Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Kế hoạch quản lý môi trường cho một số dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa thủy lợi tại miền Trung : Luận văn ThS. Khoa học môi trường và bảo vệ môi trường: 60 44 03 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.9 MB, 194 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------------------

LÊ THỊ THANH HOA

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG CHO MỘT SỐ DỰ ÁN SỬA CHỮA,
NÂNG CẤP HỒ CHỨA THỦY LỢI TẠI MIỀN TRUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

LÊ THỊ THANH HOA

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG CHO MỘT SỐ DỰ ÁN SỬA CHỮA,
NÂNG CẤP HỒ CHỨA THỦY LỢI TẠI MIỀN TRUNG

Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
Mã số: 60440301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên

Hà Nội - 2016




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và
ngoài trƣờng.
Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên, giảng viên
Khoa Môi trƣờng – Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
và các anh chị phòng Tƣ vấn Thẩm định môi trƣờng – Công ty Cổ phần Tƣ vấn và
Thẩm định môi trƣờng Vinacontrol đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ môn Quản lý môi
trƣờng - Khoa Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia
Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp ý kiến giúp cho luận văn tốt
nghiệp của tôi đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, ngƣời thân và bạn
bè đã quan tâm, chia sẻ khó khăn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2016
Học viên
Lê Thị Thanh Hoa

i


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BAH

: Bị ảnh hƣởng


Ban QLDA

: Ban Quản lý Dự án

Bộ NN & PTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BTCT

: Bê tông cốt thép

BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

CBK

: Cam kết bảo vệ môi trƣờng

CPO

: Ban Quản lý Dự án cấp Trung ƣơng

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trƣờng

EMP


: Kế hoạch Quản lý Môi trƣờng

GSCĐ

: Ban giám sát cộng đồng

GPMB

: Giải phóng mặt bằng

MNDBT

: Mực nƣớc dâng bình thƣờng

MNDGC

: Mực nƣớc dâng gia cƣờng

ODA

: Tổ chức Hỗ trợ Phát triển chính thức

PPMU

: Ban Quản lý Dự án cấp tỉnh

QCVN

: Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam


Sở TN&MT

: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng

STT

: Số Thứ Tự

TGT

: Tƣ vấn Giám sát thi công

TQM

: Tƣ vấn Quản lý môi trƣờng

UBMTTQ

: Ủy ban mặt trận Tổ quốc

UBND

: Ủy ban Nhân dân

WB

: Ngân hàng Thế giới (World Bank)

ii



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................3
4. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn .........................................................................3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................5
1.1. Tổng quan về kế hoạch quản lý môi trƣờng .....................................................5
1.1.1. Kế hoạch quản lý môi trƣờng theo Luật Bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam
.............................................................................................................................5
1.1.2. Khái niệm về kế hoạch quản lý môi trƣờng theo Khung chính sách an
toàn của Ngân hàng Thế giới ...............................................................................6
1.1.3. Khái niệm về kế hoạch quản lý môi trƣờng từ một số nƣớc trên Thế giới6
1.2. Tổng quan về tình hình thực hiện kế hoạch quản lý môi trƣờng đối với những
dự án nhận vốn ODA tại Việt Nam .........................................................................8
1.2.1. Tổng quan các dự án nhận hỗ trợ vốn từ các tổ chức ODA ......................8
1.2.2. Tổng quan việc thực hiện kế hoạch quản lý môi trƣờng đối với các dự án
nhận vốn vay hỗ trợ ...........................................................................................10
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................13
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................................13
2.1.1. Dự án sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nƣớc Bản Muỗng, xã
Châu Thái, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An .......................................................14
2.1.2. Dự án sửa chữa và nâng cấp hồ Phú Vinh, thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình ........................................................................................................19
2.1.3. Dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nƣớc Chấn Sơn, huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam ........................................................................................................23

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................26
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu ..................................................................26
iii


2.2.2. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực tế ....................................................26
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích SWOT ................................................................32
2.2.4. Phƣơng pháp tổng hợp .............................................................................33
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................34
3.1. Thực trạng triển khai lập báo cáo kế hoạch quản lý môi trƣờng của các dự án
nghiên cứu .............................................................................................................34
3.2. Nghiên cứu vai trò của kế hoạch quản lý môi trƣờng khi thực hiện dự án ....60
3.3. Khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả lập kế hoạch quản lý môi trƣờng
cho các dự án .........................................................................................................62
3.3.1. Khó khăn khi lập kế hoạch quản lý môi trƣờng của các dự án sửa chữa,
nâng cấp hồ chứa thủy lợi ..................................................................................62
3.3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả lập Kế hoạch quản lý môi
trƣờng cho các dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa thủy lợi ...............................65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................69
1. Kết luận .............................................................................................................69
2. Kiến nghị ...........................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................72
PHỤ LỤC ..................................................................................................................75

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1- 1: Các thành phần của một kế hoạch quản lý môi trƣờng (EMP) ...............11
Bảng 2- 1: Các chỉ tiêu đặc trƣng của lƣu vực ..........................................................15

Bảng 2- 2: Tổng mức đầu tƣ và phân bổ vốn của dự án ...........................................15
Bảng 2- 3: Hạng mục công trình sửa chữa, nâng cấp của hồ Bản Muỗng ................17
Bảng 2- 4: Quy mô hạng mục thi công của hồ Bản Muỗng .....................................17
Bảng 2- 5: Các hạng mục sửa chữa, nâng cấp hồ Phú Vinh .....................................20
Bảng 2- 6: Quy mô sửa chữa dự kiến của hồ Phú Vinh ............................................21
Bảng 2- 7: Thông số thủy văn của hồ Chấn Sơn.......................................................23
Bảng 2- 8: Các hạng mục sửa chữa, nâng cấp hồ Chấn Sơn ....................................24
Bảng 2- 9: Các yêu cầu quan trắc đối với hiện trạng môi trƣờng .............................28
Bảng 2- 10: Tham vấn chính quyền tại các xã thực hiện dự án ................................31
Bảng 2- 11: Tham vấn ngƣời dân tại các xã thực hiện dự án ...................................32
Bảng 3- 1: Các tác động tiêu cực, biện pháp giảm thiểu và tổ chức thực hiện .........38
Bảng 3- 2: Kế hoạch giám sát thực hiện EMP ..........................................................48
Bảng 3- 3: Chƣơng trình giám sát chất lƣợng môi trƣờng ........................................53
Bảng 3- 4: Các bên liên quan và nhiệm vụ cụ thể.....................................................54
Bảng 3- 5: So sánh về khung cấu trúc báo cáo EMP theo Luật BVMT của Việt Nam
và khung chính sách của WB ....................................................................................58
Bảng 3- 6: Kết quả phân tích SWOT ........................................................................61
Bảng 3- 7: Tổng hợp mức độ tác động có thể có của một dự án ..............................63

