Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Biết chấp nhận thất bại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.8 KB, 2 trang )

Biết chấp nhận thất bại
Kiên trì và dám chịu thất bại để đi tới thành công là tố chất cần thiết và
quan trọng đối với các doanh nhân, nhất là trong giai đoạn đầu lập
nghiệp. Các doanh nhân, nếu không phải là con nhà nòi - cha truyền, con
nối - hoặc nếu không phải là quá may mắn, thì hầu hết đều bị thất bại vài
ba lần, thậm chí rất nhiều lần để cuối cùng giành được cho mình một vị
trí trên thương trường. Thế nhưng có không ít doanh nghiệp khi đã
vững vàng lại không biết cách và không dám chấp nhận thất bại.
Bạn tôi - anh Nguyễn Văn Hùng - là một doanh nhân đang ăn nên làm ra. Khi biết tin địa phương
A sẽ quy hoạch một khu vực làm du lịch, để chiếm thế thượng phong, Hùng quyết định đầu tư
xây một khách sạn mini ở vùng này. Xây dựng gần xong thì anh nghe tin chính quyền địa
phương thay đổi quyết định. Họ chọn một khu vực khác để phát triển du lịch, còn khu anh đầu tư
thì họ chưa có kế hoạch gì rõ ràng. Đến lúc này thì số tiền Hùng bỏ ra đầu tư đã lên đến 11 tỉ
đồng. Nhưng rồi như người đã lỡ “phóng lao phải theo lao” Hùng quyết định bỏ ra tiếp bốn tỉ
đồng nữa để xây cho xong khách sạn. Việc xây dựng hoàn tất, nhưng khách sạn không kinh
doanh được, anh đành phải rao bán. Hai năm sau, một tư nhân mua tòa nhà này để làm nơi nghỉ
mát cuối tuần với giá 3,7 tỉ đồng.
Hùng đã thất bại. Việc anh mất 11 tỉ đồng trong giai đoạn 1 là không có gì để thảo luận. Vì muốn
thành công lớn nên Hùng chấp nhận mạo hiểm đầu tư sớm, “lợi nhuận cao thì rủi ro cao”. Nhưng
việc anh quyết định đầu tư tiếp bốn tỉ đồng trong giai đoạn 2 là rất đáng để phê bình. Đây là một
quyết định sai lầm, vì dù đã biết chắc là lỗ nhưng anh vẫn làm.
Lý do đầu tiên làm Hùng quyết định đầu tư tiếp bốn tỉ đồng là do anh tiếc số tiền quá lớn đã bỏ ra
trước đó. Ở đây, anh đã quên mất một khái niệm hết sức cơ bản trong tài chính đó là “sunk cost”
tức là “chi phí chìm”. Ngay thời điểm nhận được tin địa phương thay đổi quyết định quy hoạch,
thì số tiền 11 tỉ đó đã trở thành chi phí chìm. Nhà đầu tư không còn được phép tính đến và tiếc
nó nữa. Vào thời điểm đó, điều mà nhà đầu tư cần cân nhắc là hiệu quả của bốn tỉ đồng sắp bỏ
ra. Có ba phương án cơ bản nhất có thể cân nhắc để đầu tư bốn tỉ là : (1) đầu tư tiếp, (2) không
đầu tư, (3) đầu tư vào dự án khác. Ở đây anh Hùng đã chọn phương án (1), phương án có hiệu
quả tệ nhất trong hoàn cảnh đó. Anh bỏ ra bốn tỉ đồng chỉ để nhận lại 3,7 tỉ sau ba năm (lãi suất
đầu tư: -0,22%/tháng). Trong khi đó nếu chọn phương án (2) anh sẽ bảo toàn vốn, chọn phương
án (3): đưa bốn tỉ đồng vào những dự án đang thành công, anh Hùng có khả năng sẽ có từ năm


đến bảy tỉ sau ba năm.
Ngoài lý do tiếc chi phí chìm, còn một lý do nữa làm cho Hùng phải tiếp tục đầu tư. Đó là anh
không muốn bị mang tiếng thất bại với bạn bè, đồng nghiệp, giới làm ăn. Nếu như trước đây, khi
chưa là doanh nhân có tên tuổi, Hùng sẵn sàng chấp nhận thất bại để đi lên. Bây giờ thì không
thể. Anh tâm sự rằng làm gì thì làm chứ đừng để người ta biết mình thất bại dù trong bất kỳ dự
án nào. Điều này theo anh sẽ làm giảm uy tín, thể diện của anh.
Chỉ vì hai lý do chính: tiếc vốn đầu tư đã bỏ ra, và sợ mang tiếng thất bại mà nhiều doanh nhân,
nhà đầu tư, nhà quản lý đang làm giống như Hùng. Tức là cố gắng cứu lấy những dự án không
thành công của mình. Có doanh nghiệp đang bỏ hàng đống tiền để duy trì hoạt động của nhà
máy khi đầu ra cho sản phẩm không có, và hàng tồn kho bằng cả hai năm kinh doanh. Hay có
doanh nghiệp chấp nhận bỏ tiền tỉ để duy trì quảng cáo và hệ thống phân phối nhằm cứu một
sản phẩm mà hầu như không còn đường cứu vãn. Họ đâu biết rằng làm như thế không chỉ làm
giảm trầm trọng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn làm mất thời gian, công sức, chất
xám rất lớn cho những dự án được “cứu” này.
Để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, lớn mạnh hơn, khi đối điện với những dự án đã “lỡ”
đầu tư nhưng dự đoán sẽ thất bại, thiết nghĩ doanh nhân phải dám chấp nhận bỏ đi chi phí đã
đầu tư, chấp nhận xem đây là một thất bại của mình. Hãy can đảm xóa đi những bàn cờ thua và
tập trung nguồn lực của mình vào những bàn cờ mà bạn tin là mình sẽ thắng. Đó là cách hành
xử của các doanh nhân bản lãnh.
Admin (Theo
Thời báo kinh tế Sài Gòn
)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×