Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu : Luận văn ThS. Sinh học: 60 42 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Lê Thị Tú Anh

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC LOÀI MÍT LÁ ĐEN
ARTOCARPUS NIGRIFOLIUS C.Y.WU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Lê Thị Tú Anh

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC LOÀI MÍT LÁ ĐEN
ARTOCARPUS NIGRIFOLIUS C.Y.WU
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60 42 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Văn Tuyến



Hà Nội - 2012


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm thực vật của loài Artocapus nigrifolius C. Y. Wu ....................... 03
1.2. Ứng dụng trong y học cổ truyền của chi Artocapus .................................... 04
1.3. Hoạt tính sinh học và thành phần hóa học một số loài thuộc chi Artocapus ..
1.3.1 Hoạt tính kháng sinh ............................................................................. 07
1.3.2 Hoạt tính gây độc tế bào ung thư .......................................................... 09
1.3.3 Hoạt tính chống oxy hóa....................................................................... 14
1.3.4 Một số hoạt tính sinh học khác ............................................................ 18
1.4. Các phương pháp nghiên cứu hoạt tính sinh học in vitro ............................ 19
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng sinh in vitro ........................ 19
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu hoạt tính gây độc tế bào ung thư in vitro .... 22
1.4.3 Phương pháp nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa in vitro ................. 23
Chương 2: THỰC NGHIỆM
2.1. Mẫu thực vật và thiết bị, hóa chất ............................................................... 25
2.1.1. Mẫu thực vật ....................................................................................... 25
2.1.3. Thiết bị và hóa chất thử hoạt tính sinh học ......................................... 25
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 26
2.2.1. Phương pháp tách chiết ....................................................................... 26
2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc ........................................................... 26
2.2.3 Phương pháp thử hoạt tính sinh học .................................................... 27
2.2.4 Phương pháp sử lý số liệu .................................................................... 30
2.3. Thực nghiệm ............................................................................................... 30
2.3.1. Chiết mẫu thực vật .............................................................................. 31
2.3.2. Sàng lọc sơ bộ hoạt tính dịch chiết các bộ phận................................. 31

2.3.3. Phân lập chất ...................................................................................... 31
2.3.4. Thử hoạt tính các chất ......................................................................... 33


`Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Sàng lọc sơ bộ hoạt tính dịch chiết các bộ phận ............................................... 35
3.2. Thành phần hóa học cây Mít lá đen (Artocapus nigrifolius C. Y. Wu) ...... 39
3.3. Hoạt tính sinh học của các chất................................................................... 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 52
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1H-NMR
13

C-NMR

Proton Nuclear Magnetic

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

Resonance Spectroscopy

proton

Carbon – 13 Nuclear

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân


Magnetic Resonance

cacbon 13

Spectroscopy
HMBC

HMQC

Heteronuclear Mulitiple

Phổ tương tác dị hạt nhân qua

Bond Coherence

nhiều liên kết

Heteronuclear Single

Phổ tương tác dị hạt nhân qua

Quantum Coherence

một liên kết

s

singlet

d


doublet

t

triplet

q

quartet

J (Hz)

hằng số tương tác tính bằng Hz

δ(ppm)

ppm= part per million

độ dịch chuyển hóa học tính bằng
ppm

KB

human epidermoid carcinoma Ung thư biểu mô

HepG2

hepatocellular carcinoma


Ung thư gan ở người

human
MCF7

Ardeno carcinoma

Ung thư vú

LU

Human lung carcinoma

Ung thư phổi

IC50

Inhibitory concentration 50% Nồng độ ức chế 50% cá thể

ED50

Effective dose 50%

Liều hiệu quả đáp ứng 50%

SKC

Sắc ký cột

DMSO


dimethyl sulfoxide


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Đặc điểm thực vật loài Mít lá đen Artocapus nigrifolius C.Y.Wu

4

Hình 1.2 Các phương pháp nghiên cứu tác dụng kháng sinh in vitro

21

Hình 1.3 Phương pháp nghiên cứu tác dụng kháng sinh in vitro sinh ký tự

22

Hình 2.1 Quy trình chiết mẫu vỏ và thân cây Mít lá đen

32

Hình 2.2: Phân lập các chất từ cao chiết diclometan

33

Hình 3.1 Sắc ký cột cao chiết DCM và SKBM một số phân đoạn cao chiết mẫu vỏ
thân.