v


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2- 1: Hình ảnh hiện trạng hồ Bản Muỗng ........................................................16
Hình 2- 2: Một số ảnh hiện trạng hồ Phú Vinh .........................................................20
Hình 2- 3: Hình ảnh hiện trạng hồ Chấn Sơn............................................................24
Hình 2- 4: Bản đồ vị trí các điểm quan trắc môi trƣờng nền hồ Bản Muỗng ...........29
Hình 2- 5: Sơ đồ vị trí quan trắc hiện trạng môi trƣờng hồ Phú Vinh ......................30
Hình 2- 6: Sơ đồ vị trí các điểm quan trắc môi trƣờng nền hồ Chấn Sơn ................30


vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồ chứa thủy lợi là công trình xây dựng với mục tiêu chính là cung cấp nƣớc
tƣới phục vụ sản xuất nông nghiệp, tham gia điều tiết lũ vùng hạ du, điều hòa khí
hậu hay tạo nguồn nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân địa phƣơng. Với mục tiêu quan
trọng nhƣ vậy, trong nhiều năm qua Nhà nƣớc và nhân dân đã đầu tƣ xây dựng trên
6.500 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích trữ khoảng 11 tỷ m3. Trong đó, có 560 hồ
chứa lớn (có dung tích trữ >3,0 triệu m3 hoặc đập cao >15m); 1.752 hồ có dung tích
từ 0,2 triệu m3 đến 3,0 triệu m3 còn lại là những hồ có dung tích nhỏ hơn 0,2 triệu
m3 [10]. Do đặc điểm về địa chất, địa hình khác nhau ở từng vùng, miền nên các hồ
chứa thủy lợi có sự phân bố không đồng đều trên phạm vi toàn quốc, phần lớn tập
trung tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung của nƣớc ta.
Chiếm khoảng 50% tổng số hồ chứa thủy lợi ở nƣớc ta đƣợc đầu tƣ xây dựng
trong thời kỳ khôi phục đất nƣớc (giai đoạn những năm 1960 ÷ 1980), nhằm đáp ứng
nhu cầu cấp nƣớc phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống lũ, phát điện, cấp
nƣớc sinh hoạt, bảo vệ môi trƣờng… Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn kinh phí xây
dựng, thiết bị kỹ thuật và biện pháp thi công lạc hậu, vật liệu sử dụng thi công chủ
yếu là các loại vật liệu ở địa phƣơng (đất, đá), các hạng mục công trình đƣợc đầu tƣ
xây dựng không đồng bộ (tràn xả lũ không đủ năng lực xả, đập mái thƣợng lƣu chƣa
đƣợc gia cố, hồ chứa không có đƣờng quản lý…)… nên đến nay nhiều hạng mục
công trình của hồ chứa thủy lợi đã bị hƣ hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Theo báo
cáo kết quả điều tra của Ban Quản lý Trung ƣơng các dự án thủy lợi (CPO) tại Hội
thảo Đảm bảo an toàn hồ đập - Thực trạng, thách thức và giải pháp diễn ra tại Hà
Nội vào ngày 10/7/2014, hiện cả nƣớc còn khoảng 1.150 hồ đập bị xuống cấp
nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro và cần triển khai các giải pháp cấp bách
để đảm bảo an toàn cho đời sống ngƣời dân trong khu vực xung quanh hồ.
Những tồn tại trong thiết kế, thi công và cách thức quản lý, vận hành hồ

chứa, cùng với những biến đổi bất thƣờng về khí hậu đã làm cho các tác động xấu
diễn biến thêm trầm trọng, gia tăng nguy cơ mất an toàn, làm vỡ đập, gây nhiều hậu

1


quả nghiêm trọng cho khu vực hạ du, không những làm ngƣng trệ sản xuất, mà còn
gây những tổn thất nặng nề về tính mạng và tài sản của ngƣời dân vùng hạ lƣu đập,
gây thiệt hại to lớn về kinh tế, quốc phòng và an ninh của đất nƣớc…
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc duy trì, đảm bảo an toàn về tính
mạng, tài sản và góp phần ổn định, tăng trƣởng kinh tế của ngƣời dân sinh sống tại
lƣu vực các hồ chứa, từ năm 2003 Chính phủ Việt Nam đã khởi động chƣơng trình
sửa chữa và nâng cao an toàn hồ, đập thủy lợi có vốn hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới
(WB). Các dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa thủy lợi sẽ đƣợc hỗ trợ đầu tƣ xây
dựng đảm bảo an toàn kết cấu của hồ, nhằm giảm thiểu những nguy cơ rủi ro từ
thiên tai và những tác động tiêu cực khác gây ảnh hƣởng tới điều kiện phát triển cơ
sở hạ tầng, kinh tế - xã hội của vùng dự án. Tuy nhiên, một trong những yêu cầu
tiên quyết đƣợc đƣa ra từ Nhà hỗ trợ đầu tƣ - WB, Kế hoạch quản lý môi trƣờng của
mỗi dự án phải đƣợc thực hiện nhằm mục đích xây dựng chƣơng trình hành động cụ
thể đối với mục tiêu triển khai dự án, đảm bảo chất lƣợng môi trƣờng tự nhiên
không bị ảnh hƣởng bởi dự án, bao gồm: kế hoạch hành động chi tiết, thời gian biểu
và dự trù kinh phí thực hiện… tuân thủ theo các chính sách bảo vệ môi trƣờng của
Việt Nam, đồng thời phù hợp với Khung chính sách an toàn của WB.
Xuất phát từ lý do đó, học viên lựa chọn đề tài “Kế hoạch quản lý môi
trƣờng cho một số dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa thủy lợi tại miền Trung”
nhằm đƣa ra đánh giá tổng thể về khung hành động quản lý môi trƣờng của một số
dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa thủy lợi tại miền Trung. Trên cơ sở đó giúp cơ
quan quản lý trực tiếp về môi trƣờng dự án (nhƣ Sở Tài nguyên và Môi trƣờng) và
những đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành dự án (nhƣ Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Ban quản lý dự án) dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu và thực hiện chi tiết các kế

hoạch hành động về quản lý môi trƣờng của dự án. Đây là vấn đề cấp thiết, mang ý
nghĩa thực tiễn, góp phần nâng cao tính an toàn của các hồ chứa thủy lợi trong giai
đoạn vận hành.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Thông qua nghiên cứu điển hình về việc lập và triển khai Kế hoạch quản lý

