Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Ứng dụng công nghệ GIS đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tại khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh : Luận văn ThS. Quản lý đất đai: 60 85 01 03

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Văn Ước

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS ĐÁNH GIÁ TIỀM
NĂNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH VÙNG
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI KHU KINH TẾ
VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Văn Ước

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS ĐÁNH GIÁ TIỀM
NĂNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH VÙNG
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI KHU KINH TẾ
VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Quản lí đất đai
Mã số: 60850103
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC THẠCH



HÀ NỘI - NĂM 2014


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo Trường Đại học Khoa học tự
nhiên - ĐHQGHN, các thầy cô trong khoa Địa lý đã tạo điều kiện tốt nhất trong quá
trình học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai!
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc
Thạch, người đã định hướng và tận tình chỉ dẫn tơi trong q trình thực hiện luận
văn.
Tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới NCS Phạm Xuân Cảnh, người đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Lời cảm ơn xin được gửi tới Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
Quảng Ninh, Uỷ ban Nhân dân huyện Vân Đồn, Ban quản lý khu kinh tế Vân Đồn,
Phịng Nơng nghiệp huyện Vân Đồn, Phòng Thống kê huyện Vân Đồn và Uỷ ban
Nhân dân xã Minh Châu, Uỷ ban Nhân dân xã Quan Lạn, Uỷ ban Nhân dân xã Bản
Sen… đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Ƣớc


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Mục tiêu nhiệm vụ đề tài ......................................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ........................................2
5. Dữ liệu, trang thiết bị và phần mềm ....................................................................3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................3
7. Bố cục của đề tài ....................................................................................................4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ QUY HOẠCH VÙNG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA GIS ..........................................5
1.1. Ứng dụng GIS đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch ni trồng
thủy sản trên thế giới ................................................................................................5
1.2. Tình hình nghiên cứu GIS đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch
nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam .............................................................................11
1.3. Vai trị của ni trồng thủy sản trong cơ cấu kinh tế của KKT Vân Đồn ......14
1.4. Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản [1]........................................................15
1.4.1. Chuẩn bị quy hoạch .......................................................................................15
1.4.2. Xây dựng quy hoạch ......................................................................................20
1.4.3. Thực hiện quy hoạch .....................................................................................25
1.5. Khả năng ứng dụng GIS đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch
vùng NTTS KKT Vân Đồn .....................................................................................28
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ
QUY HOẠCH VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BẰNG GIS ........................30
2.1. Các tiêu chí đánh giá cho từng đối tƣợng ni trồng ...................................30
2.2. Tích hợp thơng tin trong đánh giá ..................................................................33
2.2.1. Mơ hình xử lý .................................................................................................34
2.2.2. Thao tác trong hệ thống GIS .........................................................................34
2.3. Áp dụng kết quả đánh giá trong quy hoạch (chọn vùng ƣu tiên theo chỉ



tiêu quy hoạch) ........................................................................................................34
Chƣơng 3. THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ
QUY HOẠCH VÙNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TẠI KHU KINH TẾ VÂN
ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH ..................................................................................35
3.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu ..............................................................................35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................35
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...............................................................................42
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến
NTTS Khu kinh tế Vân Đồn ....................................................................................47
3.2. Các chỉ tiêu đánh giá tại khu kinh tế Vân Đồn .............................................49
3.3. Chuẩn hóa dữ liệu đầu vào tại khu kinh tế Vân Đồn ...................................52
3.3.1. Bản đồ nền ......................................................................................................52
3.3.2. Ảnh viễn thám ................................................................................................53
3.3.3. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất ......................................................................54
3.3.4. Bản đồ hiện trạng NTTS năm 2012 ..............................................................56
3.3.5. Bản đồ thổ nhưỡng ........................................................................................58
3.3.6. Bản đồ địa chất ...............................................................................................60
3.3.7. Sơ đồ định hướng phát triển không gian đến năm 2030 .............................61
3.4. Phân tích và xử lý dữ liệu ................................................................................62
3.4.1. Xây dựng bản đồ phân cấp độ mặn ...............................................................62
3.4.2. Xây dựng bản đồ phân cấp địa hình (DEM) ................................................62
3.4.3. Xây dựng bản đồ phân bố trầm tích đáy .......................................................63
3.4.4. Xây dựng bản đồ phân cấp các loại đất ........................................................64
3.4.5. Xây dựng bản đồ các vùng khơng đánh giá thích nghi (loại bỏ) cho NTTS
...................................................................................................................................67
3.4.6. Chồng ghép các bản đồ chuyên đề ................................................................69
3.5. Bản đồ thích nghi NTTS khu kinh tế Vân Đồn .............................................70
3.5.1. Cơ sở khoa học xây dựng bản đồ thích nghi ................................................70
3.5.2. Xác định các loại hình sử dụng khi đánh giá ...............................................70



3.5.3. Phương pháp đánh giá...................................................................................71
3.6. Bản đồ đề xuất các vùng thích hợp phục vụ quy hoạch vùng NTTS khu
kinh tế Vân Đồn .......................................................................................................74
3.6.1. Cơ sở khoa học ...............................................................................................74
3.6.2. Bản đồ đề xuất các vùng thích hợp phục vụ quy hoạch vùng NTTS Khu
kinh tế Vân Đồn .......................................................................................................74
3.6.3. Một số mơ hình có thể áp dụng trong NTTS ở KTT Vân Đồn.....................77
3.7. Các giải pháp thực hiện quy hoạch ................................................................78
3.7.1. Giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất .........................................................78
3.7.2. Giải pháp về khoa học và công nghệ............................................................78
3.7.3. Giải pháp về thị trường ..................................................................................79
3.7.4. Giải pháp khuyến ngư....................................................................................80
3.7.5. Giải pháp cho sản xuất NTTS .......................................................................81
3.7.6. Giải pháp về cơ chế chính sách .....................................................................82
3.7.7. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực .......................................................82
3.7.8. Giải pháp về môi trường ................................................................................83
3.7.9. Giải pháp về cơ sở hạ tầng .............................................................................84
3.7.10. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch ......................................................84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................86
1. Kết luận ................................................................................................................86
2. Kiến nghị ..............................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Phƣơng pháp tổ chức CSDL và phần mềm máy tính chuyên dụng ..19
Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá cho các đối tƣợng NTTS .........................................30
Bảng 3.1: Kết quả tổng điều tra về dân số và nhà ở năm 2009 ...........................42
Bảng 3.2: Dân số và mật độ dân số phân theo xã năm 2009 ...............................43