40


Hình 3.2 Sắc ký bản mỏng so sánh của ADF2 và β-sitosterol

41

Hình 3.3: Tỉ lệ phần trăm ức chế vi sinh vật theo các nồng độ của AFD6

47

Hình 3.4 Minh họa ảnh hưởng của AFD6 trên dòng tế bào ung thư biểu mô KB 48
Hình 3.5 Minh họa ảnh hưởng của AFD6 trên dòng tế bào ung thư gan Hep-G2 49
Hình 3.6 Minh họa ảnh hưởng của AFD6 trên dòng tế bào ung thư vú MCF7

50

Hình 3.7 Minh họa ảnh hưởng của AFD6 trên dòng tế bào ung thư phổi Lu

51

Hình 3.8 Minh họa thử nghiệm chống oxy hóa theo phương pháp sử dụng DPPH
của AFD6

52


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Hiệu suất ngâm chiết các bộ phận cây mẫu

35

Bảng 3.2 Kết quả thử hoạt tính kháng sinh của cao chiết Artocarpus nigrifolius

C. Y. Wu

36

Bảng 3.3 Hoạt tính chống ôxy hoá của các mẫu lá, vỏ thân, rễ và cành Artocarpus
nigrifolius C. Y. Wu

38

Bảng 3.4 Hoạt tính gây độc tế bào của các cao dịch chiết các bộ phận loài
Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu

39

Bảng 3.5: 13C – NMR của các chất AFL2 và AFD3 (CDCl3) và (CDCl3 + CD3OD)

44

Bảng 3.6 Hoạt tính kháng sinh của các chất chiết tách từ loài Artocarpus nigrifolius
C.Y.Wu

46

Bảng 3.7 Hoạt tính gây độc trên dòng tế bào KB và Hep-G2 của các chất

48

Bảng 3.8 Hoạt tính gây độc trên dòng tế bào MCF7 và Lu của các chất

50


Bảng 3.9 Hoạt tính chống oxy hóa của AFD6

51


MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Tổng số loài thực
vật đã ghi nhận ở Việt Nam khoảng 10.500 loài trong tổng số 12.000 loài theo ước
tính. Trong số đó, nguồn tài nguyên cây làm thuốc chiếm khoảng 30%. Kết quả điều
tra nguồn tài nguyên cây thuốc của Viện Dược liệu (2006) cho biết ở Việt Nam có
3.948 loài thực vật bậc cao, bậc thấp và nấm lớn được dùng làm thuốc. Trong thời
gian qua, nước ta đã có hơn 3.000 loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược được cấp số
đăng ký, chiếm gần 1/3 trong tổng số thuốc mới được cấp số đăng ký lưu hành hàng
năm. Như vậy nhu cầu sử dụng cây dược liệu chế xuất thuốc trong nước là rất lớn.
Không những vậy, việc sử dụng dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên cũng đang
được các nước trên thế giới hết sức quan tâm.
Chi Artocarpus (họ Dâu tằm, Moraceae) là một chi thực vật khá phổ biến ở
Việt Nam với 15 loài. Trong đó, ngoài giá trị làm thực phẩm nhiều loài còn được sử
dụng trong y học dân gian để chữa các bệnh như thấp khớp, hạ huyết áp, tiểu đường
như mít (Artocarpus heterophyllus), xa kê (Artocarpus altilis)…Thành phần hóa
học cũng như hoạt tính sinh học của các loài thuộc chi Artocarpus đã được các nhà
khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ lâu, nhiều hợp chất mới với những
hoạt tính tốt đã được công bố [31]. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới có một số ít loài
được nghiên cứu như: Chay Bắc bộ (Artocarpus tonkinensis), Chay lá to
(Artocarpus lakoocha Roxb.) và cây Mít dai (Artocarpus heterophyllus Lamk.). Các
nghiên cứu này cũng đã tìm ra được một số chất thuộc nhóm auronol glucosid có
hoạt tính sinh học tốt có thể ứng dụng vào cuộc sống và là tiền đề cho các nghiên
cứu tiếp theo [6]. Ở Việt Nam loài mít lá đen Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu mới
được tìm thấy và bổ sung vào danh mục loài của chi mít (Artocarpus) năm 2011 do

nhóm tác giả PGS.TS Trần Minh Hợi, viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật . Nhóm
tác giả cũng đã công bố hoạt tính sinh học của cây và cho các kết quả rất đáng quan
tâm. Do vậy, chúng tôi đã lựa chọn loài cây này làm đối tượng nghiên cứu và thực


hiện đề tài “ Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt chất sinh học loài mít lá đen
Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu”.
Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu thành phần hóa học và phát hiện các
hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học của loài Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu. Để
đạt được mục tiêu trên chúng tôi thực hiện các nội dung sau:
- Thu hái và định tên cây
- Xử lý mẫu
- Tách chiết, phân lập, xác định cấu trúc các thành phần hóa học của cây
- Thử hoạt tính sinh học các mẫu cao chiết và các hợp chất tinh sạch được.


