Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LỊCH SỬ 9, SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.74 MB, 41 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục và đào tạo đóng vai trò chủ yếu trong việc giữ gìn phát triển và
truyền bá tri thức nhân loại. Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ hiện
nay, trí tuệ trở thành động lực chính của sự tăng tốc phát triển giáo dục và đào tạo,
được coi là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia trên trường quốc tế
và sự thành đạt của mỗi người trong cuộc sống. Chính vì vậy, chính phủ và nhân
dân đánh giá cao vai trò của giáo dục và đào tạo, coi Giáo dục là quốc sách hàng
đầu và tiến hành cải cách Giáo dục.
Thực hiện chủ trương đổi mới Giáo dục - Đào tạo của Đảng và nhà nước,
dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của bộ giáo dục và Đào tạo, trong hơn chục năm thay
sách và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong đó có bộ môn Lịch sử. Điều
đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục quốc
dân nói chung, nâng cao trình độ dạy và học của đội ngũ thầy và trò nói riêng.
Trong phương pháp dạy học mới thì đồ dùng dạy học nói chung và hệ thống
kênh hình trong SGK lịch sử lớp 9 nói riêng, không chỉ dừng lại ở giá trị minh hoạ
cho hệ thống kênh chữ, mà chính các thiết bị, đồ dùng dạy học này còn là công cụ,
là phương tiện cung cấp kiến thức, bởi chính nó cũng là nguồn kiến thức cần phải
khai thác.
Nhưng trong thực tế hiện nay, việc dạy và học môn Lịch sử ở trường
THCS chưa hoàn thành tốt vai trò của mình, nhiều giáo viên vẫn dạy học hoàn
toàn bằng phương pháp truyền thống, chưa phát huy được tính tích cực, chủ
động học tập của học sinh, nhiều em vẫn cho rằng môn lịch sử thật khô khan,
nhàm chán với những sự kiện đã diễn ra trong quá khứ. Muốn khắc phục được
vấn đề này thì việc kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học tích cực
với việc sử dụng thường xuyên các thiết bị đồ dùng dạy học trực quan như bản
đồ, lược đồ, tranh ảnh… vào giảng dạy là vô cùng cần thiết, để tạo ra những hình
ảnh cụ thể sinh động, chính xác, giúp học sinh dễ hình thành khái niệm lịch sử,
hứng thú học tập, nhớ lâu, nhớ kĩ nội dung bài học.
Xuất phát từ tình hình thực tế và những điều kiện sẵn có của nhà trường,
tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm "Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy


học Lịch sử 9 ở trường THCS" để nghiên cứu khoa học.


2
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Cung cấp tư liệu về thực trạng sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
lịch sử ở Trường THCS
- Nghiên cứu một số vấn đề liên quan trực tiếp đến nội dung của đề tài:
tìm hiểu chức năng, phương pháp, vị trí, nhiệm vụ của bộ môn, thái độ tư
tưởng của học sinh đối với bộ môn…
- Đề xuất một số giải pháp góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh
khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử lớp 9, nâng cao chất
lượng dạy và học bộ môn.
- Đưa ra một số giải pháp phục vụ cho việc sử dụng đồ dùng trực quan theo
hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học “Bài 8- Nước Mĩ và Bài
28 - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính
quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)” lớp 9, trường THCS.
3. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ ĐỊA ĐIỂM:
- Thời gian: từ năm học 2012- 2013 và năm học 2013- 2014;
- Về đối tượng: Học sinh khối 9 Trường THCS xã Đầm Hà
- Nội dung nghiên cứu: nhóm Bài 8- Nước Mĩ và Bài 28 - Xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở
miền Nam (1954-1965).
- Địa điểm: Học sinh khối 9 Trường THCS xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà.
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT THỰC TIỄN:
- Cung cấp hệ thống đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử lớp 9 rất
phong phú, đa dạng và sinh động. Từ hệ thống hình ảnh, sơ đồ, lược đồ, băng
hình... người thầy giúp học sinh khai thác đúng nội dung, tạo hứng thú trong
học tập và phát huy được tính sáng tạo, phát triển khả năng tư duy, hình thành
các kỹ năng và bồi dưỡng tình cảm cho các em thông qua việc nắm bắt các sự

kiện, hiện tượng lịch sử nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Hoàn thiện hệ thống lí luận của vấn đề: “Sử dụng đồ dùng trực quan trong
dạy học bộ môn lịch sử 9 ở trường THCS" nói chung và cụ thể là “Bài 8- Nước Mĩ


3
và Bài 28 - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và
chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)” lớp 9, trường THCS.
II. PHẦN NỘI DUNG:
1. CHƯƠNG TRÌNH: TỔNG QUAN
1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Do đặc điểm của việc học tập lịch sử - không trực tiếp quan sát các sự kiện
nên phương pháp trực quan có ý nghĩa rất quan trọng. Có nhiều loại đồ dùng trực
quan khác nhau, cách sử dụng và hiệu quả cũng khác nhau, song đều có tác dụng
nâng cao chất lượng dạy học lịch sử.
Chúng ta đều biết, các môn học trong nhà trường Phổ thông là một hệ thống
hoàn chỉnh nhằm trang bị cho học sinh kiến thức thuộc tất cả các môn, các lĩnh vực
ở mức độ, tính chất “phổ thông”, giúp các em có một hành trang cơ bản làm tiền đề
cho các cấp học cao hơn. Các môn học đó không chỉ liên quan chặt chẽ với nhau
mà còn tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, khoa học.
Cũng như các bộ môn Khoa Học Tự Nhiên, các môn học thuộc Khoa học xã
hội như Văn học, Lịch sử, Địa lý … có vai trò hết sức to lớn trong việc hình thành
và giáo dục nhân cách, đạo đức đối với học sinh nên lại càng liên quan và hệ thống
hơn.
Trong một tiết học, bài học, giáo viên có thể lược bỏ bớt những nội dung
kiến thức không phải là trọng tâm trong sách giáo khoa và có thể cung cấp thêm
cho học sinh một số kiến thức mở rộng nằm ngoài sách giáo khoa môn học mình
đang dạy. Những kiến thức đó thuộc nhiều kênh thông tin khác nhau: có thể là trên
sách báo, truyền hình, ngoài xã hội hoặc ở sách giáo khoa các môn học khác.
Tuy nhiên, việc cung cấp kiến thức đó phải sát với bài học, phải đảm bảo

tính phù hợp, vừa sức nhằm làm bật nổi trọng tâm bài học và gây được hứng thú
cho học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức. Việc làm này càng có tác dụng đối với
những bài học, tiết học được xem là “khô khan” như nhiều tiết, bài Lịch sử vì
chúng có quá nhiều số liệu mà học sinh cho là khó nhớ.


