Tải bản đầy đủ (.docx) (192 trang)

Đánh giá năng lực sử dụng công nghệ thông tin của giảng viên trong dạy học trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.75 MB, 192 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
***

PHAN CHÍ THÀNH

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN CỦA GIẢNG VIÊN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học
Mã số chuyên ngành: 9140110

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỸ THUẬT


Hà Nội – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
***

PHAN CHÍ THÀNH

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN CỦA GIẢNG VIÊN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học
Mã số: 9140110

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC KỸ THUẬT



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ TỨ THÀNH


Hà Nội – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả - Luận án
Tiến sĩ Lý luận và phương pháp dạy học kỹ thuật. Các số liệu, kết quả nêu trong
luận án được đảm bảo tính khoa học, trung thực, khách quan.
Luận án này cho đến nay chưa từng được các tác giả khác công bố. Các thông
tin trích dẫn trong luận án đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2020
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

PGS.TS Ngô Tứ Thành

Phan Chí Thành

5


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận án, tác giả đã nhận được rất nhiều động viên từ
gia đình; thầy, cô giáo; các đồng nghiệp; bạn bè và các bạn sinh viên yêu quý. Đây
là nguồn động lực rất lớn giúp tác giả vượt qua các khó khăn, thử thách trong quá

trình nghiên cứu đề tài của luận án.
Tác giả xin gửi lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo của trường Đại học Bách
khoa Hà Nội – nơi tác giả học tập, nghiên cứu; trường Cao đẳng Sư phạm Quảng
Trị – nơi tác giả công tác; các nhà khoa học, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, các
nhà giáo. Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng cảm tạ sâu sắc tới PGS.TS Ngô Tứ Thành –
người Thầy đã hướng dẫn, dìu dắt, định hướng cho tác giả từ những ngày đầu cho
đến lúc có được những thành quả nghiên cứu cuối cùng của luận án.
Tác giả xin cảm ơn chân thành tới gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã luôn sát
cánh, giúp đỡ tác giả thực hiện thành công những nghiên cứu của luận án.
Cuối cùng, tác giả xin gửi tới những bạn sinh viên lời cảm ơn, lòng yêu quý
với những hỗ trợ nhiệt tình của các bạn trong các đợt thực nghiệm công trình nghiên
cứu của luận án.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Phan Chí Thành

6


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

CMCN

Cách mạng công nghiệp


CNTT

Công nghệ thông tin

CNTT&TT

Công nghệ thông tin và truyền thông

ĐC

Đối chứng

DH

Dạy học

GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GV

Giảng viên

ISTE


International Society for Technology in Education

LĐTBXH

Lao động thương binh xã hội

NL

Năng lực

SV

Sinh viên

TC

Tiêu chí

TN

Thực nghiệm

TPACK

Teachnological Pedagogical Content Knowledge

UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural

Organization

7


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xu thế giáo dục thế kỷ 21 với tác động của cuộc CMCN lần thứ tư
Thế kỷ 21 đang thay đổi rất nhanh, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ. Những phát
triển gần đây trong lĩnh vực CNTT&TT đã mở ra nhiều thách thức cho con người
trong nhiều lĩnh vực, khả năng sử dụng CNTT một cách hiệu quả và hợp lý là điều
cần thiết để người học tiếp thu và khai thác thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động
của con người, trong đó có hoạt động GD. Cùng với sự phát triển CNTT&TT mạnh
mẽ với tiềm năng to lớn của nó, CNTT đã chắc chắn mở ra những con đường mới
cho việc học tập suốt đời, giúp mọi người thích ứng tốt hơn trong nền kinh tế thông
tin mới. Xã hội tri thức đã tạo ra sự chuyển hướng từ công nghệ làm động lực thay
đổi đến công cụ cung cấp những cách thức mới để kết hợp các thông tin phổ biến.
Việt Nam đang bước vào ngưỡng cửa của cuộc CMCN lần thứ tư (CMCN 4.0)
với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số
hóa - vật lí - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật (IoT-Internet of Things),
Trí tuệ nhân tạo (AI-Artificial Intelligence), Thực tế ảo (VR-Virtual Reality), Tương
tác thực tại ảo (AR-Augmented Reality) cùng với mạng xã hội, điện toán đám mây,
di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC-Social Mobile Analytics Cloud)… để chuyển

hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số, mà đặc điểm là tận dụng một cách triệt
để sức mạnh lan tỏa của hệ thống kết nối số hóa. Thực tế này mở ra những cơ hội và
cả thách thức rất lớn cho các cơ sở đào tạo nhằm đáp ứng nguồn nhân lực trong thời
kì công nghệ số. CMCN 4.0 tác động trực tiếp đến nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh
vực GD&ĐT. Giáo dục thời kỳ 4.0 (hay GD 4.0) đáp ứng nhu cầu của xã hội trong
kỷ nguyên GD sáng tạo. Xu hướng này phù hợp với hành vi thay đổi với các đặc
tính đặc biệt của tính song hành, kết nối và trực quan hóa [1].
Trong bối cảnh đó, GD phổ biến là những nơi mà con người, máy móc, sự vật
được kết nối để tạo ra môi trường DH được cá thể hóa và hoàn toàn quyết định, tự
quyết định của cá nhân theo một phong cách thích nghi khác nhau. Sự thích nghi và
đổi mới này tạo ra một môi trường sinh thái GD mới ở đó sự sáng tạo được là nền
tảng của GD 4.0. Vì vậy, để đáp ứng với GD 4.0 với xu hướng số hóa, các cơ sở
GD&ĐT đặc biệt là các trường đại học phải nhanh chóng đổi mới chương trình, đổi
mới các mô hình DH nhằm đào tạo nhân lực nói chung và cho thế hệ giáo viên
trong thế kỷ 21 nói riêng cả về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp và cả về
mặt công nghệ mà cốt lõi là CNTT. Một vấn đề khác đặt ra cho các cơ sở GD&ĐT
là cách thức tổ chức để chuyển tải nội dung chương trình đào tạo đến người học.
CMCN 4.0 đòi hỏi phương thức và phương pháp đào tạo thay đổi với sự ứng dụng
mạnh mẽ của CNTT, công nghệ kĩ thuật số, hệ thống mạng và các hệ thống thông
minh tích hợp. Và các hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo ảo, mô phỏng, số hóa
tài nguyên DH sẽ là xu hướng đào tạo nghề nghiệp trong tương lai.
1.2. Định hướng ứng dụng CNTT trong đổi mới giáo dục và đào tạo
Việt Nam với chính sách về ứng dụng và phát triển CNTT trong Luật CNTT
2006 đã nêu rõ: “Ưu tiên ứng dụng và phát triển CNTT trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, “Tạo điều
9


kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia”, cho phép ứng dụng
những thành tựu của CNTT vào trong GD&ĐT thuận lợi.

Chiến lược phát triển GD&ĐT giai đoạn 2011 - 2020 của Bộ GD&ĐT đã yêu
cầu ngành GD phải từng bước phát triển GD dựa trên CNTT “Đẩy mạnh ứng dụng
CNTT&TT trong dạy và học, đến năm 2015, 100% GV đại học, cao đẳng và đến
năm 2020, 100% giáo viên giảng dạy nghề nghiệp và phổ thông có khả năng ứng
dụng CNTT&TT trong DH. Biên soạn và sử dụng giáo trình, sách giáo khoa điện
tử”.
Chỉ thị số 5444/BGDĐT-GDĐH, ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Bộ GD&ĐT
về áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực CNTT trình độ đại học,
yêu cầu các trường đại học “Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo,
áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến, đào tạo kết hợp và đào tạo thực hành tại
doanh nghiệp. Triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến dùng chung, xây dựng nguồn
tài nguyên dùng chung (đặc biệt kho học liệu điện tử dùng chung)” [2].
Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04 tháng 05 năm 2017 của Thủ tướng Chính Phủ
về “Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” [3].
Nghị quyết 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đặt ra trong xu thế GD nước nhà hiện
nay; việc đào tạo trực tuyến hướng đến phát triển NL của người dạy và người học
đang được chú trọng và đặc biệt về NL sử dụng CNTT càng được quan tâm mạnh
mẽ trong thời đại đang đẩy mạnh ứng dụng của cuộc CMCN 4.0 [4].
Với những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ
GD&ĐT về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển tiềm năng của việc áp dụng
CNTT trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và lĩnh vực GD&ĐT càng được chú
trọng trong việc tổ chức triển khai, nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao công nghệ
về số hóa trong đào tạo để có thể đáp ứng của xu thế hiện đại hóa và hội nhập về
công nghệ số hóa hiện nay.
1.3. Đặc trưng của CNTT với xu hướng dạy học trực tuyến
Công nghệ thông tin là ngành công nghệ hiện đại phát triển rất nhanh và xâm
nhập ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Sự phát triển
kéo theo chu kỳ phát triển của các sản phẩm CNTT ngày càng rút ngắn, thường

xuyên được đổi mới và cập nhật về công nghệ. Với đặc thù của ngành CNTT và yêu
cầu đặt ra của thị trường lao động trong thế kỷ 21 phải là lao động tri thức, lao động
sáng tạo.
Vấn đề DH và đổi mới phương thức DH từ xưa đến nay vẫn là mối quan tâm
hàng đầu của thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, cách DH
truyền thống hiện nay với nhiều hạn chế về đối tượng, phát triển kỹ năng, tính sáng
tạo, thời gian, không gian, tài nguyên và phương thức thực hiện; với hình thức đào
tạo trực tuyến thì khoảng cách về những hạn chế đó dần được xóa bỏ. Giờ đây,
người học đã trở thành trung tâm của quá trình đào tạo, có thể xác định mục tiêu
đào tạo, có thể lựa chọn chương trình phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản
thân, chủ động, sáng tạo trong học tập; người dạy dưới sự trợ giúp của các công cụ
sẽ dễ dàng thiết kế số hóa bài dạy, tổ chức hoạt động dạy, truyền đạt các kiến thức
dưới nhiều hình thức, đồng thời cũng có thể giám sát, theo dõi và đánh giá việc học
của người học một cách sâu sát, mọi lúc, mọi nơi dựa trên nền tảng ứng dụng của
10


phương thức đào tạo trực tuyến thông qua môi trường mạng Internet.
Trong xã hội dựa trên tri thức và số hóa, GD&ĐT phải đương đầu với thách
thức to lớn về chuyển từ DH truyền thống sang đổi mới phương pháp DH mới. Nó
đặt ra yêu cầu lớn biến đổi vai trò người dạy từ truyền thụ kiến thức theo cách
truyền thống sang vai trò xúc tác và điều phối. Sự biến đổi này buộc người dạy đối
diện với nhiệm vụ mới một cách linh hoạt hơn và cần được đào tạo, bồi dưỡng lại
cho các nhiệm vụ rất mới mẻ này. Vai trò người dạy đã và đang tiếp tục thay đổi từ
vị thế người dạy sang người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học
tập.
Trong DH trực tuyến không còn chỉ là tương tác trực tiếp giữa người dạy và
người học mà còn tương tác giữa người học với người học, người học với nội dung
học tập được thực hiện thông qua máy tính và mạng Internet. Sự tương tác giữa
người học với nội dung học tập (bài giảng, mô phỏng, phần mềm DH tương tác, trò

