Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.96 KB, 41 trang )

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG
CỦA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001 2008
I. Khái quát chung về tình hình phát triển KTXH tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2001-2008
1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ
1.1. Điều kiện tự nhiên:
1.1.1.Vị trí địa lý
Phú Thọ là tỉnh miền núi, diện tích tự nhiên 3.528,4 km2, cách thủ
đô Hà Nội 85 km về phía Tây Bắc, theo đường Quốc lộ 2. Phía Bắc giáp
Tuyên Quang và Yên Bái; phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Đông giáp
tỉnh Hà Tây và Vĩnh Phúc; phía Tây giáp tỉnh Sơn La.; là cửa ngõ phía
tây bắc của thủ đô Hà Nội và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, là cầu
nối giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật giữa các tỉnh miền núi
Tây Bắc, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La.. Phú Thọ
có toạ độ địa lý 20
0
55

– 21
0
43

vĩ độ Bắc, 104
0
48

-105
0
27

kinh độ Đông.


Phú Thọ là nơi trung chuyển hang hóa thiết yếu của các tỉnh miền núi
Phía Bắc. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của vị trí địa lý để phát
triển kinh tế- xã hội Phú Thọ còn gặp rất nhiều khó khăn vì là tỉnh trung
du miền núi phía Bắc, địa hình bị chia cắt tương đối mạnh.
Phú Thọ có địa hình đa dạng, vừa có miền núi vừa có trung du và
đồng bằng ven sông, đã tạo nguồn đất đai đa dạng, phong phú để phát
triển nông lâm nghiệp hàng hoá toàn diện với những cây trồng, vật nuôi
có giá trị kinh tế cao phù hợp với địa hình trong và ngoài nước. Tuy
nhiên do địa hình chia cắt, mức độ cao thấp khác nhau nên việc khai
thác tiềm năng, phát triển sản xuất, phát triển hạ tầng để phát triển kinh
tế xã hội phải đầu tư tốn kém nhất là giao thông vận tải , thuỷ lợi, cấp
điện …
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Là tỉnh miền núi được thiên nhiên ưu đãi Phú Thọ có nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú như. Tiềm năng về tài nguyên đất để
phát triển sản xuất nông lâm thuỷ sản. Tiềm năng về khoáng sản tuy
không giàu nhưng có khoáng sản trữ lượng lớn, chất lượng tốt để phát
triển công nghiệp chế biến khoáng sản: như công nghiệp chế biến xi
măng, phân bón. Tài nguyên rừng phong phú trữ lượng khoảng 3.5 triệu
m
3
thu hút 5 vạn lao động và đang dần lấy lại vị trí quan trọng trong nền
kinh tế tỉnh. Tiềm năng về tài nguyên du lịch phong phú đa dạng với 150
di tích đựơc xếp hạng, nhiều khu du lịch nổi tiếng như quần thể Đền
Hùng, đền Mẫu Âu Cơ….chưa khai thác được nhiều , khả năng phát
huy còn khá lớn. Tiềm năng về nguồn lao động tại chỗ rất dồi dào, lực
lượng lao động trẻ, khoẻ, có trình độ văn hóa cao, số người qua đào tạo
nghề đạt tỷ lệ cao so với các tỉnh miền núi, lại cần cù, chịu khó, có ý chí
vươn lên, nếu phát huy tốt tiềm năng này sẽ là động lực quan trọng để
phát triển kinh tế xã hội.