4
Sự đổi mới của mục tiêu giáo dục và nội dung giáo dục đặt ra yêu cầu
phải đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện thành nếp tư duy sáng tạo của học sinh. Từng bước áp dụng các phương
pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy và học nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tư
tưởng tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh.
Tuy nhiên, hiện nay chất lượng giảng dạy và học tập môn lịch sử chưa
thực sự làm cho xã hội an tâm. Vì vậy việc sử dụng đồ dùng trực quan trong
dạy học lịch sử được xem là một trong những công cụ đem lại hiệu quả tích
cực trong việc đổi mới phương pháp dạy và học. Hệ thống tranh ảnh, bản đồ,
lược đồ, bảng biểu có sẵn và các hình ảnh điện tử...sẽ tạo nhiều hứng thú cho
các em trong học tập. Các em được tiếp cận, nhận thức các sự kiện lịch sử một
cách sống động, gần với quá khứ hơn. So với những bài giảng thông thường,
học sinh phải mường tượng trong đầu những sự kiện, nhân vật mà thầy cô
thuyết giảng. Đặc biệt với việc học trên dụng cụ trực quan học sinh sẽ được
trực quan sinh động với những sự kiện, nhân vật lịch sử một cách cụ thể giúp
kích thích quá trình tư duy của học sinh, từ đó nội dung kiến thức lịch sử học
sinh thu thập đủ và khắc sâu hơn vào trong trí nhớ của các em. Mặt khác sử
dụng đồ dùng trực quan sẽ giúp giáo viên hạn chế bớt phần thuyết giảng để có
thời gian thảo luận và tăng cường sự kiểm soát đối với học sinh.Tuy nhiên để
có một đồ dùng trực quan phục vụ hiệu quả cho bài giảng, đòi hỏi giáo viên
phải có trình độ tin học tốt, có kiến thức vững vàng, có trình độ tư duy cao, kĩ

năng sử dụng đồ dùng thành thạo và phải đầu tư khá nhiều thời gian và công
sức để chuẩn bị cho bài giảng. Vì vậy áp dụng đến đâu trong sử dụng đồ dùng
trực quan vào giảng dạy còn phụ thuộc vào rất nhiều thứ như cơ sở vật chất
của nhà trường, sự chuẩn bị và trình độ của giáo viên đứng lớp, sự chuẩn bị
của học sinh...
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Qua thực tiễn triển khai công tác thay sách giáo khoa những năm qua, nhóm
cốt cán bồi dưỡng thay sách và đội ngũ giáo viên THCS gặp rất nhiều khó khăn,
vướng mắc cần tháo gỡ khắc phục đặc biệt là kĩ năng, phương pháp, kiến thức về
đồ dùng trực quan và sử dụng đồ dùng trực quan như thế nào để phát huy tính tích
cực của học sinh.


5
Để công tác thực hiện đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở các trường
THCS thuận lợi và có kết quả tốt, tôi chọn nội dung “Sử dụng đồ dùng trực quan
trong dạy bộ môn Lịch sử 9 ở trường THCS" để nghiên cứu theo hướng phát huy
tính tích cực của học sinh cụ thể trong dạy “Bài 8- Nước Mĩ và Bài 28 - Xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn
ở miền Nam (1954-1965)” lớp 9, trường THCS” để nghiên cứu.
Về khoa học, nghiên cứu vấn đề sử dụng đồ dùng trực quan theo hướng phát
huy tính tích cực của học sinh trong dạy học “Bài 8- Nước Mĩ và Bài 28 - Xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền
Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)” lớp 9, trường THCS sẽ làm rõ hơn các đặc
điểm mới của sách giáo khoa đổi mới và cũng là các điểm khó đối với giáo viên và
học sinh. Vậy phương pháp sử dụng đồ dung trực quan phục vụ cho bài giảng như
thế nào để đạt hiệu quả tốt. Từ đó đề xuất các giải pháp phục vụ cho việc dạy “Bài
8- Nước Mĩ và Bài 28 - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống
đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)” lớp 9, trường
THCS.

Về thực tiễn, sau hơn 20 năm thực hiện chương trình cũ nhiều giáo viên và
học sinh đã hình thành một nền nếp trong dạy và học, thay đổi một nền nếp không
phải là dễ. Để thực hiện có hiệu quả chương trình sách giáo khoa mới với phương
pháp dạy và học mới là vô cùng khó khăn. Từ việc nghiên cứu này có thể rút ra
một số bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường
THCS.
Năm 2005 nhà xuất bản Giáo dục cho xuất bản bộ sách “Hướng dẫn sử dụng
kênh hình trong sách giáo khoa Trung học cơ sở” nhưng chưa được triển khai rộng
rãi, không phải giáo viên dạy lịch sử nào cũng có bộ sách này. Bên cạnh đó việc sử
dụng bộ sách này cũng chỉ đáp ứng được một phần của viêc sử dụng đồ dùng trực
quan vì sách chỉ hướng dẫn khai thác kênh hình trong sách giáo khoa còn các loại
đồ dùng trực quan khác thì bộ sách này chưa đề cập đến
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, hệ thống tranh
ảnh, bản đồ, lược đồ... điện tử trên mạng khá nhiều. Một số giáo viên đã sử
dụng đồ dùng trực quan điện tử vào dạy học nhưng kết quả chưa cao. Nhiều
giáo viên chỉ biết đưa ra những hình ảnh mà không biết khai thác hình ảnh đó
như thế nào, hoặc chưa biết làm các hiệu ứng khi dạy các kiểu bài có lược đồ
diễn biến trận đánh .... Còn đối với học sinh, nhiều em vẫn cho rằng đây là
môn "phụ" do đó không phải đầu tư nhiều thời gian. Các giờ có sử dụng đồ
dùng dạy học các em chỉ ngồi xem hình ảnh... Từ thực tế như vậy, yêu cầu giáo