chơi, thí nghiệm thực hành ảo,…) được chú trọng trong lĩnh hội kiến thức và tri
thức.
CMCN 4.0 với cốt lõi là sự phát triển bậc cao của CNTT&TT đã hình thành
mô hình đào tạo trực tuyến với những ưu điểm nổi bật: Chương trình đào tạo luôn
được cập nhật nhanh nhất mảng kiến thức mới cho người học; Quá trình học được
thực hiện trực tuyến linh hoạt ở mọi lúc (every time) và mọi nơi (every where),
người dạy và người học tương tác qua nhiều kênh, nhiều hình thức thông qua lớp
học trên mạng (lớp học ảo) mà không cần tới lớp học truyền thống (lớp học giáp
mặt). Dạy học trực tuyến đang là xu thế tất yếu của thời đại thông tin, kỷ nguyên số.
Bởi vậy thiết kế và tổ chức DH các khóa học trực tuyến theo tiếp cận tương tác
hướng phát triển NL CNTT một cách có hiệu quả đang là vấn đề cấp thiết được đặt
ra.
Cùng với sự phát triển của công nghệ, việc xây dựng môi trường học tập trực
tuyến hiện đại, xây dựng các nội dung DH trực tuyến được phát triển theo hướng
ngày càng tiếp cận gần hơn với người học; người học có thể khai thác nội dung học
tập trực tuyến từ thiết bị di động, thiết bị CNTT, hay học tập trong mô hình trường
“trường học ảo”, “lớp học ảo” ở bất kì đâu, bất kì lúc nào khi công nghệ truyền
thông được kết nối, đặc biệt với nền tảng công nghệ của CMCN 4.0 đang bùng nổ
hiện nay là xu thế tất yếu trong GD hiện đại.
Đa phần, người dạy lẫn người học đang tự trang bị cho mình những kiến thức
và kỹ năng cơ bản về CNTT để tổ chức dạy và tham gia học mà chưa có một bộ
chuẩn nào về công cụ và tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT trong môi trường DH
trực tuyến. Hơn lúc nào hết, việc phát triển ứng dụng NL sử dụng CNTT trong DH
và DH trực tuyến là một trong những giải pháp tối ưu giải quyết vấn đề về đổi mới
phương pháp, nâng cao chất lượng, tăng tính tương tác, phát triển kỹ năng, NL của
người dạy và người học trong bối cảnh của thời đại số. Vì vậy, việc xây dựng khung
NL CNTT trong DH trực tuyến phù hợp với điệu kiện thực tiễn Việt Nam và xu
hướng chung của thế giới là điều cần thiết.
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về xây dựng khung NL, chuẩn kỹ
năng sử dụng CNTT hay đánh giá NL sử dụng CNTT trong DH trong và ngoài

nước, tiêu biểu như: UNESCO (2018) [5] đã đề ra khung NL CNTT&TT cho GV
trong DH; ISTE (2017) [6] xuất bản bộ chuẩn về kĩ năng công nghệ cho GV; mô
hình TPACK với cấu trúc ICT-TPCK (2009) [7]; ETS (2006) [8] phát triển một bộ
11


công cụ kiểm tra NL CNTT&TT; Hsu S. (2017) [9] phát triển và xác nhận thang đo
để thay đổi trình độ tích hợp CNTT của GV theo thời gian; Claudia & Robert
(2000) [10] đã đưa ra công cụ đánh giá NL CNTT&TT; Lê Thị Kim Loan (2019)
[11] “Phát triển NL CNTT trong DH cho SV sư phạm ở trường đại học”. Kết quả
nghiên cứu từ các công trình nêu trên đã phần nào cung cấp khá đầy đủ và bao phủ
về tính vận dụng hay NL sử dụng CNTT trong DH. Tuy nhiên, các kết quả nghiên
cứu đang dừng lại ở việc mô tả bộ khung NL CNTT với các yếu tố cơ bản, cụ thể về
công cụ như sử dụng máy tính và thiết bị ngoại vi hay sử dụng một số phần mềm
máy tính ở mức độ cơ bản; những yếu tố thiết yếu phát triển khung NL CNTT trong
DH chưa được đề cập đến và đào sâu như: về chính sách trong sử dụng CNTT, ứng
dụng CNTT trong phát triển chương trình đào tạo, tính sư phạm gắn với kỹ năng sử
dụng CNTT, NL sử dụng và vận hành các phần mềm chuyên sâu theo từng chuyên
môn, tích hợp các yếu tố công nghệ trong xây dựng tài nguyên số, quản trị học tập
trực tuyến, … và đây cũng là vấn đề cần được bàn luận và làm rõ hơn nhiệm vụ của
GV về sử dụng CNTT trong DH, cùng với đó bằng kết quả tương tác, đánh giá NL
người học được tổ chức trên nền tảng trực tuyến chưa giải quyết, đặt ra vấn đề về
xây dựng bộ công cụ về tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong DH và
DH trực tuyến. Vấn đề về đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến
của các trường đại học trong đào tạo giáo viên còn ít được nghiên cứu và chưa có
công bố nào về thang đo NL sử dụng CNTT đối với GV hay SV sư phạm trong DH
trực tuyến.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài nghiên cứu “Đánh giá năng lực sử dụng
công nghệ thông tin của giảng viên trong dạy học trực tuyến” được tác giả lựa
chọn làm đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ luận án Tiến sĩ chuyên ngành lý luận

và phương pháp dạy học kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ phát huy hiệu
quả trong DH tích hợp CNTT với NL sư phạm của GV trong GD&ĐT, từ đó góp
phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường đại học nói chung và ở các
trường đại học, cao đẳng sư phạm nói riêng.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn NL sử dụng CNTT của GV trong
DH và DH trực tuyến, luận án đề xuất quy trình và xây dựng khung NL CNTT với
bộ tiêu chí đánh NL sử dụng CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến đáp ứng yêu
cầu chuẩn nghề nghiệp của GV, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng GD&ĐT
bậc đại học.