Nói tóm lại, Phú Thọ có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng
phong phú, đây là lợi thế của tỉnh so với các tỉnh khác của vùng núi Phía
Bắc. Khi các nguồn tài nguyên này được tận dụng tạo điều kiện phát
triển cho tỉnh: Xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, đẩy nhanh tốc
độ chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu kinh tế. Khi cơ cấu kinh tế thay
đổi, sự thay đổi đó sẽ tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao
động, đặc biệt là cơ cấu lao động theo ngành.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.1. Dân cư và nguồn lực.
Quá trình dân số có liên quan chặt chẽ. chịu ảnh hưởng và tác
động đến quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
trong giai đoạn vừa qua do thực hiện chương trình dân số, các chính
sách về kế hoạch hoá gia đình tốc độ tăng dân số của tỉnh có xu hướng
giảm.
Bảng 2.1: Thực trạng phát triển dân số qua các năm
Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
DSTB 1000 1,275.5 1,288.0 1,296.0 1,312.2 1,326.8 1,339.5 1,348.8
TLTTN % 1,7 1,2 1,15 1,01 1,01 1,02 0,01
TLTCH % 0,3 0,2 0,1 0,10 0,10 0.10 0,10
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ
đến 2020
Là một tỉnh miền núi, Phú Thọ là nơi cư trú của các dân tộc khác
nhau như: Kinh, Mường, Thái, Dao…Theo thống kê trên địa bàn tỉnh có
21 dân tộc cư trú trong đó đông nhất là người Kinh và người Mường.
Dân số trên địa bàn tỉnh có xu hướng ngày càng tăng, nếu như dân số
trung bình năm 2001 là 1.275.500 người thì năm 2007 đã tăng lên đến
1.348.800 người. Nhưng tốc độ tăng có xu hướng chậm dần do tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học đã giảm bình quân mỗi năm
khoảng 0,11%. Sở dĩ có được kết quả trên là do thực hiện thành công
các chương trình kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn tỉnh trong những

năm vừa qua.
Trình độ học vấn của dân cư Phú Thọ hiện nay vào loại khá so với
cả nước, số người chưa biết chữ chỉ chiếm 0,5% so với tổng số dân
toàn tỉnh, so với cả nước thì tỷ lệ này là 3,5%. Trên địa bàn tỉnh có 1
trường đại học, 2 trường cao đẳng 7 trường trung học chuyên nghiệp và
các trung tâm dạy nghề.
Về chất lượng nguồn lực: toàn tỉnh có 12.469 người có trình độ đại
học, 142 người đạt trình độ thạc sĩ, 43 người có trình độ tiến sĩ (Năm
2005). Số lao động đã qua đào tạo đạt 28% trong đó có 19% là lao động
có trình độ chuyên môn kỹ thuật (Năm 2007).
1.2.2. Cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện, bám sát và thực hiện cơ
bản các mục tiêu quy hoạch 2000- 2010 của tỉnh, góp phần tích cực vào
sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Mạng lưới giao thông của tỉnh phân
bố tương đối đều và hợp lý, thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa,
hành khách nội ngoại tỉnh. Tuy nhiên chất lượng đường bộ còn thấp,
công trình thoát nước chưa đồng bộ,chưa đáp ứng được tốc độ lưu
thông cao và phương tiện vận tải lớn. Hạ tầng thuỷ lợi phát triển khá,
đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và phòng
chống lũ lụt. Mạng lưới thương mại và dịch vụ tổng hợp đã phát triển
rộng khắp đến các huyện, thị, thành và các xã trong tỉnh. Hạ tầng đô thị
thành phố Việt Trì đã đầu tư phát triển khá về hệ thống giao thông nội
thành, cấp điện, cấp thoát nước… Hạ tầng thị xã Phú Thọ và các thị trấn
huyện cũng được đầu tư nhưng chưa đồng bộ. Hạ tầng khu công
nghiệp Thụy Vân đã cơ bản hoàn thành các hạng mục đầu tư giai đoạn
2. Khu công nghiệp Bạch Hạc, Đồng Lạc đã được triển khai. Khu công
nghiệp Trung Hà đã hoàn thành chuẩn bị đầu tư và đang quy hoạch chi
tiết. Các dự án phát triển cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khác
như cụm công nghiệp làng nghề Lâm Thao, Đoan Hùng… đang triển
khai tích cực.