Bảng 3.3: Tình hình lao động KKT Vân Đồn .......................................................44
Bảng 3.4: Hiện trạng sử dụng đất ở KKT Vân Đồn ............................................45
Bảng 3.5: Chỉ tiêu thích nghi sinh thái ..................................................................49
Bảng 3.6: Đặc điểm các kênh ảnh Landsat 7 ........................................................53
Bảng 3.7: Diện tích NTTS theo các xã năm 2012 .................................................57


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ nền Khu kinh tế Vân Đồn .........................................................53
Hình 3.2: Ảnh vệ tinh Landsat 7 Khu kinh tế Vân Đồn năm 2012 ....................54
Hình 3.3: Cập nhật thơng tin bằng ảnh viễn thám ..............................................55
Hình 3.4: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Khu kinh tế Vân Đồn năm 2012 ......56
Hình 3.5: Bản đồ hiện trạng NTTS Khu kinh tế Vân Đồn năm 2012 ................58
Hình 3.6: Bản đồ thổ nhƣỡng Khu kinh tế Vân Đồn ...........................................59
Hình 3.7: Bản đồ địa chất Khu kinh tế Vân Đồn .................................................60
Hình 3.8: Sơ đồ định hƣớng phát triển không gian đến năm 2030 ....................61
Hình 3.9: Bản đồ phân cấp độ mặn .......................................................................62
Hình 3.10: Bản đồ phân cấp địa hình ....................................................................63
Hình 3.11: Bản đồ phân bố trầm tích đáy.............................................................64
Hình 3.12: Bản đồ phân cấp các loại đất thích hợp cho NTTS ...........................66
Hình 3.13: Bản đồ các vùng khơng đánh giá thích nghi cho NTTS ...................69
Hình 3.14: Phƣơng pháp chồng ghép xây dựng bản đồ và tổ chức thơng tin
trong hệ GIS.............................................................................................................70
Hình 3.15: Bản đồ thích nghi NTTS Khu kinh tế Vân Đồn ................................73
Hình 3.16: Bản đồ đề xuất các vùng thích hợp phục vụ quy hoạch vùng NTTS
...................................................................................................................................76
Hình 3.17: Một số mơ hình có thể áp dụng trong NTTS Khu kinh tế Vân Đồn
...................................................................................................................................78



DANH MỤC VIẾT TẮT
1. ACCESS: Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ do hãng Microsoft giữ
bản quyền
2. Arc GIS: Phần mềm hệ thông tin địa lý (GIS) của viện nghiên cứu hệ thống
môi trường ESRI
3. Arc View: Phần mềm hệ thông tin địa lý (GIS) của viện nghiên cứu hệ thống
môi trường ESRI
4. AutoCAD: Phần mềm vẽ kỹ thuật được phát triển bởi tập đoàn Autodesk
5. BOD: Biological Oxygen Demand, nhu cầu ôxy sinh học
6. CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
7. COD: Chemical Oxygen Demand, nhu cầu ơxy hóa học
8. CROSSTAB: Tên một module
9. CSDL: Cơ sở dữ liệu
10. DEM: Mơ hình số độ cao
11. DO: Dissolved Oxygen, Chỉ số ơxy hịa tan
12. ENVI: Environment for Visualizing, tên phần mềm xử lý ảnh trong bài
13. EXCEL: Là chương trình xử lý bảng tính nằm trong bộ Microsoft Office của
hãng phần mềm Microsoft
14. FAO: Tổ chức Lương thực - Nông nghiệp của Liên hiệp Quốc
15. GDP: Thu nhập quốc nội bình quân
16. GHCP: Giới hạn cho phép
17. GIS: Geographic Information System, hệ thông tin địa lý
18. IDRISI: Hệ thống tích hợp thơng tin địa lý (GIS) và các phần mềm viễn thám
được phát triển bởi Clark Labs
19. IKONOS: tên vệ tinh của Mỹ
20. ILWIS: Integrated Land and Water Information System, phần mềm GIS/Viễn
thám xử lý dữ liệu véc tơ và raster
21. KTT: Khu kinh tế
22. Landsat: Land Satellite, tên vệ tinh của Mỹ



23. Mapinfo: Phần mềm GIS của hãng Mapinfo
24. MCE: MultiCriterie Evalution, mơ hình phân tích đa chỉ tiêu
25. MOLA: Tên một module
26. NTTS: Nuôi trồng thủy sản
27. PH: Chỉ số đo độ hoạt động của các ion hiđrô (H+) trong dung dịch
28. QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
29. QĐ-TTg: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
30. RESORT: Khu nghỉ dưỡng
31. RS: Remote sensing, viễn thám
32. SPSS: Statistical Package for the Social Sciences, phần mềm phục vụ công
tác thống kê
33. SUMA: Tên hợp phần hỗ trợ NTTS
34. TPCG: Thành phần cơ giới
35. UBND: Ủy ban nhân dân
36. UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
37. VQG: Vườn quốc gia
38. WTO: World Trade Organization, Tổ chức Thương mại Thế giới


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia biển có bờ biển dài trên 3.260 km (chưa kể đường
bờ các đảo), có khoảng 20 kiểu loại hệ sinh thái đặc trưng cho vùng ven biển nhiệt
đới với năng suất sinh học cao, có khoảng 112 cửa sơng đổ trực tiếp ra biển thuộc
có 4 kiểu chính: cửa sơng châu thổ, cửa sơng hình phễu, cửa sông dạng cúc áo và
cửa sông đầm phá. Các đặc trưng trên đã tạo ra những tiềm năng to lớn cho phát
triển NTTS ven biển nước ta.
Quảng Ninh là một tỉnh biên giới - hải đảo phía Đơng Bắc Việt Nam được
thiên nhiên ưu đãi với trên 250 km bờ biển, diện tích vùng nội thuỷ rộng 6000 km2