2


môi trƣờng cho 03 dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa thủy lợi ở miền Trung sẽ rút ra
các bài học kinh nghiệm nhằm góp phần tăng cƣờng nhận thức và nâng cao hiệu
quả của “Kế hoạch quản lý môi trƣờng” đối với các dự án tƣơng tự khác ở Việt
Nam, trong đó thể hiện đƣợc sự lồng ghép hài hòa giữa chính sách bảo vệ môi
trƣờng của Chính phủ Việt Nam và các chính sách an toàn của Nhà tài trợ.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng việc lập Kế hoạch quản lý môi trƣờng cho một số dự
án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa thủy lợi có vốn vay hỗ trợ;
- Đánh giá vai trò của kế hoạch quản lý môi trƣờng, những thách thức, khó
khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch quản lý môi trƣờng; xây dựng khung quản
lý, chƣơng trình hành động về đào tạo, giám sát của dự án sửa chữa, nâng cấp hồ
chứa thủy lợi ở miền Trung;
- Đánh giá sự khác biệt giữa Khung chính sách về quản lý môi trƣờng của nhà
tài trợ với các thể chế, chính sách bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam. Từ đó đề xuất
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện kế hoạch quản lý môi trƣờng cho
các dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa thủy lợi khác ở Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Kế hoạch quản lý môi trƣờng của một số dự án sửa
chữa, nâng cấp hồ chứa thủy lợi có vốn vay hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới (WB).
- Phạm vi nghiên cứu: một số dự án sửa chữa, nâng cấp hồ chứa thủy lợi tại

miền Trung:
+ Hồ Bản Muỗng tại xã Châu Thái, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An;
+ Hồ Chấn Sơn tại xã Đại Hƣng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam;
+ Hồ Phú Vinh tại xã Thuận Đức và phƣờng Đồng Sơn, thành phố Đồng
Hới, tỉnh Quảng Bình.
4. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn
- Khung quản lý môi trƣờng xã hội dự án Quản lý thiên tai (WB5);
- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 của các xã thực hiện
dự án (xã Châu Thái (hồ Bản Muỗng); xã Đại Hƣng (hồ Chấn Sơn); xã Thuận Đức
và phƣờng Đồng Sơn (hồ Phú Vinh));

3


- Thuyết minh dự án đầu tƣ dự án “Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ
chứa nƣớc Bản Muỗng, xã Châu Thái, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An”;
- Thuyết minh dự án đầu tƣ “Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nƣớc Chấn Sơn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam”;
- Thuyết minh dự án đầu tƣ “Sửa chữa và nâng cấp hồ Phú Vinh, thành phố
Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”;
- Kế hoạch quản lý môi trƣờng dự án “Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn
cho cụm hồ chứa nƣớc Bản Muỗng, Chõ Quan, Khe Lau, Khe Làng và Lách Bƣởi”;
- Kế hoạch quản lý môi trƣờng dự án “Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nƣớc
Chấn Sơn - huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam”;
- Kế hoạch quản lý môi trƣờng và xã hội dự án “Sửa chữa và nâng cấp hồ
Phú Vinh, thành phố Đồng Hới”;
- Các tài liệu chuyên ngành môi trƣờng khác.

4



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về kế hoạch quản lý môi trƣờng
1.1.1. Kế hoạch quản lý môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam
Luật Bảo vệ môi trƣờng số 55/2014/QH13 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm
2014 có quy định cụ thể việc thực hiện Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng tại Mục 1
Chƣơng II; về Đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM) tại Mục 3, Chƣơng II; hay Kế
hoạch bảo vệ môi trƣờng (thay cho Cam kết Bảo vệ môi trƣờng theo Luật Bảo vệ
môi trƣờng số 52/2005/QH11) tại Mục 4 Chƣơng II của Luật, nhƣng chƣa có mục
riêng quy định về kế hoạch quản lý môi trƣờng thực hiện đối với mỗi dự án.
Nhƣng tại Mục 2 Điều 16 Chƣơng IV của Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày
14/02/2015 của Chính Phủ có quy định trách nhiệm đối với các Chủ dự án sau khi
báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM) đƣợc phê duyệt, phải lập kế hoạch
quản lý môi trƣờng của dự án trên cơ sở chƣơng trình quản lý và giám sát môi
trƣờng đã đƣợc đề xuất trong báo cáo ĐTM và niêm yết công khai tại trụ sở UBND
cấp xã nơi thực hiện dự án. Cấu trúc và nội dung bản kế hoạch quản lý môi trƣờng
của dự án đƣợc hƣớng dẫn tại Phụ lục 2.10 ban hành kèm theo Thông tƣ số
27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng
về đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng và kế hoạch bảo
vệ môi trƣờng.
Nhƣ vậy, có thể nói ở Việt Nam hiện nay trong các văn bản luật chƣa có khái
niệm hay định nghĩa cụ thể về thuật ngữ “kế hoạch quản lý môi trƣờng”. Kế hoạch
quản lý môi trƣờng cho một dự án đƣợc Chủ dự án thực hiện nhƣ một công cụ hỗ
trợ Đánh giá tác động môi trƣờng, đƣợc phát triển từ chƣơng trình quản lý và giám
sát môi trƣờng đã đề xuất trong báo cáo ĐTM, và thực hiện sau khi báo cáo ĐTM
đƣợc cơ quan chức năng phê duyệt. Tuy nhiên không thể hiện tính bắt buộc thực
hiện và quy định cụ thể cơ quan chức năng nào có trách nhiệm thông qua bản kế
hoạch quản lý môi trƣờng này.