6
viên phải có phương pháp đúng, phù hợp với nội dung bài học để gây được
hứng thú học tập đối với học sinh.
Qua quá trình dạy học, tôi luôn luôn tìm tòi, học hỏi các bạn đồng
nghiệp để làm sao cho bài giảng có sử dụng đồ dùng trực quan và sử dụng máy
chiếu với các bài giảng điện tử trong giảng dạy để đạt được hiệu quả cao nhất
từng bước nâng cao chất lượng bộ môn.
Với đề tài này hy vọng sẽ giải quyết một cách toàn diện vấn đề sử dụng đồ

dùng trực quan trong việc dạy một bài cụ thể “Bài 8- Nước Mĩ và Bài 28 - Xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền
Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)” lớp 9, trường THCS.
2. CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. THỰC TRẠNG.
Tiết học lịch sử thường bị các em coi là giờ học phụ nên rất trầm, ít hăng
hái phát biểu ý kiến mà nếu có xung phong thì chỉ là đọc hoặc nêu những kiến thức
có trong sách giáo khoa hay chỉ có thầy hỏi và trò trả lời. Học sinh ít thảo luận với
nhau khi giáo viên yêu cầu và học sinh gặp khó khăn trong việc đưa ra các ý kiến
của bản thân về một sự kiện lịch sử nào đó.
* Kết quả khỏa sát đầu năm học 2013- 2014 :

Khối

Tổng
Số

9

75

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

0

0

12

16,0

48

64,0

15

20,0


Qua khảo sát cho thấy số học sinh giỏi bộ môn chưa có, học sinh khá tương
đối ít và số học sinh trung bình và yếu còn nhiều. Có thể do qua một kỳ nghỉ hè
các em đã quên nhiều nhưng có một thực trạng là học sinh không và chưa thích
học lịch sử còn chiếm số lượng đông. Vì thế vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao
chất lượng bộ môn lịch sử cho học sinh lớp 9- dù là cuối cấp nhưng những kiến
thức của lớp 9 rất cần thiết cho sau này các em học khi học cao hơn.
2.2 CÁC GIẢI PHÁP.


7
Trăn trở với bộ môn được phân công giảng dạy tôi nhận thấy bộ môn sử
không khó so với các môn khác như Toán, Lý, Hóa, Văn...với cả giáo viên dạy và
kiến thức cần đạt của học sinh, vì vậy, làm gì? làm như thế nào để các em yêu quý
và học thật tốt bộ môn này? Chính vì điều đó cho nên tôi đã chọn đề tài "Sử dụng
đồ dùng trực quan trong dạy học bộ môn lịch sử 9 ở trường THCS" để làm đề tài
nghiên cứu cho mình qua hai năm được phân công giảng dạy bộ môn này.
* NÂNG CAO NHẬN THỨC:
Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy
học, nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng lịch sử và hình thành khái niệm trên
cơ sở trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật.
Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, là
phương tiện rất có hiệu quả để hình thành các khái niệm lịch sử. Quan trọng nhất,
giúp học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội.Ví như khi nghiên
cứu các hình vẽ trên vách hang (sgk lớp 6) học sinh không chỉ có biểu tượng về
săn bắn là công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc mà còn hiểu: nhờ chế
tạo cung tên, con người đã chuyển từ hình thức săn bắt sang săn bắn, có hiệu quả
kinh tế cao hơn. Điều đó giúp học sinh hiểu sự thay đổi trong đời sống vật chất của
con người thời nguyên thủy luôn gắn chặt với tiến bộ trong kĩ thuật chế tạo công
cụ của họ.

Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ hiểu sâu
những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc
trong trí nhớ.
Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử, đồ
dùng trực quan còn phát triển năng lực quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn
ngữ của học sinh. Nhìn vào bất cứ loại đồ dùng trực quan nào, học sinh cũng thích
nhận xét, phán đoán, hình dung quá khứ lịch sử được phản ánh, minh họa như thế
nào. Các em suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ
ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua.
Ý nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc thẩm mĩ của đồ dùng quan cũng rất lớn.
Ngắm nhìn một bức tranh cách mạng (như tranh “Khởi nghĩa Nam Kì 1940”), xem
một bộ phim tài liệu (“Chiến thắng Điện Biên Phủ” hay “vài hình ảnh về cuộc đời
hoạt động của Bác Hồ...”), xem xét một di vật lịch sử (chiếc trống đồng Đông


8
Sơn...) học sinh có những tình cảm mạnh mẽ về lòng kính yêu Bác Hồ, những anh
hùng, chiến sĩ cách mạng, lòng quý trọng lao động và nhân dân lao động, sự căm
thù bọn xâm lược và chiến tranh.
Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nêu trên, đồ dùng trực
quan góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập cho học
sinh. Nó là chiếc cầu nối giữa hiện thực quá khứ với đời sống hiện tại.
* LUYỆN KĨ NĂNG THỰC HÀNH:
Để luyện kỹ năng thực hành, trước tiên giáo viên cần nắm rõ các loại đồ
dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông:
Có nhiều cách phân loại đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử. Có ý kiến
chia đồ dùng trực quan thành ba nhóm:
a- Hiện vật (các di vật của một nền văn hóa còn lưu lại )
b- Đồ dùng tạo hình (tranh ảnh, phim nhựa, phim đèn chiếu, video, đồ phục
chế...)

c- Đồ dùng trực quan quy ước ( bản đồ, sơ đồ, đồ thị, niên biểu...).
Có ý kiến chia làm sáu loại:
- Hiện vật quá khứ
- Đồ dùng tạo hình và minh họa có tính chất tư liệu (ảnh, phim tài liệu...)
- Đồ dùng tạo hình nghệ thuật (tranh lịch sử, phim truyện...)
- Biếm họa
- Bản đồ
- Sơ đồ, biểu đồ, đồ thị...
Dù có những cách khác nhau về phân loại đồ dùng trực quan, xong về cơ
bản chúng ta có thể phân chia thành ba nhóm lớn thường được sử dụng trong dạy
học lịch sử ở trường phổ thông.
(*)Nhóm thứ nhất:
Đồ dùng trực quan hiện vật bao gồm những di tích lịch sử và cách mạng
như (thành Nhà Hồ, hang Pác Pó, nhà số 5D Hàm Long, ...), những di vật khảo cổ
và các di vật thuộc các thời đại lịch sử gần đây như (công cụ đồ đá của núi Đọ,


