Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Những lý luận cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.22 KB, 17 trang )

Những lý luận cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng
1. Rủi ro tín dụng
1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng và phân loại rủi ro tín dụng
1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, một trong những chức năng kinh tế cơ bản
của Ngân hàng là cung cấp tín dụng. Đối với đa số các ngân hàng, thu nhập từ
tín dụng chiếm khoảng ½ đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng và dư nợ tín
dụng thường chiếm tới ½ tổng tài sản có. Thêm vào đó, trong kinh doanh ngân
hàng, rủi ro thường có xu hướng tập trung vào danh mục tín dụng. Khi ngân
hàng rơi vào tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu
phát sinh từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Từ việc ngân hàng buông lỏng
quản lý, không minh bạch trong việc cấp tín dụng, thi hành một chính sách tín
dụng kém hiệu quả, hay do sự đi xuống không lường trước được của nền kinh tế
có thể dẫn đến rủi ro tín dụng và ngân hàng không thu hồi được vốn. Chính vì lý
do này, mỗi khi cán bộ thanh tra đến ngân hàng, họ luôn kiểm tra chi tiết danh
mục tín dụng của ngân hàng, trong đó bao gồm: phân tích toàn bộ các hồ sơ tín
dụng và hồ sơ bảo đảm tín dụng đối với các khoản tín dụng lớn, kiểm tra ngẫu
nhiên đối với các khoản tín dụng vừa và nhỏ, trên cơ sở đó sẽ đưa ra đánh giá
chính sách tín dụng của ngân hàng nhằm bảo đảm sự lành mạnh và hiệu quả,
qua đó bảo vệ những người gửi tiền và cổ đông của ngân hàng.
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh khi một hoặc các bên tham gia vào
hợp đồng tín dụng không có khả năng thanh toán cho các bên còn lại. Đối với
ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng xảy ra trong trường hợp ngân hàng không
thu hồi được toàn bộ cả gốc và lãi của các khoản cho vay, hoặc là việc thanh
toán nợ gốc và lãi vay không đúng thời hạn đã quy định. Nếu như tất cả các
khoản cho vay của ngân hàng đều được thanh toán đầy đủ và kịp thời hạn cả
gốc và lãi thì rủi ro tín dụng sẽ không xảy ra. Ngược lãi, nếu khách hàng vay
tiền không có khả năng hoàn trả hoặc cố ý không hoàn trả ngân hàng thì rủi ro
tín dụng sẽ nẩy sinh.
Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn trong hoạt động cho vay của các ngân
hàng thương mại mà còn diễn ra trong nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng


khác như hoạt động cho thuê tài chính, tài trợ xuất nhập khẩu và bảo lãnh.
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Có thể nói rằng rủi ro tín dụng là một vấn đề tất yếu khách quan trong
hoạt động của tất cả các Ngân hàng thương mại. Vấn đề cần đặt ra là làm sao để
có thể ngăn ngừa, hạn chế đến mức tối đa những rủi ro có thể xảy ra đối với
hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Muốn làm được điều đó, trước hết các Ngân
hàng cần phân loại được các loại rủi ro tín dụng. Tuỳ theo các tiêu thức khác
nhau mà ta có thể phân loại rủi ro tín dụng thành các nhóm:
- Phân loại rủi ro tín dụng theo loại cho vay:
+ Rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay dùng để tài trợ vốn lưu động:
Do thời gian luân chuyển của vốn lưu động tương đối nhanh dẫn đến thời gian
hoàn trả khoản vay cũng nhanh, do đó mức độ rủi ro tín dụng cũng thấp hơn.
+ Rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay dùng để tài trợ cho tài sản cố
định: Đối với các khoản vay này rủi mức độ rủi ro tín dụng thường cao vì thời
gian vay vốn dài, hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình của tài sản cố định
cũng rất cao.
+ Rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay dùng để tài trợ cho hoạt động
xuất nhập khẩu: Mức độ rủi ro của các khoản vay này thường ít nhưng cũng có
thể tăng cao trong trường hợp có chiến tranh, thiên tai xảy ra ảnh hưởng đến
thời gian giao hàng, khách hàng không có tiền trả nợ ngân hàng đúng thời hạn.
- Phân loại rủi ro tín dụng theo thời gian của khoản vay:
+ Rủi ro tín dụng xảy ra đối với các khoản vay ngắn hạn: là loại rủi ro tín
dụng đối với các khoản tín dụng có thời gian từ 12 tháng trở xuống.
+ Rủi ro tín dụng xảy ra đối với các khoản vay trung và dài hạn: là loại rủi ro tín
dụng đối với các khoản tín dụng có thời gian trên 12 tháng. Thông thường mức
độ rủi ro tín dụng của các khoản vay ngắn hạn thường thấp hơn rủi ro tín dụng
của các khoản cho vay trung và dài hạn. Do đó, cho dù lãi suất cho vay của các
khoản vay trung và dài hạn này thường hấp dẫn hơn nhưng các Ngân hàng
thương mại ở Việt Nam vẫn hạn chế việc mở rộng hoạt động tín dụng đối với
loại cho vay này.

- Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân gây ra rủi ro:
+ Rủi ro tín dụng có nguyên nhân từ phía khách hàng.
+ Rủi ro tín dụng có nguyên nhân từ phía Ngân hàng.
+ Rủi ro tín dụng phát sinh từ các nguyên nhân khác.
- Phân loại rủi ro tín dụng theo khách hàng vay:
+ Rủi ro tín dụng đối với khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước.
+ Rủi ro tín dụng đối với khoản vay của các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh.
1.2. Nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng
1.2.1. Nguyên nhân chung
Là những nguyên nhân do môi trường bên ngoài tác động, không xuất
phát từ ngân hàng hay khách hàng trong cuộc sống hàng ngày. Cụ thể đó là:
- Những nguyên nhân mang tính bất khả kháng: là những rủi ro mà bản
thân khách hàng và ngân hàng không thể lường trước được.
- Do cơ chế, chính sách kinh tế của Nhà nước thay đổi bất thường. Chức
năng can thiệp vào nền kinh tế và điều khiển một cách gián tiếp thông qua pháp
luật, chính sách, thuế của Nhà nước vô cùng quan trọng, tuy nhiên sự thay đổi
của các chính sách cũng có thể tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp
cũng như các Ngân hàng.
- Sự biến động của tình hình kinh tế-chính trị-xã hội trong và ngoài nước
cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến rủi ro, đe doạ hoạt động của các ngân hàng.
- Do sự ảnh hưởng của chu kỳ phát triển kinh tế: nếu nền kinh tế ở trong
thời kỳ khủng hoảng, suy thoái sẽ dẫn đến rủi ro cao trong hoạt động của hệ
thống các ngân hàng thương mại.
- Do sự lỏng lẻo của môi trường pháp lý.
1.2.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng
Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh
nghiệp có thể lâm vào tình trạng thua lỗ, thậm chí có thể dẫn đến phá sản,
không có khả năng trả nợ đầy đủ và đúng thời hạn đã cam kết vớí Ngân hàng.
Cụ thể như sau:

- Khách hàng gặp phải những sự cố trên thị trường cung cấp và tiêu thị
sản phẩm. Do sự thay đổi về giá cả, chất lượng, sảm lượng hàng hóa dẫn đến rủi
ro cho Ngân hàng.
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp yếu kém.
- Lãnh đạo doanh nghiệp còn yếu kém trong hoạt động điều hành sản xuất
kinh doanh.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp quá lạc hậu,
không thể sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao cạnh tranh trên thị
trường.
- Do vấn đề tham nhũng trong nội bộ doanh nghiệp.
1.2.3. Nguyên nhân từ chính bản thân ngân hàng
Quá trình hoạt động của Ngân hàng còn nhiều khâu chưa hợp lý, đặc biệt
là quá trình quản lý thực hiện tín dụng, cơ chế chính sách tín dụng còn nhiều sơ
hở để khách hàng có thể lợi dụng để chiếm đoạt vốn của Ngân hàng. Cụ thể là:
- Do không phân tích về khách hàng đầy đủ và chính xác trước khi cho
vay, trong quá trình cho vay không kiểm tra và giám sát chặt chẽ việc sử dụng
tiền vay, không thẩm định kỹ càng dự án của khách hàng.
- Do ngân hàng không thu thập đầy đủ thông tin chính xác về khách hàng
trước khi cho vay.
- Do sự bất cập trong trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên cũng
như công nghệ Ngân hàng.
- Do sự cạnh tranh gay gắt trong hệ thống Ngân hàng đã dẫn đến việc các
Ngân hàng đơn giản hoá các thủ tục trong thẩm định tín dụng cho vay dể lôi kéo
khách hàng.
- Do ngân hàng thực hiện không tốt thậm chí không thực hiện các bảo
đảm tín dụng như: cầm cố bảo lãnh, thế chấp và trong các nghiệp vụ tạp nên
nguồn thu dự phòng của Ngân hàng. Vì những lý do trên mà rủi ro tín dụng luôn
có thể xảy ra đối với các Ngân hàng.
1.3. Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
Hoạt động sản xuất kinh doanh của người đi vay luôn chịu sự ảnh hưởng

