Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.06 KB, 10 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Khái niệm hộ sản xuất (HSX)
1.1.1. Các khái niêm
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học: Hộ sản xuất là tất cả những người cùng
sống chung trong mái nhà, nhóm người đó bao gồm những người cùng huyết tộc và
cùng sản xuất,
Theo các nhà kinh tế học Việt Nam: Hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ trực
tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh.
Theo điều 106 Bộ luât dân sự khẳng định: “ Hộ sản xuất mà các thành viên có tài
sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định
là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này “.
Như vậy hộ sản xuất là một chủ thể trong nền kinh tế quốc dân. Hộ sản xuất có
quyền tự chủ trong việc hạch toán kinh doanh, tự xây dựng phương án sản xuất và tổ
chức sản xuất. Hoạt động kinh tế của hộ sản xuất chủ yếu trong các ngành nông, lâm,
ngư nghiệp và một số lĩnh vực kinh tế khác. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước,
kinh tế hộ sản xuất đã và đang phát triển, tạo ra những thay đổi lớn trong bộ mặt ở nông
thôn Việt Nam.
Trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp được tổ chức lại để hình thành mô hình
sản xuất mới thích ứng với cơ chế thị trường thì kinh tế hộ sản xuất nông nghiệp vẫn
được coi là hình thức kinh tế có sức cuốn hút to lớn để tạo điều kiện mới cho sản xuất
phát triển. Bởi sản xuất hàng hóa đòi hỏi các hộ sản xuất cũng phải cạnh tranh với nhau.
Do đó họ phải tìm mọi biên pháp tiết kiệm chi phí để hạ giá thành, đa dạng hóa sản
phẩm, tăng năng suất lao động để có lợi nhuận ngày càng tăng trong các hộ sản xuất.
Trong những năm gần đây, hộ sản xuất chẳng những vừa là người sản xuất và
cung cấp sản phẩm hành hóa cho thị trường mà còn vừa là người tiêu dùng đông đảo
nhất đối với các mặt hàng trên thị trường do ngành kinh tế khác sản xuất ra. Vì thế hộ
sản xuất là yếu tố quyết định sản xuất và tiêu thụ hàng hóa trên thị trường.
Trên góc độ ngân hàng hộ sản xuất là một thuật ngữ được dùng trong hoạt động
cung ứng vốn tín dụng cho hộ sản xuất gia đình để làm kinh tế chung của hộ. Theo văn
bản 499A/NHNo-1993 của Tổng Giám Đốc NHNo&PTNT Việt Nam thì “ Hộ sản xuất


là một đơn vị kinh tế tự chủ trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ thể trong
mọi quan hệ sản xuất kinh doanh” để có cơ sở xây dựng chính sách tin dụng cho phù
hợp với từng loại hộ, từ đó đầu tư vốn có hiệu quả.
Nói đến sự tồn tại của hộ sản xuất trong nền kinh tế, trước hết ta cần thấy rằng
hộ sản xuất không chỉ có ở nước ta mà còn có ở tất cả các nước có nền sản xuất nông
nghiệp trên thế giới. Có quan điểm cho rằng hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế mà các
thành viên đều dựa trên cơ sở kinh tế chung. Quá trình sản xuất của hộ được tiến hành
một cách độc lập và điều quan trọng là các thành viên của hộ có cùng huyết thống,
thường cùng chung sống trong một ngôi nhà, có sinh hoạt chung với nhau. Đối với
NHNo&PTNT Việt Nam, hộ sản xuất được hiểu là một đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp
hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh.
Kinh tế hộ sản xuất là hình thức kinh tế chủ yếu của Việt Nam. Do đặc điểm của
nền kinh tế nước ta chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, vì thế hoạt động kinh tế hộ sản
xuất phần lớn được thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp. Quá trình hình thành và phát
triển của hộ sản xuất bắt nguồn từ sự hình thành và phát triển của kinh tế hộ gia đình,
hộ nông dân nên nhiều khi kinh tế hộ sản xuất được hiểu như kinh tế hộ gia đình sản
xuất nông nghiệp.
1.1.2. Phân loại hộ sản xuất
Nhìn chung có nhiều cách đánh giá và phân loại hộ khác nhau như :
- Theo tiêu trí thu nhập bình quân trên đầu người hàng tháng, hàng năm thì có:
Hộ đói, hộ nghèo, hộ trung bình, hộ khá và hộ giàu.
- Theo tính chất của sản xuất kinh doanh thì có: Hộ sản xuất nông nghiệp, hộ sản
xuất tiểu thủ công nghiệp, hộ ngư nghiệp, hộ sản xuất diêm nghiệp, hộ làm dịch vụ, hộ
buôn bán nhỏ…
- Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh thì có thể phân loại hộ sản xuất thành
3 loại:
+ Loại thứ nhất: Là loại hộ sản xuất hàng hoá hoặc kinh doanh theo luật định.
Loại hộ này có vốn, có kỹ năng lao động, biết tiếp cận môi trường kinh doanh, biết tiếp
thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật… Nhưng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nâng
cao năng lực sản xuất, đầu tư cải tiến đổi mới công nghệ… nói chung là do yêu cầu của

