3: Giả thuyết Bộ Tài Chính chưa ban hành công văn
7062/BTC-TCT và mặt hàng Cám thuộc nhóm đối tượng không kê khai,
tính nộp thuế GTGT.
 Cơ sở pháp lý:


Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013

9




Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013

Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 quy
định: “Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các
sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã
ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên
hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và
thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các
sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như

hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp
thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư
này.
Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác
nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm
trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản
phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì
kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu”.
Căn cứ vào quy định trên nếu Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ bán mắt hàng cám mỳ, cám gạo ở khâu kinh doanh thương mại không
phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Phương án 4: Giả thuyết Bộ Tài Chính chưa ban hành công văn
7062/BTC-TCT và mặt hàng Cám thuộc nhóm đối chịu thuế GTGT thuế
suất 10%.
 Cơ sở pháp lý:


Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013



Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013



Công văn số 2164/TCT-CS ngày 11/6/2014
10


Căn cứ vào điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định: “Thuế suất 10%

áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và
Điều 10 Thông tư này. Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11
được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu,
sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại”.
Căn cứ vào Công văn số 2164/TCT-CS ngày 11/6/2014 quy định: “Tại điều
11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên hướng dẫn: "Thuế suất 10% áp dụng
đối với hàng hoá, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10
Thông tư này.
Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng
thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia
công hay kinh doanh thương mại..."
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, đối với mặt hàng bột bắp, bột mỳ là sản phẩm
đã qua chế biến áp dụng thuế suất thuế GTGT là 10%.”
Các mặt hàng áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% bao gồm:


Mặt hàng cám mỳ là phụ phẩm thu được từ quá trình sản xuất bột mỳ



Mặt hàng bã mỳ là phụ phẩm thu được từ củ khoai mỳ tươi trong quá

trình sản xuất tinh bột


Cám mỳ viên, cám gạo là phụ phẩm thu hồi sau công đoạn sản xuất ép

trích dầu còn lại phần xơ.
Phương án 5: Tổng Cục thuế ban hành Công văn số 11604/BTC-TCT ngày
19/8/2014

 Cơ sở pháp lý:


Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013



Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013



Công văn số 11604/BTC-TCT ngày 19/8/2014

11


Theo hướng dẫn thực hiện tại công văn số 7062/BTC-TCT ngày 29/5/2014 của
Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT đối với sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi,
thủy sản, hải sản có nêu: “…từ 1/1/2014, doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ bán các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản
chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường trước
đây đã áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% và thực phẩm tươi sống ở khâu kinh
doanh thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác thì không phải kê khai, tính nộp
thuế GTGT.
Sản phẩm cám, tấm, trấu được tạo ra từ quá trình xay xát thóc được coi là
sản phẩm trồng trọt mới qua sơ chế thông thường hoặc chưa qua chế biến thành
sản phẩm khác.
Tại công văn số 11064/BTC-TCT ngày 19/8/2014 của Bộ Tài chính hướng
dẫn về chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng cám và nguyên liệu sản xuất
thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy hải sản có nêu: “…Sản phẩm đã qua

chế biến (bao gồm cả cám) dùng làm thức ăn chăn nuôi hoặc nguyên liệu để sản
xuất thức ăn chăn nuôi được định danh cụ thể tại khoản 3 Điều 10 Thông tư số
219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hoặc đáp ứng các quy
định về thức ăn chăn nuôi tại Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 02/05/2010
của Chính phủ và thuộc Danh mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm
được phép lưu hành tại Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TTBNNPTNT ngày 25/6/2012 của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn thì áp
dụng thuế suất thuế GTGT 5%.”
Căn cứ hướng dẫn nêu trên, mặt hàng cám, tấm, trấu được tạo ra từ quá
trình xay xát thóc được coi là sản phẩm trồng trọt mới qua sơ chế thông thường
hoặc chưa qua chế biến thành sản phẩm khác thì không phải kê khai, tính nộp
thuế GTGT ở khâu kinh doanh thương mại.
Trường hợp từ ngày 01/01/2014 đến nay Công ty đã thực hiện khác với
hướng dẫn của Bộ Tài chính tại các công văn trên thì không thực hiện điều chỉnh
lại, Công ty được kê khai, khấu trừ và hoàn thuế theo quy định.