5



1.1.2. Khái niệm về kế hoạch quản lý môi trường theo Khung chính sách an toàn
của Ngân hàng Thế giới
Theo hƣớng dẫn của Ngân hàng Thế giới (the World Bank - WB), Kế hoạch
quản lý môi trƣờng (Environmental Management Plan - EMP) của một dự án bao
gồm các thiết lập cho việc giảm nhẹ, giám sát và các biện pháp cần thiết đƣợc thực
hiện khi triển khai dự án, để loại bỏ hay giảm thiểu tới mức thấp nhất những tác
động xấu ảnh hƣởng đến môi trƣờng tự nhiên và xã hội. [26]
EMP bao gồm các chƣơng trình hành động cụ thể để thực hiện các biện pháp
giảm thiểu tác động. Kế hoạch quản lý là một trong những yếu tố thiết yếu của báo
cáo đánh giá môi trƣờng cho các dự án nhóm A (dự án có thể gây tác động bất lợi
đáng kể tới môi trƣờng; tác động mang tính nhạy cảm, đa dạng và có thể ảnh hƣởng
đến một khu vực rộng lớn) và nhiều dự án loại B (là những dự án mà các tác động
môi trƣờng tiềm tàng ít gây bất lợi đối với con ngƣời hoặc môi trƣờng trong khu
vực so với các dự án loại A). Để chuẩn bị một kế hoạch quản lý, Chủ dự án và các
chuyên gia đánh giá môi trƣờng của dự án phải xác định đƣợc tập hợp các tác động
tiêu cực tiềm ẩn, biện pháp giảm thiểu tƣơng ứng và đảm bảo rằng các biện pháp
giảm thiểu đƣợc mô tả cụ thể và thực hiện một cách hiệu quả, kịp thời trong quá
trình triển khai dự án.
Các kế hoạch quản lý đôi khi đƣợc biết đến nhƣ một “kế hoạch hành
động”. EMP có thể đƣợc trình bày bao gồm hai hoặc ba chƣơng trình riêng biệt về
giảm thiểu, giám sát, các khía cạnh về thể chế, tùy thuộc vào yêu cầu của nƣớc vay.
Các dự án của Việt Nam khi nhận hỗ trợ vốn vay từ WB buộc phải lập EMP
cho dự án và phải trình WB thông qua, toàn bộ nội dung EMP sẽ đƣợc công bố trên
trang InfoShop của WB cũng nhƣ các phƣơng tiện thông tin công cộng khác của
Trung ƣơng và địa phƣơng. EMP là một báo cáo đƣợc Chủ dự án thực hiện độc lập,
song song cùng với những báo cáo về bảo vệ môi trƣờng của dự án theo Luật Bảo
vệ môi trƣờng của Việt Nam.
1.1.3. Khái niệm về kế hoạch quản lý môi trường từ một số nước trên Thế giới

Hiện nay, đối với nhiều quốc gia trên thế giới nhƣ Mỹ, Úc, Canada, Nam
Phi, Ấn Độ… việc lập EMP cho mỗi dự án trƣớc khi đƣợc triển khai đang rất đƣợc

6


quan tâm và trở thành là điều kiện bắt buộc để xét phê duyệt dự án.
Theo khái niệm đƣa ra của Bộ Môi trƣờng Liên bang Úc, EMP mô tả các
hoạt động xảy ra và gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng tự nhiên nhƣ thế nào, và những
ngƣời gây ra các tác động đó phải đƣa ra các cam kết rõ ràng về cách phòng tránh,
giảm thiểu các tác động ra sao hoặc việc quản lý để phù hợp với môi trƣờng. [22]
Theo Cơ quan Bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ, EMP chứa đựng tất cả các khía cạnh
quản lý môi trƣờng của một dự án và đƣợc chuẩn bị bởi các nhà thầu trƣớc khi dự
án bắt đầu triển khai. Khi những rủi ro môi trƣờng đƣợc xác định và các bƣớc quản
lý rủi ro đƣợc hoàn thành, thì các biện pháp quản lý rủi ro sẽ đƣợc thực hiện thông
qua kế hoạch quản lý môi trƣờng. [23]
Hệ thống quản lý chất lƣợng môi trƣờng đƣợc thiết lập đảm bảo tính nhất quán
trong công tác bảo vệ môi trƣờng suốt quá trình thực hiện dự án. Mục tiêu phát triển
kế hoạch quản lý môi trƣờng nhằm giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực do các
hoạt động xây dựng, vận hành của dự án gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng xung quanh.
Theo khái niệm đƣa ra của Bộ Môi trƣờng, Rừng và Biến đổi khí hậu của Ấn
Độ, chuẩn bị EMP là cần thiết cho việc xây dựng, thực hiện và giám sát các biện
pháp bảo vệ môi trƣờng trong và sau khi vận hành thử các dự án. Trong bản kế
hoạch cần nêu chi tiết các biện pháp đƣợc thực hiện nhƣ thế nào, bao gồm cả chi phí
thực hiện. Chi phí thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng phải đƣợc coi là một
phần không thể thiếu trong chi phí của dự án và chi phí bảo vệ môi trƣờng nên đƣợc
đƣa vào là chi phí thành phần ở từng giai đoạn khác nhau của dự án. [21]
Tại Nam Phi, EMP là một bản kế hoạch đƣợc xây dựng cụ thể để đảm bảo
rằng tất cả các biện pháp giảm thiểu cần đƣợc xác định và thực hiện để bảo vệ môi
trƣờng, tuân thủ theo pháp luật về môi trƣờng. [25]

Theo khái niệm của Trung tâm Đại học Liên hiệp quốc, EMP cũng đƣợc gọi
là một kế hoạch quản lý tác động, đƣợc chuẩn bị nhƣ là một phần của báo cáo
ĐTM. EMP đƣợc hiểu là cơ sở để biến các biện pháp giảm thiểu và biện pháp giám
sát thành những hành động cụ thể, đƣợc thực hiện bởi những ngƣời đề xuất chúng.
Tùy theo yêu cầu cụ thể, kế hoạch có thể đƣợc bao gồm trong báo cáo ĐTM hoặc
có thể là một văn bản riêng. EMP sẽ đƣợc điều chỉnh theo các điều khoản và điều

