Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.35 KB, 20 trang )

THỰC TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH
THÁI BÌNH
***
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG TỚI NUÔI
TRỒNG THUỶ SẢN Ở TỈNH THÁI BÌNH
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Thái Bình là một tỉnh ven biển nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng, là hành lang cận kề với tam giác phát triển kinh tế trọng điểm Bắc bộ Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, là cửa ngõ giao thương giữa Hải Phòng, Quảng
Ninh, nối dài tới các tỉnh duyên hải suốt dọc đất nước.
Thái Bình là mảnh đất địa linh nhân kiệt với diện tích 1.542,24 km
2
chiếm 0,5%
diện tích đất đai của cả nước, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ, phía Tây và Tây
Nam giáp Nam Định và Hà Nam, phía Bắc giáp tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và
thành phố Hải Phòng.
Thái Bình được bao bọc bởi hệ thống sông biển khép kín. Bờ biển Thái
Bình chạy dài trên 50 km, là môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế biển và
phát triển du lịch. Có 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh: phía Bắc và Đông
Bắc là sông Hoá, phía Bắc và Tây Bắc là sông Luộc, phía Tây và nam là hạ lưu
của sông Hồng và sông Trà Lý với 5 của sông lớn Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt,
Trà Lý, Lân.
Toàn tỉnh Thái Bình có 1 thành phố và 7 huyện trong đó có 284 xã,
phường, thị trấn.
1.2. Đất đai
Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, tươi tốt do được bồi tụ bởi hệ thống
sông Hồng và sông Thái Bình. Hệ thống công trình thuỷ lợi tưới tiêu thuận lợi
góp phần làm nên cánh đồng 14 – 15 tấn/ha.
Tổng diện tích tự nhiên là 153596 ha. Tiềm năng về thuỷ sản là một trong
những thế mạnh của tỉnh Thái Bình. Thái Bình có 3 thuỷ vực khác nhau. Trong


đó vùng nước mặn chiếm 17 km
2
chủ yếu danh cho hoạt động khai thác các loại
hải sản như cá Trích, cá Đé, tôm He… vùng nước lợ có khoảng 20705 ha hiện
đang được khai thác để nuôi trồng thuỷ sản như tôm, cua, ngao, vọp, rau câu…
Bên cạnh đó, các cồn cát ven biển như cồn Vành, cồn Thủ, cồn Đen và vùng đất
ngập mặn thích hợp trồng tập trung cây sú vẹt, bần. Hịên tại có gần 5000 ha
rừng vừa giữ đất, chắn sóng, vừa tạo môi trường sinh thái và cảnh quan thiên
nhiên du lịch ven biển. Vùng nước ngọt với tổng diện tích có khả năng nuôi
trồng thuỷ sản là 9256 ha và các triền cỏ ven đê, ven sông và hệ thống kênh
mương ao hồ rộng khắp là điều kiện để phát triển chăn nuôi.
1.3. Khí hậu
Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mùa mưa nhiều
từ tháng 5 đến tháng 10, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nhiệt
độ trung bình trong năm là 23 – 24
0
C . Lượng mưa trung bình 1400 mm – 1800
mm. Độ ẩm trung bình vào khoảng 85 – 90 %.
1.4. Hải văn
- Thuỷ triều: Chế độ thuỷ triều vùng biển và ven biển khá ổn định. Ngoài
khơi là chế độ nhật triều, trong lộng là chế độ bán nhật triều không đồng đều.
Hàng tháng có một số ngày thuỷ triều lên xuống 2 lần.
- Độ mặn: vùng biển Thái Bình có độ mặn vừa phải từ 23 – 25 ‰, còn độ
mặn trong nước ở các cửa lạch thì nhỏ hơn.
2. Tài nguyên thiên nhiên.
2.1. Đất đai và thổ nhưỡng
Đất đai Thái Bình phì nhiêu màu mỡ, tươi tốt do được bồi tụ bởi hệ thống
sông Hồng và sông Thái Bình. Hệ thống công trình thuỷ lợi tưới tiêu thuận lợi
góp phần làm lên cánh đồng 14 – 15 tấn/ha.
Tổng diện tích tự nhiên là 153596 ha. Trong đó diện tích cấy hàng năm 94187