12


Lựa chọn Phương án
Phương án 1,2,3,4: đây là phương án giả thuyết chưa có công văn 7062 và công
văn 11604 hướng dẫn: không chọn các phương án này.
Phương án được chọn là phương án 5: Thuế GTGT là một loại thuế gián
thu, người tiêu dùng là người chịu thuế nhưng người bán hàng là người nộp
thuế. Vai trò của nó là điều tiết thu nhập đảm bảo công bằng xã hội, tạo nguồn
thu cho ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam ngành chiếm tỷ trọng lớn là nông
nghiệp, chăn nuôi. Do đó một chính sách thuế được ban hành ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống, hoạt động kinh doanh của người nông dân.
Ngành chăn nuôi truyền thống vốn sử dụng cám gạo như một loại nguyên
liệu chính trong chăn nuôi. Nhà nước nên khuyến khích các nhà khoa học
nghiên cứu đưa ra giải pháp nhằm tối ưu hóa khẩu phần thức ăn chăn nuôi trong

đó sao cho tận dụng được nguồn cám gạo trong nước. Sử dụng hiệu quả những
phụ phẩm của lúa gạo sẽ giúp ngành chăn nuôi tiết kiệm được ngoại tệ hiện
dùng để nhập khẩu các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tiếp tục duy trì và mở
rộng các ưu đãi, hỗ trợ đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi như cho
nông dân vay vốn ưu đãi đầu tư để phát triển nguồn nguyên liệu để sản xuất thức
ăn chăn nuôi. Việc đưa nguyên liệu thức ăn nuôi vào nhóm ngành hàng không kê
khai, tính nộp thuế ở khâu kinh doanh thương mại góp phần hỗ trợ, khuyến
khích phát triển chăn nuôi do đó gắn liền với thực tiễn và có tính khả thi cao.
Phần IV: Kết luận và kiến nghị.
4.1 Kết luận
Phương án được lựa chọn trong tình huống trên là phương án 5: mặt hàng cám,
được tạo ra từ quá trình xay xát thóc được coi là sản phẩm trồng trọt mới qua sơ
chế thông thường hoặc chưa qua chế biến thành sản phẩm khác thì không phải
kê khai, tính nộp thuế GTGT ở khâu kinh doanh thương mại. Cụ thể:
 Bước 1: Xác định được nhóm hàng cám gạo, cám lúa mỳ thuộc nhóm đối
tượng không kê khai, tính nộp thuế GTGT

13


 Bước 2: Thời điểm Công ty lúng túng trong việc áp dụng mức thuế suất
thuế GTGT nào cho nhóm cám gạo, cám mỳ: Công ty gửi công văn
hướng dẫn chính sách thuế vào thời điểm tháng 6 tu72c là sau khi Bộ Tài
chính đã ban hành công văn 5165/BTC-TCQH và Tổng Cục Thuế ban
hành công văn 7062/BTC-TCT hướng dẫn về chính sách thuế GTGT đối
với sản phẩm trồng trọt chăn nuôi, thủy hải sản. Ở đây Công ty không nêu
rõ trong thời gian từ ngày Thông tư 219 có hiệu lực tức 01/01/2014 đối
với hai mặt hàng cám gạo, cám lúa mỳ Công ty đang áp mức thuế suất
nào,
 Bước 3: Thực hiện theo tinh thần của phương án được lựa chọn để giải

quyết vấn đề, nếu trước thời điểm tháng 6, công ty áp dụng mức thuế suất
5% cho mặt hàng cám gạo, cám lúa mỳ Công ty không thực hiện điều
chỉnh, Công ty được kê khai, khấu trừ và hoàn thuế theo quy định.
4.2 Kiến nghị
 Chính sách:
Để đem lại hiểu quả cao và có tính ứng dụng thực tiễn đáp ứng được yêu cầu
của nền kinh tế thì chính sách thuế phải được xây dựng một cách dễ hiểu minh
bạch.
Chính sách thuế phải đảm bảo tính ổn định lâu dài, tránh sửa đổi bổ sung
liên tục gây khó khan cho các đối tượng kinh doanh.
Đơn giản hóa các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá
nhân kinh doanh
Khi phát hiện có sự chồng chéo, ngoài việc ban hành ngay các văn bản quy
phạm pháp luật để điều chỉnh thì các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải đề ra
các giải pháp, tạo mọi điều kiện giúp các đối tượng bị ảnh hưởng có điều kiện
thuận lợi để khắc phục thì sẽ nhận được nhiều sự đồng tình ủng hộ.
Phương pháp tính thuế nên thống nhất một phương pháp tính thuế là phương
pháp khấu trừ thuế.
 Nghiệp vụ quản lý

14


Tuyên truyền quản lý sâu rộng, thường xuyên cho tổ chức cá nhân các văn bản
quy phạm pháp luật, tạo môi trường đóng góp ý kiến của cá nhân kinh doanh lấy
ý kiến để từ đó hoàn thiện chính sách, tạo được niềm tin.
Cũng cố tăng cường nguồn lực lượng cán bộ công chức về mặt chất lượng,
sắp xếp tổ chức phù hợp với trinh độ chuyên môn để phát huy tối đa năng lực
bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.


Tài liệu tham khảo.
1. Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ
2. Nghị định 08/2010/NĐ-CP ngày 5/02/2014
3. Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013
4. Công văn 5165/BTC-TCHQ ngày 21/04/2014

15


5. Công văn số 7062/BTC-TCT ngày 29/5/2014
6. Công văn số 2164/TCT-CS ngày 11/6/2014
7. Công văn số 11604/BTC-TCT ngày 19/8/2014

16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×