Chương 1 - TỔNG QUAN
1.1 Đặc điểm thực vật của loài Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu
Chi Artocarpus thuộc họ dâu tằm (Moraceae), là một họ thực vật lớn gồm
khoảng 60 chi và hơn 1400 loài, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới châu Á. Trên thế giới chi này gồm khoảng 60 loài, phần lớn là cây thân gỗ, có
nhựa mủ màu trắng. Hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực gồm hai hay bốn phiến, một
nhị với chỉ nhị ở giữa với 2 bao phấn ở hai bên, mở bởi hai kẽ nứt. Hoa cái có màu
hơi xanh, nhỏ phát triển thành gié nạc, ngắn. Sau khi thụ phấn chúng phát triển
thành quả tụ, có thể phát triển rất to. Lá kèm từ nhỏ như ở Artocarpus integer
(Thunb.) Merr (mít tố nữ) và nguyên cho tới lớn và xẻ thùy Artocarpus communis
Forst. & Forst.f. ( Xa kê). Một số loài trong chi có quả ăn được nên được trồng ở
nhiều nước trên thế giới như Artocarpus heterophyllus, Artocarpus integer,
Artocarpus rigidus, Artocarpus tokinensis . Theo Phạm Hoàng Hộ, chi Artocarpus
ở Việt Nam có 15 loài và dưới loài [4].

Loài Artocarpus nigrifolius C. Y. Wu
Cây thân gỗ cao 15m, mọc thẳng, cành nâu sậm, vỏ sần sùi có nếp nhăn dày
1- 2,5 mm. Chồi non ngắn lá có lông màu nâu đen rỉ sắt. Cuống lá đen, mỏng, dài
1,8 -2,8 cm có lông màu nâu đen khi còn non, phiến lá hình elip hoặc elip hẹp, kích
thước 5-11 x 2-4 cm, mỏng như giấy, phía xa gân giữa lá có màu xanh nâu và lông
rất nhỏ màu trắng, phía gần gân giữa lá có màu gần như đen và không lông, gần
cuống lá có hình nêm rộng, gân lá không đối xứng; phần đuôi lá có chóp nhọn dài
0,5-1,5cm. Phần gân lá chính và gân loại 2 nổi rõ ở cả hai mặt lá, gân loại 3 không
lộ. Cụm hoa đơn tính mọc ở nách lá. Cụm hoa đực có kích thước 4-7mm hoa đôi,
cụm hoa cái có màu trắng khi còn non, màu xanh sậm khi khô, hình nón ngược, 59mm, có nốt sần, chỏm cánh hoa có dạng tù, cuống dài 1-1,5 cm, mỏng.
Tiến hành thu mẫu tại các tỉnh: Sơn La, Phú Thọ thu tiêu bản và vật mẫu
cành, lá, quả .


Hình 1.1: Đặc
ặc điểm
đ ể thực vật loài Mít lá đen Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu.
1. Cành Mít lá đen

2. Chồi
ồi Mít lá đen.

Artocarpus nigrifolius C.Y.Wu là một loài mới được
ợc nghiên
nghi cứu và bổ sung
vào hệ sinh vật của nư
ước ta, do đó, các tài liệu ghi nhận
ậ vềề chúng ch
chưa nhiều; rất
cần được nghiên cứu.

1.2 Ứng dụng
ng trong y học
h cổ truyền của chi Artocarpus
Nhiều loài
oài trong chi Artocarpus được dùng trong y học
ọc cổ truyền ở các nước
Đông Nam Á đểể điều
đ ều trị các bệnh như kháng viêm, sốt
ốt rét, trị ung nhọt,
nh áp xe, tiêu
chảy. Thịt quả và hạt được
đư sử dụng như thuốc bổ có tác dụng làm
àm mát, hạ
h huyết áp, rễ
cây uống để trị bệnh tiêu
êu chảy
ch và hạ sốt, lá giúp tăng tiết
ế sữa
ữa cho phụ
ph nữ, động vật có
vú; tro đốt của lá là loại
ại thuốc
thu trị giun trong y học cổ truyền
ền nhiều nước …[31]
Ở nước ta,
a, dân gian dùng
dù lá xa kê (Artocarpus altilis)) chữa
ch phù thũng, viêm
gan vàng da bằng
ằng cách nấu

n là tươi để uống. Ngoài
ài ra, theo lương
lươ y Nguyễn Công
Đức, lá xa kêê còn có thể
th phối hợp với một số loại thuốc
ốc khác trị được
đ
một số bệnh
như gút, sỏi thận,
ậ tiểu
ểu đđường týp 2, chứng huyết áp cao dao động [[2]. Thịt quả xa kê


