Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 27 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới các cô, chú, anh, chị cán bộ của “CÔNG
TY TNHH THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN PHỤC HƯNG 37” đã tận tình góp ý, tạo điều kiện,
cung cấp những thông tin cần thiết để em có thể hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp
này trong điều kiện tốt nhất.
Em xin cám ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo trong trường ĐHSPKT VINH đã dìu
dắt, giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn và
sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hưỡng dẫn NGUYỄN VĂN MINH cùng toàn thể Anh
em trong Công ty TNHH Thiết Bị Cơ Điện Phục Hưng 37 đã hết sức quan tâm, chỉ bảo
tận tình và cùng sát cánh làm việc giúp chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập tại Doanh
nghiệp của mình.
Do khả năng và thời gian có hạn nên báo cáo chắc chắn không tránh thể khỏi những
khiếm khuyết và thiếu sót nên em rất mong được sự đánh giá, góp ý của các thầy, cô và
các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!!!
Vinh, ngày… tháng… năm 2020
SINH VIÊN

PHẦN I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CƠ
ĐIỆN PHỤC HƯNG 37.
Nguyễn Văn Huy

Trang 1


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP
1. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH thiết bị cơ điện Phục
Hưng 37.
1.1.1. Quyết định hình thành :


Ngày 26/10/2016 Sở kế hoạch và đầu tư Nghệ An cấp giấy đăng ký cho Công ty
TNHH thiết bị cơ điện Phục Hưng 37 với điều lệ là 3 tỷ đồng. Từ đó công ty là doanh
nghiệp đầu tiên chuyên kinh doanh và xây dựng trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy
(PCCC) thành lập ở Nghệ An, đã đánh dấu một ngành nghề mang tính đặc thù mới ra đời.
Ngay từ những ngày đầu mới hoạt động, công ty đã chiếm lĩnh được thị trường nhờ chất
lượng và năng lực thi công lắp đặt công trình của Công ty, một số công trình lớn, trọng
điểm có ý nghĩa đều có sự tham gia của công ty trong việc thi công hạng mục phòng cháy
chữa cháy.
Hiện nay công ty hoạt động trong lĩnh vực vừa kinh doanh thương mại vừa sản
xuất lắp đặt các công trình dân dụng phòng cháy chữa cháy. Cùng với sự nỗ lực cố gắng
của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty, doanh số hàng đầu đều có sự gia tăng và
đóng góp cho ngân sách hàng trăm triệu đồng.
1.1.2. Nơi đặt trụ sở :
- Trụ sở: Số 279- đường Nguyễn Trãi – TP Vinh – tỉnh Nghệ An
Mã Số thuế : 2901867842
Vốn điều lệ : 3.000.000.000 VNĐ
Loại hình doanh nghiệp : Công ty trách nhiệm hữu hạn
Diện tích đất sử dụng : 200 m2
Tài khoản : 0101000033105
Tại ngân hàng công thương chi nhánh Vinh – Nghệ An.
Nguyễn Văn Huy

Trang 2


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP
1.1.3. Sự lớn mạnh về cơ sở vật chất và quy mô hoạt động :
- Về cơ sở vật chất :
Nhìn chung công ty đã có một nền tảng về cơ sở vật chất tương đối bền vững, máy
móc công nghệ phục vụ cho quá trình sản xuất đầy đủ và đảm bảo chất lượng, sự an toàn

khi thi công công trình .
Văn phòng được trang bị hiện đại, đầy đủ phương tiện, làm việc chuyên nghiệp đối
với việc thi công công trình, công ty đã chú trọng thay thế dần các biện pháp hàng thủ
công sang máy móc ...
- Về quy mô hoạt động :
Trải qua 10 năm và không ngừng trưởng thành với đội ngũ cán bộ kỹ sư có kinh
nghiệp và đội ngũ công nhân lành nghề nhiệt tình trong công việc. Đặc biệt với sự lãnh
đạo của ban giám đốc đã dẫn dắc công ty từng bước phát triển đi lên. Hiện nay công ty đã
lắp đặt hoàn thành nhiều công trình trọng điểm, đảm bảo chất lượng tốt và an toàn với tiến
độ thi công vượt chỉ tiêu, công ty đã được tặng bằng khen các loại qua các lần nghiệm thu
công trình .
Tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 120 người
Trong đó :

+ Thạc sỹ 03 người chiếm tỷ lệ 2,5 %
+ Kỹ sư gồm 20 người chiếm tỷ lệ 16,7 %
( trong đó có 2 chuyên gia nước ngoài )
+ Cao đẳng , trung cấp 15 người chiếm tỷ lệ 12,5 %
+ Công nhân chính thức là 82 người chiếm tỷ lệ 68,3%

Ngoài ra công ty còn lao động thời vụ với công nhân lao động tuỳ theo công trình
công ty bao gồm lao động gián tiếp là 38 người chiếm tỷ lệ 31,7 % còn lại lao động trực
tiếp 82 người chiếm tỷ lệ 68,3 %
Nguyễn Văn Huy