7


kiện quy định trong dự án phê duyệt. Sau đó, nó sẽ tạo cơ sở cho việc quản lý các
tác động trong suốt quá trình xây dựng và vận hành dự án. [27]
Nhƣ vậy, từ những khái niệm trên có thể hiểu rằng Kế hoạch quản lý môi
trƣờng (Environmental Management Plan – EMP) là một công cụ quản lý các yếu tố
liên quan đến môi trƣờng trong suốt chu trình thực hiện một dự án. EMP mô tả những
hành động có thể tác động đến môi trƣờng tự nhiên nhƣ thế nào và đƣa ra cam kết rõ
ràng từ Chủ dự án về việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu, quản lý nhằm đảm bảo
những tác động tiêu cực tới môi trƣờng đƣợc giảm tới mức có thể chấp nhận đƣợc,
đồng thời tăng cƣờng những lợi ích tích cực có thể mang lại từ dự án.
Mục tiêu thực hiện EMP: (i) Ngăn chặn hoặc tối thiểu hóa các tác động tiêu
cực ảnh hƣởng tới môi trƣờng tự nhiên và xã hội; (ii) Thúc đẩy hoặc tối ƣu hóa các
lợi ích từ mang lại dự án; (iii) Cung cấp một khung quản lý tổng hợp về các tác
động, rủi ro đối với môi trƣờng và trách nhiệm giải quyết của các bên liên quan.
Cơ sở ràng buộc việc thực hiện kế hoạch quản lý môi trƣờng nhằm: (i) Cung
cấp các cam kết kiểm chứng để thực thi và đạt đƣợc các chiến lƣợc và tiêu chuẩn nhƣ
thiết kế; (ii) Phát triển kế hoạch tổng hợp cho việc quan trắc và kiểm soát toàn diện
các tác động của dự án; (iii) Bảo đảm với cộng đồng dân cƣ rằng việc quản lý môi
trƣờng tự nhiên và xã hội của dự án hoàn toàn có tính khả thi và chấp nhận đƣợc.
1.2. Tổng quan về tình hình thực hiện kế hoạch quản lý môi trƣờng đối với
những dự án nhận vốn ODA tại Việt Nam

1.2.1. Tổng quan các dự án nhận hỗ trợ vốn từ các tổ chức ODA
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang thực hiện chiến lƣợc phát
triển kinh tế với xu hƣớng mở rộng và đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế quốc tế,
thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Do đó, sự đầu tƣ
từ các tổ chức Hỗ trợ Phát triển chính thức (hay ODA - Official Development
Assistance) trở thành nguồn vốn từ bên ngoài khá quan trọng, đáp ứng nhu cầu về
vốn đầu tƣ phát triển, góp phần không nhỏ cho quá trình tiếp thu những thành tựu
khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam.
Các nguồn vốn hỗ trợ đƣợc đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣng đều
liên quan trực tiếp đến đời sống ngƣời dân tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng

8


xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong tổng số vốn ký kết các hiệp định, thỏa
thuận tài trợ có: Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (The Japan International
Cooperation Agency - JICA), Ngân hàng Thế giới (The World Bank - WB) và Ngân
hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank - ADB) là 3 Nhà tài trợ lớn
nhất của Việt Nam với những đối tƣợng ƣu tiên phát triển cụ thể nhƣ sau:
- JICA: Ƣu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế, tăng cƣờng sức cạnh tranh quốc tế
của Việt Nam, đặc biệt hỗ trợ đầu tƣ phát triển hạ tầng kỹ thuật (xây dựng mạng
lƣới giao thông vận tải nhƣ cầu đƣờng bộ, cầu đƣờng thủy, đƣờng cao tốc, đƣờng
sắt, cảng biển...), hạ tầng viễn thông, hạ tầng năng lƣợng, hạ tầng đô thị... Hỗ trợ
phát triển xã hội, nâng cao đời sống ngƣời dân, thu ngắn khoảng cách giàu nghèo,
khoảng cách đô thị và nông thôn, hỗ trợ phát triển khu vực nông thôn.
Trong lĩnh vực môi trƣờng, JICA hỗ trợ cải thiện môi trƣờng đô thị, trồng
rừng, bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Việc hỗ trợ nâng cao
năng lực quản trị Nhà nƣớc - hạ tầng mềm, khác với hạ tầng kinh tế - hạ tầng cứng
nhằm phục vụ phát triển kinh tế bền vững.
Khu vực đƣợc JICA ƣu tiên đầu tƣ hợp tác là các trung tâm kinh tế trọng

điểm: phía Bắc là Hà Nội, phía Nam là Tp. Hồ Chí Minh và ở miền Trung là Đà
Nẵng. Ngoài ra, trên quan điểm thu hẹp khoảng cách phát triển và giảm nghèo, các
khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long cũng đƣợc
JICA ƣu tiên hỗ trợ. [24]
- ADB: mục tiêu hoạt động chính của ADB là thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội của các nƣớc thành viên đang phát triển, nhằm nâng cao mức sống dân cƣ trong
vùng. Trong những năm gần đây, trọng tâm chiến lƣợc hợp tác với Việt Nam đƣợc
ADB tập trung vào tăng trƣởng kinh tế với động lực là các doanh nghiệp và hỗ trợ
ngƣời nghèo. Các ƣu tiên bao gồm hỗ trợ đầu tƣ, bình đẳng giới và các vấn đề bình
đẳng khác, môi trƣờng bền vững, bao gồm cả ứng phó với biến đổi khí hậu.
Việc sử dụng quỹ Phát triển Châu Á đƣợc ƣu tiên cho các vùng miền núi
phía Bắc và miền Trung Việt Nam - nơi tập trung các cộng đồng dân tộc thiểu số và
có tỷ lệ nghèo cao. Kế hoạch hoạt động quốc gia của ADB tại Việt Nam trong giai
đoạn tới sẽ tập trung vào những dự án: cải thiện an toàn giao thông đƣờng bộ và khả

