Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài tập lớn tố tụng hình sự (8 điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69 KB, 9 trang )

MỤC LỤC


Đề: Đặc điểm của hoạt động giáo dục trong giai đoạn xét xử.
I.

MỞ ĐẦU:

Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, muốn phát
triển xã hội, nhân tố con người là nhân tố tiên quyết về thể chất và tinh thần, nhất
là về học vấn, nhận thức về thế giới xung quanh để họ có thể góp phần xây dựng
và cải tạo xã hội. Bác Hồ đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” bởi
không có tri thức, hiểu biết về xã hội, tự nhiên và chính bản thân mình, đặc biệt là
những người đã có những suy nghĩ sai lệch đi với chuẩn mực đạo đức, xã hội.
Những suy nghĩ lệch lạc đấy đã dẫn đến những hành vi sai lệch, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến xã hội, pháp luật. Và để giáo dục lại những người như vậy thì
hoạt động giáo dục luôn được xem là hoạt động quan trọng, nó không chỉ quan
trọng trong giai đoạn điều tra mà cũng quan trọng trong cả giai đoạn xét xử. Để
hiểu rõ hơn về hoạt động giáo dục trong giai đoạn xét xử, em xin chọn đề 10: “Đặc
điểm của hoạt động giáo dục trong giai đoạn xét xử.”
II.
NỘI DUNG:
1. Khái quát hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp:
1.1. Khái niệm hoạt động giáo dục:
Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc
biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo
hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác
động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển
của con người trong xã hội.
Qua đó có thể hiểu, trong hoạt động tư pháp, hoạt động giáo dục được coi là
một chức năng tâm lý cơ bản, theo đó Hoạt động giáo dục là quá trình tác động có


hệ thống, có mục đích và có kế hoạch đến tâm lý người bị giáo dục, để luyện tập
cho họ những thói quen, hành vi ứng xử cũng như những phẩm chất tâm lý, nhân
cách mà người giáo dục mong muốn ở họ.
2


1.2.

Mục đích hoạt động giáo dục:

Bởi vì giáo dục là hướng con người đến những cái tích cực, cái tốt đẹp nên
trong hoạt động tư pháp có thể thấy mục đích của hoạt động giáo dục gồm những
điểm sau:
Thứ nhất, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ý thức pháp luật của mọi công
dân. Thông qua hoạt đông của các cơ quan bảo về pháp luật trong các quá trình tố
tụng để giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật của công dân.
Thứ hai, phòng ngừa hành vi phạm tội và hành vi vi phạm pháp luật. Thực tế
cho thấy nhiều người thiếu hiểu biết, coi thường pháp luật nên cần phải giáo dục ý
thức pháp luật cho mọi người vừa có tác dụng răng đe vừa có tác dụng phòng ngừa
tội phạm.
Thứ ba, giáo dục, cảm hóa người phạm tội. Đây là mục tiêu chủ yếu, quan trọng
nhất của hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp. Giáo dục phải hướng đến
việc loại bỏ những phẩm chất tâm lý tiêu cực ở người phạm tội làm nảy sinh và
phát triển các phẩm chất tâm lý tích cực để đưa họ trở về với xã hội.
Ngoài ra, giáo dục trong hoạt động tư pháp mang tính cưỡng chế cao. Người
phạm tội là người không phù hợp với xã hội. Để họ có thể hòa nhập với cộng đồng
và được xã hội công nhận thì buộc phải giáo dục và cải tạo lại nhân cách của người
phạm tội.
1.3.


