Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Một số giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi tại PVI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.51 KB, 18 trang )

1
Một số giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm Dự án xây dựng
ngoài khơi tại PVI.
I. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của PVI.
1. Mục tiêu.
1.1. Mục tiêu chiến lược.
• 2008 – 2010: Mục tiêu của PVI trong giai đoạn này là phấn đấu trở thành nhà
bảo hiểm số 1 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Đồng thời
chuyển đổi dần mô hình kinh doanh từ Tổng Công Ty Bảo Hiểm thành Tổng
Công Ty Bảo Hiểm - Đầu Tư – Tài Chính.
• 2010 – 2015: PVI sẽ tăng tốc phát triển mạnh mẽ để trở thành Tổng Công Ty
Bảo Hiểm – Đầu Tư - Tài Chính có thứ hạng trong khu vực.
• 2016 – 2025: PVI hướng tới phát triển và ổn định đẩy mạnh vị thế của PVI
trên thị trường quốc tế.
1.2. Mục tiêu năm 2009.
- Bên cạnh mục tiêu chiến lược dài hạn, PVI cũng đề ra mục tiêu ngắn
hạn. Sau đây là mười mục tiêu phấn đấu của PVI trong năm 2009:
• Doanh thu đạt 3006 tỷ đồng, tăng trưởng 112,5% so với năm 2008, chiếm
21,5% thị phần của toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam.(Tăng 1% thị phần so
với năm 2008).
• Tỷ lệ lợi nhuận tăng, duy trì vị trí số một về tính hiệu quả trong việc sử dụng
vốn.
• Trở thành nhà bảo hiểm số một và là doanh nghiệp Bảo Hiểm Việt Nam đầu
tiên được xếp hạng năng lực tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế.
• Tăng vốn điều lệ, tăng mức giữ lại trong kinh doanh bảo hiểm và khả năng
phát triển đầu tư tài chính, bất động sản.
Vũ Thị Giang Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 47A
2
• Duy trì tỉ lệ cổ tức ở mức cao hơn so với năm 2008 và vị trí số một về tỷ lệ
trả cổ tức trong các công ty bảo hiểm.
• Chiếm thị phần tuyệt đối về bảo hiểm năng lượng, dẫn đầu thị trường về bảo


hiểm kỹ thuật, bảo hiểm hàng hải với trên 40% thị phần của toàn thị trường
bảo hiểm.
• Hệ thống mạng lưới bán lẻ tăng 135% so với năm 2008.
• Trở thành nhà nhận tái bảo hiểm từ thị trường nội địa lớn nhất Việt Nam.
• Trở thành nhà bảo hiểm hoạt động có hiệu quả nhất trên thị trường bảo hiểm
Việt Nam.
- Mục tiêu đặt ra đối với nghiệp vụ bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi
trong năm 2009 là:
• Chiếm 100% thị phần nghiệp vụ này trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
• Doanh thu đạt 3.482.485 USD, tăng trưởng 115 % so với 2008.
2. Phương hướng hoạt động của PVI.
- Sau khi đã trải qua năm 2008 thành công tốt đẹp, PVI nhanh chóng đặt
ra nhiệm vụ, mục tiêu cho năm 2009. Trong kỳ họp hội đồng quản trị lần thứ
IX của tổng công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam, hội đồng quản trị
của công ty đã nhận đinh tình hình kinh tế đất nước năm 2009 sẽ còn rất nhiều
khó khăn, hội đồng quản trị yêu cầu ban tổng giám đốc lấy mục tiêu nâng cao
chất lượng điều hành kinh doanh nhằm bảo toàn vốn và tối ưu hoá lợi nhuận,
duy trì đầu tư sâu để tăng tài sản cho Tổng Công Ty. Phương hướng hoạt
động cụ thể như sau:
a. Về thị trường:
• Chuyển dịch trọng tâm kinh doanh bảo hiểm vào thị trường miền Nam, lấy
văn phòng 2 của Tổng công ty tại thành phố Hồ Chí Minh làm trọng tâm.
• Tiếp tục mở rộng và hoàn thiện thị trường tại những khu vực tiềm năng trên
toàn quốc ( Huế, Bình Định…) và các quốc gia có đầu tư của PVN.
Vũ Thị Giang Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 47A
3
• Trực tiếp làm việc với thị trường quốc tế, sử dụng tối đa năng lực các hợp
đồng tái bảo hiểm cố định để mang lại nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng.
• Tăng cường kinh doanh nhận tái bảo hiểm quốc tế.
• Phát triển nhanh các dự án đầu tư có hiệu quả và tìm thị trường đầu tư thứ cấp

