Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu và quy trình xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu khoáng sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.26 KB, 23 trang )

Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu và quy trình xuất khẩu của các
doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu khoáng sản Việt Nam
1.1. Khái quát chung về hoạt động xuất khẩu khoáng sản Việt Nam
1.1.1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu khoáng sản
- Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ trong nước cho một
quốc gia khác thường dùng tiền tệ để thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là
ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với hai quốc gia.
Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc
tế, nó được hình thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến
giai đoạn hiện nay. Hoạt động xuất khẩu sơ khai chỉ là hàng đổi hàng và
sau đó phát hiện ra nhiều hình thức khác nhau như xuất khẩu trực tiếp,
buôn bán đối lưu, xuất khẩu uỷ thác.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về không
gian và thời gian: nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó
cũng có thể kéo dài hàng năm; nó có thể được tiến hành trên phạm vi
một quốc gia hay nhiều quốc gia. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi
điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất,
máy móc thiết bị và công nghệ kỹ thuật cao. Tất cả các hoạt động trao
đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các nước tham gia.
- Xuất khẩu khoáng sản là hoạt động xuất khẩu trong đó hàng hóa
được bán cho quốc gia khác là khoáng sản: than, thiếc, antimony…xuất
khẩu khoáng sản có thể dưới dạng quặng thô hoặc đã qua tinh chế.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu khoáng sản Việt Nam
Trong những năm qua, hoạt động XNK của nước ta rất đa dạng và
nhiều chủng loại, tuy nhiên vẫn tập trung chủ yếu vào hàng nông, lâm,
thủy sản, nguyên và nhiên vật liệu. Đối với ngành khoáng sản, việc xuất
nhập khẩu của nước ta có một số đặc điểm sau:
- Nếu xét tổng thể ngành công nghiệp nặng và khoáng sản thì hàng
năm xuất khẩu được khoảng 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Điều
này đo lượng khoáng sản của nước ta ngày càng ít đi đặc biệt là quặng
kẽm.


- Hàng khoáng sản của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu dưới
dạng thô, chưa qua chế biến. Điều này rất đúng với tình hình của Việt
Nam. Nước ta vốn là một nước nông nghiệp, chưa có trang thiết bị hiện
đại để khai thác khoáng sản cũng như chế biến mặt hàng này vì thế mà
chất lượng không cao. Mặt khác mặt hàng khoáng sản xuất khẩu của ta
còn bị ảnh hưởng nhiều bởi sự cạnh tranh vể giá cả và chất lượng của
các quốc gia khác cùng xuất khẩu mặt hàng này. Hơn nữa lượng
khoáng sản xuất khẩu không cao, mỗi năm chỉ được vài trăm tấn và mặt
hàng thiếc thỏi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Doanh thu từ ngành này
không cao.
- Một đặc điểm nổi bật trong ngành xuất khẩu khoáng sản này
không phải xuất phục vụ cho hàng tiêu dùng mà cuối cùng là phục vụ
cho ngành công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.
- Bạn hàng chủ yếu là Malaixia và Trung Quốc, hai nước nằm trong
khu vực Châu Á và có nhu cầu về khoáng sản cao. Ngoài ra còn có một
số thị trường khác như Nhật Bản và một số nước ở Châu Âu.
Nhìn chung lượng xuất khẩu những mặt hàng thuộc ngành khoáng
sản của nước ta là không cao, hơn nữa nó còn phục vụ cho ngành công
nghiệp ở nước ta trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Bên cạnh
ngành công nghiệp nặng được Đảng và Nhà nước quan tâm thì ngành
khoáng sản vẫn luôn được chú trọng và trong tương lai đẩy mạnh khai
thác mặt hàng này. Trong những năm qua Chính phủ đã có những qui
định riêng về ngành khoáng sản, đã cho phép các cơ sở sản xuất có mỏ
được xuất khẩu mặt hàng này vì thế một số Công ty thương mại tham
gia xuất khẩu bị hạn chế. Quặng sắt và thiếc thỏi luôn được xuất khẩu
nhiều nhất và doanh thu từ mặt hàng này tương đối cao.
1.1.3. Hình thức xuất khẩu khoáng sản chủ yếu
Việt Nam xuất khẩu khoáng sản chủ yếu theo hình thức xuất khẩu trực
tiếp. Đây là hình thức xuất khẩu các hàng hoá - dịch vụ do chính doanh nghiệp