ha; ao hồ đã đưa vào sử dụng 6018 ha. Hầu hết đất đai đã được cải tạo hàng
năm có thể cấy trồng được 3 – 4 vụ, diện tích có khả năng làm vụ đông khoảng
40000 ha. Ngoài diện tích cấy lúa, đất đai Thái Bình thích hợp cho các loại cây
thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả nhiệt đới, trồng hoa, trồng
cây cảnh.
2.2. Tài nguyên nước
Nguồn nước cho nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ ven biển ở đây bao
gồm nước mặn là chủ yếu do hệ thống các vùng ngập mặn ven bờ ở Tiền Hải và
Thái Thụy. Đối với việc nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt thì hệ thống sông, ngòi ở
đây rất nhiều với hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình cung
cấp nguồn nước quan trọng cho cả vùng.
2.3. Tài nguyên sinh vật
- Nguồn lợi vùng biển Thái Bình với những loại hải sản rất đa dạng. Theo
các kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu hải sản thì vùng biển Thái Bình có
tới 218 loài cá biển, thuộc 87 họ. Trong đó có 45 loại có giá trị kinh tế, cá sống
ven bờ có 115 loại chiếm khoảng 37,6%, nhóm cá nổi có 17 loại và nhóm cá
đáy có 98 loại. Trữ lượng cá vào khoảng 67 ngàn tấn và khả năng khai thác
ngoản 40 ngàn tấn. Trong đó trữ lượng cá nổi khoảng 28 ngàn tấn và khả năng
khai thác là 15 ngàn tấn, trữ lượng cá đáy khoảng 30 ngàn tấn và khả năng khai
thác khoảng 16 ngàn tấn.
Về tôm, biển Thái Bình có 15 loại thuộc 7 giống và 5 họ. Nhiều loài có
giá trị kinh tế cao và có sản lượng cao như loài tôm he, tôm rảo, tôm bộp, tôm
vàng… Sản lượng nuôi trồng tôm là 2627 tấn trong đó tôm sú 1890 tấn.
Về mực, vùng biển Thái Bình có nhiều loại sản lượng cao như: mực ống,
mực nang, mực cơm. Cho đến nay, số lượng giống loài, họ mực chưa được điều
tra đánh giá nhưng xét điều kiện tự nhiên khu vực và số liệu thống kê kết quả
sản xuất hàng năm cho thấy trữ lượng mực vùng biển Thái Bình hàng năm 2200
– 2500 tấn và khả năng khai thác từ 1500 – 2000 tấn. Trong đó mực ống có trữ
lượng lớn nhất với khả năng khai thác từ 250 – 300 tấn.
- Nguồn lợi vùng nước mặn, lợ:

Hải sản ưu thế trong vùng nước mặn, lợ ở Thái Bình là các loại tôm có
giá trị kinh tế cao như: tôm he chiếm 25 – 30%, tôm rảo, tôm vàng… Sản lượng
tôm tự nhiên được khai thác hàng năm đạt 20 tấn. Đặc biệt là con tôm sú với
diện tích nuôi trồng lớn cho giá trị kinh tế cao với sản lượng 1463 tấn ( năm
2008). Bên cạnh tôm, các bãi ngao tự nhiên và các bãi ngao nhân tạo ở Tiền Hải
và Thái Thuỵ được nhân dân khai thác và nuôi trồng mỗi năm khai thác hàng
trăm tấn. Rong câu chỉ vàng mọc tự nhiên ở các vùng nước lợ và ven của sông
Thái Thụy, Tiền Hải cũng được khai thác từ 2 – 3 tấn rong câu khô/năm.
- Rừng ngập mặn:
Trong khoảng thời gian 1976 – 1990 rừng ngập mặn khu vực bị tàn phá
nặng nề và đi đến kiệt quệ. Từ năm 1990 trở lại đây, được sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước và sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, ý thức về môi trường
của nhân dân được nâng lên, hệ sinh thái ngập mặn ở Thái Bình đang được hồi
sinh và phát triển. Hiện nay Thái Bình có khoảng 500 ha rừng ngập mặn tập
trung chủ yếu ở Cồn Đen, Cồn Vành huyện Tiền hải.
3. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1. Dân số, lao động
Thái Bình với dân số trên 1,8 triều người, trong đó dân số nông thôn
chiếm 94,2%, dân số thành thị chiếm 5,8%. Nguồn lao động trong độ tuổi lao
động là 1,73 triệu người, trong đó lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp
chiếm 74,3%, công nghiệp và xây dựng chiếm 17%, khu vực dịch vụ thương
mại chiếm 8,7%. Lao động qua đào tạo chiếm 23,5% dân số toàn tỉnh. Đây là
nguồn lao động dồi dào, trình độ lao động đang ngày một nâng nên là nguồn lực
quan trọng cho phát triển kinh tế.
Bảng 1: Cơ cấu thành phần dân số ở Thái Bình
(Đơn vị :1000 người)
Chỉ tiêu dân số Năm 2006 Năm 2007
Dân số trung bình 1851 1868
- Chia theo giới tính
+ Nam 882,8 891,2