Trang 3


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP
Như vậy cùng với sự cố gắng và nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên đã đưa

lại sản lượng doanh thu và lợi nhuận ngày càng cao, công ty nộp thuế đầy đủ vào ngân
sách nhà nước
Hiện nay công ty có tổng số vốn kinh doanh là :3.000.000.000 ( đồng )
Với thành tích và những cố gắng của công ty trong thời gian qua, công ty không chỉ
chiếm lĩnh thị trường ở nghệ an mà mở rộng ra các tỉnh miền trung và miền bắc. Việc xâm
nhập được hai thị trường lớn là hà nội và đà nẵng đã đánh dấu một bước quan trọng trong
quá trình phát triển của công ty .
1.1.4. Công ty phát triển qua các giai đoạn :
* Từ ngày thành lập cho đến hết ngày 26-10-2016 :
Giai đoạn này công ty chủ yếu tập trung xây dựng cơ sơ vật chất , cơ sở hạ tầng
theo dự án của UBND thành phố vinh đã duyệt, mua sắm máy móc công nghệ phục vụ
cho quá trình sản xuất .
Tuyển dụng đội ngũ cán bộ chuyên môn, nhân viên kỹ thuật để công ty tiến hành
sản xuất kinh doanh .
Hình thành bộ máy quản lý công ty, tiến hành sắp xếp các vị trí chức vụ tại công ty
và của cán bộ công nhân viên trực tiếp chỉ đạo ngoài công trình.
Tiến hành nhận lắp đặt những công trình có quy mô vừa phải phù hợp với tiềm lực
hiện tại của công ty .
Kết quả đạt được như sau:
Đã xây dựng hoàn thành xong văn phong điều hành của công ty và một số công
trình phụ trợ của công ty như xưởng để sản xuất, máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất ,
các phương tiện để làm việc ...

Nguyễn Văn Huy

Trang 4


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP
Ngoài ra công ty còn tiến hành lắp đặt và hoàn thành một số công trình khác như

:thi công lắp đặt các hệ thống thông tin, chống sét, camera quan sát, xây dựng các công
trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi ...
Về nguồn vốn đầu tư :
Nguồn vốn để thực hiện dự án chủ yếu là do các thành viên sáng lập đóng góp và
huy động vốn từ nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân trong công ty
* Giai đoạn năm 2017 đến nay :
Nhiệm vụ của giai đoạn này :
Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý, tuyển dụng nguồn nhân lực cho công ty, huy
động vốn mở rộng khả năng cũng như phạm vi hoạt động của công ty .
+ Tham gia nhận hợp đồng thi công các công trình trong và ngoài khu vực
+ Tến hành thi công các công trình đúng thời gian và chất lượng đã được ký kết
trong hợp đồng .
Năng lực và uy tín của công ty :
Công ty TNHH Thiết Bị Cơ Điện Phục Hưng 37 là đơn vị xây dựng lắp đặt cơ
bản, hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân. Từ khi thành lập cho đến nay
công ty đã có những phát triển không ngừng , hoạt động trong cơ chế thi trường, có sự
cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực xây dựng và lắp đặt, song
với tính năng động sáng tạo cộng với những kinh nghiệm và các quan hệ vốn có, công ty
luôn tìm kiếm mở rộng và giữ vững thị trường.
Mặt khác cùng với những nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn bộ tập thể công nhân
viên. Tình hình sản xuất công ty không ngừng phát triển và khẳng định vị trí của mình
trên thị trường; phương châm của công ty là luôn lấy uy tín chất lượng hiệu quả công việc
cạnh tranh lành mạng trong giá thành là chủ trương xuyên suốt trong quá trình trưởng
thành và phát triển công ty. Nhờ vậy mà những năm vừa qua công ty đã hoàn thành kế
Nguyễn Văn Huy

Trang 5


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP

hoạch đề ra và làm tròn nghĩa vụ với nhà nước. Đời sống của cán bộ công nhân viên nhờ
vậy mà ngày càng được cải thiện khẳng định được vị trí và uy tín của mình trên thị
trường.
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Công ty TNHH thiết bị cơ điện Phục Hưng 37 là 1 doanh nghiệp hoạt động theo
Luật DN có tư cách pháp nhân, do các cá nhân có tư cách góp vốn để thành lập. Được tổ
chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng phát triển.
Bộ máy Công ty TNHH thiết bị cơ điện Phục Hưng 37 được thể hiện theo sơ đồ
sau:
1.2.1. Các phòng ban , chức năng:
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty TNHH thiết bị cơ điện Phục
Hưng 37.

Hội đồng quản trị

Giám đốc

Phó GĐ.KT

Phòng
kế toán

Phòng kế hoạch
vật tư

Phó GĐ.KD

Phòng tổ chức
hành chính


Nguyễn Văn Huy

Trưởng VP Hà Nội

Phòng
kỹ thuật

Phòng xuất
nhập khẩu
Trang 6

Bộ phận thi công
công trình

Bộ phận sản xuất


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP

Ghi chú:

Quan hệ trực tiếp
Quan hệ chức năng hỗ trợ

1.2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng.
+ Hội đồng quản trị: Là bộ máy cao nhất quyết định mọi vấn đề liên quan đến sản
xuất kinh doanh mở rộng đầu tư và nhân sự cấp cao.
+ Giám đốc: Thay mặt hội đồng quản trị quản lý và thực hiện các quy định do hội
đồng quản trị đưa ra, làm việc với các cơ quan chức năng nhà nước có liên quan.
+ Phòng kế toán tài vụ: Tham mưu giúp việc cho giám đốc về lĩnh vực tài chính và

cơ chế hạch toán của công ty.
+ Phòng hành chính: Tham mưu cho lãnh đạo về quản lý điều hành trong lĩnh vực
tổ chức nhân sự, công tác nội chính của công ty.
+ Phòng kế hoạch vật tư: Lắp và triển khai kế hoạch đấu thầu, triển khai kế hoạch
tập hợp vật tư để thi công.
+ Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm thiết kế, triển khai thi công và nghiêm thu.
Nguyễn Văn Huy