3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến của các trường đại
học, cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình DH trực tuyến tại các trường đại học, cao đẳng sư phạm đào tạo giáo
viên.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: Bao gồm GV, SV sư phạm các khoa chuyên môn sư phạm
thuộc trường ĐHSP Huế, trường ĐHSP Đà Nẵng, trường ĐH Bách khoa Hà Nội,
trường CĐSP Quảng Trị và một số trường đại học đào tạo giáo viên khu vực Bắc
12


Trung bộ.
Phạm vi thực hiện nội dung thực nghiệm: Khảo nghiệm và dạy thực nghiệm
một số bộ môn chuyên ngành sư phạm thuộc các khoa chuyên môn của trường đại
học, cao đẳng sư phạm.

Phạm vi đối tượng thực nghiệm: Tổ chức khảo nghiệm và thực nghiệm với
khóa học trực tuyến cho khoảng từ 70 đến 90 SV thuộc chuyên ngành sư phạm của
trường đại học, cao đẳng sư phạm.

4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng bộ công cụ đánh giá NL sử dụng CNTT theo khung NL CNTT
của GV trong DH trực tuyến phù hợp với thực tiễn DH, sẽ góp phần phát triển NL
CNTT của người dạy và người học, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường
đại học, cao đẳng sư phạm trong đào tạo giáo viên.

5. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu
Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực
tuyến của các trường đại học đào tạo giáo viên.
Thiết lập quy trình, xây dựng khung NL CNTT của GV trong DH trực tuyến.
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá theo khung NL CNTT của GV trong DH trực
tuyến.
Kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của kết quả nghiên cứu thông
qua việc thiết kế và tổ chức thực nghiệm khóa học trực tuyến vận dụng khung NL
CNTT cho môn học cụ thể nhằm phát triển NL CNTT của người dạy và người học.

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Quan điểm phương pháp luận duy vật biện chứng: Xem xét các sự vật, hiện
tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Quan điểm hệ thống cấu trúc: Không xem xét các sự vật, hiện tượng một cách
riêng lẻ mà luôn đặt chúng trong một hệ thống, chịu sự ảnh hưởng, tác động của
nhiều yếu tố trong hệ thống đó.
Quan điểm thực tiễn: Những nghiên cứu trong đề tài phải xuất phát từ thực
tiễn và hướng đến việc giải quyết những vấn đề trong hiện thực GD.
6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn thông tin, tài liệu
để xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài.
Sử dụng các phương thức, cách thức đã được chứng minh, khẳng định trước
đó nhằm mục đích nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về các phạm trù có liên quan
đến đề tài, lấy đó làm cơ sở tiến hành nghiên cứu thực trạng.
Các văn kiện, văn bản chỉ đạo, điều hành về đổi mới GD theo hướng phát triển
NL, ứng dụng CNTT trong đào tạo của hệ thống GD quốc dân Việt Nam. Nghiên
cứu lý luận về phát triển NL sử dụng CNTT trong DH và DH trực tuyến, từ đó làm
cơ sở cho việc thiết lập quy trình, xây dựng khung NL CNTT và bộ tiêu chí đánh
giá NL sử dụng CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến của trường đại học, cao
đẳng sư phạm trong đào tạo giáo viên.
6.3. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.3.1. Phương pháp điều tra:
13


Điều tra, khảo sát thực trạng bằng phiếu lấy ý kiến về nhận thức, thái độ, tính
sẵn sàng của người dạy và người học về ứng dụng CNTT trong DH và DH trực
tuyến; phiếu điều tra ý kiến của chuyên gia và GV về khung NL CNTT dành cho GV
vận dụng cho DH trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả tương tác và chất lượng trong
DH.
6.3.2. Phương pháp quan sát sư phạm:
Việc quan sát sư phạm được tiến hành trên khách thể nghiên cứu thông qua
giảng dạy, dự giờ và làm việc trong lớp học truyền thống và khóa học trực tuyến.
Các thông tin thu thập được từ phương pháp này sẽ sử dụng để bổ sung, chính xác
hóa cho kết quả của phương pháp điều tra.
6.3.3. Phương pháp phỏng vấn:
Thực hiện phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với các GV, SV nhằm đối chiếu với
thông tin thu thập qua phiếu điều tra và đánh giá các đối tượng khảo sát về phát
triển NL CNTT của GV trong DH và DH trực tuyến. Đồng thời, thu thập, bổ sung

hiểu biết cụ thể, sâu hơn và đầy đủ hơn về các nội dung nghiên cứu trong vận dụng
DH phát triển NL sử dụng CNTT được điều tra.
6.3.4. Phương pháp chuyên gia:
Đây là phương pháp được sử dụng để xin ý kiến trực tiếp hoặc gián tiếp, tham
vấn ý kiến chuyên gia trong giải thích các đề xuất mới, các số liệu xác lập, các biểu
hiện phức tạp hoặc khác thường trong kết quả nghiên cứu về quy trình và khung NL
CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến. Phương pháp này hỗ trợ cho mục đích
làm cơ sở xác thực các đề xuất trong nội dung nghiên cứu của luận án.
6.3.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
Nghiên cứu phân tích sản phẩm về thiết lập, xây dựng khung NL CNTT dành
cho GV trong DH trực tuyến; tổ chức hoạt động DH vận dụng bộ tiêu chí đánh giá
NL sử dụng CNTT của khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến; đánh
giá kết quả DH.
6.3.6. Phương pháp thống kê Toán học:
Sử dụng phương pháp thống kê Toán học trong khoa học GD để xử lý các kết
quả điều tra và thực nghiệm sư phạm làm cơ sở cho các nhận xét, đánh giá kết quả
nghiên cứu.
6.3.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Tổ chức thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá, kiểm chứng, khẳng định tính
khả thi và hiệu quả của việc vận dụng khung NL CNTT dựa trên các tiêu chí của bộ
công cụ đánh giá NL sử dụng CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến trong đào
tạo giáo viên của trường đại học, cao đẳng sư phạm. Xử lý thông tin thu thập trên
thực nghiệm sư phạm, kết hợp với phương pháp thống kê Toán học để xử lý các kết
quả thực nghiệm làm cơ sở cho các nhận xét, đề xuất và đánh giá kết quả của luận
án.