từ sự biến động của thị trường, khi thị trường vân động theo tính thiếu sự ổn
định tương đối thì nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng càng lớn. Vì thế, nếu như việc
quyết định cho vay chủ yếu dựa trên cơ sở những dự báo về biến động cảu thị
trường thì sau khi cho vay cũng cần thiết phải tiếp tục xem xét, giám sát người
vay đã sử dụng số tiền vay như thế nào, và đặc biệt quan trọng là họ đã xử sự
như thế nào trước những biến động của thị trường. Hơn thế nữa, những tài sản
mà khách hàng đưa ra làm thế chấp cũng là một loại hàng hoá trên thị trường
nên cũng chịu sự biến động, nhiều khoản vay tuy đã có tài sản làm đảm bảo
nhưng rủi ro không thu được nợ vẫn có thể xảy ra do tài sản không hội đủ yếu tố
pháp lý, khó mau bán do ban đầu đã định giá quá cao hoặc tài sản đã bị giảm
giá… Chính vì những lý do trên, việc phát hiện sớm những dấu hiệu có thể dẫn
đến rủi ro tín dụng là một yêu cầu vô cùng quan trọng.
1.3.1. Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là dấu hiệu đặc trưng nhất của rủi ro tín dụng. Nợ quá hạn là
những khoản tín dụng cấp ra mà không được thanh toán đầy đủ và đung thời
hạn như trong hợp đồng tín dụng.
Như vậy, có thể nói rằng nợ quá hạn là kết quả của mối quan hệ tín dụng
không hoàn hảo, khi người đi vay vi phạm các nguyên tắc tín dụng. Không hoàn
trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn có thể gây ra đổ vỡ lòng tin của người cấp
tín dụng đối với người được cấp tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì mức độ
rủi ro tín dụng của Ngân hàng sẽ càng lớn.
Nợ quá hạn là rủi ro trong hoạt động tín dụng và cũng là vấn đề của tất cả
các Ngân hàng thương mại trên toàn thế giới, vì vậy, nợ quá hạn được coi như
một hiện tượng bình thường của hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, hoạt động của
ngân hàng sẽ tê liệt nếu như tỷ lệ nợ quá hạn quá cao, khi đó Ngân hàng sẽ
không thu hồi được vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác và để trả
tiền cho những người gửi tiền. Do đó vấn đề ngăn ngừa, hạn chế nợ quá hạn là
một công tác rất quan trọng đối với mọi Ngân hàng thương mại. Hiện nay, nhiều
nhà quản lý cho rằng tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ ở mức từ 3%-5% là có thể
chấp nhận được trong hoạt động tín dụng.

Có nhiều loại hình nợ quá hạn khác nhau, mỗi loại phản ánh rủi ro tín
dụng ở những góc cạnh khác nhau. Phân loại nợ quá hạn có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong việc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng và trong việc đề ra các
biện pháp xử lý thu hồi nợ.
1.3.2. Lãi quá hạn
Đó là số tiền lãi mà khách hàng không trả được khi đến thời hạn thanh
toán lãi cho Ngân hàng. Khoản lãi thanh toán không gắn với việc trả gốc và có
giá trị không lớn, được trả vào ngày xác định được ghi trên hợp đồng tín dụng,
khi doanh nghiệp không trả được khoản lãi tiền vay thể hiện doanh nghiệp đang
gặp khó khăn đặc biệt về tài chính. Nếu điều đó xảy ra thì doanh nghiệp phải

×