9


năng chống chịu thiên tai trên các tuyến quốc lộ; dự án cải thiện mạng lƣới vận tải
phía Bắc; dự án phát triển hạ tầng nông thôn bền vững ở các tỉnh miền núi phía Bắc,
phát triển tổng hợp ở các tỉnh miền Trung, phát triển và quản lý thủy lợi lƣu vực
sông, dự án kết nối điện; dự án phát triển giáo dục và chƣơng trình hợp tác, đào tạo
nâng cao năng lực. [19, 20]
- WB: Tính đến thời điểm tháng 9/2015, Ngân hàng Thế giới đã cấp hơn 20 tỉ
đô la Mỹ gồm viện trợ không hoàn lại, cho vay và vốn ƣu đãi cho Việt Nam. Các
khoản tín dụng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, bao gồm phát triển
nông thôn, năng lƣợng, giao thông và phát triển đô thị, quản lý tài nguyên nƣớc, cải
cách hành chính công, tài chính, giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội, và môi trƣờng. [30]
Ngân hàng thế giới đã xây dựng chiến lƣợc hỗ trợ quốc gia cho Việt Nam
trong thời gian tới với mục tiêu hỗ trợ thực hiện thành công chƣơng trình xóa đói

giảm nghèo, tăng trƣởng công bằng, tăng năng suất lao động thông qua cải thiện hạ
tầng cơ sở, thúc đẩy phát triển nông thôn…
Một trong những dự án đƣợc Chính phủ Việt Nam và WB ƣu tiên thực hiện
là dự án “Quản lý thiên tai” nhằm triển khai thành công chiến lƣợc phòng tránh, ứng
phó giảm nhẹ thiên tai của Việt Nam thông qua các giải pháp công trình và phi công
trình. Dự án đƣợc thực hiện trong vòng 5 năm (2012 ÷ 2017) tại 10 tỉnh miền
Trung, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận và thành phố Đà Nẵng. Một loạt các dự án sửa
chữa, nâng cấp đƣờng cứu hộ cứu nạn, gia cố đê, kè và đặc biệt là các dự án sửa
chữa, nâng cao an toàn các hồ, đập thủy lợi đƣợc đề xuất thực hiện.
Do đó, các dự án sửa chửa, nâng cấp hồ chứa thủy lợi tại một số tỉnh miền
Trung (Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi,…) thuộc khuôn khổ dự án
“Quản lý thiên tai” đã đƣợc Chính phủ phê duyệt thực hiện với vốn vay hỗ trợ từ WB.
1.2.2. Tổng quan việc thực hiện kế hoạch quản lý môi trường đối với các dự án
nhận vốn vay hỗ trợ
Hiện tại, chính sách về bảo vệ môi trƣờng của Việt Nam chƣa có điều khoản
quy định ràng buộc và mang tính bắt buộc thực hiện đối với các Chủ dự án về thực
hiện EMP. EMP của mỗi dự án chƣa đƣợc thực hiện nhƣ một công cụ quản lý môi

10


trƣờng độc lập. Thực tế cho thấy, các dự án đầu tƣ xây dựng trong nƣớc (trƣớc khi
triển khai) đơn thuần chỉ hoàn thiện hồ sơ xin phê duyệt các báo cáo theo luật bảo
vệ môi trƣờng nhƣ: Đánh giá tác động môi trƣờng, Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng.
Trƣớc khi Nghi định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ ngày
01/4/2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trƣờng, đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc,
đánh giá tác động động môi trƣờng và kế hoạch bảo vệ môi trƣờng, thì việc lập EMP
cho mỗi dự án chƣa đƣợc các Chủ dự án thực hiện nhƣ một báo cáo độc lập.
Vậy nên, EMP của một dự án mới chỉ đƣợc thực hiện để đảm bảo thỏa mãn

điều kiện đƣa ra từ Nhà tài trợ ODA (nhƣ: WB; ADB; JICA)…) do đây là một trong
những điều kiện tiên quyết của một số Nhà tài trợ khi chấp thuận hỗ trợ vốn đối với dự
án, để đảm bảo rằng dự án hay các hoạt động đƣợc tài trợ trong dự án không tạo ra
những tác động bất lợi đối với môi trƣờng và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng; hay gây ra
những tác động tiêu cực tiềm ẩn khác, đồng thời đảm bảo rằng nếu những tác động tiêu
cực xảy ra đều sẽ đƣợc giảm thiểu bằng những biện pháp thích hợp, tuân thủ theo Luật
Bảo vệ môi trƣờng của Chính phủ Việt Nam và chính sách an toàn của Nhà tài trợ.
Mặc dù không có định dạng chuẩn nhƣng một bản EMP nên chứa những nội
dung sau đây:
- Tóm tắt các tác động tiềm tàng của dự án;
- Mô tả các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đƣợc đề nghị;
- Tuyên bố về việc tuân thủ các tiêu chuẩn có liên quan về môi trƣờng;
- Phân bổ nguồn lực và trách nhiệm để thực hiện kế hoạch;
- Lịch trình của các hành động đƣợc thực hiện;
- Chƣơng trình giám sát và kiểm toán;
- Kế hoạch dự phòng khi tác động lớn hơn so với dự kiến.
Bảng 1- 1: Các thành phần của một kế hoạch quản lý môi trƣờng (EMP)
STT
1

Hợp phần của EMP
Tóm tắt các tác động

Sử dụng
Dự đoán các tác động tiêu cực tới môi trƣờng và xã
hội mà giảm thiểu đƣợc, yêu cầu phải đƣợc xác định
và tóm tắt ngắn gọn. Có thể tham khảo báo cáo ĐTM
hoặc tài liệu khác có liên quan.

11



STT
2

Hợp phần của EMP

Sử dụng

Mô tả các biện pháp giảm Mỗi biện pháp giảm thiểu nên đƣợc mô tả ngắn gọn
thiểu

với tham chiếu đến các tác động liên quan tƣơng ứng.
Những tài liệu đƣợc kèm theo, hoặc tham chiếu đến
nhƣ thiết kế dự án, quy trình vận hành, các khía cạnh
kỹ thuật của việc thực hiện các biện pháp khác nhau.

3

Mô tả về chƣơng trình Chƣơng trình giám sát cần thể hiện rõ mối liên hệ giữa
giám sát

tác động đƣợc xác định trong báo cáo ĐTM, các chỉ số
đo lƣờng, giám sát, và định nghĩa các ngƣỡng cần có
hành động để khắc phục.

4

Tổ chức thực hiện


Trách nhiệm thực hiện biện pháp giảm thiểu, giám sát
cần đƣợc xác định rõ ràng, bao gồm sự sắp xếp phân
cấp quản lý, để có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ
quan, ban ngành chịu trách nhiệm thực hiện quản lý
môi trƣờng dự án.

5

Tiến độ thực hiện và quy Thời gian, tần suất thực hiện các biện pháp giảm thiểu
trình báo cáo

nên đƣợc quy định trong một lịch trình thực hiện cụ
thể, cho thấy mối liên kết với tổng thể dự án. Thủ tục
để cung cấp thông tin về tiến độ và kết quả thực hiện
các biện pháp giảm thiểu, giám sát cũng cần đƣợc xác
định rõ ràng.