7. Những đóng góp của Luận án
7.1. Về lý luận
Góp phần bổ sung vào lý luận DH trong đào tạo trực tuyến theo định hướng
phát triển NL sử dụng CNTT của GV.

Làm sáng tỏ cơ sở khoa học và thực tiễn, các khái niệm về DH hướng phát
triển NL CNTT.
14


Đề xuất quy trình, xây dựng khung NL CNTT dành cho GV và thiết lập bộ
tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong DH trực tuyến trong đào tạo giáo
viên của trường đại học, cao đẳng sư phạm.
Khung NL xác định độ đáp ứng NL cần thiết về sử dụng CNTT so với chuẩn
NL nghề nghiệp của GV; xác nhận cơ sở để đào tạo, bồi dưỡng NL nghề nghiệp sư
phạm và NL công nghệ đối với đội ngũ GV trong sử dụng CNTT.
7.2. Về thực tiễn
Đánh giá thực trạng về DH vận dụng khung NL CNTT dành cho GV trong DH
trực tuyến trong đào tạo giáo viên của trường đại học, cao đẳng sư phạm.
Xác lập kết quả thực nghiệm, đánh giá tính hiệu quả trong DH thông qua việc
thiết kế và tổ chức khóa học trực tuyến vận dụng khung NL CNTT dành cho GV.
Xác lập các tiêu chí theo các cấp độ cần có đối với GV về sử dụng CNTT
trong DH mang tính mở nhằm thích ứng trong môi trường DH truyền thống và trực
tuyến đáp ứng xu thế của sự phát triển nhanh của công nghệ ngày nay.
Chỉ rõ phương thức đào tạo trực tuyến vận dụng bộ công cụ đánh giá NL sử
dụng CNTT có nhiều ưu điểm giúp nâng cao NL phát hiện và giải quyết vấn đề
trong DH hướng phát triển NL đối với người dạy và người học bậc đại học nhằm
đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của GV và yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD
Việt Nam.

8. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các công trình nghiên
cứu, tài liệu tham khảo và phụ lục; luận án được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

Chương 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
CỦA GIẢNG VIÊN TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Chương 3. KHẢO NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ

15


SƠ ĐỒ QUY TRÌNH XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
THEO KHUNG NĂNG LỰC CNTT TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

Hình 1. Sơ đồ quy trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá khung NL CNTT

16


SƠ ĐỒ CẤU TRÚC KHUNG LOGIC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Bối cảnh vấn đề nghiên cứu

Tác động DH trực tuyến
Tác động CMCN 4.0
Định hướng UD CNTT
ĐÁNH GIÁ NL SỬ DỤNG CNTT TRONG DH TRỰC TUYẾN

Lý luận DH phát triển NL CNTT Mô hình DH phát triển NL CNTT
Thực trạng đánh giá NL CNTT trong DH

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ NL SỬ DỤNG CNTT TRONG DH TRỰC TUYẾN

Nguyên tắc và yêu cầu đánh giá NL SD CNTT trong DH


1
Quy trình xây dựng cấu trúc khung NL CNTT

Quy trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá theo khung NL CNTT

2

3

ĐÁNH GIÁ NL SỬ DỤNG CNTT CỦA GV TRONG DH TRỰC TUYẾN

5

4

Xây dựng khung NL CNTT của GV trong DH trực tuyếnXây dựng bộ tiêu chí đánh giá gắn với khung NL CNTT

KHẢO NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ

Khảo sát ý kiến GV và SV sư phạm

Lấy ý kiến
chuyên gia

Thực nghiệm
và đánh giá

Tác động sử dụng CNTT trong DH trực
tuyến
Khung

NL NCTT dành
chochứng
GV vận dụng khung NL CNTT trong DH
Kiểm

Phân tích – Đánh giá

KẾT LUẬN, HƯỚNG PHÁT TRIỂN LUẬN ÁN, KHUYẾN NGHỊ

Hình 2. Sơ đồ cấu trúc khung logic nghiên cứu của luận án
17


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH
GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
1.1. Tổng quan nghiên cứu về đánh giá năng lực sử dụng CNTT
trong dạy học
Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, với tiềm năng to lớn
trong lĩnh vực GD, CNTT đã và đang mở ra những con đường mới cho việc học tập
suốt đời, giúp mọi người học tập tốt hơn trong nền kinh tế thông tin mới trên nền
tảng công nghệ. Xã hội tri thức đã tạo ra sự chuyển hướng từ công nghệ làm động
lực thay đổi công cụ cung cấp những cách thức mới để kết hợp các thông tin phổ
biến, CNTT tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập và học tập với xu hướng
hiện đại.
Tốc độ tăng trưởng vượt bậc trong lĩnh vực CNTT đã dẫn đến nhu cầu ngày
càng tăng về GD hiệu quả, đáp ứng nhu cầu chuyên sâu và đa dạng hóa nội dung
GD. DH tích hợp CNTT nhằm trao quyền cho giáo viên và người học chuyển đổi
quá trình DH với đội ngũ giáo viên có trình độ cao, có NL công nghệ chiếm ưu thế.
Sự chuyển đổi này làm gia tăng hiệu quả học tập cho SV, tạo cơ hội cho người học