cho các dự án.
• Tận dụng triệt để ưu thế kinh doanh bảo hiểm trong lĩnh vực dầu khí để tạo
điều kiện phát triển các loại hình bảo hiểm tiềm năng như bảo hiểm xuất
khẩu, vận chuyển dầu thô và tham gia vào các dự án trọng điểm quốc gia như
dự án Năng lượng, dự án xây dựng hệ thống tàu điện ngầm…
• Thành lập các công ty/ văn phòng đại diện tại nước ngoài( trước mắt là tại
Lào) và mở rộng sang các khu vực như Nam Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và Nga.
b. Về sản phẩm:
• Cải tiến hoàn thiện các sản phẩm và quy trình bán hàng, nâng cao chất lượng
dịch vụ, đặc biệt đối với các sản phẩm bảo hiểm tài sản, cháy nổ, bảo hiểm
trách nhiệm, bảo hiểm hàng hóa và bảo hiểm con người.
• Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới để đáp ứng kịp thời các nhu cầu
của khách hàng, tập trung nghiên cứu các sản phẩm bảo hiểm có liên quan
đến dịch vụ tài chính, thương mại.
• Cải tiến quy trình giám định, giải quyết khiếu nại nhằm đảm bảo tốt các
quyền lợi của khách hàng.
c. Về hệ thống quản lý:
• Chuẩn mực hoá hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.
• Xây dựng cơ chế chi phí bán hàng, lương, thưởng theo hiệu quả.
• Hoàn thiện hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000, nâng cấp hệ
thống thông tin phục vụ cho khai thác bảo hiểm/ tái bảo hiểm và đầu tư tài
chính.
Vũ Thị Giang Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 47A
4
• Tập trung xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, ưu tiên phục vụ các nhiệm
vụ: quản lý bán hàng, quản lý kế toán, quản lý tái bảo hiểm và quản lý bồi
thường.
• Thiết lập kênh Video Conference cho hai đầu Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí
Minh.
d. Về nguồn lực

• Biệt phái một số cán bộ có trình độ chuyên môn và Marketing vào phía Nam
để phát triển thị trường và hỗ trợ các đơn vị thành viên.
• Tăng cường đào tạo đội ngũ lãnh đạo và chuyên gia của Tổng công ty, ưu tiên
các lĩnh vực: cán bộ quản lý, chuyên gia định phí và chuyên gia tài chính.
• Hoàn thiện chính sách giữ chân và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng
thông qua thu nhập cạnh tranh, cơ hội đào tạo, thăng tiến, các chế độ an sinh
ưu đãi và môi trường văn hóa công ty.
e. Về xây dựng thương hiệu và văn hóa PVI.
• Phát triển thương hiệu PVI thành thương hiệu nguồn gắn liền với thương hiệu
PVN.
• Xây dựng văn hoá PVI với niềm tự hào về ngành Dầu Khí, về “ ngọn lửa của
niềm tin”, phát huy tinh thần hợp tác, kỷ luật trong toàn Tổng công ty.
• Lựa chọn cổ đông chiến lược là nhà bảo hiểm quốc tế lớn để tăng cường tính
chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin và nguồn nhân lực tạo điều
kiện xây dựng thương hiệu PVI mạnh mẽ và chuyên nghiệp hơn.
• Xây dựng và phát huy văn hoá PVI cũng như nâng cao đời sống người lao
động của công ty.
- Phương hướng phát triển của PVI đối với nghiệp vụ bảo hiểm Dự án xây
dựng ngoài khơi trong năm 2009 là:
• Tăng cường hợp tác quốc tế, tạo mối quan hệ lâu dài đối với các đối tác trong
nước (như Bảo Việt, Bảo Minh) và quốc tế.
Vũ Thị Giang Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 47A
5
• Hoàn thành tốt nghiệp vụ bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi cho toàn
ngành Dầu Khí Việt Nam.
• Mở rộng phạm vi khách hàng ra các nước trên thế giới.
• Từng bước nâng cao tỷ lệ giữ lại.
• Gắn hiệu quả kinh tế với việc phát triển kinh doanh, lấy lợi nhuận làm mục
tiêu hàng đầu để đánh giá kết quả kinh doanh
• Từng bước bổ sung và đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật cao, ổn định đời