thường dùng để ăn, quả còn xanh có bột dùng để làm thực phẩm. Hạt xa kê luộc
hoặc rang ăn ngon như hạt rẻ có tác dụng lợi trung tiện, kích dục.
Artocarpus altilis không chỉ làm thức ăn chăn nuôi, lá của nó được sử dụng
để điều trị xơ gan, tăng huyết áp và bệnh tiểu đường ở Indonesia [30].
Ở Tân đảo, rễ cây được dùng để trị hen và các rối loạn dạ dày, ruột, một số
rối loạn khi mang thai, đau răng miệng và trị bệnh về da.
Ở Papua Niu- Guinea, vỏ cây được dùng để trị bệnh ghẻ; nhựa cây được pha
loãng uống trị ỉa chảy và lỵ; lá dùng phối hợp với lá đu đủ giã với vôi cho đến khi
có màu vàng, lấy hỗn hợp này đắp trị sưng háng, lá cũng được dùng trị đinh nhọt,
sưng háng [3].
Thân và rễ loài Artocarpus altilis đã được sử dụng ở Đài Loan từ lâu để điều
trị bệnh xơ gan và chứng tăng huyết áp. Ngoài ra chúng còn được dùng để kháng
viêm, giải độc.
Ở Ấn Độ, trong một nghiên cứu sàng lọc tác dụng dược lý của cao khô chiết
từ vỏ và lá xa kê bằng cồn 500, các tác giả nhận thấy cao thô có tác dụng lợi tiểu rõ
rệt trong thí nghiệm với chuột cống trắng so với lô đối chứng.
Ở Trinidad và Banhamas, người ta dùng nước sắc lá xa kê để hạ huyết áp và

trị hen suyễn, lá giã nát đắp trị tưa lưỡi, nước ép từ lá dùng như thuốc nhỏ tai, tro
đốt từ lá dùng bôi lên da chữa nhiễm trùng và bột lá khô dùng để điều trị lá lách mở
rộng. Quả giã nát làm thuốc đắp lên vết sưng tấy giúp mau mưng mủ, hoa chữa đau
răng bằng cách hơ nóng chà lên niếu xung quanh chỗ đau. Nhựa cây dùng để chữa
trị bệnh về da và giảm đau thần kinh tọa, pha loãng uống trị tiêu chảy.
Ở nước ta, hạt mít dai ( A. heterophyllus) được dùng trị ghẻ lở, sản hậu ít
sữa. Múi mít dùng chữa sốt rét rừng và giải say rượu [1]. Hạt mít nướng hay luộc ăn
thì hạ khí, thông trung tiện. Lá mít được dùng làm thuốc lợi sữa, chữa ăn uống
không tiêu, ỉa chảy, và trị huyết áp cao. Lá mít giã đắp cũng làm mụn nhọt bớt sưng
đau. Gỗ và lá mít còn được dùng làm thuốc an thần, chữa huyết áp cao hay những
trường hợp co quắp: mài gỗ mít lên miếng đá nháp hay chỗ nháp của trôn bát, cho
thêm ít nước đến khi nước trở nên đục nhiều thì uống với liều hàng ngày là 6-10g.


Gỗ và nhựa mít làm tiêu sưng, giải độc, chữa sưng tấy, mụn nhọt, dưới dạng sắc
nước uống (gỗ) và bôi (nhựa). Rễ cây sắc nước uống trị ỉa chảy và cùng với vỏ trị
các loại viêm gây sốt. Dịch nhựa cây thường được dùng đắp rút mủ mụn nhọt, còn
dùng trị bệnh giang mai và trừ giun. Dái mít dùng chữa sa dạ con và lõi mít có tính
gây sảy thai[2]. Ở Ấn Độ người ta dùng lá chữa các bệnh ngoài da và trị rắn cắn
[31]. Rễ sắc uống trị tiêu chảy và vàng da. Dịch ép của cây đắp vào chỗ sưng hạch
và áp xe để làm mưng mủ. Quả xanh có tác dụng làm săn, quả chin nhuận tràng.
Nhựa mủ bôi trị vết thương [2].
Ở Indonesia, dịch ép quả mít non có trong thành phần một thuốc uống trị sốt.
Quả non trộn với cao khô từ lá cây Uncaria gambir ăn trị đau bụng. Lá hoặc quả có
trong thành phần bài thuốc chữa uồng trị tiêu chảy, nước sắc lá giã nát dùng làm
thuốc chữa đau răng.
Hạt Chay lá to (Artocarpus lakocha) ở Ấn Độ được dùng làm thuốc xổ, vỏ
cây dùng tán bột đắp vết thương để rút mủ hoặc pha thuốc đắp mụn nhọt và các vết
nứt nẻ ở da. Ở Thái Lan, nạc của trái được xem như thuốc bổ gan, gỗ, quả chay sắc
nước uống dùng trị giun kim, giun đũa, sán xơ mít và dùng ngoài da trị ghẻ. Ở nước