việc mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu. Đối với loại hộ này thì
việc ngân hàng cho vay để bổ xung phần vốn thiếu, tạo điều kiện cho hộ mở rộng sản
xuất kinh doanh, tăng thêm sản phẩm hàng hoá cho xã hội, đồng thời góp phần vào sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là việc cần thiết, đúng hướng
và có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
+Loại thứ hai: Là loại hộ sản xuất có tính chất tự cung, tự cấp hoặc buôn bán
nhỏ. Loại hộ này có sức lao động, chịu khó lao động. Họ khao khát vươn lên làm giàu
nhưng do thiếu nhiều điều kiện: Như do thiếu tư liệu sản xuất, ít được tiếp xúc với khoa
học kỹ thuật tiên tiến, lại cư trú ở những nơi môi trường kinh doanh chưa phát triển, ít
có giao lưu kinh tế… Và một trong những điều kiện cơ bản là họ thiếu vốn để sản xuất.
Loại hộ này chiếm đa số trong nông thôn hiện nay thì việc đầu tư vốn của ngân hàng và
các tổ chức tài chính, tín dụng khác trong nước và quốc tế để giúp họ có điều kiện tăng
năng xuất lao động, mở rộng ngành nghề, tăng thu nhập… là việc làm không thể thiếu
giúp họ có cơ hội ổn định cuộc sống và dần dần vươn lên, sản xuất có dư thừa sản
phẩm để bán (sản xuất hàng hoá).
+ Loại thứ ba: Là loại hộ không có sức lao động do ốm đau, bệnh tật kinh niên, tuổi
cao sức yếu, không còn khả năng lao động do hậu quả của chiến tranh. Đối với loại hộ
này giải quyết bằng các chính sách cứu tế, trợ cấp xã hội của ngân sách Nhà nước và
các quỹ từ thiện của cộng đồng…là thuộc trách nhiệm của Nhà nước và cộng đồng. Xã
hội không những giúp họ về vật chất mà còn động viên cả tinh thần để họ có cuộc sống
hoà nhập cộng đồng.
1.2. Đặc điểm kinh tế hộ sản xuất
Hộ sản xuất Việt Nam giữ vị trí quan trong trong nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.
Đặc điểm của hộ sản xuất Việt Nam là gắn bó, có tính chất truyền thống cả 2 mặt vật chất và
tinh thần, có quyền lợi cùng hưởng có khó khăn cùng chịu. Sản xuất của hộ nông dân Việt
Nam sau bao năm chiến tranh không phát triển được, vẫn còn là sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp,
năng xuất lao động thấp, sản xuất còn lệ thuộc vào thiên nhiên nhiều. Việc chế biến sản phẩm
và phát triển các ngành nghề phụ còn yếu.
Ở nước ta do đặc điểm tự nhiên của từng vùng, từng miền nên tập quán sinh
hoạt, công tác, cách thức tổ chức sản xuất của các hộ gia đình cũng rất đa dạng, phong