phát triển NL trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp, khả năng sáng tạo, khả
năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng tư duy bậc cao khác.
Sự chuyển đổi quá trình DH có sự hỗ trợ của CNTT không những DH theo
những học thuyết kinh điển, như: Thuyết hành vi; Thuyết nhận thức; Thuyết kiến
tạo xã hội; Thuyết sư phạm tương tác;… mà còn sử dụng học thuyết sư phạm kết
nối số. Học thuyết này bao hàm đầy đủ các yếu tố của các học thuyết sư phạm giáp
mặt và khái quát được kiến thức, kĩ năng, thái độ, NL, các hoạt động DH thành một
hệ thống kết nối số mang tính xã hội dựa trên nền tảng của CNTT và công nghệ
mới.
Đã có nhiều tổ chức, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về
NL CNTT trong GD, mỗi kết quả nghiên cứu là một dự án được vận dụng nhằm
giúp cho các tổ chức, các cơ sở GD đổi mới và phát triển phương thức đào tạo gắn
với xu thế của thời kỳ đẩy nhanh ứng dụng công nghệ trong DH ngày nay.
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Từ năm 2008, tổ chức UNESCO (United Nations Educational Scientific and
Cultural Organization) đã tập trung nghiên cứu về khung NL CNTT&TT cho GV,
xác lập các tiêu chí, tiêu chuẩn về sử dụng CNTT cho mỗi GV trong DH. Khung NL
này giúp cho các tổ chức làm chính sách GD, các cơ sở GD&ĐT, các nhà phát triển
công nghệ chuyên nghiệp thực hiện việc đánh giá NL CNTT của GV cũng như
trong đào tạo đội ngũ GV, góp phần đổi mới phương thức đào tạo GV hướng phát
triển NL CNTT nhằm nâng cao chất lượng GD của các nhà trường. Khung NL này
đã được phát triển qua các năm 2011 và 2018 nhằm thích ứng với xu thế đổi mới
GD trên toàn cầu, trong đó cốt lỏi là đáp ứng phương thức DH dựa trên nền tảng kỹ
thuật công nghệ và số hóa (UNESCO) [5, 12].
Năm 2008, tổ chức ISTE (International Society for Technology in Education)
xây dựng bộ Chuẩn kỹ năng đối với GV “ISTE Standards for Teachers” xác định
các kỹ năng cần thiết đối với người GV trong DH hướng phát triển đa ngành, trong
18



đó kỹ năng về ứng dụng công nghệ được tập trung để phát triển (ISTE, 2008) [13].
Đến năm 2017, phát triển thành Tiêu chuẩn ISTE dành cho nhà GD (ISTE, 2017)
[6] gồm 02 nhóm tiêu chuẩn (1)-Trao quyền chuyên nghiệp, (2)-Chất xúc tác học
tập, với 7 tiêu chuẩn thành phần.
Tổ chức ETS (Educational Testing Service) xây dựng bộ khung kiến thức
CNTT&TT trong chuyển đổi kỹ thuật số xác định khung lý thuyết về ứng dụng và
phát triển NL CNTT&TT trong từng giai đoạn của tiến trình chuyển đổi ứng dụng
kỹ thuật số trong GD (ETS, 2006) [8].
Năm 2009, mô hình khung kiến thức nội dung sư phạm và công nghệ TPACK đề xuất với cấu trúc ICT-TPCK (Information Communication Techonology
- Technological Pedagogical Content Knowledge) được khái niệm hóa như một khối
kiến thức độc đáo giúp GV có NL thiết kế việc học dựa trên nâng cao công nghệ.
Cách tiếp cận này biểu đạt kiến thức về các công cụ và phương pháp sư phạm của
GV theo những cách biểu thị giá trị gia tăng của công nghệ về các yếu tố
CNTT&TT với nội dung, sư phạm, bối cảnh và người học tạo nên khung ICTTPCK trong GD (Angeli & Valanide, 2009) [7].
Sự thay đổi DH trong thế kỷ 21 không những DH giáp mặt mà còn kết hợp với
DH số (e-learning). Người dạy và người học đều thay đổi để phù hợp với xu thế
phát triển của công nghệ và CNTT trong GD (UNESCO, 2010) [14].

Người dạy

Người học

Bảng 1.1. Sự chuyển đổi quá trình DH trong thế kỷ 21 [14]
Phương thức tổ chức dạy học
Dạy học giáp mặt
Dạy học số (e-learning)
Người truyền thụ, chuyển giao Người định hướng hỗ trợ tìm kiếm,
thông tin, tri thức
chia sẻ thông tin cùng với người
học, chủ thể tích cực của

quá trình DH
Là chủ thể, kiểm soát thông tin, Người cùng tạo ra (tham gia, cùng
hoạt động
kiến tạo) tri thức mới
Tác động trực tiếp, chi phối hoạt Thiết kế, tạo ra các cơ hội cho
động của người học
người học thực hiện hoạt động học
tập hợp tác
Người tiếp nhận thông tin, tri thức Người chủ động tìm kiếm, chia sẻ
là chủ thể thụ động của quá trình thông tin, chủ thể tích cực của quá
DH
trình DH
Người tái tạo, tái hiện lại những Người tạo ra tri thức mới (sáng
thông tin
tạo, phản biện, độc lập)
Thực hiện hoạt động học tập đơn Thực hiện hoạt động học tập hợp
lẻ, rời rạc
tác, cộng tác nhóm