ta, vỏ, mủ trị đau lá lách; hột làm thuốc xổ.
Các loại trái cây Artocarpus lakocha thường được ăn tươi. Bột trái cây ăn
được và dùng như là một loại thuốc bổ cho gan. Ở Thái Lan, bột Artocarpus
lakoocha Roxb còn gọi là Puag-Haad được sử dụng làm thuốc trị sán dây truyền
thống [8].Vỏ cây có chứa 8,5% tannin được nhai như trầu và cũng được sử dụng để
điều trị bệnh về da.
Chay Bắc bộ (Artocarpus tonkinensis) có quả dùng để chữa phổi nóng, ho ra
máu, thổ huyết, chảy máu mũi, đau họng, dạ dày thiếu toan, kém ăn. Nếu không có
quả chay tươi có thể dùng quả chay khô hay rễ chay sắc uống. Rễ chay dùng chữa tê
thấp, đau lưng, mỏi gối và chữa rong kinh, bạch đới; còn dùng làm chắc chân răng.
Liều dùng 20-40g dạng thuốc sắc.
Ngoài ra, những loài khác trong chi Artocarpus cũng được sử dụng trong y
học dân gian ở các nước Đông Nam Á từ lâu: nhựa từ Artocarpus lowii truyền


thống được sử dụng như một loại dầu ăn và thuốc mỡ trong y học dân gian.
Artocarpus chempeden là một trong các loại thuốc dân tộc Indonesia; hạt cây đã
được sử dụng để chống lại tiêu chảy và rễ của nó chống lại bệnh sốt rét. Phía Tây
Java, Artocarpus elasticus Reinw. ex Blume đã được sử dụng để điều trị viêm,
tránh thai cho nữ (vỏ cây), bệnh lỵ và lá non cho điều trị bệnh lao. Bên cạnh việc sử
dụng làm thuốc, các loài trong chi Artocarpus được sử dụng như một loại thực
phẩm và vật liệu xây dựng nhà ở [31].
1.3 Hoạt tính sinh học và thành phần hóa học của một số loài thuộc chi
Artocarpus
Với việc được sử dụng khá phổ biến và hiệu quả trong y học cổ truyền, chi
Artocarpus đã sớm được các nhà khoa học trên thế giới để ý. Từ chi này, rất nhiều
các hợp chất sinh học thứ cấp đã được tách chiết, tinh sạch, sàng lọc hoạt tính và
nhiều trong số chúng có hoạt tính tốt, hứa hẹn khả năng được áp dụng vào thực tiễn.
Các hoạt tính thường được thăm dò là: hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, gây độc
với các tế bào ung thư và khả năng chống các gốc oxy hóa. Ngoài ra, tùy theo

những tác dụng của loài trong y học dân gian, tùy theo tính chất của các nhóm chất,
người ta có thể thăm dò các hoạt tính khác như: tính kháng virus, ức chế các
enzyme, chống tiểu đường… Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu về những hoạt tính
sinh học của các hợp chất đã được tách từ các loài thuộc chi Artocarpus.
1.3.1 Hoạt tính kháng sinh:
Cao chiết methanol vỏ cây loài Artocarpus communis và một số hợp chất tự
nhiên tinh sạch được từ loài này như artonin E (1), 2-[(3,5-dihydroxyl)-(Z)-4-(3methylbut-1-enyl) phenyl]benzofuran-6-ol (2) có khả năng kháng nhiều chủng vi
sinh vật như : P.seudomonas stuartii (ATCC29916), P.aeruginosa (PAO1),
Klebsiella

pneumonia

(ATCC11296);

S.aureus

(ATCC25922),

S.typhi

(ATCC6539), E.coli (ATCC8739), C.albican (W3100). Trong đó (1) và (2) cho giá
trị MIC là 32 µg/ml với P.aeruginosa, giá trị này cao hơn cả chất kháng sinh đối
chiếu là chloramphenicol [32].