+ Nữ 968,2 893
- Chia theo khu vực:
+ Thành thị 135,4 137,5
+ Nông thôn 1715,6 1732,3
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Bình)
Người dân Thái Bình vốn có truyền thống hiếu học, chăm chỉ cần cù lao
động khả năng nắm bắt nhanh với khoa học kỹ thuật và nền kinh tế thị trường.
Những người dân ven biển Thái Bình có truyền thống và kinh nghiệm nuôi
trồng thuỷ sản nhất là nuôi tôm, ngao. Do đó việc chuyển giao khoa học kỹ
thuật tiên tiến gặp nhiều thuận lợi. Dân số Thái Bình phân bố chủ yếu ở nông
thôn với công việc chủ yếu là nông nghiệp là chính. Tuy nhiên những năm gần
đây xu hướng dân số thành thị tăng lên đáng kể.
Bảng 2: Lao động sử dụng cho ngành thuỷ sản
chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008
Tổng số lao động Người 76346 76823
Lao động đánh bắt Người 11596 11596
Lao động nuôi trồng Người 64750 65227
( Nguồn Sở NN & PTNT tỉnh Thái Bình)
Lao động nuôi trồng năm 2008 tăng 477 người và tăng 7,74 % so với năm
2007. Mặc dù, số lao động tăng nhưng vẫn thấp là do: nuôi trồng thuỷ sản vẫn
còn đang phát triển, vốn bỏ ra ban đầu lớn nên người dân chưa tham gia nhiều.
Tỉnh đang có chủ trương, khuyến khích việc nuôi trồng bằng cách đầu tư cơ sở
hạ tầng, hỗ trợ về giống…Ở một số nơi người dân đang kết hợp trồng lúa với
nuôi cá.
3.2. Cơ sở hạ tầng
3.2.1. Thuỷ lợi
Hầu hết các công trình thuỷ lợi phục vụ nông nghiệp đã được xây dựng.
Hệ thống kênh mương đã và đang được bê tông hoá.
Nhờ có nguồn vốn cuả Nhà nước và hàng chục tỷ đồng vốn góp của nhân dân
mà hàng chục chiếc cống và hành chục km đê bao đã được xây dựng. Đến nay

toàn tỉnh đã có 50 km đê ngăn mặn.
3.2.2. Giao thông
Mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ ở Thái Bình phát triển sớm
và nhanh so với cả nước. Toàn tỉnh có 5614 km đường ô tô, trong đó quốc lộ là
98 km, tỉnh lộ là 312 km, còn lại là đường giao thông nông thôn. Hệ thống
đường bộ của Thái Bình được phân bổ hợp lý và từng bước được nâng cấp. Cầu
Tân Đệ, Triều Dương, Quý Cao đã nối liền đường bộ với Nam Định và vùng
tam giác tăng trưởng kinh tế. Thái Bình có cảng quốc gia Diêm Điền đã được
đầu tư xây dựng giai đoạn 1 cho tàu 600 tấn ra vào làm hàng. Dự án giai đoạn 2
sẽ cho tàu 1000 tấn ra vào làm hàng. Ngoài ra còn có nhiều cảng sông tại thành
phố và các huyện.
3.2.3. Hệ thống điện
Thái Bình là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về quy mô phát
triển mạng lưới điện phục vụ sản xuất và đời sống. Toàn tỉnh đã có 100% số xã
và 98% số hộ có điện sinh hoạt. Hệ thống điện lưới của tỉnh đã được nâng cấp.
Đã xây dựng trạm biến áp 125 MVA cấp điện áp 220 KV cho các trạm 110 KV,
35 KV và mạng lưới điện rộng khắp đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt
và phát triển sản xuất kinh doanh của tỉnh trong những năm tới.
3.3. Vốn
Để đưa ngành thuỷ sản Thái Bình nói chung và tiểu ngành nuôi trồng
thuỷ sản nói riêng phát triển tương xứng với tiềm năng và thế mạnh vốn có của
tỉnh thì vấn đề đặt ra cho các ngành, các cấp của tỉnh Thái Bình là phải quan
tâm hơn nữa tới công tác xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho nuôi
trồng thuỷ sản, làm cho hệ thống này ngày càng được hiện đại và kiên cố hơn,
nhất là hệ thống các trạm bơm, nguồn, hồ chứa và xử lý cấp nước, dẫn và thoát
nước…
Bên cạnh nguồn vốn tự huy động trong nhân dân đầu tư phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ ở Thái
Bình. Trong thời gian qua nhờ nguồn vốn của Nhà nước đầu tư theo các chương
trình mục tiêu và các dự án phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng cơ sở hạ tầng