9
trống đồng Đông Sơn, cọc gỗ Bạch Đằng, trống và cờ thời Xô viết Nghệ Tĩnh,
truyền đơn cách mạng...)
(*)Nhóm thứ hai:
Đồ dùng trực quan tạo hình, bao gồm các loại phục chế, mô hình, sa bàn,
tranh ảnh lịch sử... Nó có khả năng khôi phục lại hình ảnh của những người, đồ
vật, biến cố, sự kiện lịch sử cụ thể sinh động.
Đồ dùng trực quan tạo hình gồm:
a, Mô hình, sa bàn và các loại phục chế khác có khả năng diễn tả khá đầy đủ
về bề ngoài của một sự vật hay sự kiện lịch sử như công cụ lao động, vũ khí một
chiến dịch hay một trận đánh...
b, Hình vẽ, phim ảnh lịch sử có giá trị như một tư liệu lịch sử như hình vẽ
(người đi săn hươu, nai), (hình vẽ trên vách hang ), bức ảnh “ Nguyễn ái Quốc ở

Đại hội Tua 1920...
c, Tranh ảnh, phim truyện lấy chủ đề về lịch sử như tranh chân dung các
nhân vật lịch sử, bức tranh “ chiến sĩ Gia Cô Banh”...có tác dụng tạo biểu tượng về
đặc điểm các giai cấp, tầng lớp trong xã hội...
(*)Nhóm thứ ba:
Đồ dùng trực quan quy ước, bao gồm các loại như: bản đồ lịch sử, đồ thị sơ
đồ, niên biểu... các loại đồ dùng trực quan này tạo cho học sinh những hình ảnh
đặc trưng, khi phản ánh những mặt chất lượng và số lượng của quá trình lịch sử,
đặc trưng khuynh hướng phát triển của hiện tượng phát triển kinh tế, chính tri - xã
hội của đời sống.
Trong dạy học lịch sử trường THCS thường sử dụng các loại đồ dùng
trực quan quy ước sau:
a- Bản đồ lịch sử nhằm xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và
không gian nhất định. Đồng thời bản đồ lịch sử còn giúp học sinh suy nghĩ và giải
thích các hiện tượng lịch sử về mối liên hệ nhân quả, về tính quy luật và trình tự
phát triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố, ghi nhớ những kiến thức đã
học.
Về hình thức, bản đồ lịch sử không cần có nhiều chi tiết về điều kiện thiên
nhiên (khoáng sản, sông, núi...)mà cần có các kí hiệu về biên giới các quốc gia, sự
phân bố dân cư, thành phố…các minh họa trên bản đồ phải đẹp, chính xác rõ ràng.


10
Về nội dung, bản đồ lịch sử có thể chia làm hai loại chính: bản đồ tổng hợp
và bản đồ chuyên đề. Bản đồ tổng hợp phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng
nhất của một nước hay nhiều nước có liên quan ở một thời kì nhất định, trong
những điều kiện tự nhiên nhất định (đặc biệt là biên giới các quốc gia vào thời
điểm diễn ra sự kiện).
Bản đồ chuyên đề nhằm diễn tả những sự kiện riêng rẽ hay một mặt của quá
trình lịch sử như: diễn biến một trận đánh, sự phát triển kinh tế của một nước trong

một giai đoạn lịch sử nhất định, như bản đồ “Chiến dịch Biên giới thu đông năm
1950”, “Nội chiến ở Pháp 1871”...
b- Niên biểu hệ thống hóa các sự kiện quan trọng theo thứ tự thời gian,
đồng thời nêu mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước
trong một thời kì.
Về đại thể có thể chia niên biểu thành mấy loại chính sau:
Niên biểu tổng hợp là bảng liệt kê các sự kiện lớn xảy ra trong một thời gian
dài. Loại niên biểu này giúp học sinh không những ghi nhớ những sự kiện chính
mà còn nắm được các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan
trọng.
Niên biểu chuyên đề đi sâu trình bày nội dung một vấn đề quan trọng nổi bật
nào đấy của một thời kì lịch sử nhất định. Nhờ đó mà học sinh hiểu được bản chất
sự kiện một cách toàn diện đầy đủ. Ví dụ niên biểu các giai đoạn chính trong cách
mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII” giúp học sinh thấy rõ hướng phát triển đi lên của
cách mạng, vai trò của quần chúng nhân dân và sự ngả dần về phía phản cách
mạng của giai cấp tư sản.
Niên biểu so sánh dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một
lúc trong lịch sử, nhằm làm nổi bật bản chất đặc trưng của các sự kiện ấy, hoặc để
rút ra một kết luận khái quát có tính chất nguyên lí. Ví như niên biểu về sự phát
triển kinh tế của các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật trong thời kì 18701914 nhằm so sánh tốc độ phát triển của các nước này, đồng thời rút ra kết luận có
tính quy luật về sự phát triển không đều của các nước Đế quốc, về việc nảy sinh
mâu thuẫn giữa chúng.
Bảng so sánh là một dạng của một niên biểu so sánh nhưng có thể dùng số
liệu và cả tài liệu sự kiện chi tiết để làm rõ bản chất, đặc trưng của các sự kiện
cùng loại hay khác loại. Ví dụ bảng so sánh khác biệt giữa cách mạng dân chủ tư
sản kiểu mới và cách mạng tư sản kiểu cũ