(1)

(2)

Từ vỏ cây loài Artocarpus rigida Blume người ta cũng tìm thấy hợp chất

artonin E (1) với hoạt tính kháng sinh rất tốt tương đương với các chất kháng sinh
đối chứng. Điều này cho thấy khả năng ứng dụng của artonin E trong thực tế như
một chất kháng sinh [28].
Hợp chất pyranocycloartobiloxanthone A (3) được tìm thấy ở loài
Artocarpus obtusus thể hiện hoạt tính kháng sinh tốt với một số chủng vi sinh vật
như: Staphylococcus aureus kháng

methicillin (ATCC33591) với đường kính

vòng vô khuẩn là 20mm tương đương với hoạt tính của chất đối chứng là
streptomycin sulfat, hay kháng Bacillus subtilis với đường kính vòng vô khuẩn là
12mm, ngoài ra nó cũng thể hiện hoạt tính với các chủng B.subtillis (ATCC 6633),
E.coli (ATCC 25922), S.aureus (ATCC 6538) và Salmonella typhimurium (S865B)
với đường kính nhỏ hơn 10 mm. Mặc dù không cao như tính kháng khuẩn,
Pyranocycloartobiloxanthone A cũng thể hiện hoạt tính kháng nấm trên các chủng
Candida albicans (ATCC 1023) và Saccharomyces cerevisiae (S617) với đường
kính vùng ức chế lần lượt là 7 và 8 mm [19].
HO

O

OH

O

OH
OH

O


CH3

(3)
Cao chiết thô methanol của thân, vỏ thân, vỏ rễ, lá, hạt, quả, gỗ của
Artocarpus heterophyllus và các phân đoạn dịch chiết sau đó với dichloromethane,


ethyl acetate và butanol đã cho phổ kháng vi sinh vật
ậ rộng
ộng vớ
với nhiều chủng như:
Bacillus cereus, B.coagulans, B.megaterium, B.subtilis, Lactobacillus casei,
Micrococcus

luteus,

S.epiderepidermidis,

M.roseus,

Streptococcus

Staphylococcus
faecalis,
faecalis,

albus,

St.pneumoniae,


S.aureus,

Agrobacterium

tumaefaciens, Citrobacter freundii, Enterobacter aerogenes, Escherichia coli,
Klebsiella pneumonia, Neisseria gonorrhoeae, Proteus mirabilis, P.vulgaris,
Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi, Salmonella typhimurium, Serratia
marcescens, Trichomonas vaginalis. Trong đó, phân đoạn
ạn butanol (nồng
(n
độ
4mg/đĩa) vỏ rễ và quảả của Artocarpus heterophyllus có hoạt
ạt tính tốt
t nhất . Dịch
chiết nước của loài
ài cũng
c
thể hiện hoạt tính ức chế với
ới các chủng
chủ như S.aureus
(15mm), E. faecalis (14 mm),
mm S. typhimurium (13 mm) và E. coli (11,3 mm) [16].
1.3.2 Hoạt tính gây độc
độ tế bào
Suhartati và cộộng sự đã tách được một số hợp
ợp chất phenol từ rễ cây
Artocarpus rotunda là artoindonesianin L (4), artonin M (5),
(5) artonin E (1) và
artonin O (6), cycloartobiloxanthone (7) . Những hợp chất này
ày đều

đ thể hiện hoạt
tính gây độc tế bào đốối với dòng tế bào P388 bạch cầu
ầ chuột
ột vớ
với LC50 lần lượt là
0,6; 7,9; 0,06; 4,6 và 0,9 µg/ml [27].
Từ loài Artocarpus lanceifolius, Euis và cộng
ộng sự đã tách được
artobiloxanthone (8),, artoindonesianin P (9),, cycloartobiloxanthone (7) và artonol B
(10) các chất này đều
ều có khả
kh năng ức chế dòng tế bào P388 với
ới giá trị
tr IC50 lần lượt
là 5,9; 1,7; 4,6;
6; 100 µg/ml. Các
C hợp chất (1) and (6), (7) và (8) được tách chiết từ
thân Artocarpus kemando thể hiện hoạt tính gây độc tế bào
ào KB (ung thư
th biểu mô
người) với giá trị IC50 lần lượt là 3,0; 0,5; 3,5; 2,5 µg/ml [31].

(4)

(7)


(5)

(8)


(6)

(9)

(10)
Một số hợp như
ư cycloartobiloxanthone (7),, artoindonesianin C (11) có hoạt
tính ức chế dòng tếế bào
b ung thư biểu mô (KB); hợp chất (7),, (11), artorigidusin
(12), có hoạt
ạt tính kháng dòng
d
ung thư vú (BC); xanthone artonol B (10),
cycloartobiloxanthone
ne (7) và artoindonesianin C (11) có khảả năng
nă gây độc với các
tế bào ung thư phổi
ổi người
ng
(NCI-H187) , đặc biệt hợp chất artonol có hoạt tính tốt
nhất với IC50 1,26µg/ml
µg/ml trong khi chất đối chứng ellipticine đạt giá trị
tr IC50 lần lượt


với các dòng tế bào
ào trên là at 1,33; 1,46; 0,39
0, µg/ml. Tất
ấ cảả các hợp

h chất trên đã
được tìm thấy ở rễ loài
ài Artocarpus rigidus Blume [20].
O
O

O

OH
OH

O

(11)