Trang 7


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP
+ Phòng xuất – nhập khẩu: Chịu trách nhiệm mọi việc liên quan đến công tác xuất
nhập khẩu.
+ Văn phòng đại diện Hà Nội: Giúp lãnh đạo công ty trong việc tìm hiểu và mở
rộng thị trường cả đầu vào lẫn đầu ra.
+ Bộ phận sản xuất: Sản xuất thiết bị phòng cháy chữa cháy tại xưởng của công ty.
+ Bộ phận thi công: Tổ chức thi công trực tiếp tại địa điểm công trình cân đối điều
khiển lao động.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH thiết bị cơ điện Phục Hưng 37.
Công ty TNHH thiết bị cơ điện Phục Hưng 37 là đơn vị chuyên kinh doanh, lắp đặt
các công trình dân dụng, phòng cháy chữa cháy (PCCC)
Nên trong lĩnh vực sản xuất và lắp đặt các thiết bị PCCC, thi công điện nước là
hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty.
1.3.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính.
Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty là: Tư vấn kỹ thuật công nghệ; cung
cấp thiết bị và thi công lắp đặt các hệ thống thông tin; phòng cháy; bảo vệ chống sét;
Camera quan sát; xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,
điện năng (đường dây trạm điện, lắp đặt thiết bị điện dân dụng CN) sản xuất mua bán vật
tư; Thiết bị phòng cháy chữa cháy; Kinh doanh nhà ở mua bán đồ dùng cá nhân và gia

đình; hàng nông lâm hải sản; Thiết bị thí nghiệm giảng dạy; thiết bị điện, điện từ CN; Đo
lường; tự động hoá; máy công cụ và các thiết bị phục vụ ngành môi trường; Kinh doanh
khách sạn, nhà hàng, mua bán ôtô, phụ tùng ôtô....
Ngoài ra công ty đang có kế hoạch xây dựng văn phòng và các dịch vụ cho thuê:
Việc đa dạng hoá ngành nghề trong thời gian qua đã giúp cho công ty thuận lợi
trong việc khai thác thị trường và giảm thiểu được các rủi ro trong sản xuất kinh doanh.
Nhưng để hoàn thành tốt các mục tiêu đã đặt ra, lãnh đạo và tập thể cán bộ của công ty
Nguyễn Văn Huy

Trang 8


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP
luôn chú trọng đến yếu tố con người, đào tạo và sử dụng lao động một cách hiệu quả
nhằm đáp ứng được nhu cầu của công ty.
- Nhiệm vụ của Công ty TNHH thiết bị cơ điện Phục Hưng 37. Để nâng cao hiệu quả
SXKD, nâng cao chất lượng công trình xây dựng cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
* Hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng lao động cán bộ công nhân viên trong
công ty ổn định bộ máy quản lý của công ty phù hợp với thực tế của công ty và đáp ứng
nhu cầu của thị trường.
* Sẵn sàng tham gia đấu thầu, hợp đồng các công trình trong và ngoài khu vực tổ
chức hoạt động SXKD có hiệu quả chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước. Đẩy
mạnh hoạt động SXKD phát huy năng lực hiện có lựa chọn phối hợp với các đối tác nâng
cao khả năng đảm bảo nhận được các dự án công trình lớn và phát triển KD các thiết bị
phòng cháy chữa cháy.
* Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, thực hiện đầy đủ chính xác. Cải
thiện đời sống đối với người lao động, xây dựng công ty trở thành đơn vị vững mạnh toàn
diện.
1.4. Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH thiết bị cơ điện Phục Hưng 37.
- Do đặc điểm của ngành xây lắp bao gồm nhiều lĩnh vực hoạt động trên phạm vi

rộng nên đòi hỏi phải có một quy trình sản xuất chặt chẽ.
Hiện nay, công ty đang tiến hành sản xuất các thiết bị PCCC và thi công các hạng
mục PCCC, quy trình được thực hiện cụ thể như sau:

Lập kế hoạch
SX

Nguyễn Văn Huy
Thiết kế
sản phẩm

Mua vật


Phân loại vật


Đưa vào
máy SX

Chuyển SP sang BP
KT chất lượng

Trang 9
Nghiệm thu và nhập
kho


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP


-

Quy trình thi công hạng mục PCCC:

Lập KH thi
công công trình

Nghiệm thu bàn
giao đưa vào
sử dụng

Lập đội thi công

Nghiệm thu nội
bộ tổng thể

Lên KH cung
ứng vật tư

Nghiêm thu với
chủ đầu tư từng
hạng mục

Tổ chức thi
công

Nghiệm thu nội
bộ từng hạng mục

Việc tổ chức quy trình sản xuất thiết bị PCCC do bộ phận sản xuất chịu trách

nhiệm thi công quy trình thi công hạng mục PCCC do bộ phận sản xuất thi công công
trình đảm nhiệm trưởng phòng KT có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và điều chỉnh kế
hoạch thi công.

PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP
Tìm Hiểu Về Hệ Thống Điện Của Công ty TNHH thiết bị cơ điện Phục Hưng 37
đang thi công
Nguyễn Văn Huy

Trang 10


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP
2.1.1 Đường dây
Công ty Quản lý hơn 212km đường dây 35kv.
2.1.2 Trạm TBA
Công ty có 122TBA nhưng chỉ vận hành 122/121MBA. Với tổng công suất
21479,5KVA
Trong đó:
- 92 MBA là tài sản của Điện Lực với công suất 11558 KVA
< 02 MBA 560KVA; 02 MBA 320KVA; 03 MBA 250KVA; 18 MBA 180KVA; 04 MBA 160
KVA; 41 MBA 100KVA; 02MBA 75KVA; 17 MBA 50KVA; 02 MBA 31,5 KVA; 01 MBA
5KVA>
- 30 MBA là tài sản của khách hàng với công suất 9921,5KVA
< 01MBA 1250KVA; 02 MBA 2000KVA; 02 MBA 560KVA; 03 MBA 320KVA; 01 MBA
250KVA; 07 MBA 180KVA; 06 MBA 100KVA; 01 MBA 75KVA; 07 MBA 50KVA; 01MBA
31,5KVA; 01MBA 25KVA>
2.1.3 Dao cách ly và máy cắt
Công ty còn quản lý và vận hành 35 DCL < 30DCL ; 5DCLPT > 7 MC < 5
Recloser; 2MC dầu>

2.2 Tìm Hiểu Về Quy Trình Kiểm Tra, Bảo Trì, Bảo Dưỡng Hệ Thống Và Thiết Bị
Điện
Theo địng kỳ hàng tháng là các nhân viên kỹ thuật của công ty đi kiểm tra, bảo trì,
bảo dưỡng tất cả các thiết bị điện của công ty quản lý
Quy trình được thực hiện như sau:
2.2.1 Bảo dưỡng sửa chữa đường dây trung thế và hạ thế:
- Định kỳ hàng tháng là các nhân viên trong đội Quản Lý Tổng Hợp tập hợp để đi phát
quang hành lang đường dây
- Kiểm tra độ võng của đường dây.
- Kiểm tra các chuôi sứ và xà đỡ.
- Thay dây chống quá tải cho một số trạm TBA.
2.2.2. Bão dưỡng, sửa chữa MBA:
- Sự vận hành của MBA không chỉ phụ thuộc vào chế tạo, lắp đặt mà còn phụ thuộc vào
việc sử dụng. Trong suốt thời gian sử dụng thường từ 20÷25 năm hoặc lâu hơn, việc bảo
dưỡng đều đặn sẽ đảm bảo sự vận hành an toàn
Sự cố xảy ra với MBA thường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sự an toàn cung cấp điện.
Tùy theo công suất công việc kiểm tra có thể tiến hành hàng ngày, hàng tuần:
+ Dòng điện trở
+ Điện áp
Nguyễn Văn Huy

Trang 11


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP
+ Mức chất lỏng cách điện
+ Nhiệt độ
+ Thiết bị phụ
+ Kiểm tra bên ngoài
+ Kiểm tra bên trong

+ Dầu MBA
+ Thiết bị bảo vệ
+ Hệ thống báo hiệu
+ Hệ thống nối đất
+ Chống sét van
+ Thiết bị phòng nổ
+ Hạt hút ẩm
- Các quy định trước khi sửa chữa,bão dưỡng MBA.
+ Cắt điện, sử dụng các biện pháp an toàn xong mới được tháo máy ra khỏi trạm để sửa
chữa hoặc bảo dưỡng.
-Các chế độ bảo dưỡng sửa chữa MBA.
+ Tiểu tu
+ Đại tu
+ Đại tu phục hồi
2.2.3 Bão dưỡng, sửa chữa Máy cắt điện:
- Công dụng và các đại lượng đặc trưng của MC:
+ MC điện cao áp là cơ cấu đóng cắt cơ khí có khả năng đóng dẫn liên tục và cắt dòng
điện theo điều kiện bất thường và cả khi bất bình thường như khi ngắn mạch
+ MC được dùng để đóng hay cắt các mạch ĐDK, đường dây cáp, MBA, cuộn kháng, bộ
tụ… đảm bảo việc truyền tải điện năng khi bình thường và cắt các phần tử khi bị hư hỏng
+ Đối với MC điện cao áp người ta quan tâm đến các đặc tính:
▪ Điện áp định mức MC (Uđm)
▪ Dòng điện định mức MC (Iđm)
▪ Dòng điện cắt định mức (Icđm)
▪ Dòng ổn định định mức
▪ Dòng đóng định mức
Nguyễn Văn Huy

Trang 12



BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP
▪ Dòng và thời gian ổn định nhiệt định mức
- Phân loại MC:
Tùy thuộc vào môi trường dập hồ quang ta có các loại MC: MC dầu, MC không khí, MC
SF6, MC chân không
- Bảo dưỡng, sửa chữa MC:
+ Thời hạn bảo dưỡng, sửa chữa
+ Nội dung bảo dưỡng, sửa chữa
+ Thí nghiệm sau bảo dưỡng
- Các biện pháp an toàn
2.2.4 Bảo dưỡng, sửa chữa dao cách ly:
- Các hư hỏng thường gặp:
+ Nứt vỡ sứ cách điện
+ Điện trở tiếp xúc của má dao chính hoặc dao nối đất quá lớn
+ Điếu khiển bằng điện không thành công ( đối với DCL có điều khiển từ xa )
+ Đóng cắt bằng tay không thành công
+ Đóng cắt không hết hành trình
+ Phát nhiệt
+ Các dao bị han rỉ
- Bảo dưỡng, sửa chữa DCL:
+ Bảo dưỡng định kì
+ Đại tu DCL
+ Thí nghiệm sau bảo dưỡng, sửa chữa
- Các biện pháp an toàn
2.2.5 Bảo dưỡng, sửa chữa Chống Sét Van
- Chống sét van:
+ Quy định chung về lắp đặt, vận hành chống sét van được lắp đặt để bảo vệ quá điện áp
khi sóng sét truyền trên đường dây tới các thiết bị với biên độ lớn
+ Sửa chữa, bảo dưỡng chống sét van

+ Khối lượng thí nghiệm chống sét van sau khi bảo dưỡng sửa chữa
▪ Đối với chống sét van có khe hở
▪ Đối với chống sét van không có khe hở
- Hệ thống nối đất:
+ Các loại nối đất:
▪ Nối đất an toàn
Nguyễn Văn Huy

Trang 13


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP
▪ Nối đất chống sét
▪ Nối đất làm việc
+ Xử lý điện trở nối đất không đạt tiêu chuẩn
-Các biện pháp an toàn
I.