sản xuất ra hoặc đặt mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu
các sản phẩm này ra thị trường nước ngoài. Người bán và người mua trực tiếp
quan hệ với nhau bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín ... để bàn bạc, thoả
thuận một cách tự nguyện. Nội dung thoả thuận không có sự ràng buộc với lần
giao dịch trước việc mua không nhất thiết phải gắn liền với việc bán.
Hoạt động xuất khẩu theo phương thức này chỉ khác với hoạt động nội
thương ở chỗ: bên mua và bên bán có quốc tịch khác nhau, đồng tiền thanh toán
là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên, hàng hoá được di chuyển qua biên
giới ... Trong giao dịch, người ta làm một loạt các công việc như: nghiên cứu
tiếp cận thị trường, người mua hỏi giá và đặt hàng, người bán chào giá ... Sau đó
2 bên hoàn giá và chấp nhận giá, cuối cùng là ký kết hợp đồng.
Về nguyên tắc mặc dù xuất khẩu trực tiếp có làm tăng thêm rủi ro
trong kinh doanh song nó có những ưu điểm sau:
- Giảm bớt lợi nhuận trung gian sẽ làm tăng chênh lệch giữa giá
bán và chi phí, tức là làm tăng lợi nhuận cho nhà sản xuất
- Người sản xuất có liên hệ trực tiếp và thường xuyên với khách
hàng, với thị trường, biết được nhu cầu của khách hàng và tình hình
bán hàng do đó có thể thay đổi sản phẩm và các điều kiện bán hàng
trong điều kiện cần thiết. Trong thương mại quốc tế ngày nay thì hình
thức này có xu hướng tăng lên vì nó đảm bảo được các điều kiện an
toàn chung hơn cho bên mua và bên bán.
1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu khoáng sản đối với nền kinh tế Việt Nam
* Vai trò của xuất khẩu hàng hóa
- Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập
khẩu và tích lũy phát triển sản xuất.
Hoạt động xuất khẩu kích thích cho các ngành kinh tế phát triển,
góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất,tăng thu nhập cho nền
kinh tế... Ngoại tệ thu được từ xuất khẩu sẽ là nguồn vốn quan trọng để
mua máy móc, thiết bị, công nghệ... phục vụ cho sản xuất, cho sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đồng thời đây cũng là

nguồn dự trữ ngoại tệ quan trọng, là điều kiện cần thiết để giúp cho quá
trình ổn định nội tệ và chống lạm phát.
- Xuất khẩu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Xuất khẩu tạo ra khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng
cao năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh
tế nhằm cải tạo nâng cao năng lực sản xuất, từ đó sản xuất thêm nhiều
sản phẩm chất lượng cao hơn góp phần cho tăng trưởng kinh tế của
quốc gia. Ngoài ra, để hàng xuất khẩu cạnh tranh được với thị trường về
giá cả và chất lượng đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu
sản xuất luôn thích ứng được với thay đổi của thị trường. Do đó xuất
khẩu giúp cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển kéo theo sự phát
triển nền kinh tế của đất nước.
- Xuất khẩu đóng vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công
nghiệp sản xuất
Xuất khẩu có vai trò chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ, máy móc
và những nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Xuất khẩu được đẩy mạnh sẽ tác động đến sự thay đổi cơ cấu
kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế tuyệt đối và
lợi thế so sánh của đất nước.
Theo lý thuyết thương mại thì các quốc gia nên tập trung chuyên
môn hóa sản xuất những sản phẩm mình có lợi thế sau đó trao đổi với
quốc gia khác. Sau đó xuất khẩu lại có vai trò tác động trở lại làm sức
cạnh tranh của hàng hóa được nâng lên, tăng trưởng kinh tế trở nên ổn
định và bền vững và hơn nhờ các nguồn lực được phân bổ một cách
hiệu quả hơn.
- Xuất khẩu làm cho sản phẩm sản xuất của một quốc gia sẽ tăng
thông qua việc mở rộng thị trường tiêu thụ ra thị trường thế giới.
Hoạt động sản xuất của quốc gia phát triển không những đáp ứng
được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài các mặt

hàng mà quốc gia đó có lợi thế. Ngoài ra, các ngành sản xuất hàng xuất
khẩu tạo điều kiện cho ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi như là
các ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào, ngành công nghiệp chế tạo
thiết bị, ngành công nghiệp phụ trợ hàng xuất khẩu. Như vậy, các sản
phẩm sản xuất của quốc gia sẽ tăng lên nhờ hoạt động xuất khẩu.
- Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ có tác động tích cực đến việc nâng cao
mức sống của nhân dân, giải quyết vấn đề việc làm.
Khi sản xuất phát triển, nhiều sản phẩm được xuất khẩu, quy mô
sản xuất tăng lên, thu hút nhiều yếu tố đầu vào hơn trong đó có yếu tố
lao động. Người lao động có việc làm nên có thu nhập, góp phần xóa
đói, giảm nghèo. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu hàng
tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày càng phong phú
nhu cầu của người dân. Họ có cơ hội để lựa chọn đa dạng sản phẩm,
tiếp cận những sản phẩm tốt, chất lượng cao. Đồng thời, xuất khẩu còn
tác động tích cực đến trình độ tay nghề của người sản xuất và thay đổi
thói quen tiêu dùng.
- Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế
giữa các nhà nước, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.
Quan hệ ngoại giao là cơ sở cho các hoạt động thương mại phát
triển trong đó có xuất khẩu. Khi các quan hệ thương mại phát triển thì
việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế gắn liền với nó là xuất xứ
của sản phẩm. Sản phẩm xuất khẩu ngày càng phát triển thì vị trí của
quốc gia đó trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Mỗi bước
phát triển của sản phẩm xuất khẩu là một bước tăng cường địa vị kinh
tế của quốc gia đó.
* Vai trò của xuất khẩu khoáng sản
Việt Nam là một trong những nước được thiên nhiên ưu đãi cho
nguồn tài nguyên vô cùng quý giá là khoáng sản. Khai thác và xuất khẩu
khoáng sản là một trong những ngành công nghiệp cung cấp đầu vào
phục vụ cho các ngành kinh tế khác. Bên cạnh những vai trò của một