phú. Song dù ở vùng nào, miền nào thì tựu chung lại kinh tế của hộ sản xuất cũng có
những đặc điểm cơ bản sau:
- Chủ hộ là người lao động trực tiếp, làm việc hoàn toàn tự giác và có trách
nhiệm cao.
- Sản xuất của hộ khá ổn định, vốn luân chuyển chậm so với các ngành khác, vì
đối tượng của sản xuất là cây, con, sinh trưởng và phát triển theo một chu kỳ nhất định
và thường là thời gian khá dài.
- Sản xuất mang tính thời vụ là chủ yếu xong cùng một lúc có thể sản xuất, nuôi
trồng nhiều loại cây, con khác nhau tiến hành làm các ngành nghề khác nhau vì chu kỳ
sinh trưởng và phát triển của từng loại cây, con khác nhau, chu kỳ kinh doanh các
ngành nghề không giống nhau, vì thế chi phí phải bỏ ra thường là không cao lắm và dàn
trải tương đối đều trong năm, đồng thời cũng có thu nhập đều trong năm. Đây cũng là đặc
điểm quan trọng tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển đa dạng.
- Trình độ sản xuất của các hộ chủ yếu là thủ công (máy móc tuy đã có xong ít và đơn
giản) trình độ tổ chức sản xuất nói chung ở mức độ chưa cao, phạm vi chưa rộng, người lao
động làm việc theo tính chất truyền thống là chính, thái độ lao động bị chi phối bởi tình cảm,
đạo đức, phong tục, tập quán của địa phương…
- Sản xuất nông nghiệp lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu. Người sản xuất trong ngành nông
nghiệp chưa thể khắc phục được những bất lợi của thiên nhiên đem đến cho mình. Mặt khác
mặc dù sản phẩm nông nghiệp là tối cần thiết cho cuộc sống con người. Song con người không
thể tiêu thụ nó nhiều hơn mức mà sức khoẻ, sinh lý cho phép. Do vậy khi sản phẩm xuất hiện
nhiều trên thị trường thì giá cả hạ rất nhanh, khi thiếu hụt thì giá cả tăng rất nhanh. Do vậy sản
xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất có rủi ro lớn. Rủi ro do bị phụ thuộc vào thiên nhiên,
rủi ro về giá cả.
- Hộ sản xuất nông nghiệp với quy mô sản xuất nhỏ chủ yếu là sản xuất tự cấp tự túc
nên việc tích tụ vốn cho sản xuất còn hạn chế . Do đó trong sản xuất kinh doanh thường thiếu
vốn, nhất là vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị.
1.3. Vai trò của hộ sản xuất trong nền kinh tế thi trường của nước ta hiện nay
1.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh
tế của nước ta hiện nay

Trong thời kỳ thực hiện cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung, nông dân sản
xuất dưới hình thức tập thể, quán triệt quan điểm hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ.
Nhưng vì lúc đó chưa có đủ điều kiện để tổ chức quản lý sản xuất nông nghiệp tập thể
với quy mô lớn, nên đã dẫn đến tình trạng hợp tác xã chưa phải là nhà, xã viên chưa
thực sự làm chủ, lao động hời hợt, năng xuất thấp kém, sản xuất đình đốn, tình trạng trì
trệ trong sản xuất kéo dài hàng chục năm. Thu nhập từ kinh tế tập thể của mỗi gia đình
không đảm bảo nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Bên cạnh đó thì kinh tế gia đình, kinh
tế tư nhân, cá thể bị kinh tế tập thể chèn ép, bị cơ chế chính sách rằng buộc vì bị coi là
mầm mống nảy sinh của chủ nghĩa tư bản.
Từ năm 1982 chỉ thị 100 của Ban Bí thư ra đời đã khẳng định mô hình sản xuất
nông nghiệp theo hình thức hợp tác xã là chưa phù hợp với điều kiện nước ta lúc đó.
Đồng thời Đảng ta cũng đã xác định muốn đưa nền kinh tế phát triển với một nước
nông nghiệp như nước ta thì nông nghiệp phải là “Mặt trận hàng đầu”, tiếp đó là nghị
quyết 10 của Bộ Chính trị đã xác định hộ sản xuất là đơn vị kinh tế cơ bản trong nền kinh tế
nông nghiệp nước ta. Từ đó kinh tế gia đình, kinh tế tư nhân, cá thể được khôi phục.
Tháng 12/1986, Nghị quyết đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra đường
lối đổi mới toàn diện nhằm đưa nền kinh tế của đất nước ra khỏi khủng hoảng, đi vào thế ổn
định và phát triển. Đảng chủ chương coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, trong lĩnh
vực kinh tế thì đổi mới nông nghiệp là khâu đột phá.
Việc chủ trương chuyển từ tập thể hoá sang chủ trương thừa nhận hộ gia đình nông dân
là đơn vị kinh tế tự chủ, đã có tác động khơi dậy những tiềm năng to lớn của hơn 12 triệu hộ
gia đình nông dân để không ngừng đẩy mạnh sản xuất phát triển.Tạo ra bước phát triển mạnh
mẽ, sôi động, sử dụng có hiệu quả hơn đất đai, lao động, tiền vốn, công nghệ và lợi thế sinh
thái từng vùng. Kinh tế hộ nông thôn và một bộ phận kinh tế trang trại đang trở thành lực
lượng sản xuất chủ yếu về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông
lâm thuỷ sản, sản xuất các ngành nghề thủ công phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Bởi vì kinh tế hộ có quy mô nhỏ nhưng lại rất linh hoạt, tận dụng được tối đa nguồn tài

×