2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2008 trong bối cảnh
CNH-HĐH của tỉnh Phú Thọ.
2.1. Đánh giá tổng quát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội
Trong thời gian vừa qua kinh tế Phú Thọ có sự tăng trưởng khá,
tốc độ ổn định ở mức cao. Giai đoạn 2001- 2005 tốc độ tăng GDP bình
quân đầu người đạt 9,65% cao hơn giai đoạn 1997- 2000 là 1,63%. Cao
hơn 1,34 lần so với cả nước và 1,9 lần so với vùng núi trung du miền
Bắc. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng đạt 10,8%. Năm 2008 là năm nền
kinh tế của tỉnh có phần khởi sắc tốc độ tăng trưởng khá cao trong điều
kiện khó khăn của nền kinh tế trong nước cũng như biến động phức tạp
của kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 11,5% là năm có
tốc độ tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Cơ cấu ngành kinh
tế dịch chuyển theo hướng tiến bộ: Nông lâm nghiệp 25,9% công
nghiệp - xây dựng 38,8%, dịch vụ 35,3%;
2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Giai đoạn 2000- 2008 nền kinh tế của tỉnh tiếp tục ổn định và phát
triển đồng đều ổn định ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, đó là: Sản xuất
nông lâm nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, từng
bước nâng cao giá trị và chất lượng, sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy
trì được tốc độ tăng trưởng. Các ngành dịch vụ tiếp tục có chuyển biến
tích cực, quy mô thị trường ngày càng mở rộng, một số ngành dịch vụ
mới có tốc độ phát triển cao như bưu chính viễn thông, bảo hiểm, những
lợi thế về duy lịch tiếp tục được đầu tư, khai thác. Cụ thể như sau:
2.2.1. Ngành công nghiệp
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá mạnh giai
đoạn 2001- 2008 tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 12,27%( tính theo
GDP). Tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp với tổng giá trị xuất khẩu
trên địa bàn tăng so với mục tiêu đề ra. Một số sản phẩm chủ yếu như:
Chè, phân bón, bia… sản lượng sản xuất vượt mục tiêu. Đã hình thành
một số ngành không những có ý nghĩa cho tỉnh mà còn có ý nghĩa với

cả nước như: Giấy, hoá chất… Nhiều sản phẩm đạt tốc độ tăng trưởng
cao như: May mặc tăng 25,4% , chè tăng 17,2% , xi măng tăng 35,3%
…Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề được chú trọng, một số
khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hình thành, nhiều dự án được
đầu tư.
Đặc biệt trong năm 2008 mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn
song sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn giữ được ổn định và duy trì
được đà tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá năm
1994) ước đạt 9,401 tỷ đồng tăng 15,7% so với năm 2007 (8,128 tỷ
đồng).
Mặc dù đã đạt được các thành tích kể trên song bên cạnh đó tốc độ
tăng trưởng ngành công nghiệp của tỉnh còn thấp, mức tăng trưởng
thấp hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Tốc độ tăng trưởng
chưa thật sự ổn định và bền vững, hiệu quả sản xuất còn thấp, giá trị
gia tăng công nghiệp chưa cao. Nguyên nhân do các doanh nghiệp nhà
nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác hoạt động
không hiệu quả. Kết cấu hạ tầng để phát triển công nghiệp còn chưa
đồng bộ, công tác quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản còn nhiều
hạn chế, khai thác chưa gắn liền với chế biến nên hiệu quả thấp. Đội
ngũ cán bộ chỉ đạo công nghiệp còn thiếu và yếu cả về chất lượng lẫn
số lượng, do vậy chưa phát huy được vai trò tích cực để đẩy nhanh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương.
2.2.2. Ngành nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp đã đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong
giai đoạn 2001- 2008 tốc độ tăng của Phú Thọ là 6,63%( tính theo
GDP). Giá trị sản xuất tăng bình quân 8,15% năm. Giá trị sản phẩm
trồng trọt thuỷ sản bình quân /ha đất sản xuất đạt 27 triệu đồng năm
2006. Cơ cấu nông, lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.
Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp dịch chuyển theo hướng tiến bộ:

Tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng lao
động trong các ngành trồng trọt có năng suất lao động thấp. Tỷ trọng
chăn nuôi và thuỷ sản tăng từ 30,9% năm 2005 lên 33,9% trồng trọt
giảm xuống còn 61,8% năm 2008.
Đến năm 2008 giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản tăng 1,8 lần so
với năm 2001. Kinh tế nông nghiệp nông thôn đang dần thay đổi diện
mạo, các chương trình nông nghiệp trọng điểm không những đạt mà
còn vượt mục tiêu đề ra. Năm 2008 diện tích gieo trồng đạt 123,7 nghìn
ha bằng 97,6% kế hoạch giảm 2,7% so với năm 2007, chăn nuôi gia súc
gia cầm gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết rét đậm, rét hại
kéo dài. Sản xuất lâm nghiệp giữ ổn định các chương trình trồng rừng
mới, rừng tập trung chăm sóc, nuôi dưỡng khoanh nuôi tái sinh và trồng
cây lâm nghiệp phân tán đạt khá. Đã trồng được 6,3 nghìn ha rừng tập
trung, chăm sóc trồng rừng trồng 17,2 nghìn ha tăng 31,3% so với năm
2007.
Tuy nhiên, quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn
tỉnh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp trong nội bộ ngành, chuyển dịch lao động nông nghiệp
chậm, chưa vững chắc, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn
có. Việc gắn kết sản xuất với tiêu thụ còn nhiều bất cập. Việc áp dụng
khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, thiếu công nghê và
cán bộ giỏi.
2.2.3. Ngành dịch vụ
Ngày càng phát triển, tốc độ phát triển bình quân năm của ngành
11,8%/ năm đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống phục vụ người
dân trên địa bàn tỉnh. Năm 2007 giá trị sản xuất ngành dịch vụ đạt 3,116
tỷ đồng tăng 15% so với năm 2006. Năm 2008 tổng mức bán lẻ hàng
hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6,552 tỷ đồng tăng 21,3%
so năm 2007( nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tổng mức bán lẻ và doanh
thu dịch vụ năm 2008 tương đương 2007 do giá nhiều loại hàng hóa

tăng cao và sức mua trong dân giảm xuống)
Về thương mại: Giá trị sản lượng hàng hoá tăng trung bình 10,8%/
năm, xuất khẩu hàng hoá đạt khá kim ngạch xuất khẩu năm 2008 ước
đạt 210 triệu USD bằng 72,4% mục tiêu đại hội và tăng 86,2% so năm
2005.
Về dịch vụ tổng hợp: Dịch vụ du lịch có chuyển biến, cơ sở vật chất,
chất lượng kỹ thuật được cải thiện, khách du lịch tăng 10,1%/ năm. Dịch
vụ vận tải tăng trưởng 29%/ năm. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát
triển tương đối nhanh đến năm 2006 đã có 11 máy điện thoại/100 dân
tăng 5,7 lần so với năm 2000.
2.2.4. Hạn chế cần khắc phục
Sự tăng trưởng của từng ngành và toàn nền kinh tế chưa bền
vững, chất lượng hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh thấp. Tụt hậu ngày
càng xa với phát triển kinh tế với khu vực và chung của cả nước. Nhiều
doanh nghiệp công nghệ còn lạc hậu, trình độ tổ chức, quản lý yếu kém.
Mặt hàng xuất khẩu có tăng, nhưng mặt hàng chủ lực có khối lượng lớn
không nhiều, tỷ lệ nông sản qua chế biến còn thấp, thị trường tiêu thụ
không ổn định, chịu sự cạnh tranh gay gắt.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, đặc biệt là cơ cấu kinh tế
nông thôn, chưa khai thác được triệt để tiềm năng, thế mạnh vào phát
triển kinh tế xã hội. Các lĩnh vực du lịch,vận tải hàng hóa, xuất nhập
khẩu, dịch vụ tổng hợp… còn yếu. Tiềm năng nông, lâm, thuỷ sản chưa
được khai thác triệt để, chăn nuôi chưa cân đối vói trồng trọt.
II. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Phú Thọ
trong giai đoạn 2001 – 2008
1. Thực trạng chuyển dịch theo ba nhóm ngành
1.1. Tỉ trọng lao động của các ngành trong nền kinh tế
Do tỷ lệ sinh cao trong những năm trước đây, nên nguồn lao động
của tỉnh có quy mô lớn và tăng nhanh.
Bảng 2.2 : Tình hình tăng trưởng nguồn lao động qua các năm