Đặc điểm chung của hoạt động giáo dục:

Trong hoạt động tư pháp nói chung, hoạt động giáo dục mang những đặc điểm
sau:
Thứ nhất, hoạt động giáo dục được thực hiện trong khuôn khổ luật định, không
được làm trái với pháp luật.
Thứ hai, hoạt động giáo dục do cán bộ tư pháp thực hiện, tác động đến tâm lí
của người tham gia tố tụng. Đó là một quá trình tác động có hệ thống, có nghĩa là
chức năng giáo dục được tiến hành một các đồng bộ và có sự kế tục. Kết quả của
hoạt động giáo dục ở giai đoạn trước sẽ là tiền đề, là cơ sở để tiến hành hoạt động
giáo dục ở giai đoạn tiếp theo.
3


Thứ ba, hoạt động giáo dục được tiến hành qua các giai đoạn tố tụng. Trong giai
đoạn điều tra, hoạt động giáo dục được tiến hành thông qua hoạt động điều tra như
xét hỏi, đối chất… Trong giai đoạn xét xử, hoạt động giáo dục được tiến hành
thông qua hoạt động xét xử công khai, trực tiếp tại phiên tòa … Trong giai đoạn cải
tạo, hoạt động giáo dục được tiến hành trong điều kiện của trại cải tạo, thông qua
các chế độ giam giữ, sinh hoạt, học tập và lao động đặc biệt dành cho phạm nhân.
Cuối cùng là khi tiến hành giáo dục, các cán bộ tư pháp thường sử dụng những
phương pháp tác động tâm lí, phương pháp thường được sử dụng nhất là phương
pháp ám thị gián tiếp và phương pháp mệnh lệnh.
2. Đặc điểm hoạt động giáo dục trong giai đoạn xét xử:
Như đã nêu ở trên, trong mỗi giai đoạn của hoạt động tư pháp, hoạt động giáo
dục đều có những vai trò quan trọng nhất định. Vậy trong hoạt động xét xử, hoạt
động tư pháp có những đặc điểm gì?
2.1.

Đặc điểm của hoạt động giáo dục trong giai đoạn xét xử:


Giai đoạn xét xử là giai đoạn thứ tư trong các giai đoạn tố tụng hình sự. Đây là
giai đoạn quan trọng nhằm xác định một người là người có tội hay vô tội. Giai
đoạn này được bắt đầu từ khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ án hình sự (với quyết
định truy tố bị can trước Tòa án kèm theo bản cáo trạng) do Viện Kiểm sát chuyển
sang và kết thúc bằng một bản án (quyết định) có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Xét xử là chức năng quan trọng nhất của Tòa án nói riêng và của toàn bộ quá trình
tố tụng hình sự nói chung nhằm áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định để
kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các quyết định mà cơ quan điều
tra và Viện Kiểm sát đã thông qua trước khi chuyển vụ án hình sự sang Tòa án,
nhằm loại trừ các những hậu quả tiêu cực của các sơ xuất, sai lầm hoặc sự lạm
dụng đã bị bỏ lọt trong ba giai đoạn tố tụng hình sự trước đó (khởi tố, điều tra và
truy tố).

4


Trong giai đoạn này, hoạt động giáo dục có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, giáo dục bằng chính thái độ, hành động, tình cảm của bản thân cán
bộ xét xử. Việc giáo dục không chỉ giáo dục những người tham gia xét xử mà còn
giáo dục tất cả mọi người, giáo dục mọi công dân.
Hoạt động giáo dục trong xét xử cũng như trong điều tra đều hướng tới giáo
dục không chỉ bị can, người tiến hành tố tụng mà còn giáo dục mọi công dân. Ở
giai đoạn này Toà án giáo dục mọi người ý thức tôn trọng pháp luật, rèn luyện thói
quen tuân thủ pháp luật, cần làm cho mọi người tin rằng bất cứ hành vi vi phạm
pháp luật nào cũng sẽ bị Toà án và xã hội lên án, giáo dục mọi công dân có ý thức
tham gia vào hoạt động đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Trong khi xét xử
Toà án có nhiệm vụ giáo dục cho mọi người có mặt tại phòng xử án ý thức tôn
trọng đối với hoạt động xét xử. Hiệu quả tác động giáo dục của Toà án thể hiện ở
tính chất cụ thể, trực tiếp khi xét xử, nó tác động vào nhận thức của những người