6

Dự toán chi phí và các Các chi phí chỉ định cho đầu tƣ ban đầu và chi phí
nguồn kinh phí

định kỳ cho việc thực hiện tất cả các biện pháp nêu
trong EMP đƣợc tích hợp vào tổng chi phí thực hiện
dự án, và là một nhân tố trong đàm phán khoản vay
của các nƣớc nhận hỗ trợ vay vốn.

EMP phải có cam kết ràng buộc từ phía ngƣời đề xuất (Chủ dự án). Đây có thể
là cơ sở nhƣ một hợp đồng pháp lý đặt ra trách nhiệm của ngƣời đề xuất về quản lý
môi trƣờng khi thực hiện dự án. Đổi lại, ngƣời đề xuất có thể sử dụng EMP để thiết

lập các tiêu chuẩn môi trƣờng và các yêu cầu đối với những ngƣời thực hiện thi công
hay cung cấp vật tƣ xây dựng cho dự án. Một EMP cũng có thể đƣợc sử dụng để
chuẩn bị cho một hệ thống quản lý môi trƣờng trong giai đoạn vận hành dự án.

12


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu kế hoạch quản lý môi trƣờng của 03 dự án
sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nƣớc thủy lợi, có sử dụng nguồn vốn vay từ Ngân hàng
Thế giới (WB) tại một số tỉnh miền Trung, cụ thể gồm:
1) Dự án “Sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn cho hồ chứa nƣớc Bản Muỗng,
xã Châu Thái, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An”;
2) Dự án “Sửa chữa, nâng cấp hồ Phú Vinh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”;
3) Dự án “Sửa chữa, nâng cấp hồ chứa nƣớc Chấn Sơn - huyện Đại Lộc, tỉnh
Quảng Nam”.
Luận giải việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu:
1) Căn cứ theo Quyết định số 1370/QĐ-BNN-HTQT ngày 11/6/2012 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 03 dự án đề xuất thuộc trong nhóm 04
tiểu dự án (thuộc các tỉnh Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Bình)
đƣợc ƣu tiên thực hiện năm đầu của dự án quản lý thiên tai có sử dụng vốn
vay ODA của Ngân hàng Thế giới;
2) 03 dự án đề xuất đều thuộc Dự án Quản lý thiên tai và Nâng cao an toàn đập
có vốn vay hỗ trợ của WB. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ thực hiện chiến lƣợc
phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của Chính phủ, thông qua
việc tăng cƣờng khả năng tự phòng ngừa, ứng phó và phục hồi, giảm thiểu
thiệt hại về ngƣời và tài sản do thiên tai tại một số tỉnh duyên hải miền
Trung, đảm bảo phát triển bền vững, góp phần ổn định kinh tế - xã hội.
3) Đặc thù về quy mô và phạm vi ảnh hƣởng của 03 dự án đề xuất:

- Dự án hồ chứa nƣớc Bản Muỗng, tỉnh Nghệ An: dung tích hồ trung bình;
phạm vi ảnh hƣởng có 100% là ngƣời dân tộc Thái (xã Châu Thái);
- Dự án hồ chứa nƣớc Phú Vinh, tỉnh Quảng Bình: dung tích hồ lớn; phạm vị
ảnh hƣởng 100% ngƣời dân tộc Kinh, thuộc địa bàn 02 phƣờng/xã (phƣờng
Đồng Sơn, xã Thuận Đức);
- Dự án hồ chứa nƣớc Chấn Sơn, tỉnh Quảng Nam: dung tích hồ bé nhất;
phạm vi ảnh hƣởng 100% ngƣời dân tộc Kinh, chỉ thuộc địa bàn 01 xã.

13


Dự án Quản lý thiên tai và Nâng cao an toàn đập theo Quyết định phê duyệt
dự án đầu tƣ của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Chủ dự án
là Ban Quản lý trung ƣơng các dự án Thủy lợi (CPO), sử dụng nguồn vốn vay từ
Ngân hàng Thế giới cho các chi phí xây dựng của dự án.
Do vậy, trƣớc khi các dự án triển khai phải hoàn thành các thủ tục pháp lý,
tuân thủ theo Luật Bảo vệ môi trƣờng của Chính phủ Việt Nam (lập báo cáo ĐTM
trình Sở Tài nguyên Môi trƣờng các tỉnh thực hiện dự án phê duyệt) và đảm bảo theo
khung chính sách an toàn của Nhà tài trợ - WB (lập báo cáo EMP trình Ngân hàng
Thế giới thông qua) để đảm bảo rằng dự án và các hoạt động đƣợc tài trợ trong dự án
không gây những tác động bất lợi đến môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội;
đồng thời đảm bảo rằng các tác động tiêu cực nếu xảy ra đều giảm thiểu bởi những
biện pháp phù hợp với Luật Bảo vệ môi trƣờng và các chính sách an toàn của WB.
Quy mô các dự án sửa chữa, nâng cấp của mỗi hồ chứa đƣợc trình bày cụ thể
nhƣ phần dƣới đây.
2.1.1. Dự án sửa chữa, nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Bản Muỗng, xã
Châu Thái, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
2.1.1.1. Mô tả chung về dự án
Hồ chứa nƣớc bản Muỗng thuộc xã Châu Thái, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ
An là công trình quan trọng, đóng góp phần lớn nguồn nƣớc tƣới cho toàn xã Châu

Thái. Công trình đƣợc xây dựng từ năm 1988, trải qua hơn 23 năm hoạt động nhƣng
chƣa đƣợc nâng cấp, sửa chữa đồng bộ. Đến nay công trình đã xuống cấp, đe dọa
trực tiếp đến tính mạng và tài sản khoảng 1.000 ngƣời dân, cùng với 150ha đất nông
nghiệp của xã. Do vậy, việc sửa chữa, nâng cấp các hạng mục công trình đầu mối
của hồ Bản Muỗng là điều cấp thiết, không chỉ góp phần đảm bảo an toàn cho ngƣời
dân khi mùa lũ về mà còn gián tiếp cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho ngƣời
dân, giảm thiểu bệnh dịch mùa lũ giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng. [3]
Kết quả khảo sát địa hình khu vực dự án cho thấy lƣu vực hồ chứa nƣớc Bản
Muỗng nằm trong thung lũng tạo bởi các dãy núi có độ cao từ 200÷300m, cách
đƣờng nối Tỉnh lộ 538 và Quốc lộ 7 khoảng 3,5km về phía Đông Nam. Lƣu vực hồ
tính đến tuyến công trình là khoảng 26,0 km2. [3]
Địa hình khu vực dự án thuộc vùng trung du phía Tây Nam huyện Quỳ Hợp,