11
c- Đồ thị dùng để diễn tả quá trình phát triển sự vận động của một sự kiện

lịch sử, trên cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê trong bài học. Đồ thị có thể
biểu diễn bằng một mũi tên để minh họa sự vận động đi lên, sự phát triển của một
hiện tượng lịch sử, hoặc được biểu diễn trên các trục hoành (ghi thời gian) và trục
tung (ghi sự kiện).
d- Sơ đồ nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những mô hình, hình học
đơn giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, mối quan hệ giữa
các sự kiện lịch sử...Ví dụ sơ đồ “Bộ máy nhà nước Mĩ theo hiến pháp 1787”
e- Hình vẽ bằng phấn trên bảng nhằm minh họa ngay những sự kiện đang
được trình bày miệng và không cần sử dụng một loại đồ dùng trực quan nào khác.
- Khi đã nắm chắc các loại đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử rồi
thường xuyên sử dụng, học hỏi thì người giáo viên mới nâng cao được kỹ năng sử
dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy từ khâu soạn bài, soạn bài giảng điện tử,
kỹ năng thao tác trên máy chiếu, kết hợp máy chiếu với máy đa vật thể, đèn chiếu
hay tường thuật trận đánh trên lược đồ...
- Ngoài ra để nâng cao và luyện kỹ năng thực hành đòi hỏi giáo viên có thiết
kế giáo án phù hợp, linh hoạt và lựa chọn hình thức cũng như phương pháp sử
dụng đồ dùng trực quan cho phù hợp với tiết học nhằm nâng cao hiệu quả và chất
lượng bộ môn không phải cứ kết hợp thật nhiều đồ dùng trong một tiết dạy đã là
phương pháp tối ưu. Vấn đề đặt ra là phối hợp như thế nào các đồ dùng trực quan
vốn có và các phương tiện kĩ thuật hiện đại trong giờ học lịch sử và vai trò của
giáo viên sẽ như thế nào trong việc tổ chức dạy học có hiệu quả? Dĩ nhiên, trong
khuôn khổ một giờ học không thể một lúc sử dụng mọi loại trực quan mà cần phải
lựa chọn và biết cách sử dụng tùy theo tình hình cụ thể và đặc điểm từng lớp học.
*Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử:
Khi sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử cần chú ý các nguyên
tắc sau:
Phải căn cứ vào nội dung yêu cầu giáo dưỡng, giáo dục của bài học để lựa
chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp. Vì vậy cần xây dựng một hệ thống
đồ dùng trực quan phong phú, phù hợp với các bài học lịch sử.



12
Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng đồ dùng trực quan mỗi loại.
Phải bảo đảm được sự quan sát đầy đủ của học sinh.
Đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày đồ dùng trực quan, đồng thời rèn
luyện khả năng thực hành của học sinh khi xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan
(đắp sa bàn, vẽ bản đồ, tường thuật trên bản đồ, miêu tả hiện vật...).
Phát huy tính tích cực của học sinh trong khi sử dụng đồ dùng trực quan,
(không chỉ để cụ thể hóa kiến thức mà cần đi sâu phân tích bản chất của sự kiện).
Tùy theo yêu cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có cách sử
dụng khác nhau.
Thứ nhất, cách sử dụng đồ dùng trực quan cỡ lớn dùng chung cho cả lớp
cùng một lúc như tranh ảnh, bản đồ treo tường, mô hình sa bàn lớn...
Thứ hai, cách sử dụng đồ dùng trực quan cỡ nhỏ đặt ở bàn học sinh như atlat
sử, an bum, tranh ảnh lịch sử, minh họa trong sách giáo khoa, báo chí, tài liệu tham
khảo, đồ phục chế nhỏ.
Thứ ba, cách sử dụng đồ dùng trực quan quy ước và hình vẽ trên bảng.
Thứ tư, cách dùng màn ảnh như phim đèn chiếu, phim hình video...
Thứ năm, sử dụng trực quan hiện vật trưng bày trong các viện bảo tàng, các
di tích lịch sử khi tiến hành bài giảng ở bảo tàng hay nơi diễn ra sự kiện.
Chúng ta tìm hiểu chi tiết hơn cách sử dụng một số đồ dùng trực quan phổ
biến trong dạy học lịch sử ở nước ta: bản đồ tranh ảnh lịch sử, trực quan quy ước,
Mô hình sa bàn...
Loại đồ dùng trực quan treo tường được sử dụng nhiều nhất trong dạy học
lịch sử hiện nay là bản đồ sơ đồ, đồ thị, bảng niên biểu...trước khi sử dụng chúng,
cần chuản bị thật kĩ, nắm chắc nội dung bản đồ, ý nghĩa của từng loại phục vụ cho
nội dung nào của giờ học.
Trong tiến trình, xác định đúng thời điểm treo bản đồ (hoặc sơ đồ, đồ thị).
Không nên treo trên bảng, vì bảng còn dùng để viết. Phải treo ở chỗ cao ở góc bên
phải bảng, nơi có đủ ánh sáng cho tất cả học sinh nhìn thấy rõ. Giáo viên phải

đứng bên phải bản đồ, dùng que chỉ các địa điểm cho thật chính xác. Khi xác định
một vị trí nào, giáo viên không nên nói một cách mơ hồ rằng vị trí này nằm ở phía
trên hay phía dưới, ở bên phải hay bên trái mà phải chỉ phương hướng của vị trí
“phía tây” hay “phía bắc”. Nếu là một khu vực, căn cứ quân sự...thì giáo viên phải


13
chỉ đúng kí hiệu trên bản đồ, nếu là con sông thì phải chỉ từ thượng lưu xuống hạ
lưu (theo dòng chảy của sông)...
Giáo viên phải luôn luôn theo dõi, kiểm tra sự thu nhận của học sinh, giúp
học sinh phân tích, nêu kết luận khái quát về sự kiên được phản ánh trên bản đồ
(hay sơ đồ, biểu đồ...)
Ví dụ khi giới thiệu cho học sinh về đồ thị tốc độ phát triển kinh tế của các
nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX giáo viên hướng
đẫn học sinh nêu nên quy luật phát triển không đều của các nước đế quốc: các
nước đế quốc già (Anh, Pháp) dần dần mất vị trí hàng đầu trong công nghiệp, và
nhường chỗ cho các nước đế quốc trẻ (Mĩ, Đức). Từ đó học sinh hiểu được mâu
thuẫn giữa các tập đoàn đế quốc là không tránh khỏi, mâu thuẫn này tất yếu dẫn
đến cuộc chiến tranh đế quốc.
Đối với học sinh việc sử dụng bản đồ, lược đồ, đồ thị...không những chỉ ghi
nhớ, xác định vị trí các địa điểm lịch sử mà còn hiểu rõ nội dung của bản đồ. Hiểu
bản đồ, sơ đồ, đồ thị không chỉ là biết các chú dẫn, các kí hiệu...mà cần thấy sau
các điều quy ước ấy, những hiện tượng lịch sử sinh động, tính chất phức tạp của
các quan hệ kinh tế, chính trị xã hộ. Phải dạy cho học sinh biết “đọc” bản đồ như
người ta đọc sách lịch sử vậy.
Về cách sử dụng tranh ảnh lịch sử treo tường, chúng ta cần lưu ý học sinh
Quan sát tranh, giải thích nội dung tranh để chọn lựa những chi tiết phục vụ
cho bài học, cụ thể hóa sự kiện lịch sử, làm cơ sở cho việc tường thuật miêu tả và
rút ra kết luận khái quát. Hiện nay, học sinh thích xem tranh ảnh lịch sử, nhưng ít
biết khai thác nội dung của tranh ảnh để phục vụ bài học.