và nhiều đảo lớn nhỏ che chắn phía ngồi. Biển Quảng Ninh có các yếu tố mơi
trường đặc trưng, biển lặng, nước có độ muối cao, độ trong lớn, mơi trường sạch...
thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của hầu hết các lồi sinh vật biển, có thể
ni được quanh năm với nhiều loại hải sản quý hiếm. Bên cạnh đó, Quảng Ninh
cịn có cửa khẩu Quốc tế, có cảng biển và nhiều đầu mối giao thông thuỷ bộ nên rất
thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm nhất là hải sản tươi sống tạo cho Quảng Ninh
trở thành tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển NTTS khơng chỉ trên biển mà cịn ở
các ao hồ, ven sơng và gần các vùng cửa biển.
Khu kinh tế Vân Đồn là một trong những khu vực có tiềm năng NTTS lớn
của Quảng Ninh. Với hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ tạo ra hàng chục nghìn hecta mặt
nước ở các vụng, vịnh, tùng, áng kín sóng, có thể phát triển ni biển bằng hình
thức lồng bè, rào chắn và giàn treo, diện tích bãi triều lớn có thể ni nước lợ và
nhiều diện tích ao hồ, đầm... ni nước ngọt.
Khơng chỉ có tiềm năng phát triển ngành nghề NTTS, chủ trương của Thủ
Tướng Chính Phủ tại Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 "Về việc Phê
duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020 tầm nhìn đến năm 2030” đã xác định tầm nhìn cho Khu Kinh tế Vân Đồn đó
là phát triển Khu Kinh tế Vân Đồn trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo
chất lượng cao, là trung tâm dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp và là trung tâm thương
mại, tài chính quốc tế, động lực chính để phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

1


và cả nước.
Trước tình hình đó, việc “Ứng dụng cơng nghệ GIS đánh giá tiềm năng đất
đai phục vụ quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tại khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh” phù hợp với quy hoạch xây dựng chung Khu kinh tế Vân Đồn là cần
thiết.
2. Mục tiêu nhiệm vụ đề tài

Mục tiêu chính của luận văn là nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất đai phục
vụ quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh bằng
công nghệ GIS.
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tổng quan tài liệu về quy hoạch vùng ni trồng thủy sản, tài liệu về GIS;
- Tìm hiểu tình hình ứng dụng GIS đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy
hoạch nuôi trồng thủy sản trên Thế giới, Việt Nam;
- Thu thập tài liệu thống kê, bản đồ vùng nghiên cứu;
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá cho từng đối tượng ni trồng;
- Chuẩn hóa, phân tích và xử lý dữ liệu đầu vào vùng nghiên cứu;
- Thành lập bản đồ phân cấp thích nghi và bản đồ đề xuất các vùng thích hợp
phục vụ quy hoạch vùng NTTS tại khu vực nghiên cứu;
- Đưa ra các giải pháp để thực hiện quy hoạch.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch nuôi
trồng thủy sản của các xã, thị trấn trong khu kinh tế Vân Đồn.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn:
- Về nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá
thích nghi cho từng đối tượng thủy sản từ đó đề xuất định hướng quy hoạch các
vùng NTTS.
- Về không gian: bao gồm các xã, thị trấn trong khu kinh tế Vân Đồn.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Về mặt khoa học, nghiên cứu góp phần giúp cho học viên mở rộng hiểu biết
về quy hoạch nuôi trồng thủy sản và tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch nuôi

2


trồng thủy sản tại khu kinh tế Vân Đồn. Bên cạnh đó, luận văn cho phép đánh giá
khả năng ứng dụng công nghệ GIS trong việc đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ

quy hoạch nuôi trồng thủy sản tại khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Về mặt thực tiễn, các kết quả nghiên cứu của luận văn đưa ra được những
vùng có tiềm năng NTTS trên địa bàn khu kinh tế Vân Đồn để đề xuất đưa vào quy
hoạch trong những năm tiếp theo, giúp cho nghề NTTS trên địa bàn khu kinh tế Vân
Đồn phát triển bền vững, tăng thu nhập cho nhân dân và không chồng chéo với quy
hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt.
5. Dữ liệu, trang thiết bị và phần mềm
Luận văn nghiên cứu sử dụng những tư liệu sau:
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000 của khu vực nghiên cứu;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Khu kinh tế Vân Đồn năm 2010;
- Bản đồ địa chất Khu kinh tế Vân Đồn;
- Bản đồ thổ nhưỡng KKT Vân Đồn;
- Bản đồ hiện trạng NTTS Khu kinh tế Vân Đồn năm 2012;
- Sơ đồ định hướng phát triển không gian KKT Vân Đồn đến năm 2030;
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, dữ liệu thống kê về dân số,
diện tích...;
- Một số đề tài đã nghiên cứu liên quan;
- Máy tính, phần mềm GIS: ArcGIS, Mapinfo, ...
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài đặt ra, tác giả đã sử dụng phương pháp
GIS và có thực địa để kiểm tra. Phương pháp GIS để xử lý, phân tích các dữ liệu
khơng gian và thuộc tính. Việc đánh giá các vùng thích nghi được thực hiện bằng
cách tích hợp các thơng tin trong đánh giá và chồng ghép các bản đồ thành phần với
sự trợ giúp của các công cụ trong GIS. Phương pháp GIS được áp dụng trong cả
trong các bước tổng hợp và trình bày kết quả nghiên cứu.
Trên thực địa tác giả sử dụng ảnh viễn thám để cập nhật, chỉnh lý bản đồ
nền, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và các loại bản đồ liên quan khác.

3



Các dữ liệu cần thiết cho đề tài đã được thu thập từ nhiều nguồn thông qua
cuộc tiếp xúc, trao đồi, tham gia hội nghị, hội thảo khoa học, tìm kiếm trên mạng
Internet, trên thư viện và các chuyến khảo sát thực địa.
7. Bố cục của đề tài
Luận văn bao gồm: 87 trang, 17 hình, 9 bảng và 40 tài liệu tham khảo. Các
phần và chương của luận văn được sắp xếp theo thứ tự sau:
Mở đầu
Chương 1. Tổng quan về vấn đề quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản và khả
năng ứng dụng của GIS
Chương 2. Phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch vùng
nuôi trồng thủy sản bằng GIS
Chương 3. Thử nghiệm đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch vùng
nuôi trồng thủy sản tại khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo.