(12)

Năm
m 2004, Syah và cộng
c
sự đã tách được hai hợp
ợ chất
ất isoprenyl flavones llà
artoindonesianin U (13) và artoindonesianin V (14) từ lõi
õi thân

Artocarpus

chempeden, chúng thểể hiện
hi hoạt tính gây độc tế bào mạnh trên

ên dòng tế
t bào P388
với IC50 lần lượt làà 2,0 và 0,5µg/ml
0,
(Syah và cộng sự, 2004).
). Nhóm
N
nghiên cứu sau
đó tiếp tục tách được
ợc các hợp
h chất artoindonesianin A-2, artoindonesianin A-3 (15),
heterophyllin (16),, cudraflavone C (17),, artoindonesianin T (18) từ dịch chiết
chloroform Artocarpus chempeden;
chempeden các hợp chất này đều
ề thểể hiện
hiệ hoạt tính ức chế
dòng tế bào bạch
ạ cầu
ầu chu
chuột P388 với giá trị IC50 lần lượt làà 3,66; 5,45; 4,50; 4,50;
7,33µg/ml [30].

(13)

(14)


(15)

(16)


(17)

(18)

Chín loại
ại prenyl flavones tách chiết
chi từ

Artocarpus altilis viz. là

cycloartocarpin (19),, artocarpin (20), chaplashin (21), morusin (22),
(22) cudraflavone B
(23),,

cycloartobiloxanthone

(7),

artonin

E

(1),,

cudraflavone

C

(17),


artobiloxanthone (8);; các hợp
h chất này thể hiện khả năng
ăng gây độc
độ tế bào với các
dòng KB, BC và Vero với
v giá trị IC50 tương tự nhau từ 2,9–14,77 µg/ml
µ
[33].

(19)

(20)


(21)

(22)

(23)
Từ trái xa kê
k (Artocarpus communis) các chất
ất 5’-geranyl-2’,4’,45’
trihydroxychalcone (24)
(24 và 3,4,2’,4’-tetrahydroxy-3’-geranyldihydrochalcone
geranyldihydrochalcone (25)
thể hiện hoạt tính ức chế nhiều dòng tế bào ung thư trong nghiên cứu
c thử nghiệm in
vitro [trên các dòng ung thư
th nguyên bào gan (HepG2, Hep3B), ung thư

th trực tràng
(HT-29, COLO 205),
), ung thư
th gan (PLC5, Huh7)] [32].
OH

O

OH

O

(24)
HO

OH

OH
OH

(25)

O


(26)
Yong-Hong Wang và cộng sự (2004) tiến hành tách chiết và thử hoạt tính
gây độc tế bào các chất artochamin C (26), artocarpin (20), artonin E (1) từ loài
Artocarpus chama trên một số dòng tế bào ung thư. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
artochamin C (26) có hoạt tính ức chế mạnh trên các dòng MCF-7, 1A9, HCT-8 và

SKMEL-2 với giá trị ED50 trong khoảng 2,0-2,3 µg/mL; yếu hơn với A549, KB,
KB-VIN với ED50 là 3,0-3,4 µg/mL, tuy nhiên (26) không thể hiện hoạt tính đáng
kể nào với các dòng tế bào CAKI-1, U-87-MG, PC-3, MDA-MB- 231 khi ED50
của chúng đều lớn hơn 4,0 µg/mL. Artocarpin (20) cũng có hoạt tính ở mức trung
bình với các dòng tế bào thử nghiệm như A549, MCF-7, 1A9, HCT-8, U-87-MG,
MDA-MB-231, KB, và KB-VIN với giá trị ED50 trong khoảng 3,2-3,8 µg/mL, và
cũng không thể hiện hoạt tính trên các dòng CAKI-1, SK-MEL-2, PC-3 ở nồng độ
dưới 4,0 µg/mL. Artonin E (1) gây độc mạnh với dòng tế bào 1A9 (ED50 < 1,25
µg/ml), MCF-7 (ED50 = 2,2 µg/ml), gây độc yếu hơn trên các dòng HCT-8,
MDAMB-231 (lần lượt ED50 = 3,3 và 3,0 µg/ml)
1.3.3 Hoạt tính chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật ngày càng thu hút
sự quan tâm của các nhà khoa học do khả năng tăng cường sức khỏe, giảm các bệnh
tật kinh niên của chúng. Thành phần hóa học của loài thuộc chi Artocarpus chứa
nhiều hợp chất phenol là nhóm hợp chất có tính chống oxy hóa cao, có khả năng
ứng dụng vào thực tiễn như là thực phẩm bổ sung. Do đó, việc phân lập các chất có
hoạt tính này từ các loài trong chi đã được tiến hành từ lâu và cho nhiều kết quả khả
quan.