Loại đồ dùng trực quan cỡ nhỏ được sử dụng riêng cho từng học sinh trong
giờ học, trong việc tự học ở nhà. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng tốt
loại đồ dùng trực quan này: quan sát kĩ, tìm hiểu sâu sắc nội dung, hoàn thành các
bài tập vẽ bản đồ chứ không phải “can” theo sách.
Khi sử dụng tranh ảnh chân dung các nhân vật lịch sử, giáo viên không nên
chú ý đến miêu tả hình dạng bên ngoài của nhân vật mà phải hướng dẫn học sinh
phân tích nội tâm, tài đức, quan điểm thể hiện ở hành động của nhân vật
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, việc áp dụng các phương
tiện kĩ thuật giáo dục vào dạy học lịch sử ngày càng tăng. Nói đến phương tiên kĩ
thuật giáo dục là nói đến trước hết các phương tiện dùng trong lĩnh vực giảng dạy
như máy chiếu, phim ảnh, máy ghi âm đèn chiếu...trong dạy học lịch sử, các


14
phương tiện kĩ thuật thường được sử dụng (ngày nay chúng ta có điều kiện sử
dụng) là màn ảnh nhỏ (tivi, video, đèn chiếu), rado, máy ghi âm...những phương
tiện này cần có trong dạy học lịch sử.
Máy chiếu, đèn chiếu là loại màn ảnh phổ biến đơn giản, dễ sử dụng, phù
hợp với điều kiện của chúng ta hiện nay. Nội dung của bài giảng điện tử trên máy
chiếu, đèn chiếu được xây dựng trên cơ sở sự kiện cơ bản trình bày quá trình phát
triển của nó với nhiều tài liệu minh họa phong phú hấp dẫn, không chỉ cung cấp
cho học sinh những tri thức lịch sử cụ thể mà còn gợi ra nhiều vấn đề suy nghĩ để
tự giải đáp. Ví dụ bộ phim có sử dụng đèn chiếu “nguồn gốc xã hội loài người”,
“bầy người nguyên thủy” giáo viên vừa giảng bài đồng thời minh họa cho các em
hình ảnh đời sống của bầy người nguyên thủy, vai trò của lao động trong quá trình
phát triển xã hội loài người...
Phim video có nội dung lịch sử là những phương tiện dùng trong dạy học
lịch sử có hiệu quả cao vì chúng phong phú về nội dung, kết hợp chặt chẽ giữa
hình ảnh lời nói với âm nhạc, tác động vào các giác quan của học sinh, cung cấp
một khối lượng thông tin lớn, hấp dẫn, không một nguồn kiến thức nào có thể sánh

kịp. Hình ảnh màu sắc, âm thanh tạo cho học sinh có cảm giác như đang sống với
sự kiện lịch sử.
Tóm lại, trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, việc kết hợp chặt chẽ
giữa lời nói sinh động với sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những điều
quan trọng nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
* Thực nghiệm sư phạn:
Nội dung đề tài tôi thực hiện là “ Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
lịch sử 9 ở trường THCS ", cụ thể áp dụng thực nghiệm trong hai bài sau:
(1) "Bài 8- Nước Mĩ"
- Trong bài này tôi chọn sử dụng bản đồ treo tường và kết hợp máy chiếu:
- Sử dụng máy chiếu, chiếu slide 2 để vào bài và sử dụng câu hỏi sau:


15

Từ câu trả lời của học sinh giáo viên giới thiệu vào bài về Nước Mĩ, kết hợp
GV chiếu slide 3: ghi tên bài học:

- Trong hoạt động 1: GV dùng bản đồ thế giới hỏi: Em hãy xác định vị trí
nước Mĩ trên bản đồ và nêu những hiểu biết của em về nước Mĩ?
- Sau khi học sinh lên chỉ bản đồ nêu vị trí, danh giới và những hiểu biết về
nước Mĩ, GV chỉ và giới thiệu vị trí, danh giới nước Mĩ trên bản đồ thế giới và kết
hợp chiếu chốt lại bằng slide 4:


16

- Sau khi hỏi và học sinh nắm được kinh tế mĩ sau chiến tranh rất phát triển,
GV chiếu slide 5: Biểu đồ thống kê và so sánh các ngành công nghiệp, nông
nghiệp....phát triển so với thế giới:


Tiếp theo cho học sinh nhận xét qua quan sát bảng số liệu trên và GV chốt
lại nội dung sự phát triển phồn vinh của Mĩ.


17
- Sau khi nắm nội dung kinh tế Mĩ những năn 70 của thế kỉ XX không chiếm
ưu thế tuyệt đối như trước nữa, GV chiếu slide 6: Yêu cầu học sinh so sánh số liệu
sau chiến tranh thế giới thứ hai và thập niên 70 kinh tế nước Mĩ như thế nào?

Từ đó học sinh dễ dàng nhận thấy sự phát triển đã có phần giảm sút của
nước Mĩ những năm 1970, từ đó học sinh nhớ và khắc sâu kiến thức hơn.
- Sau khi học sinh nắm được những nguyên nhân dẫn tới nền kinh tế nước
Mĩ những năm 70 của thế kỉ XX phát triển chậm vì 4 nguyên nhân như sgk, GV
chiếu slide 7: Kết hợp phân tích, thuyết trình mở rộng về những chi phí lớn làm
kinh tế Mĩ giảm sút:


18
Một trong 4 nguyên nhân làm kinh tế Mĩ giảm sút vì sự chênh lệch giàu
nghèo rất lớn, Gv chiếu slide 8: Hình ảnh đối lập về nước Mĩ cho học sinh quan sát
kết hợp thuyết trình của GV và nhận xét của HS: Bên cạnh một nước Mĩ phát triển
phồn hoa đo hội với những nhà cao chọc trời, bãi đỗ xe ngút tầm mắt, đường phố
rực rỡ là một nước Mĩ với những nhà ổ chuột, lụp sụp bẩn thỉu của người lao động
nghèo.