4


Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ QUY HOẠCH VÙNG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA GIS
1.1. Ứng dụng GIS đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch nuôi trồng
thủy sản trên thế giới
Việc ứng dụng công nghệ GIS đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch
nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây đã tạo nhiều thuận lợi cho ngành này.
GIS đã chứng tỏ khả năng của chúng trong đánh giá những vùng thích nghi đối với
rất nhiều hệ thống ni trồng. GIS có thể được coi như một hệ thống quản lý dữ liệu
cho phép người sử dụng lưu trữ, xây dựng lại và điều hành dữ liệu, hòa nhập với

một loạt các thao tác thông thường cho phép phân tích và trình diễn khơng gian một
cách tinh vi (Burrough, 1986).
GIS phát triển nhanh chóng trong thập kỷ qua và đã bắt đầu được sử dụng
trong các nghiên cứu phát triển ngành đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản. Trên một
phạm vi rộng đã có vơ số các nghiên cứu được tiến hành, ví dụ, ở châu Phi
(Kapetsky, 1994), vịnh Nicoya, Costa Rica (Kapetsky, 1987), Joho, Malaysia
(Kapetsky, 1986), bang Lousiana của Mỹ (Kapetsky và nnk, 1990) và ở Ghana
(Kapetsky và nnk, 1991). Ứng dụng GIS vào nuôi trồng cá trê được phát triển bởi
Kapetsky và nnk, (1988), ứng dụng trong nghề nuôi cá hồi lồng bởi Ross và nnk,
(1993) và mơ hình tơm panđan trắng với Scott và nnk (1998).[5]
Đến nay, GIS đã được ứng dụng tới tận qui mô vùng, quốc gia hay các lĩnh
vực nghiên cứu trong nuôi trồng thủy sản, nơi mà tài nguyên nhân văn, vùng đặc
dụng, kinh tế, thị trường và tài nguyên văn hóa – xã hội được sử dụng (Kapetsky và
nnk, 1988, Meaden và Kapetsky, 1991).[5]
CSIRO-Nhóm phân tích khơng gian và ứng dụng mơ hình trong nghiên cứu
biển ở Brisbane đang phát triển một công cụ và kỹ thuật để hỗ trợ việc lựa chọn
điểm cho NTTS, họ đã kết hợp các kỹ năng trong thống kê mơi trường và mơ hình.
Một nhóm các chun gia về phân tích khơng gian đã được thành lập nhằm hỗ trợ
để đánh giá sự phù hợp trong việc chọn điểm. Các yếu tố đầu vào cho mơ hình được
cung cấp từ những dự án nghiên cứu đa ngành để xác định các vấn đề về môi trường
của các hoạt động NTTS. GIS đã được sử dụng vào công tác đánh giá trên cả quy

5


mô lớn và nhỏ. Với quy mô lớn nghiên cứu đã chỉ ra có gần 1.000 ha (khoảng 7%
diện tích khu vực nghiên cứu) có tiềm năng để phát triển ni tơm. Mơ hình này đã
sử dụng những cơng cụ của GIS trong việc lọc ra hơn 90% diện tích vùng nghiên
cứu không phù hợp cho hoạt động nuôi tôm. Kết quả của công việc này đã chứng tỏ
đánh giá tài nguyên có thể tập trung ở các nghiên cứu sâu hơn tại những vùng đã

được cho là phù hợp cho nuôi tôm. Ở quy mô nhỏ, lưu vực sông Logan phía ĐơngNam Queensland đã được lựa chọn làm khu vực nghiên cứu cho việc đánh giá sự
phù hợp của các công cụ GIS trong thành lập bản đồ tỷ lệ lớn (độ phân giải ít hơn
hoặc tương đương 100 m) dùng cho quy hoạch NTTS. Đã có một số đầm ni hình
thành ở đây. Điều này đã chính là một sự so sánh về vị trí và khả năng hoạt động
giữa các ao đầm nuôi tôm lựa chọn từ mơ hình dự đốn với các đầm ni có sẵn.
GIS kết hợp các thông tin về các vùng tiềm năng về nước, độ cao, độ dốc, rừng
ngập mặn, khoảng cách đến khu đơ thị và các dữ liệu thuộc tính khác bao gồm
quyền sử dụng đất, các hạn chế trong quy hoạch sử dụng đất hiện tại của chính phủ.
Kết quả nghiên cứu của CSIRO chỉ ra rằng với cấp độ này của xây dựng bản đồ, kết
quả nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn tổng thể bước đầu về lựa chọn điểm
(CSIRO 1999).[29]
Một trong những biện pháp hiện thực và khả quan trong việc đảm bảo nguồn
dinh dưỡng, cụ thể là nguồn đạm là tăng sản lượng cá của vùng. Khi mà sản lượng
của các cùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố phức tạp thì sự quan trọng trong việc xác
định và thiết kế vùng nuôi được cho lên hàng đầu. Hai ngành khoa học ứng dụng và
công nghệ hiện tại đang phát triển nhanh có thể giải quyết vấn thiết kế không gian
này là GIS và RS. Lựa chọn địa điểm cho các hoạt động NTTS không chỉ yêu cầu
các chuyên gia về biển và môi trường đất mà còn phải là các chuyên gia hiểu biết về
các tác nhân từ con người. Những tác nhân này khơng hạn chế bao gồm xã hội,
chính trị, sức khỏe, mỹ học và khả năng làm việc cùng nhau với mục tiêu thúc đẩy
phát triển cho nghề NTTS. Có một số chỉ tiêu chính để đánh giá tiềm năng cho
NTTS đó là: độ muối, độ sâu, sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, an ninh, chất đất. Trong
đó độ muối đóng một vai trị rất quan trọng tác động đến sự tăng trưởng và tỷ lệ
sống. Các lồi ni thủy sản có một mơi trường sống phù hợp cho riêng mình. Cá tự

6


nhiên có thể di chuyển để tìm một chỗ tối ưu cho mình về nhiệt độ, độ muối và độ
sâu. Trong khi đó các lồi ni trong ao thì thì khơng thể làm được điều ấy. Độ sâu