cho nuôi trồng thuỷ sản vùng nước mặn, lợ khoảng 37 tỷ đồng. Tập trung nhất
là vốn hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng từ các chương trình 327,773 và chương
trình 224 đối với nuôi trồng thuỷ sản mặt nước mặn, lợ..
Bảng 3: Vốn đầu tư cho ngành thuỷ sản năm 2009
STT NỘI DUNG Vốn ngân sách (triệu
đồng)
A Vốn Trung Ương hỗ trợ 55200
1 Xây dựng hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản 18200
2 Chương trình giống thuỷ sản 2000
3 Vốn khu neo đậu tránh bão cho tàu 35000
B Vốn ngân sách tỉnh 6900
1 Vốn quy hoạch và chuẩn bị đầu tư 1900
2 Vốn đối ứng khu neo đậu tránh bão cho tàu 6000
Tổng 62100
(Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Thái Bình)
Trong năm 2009 nguồn vốn do Trung Ương hỗ trợ đầu cho ngành thuỷ
sản là rất lớn, tổng số vốn đầu tư là 62100 triệu đồng trong đó vốn TƯ là 55200
triệu đồng, chiếm 88,9 % tổng số vốn đầu tư. Vốn TƯ đầu tư chủ yếu vào xây
dựng cơ sở hạ tầng.
II. HIỆN TRẠNG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CỦA TỈNH THÁI BÌNH
1. Đối tượng nuôi
Đối tượng nuôi trồng thuỷ sản rất phong phú cả ở nước mặn và nước
ngọt. Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tượng nuôi cho phù hợp với từng điều kiện
cụ thể về tự nhiên và kinh tế là một việc làm rất cần thiết. Phải lựa chọn đối
tượng nuôi nào vừa mang lại vừa mang lại giá trị kinh tế cao vừa đảm bảo được
phù hợp với điều kiện của vùng biển Thái Bình để cho con giống sinh trưởng và
phát triển tốt vừa đảm bảo phù hợp với khả năng của các ngư dân. Chính vì vậy
trong ngành nuôi trồng thuỷ sản, không chỉ diện tích mặt nước mà cả xác định
đối tượng nuôi cho phù hợp cũng không kém phần quan trọng.
Trong những năm qua các đối tượng sử dụng và đưa vào nuôi ở Thái

Bình chủ yếu là các đối tượng nuôi truyền thống như tôm sú, ngao, vọp và một
số loại rong biển. Tuy nhiên tôm vẫn được ưu tiên phát triển và thực tế đã chiếm
tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu.
Bảng 4: Kết quả nuôi tôm, ngao ( 2006 – 2008)
Danh mục Đơn vị tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
- Nuôi tôm sú
Diện tích ha 3002 3665 3561
Năng suất kg/ha 436,04 452,36 472,3
Sản lượng Tấn 1309 1358 1682
- Nuôi ngao
Diện tích ha 1081 1089 1089
Năng suất tấn/ha 17,0 18,26 25
Sản lượng Tấn 18377 19885 27225
(Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Thái Bình)
Qua các năm diện tích nuôi tôm sú và ngao đều có xu hướng tăng lên.
Như con tôm sú năm 2006 là 3002 ha nhưng đến năm 2008 là 3561 ha tăng 559
ha. Diện tích nuôi ngao tăng lên 8 ha so với năm 2006. Có thể nhận thấy qua
các năm diện tích, sản lượng và năng suất đều tăng lên một cách đáng kể.
2. Hình thức nuôi
Dựa vào đặc điểm sinh thái của từng vùng nuôi trồng thuỷ sản ở Thái
Bình được phân bố thành 2 vùng nuôi như sau:
- Nhóm vùng I: Thuộc vùng đất, mặt nước ở khu vực của sông, bãi ngang
ảnh hưởng trực tiếp của nước biển, ít ảnh hưởng của nguồn nước lục địa hoặc bị
ảnh hưởng nhưng nhanh chóng trả lại đặc tính tự nhiên do tác động của biển.
Nhóm vùng này có vị trí từ của biển ăn sâu vào lục địa khoảng từ 0 – 3 km:

×