Từ đó GV chốt lại: Người Mĩ gọi thập niên 70 là "Thập niên suy thoái", "
Thập niên lạm phát", "Thập niên thất nghiệp"
- Sang hoạt động 2; Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ GV có thể sử
dụng chiếu slide 9, 10 để học sinh quan sát nhận xét về phong trào đấu tranh của

nhân dân Mĩ những năm 1963:


19

- Rồi phong trào chống chiến tranh ở Việt Nam được người Mĩ yêu chuộng
hòa bình ủng hộ: GV chiếu slide 11:


20

- Hay khu vực ảnh hưởng của Mĩ và Liên Xô qua slide 12:

- GV củng cố bằng slide 13:


21

GV yêu cầu học sinh hoàn thiện nhận xét vào sơ đồ trên từ đó GV chốt lại
nội dung bài học để củng cố.
Với dạng bài dạy trên đòi hỏi người GV phải có kĩ năng trong sử dụng máy
chiếu để trình chiếu, kĩ năng chỉ bản đồ treo tường. Muốn vậy từ khâu soạn bài,
soạn phần bài giảng Powepoint, GV phải kết hợp và thực hiện tốt để tránh lúng
túng trong quá trình giảng bài. Kết hợp được như vậy sẽ tạo hứng thú cho giờ học
và kĩ năng nhận xét, trình bày, chỉ bản đồ, so sánh cho học sinh và vì thế hiệu quả
giờ học sẽ được nâng cao.
(2) "Bài 28 - Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miến Bắc, đấu tranh chống đế
quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965).
- Bài này tôi chủ yếu dùng tranh ảnh kênh hình trong sgk kết hợp đèn chiếu.
a. Các loại đồ dùng trực quan có thể dạy của bài:

- Hệ thống các kênh hình trong sách giáo khoa:
+ Hình 57: Đồng bào Hà Nội dẫn bộ đội vào tiếp quản Thủ Đô
+ Hình 58: Nông dân được chia ruộng đất trong cải cách ruộng đất


22
+ Hình 59: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng (71960)
+ Hình 60: Lược đồ “Đồng khởi”
+ Hình 61: Nhân dân nổi dậy ở Trà Bồng (Quảng Ngãi – năm 1959)
+ Hình 62: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng
+ Hình 63: Chiến thuật “ trực thăng vận” của Mĩ
+ Hình 64: Phá ấp chiến lược khiêng nhà về làng cũ
- Các tranh ảnh phóng to khổ lớn (dùng để treo tường).
- Các lược đồ treo tường.
- Đèn chiếu.
b. Phương pháp sử dụng:
(1). Hình 57: Đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tiếp quản Thủ Đô.
Bức ảnh này được sử dụng khi dạy mục I - Tình hình nước ta sau Hiệp định
Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương.
a/ Nội dung cần nắm.
Theo kế hoạch đã định, ngày 8-10-1954,các đơn vị quân đội nhân dân Việt
Nam chia làm nhiều đường tiến vào ngoại thành Hà Nội. Chiều ngày 9-10-1954
quân đội ta tập kết ở các cửa ô thành phố. Sáng 10-10-1954, các đơn vị quân đội,
trong đó có các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô- những người con tám năm trước thề
“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, đã trở về Hà Nội trong đoàn quân chiến thắng.
“Trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân tiến về”.
Trong ảnh là đoàn xe cơ giới, xuất phát từ Bạch Mai lúc 9 giờ 30 phút,qua
phố Huế, 11 giờ 15 phút đến Bờ Hồ, qua Hàng Đào, Hàng Ngang, chợ Đông Xuân,
rẽ sang cửa Bắc và tiến vào thành Hà Nội lúc 13 giờ 15 phút. Nhìn trong hình ảnh
ấy, nhân dân Thủ đô đứng bên đường rất đông, nhưng rất trật tự, vẫy cờ hoa đón

trào bộ đội, nhìn khuôn mặt ai cũng lộ rõ vẻ phấn khởi, hồ hởi. Trên chiếc ô tô ba
(ô tô nhà binh) có gắn dải lụa đỏ ở mui trước xe, đầu xe gắn lá cờ đỏ sao vàng. Các
chiến sĩ trên xe ai lấy cũng nở nụ cười sung sướng, hân hoan vẫy trào nhân dân.
Không khí thật trang nghiêm, xúc động nhưng cũng thật sôi động, vui tươi mà
không có ngòi bút nào tả xiết. Đó là niềm vui của một dân tộc, một quân đội vừa
chiến thắng kẻ thù xâm lược sau 9 năm kháng chiến trường kì gian khổ.


23
Khi bộ đội tiếp quản các khu phố, công nhân và thanh niên tự vệ các khu đã
cùng bộ đội, công an được phân vào Hà Nội từ chiều hôm trước, giữ gìn an ninh
trật tự. Đến 4 giờ chiều, tên lính cuối cùng của quân Pháp rút hết sang phía Bắc
cầu Long Biên, đến 4 giờ 30 phút, quân đội ta hoàn toàn kiểm soát Hà Nội.
Chiều 10-10-1954, mấy chục vạn nhân dân Hà Nội đã trang nghiêm dự lễ
chào cờ do ủy ban quân chính thành phố tổ chức.
Thật là một ngày vui lớn, ngày vui hội ngộ của những người con chiến thắng, của
một dân tộc đã chiến thắng.
b/ Phương pháp sử dụng.
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà:
Sưu tầm các tài liệu nói về ngày giải phóng Thủ đô, các tác phẩm thơ văn,
các bài hát, các bản nhạc viết về ngày giải phóng Thủ đô.
* Sử dụng trong tiến trình lên lớp.
Bước 1: Tổ chức học sinh quan sát sách giáo khoa.
- Giáo viên có thể tổ chức học sinh quan sát bức ảnh này trong SGK
Nếu trường có đèn chiếu thì dùng đèn chiếu phóng to bức ảnh lên phông để
cả lớp thuận tiện, tập chung theo dõi.
Cũng có thể quét, phóng ảnh ra khổ lớn.
Bước hai: Giáo viên nêu các nội dung gợi mở về bức ảnh.
Bước ba: GV tổ chức học sinh kết hợp với tài liệu tham khảo để miêu tả thật
sinh động.