có thể ảnh hưởng đến tốc độ của dịng chảy và điều đó thì ảnh hưởng rất rõ đến
thành phần của phân và thức ăn trong nước. Mà phân và thức ăn lại là hai yếu tố
ảnh hưởng rất rõ đến thay đổi mơi trường đáy, bởi vì hiện tượng Nitơ tăng là
ngun nhân của việc giảm Ơxy hịa tan trong nước. Những thủy vực có độ sâu như
vậy có thể sử dụng để ni một số lồi đặc biệt ví dụ như cầu gai hoặc những lồi
có thể sống trong mơi trường giàu Nitơ.
Tương tự như phương pháp chọn vùng phù hợp GIS cũng cho phép chúng ta
nhanh chóng xác định những vùng không phù hợp cho NTTS. Những lớp bản đồ
yêu cầu cho việc chọn điểm NTTS thường để phần mền xử lý là: cơ sở hạ tầng, chất
đất, sử dụng đất, thủy vực (ao, hồ, sông, suối), chất lượng nước, khu vực lưu trú của
các loài quý hiếm, độ sâu, độ muối và gió. Chúng ta có thể phân tích các yếu tố này
bằng những mơ hình đã được xây dựng trên các phần mền khác như C++. So sánh
với các công cụ thủ công, sử dụng GIS tiết kiệm thời gian cho phân tích và truy vấn
thơng tin. Tuy nhiên, GIS chỉ có thể tăng cường khả năng ra quyết định khi các nhà
NTTS, cư dân trong vùng được tham gia vào tiến trình quy hoạch.
Phần mềm ArcView có thể sử dụng tốt cho việc tìm ra một vùng tối ưu
NTTS đặc biệt là cho một vùng NTTS rộng lớn. Vùng ni có thể được lựa chọn
dựa trên các tiêu chí phân tích như lượng nước cung cấp, nhiệt độ tối ưu, thơng tin...
Thơng tin thu thập được có thể giúp các nhà kinh doanh thủy sản trong tương lai tìm
được một vùng phù hợp cho trang trại của mình. ArcView cung cấp một cơng cụ
chức năng để tìm được những điểm mong muốn, tuy nhiên tiếp theo đó chúng ta
vẫn phải tiếp tục công tác đánh giá để hiểu sâu hơn về các vùng đã lựa chọn. Ví dụ,
các đánh giá sâu hơn sau khi lựa chọn khu điểm nuôi để người chủ đầu tư biết được
các điểm đã chọn có thể mang lại được năng suất như dự kiến hay khơng (Jones
2000).
Tóm lại GIS đã mang một phương pháp kinh tế và hiệu quả trong việc phân
tích và tính tốn các thơng số liên quan đến chọn một vùng phù hợp cho NTTS.
Như chúng ta đã biết, đi đầu trong việc phân tích có thể tiết kiệm cho công ty thời

7



gian, tiền bạc và cả những cơn đau đầu. GIS có thể sử dụng để bắt đầu một cuộc
thảo luận trong nhóm hơn là chỉ thực hiện các bước một cách bài bản và có những
cuộc tranh cãi khơng cần thiết do không hiểu về điều kiện vùng nghiên cứu.
Tổ chức FAO là một trong những cơ quan có ứng dụng GIS trong đánh giá
tài nguyên đất phục vụ quy hoạch NTTS rất sớm. Ngay từ năm 1991, nhiều cơng
trình nghiên cứu về ứng dụng GIS trong công tác NTTS ở trong đất liền đã được hệ
thống trong các tạp chí Kỹ thuật của FAO-UNESCO. Tạp chí Kỹ thuật NTTS của
nhà xuất bản ELSEVIER Mỹ đã hệ thống hóa, dành nhiều bài báo giới thiệu về việc
ứng dụng GIS để đưa ra các quyết định không gian cho việc NTTS.[11]
Tại Anh GIS được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Xây dựng các lồng nuôi
cá ở giữa khu vực phát triển du lịch ở đảo Canary - trong chương trình quản lý tổng
hợp dải ven biển. Các tác giả như: M.Peres, Tc. Telffer, LG Ross của trường đại
học Thuỷ sản Stirling, Scotland đã sử dụng mơ hình phân tích đa chỉ tiêu (MCE –
MultiCriterie Evaluation). Với phần mềm IDRISI để xác định các vị trí ni cá
lồng thích hợp. Hệ thống chỉ tiêu được đưa vào đánh giá bao gồm: các thông số bãi
biển như chiều dài, chiều sâu, chiều rộng, cấu tạo bãi, thời gian sử dụng bãi trong
năm, tốc độ đơ thị hố, các vị trí và tuyến thuyền cao tốc, các vị trí tham quan của
khách du lịch, chất lượng nước, chế độ sóng, modul Viewshed được sử dụng để tích
hợp giữa thơng tin DEM và các thơng số khác, từ đó xác định các vị trí thích hợp
nhất cho việc đặt các lồng nuôi cá.[5,12]
Ở Florida - Mỹ, nuôi ngao (Mercenaria spp.) trở thành một ngành rất phát
triển tại bờ biển (Mercenaria) Florida, rất nhiều vùng bãi biển nơi đây chuyển sang
khai thác hoạt động này. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định những vùng nuôi
ngao phù hợp dựa trên những xem xét về sinh học, hậu cần, quản lý, và khả năng
chuyển đổi hình thức sử dụng đất. Bởi vì ni ngao cũng là một nghề phát triển tại
các vùng khác của Mỹ và cũng bởi vì ni ngao là một nghề phát triển rất nhiều nơi
trên thế giới nên phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều vùng khác nhau một
cách dễ dàng. Cuối cùng một phương pháp tiếp cận tổng hợp và GIS cho việc lựa

chọn địa điểm được xem là một điều kiện bắt buộc cho tất cả các vùng nuôi thủy
sản. Sự thành cơng trong mơ hình lựa chọn địa điểm nuôi ngay yêu cầu rất nhiều