mặt hàng xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu khoáng sản còn có vai trò
quan trọng trong nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường,…
- Về kinh tế
+ Đảm bảo nhu cầu về nguyên, nhiên liệu cho một số ngành sản
xuất khác trong nền kinh tế như sắt thép, vật liệu xây dựng…Hàng năm
một lượng lớn khoáng sản được cung cấp cho các ngành công nghiệp
luyện kim cũng nhưa phục vụ nhu cầu của các ngành công nghiệp khác.
+ Đóng góp vào GDP của quốc gia thông qua lượng ngoại tệ thu về
từ hoạt động xuất khẩu khoáng sản. Mỗi năm giá trị xuất khẩu khoáng
sản đem lại hàng ngàn tỷ đồng đóng góp vào ngân sách quốc gia.
Không những thế trong hoạt động xuất khẩu khoáng sản cũng đem lại
lượng ngoại tệ khá lớn 13,3 tỷ USD năm 2008 ( nguồn Tổng cục thống
kê).
- Về xã hội
+ Hoạt động xuất khẩu khoáng sản đã tạo thêm công ăn việc làm
cho người lao động, giảm tỷ lệ người thất nghiệp trong nền kinh tế.
Hàng nghìn người tham gia vào quá trình khai thác, xuất khẩu khoáng
sản. Nếu như tính mỗi lao động của ngành nuôi thêm 1,5 – 2 người ăn
theo thì trong thực tế hoạt động xuất khẩu khoáng sản đã nuôi sống
hàng nghìn người.
+ Tạo nhiều làng mỏ, khu công nghiệp nhỏ, công nghiệp phụ trợ
thuận lợi cho khai thác, tạo thêm công việc cho người dân địa phương.
Tại các khu khai thác mỏ sẽ hình thành các dịch vụ, các nghề sản xuất
nhỏ để phục vụ và cung cấp cho công nhân do đó phát triển ngành công
nghiệp phụ trợ. Điều này đã tạo công ăn việc làm, thu nhập cho một bộ
phận người dân đồng thời cũng góp phần phân bố lại dân cư, giảm sức
ép gia tăng dân số ở thành thị.
- Về vấn đề bảo vệ môi trường
+ Khai thác khoáng sản là một trong những ngành nghề mang lại
nhiều rủi ro như nổ lò, sập hầm…Trong quá trình chế biến có thể gây ô

nhiễm môi trường ảnh hưởng tới môi trường sống, môi trường sinh thái.
Do đó các mỏ khai thác khoáng sản phải có cam kết bảo vệ quyền lợi
cho người lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu ô nhiễm.
Với phương châm đặt ra trong công tác bảo vệ môi trường nên đã có rất
nhiều hoạt động có ý nghĩa trong việc quản lý môi trường và giảm thiểu
ô nhiễm do các hoạt động khai thác. Tuy nhiên có thể công tác quản lý
môi trường chưa triệt để nên vẫn gây ra những ô nhiễm do hoạt động
khai thác.
1.3. Quy trình thực hiện hoạt động xuất khẩu khoáng sản của doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu Việt Nam
Để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu được thực hiện một cách an
toàn và thuận lợi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp xuất khẩu phải tổ chức tiến
hành theo các khâu của quy trình xuất khẩu chung.
Trong quy trình gồm nhiều bước có quan hệ chặt chẽ với nhau
bước trước là cơ sở, tiền đề để thực hiện tốt bước sau. Tranh chấp
thường xảy ra trong tổ chức thực hiện hợp đồng là do lỗi yếu kém ở một
khâu nào đó. Để quy trình xuất khẩu được tiến hành thuận lợi thì làm tốt
công việc ở các bước là rất cần thiết. Thông thường một quy trình xuất
khẩu hàng hóa gồm một số bước sau.
1.3.1. Nghiên cứu thị trường và khách hàng
Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và lưu
thông hàng hoá, ở đâu có sản xuất và lưu thông và ở đó có thị trường.
Thị trường nước ngoài gồm nhiều yếu tố phức tạp, khác biệt so với thị
trường trong nước bởi vậy nắm vững các yếu tố thị trường hiểu biết các
quy luật vận động của thị trường nước ngoài là rất cần thiết phải tiến
hành hoạt động nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa
quan trọng trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế. Nghiên
cứu thị trường phải trả lời một số câu hỏi sau: xuất khẩu cái gì, ở thị
trường nào, thương nhân giao dịch là ai, giao dịch theo phương thức
nào, chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đề

ra.
1.3.1.1. Nắm vững thị trường nước ngoài

×