tham dự phiên toà về các chứng cứ cho dù mỗi chứng cứ đó có thể gây xúc động,
tích cực hoặc tiêu cực. Phiên toà không chỉ có tính chất giáo dục đối với những
người tham gia tố tụng và tiến hành tố tụng nói riêng mà còn đối với mọi công dân
nói chung.
Thứ hai, giáo dục thông qua việc xét xử công bằng, khách quan, chính xác, cụ
thể, thông qua tính trang nghiêm của phiên tòa và nội dung bản án.
Hoạt động giáo dục của Tòa án là hình thức giáo dục đặc biệt. Đó là giáo dục
thông qua chính phiên tòa xét xử; qua việc nghiên cứu công khai, trực tiếp, đầy đủ,
khách quan, cụ thể các tình tiết tại phiên tòa. Hoạt động giáo dục trong phiên toà
được thực hiện bởi cá nhân thẩm phán, bởi hội đồng xét xử và những người tham
gia xét xử như kiểm sát viên, luật sư cụ thể trong các giai đoạn:
- Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử , Toà án không chỉ lập kế hoạch nhận thức
trong giai đoạn xét hỏi mà còn lập kế hoach thực hiện tác động giáo dục. Vì vậy, có
thể mời thêm người làm chứng, đại diện đoàn thể xã hội, nghiên cứu điều kiện
sống và điều kiện giáo dục của bị cáo để thực hiện mục đích nói trên.
5


- Trong giai đoạn xét xử, ở đây phương pháp tác động giáo dục cùng một lúc
phải tác động đến cả bị cáo và tất cả những người có mặt tại phiên toà. Họ phải tác
động đến cả bị cáo, thức tỉnh trong bị cáo cảm nhận được lỗi lầm và mong muốn
được sửa chữa lỗi lầm đó. Họ cần phải tác động đến tất cả những người có mặt tại
phiên toà hình thành cho họ ý thức tôn trọng pháp luật, chỉ ra cho họ biện pháp đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm, củng cố tâm lý cần thiết cho họ.
Quá trình xét xử phải công bằng, khách qua, cụ thể, chính xác, phù hợp với các
tình tiết của vụ án bởi xét xử là một giai đoạn tố tụng hình sự trung tâm và quan
trọng để cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai
đoạn xét xử của Tòa án nói riêng và toàn bộ hoạt động tư pháp hình sự của Nhà
nước nói chung. Việc xét xử công bằng, khách quan sẽ góp phần đưa ra bản án
(quyết định) đúng đắn (đúng người đúng tội), góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu

tranh phòng và chống tội phạm trong toàn xã hội, cùng với các giai đoạn tố tụng
hình sự khác góp phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm
trong toàn xã hội.
Ví dụ: Sáng 13/11, Tòa án nhân dân thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh mở phiên tòa
xét xử sơ thẩm bị cáo Ngô Bá Khá, tức "Khá Bảnh" (sinh năm 1993, trú tại thôn
Phúc Tinh, xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) và các đồng phạm về tội
"Đánh bạc" theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 321 và "Tổ chức đánh bạc"
theo điểm b, khoản 2, Điều 322 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo cáo trạng của
Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, lợi dụng việc mở thưởng kết
quả xổ số kiến thiết miền Bắc, trong thời gian từ tháng 1 – 4/2019, Ngô Bá Khá đã
có hành vi tổ chức đánh bạc dưới hình thức ghi số lô, số đề, ăn tiền với những
người chơi lô đề trong 44 ngày, với tổng số tiền đánh bạc trên 4,6 tỷ đồng, thu lời
bất chính số tiền trên 280 triệu đồng. Nguyễn Văn Quang có hành vi giúp sức cho
Khá là trực tiếp ghi số lô, số đề của người chơi, sau đó chuyển lại bảng cáp lô, đề
cho Khá, để hưởng phần trăm chênh lệch số tiền thu lời bất chính hơn 56 triệu
đồng. Nguyễn Hữu Hội có hành vi giúp sức cho Khá trong việc tính bảng cáp lô đề
do Khá chuyển cho để xác định thắng thua và được Khá trả tiền công 300.000
6