8


nguồn dữ liệu. Điều quan trọng cơ bản ở đây là tích hợp các dữ liệu có từ nhiều năm
trước bởi vì cho th đất thường có thời gian trong khoảng 5-15 năm. Về các chỉ
tiêu môi trường nước như độ muối và ơxy là quan trọng nhất bởi vì chúng quyết
định về tỷ lệ sống của ngao. Như vậy, giá trị nhỏ nhất của các chỉ tiêu nêu trên trong
thời gian nhiều năm kết hợp với nhiều thông số khác (ví dụ: phân loại vùng thu
hoạch, phân bố cỏ biển, bãi tàu thuyền) sử dụng phần mềm ESRI Arc/View GIS. Sử
dụng cơng cụ phân tích khơng gian (Spatial Analyst) trong Arc/View, sau đó chúng
ta có thể truy vấn dữ liệu của vùng Indian River Lagoon trên bờ biển Đông Florida
và vùng Charlotte Harbor trên bờ Tây Florida để xác định những vùng thỏa mãn các
yêu cầu chọn điểm của mình. Một ưu thế nữa của hệ thống GIS là rất cơ động, nó
cho phép chúng ta có thể thay đổi các chỉ tiêu lựa chọn một cách nhanh chóng. Điều
này là một ưu điểm rất lớn cho chúng ta khi tiến hành họp nhóm, bởi vì lúc này nó
cho phép chúng ta đáp ứng được các yêu cầu của đại diện các nhóm điều chỉnh các
tiêu chí để diễn tả các kết quả dự đoán đầu ra ngay lập tức (Arnold 2000).[5]
Đối với các nước Châu Á, hệ thống thơng tin trong thủy sản cũng khá phát
triển có thể kể đến như Srilanka, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh... Tại Bangladesh
các nghiên cứu ứng dụng GIS trong NTTS tương đối hiệu quả. Một ví dụ điển hình
có thể kể ra là nghiên cứu mô tả sự phác học những vùng phù hợp với NTTS với sự
ứng dụng của công nghệ GIS. Khu vực nghiên cứu nằm phía Tây Nam của
Bangladesh, bao gồm 6 quận hành chính, cách thủ đơ Dhakha 300km. Nhằm xác
định vùng tiềm năng cho NTTS, 30 chỉ tiêu môi trường và kinh tế được chọn lọc và
sắp xếp. Những chỉ tiêu này thuộc hai dạng: nhân tố và hạn chế. Thứ bậc của mỗi
chỉ tiêu được xếp theo từ 1 đến 4. Bước tiếp theo là thiết lập trọng số cho mỗi nhân
tố theo ma trận so sánh từng cặp của Saaty (1977). Việc sử dụng 8 mô hình phụ tớnh

trng s c phỏt trin. Cui cựng, ba hệ thống theo hướng mơ hình được tạo ra
(tơm nước lợ, tôm panđan và cá nước ngọt) bằng cách sử dụng các tổ hợp và trọng
số khác nhau của những mơ đun được tạo trước đó. Minh họa cách tip cn ny, 8
mô hình phụ c s dng chỉ ra tầm quan trọng tương quan trong ma trận. Sau
khi tính tốn trọng số, module MCE (đánh giá đa chỉ tiêu) chạy với các chỉ tiêu để
tìm ra vùng có tiềm năng về tơm, cá và tơm panđan tách biệt nhau. Khi bản đồ thích

9


nghi đa chỉ tiêu được tạo ra, cần xác định chỗ nào cá và tôm panđan cũng như các
mức độ thích nghi. Module Idrisi RANK được dùng để tách các ô thuộc về vùng
thích hợp với cá và tôm panđan. Đánh giá vị trí của đất đai cho các hoạt động ni
trồng tơm panđan và cá nước ngọt mang tính cạnh tranh được coi là quan trọng.
Tiến hành lập bảng chéo (sử dụng module CROSSTAB) để tìm ra mức độ ảnh
hưởng tương quan lẫn nhau giữa hai hoạt động. Hơn nữa, cả hai hoạt động này đều
được coi như những vùng xung đột do chúng thuộc cùng một mảnh đất. Giải quyết
những vấn đề này, module MOLA được sử dụng. Trọng số của mỗi hoạt động được
thiết lập như nhau để tạo cho chúng tầm quan trọng ngang nhau.
Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan cũng là nước đã ứng dụng nhiều GIS
vào nghiên cứu thủy sản. Ngay tõ những năm 90, Thái Lan đà chú trọng áp dụng
GIS trong việc quản lý và quy hoạch NTTS. Đặc biệt có sự trợ giúp của tổ chức FAO
và những nghiên cứu của từng hệ thống, việc ứng dụng đà đ-ợc thực hiện một cách
hệ thống và khoa học. Gắn việc nuôi trồng thủy sản trong việc quản lý tổng hợp ®íi
ven biĨn.
Ở Malaysia việc ứng dụng GIS trong NTTS đã được chú trọng trong các hoạt
động chính như: gắn NTTS trong việc quản lý sử dụng tổng hợp tài nguyên môi
trường (đề án NAREM). Dải ven biển đã được chú trọng đặc biệt với những dự án
như: sử dụng Viễn thám - GIS để xây dựng bản đồ chỉ số nhậy cảm dải ven biển,
bản đồ này được xây dựng trên cơ sở tích hợp các loại thơng tin về kinh tế, xã hội,

tự nhiên...Từ đó đã chia đường bờ thành nhiều đoạn với các chỉ số nhạy cảm khác
nhau làm cơ sở định hướng cho việc triển khai các ứng dụng của quy hoạch NTTS
và phòng tránh rủi ro, tai biến cho đới ven biển.[5]
Ứng dụng GIS trong lĩnh vực thủy sản hiện nay trên thế giới phát triển theo
hướng kết hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau. Thông qua mạng Internet những
thông tin này được đưa đến với nhiều đối tượng. Từ đó, giúp cho các nhà quản lý
thủy sản mỗi quốc gia có khả năng phối hợp, cộng tác, nâng cao khả năng quản lý
cũng như đưa ra những quyết sách phù hợp. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này
điều quan trọng là các thông tin đầu vào phải đảm bảo chất lượng và độ chính xác
cao. [11,31]

10


Trong thời đại ngày nay, xu hướng tồn cầu hố đang được các nước quan
tâm, đặc biệt trong việc trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao cho nhau những tiến bộ
của khoa học kỹ thuật, các nước phát triển đang giúp đỡ những nước kém hơn dần
thu hẹp khoảng cách về mức độ tiếp cận các lĩnh vực khoa học tiên tiến là một giải
pháp thúc đẩy quá trình áp dụng các phương pháp nghiên cứu có hiệu quả vào thực
tế cuộc sống. Do vậy chúng ta cần tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng công
nghệ viễn thám, GIS trong các hoạt động quy hoạch, kế hoạch, xây dựng cơ sở dữ
liệu nền phù hợp để phục vụ những hoạt động này, đồng thời hội nhập được với
quốc tế và khu vực.
1.2. Tình hình nghiên cứu GIS đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ quy hoạch
nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam [13]
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngành là một nhu cầu cấp thiết
hiện nay. Ngành Thủy sản cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Có thể nói ứng dụng
cơng nghệ thơng tin trong ngành Thủy sản cịn khiêm tốn. Ngành thuỷ sản chưa có
cơ quan hoặc phòng ban chuyên trách nghiên cứu ứng dụng GIS; lực lượng cán bộ
nghiên cứu còn rất mỏng, các công bố kết quả nghiên cứu ứng dụng GIS là rất