Các chất cycloheterophyllin (27), artonin A (28),, artonin B (29) được tìm
thấy trong một số loài
ài thuộc
thu chi Artocarpus ức chế sự peroxy hóa lipid
lipi do sắt trong
dịch treo mô não chuộột, loại bỏ 1,1-diphenyl- 2-picrylhydrazyl
picrylhydrazyl (DPPH) và các gốc
peroxyl O22-, gốc
ốc hydroxyl OHOH được tạo ra bởi 2,2’-azobis
azobis (2-amidinopropane)

(2
dihydrochloride và hệệ Fe3+–ascorbate–EDTA–H2O2 đã được
ợc Ko và
v cộng sự nghiên
cứu từ lâu. [31]

(27)

(28)

(29)
Hoạt tính chống
ống oxy hóa của
c các hợp chấtt geranyl flavonoid phân lập
l từ quả
Artocarpus nobilis đãã được Jayasinghe và cộng sự nghiên cứu.
ứu. Tính chất
ch chống oxi
hóa của các hợp
ợ chất
ất được
đ
đánh giá bằng khả năng loại
ạ bỏỏ gốc
ốc DPPH theo phương
ph
pháp sinh tự ký TLC ( TLC bio-autography
bio
method) của
ủa Takao. Tất

Tấ cả các hợp chất
đều thể hiện vết
ế trắng
ắng nh
nhạt trên nền màu tía ở nồng độ 1,0 µg/m
g/ml. Các hợp chất 3 geranyl - 2, 3’, 4, 4’ - tetrehydroxychalcon (30), 8 – geranyl - 3’, 4’, 7 trihydroxyflavon (31)) và isonymphaeol-B
isonymphaeol (32) cho thấy
ấ vết
ết trắ
trắng nhạt mạnh trên
TLC ngay cảả khi ở nồng độ thấp là 0,1 µg/ml. Do đó, tính chất
ất chống
ch
oxy hóa của
các chất này được
ợc so sánh với
v α-tocopherol bằng phương
ương pháp đo
đ ảnh phổ. Giá trị


EC50 của các chất được xác định: 30 (5 µg/ml), 31 (6,3 µg/ml), 32 (4,4 µg/ml), αtocopherol (13,8 µg/ml). Kết quả này cho thấy các chất này đều có hoạt tính mạnh
hơn so với chất đối chứng α-tocopherol. Do đó, quả loài A. nobilis có thể giúp ích
cho con người như là nguồn giàu chất chống oxy hóa tự nhiên.[15].

(30)

(31)

(32)

Trong một nghiên cứu khác của Lin và cộng sự năm 2009, các chất
prenylflavonoid được phân lập từ vỏ rễ loài Artocarpus communis bao gồm:
cyclogeracommunin
artocommunol

CC

(33), artoflavone A
(36),

artochamin

(34), artomunoisoxanthone (35),
D

(37),

artochamin

B

(38),

dihydroartomunoxanthone (39), và các prenylflavonoid từ Artocarpus elasticus
như

cycloartelastoxanthone (40), artelastoheterol (41), artonol A (42),

cycloartobiloxanthone (7) tất cả đều thể hiện hoạt tính ức chế các tác nhân gây oxy
hóa. Đặc biệt là các chất (34), (40), (41), (7) có hoạt tính khá cao trong thử nghiệm

chống oxy hóa DPPH với EC50 lần lượt là 24,2±0.8; 18,7±2.2; 42,2±2,8, 26,8±1,2
µM.


(33)

(35)

(34)

(36)


(37)

(38)

(39)

(41)

(40)

(42)

1.3.4 Một số hoạt tính sinh học khác:
Ngoài hoạt tính kháng sinh, gây độc tế bào trên các dòng ung thư, chống oxy
hóa; những hợp chất được tách chiết từ chi Artocarpus còn có nhiều hoạt tính khác
có thể ứng dụng trong lĩnh vực y dược học.
Trong nghiên cứu chất kháng vi khuẩn lao, những hợp chất prenyl flavon

được tách ra từ rễ Artocarpus altilis gồm: cycloartocarpin (19), artocarpin (20),
chaplashin (21) , cudraflavone B (23), cycloartobiloxanthone (7), artonin E (1),
cudraflavone C (17), artobiloxanthone (8) đều thể hiện khả năng kháng lại vi khuẩn
lao Mycobacterium tuberculosis H37Ra với MIC trong khoảng từ 3.12 đến


×