Bước bốn: GV bổ sung và chốt lại theo nội dung trên.
(2). Hình 58- Nông dân được chia ruộng đất trong cải cách ruộng đất.
Bức ảnh này được sử dụng trong khi dạy mục II-Miền Bắc hoàn thành cải
cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất (1954-1960).
a/ Nội dung cần nắm.
Trong ảnh là cảnh người nông dân ở Thái nguyên nhân ruộng đất do việc
thực hiện “cải cách ruộng đất” năm 1953 đem lại. Qua bức ảnh cho thấy rất đông
người với băng cờ, biểu ngữ đứng trên cánh đồng. Một người phụ nữ nông dân
mặc quần đen, áo cánh nâu, đầu chít khăn mỏ quạ, bế trên tay đứa con nhỏ, ăn mặc
sạch sẽ và ấm áp. Người phụ nữ trên môi nở nụ cười, nét mặt rạng rỡ đầy vẻ phấn


24
khởi hài lòng. Trước mặt người phụ nữ là anh bộ đội đang cắm tấm biển vào thửa
ruộng mà mình được chia. Từ đây, chị đã trở thành chủ của thửa ruộng đó, điều mà
trước đây chị cũng như bao người dân cày nghèo khác có lẽ chỉ có được trong
những giấc mơ. Đảng và Chính phủ đã làm cuộc đổi đời cho họ.Từ nay, chị và gia
đình sẽ thả sức cáy cấy trên những thửa ruộng đó, tạo ra nhiều lúa gạo, bảo đảm
đời sống ấm no cho gia đình và ủng hộ kháng chiến. Tin gia đình được chia đất bay
đến chiến trường Điện Biên Phủ, đã góp phần không nhỏ trong việc động viên tinh
thần đối với các chiến sĩ Điên Biên, thúc đẩy các anh thêm hăng hái chiến đấu,
quyết tâm chiến thắng kẻ thù.
b/ Phương pháp sử dụng.
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà:
Đọc SGK tóm tắt được nội dung của cải cách ruộng đất. Hỏi ông bà về khí
thế, niềm vui của mình khi nhận đươc ruộng đất trong cải cách ruộng đất ở quê
mình mà ông bà được chứng kiến hoặc nghe kể lại.
* Sử dụng trong tiến trình lên lớp.
Bước một: Giáo viên tổ chức học sinh quan sát bức ảnh.
- Quan sát bức ảnh trong SGK.

- Nếu trường có đèn chiếu, GV sử dụng đèn chiếu phóng to bức ảnh lên
phông để học sinh tập chung quan sát.
Bước hai: Giáo viên giới thiệu bức ảnh theo nội dung trình bày ở trên một
cách sinh động, cuốn hút, truyền cảm để HS hiểu sâu sắc hơn ý nghĩa to lớn của cải
cách ruộng đất.
(3). Hình 59 - Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó Chủ tịch nước Tôn Đức
Thắng (7-1960).
Bức ảnh này GV dùng để giới thiệu khái quát mục II, ý 3 (mục này gảm tải
không tìm hiểu nội dung) - Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế –
văn hóa (1958-1960).
a/ Nội dung cần nắm.
Từ ngày 7 đến ngày 15-7-1960 diễn ra kì họp thứ nhất của Quốc hội khóa II.
Quốc hội đã bầu Hồ Chí Minh giữ chức Chủ tịch nước, Tôn Đức Thắng giữ chức
Phó Chủ tịch nước, Trường Chinh giữ chức Chủ Tịch ủy ban thường vụ Quốc hội,
Phạm Văn Đồng giữ chức Thủ tướng Chính phủ. Quốc hội bầu hội đồng Quốc


25
phòng, cử Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tránh án Tòa án nhân
dân tối cao.
Trong kì họp, sau khi quốc hội công bố kết quả bầu cử, Bác Hồ và Bác Tôn
đã đứng dậy bắt tay nhau rất thắm thiết, nhìn nhau rất trìu mến, đầy vẻ thân thiện
và cảm thông, ánh mắt của cả hai vị Chủ tịch và Phó Chủ tịch đều toát lên vẻ ân
cần thân tình như hai anh em ruột xa nhau lâu ngay gặp lại, tay bắt, mặt mừng. Cả
hai vị lãnh tụ đều ăn mặc giản dị nhưng rất lịch sự. Phía sau là các đại biểu Quốc
hội cũng đứng cả dạy, vỗ tay hoan hô không ngớt, tỏ vẻ rất hài lòng về sự sáng
suốt và đồng lòng của tất cả các vị đại biểu Quốc hội, những đại biểu ưu tú của
nhân dân, đã chọn ra được những người có tài có đức đứng ra gánh vác công việc
đất nước.
Bức ảnh trên còn thể hiện tình đoàn kết Bắc - Nam. Bắc - Nam là anh em

ruột thịt, là con một nhà. Bác Tôn sinh ở miền Nam, Bác Hồ sinh ở miền Bắc,
nhưng đều là con của dân tộc Việt Nam.
b/ Phương pháp sử dụng.
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ở nhà.
Sưu tầm tài liệu, tóm tắt đôi nét về tiểu sử Bác Hồ và Bác Tôn.
* Sử dụng trong tiến trình lên lớp.
Bước một: GV giới thiệu bức ảnh
- Tổ chức học sinh quan sát bức ảnh trong SGK.
- Nếu trường có điều kiện thì phóng to bức ảnh để treo tường cho học sinh
tập trung trong qúa trình học.
Bước hai: GV giới thiệu bức ảnh và bổ sung ý: “Từ năm 1958 đến 1960 bên
cạnh việc thực hiên cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế văn hóa
của đất nước, Đang ta còn ra sức củng cố chính quyền dân chủ nhân dân. Điều đó
được thể hiên qua kì họp thứ nhất Quốc hội khóa II đã bầu ra những người lãnh
đạo cao nhất của đất nước.
(4). Hình 60 - Lược đồ phong trào “ Đồng khởi” .
Lược đồ này được sử dụng khi dạy mục III, ý 2 - Phong trào đồng khởi
(1959-1960) của bài.
a/. Nội dung cần nắm.


×