đồng/ngày. Ngoài ra, Khá có hành vi trực tiếp đánh bạc với Nguyễn Hữu Hội, Ngô
Lương An, Trịnh Hữu Quý, Nguyễn Trọng Công với hình thức ghi số lô, số đề ăn
tiền. Bên VKS đã đưa ra các bằng chứng cụ thể, chi tiết liên quan đến vụ án để từ
đó, Tòa án có thể đưa ra quyết định chính xác nhất.
Thứ ba, tác động giáo dục của tòa án chủ yếu diễn ra tại phiên tòa và có thể
còn tiếp tục ảnh hưởng sau khi tuyên án.
Hoạt động giáo dục cần phải xuyên suốt trong cả giai đoạn của hoạt động xét
xử. Tác động giáo dục của Toà án thể hiện không chỉ ở giai đoạn chuẩn bị, giai
đoạn trong khi xét xử mà còn thể hiện cả khi tuyên án. Vì lẽ đó mà bản án của Toà
án tuyên phải đúng, đáp ứng với những yêu cầu của pháp luật đó là hình phạt phải

phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân cách của
bị cáo, bản án phải rõ ràng, dễ hiểu. Nếu sau khi kết án người bị kết án được hưởng
án treo hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ thì Toà án cần kết hợp chặt chẽ với tập
thể nơi cư trú hoặc làm việc, để giúp họ tổ chức quá trình tự giáo dục và kiểm tra
quá trình cải tạo của họ. Còn trong trường hợp người bị kết án bị phạt tù, hoạt động
giáo dục của Toà án phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể trong giai đoạn thi hành án
vì đối tượng giáo dục đã thu hẹp. Trong giai đoạn thi hành án, phương pháp đàm
thoại cá nhân, phương pháp thực nghiệm sư phạm có vị trí quan trọng. Trong
trường hợp phạm nhân được tha trước thời hạn một cách có điều kiện thì chức
năng giáo dục lại có thể chuyển sang Tòa án và cùng với các chức năng đó, Tòa án
kiểm tra lối sống của các phạm nhân đã được cải tạo trong trại giam, cần phải giúp
đỡ họ để họ có thể hòa nhập vào cuộc sống mới trong những điều kiện mới, tập thể
mới,…
2.2.

Vai trò của hoạt động giáo dục trong giai đoạn xét xử:

Từ những gì đã phân tích ở trên, có thể thấy trong giai đoạn xét xử hoạt động
giáo dục cũng đóng vai trò rất quan trọng, cần thiết tuy nhiên nó không đóng vai
trò chủ đạo. Hoạt động này không là chủ đạo vì chức năng chính của giai đoạn này
là việc tổ chức, điều khiển việc xét xử người phạm tội phải bảo đảm pháp chế nhà
7


nước, bảo vệ quyền lợi hợp pháp bị xâm hại nên chức năng giáo dục không thể trở
thành hoạt động chủ yếu, trung tâm.
III.

KẾT LUẬN:


Giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc hành thành và phát triển nhân cách
con người. Môi trường xã hội ngoài những ảnh hưởng tích cực, còn gây ra những
tiêu cực. Giáo dục có tính tiên tiến và có thể đi trước vạch đường cho nhân cách do
vậy hoạt động giáo dục trong hoạt động tư pháp giữ vai trò quan trọng từ đó có
những định hướng giá trị nhân cách đúng đắn, có nhận thức và thái độ hành vi hợp
lý,..không chỉ cho những người tham gia tố tụng mà còn cho tất cả mọi người trong
xã hội, từ đó hướng đến một xã hội lành mạnh, văn minh và phát triển hơn.

8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tâm lí học Tư pháp, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội/2016.
2. Chu Liên Anh, Dương Thị Loan, Giáo trình tâm lí học tư pháp, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội/2010.
3. />
9



×