hiếm. Hầu hết các sở Thuỷ sản đều có nhu cầu sử dụng, nhưng vẫn chỉ dừng lại ở
việc vẽ và xây dựng các bản đồ hiện trạng quy hoạch bằng phương pháp thủ cơng
hoặc số hố mà chưa có sự tích hợp sử dụng đồng bộ các thơng tin trong hệ thống
GIS. Việc sử dụng đồng bộ cả Viễn Thám và GIS chỉ được thực hiện ở một số cơ
quan đầu ngành có liên quan đến quy hoạch và nghiên cứu:
- Viện khoa học công nghệ Việt Nam;
- Viện Kinh Tế và Quy hoạch Thuỷ sản;
- Viện nghiên cứu NTTS I;
- Viện Nghiên cứu NTTS II;
- Đại học khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Viện khoa học công nghệ Việt Nam là trung tâm nghiên cứu khoa học hàng
đầu của Việt Nam với nhiều hướng khác nhau, trong đó có cơng nghệ Viễn thám và
GIS. Viễn thám và GIS được phát triển từ rất sớm (1990) và được triển khai rộng

11


rãi trong nhiều lĩnh vực ứng dụng khác nhau. Những ứng dụng của Viễn thám - GIS
tiêu biểu trong nghiên cứu NTTS có thể được thống kê như sau:
- Nghiên cứu các hệ sinh thái ven biển, trong đó có việc NTTS.
- Nghiên cứu biến động rừng ngập mặn và diện tích ni thuỷ sản ở ven biển
đồng bằng sơng Cửu Long.
Đại học khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những
trung tâm nghiên cứu và giảng dạy lớn. Tại đây GIS và RS cũng đã được đưa vào
trong chương trình đào tạo chính khóa của nhiều cấp đào tạo từ đại học trở lên đến
trình độ tiến sỹ. Các nghiên cứu ứng dụng GIS cũng được triển khai ở nhiều mức độ
và quy mô khác nhau mà đi đầu trong lĩnh vực này là Trung tâm nghiên cứu ứng
dụng Viễn thám và GIS của trường. Trong việc ứng dụng GIS trong quy hoạch
NTTS có đề tài cấp nhà nước “Quy hoạch định hướng cho một số hệ sinh thái đất
ngập nước ven biển Bắc Bộ phục vụ cho phát triển bền vững” trong đề tài này quy

hoạch sử dụng đất trong đó có quy hoạch NTTS được xây dựng bằng bản đồ GIS
với tỷ lệ 1:25.000.
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II nhiều năm qua đã và đang áp dụng
GIS vào quy hoạch thủy sản. Phương thức tiến hành như sau: đầu tiên nhóm quy
hoạch thu thập bản đồ GIS quy hoạch tổng thể của vùng, tỉnh, huyện nghiên cứu từ
các Sở Địa chính hoặc các nguồn khác. Tiếp theo, nhóm cử cán bộ khảo sát về
nguồn lợi thủy sản, thức ăn thủy sản; chất lượng nguồn nước theo các chỉ tiêu pH,
DO, độ mặn, chỉ tiêu kim loại nặng, thuốc trừ sâu, ô nhiễm dầu... tại vùng cần quy
hoạch, rồi thêm các lớp thơng tin này lên bản đồ nói trên. Nhóm quy hoạch cịn kết
hợp với Viện Khoa học Thuỷ lợi Miền Nam để thêm vào bán đồ GIS các lớp thông
tin về hiện trạng hệ thống thuỷ lợi, bản đồ đất, ngập nước, kênh mương... Căn cứ
vào bản đồ mới hình thành và các tiêu chí về phân vùng sinh thái đối với NTTS,
chuyên gia của Viện sẽ phân ra các vùng ni thích hợp với các đối tượng khác
nhau: vùng chuyên tôm, vùng 1 vụ lúa 1 vụ tơm, vùng ngọt... Đồng thời, họ cũng
định hướng mơ hình: nuôi tôm công nghiệp, nuôi quảng canh cải tiến.
Việc ứng dụng công nghệ GIS và RS trong việc đánh giá tiềm năng phát
triển thủy sản và quy hoạch thủy sản tại một số địa phương trong cả nước cũng đã

12


bắt đầu được thực hiện. Một số ứng dụng tiêu biểu có thể kể đến như:
- Ứng dụng GIS và RS phục vụ phát triển thủy sản ở Thái Nguyên. Nghiên
cứu này được thực hiện tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên trong khoảng thời gian
từ tháng 11/2001 đến 1/2003 để đánh giá tiềm năng phát triển phát triển thủy sản
cho các vùng hồ mặt nước lớn. Phương pháp sử dụng là tổng hợp các dữ liệu kinh tế
xã hội và môi trường vào hệ thống cơ sở dữ liệu GIS, đánh giá sự thay đổi trong sử
dụng đất, xác định và đánh giá tiềm năng cho phát triển thủy sản tại các vùng hồ
mặt nước lớn. Dữ liệu về tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường được thu thập thông
qua bản câu hỏi. Ba ảnh vệ tinh đa phổ Spot đã được sử dụng để đánh giá sự thay

đổi sử dụng đất trong ba thời kỳ 1994 - 1998, 1994 - 2002, và 1998 - 2002. Để đánh
giá sự phù hợp của đất, một hệ thống cho điểm đã được xây dựng dựa trên các tiêu
chí và phương pháp đánh giá của FAO. Số liệu về năng suất nuôi trồng và hiệu quả
kinh tế đã thu được qua phỏng vấn đã được sử dụng để kiểm chứng và so sánh sự
khác nhau giữa các mức độ phù hợp của đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng
4,7% (2.725 ha) trong tổng số 57.618 ha trong huyện Đại Từ phù hợp cho xây dựng
ao hồ mặt nước lớn, so với con số 404 ha hiện có. Kết quả cũng chỉ ra hiệu quả của
việc sử dụng RS kết hợp với GIS và các dữ liệu thuộc tính, đó cũng là một công cụ
tốt cho các nhà lập kế hoạch - quy hoạch NTTS mặt nước lớn tại Thái Nguyên.[5]
- Quy hoạch NTTS ven biển sử dụng công nghệ GIS và RS tại huyện Quỳnh
Lưu – tỉnh Nghệ An. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích lựa chọn những
điểm phù hợp cho NTTS ven biển và đặc biệt là ni tơm. Nghiên cứu cịn xem xét
vai trị của cơ chế hành chính và những ảnh hưởng của nó đối với phát triển thủy
sản và những tác động của NTTS đối với môi trường xung quanh. Kết quả nghiên
cứu đã đề xuất một quy hoạch NTTS cho huyện tóm tắt như sau: 447 ha cho ni
tơm thâm canh, 227 ha cho nuôi tôm bán thâm canh, 637 ha cho nuôi tôm quảng
canh, 150 ha cho nuôi nhuyễn thể và 501 ha được khuyến cáo trồng rừng ngập mặn.
Quỹ đất hiện tại gồm lúa năng suất thấp và làm muối được khuyến nghị giữ nguyên
hoặc xem xét cẩn thậm trước khi chuyển đổi. Tại những vùng lúa năng suất thấp có
thể chuyển đổi sang hình thức ni cá - lúa. GIS và RS đã được áp dụng trong
nghiên cứu này. Cơng cụ phân tích khơng gian (Spatial Analysis) trong phần mềm