Tổ chức OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development)
đã xây dựng khung NL CNTT quốc gia trong các lĩnh vực công nghiệp và GD,
OECD cũng đã cung cấp nền tảng nghiên cứu trong xác định những kỹ năng và NL
của người học, trong đó NL CNTT là một trong những NL mà người GV cần có
trong kỷ nguyên công nghệ (Ananiadou & Claro, 2009) [15].
Nghiên cứu của Pe’rez & Murray [16] cho rằng, NL CNTT được hiểu là
những kiến thức và kỹ năng cần thiết để sử dụng có hiệu quả phần cứng và phần
mềm, nó liên quan đến học vấn của máy tính trong DH, yếu tố công nghệ được sử
dụng để hỗ trợ và đổi mới phương thức tổ chức, đánh giá hoạt động DH gắn liền với
19



máy tính, dạy và học với máy tính; GV vận hành và sử dụng thông thạo máy tính và
các thiết bị công nghệ kỹ thuật số được tổ chức và tương tác trên nền tảng số hóa
môi trường DH chính là phần lõi của phát triển NL CNTT trong GD.
Các tổ chức và các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong GD, NL sử dụng tích hợp
CNTT trong DH đối với đội ngũ GV là yếu tố có tác động nhất đến kết quả đạo tạo
của hoạt động DH. Tuy nhiên, yếu tố CNTT không đóng vai trò quyết định và đảm
bảo chất lượng DH mà nó được phát triển và khai thác từ phía người dạy và người
học sẽ mang lại kết quả cao trong hoạt động DH, đặc biệt trong thời kỳ công nghệ
số hóa ngày nay.
Nhận định trên đã được nhiều tác giả nghiên cứu và có cung quan điểm về vai
trò của CNTT và vai trò của GV, sự tác động hữu cơ của CNTT trong phương pháp
DH của GV được vận dụng trong tiến trình tổ chức DH. Smaldino và cộng sự [17],
cho rằng vai trò của GV trong quá trình DH đã được thay đổi khi CNTT xuất hiện
và được sử dụng trong lớp học, từ người trình diễn thông tin đến người điều phối tài
nguyên học tập; và học sinh cần phải hiểu biết về CNTT để thực hiện tốt việc học
tập trên lớp cũng như thích ứng với công việc trong tương lai, vai trò của GV cần có
trong hướng dẫn, giám sát, đánh giá hiệu quả việc sử dụng CNTT là thiết yếu đối
với học sinh trong DH (Chaib & Svensson, 2005) [18].
Lim và cộng sự (2015) [19], thiết kế và thực hiện khóa học đào tạo GV nhóm
cốt cán nhằm phát triển NL CNTT trong GD đối với trường đại học. Nghiên cứu đã
chứng thực được sự kết hợp hiệu quả giữa phương pháp sư phạm và nội dung khóa
học được hỗ trợ trên nền tảng học tập trực tuyến đã nâng cao hiệu quả của việc sử
dụng CNTT trong DH. Những phản hồi của người học thông qua trải nghiệm học
tập CNTT là cần thiết trong xây dựng các chương trình đào tạo GV [19, 20, 21, 22].
Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật kiểm tra, đánh giá của Thomas & Patricia
(1976) [23] giới thiệu về sử dụng các phương pháp cụ thể nào trong đánh giá trên lớp
học và việc ra các quyết định khi sử dụng các kết quả đánh giá.
Anthony & Susan (2010) [24], với công bố nghiên cứu về xu hướng đánh giá

hoạt động DH và kết quả học tập theo xu hướng đánh giá hiện đại đã đề cập đến rất
nhiều nội dung của đánh giá, bao gồm: Phát triển các kế hoạch giảng dạy kết hợp
với đánh giá; các đánh giá về mục tiêu, hiệu quả hoạt động DH.
Katie & Matthew (2015) [25] đã đề cập đến vấn đề kiểm tra đánh giá định
hướng NL và chi tiết hóa một số vấn đề về mức độ đánh giá và mức độ làm chủ
trong công việc thực tiễn của người học.
Torok (2007) [26], xây dựng công cụ đo lường quá trình tích hợp CNTT trong
DH, gồm các yếu tố: NL CNTT của GV; Truy cập CNTT của GV tại nhà và tại
trường; Thái độ và mức độ tham gia của GV trong sử dụng CNTT;
Manakana (2012) [27], nghiên cứu phát triển bộ công cụ giúp GV và SV sư
phạm có thể tự đánh giá NL CNTT dựa vào các nhiệm vụ đánh giá NL: NL sử dụng
máy tính theo tiêu chuẩn của cơ sở đào tạo; Thiết lập hướng dẫn đánh giá NL CNTT
của GV theo các quan điểm hiện đại về CNTT trong GD; Thiết lập các công cụ đo
lường NL CNTT của SV sư phạm.
Lloyd (2014) [28], cho rằng phát triển NL CNTT là điều kiện cần thiết để một
GV tương lai có thể hành nghề trong một môi trường học tập kỹ thuật số và đề xuất
thiết kế chương trình đào tạo GV phải được đánh giá để đạt chuẩn nghề nghiệp GV
20


liên quan đến NL CNTT. Trong đó, yếu tố CNTT được đánh giá trong kế hoạch
giảng dạy, sử dụng tài nguyên số và độ an toàn trong DH.
Tổ chức DET (Department of Education and Training) [29], đã thực hiện
nghiên cứu về đánh giá kỹ năng và kiến thức CNTT của GV trong các trường đại
học, kết quả mang lại từ nghiên cứu này gồm: 1) Cung cấp đánh giá có giá trị và
đáng tin cậy về trình độ kiến thức và kỹ năng CNTT của GV; 2) Thiết lập mức độ
tích hợp kiến thức và kỹ năng CNTT trong lớp học; 3) Xác định cấc yếu tố tác động
đến sự phát triển NL CNTT và ứng dụng trong DH của GV; 4) Xác định nguồn hỗ
trợ CNTT tiềm năng và chiến lược phát triển ứng dụng CNTT.
Paula và nhóm cộng sự (2010) [30] đã nghiên cứu về xác định NL cho sự