14


cao độ tự nhiên của vùng hồ chứa nằm trong khoảng +93,00m  +120,00m. Lòng
hồ chạy theo hƣớng Tây - Bắc, Tây - Nam, cao độ địa hình cao dần từ Đông sang
Bắc, xung quanh lòng hồ đƣợc bao bọc bởi các đồi, núi có cao độ đỉnh từ +100,00
đến +120,00m, độ dốc địa hình thoải. Phía Đông của hồ là làng mạc và đất ruộng
sản xuất, cao độ tự nhiên từ +75,00m đến +92,00m.
Bảng 2- 1: Các chỉ tiêu đặc trƣng của lƣu vực [3]
STT

Hạng mục

Chiều dài

Đơn vị


1

Diện tích lƣu vực F

26,0

km2

2

Chiều dài suối chính Ls

15,5

km

3

Chiều dài suối nhánh Sl

6,0

km

4

Độ dốc suối chính Js

60,85


o

5

Độ dốc sƣờn lƣu vực Jd

269,0

o

/oo
/oo

Bảng 2- 2: Tổng mức đầu tƣ và phân bổ vốn của dự án [3]
STT

Hạng mục

Kinh phí (VNĐ)

1

Chi phí xây dựng

31.500.000.000

2

Chi phí đền bù, hỗ trợ GPMB và đo đạc thu hồi đất


500.000.000

3

Chi phí quản lý dự án

562.990.000

4

Chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng

5

Chi phí khác

6

Chi phí dự phòng

3.048.217.000
382.997.000
3.599.420.000

TỔNG

38.967.823.320

Thời gian thi công: Dự kiến công trình đƣợc thi công trong 2 năm
(2015÷2016). Trong đó, sẽ không thi công vào mùa mƣa bão (từ tháng 10÷12) và có

biện pháp bảo vệ công trình theo hƣớng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Nghệ An và Ban Quản lý dự án Đê điều tỉnh Nghệ An. [3]

15


Tràn xả lũ hồ Bản Muỗng

Đƣờng lên đập chính men lòng hồ

Hình 2- 1: Hình ảnh hiện trạng hồ Bản Muỗng
Ghi chú: Ảnh khảo sát thực địa học viên chụp ngày 08/7/2013 tại hồ Bản Muỗng, xã
Châu Thái, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.
2.1.1.2. Quy mô của dự án
* Cấp công trình:
Với hệ thống tƣới 150ha thì hồ chứa nƣớc Bản Muỗng đƣợc xác định theo
QCVN 04-05:2011/BNNPTNT là cấp IV. Tuy nhiên, theo quy mô công trình thì hồ
chứa nƣớc Bản Muỗng đƣợc xác định là cấp III với các chỉ tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Dung tích hồ ứng với MNDBT: 4,38 x 106m3 > 3 x 106m3: Thuộc cấp III
- Đập dâng đầu mối: Chiều cao đập Hđập = 19,50m > 10m, nền đập thuộc
nhóm A (nền đá): Thuộc công trình cấp III.
* Tần suất thiết kế:
- Tần suất đảm bảo tƣới: P = 85%
- Tần suất thiết kế lũ : P = 1,5%.
- Tần suất kiểm tra lũ: P = 0,5%.
- Tần suất thiết kế dẫn dòng: P = 10%.
- Tần suất gió lớn nhất tính toán sóng do gió gây ra trong hồ chứa với:
+ MNDBT: P = 4%.
+ MNDGC: Tốc độ gió lớn nhất bình quân nhiều năm (không kể hƣớng).


16


- Tuổi thọ của công trình: T = 50 năm.
Hạng mục công trình thi công đƣợc tổng hợp theo bảng sau:
Bảng 2- 3: Hạng mục công trình sửa chữa, nâng cấp của hồ Bản Muỗng [3]
Hạng mục

Hiện trạng

Thi công

Đập chính và Mái đập và mặt đập đã bị hƣ hỏng

Gia cố mái thƣợng lƣu, hạ lƣu

đập phụ

của đập, chỉnh trang mặt đập

Tràn xả lũ

Ngƣỡng tràn đã bị bong tróc, tƣờng Kéo dài ngƣỡng tràn, gia cố lại
ngƣỡng tràn, cải tạo lại máng

chắn vai trái tràn bị nứt gãy

bên và dốc tràn
Cống lấy nƣớc


Cống vẫn đảm bảo hoạt động tốt và lấy Lắp đặt mới cửa van điều tiết
đủ lƣu lƣợng, tuy nhiên cửa van vận thƣợng lƣu và kiên cố hóa
hành lâu ngày nên bị rò rỉ qua khe

đoạn kênh sau cống

Kênh dẫn nƣớc

Thƣờng xuyên bị sạt lở

Kiên cố hóa

Nhà quản lý

Đã có nhƣng bị hƣ hỏng nghiêm trọng

Xây dựng sang vị trí mới. Kết
cấu nhà cấp IV, diện tích 50m2

Đƣờng quản lý

Đã có nhƣng nhỏ, hẹp gây khó khăn Mở rộng kết hợp cứng hóa mặt
đƣờng

cho công tác quản lý

Bảng 2- 4: Quy mô hạng mục thi công của hồ Bản Muỗng [3]
TT

Thông số


Đơn vị tính

Hồ Bản Muỗng

km2

26,0

A

HỒ CHỨA

1

Diện tích lƣu vực

2

Cao trình MNDBT

m

109,80

3

Cao trình mực nƣớc chết

m


99,50

4

Cao trình mực nƣớc dâng gia cƣờng

m

111,96

5

Dung tích chết

x 103 m3

0,88 x 103

6

Dung tích hữu ích

x 103 m3

3,57 x 103

7

Dung tích ứng với MNDBT


x 103 m3

4,39 x 103

8

Dung tích toàn bộ hồ chứa

x 103 m3

5,70 x 103

B

ĐẬP CHÍNH

1

Hình thức đập

2

Cao trình đỉnh đập đất

m

113,30

3


Chiều rộng đỉnh đập

m

5,0

4

Chiều dài đập

m

85,0

Đập đất

17


×