LẮP ĐẶT ỐNG ĐIỆN ÂM TƯỜNG VÀ TỦ ĐIỆN
1. Lắp đặt ống điện âm tường
Trong thời kỳ hiện đại hóa ngày càng phát triển nhu cầu thẩm mỹ được đưa lên hàng
đầu. Đi âm dây trong tường là hình thức thi công đảm bảo được tính an toàn, kỹ thuật
cũng như tiết kiệm được không gian sống, hệ thống ống đi ngầm này được thi công bằng
ống nhựa cứng hoặc mềm để phù hợp cho từng môi trường và vị trí, các ống được kết nối
với nhau qua các box để thực hiện đi dây tới phụ tải. Các đường ống phụ thuộc vào tiết
diện dây để chọn loại ống có đường kính phù hợp. Đường ống cấp cho ổ cắm tiết diện
dây 3(1C*4) mm dùng ống có đường kính 25mm, cấp cho các bóng đèn và phụ tải có
công suất nhỏ 3(1C*2.5)mm dùng ống có đường kính 200mm

Thi công lắp đặt ống ngầm trong tường

Các bước lắp đặt ống điện âm tường
+ Xác định vị trí cần lắp đặt: Đọc bản vẽ thi công để xác định vị trí thi công các ống
âm tường, xong ta cũng dựa vào tình hình thực tế mà phát sinh hay thay đổi quá
trình thi công để đưa ra phương án lắp đặt hiệu quả nhất
+ Lấy dấu: ta dùng các dụng cụ như thước đo, thước thủy ngân, ống cân nước hay máy
laze để xác định vị trí chính xác của ống trên thực tế
+ Cắt rãnh: dùng máy cắt bê tông để cắt rãnh đặt ống điện âm tường, rãnh cắt rộng từ
5cm đến 25cm tùy thuộc vào số lượng ống nhiều hay ít, độ sâu trung bình trong
khoảng từ 3cm đến 5cm sau đó đặt ống điện âm tường vào
Nguyễn Văn Huy

Trang 14


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP

Quá trình cắt đục tạo rãnh đi ống và thực hiện việc hoàn thiện trên mặt tường
+ Định vị ống vừa được thi công: chúng ta có thể dùng nhiều cách để định vị nó và
thông thường ta sử dụng đinh có buộc dây thép để định vị cho dễ dàng, tiếp theo ta
sử dụng hồ trám trét lại các vị trí đã đặt ống và hoàn thiện trên bề mặt tường
Bên cạnh đó cũng phải đi ống nổi với những nơi có kết cấu địa hình không cho phép
hoặc đường ống âm tường bị sự cố người ta hay thay ống nhựa bằng ống thép bởi kết cấu
loại ống này chịu được nhiệt độ cao, có độ bền cơ học, chịu được va tập, dễ dàng uốn góc
90 độ và không bị méo ống, được đi sát trần hoặc có khoảng cách trần thông qua các ty
và được giá đỡ, kẹp giữ ống. Hệ thống này dùng các bước trung gia để luồn dây dẫn và
phân nhánh.
2. Lắp đặt tủ điện:
Tủ nguồn là nơi cung cấp điện cho một dãy hành lang của 1 một tầng. Trong tủ
nguồn thường có các khí cụ điện đóng cắt và bảo vệ như contacto, aptomat hay các rơ le,
ổn định điện áp cho các căn hộ, các phòng, trong tủ nguồn gồm các thanh cái chịu điện áp

cao được dùng để làm dây dẫn. Đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho từng căn hộ, các
phòng cũng như trong quá trình thi công cần cung cấp cho các thiết bị sử dụng công suất
cao như máy cắt, máy đục, máy khoan, máy hàn, máy nén của hệ thống lạnh

Nguyễn Văn Huy

Trang 15


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP

Tủ điện được đấu nối bằng những thanh cái
Các bước lắp đặt tủ điện:
+ Xác định vị trí cần lắp đặt: đọc bản vẽ thi công sau đó xác định vị trí thi công các
ống điện âm tường, sau đó ta cũng dựa vào tình hình thực tế phát sinh trong quá
trình thi công để lắp đặt tủ được hiệu quả
+ Lấy dấu: ta dùng các thước đo, máy laze để xác định chính xác vị trí lắp đặt tủ điện
+ Lắp đặt tủ điện: tùy thuộc vào tình hình thức tế và kích thước của tủ để ta xác định
chôn âm tủ trong tường hay sẽ định vị treo nó lên tường. Và sau đó ta sẽ dùng máy
cắt cơ khí để tạo nên rãnh thích hợp để bỏ ống chờ vào sẵn trong tủ để sau này ta xâu
dây được dễ dàng
II . LẮP ĐẠT MẮNG CÁP KÉO CÁP DÂY VÀ KIỂM TRA DÂY DẪN
1) Lắp đạt máng cáp