Đơn vị: 1000 người
chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Nguồn lao động 655.3 710.5 727.5 740.8 753.5 773.6 779
Lao động trong tuổi 623.6 680.6 695.5 714.8 730 750.6 757.2
Có khả năng lao động 614 667.5 680 691 699 735.6 741.7
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ
đến 2020
Như vậy bình quân mỗi năm từ 2001- 2007 lao động trên địa bàn
tỉnh tăng thêm khoảng 12,58 nghìn lao động . Đây là một trong những
lợi thế của tỉnh có nguồn lao động dồi dào. Nhưng bên cạnh đó sự gia
tăng lao động cũng đặt ra rất nhiều khó khăn cho tỉnh, trong điều kiện
thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất, hạ tầng yếu kém nên sức ép về việc làm
ngày càng lớn.
Tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế giai đoạn 2001-
2007 liên tục tăng. Nếu như năm 2001 lao động làm việc trong các
ngành kinh tế là 605.476 thì đến năm 2007 là 705.871 người. Mặc dù
năm 2004, 2005 số lượng lao động có sụt giảm so năm 2003 nhưng
đến năm 2006, 2007 quy mô lao động lại tiếp tục tăng. Số lượng lao
động tăng lên từ năm 2001- 2007 là 100.395 người bình quân mỗi năm
tăng 12.550 người.
Bảng 2.3: Quy mô lao động hoạt động trong các ngành kinh tế
Đơn vị: người
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tổng 605.476 639.227 669.236 642.714 662.066 678.095 705.871
NN 487.348 510.423 517.521 483.341 487.810 488.364 483.522
CN 65.997 68.525 80.910 80.793 92.225 96.289 115.057
Dịch vụ 52.131 60.279 70.805 78.607 82.029 93.442 107.292
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020
Tốc độ tăng quy mô lao động được minh hoạ bằng đồ thị sau:
Hình 2.1: Biến động quy mô lao động tỉnh từ 2001- 2007

Giai đoạn 2001- 2007 số lượng lao động tham gia vào các ngành
có sự thay đổi liên tục được thể hiện rất rõ thông qua biểu sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động các ngành kinh tế của tỉnh từ 2001- 2007.
Đơn vị tính:%
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
NN 80,49 79,85 77,33 75,2 73,68 72,02 68,5
CN 10,9 10,72 12,09 12,57 13,93 14,2 16,3
DV 8,61 9,43 10,58 12,23 12,39 13,78 15,2
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến 2020
Qua số liệu điều tra trên ta thấy phần lớn lao động Phú Thọ làm
việc trong khu vực nông nghiệp. Tỷ lệ lao động trong khu vực này chiếm
80,49% năm 2001 nhưng đã có xu hướng giảm xuống, năm 2007 đã
giảm xuống 68,5%. Số lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp còn
rất cao năm 2007: 483.522 lao động. nguyên nhân do quy mô lao động
trên địa bàn tỉnh ngày càng mở rộng.
Nếu như lao động trong ngành nông nghiệp năm 2001 là 487.346
người thì năm 2007 số lao động này đã phần nào giảm xuống còn
483.522 người, so với năm 2007 lao động ngành nông nghiệp mặc dù
đã giảm nhưng tốc độ giảm không đáng kể. Từ năm 2001 đến năm 2007
lao động trong ngành nông nghiệp chỉ giảm có 3.824 người. Nguyên
nhân do năm 2005- 2006 tổng lao động tham gia vào sản xuất kinh tế
sụt giảm đáng kể. Năm 2003 là năm mà lao động tham gia vào lĩnh vực
nông, lâm thuỷ sản cao nhất: 517.521 người. Cùng với sự sụt giảm lao
động ngành nông nghiệp là sự gia tăng lao động vào khu vực công
nghiệp và dịch vụ: lao động ngành công nghiệp tăng 7,43%, lao động
ngành dịch vụ tăng 10,58% . Kéo theo đó là sự thay đổi tỷ trọng lao
động giữa các ngành trên địa bàn tỉnh . Năm 2001 tỷ trọng lao động của
các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ lần lượt là: 80,49%,
10,9%, 8,61% thì đến năm 2007 tỷ trọng lao động của các ngành này là:
68,5%, 16,3%, 15,2%. Như vậy giai đoạn 2001- 2007 tỷ trọng lao động