13


Arc View đã được sử dụng để xây dựng bản đồ phù hợp cho vùng nuôi theo phương
pháp cho điểm và trọng số. Ảnh RS LandSat TM qua các thời kỳ khác nhau (1989,
1998, 2000) đã được phân tích để đánh giá sự thay đổi diện tích khu vực ni tơm,
diện tích rừng ngập mặn và đánh giá những ảnh hưởng của NTTS lên môi trường.
- Quy hoạch NTTS cho xã Vinh Giang, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên

Huế. Bản đồ quy hoạch được xây dựng dựa trên công nghệ GIS và RS trong đó bản
đồ hiện trạng được xây dựng dựa trên ảnh vệ tinh IKONOS độ phân giải 1m. Tồn
bộ số liệu thuộc tính được đưa vào đối với từng ao một bao gồm kích thước, diện
tích, tên chủ hộ, hiện trạng quyền sử dụng đất và một số yếu tố khác quan trọng liên
quan. Các điểm mẫu thu bằng máy GPS khi đi thực địa sẽ sử dụng để hiệu chỉnh
bản đồ chính xác hơn. Bản đồ quy hoạch được xây dựng dựa trên nền bản đồ hiện
trạng, các phương án quy hoạch sẽ được thể hiện trên bản đồ. Sản phẩm bản đồ sau
khi hoàn thiện khơng chỉ phục vụ cho mục đích báo cáo quy hoạch mà còn làm
nguồn tư liệu cho xã Vinh Giang bởi vì hiện nay cơ sở dữ liệu bản đố của xã còn rất
nghèo nàn. Dữ liệu bản đồ số sau đó được bàn giao cho sở thuỷ sản Thừa Thiên
Huế, phịng NN huyện Phú Lộc phục vụ cho cơng tác quản lý NTTS trên địa bàn xã
Vinh Giang.
1.3. Vai trị của ni trồng thủy sản trong cơ cấu kinh tế của KKT Vân Đồn
Diện tích NTTS ở KKT Vân Đồn năm 2012 là 3.128 ha và 4.953 ô lồng [23],
[24], trong đó ni nước ngọt là 100ha, ni mặn, lợ là 3.028 ha. Diện tích ni
trồng thủy sản tập trung chủ yếu ở các bãi triều và mặt nước ven biển. Sản lượng
nuôi trồng thủy sản là 7.357 tấn, trong đó ni nước ngọt là 100 tấn, ni mặn lợ là
7.257 tấn. Như vậy NTTS đã tạo ra một khối lượng hàng hóa rất lớn phục vụ cho
cơng nghiệp chế biến xuất khẩu, tiêu thụ nội địa và phục vụ cho khách du lịch.
Lao động trong lĩnh vực Nông - lâm - thủy sản là 13.400 người; chiếm
68,6% tổng lao động. Trong đó: Lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp: 4.500 lao
động, chiếm 23,0% tổng lao động.
Cơ cấu kinh tế của KKT Vân Đồn năm 2010 như sau:

14


+ Nông - lâm - ngư nghiệp: 54,30%
Dịch vụ
35.70%


+ Công nghiệp - xây dựng: 10,00 %
+ Dịch vụ: 35,70%

Công nghiệp
- xây dựng
10.00%

Nông - lâm ngƣ nghiệp
54.30%

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng kinh tế - xã hội huyện Vân Đồn năm 2010)

Như vậy lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm hơn một nửa trong cơ cấu kinh
tế của KKT Vân Đồn, trong đó hoạt động ngư nghiệp đóng góp một sản lượng đáng kể
trong lĩnh vực này. Hoạt động NTTS có ý nghĩa to lớn giải quyết việc làm cho một số
lượng lớn lao động nghèo ở các vùng nông thơn và các vùng hải đảo xa đất liền, góp
phần ổn định cuộc sống của nhân dân và đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
1.4. Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản [1]
1.4.1. Chuẩn bị quy hoạch
1.4.1.1. Xây dựng đề cương quy hoạch và dự tốn kinh phí
a. Xây dựng đề cương
- Thu thập và đánh giá tổng quan các văn bản pháp lý liên quan đến việc xây
dựng dự án quy hoạch NTTS và tài liệu về tình hình NTTS ở vùng quy hoạch.
- Xác định các vấn đề cơ bản cần giải quyết (kinh tế, xã hội, môi trường, sử
dụng đất, công nghệ nuôi trồng, cơ sở hạ tầng cho NTTS, thể chế chính sách…) và
các địa điểm quan trọng cần chú ý khi quy hoạch.
- Trao đổi các vấn đề cơ bản cần giải quyết của dự án quy hoạch với các nhà
ra quyết định, các chủ đầu tư dự án (các Sở, Ban, Ngành liên quan); thảo luận sơ bộ
về các mục tiêu dự án quy hoạch và quy hoạch, các chỉ số đánh giá của quy hoạch

NTTS...
- Xác định các vấn đề và dữ liệu cần thu thập, như: điều kiện tự nhiên, kinh
tế-xã hội, môi trường, sản xuất kinh doanh, khoa học công nghệ, thể chế và chính
sách; theo thời gian cần số liệu hiện trạng và dự báo; theo tính chất sẵn có cần dữ
liệu sơ cấp và thứ cấp; theo tính chất cần dữ liệu định tính và định lượng.
- Thống nhất phương pháp và địa bàn điều tra, thu thập dữ liệu,... Các công
việc này tiến hành trong nội bộ những người xây dựng đề cương
- Xác định các bên liên quan (cơ quan tư vấn, các sở, ban, ngành, cộng đồng
15


×