Nguyễn Văn Huy

Trang 16


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP


Treo và gá máng vào thanh đỡ
Đọc bản vẽ thi công để xác định vị trí và hướng treo máng cáp. Chúng ta cũng dựa
vào bản vẽ để dùng thước đó và laze để định vị được các vị trí để ta khoan, đóng nở đạn
treo thanh ty. Muốn có tính thẩm mỹ và dễ lắp đặt ta phải khoan thật thẳng.
Những khúc rẽ nhánh thì ta phải thực hiện các bước gia công cơ khí để nó lắp ráp
được thành từng khối và các thanh nối với nhau ta siết thật chặt các con ốc đảm bảo nó
không bị méo và lượn khúc
Vì nó phải chịu trọng lượng của những dây cáp điện nên đòi hỏi khi thi công qua các
công đoạn phải làm thật cận thận và chắc chắn, để khi kéo cáp không xảy ra sự cố rơi, đổ.

Nguyễn Văn Huy

Trang 17


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP

Sinh viên thực hiện quá trình thi công lắp nối máng cáp
2) Kéo cáp, dây
Hệ thống dây cáp kéo tới tải được đặt trên máng cáp hoặc thang cáp với kích thước
tùy thuộc vào số lượng cáp và ở đây thường lắp đặt các loại máng cáp cao 100mm và
150mm, rộng 400mm .Cáp sau khi được đặt lên máng hoặc thang cáp được đai cận thận
đúng kỹ thuật. Các thao tác trên công trình luôn là vấn đề an toàn lên trên hàng đầu, cách
lắp dán ráo, đeo đai an toàn... cũng như không làm hư hỏng các công trình của chuyên
ngành khác
- Các thao tác khi kéo cáp dây:
Ta dựa vào bảng vẽ sơ đồ nguyên lý kéo dây để xác định vị trí kéo dây, số lượng dây
phải kéo, kéo những dây có kích thước nào và màu sắc của nó như thế nào. Thông thường
ta sẽ phân ra từng màu dây cụ thể để sau này khi lắp đấu sẽ được dễ dàng, màu sắc qua

đây cũng thể hiện được tính năng của nó. Ví dụ:
+ Dây màu xanh lá cây sẽ dùng làm dây mát, dây trung tính
+ Dây màu đỏ sẽ dùng làm dây nóng cho hệ thống chiếu sáng
Nguyễn Văn Huy

Trang 18


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP
+ Dây màu vàng sẽ dùng làm dây nóng để lắp đặt riêng cho tủ lạnh và bình nóng lạnh
+ Dây màu xanh dương dùng làm dây nóng để lắp đặt riêng cho điều hòa
+ Dây xanh lá sọc vàng sẽ dùng để nối vào dây tiếp địa
Tùy thuộc vào từng người và công trình sẽ có những ký hiệu và quy luật khác nhau
- Các thao tác khi luồn dây:
Dùng dây gân hoặc cáp lụa luồn vào các ống điện chôn âm trong tường đã lắp đặt
trước đó, quấn đầu dây cáp hay dây điện vào dây gân hoặc dây cáp lụa thật chặt, sau đó
dùng băng keo quấn vào để tránh tình trạng khi kéo nó bị bung ra và giảm độ ma sát để
khi kéo nó được dễ dàng. Và khi này ta sẽ tiến hành xác định các đường ống nào thông về
đâu để xác định vị trí của phụ tải, lúc này mới chọn kích thước, số lượng, màu dây phù
hợp để kéo tới đó.
3) Test dây ( kiểm tra dây đã kéo khi lắp đấu thiết bị )
Để thực hiện thao tác này thông thường ta sử dụng đồng hồ vạn văng (VOM). Đây là
thiết bị không thể thiếu được với các ngành điện, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính
đó là:
 Đo điện trở
 Đo điện áp DC ( 1 chiều )
 Đo điện áp AC ( xoay chiều )
 Đo dòng điện
Ưu điểm cua đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều chức năng, tuy nhiên đồng
hồ này còn hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20k/Vol do vậy khi đo

các mạch cho dòng điện thấp chúng bị sụt áp
- Các bước test dây bằng đồng hồ VOM
+ Xác định vị trí test dây: dựa vào bản vẽ thi công ta xác định vị trí , yêu cầu kỹ thuật
của từng dây cần test để lựa chọn cách test cho chúng
+ Test dây: tiến hành đo và kiểm tra sự thông mạch của dây đã kéo nhằm xác định
được dây có bị đứt hay không, dây có bị kéo nhầm sang nhánh khác hay không. Xác
định từng thiết bị xem số lượng dây đã kéo đã đúng yêu cầu kỹ thuật như trong bản
thiết kế hay chưa. Bởi vì tại 1 vị trí ta có thể lắp đặt nhiều công tắc hoặc ổ cắm khác
nhau, nên khi đo được thì khi lắp thiết bị ta sẽ thuận tiện để đấu chính xác và nhằm
tạo sự thuận tiện cho người sử dụng. Do điện trở cách điện của các dây điện trong
cùng một ống điện âm tường xem chúng có cách điện với nhau không vì trong thời
Nguyễn Văn Huy