sống của công nhân viên chức.
II. Một số giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài
khơi tại PVI.
1. Giải pháp đối với ngành Dầu Khí Việt Nam
Ngành Dầu Khí là một trong những ngành chủ chốt của Việt Nam hiện
nay.
Bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi chủ yếu là bảo hiểm trong ngành.
Do đó để phát triển và hoàn thiện nghiệp vụ này thì ngành dầu khí cũng cần
có một số biện pháp nhằm hỗ trợ và pháp triển nghiệp vụ này. Cụ thể như sau:
- Ngành Dầu Khí cần tăng thêm nhu cầu bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi
thông qua các chính sách của mình.
- Bên cạnh đó, để tăng nhu cầu bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài khơi, ngành
dầu khí cần tập trung hỗ trợ, khuyến khích các nhà thầu dầu khí nước ngoài
thực hiện chương trình công tác và giải ngân theo hợp đồng đã ký.
- Thực hiện các biện pháp để thu hút vốn từ nước ngoài vào các dự án dầu khí
trong nước. Kêu gọi các công ty dầu khí lớn trên thế giới tiếp tục đầu tư, tìm
kiếm, thăm dò dầu khí.
- PVN cần có biện pháp để quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín, mở rộng
quan hệ của mình với các đối tác trong nước và quốc tế. Từ đó, góp phần giúp
Vũ Thị Giang Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 47A
6
PVI nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm trong nước và
quốc tế.
- Ngành Dầu Khí nói chung và Tập Đoàn Dầu Khí nói riêng cần có biện pháp
hỗ trợ cho PVI, giúp đỡ và hậu thuẫn cho PVI trong những lúc khó khăn.
- Giúp đỡ PVI để PVI có thể niêm yết cổ phiếu của mình trên sàn chứng khoán
Hồng Kông và Singapore trong thời gian sớm nhất để PVI có thể thu hút vốn
nước ngoài, đồng thời quảng bá thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế.
- Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam phải thường xuyên theo dõi sát sao
để đưa ra những chỉ đạo về đường lối và phương hướng đúng đắn đối với

PVI.
2. Giải pháp đối với PVI.
a. Đối với phương hướng hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
+ PVI cần hoàn thiện mô hình hoạt động trên cơ sở phát triển kinh doanh
tại phía Nam. Thành lập Ban Kinh Doanh Bảo Hiểm phía Nam để đáp ứng tốt
hơn các yêu cầu về dịch vụ bảo hiểm, thu xếp các chương trình bảo hiểm, tái
bảo hiểm an toàn và hiệu quả.
+ Đẩy mạnh phát triển ngoài ngành và phát triển các sản phẩm bảo hiểm
mới tại phía Nam.
+ Nâng cao trình độ nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp của các Ban tại
Tổng Công Ty để hỗ trợ cho các ban ở phía Nam, đẩy mạnh công tác bán
hàng ra khu vực phía bắc, chiếm lĩnh thị trường bảo hiểm đối với các dự án
Năng Lượng.
+ Xây dựng cơ chế kinh doanh phù hợp với thị trường trên cơ sở tính
toán để đạt hiệu quả cao nhất.
b. Đối với khâu khai thác:
Trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm, khâu tiếp cận khách hàng
để giới thiệu sản phẩm là khâu đầu tiên có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh
Vũ Thị Giang Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 47A
7
hưởng lớn đến khả năng duy trì và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm đó. Vì
vậy mà PVI cần có những biện pháp và chính sách để nâng cao chất lượng
của khâu khai thác bảo hiểm nói chung và bảo hiểm Dự án xây dựng ngoài
khơi nói riêng. Cụ thể là:
+ PVI cần có kế hoạch nghiên cứu thị trường để thu thập thông tin về
những người có nhu cầu bảo hiểm ở hiện tại và tương lai cũng như nghiên
cứu về đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh và điểm yếu của họ. Từ thông tin về
nhu cầu và đặc điểm của khách hàng sẽ có thể giúp cho PVI xây dựng được
chiến lược khai thác bảo hiểm tốt hơn sao cho phù hợp với nhu cầu và nguyện
vọng của khách hàng. Từ thông tin về đối thủ cạnh tranh giúp cho PVI có thể

tận dụng, phát huy lợi thế của mình, hạn chế những bất lợi trong khai thác bảo
hiểm. Từ đó giành thị phần cao trên thị trường và nâng cao doanh thu, lợi
nhuận cho công ty.
+ PVI cần thành lập và phát triển thêm các công ty thành viên, tuyển
thêm đội ngũ đại lý chuyên nghiệp, tăng thêm số lượng cộng tác viên.
PVI hiện có 25 công ty thành viên trên các tỉnh thành phố lớn trong cả
nước nhưng dường như con số này vẫn chưa xứng với tầm vóc của PVI.
Trong khi đó Bảo Minh có 57 công ty thành viên, Pjico có 42 công ty thành
viên. Điều này cho thấy mạng lưới phân phối của PVI còn bị hạn chế so với
các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác trên thị trường Việt Nam.
+ Nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm để thoả mãn nhu cầu và duy trì
khách hàng truyền thống đồng thời thu hút thêm khách hàng mới. Hầu hết các
khách hàng đều quan tâm đến chất lượng dịch vụ. Nó quyết định sự hài lòng
của khách hàng đối với doanh nghiệp bảo hiểm vì vậy nó ảnh hưởng lớn đến
kết quả hoạt động khai thác bảo hiểm. Chất lượng dịch vụ được đánh giá
thông qua một số các yếu tố như là: cách thức, phương thức, thời hạn giải
quyết bồi thường, thái độ phục vụ…vì vậy, muốn nâng cao chất lượng dịch vụ
Vũ Thị Giang Lớp: Kinh tế Bảo hiểm 47A

×