ngành nông nghiệp giảm từ 80,49% xuống 68,5%(giảm 11,9%), ngành
công nghiệp tăng từ 10,9% lên 16,3%( tăng 5,4%), ngành dịch vụ tăng
từ 8,61% lên 15,2%( tăng 6,59%). Bình quân mỗi năm tỷ trọng ngành
nông nghiệp giảm 1,7%, ngành công nghiệp tăng 0,77%, ngành dịch vụ
tăng 0,94%. Sự thay đổi tỷ trọng lao động của các ngành được minh
hoạ bằng đồ thị sau:
Hình 2.2: Sự thay đổi tỷ trọng các ngành giai đoạn 2001- 2007
Nhìn vào đồ thị ta thấy từ 2001- 2007 tỷ trọng lao động ngành nông
nghiệp giảm, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên.
Tốc độ giảm của ngành nông nghiệp nhanh hơn tốc độ tăng của công
nghiệp và dịch vụ. Năm 2007 là năm có sự biến động mạnh nhất về tỷ
trọng lao động giữa các ngành: Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp
đã giảm từ 72,02% xuống 65,8%( giảm 3,52%) lao động trong ngành
nông nghiệp tăng từ 14,2 lên 16,3%( tăng 2,1%), còn ngành dịch vụ
tăng từ 13,78% lên 15,2% so năm 2006. Sở dĩ đạt được những kết quả
đáng mừng đó là do:
Năm 2007 là năm nước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại
WTO, xu hướng hội nhập tạo điều kiện cho Phú Thọ thu hút được
nguồn vốn đầu tư lớn từ trong và ngoài nước. Lượng vốn được huy
động nhằm xây dựng khu cụm công nghiệp,công trình xây dựng thu hút
nhiều lao động. Đồng thời cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ,
công nghệ kỹ thuật mới đang dần được ứng dụng vào khu vực nông
nghiệp như: giống lúa mới, chè, ngô, hoa màu, có năng suất cao nhưng
vẫn đạt chất lượng theo yêu cầu.., góp phần nâng cao năng suất lao
động của khu vực này. Vì vậy một phần lao động đã rút ra khỏi lĩnh vực
nông, lâm, ngư nghiệp sang hoạt động trong ngành công nghiệp, dịch
vụ. Đặc biệt là ngành công nghiệp nhẹ, chế biến sản phẩm của nông
nghiệp và dịch vụ du lịch nhằm khai thác triệt để tài nguyên mà thiên
nhiên ưu đãi cho tỉnh.
So với cả nước quá trình dịch chuyển lao động của Phú Thọ chậm

nếu như tính trung bình từ năm 2000- 2007 tỷ trọng lao động ngành
nông nghiệp giảm 2,38%, tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và
dịch vụ tăng từ 1,2- 1,5% thì cũng trong giai đoạn đó tỷ trọng lao động
ngành nông nghiệp của tỉnh cũng chỉ giảm 1,49% và tỷ trọng lao động
trong các ngành công nghiệp dịch vụ cũng chỉ tăng từ 0,675% - 0,8%.

×