Trang 19


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP
gian thi công có thể một vài lý do nào đó làm cho vỏ dây điện bị đứt và lòi phần lõi
dây điện dẫn đến hiện tượng chợp, cháy điện.
+ Đánh dấu lại các cặp dây mà ta đã đo được: ta dùng băng keo quấn các cặp đó lại với
nhau và dùng bút ghi lại các ký hiệu và thông số để ta xác định được
III. RẢI ỐNG ĐIỆN NGẦM VÀ ĐẶT ỐNG NƯỚC CHỜ THOÁT TRÊN SÀN
1) Rải ống điện ngầm trên mặt sàn

Rải sẵn các ống điện ngầm trước khi đổ sàn
Công việc rải ống này cần phải thật cận thận và điều quan trọng đòi hỏi ở nó là phải
thật chính xác, quá trình này cũng đảm bảo lợi ích rất lớn trong quá trình thi công, khi ta
đo phải sử dụng số cos cùng với bản vẽ kỹ thuật xây dựng để ta xác định vị trí bố trí chờ
của các đường ống, khi ta xác định được vị trí rồi thì sẽ đánh dấu lên đó và tiến hành rải
và cố định ống bằng các dây thép buộc thật chặt tránh tình trạng khi đổ bê tông lên mặt

sàn sẽ bị dịch chuyển sang vị trí khác, loại ống được rải trên này là ống nhựa cứng để
đảm bảo trong quá trình đổ sàn không bị móp méo để quá trình xâu dây sau này được dễ
dàng.
2) Đặt ống chờ nước thoát trên mặt sàn

Nguyễn Văn Huy

Trang 20


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP

Đặt ống chờ thoát trước khi đổ sàn
Trước tiên ta phải các định được độ dày của mặt sàn là bao nhiêu để ta chuẩn bị cắt
các ống chờ đúng khích thước, tránh trường hợp đặt ống rồi mà do quá thấp nên nằm
trong lớp bê tông hoặc là quá dài vừa là gây thiệt hại lãng phí, vừa làm vướng trong quá
trình thi công sau này
Quá trình này cũng cần độ chính các cao để sau này không phải mất công đục bê
tông để bỏ ống xuống, vị trí để đặt ống cũng cần xác định chính xác bằng các số cos của
bản vẽ kỹ thuật xây dựng, qua đây ta có thể biết được bố trí các ống thoát với kích thước
và khoảng cách phù hợp qua bản vẽ thiết kế thi công của mình
Khi đã xác định được vị trí của ống thì ta cần biết vị trí của nó là thoát sàn, chậu hay
xí để ta chọn kích thước ống phù hợp.
Kích thước chọn ống thoát như sau:
+ Thoát chậu ta sử dụng ống Ø 42
+ Thoát sàn ta sử dụng ống Ø 90
+ Thoát xí ta sử dụng ống Ø 110
Như vậy ta đã xác định được kích thước và vị trí của tùng ống chờ, tiếp theo ta thực
hiện quá trình định vị ống. Ta sẽ dùng các đinh đóng vào mặt sàn gỗ để ép các chân ống
tạm thời, tiếp theo ta dùng dây thép để bộc chặt để tránh tình trạng khi đổ bê tông ống sẽ

dịch chuyển sang vị trí khác.

2.3 Cách Thức Bố Trí Nhân Lực Và Thời Gian Làm Việc
2.3.1 Cách thức bố trí nhân lực
Nguyễn Văn Huy

Trang 21


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP
Tổng số cán bộ công nhân viên : 32 người
Trong đó:
Nam:

27 người

Nữ:

05 người

2.3.2 Thời gian làm việc
Mùa hè:

Sáng: Từ 7h00 đến 11h00
Chiều: Từ 13h30 đến 17h30

Mùa đông : Sáng : Từ 7h30 đến 11h30
Chiều : Từ 13h00 đến 17h00
2.4 Tham Gia Trực Tiếp Vào Lao Động Và Sản Xuất
Sinh viên thực tập tại Công ty TNHH thiết bị cơ điện Phục Hưng 37 được học tập và làm

việc tại Công ty và đi thực tế tại các Công trình Công ty đang thi công
2.4.1 Học an toàn tại Công ty TNHH thiết bị cơ điện Phục Hưng 37
- Mục đích ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
- Phương pháp cấp cứu người bị điện dật, khoảng cách an toàn
- Biện pháp an toàn khi làm việc trên cao và các biện pháp tổ chức
2.4.2 Nội quy thực tập sản xuất tại đơn vị:
- Trong quá trình thực tập chỉ được đi lại trong khu vực đã được quy định và phải có
người hướng dẫn đi cùng.
- Chỉ được thực hiện công việc kiểm tra, sửa chữa thiết bị khi đã được sự đồng ý vá giám
sát của người hướng dẫn.
- Cấm tự ý thao tác thiết bị
- Chấp hành nghiêm túc đầy đủ những quy định chung của toàn đơi vị, đi làm đúng giờ,
trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.
2.4.3 Kết quả thu hoạch thực tập quản lý vận hành lưới điện trung, hạ thế, TBA:
- Chế độ phiếu công tác:

Nguyễn Văn Huy

Trang 22


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP
+ Những công việc sửa chữa và những công việc không thuộc vận hành ở các thiết bị
điện, theo nguyên tắc chỉ được thực hiện theo phiếu công tác
+ Phiếu công tác phải có 2 bản, 1 bản giao cho người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác
hoặc người giám sát, 1 bản giao cho người cho phép đơn vị công tác giữ. Phiếu phải viết
rõ ràng, không tẩy xóa, phải tuân theo mẫu. Thời gian có hiệu lực không quá 15 ngày kể
từ ngày cấp phiếu.
- Chế độ phiếu thao tác:
Tất cả các thao tác có điện từ 100 V trở lên đều phải chấp nhận theo phiếu thao tác

theo mẫu trong quy trình. Phiếu phải do cán bộ phương thức, trưởng ca, cán bộ kĩ thuật,
trưởng kíp hoặc trực chính viết, phải được người duyệt phiếu kiểm tra, ký duyệt mới có
hiệu lực để thực hiện. Mọi thao tác đều phải có 2người thực hiện, 1người giám sát và
1người thao tác, người thao tác phải có trình độ bậc III trở lên, người giám sát từ bậc IV
trở lên, cả 2đều phải chịu trách nhiệm như nhau về thao tác của mình.
- Kỹ thuật an toàn lao động:
Để chuẩn bị làm việc phải thực hiện lần lượt các biện pháp an toàn sau đây:
+ Cắt điện và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa đóng điện trở lại như: đóng dao cách ly,
treo biển cấm đóng điện
+ Làm rào chắn và treo biển báo làm việc tại đây, cấm đóng điện ở bộ truyền động dao
cách ly
+ Làm tiếp địa di động, kiểm tra không còn điện
- Kiểm tra, thao tác thiết bị:
+ Người kiểm tra các thiết bị mang điện hạ áp phải có từ bậc III an toàn trở lên
+ Người đi kiểm tra hoặc ghi chữ không được vượt qua rào chắn hoặc tự ý sửa chữa thiết
bị
+ Nếu cần phải mở cửa lưới kiểm tra thiết bị đang vận hành thì người đứng ngoài giám sát
phải có bậc IV an toàn trở lên, người vào kiểm tra phải có trình độ không thấp hơn bậc III
an toàn và phải quan sát kĩ tới phần mang điện để đảm bảo khoảng cách an toàn
+ Các nhân viên công tác trong trạm phải nhóe kĩ rằng: những thiết bị đang vận hành hoặc
đã cắt điện nhưng chưa tiếp đất hoặc thiết bị dự phòng dặt trong trạm thì dòng điện có thể

Nguyễn Văn Huy

Trang 23


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP
khôi phục lại bất ngờ, cấm làm việc trên các thiết bị đó. Khi có giông sét không được
kiểm tra các trạm ngoài trời.

2.4.4 Công việc hàng ngày của sinh viên thực tập
-

Đội quản lý tổng hợp phân công và chỉ đạo.
02 nhân viên và 02 sinh viên thực tập trực sửa chữa
Còn lại các nhân viên của đội và tất cả các sinh viên thực tập đi làm ở hiện trường
Công việc cụ thể ( đã có ở bản nhật ký thực tập )

PHẦN III : AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CƠ
SỞ THỰC TẬP
3.1 Hệ thống an toàn và an toàn lao động ở công ty
Chi nhánh Công ty TNHH thiết bị cơ điện Phục Hưng 37 được trang bị đầy đủ các hệ
thống phòng cháy chữa cháy
- Hệ thồng phòng cháy chữa cháy được bố trí hợp lý, gọn gàng, tiện nghi, dễ sử dụng
nếu có trường hợp hỏa hoạn xẩy ra
- Hệ thống nguồn nước bể chứa được xây lắp hoàn chỉnh
- Các bình cứu hỏa được đặt tại nơi thoáng mát, dễ thấy
- Những bình chữa cháy được các nhân viên kỹ thuật kiểm tra định kỳ, được bơm lại và
dán tem kiểm định của công ty
- Hệ thống điện của công ty
+ Được lắp đặt và bố trí hợp lý
+ Các thiết bị điện được lắp đặt các hệ thống chống cháy nổ
- Những dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết:
Chi nhánh Công ty TNHH thiết bị cơ điện Phục Hưng 37 được trang bị bảo hộ
đầy đủ
+ Có đồ bảo hộ và mũ đội khi đi làm.
+ Găng tay cách điện ( trung thế và hạ thế )
+ Ủng cao su cách điện ( trung thế và hạ thế )
+ Dây đeo, thắt lưng an toàn.
+ Guốc đeo

+ Bút thử điện ( trung thế và hạ thế)
+ Tiếp địa ( trung thế và hạ thế)
+ Các dụng cụ an toàn khác.
3.2 Hệ thống bảo vệ môi trường tại cơ sở
- Công ty có không gian làm việc rộng rãi và thoáng mát
- Hệ thống cây xanh được công ty chú trọng đầu tư chăm sóc
Nguyễn Văn Huy

Trang 24


BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP
-

Công ty có khu nhà xưởng và nhà kho sạch sẽ

PHẦN IV: KẾT LUẬN
Nhận thức của bản thân sau khi kết thúc thực tập sản xuất:
Sau khi kết thúc quá trình thực tập sản xuất tại “Công ty TNHH thiết bị cơ
điện Phục Hưng 37” bản thân em đã được củng cố vững chắc kiến thức lý thuyết và cả
tay nghề đã được học tại trường, củng cố và nâng cao kiến thức tay nghề và kiến thức
thực tế trong sản xuất.
Rèn luyện được ý thức kỉ luật lao động, kỉ luật sản xuất và nội quy quy chế.
Nâng cao tính độc lập tự chủ, tìm tòi, học hỏi những kiến thức mới.
Em đã tiếp xúc với những thực tế sản xuất và công việc có liên quan như trực
tiếp tiếp xúc với những thiết bị máy móc khác nhau để tìm hiểu về thiết bị, sửa chữa về
quy trình kĩ thuật, quy trình an toàn sản xuất.

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
………………………………………………………………………………………………

Nguyễn Văn Huy

Trang 25


×