thành công trong DH trực tuyến đã chỉ ra nguyên tắc 7- điểm của việc giảng dạy
hiệu quả với DH trực tuyến thành công.
Các nghiên cứu về vai trò, tác động của đánh giá trong GD và GD đại học đã
được đề cập và đánh giá cụ thể (Dun & Mulvenson (2009) [31], Taras (2009) [32],
Fook & Sidhu (2010) [33]).
Xác định những lựa chọn các lĩnh vực NL CNTT của GV trên cơ sở vận dụng
các chuẩn, các quy định đã công bố cần có sự đánh giá, nhận diện và áp dụng trong
từng mô hình DH và được chi tiết hóa nhóm các NL thực thi. Cụ thể, như trong lớp
học có sử dụng CNTT, người GV cần có các NL thiết yếu: NL công nghệ, NL
CNTT cơ bản, NL chính sách CNTT, NL trong lĩnh vực đạo đức sử dụng CNTT, NL
tích hợp CNTT vào các chủ đề giảng dạy, NL quản lý tài nguyên bằng CNTT, NL
phương pháp sử dụng CNTT, NL quản lý quá trình DH với CNTT, NL giám sát và
đánh giá kết quả học tập với CNTT.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá NL và đánh giá NL sử dụng
CNTT trong DH và DH trực tuyến, trong đó có một số công trình nghiên cứu, luân
án tiến sĩ công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu về lĩnh vực này được kể đến:
Nguyễn Thị Hương Giang (2016) [34], cung cấp nền tảng lý luận về công
nghệ DH trực tuyến hướng phong cách người học thông qua đánh giá thực trạng về
DH trực tuyến và phong cách học tập của người học; đề xuất các môi trường học
tập trực tuyến hướng phong cách người học.
Nguyễn Thế Dân (2016) [35], nêu rõ cách tiếp cận NL là sự tích hợp, kế thừa
các thành tựu về khoa học quản lý nhân lực; phát triển đội ngũ GV đại học sư phạm
kỹ thuật theo hướng tiếp cận NL được hiểu là quá trình xây dựng, hoàn thiện đội
ngũ nhà giáo cần có bộ tiêu chuẩn NL nghề nghiệp của đội ngũ GV. Tác giả đề xuất
khung NL GV trường sư phạm kỹ thuật với 6 thành tố gồm: NL chuyên môn nghề,
NL DH, NL nghiên cứu khoa học, NL phát triển chương trình đào tạo sư phạm kỹ
thuật, NL quan hệ với doanh nghiệp, NL phát triển nghề nghiệp.
Nguyễn Ngọc Trang (2017) [36], chỉ ra cơ sở khoa học về đặc trưng của DH
dựa vào dự án với sự hỗ trợ của e-learning; đánh giá thực tiễn về nhận thức, mục

đích và mức độ sử dụng DH dựa vào dự án trong đào tạo ngành CNTT.
Nguyễn Thị Kim Chi (2017) [37], thể hiện việc quản lý phát triển chương trình
GD nhà trường phổ thông theo tiếp cận NL là quá trình tác động của chủ thể quản lý
thông qua các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh
giá chương trình để đảm bảo cho nó đạt được mục tiêu phát triển NL người học.
Trần Thị Hải Yến (2015) [38], xác định NL DH là yếu tố quan trọng nhất đảm
21


bảo sự thành công khi thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên; NL này được hình
thành trước hết nhờ quá trình đào tạo ở trường sư phạm, nhưng đó chỉ là bước đầu;
NL DH cần phải được phát triển thông qua hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng
trong suốt cuộc đời DH của người giáo viên.
Trần Thị Hà Giang (2018) [39], đề xuất quy trình và cách thức ứng dụng
CNTT&TT trong DH Địa lí theo mô hình DH kết hợp nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo và phát triển NL của người học trong học tập, góp phần đổi mới
phương pháp và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên.
Mô tả và đánh giá phương thức thực hành thông qua DH tương tác trong đào
tạo giáo viên công nghệ [40]. Xác định các yếu tố kỹ năng sử dụng CNTT cần có
dành cho người học từ đó hình thành và phát triển NL chuyên môn gắn với NL sử
dụng CNTT trong quá trình học tập của bộ môn [41].
Lê Thị Kim Loan (2019) [11], đánh giá trong các yếu tố chủ quan, yếu tố NL
CNTT và phương pháp giảng dạy của GV là hai yếu tố được cho là ảnh hưởng
nhiều nhất, đồng thời đề xuất hệ thống 6 biện pháp phát triển NL CNTT trong DH
đào tạo giáo viên ở trường đại học.
Theo Trần Khánh Đức (2015) [42], tác giả đã phản ánh và phân tích các khái
niệm, quan điểm, cấu trúc và các nội dung cơ bản về NL, NL học tập, đánh giá NL
học tập và phát triển mô hình đào tạo theo NL.
Vũ Trọng Nghị (2010) [43], dựa vào NL công nghệ hỗ trợ được trang bị cho
người học thông qua bộ môn tin học văn phòng áp dụng vào phương thức đánh giá

kết quả học tập theo hướng phát triển NL CNTT.
Tổng quan các mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình DH trong một khung
lý luận DH bao gồm nhiều thành phần khác nhau, có mối tác động qua lại lẫn nhau
(Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường, 2014) [44].

Hình 1.1. Tổng quan khung lý luận DH [44]

Phan Anh Tài (2014) [45], đưa ra quan niệm riêng về một số vấn đề nghiên
cứu, như: NL, NL giải quyết vấn đề, các thành tố của NL và đánh giá NL giải quyết
vấn đề, và đề xuất hướng tiếp cận quá trình giải quyết vấn đề, trên cơ sở đó xác định
các thành tố của NL giải quyết vấn đề và xây dựng các tiêu chí, thang đo để xác
nhận các mức độ NL giải quyết vấn đề.
Xây dựng các biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
22


hướng phát triển NL góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT [46]. Thiết lập quy
trình tuyển chọn và xây dựng công cụ đánh giá dạng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan với sự hỗ trợ của CNTT trong đánh giá kết quả học tập của bộ môn [47].
Nhận định chung:
Những nghiên cứu về phát triển NL CNTT cho GV trong DH trên các khía
cạnh của quá trình tổ chức đào tạo, trong đó tập trung vào các chủ thể chính của DH
phát triển NL đó là: 1) Phân tích chương trình đào tạo, xác định các yếu tố tác động
đến phát triển NL CNTT trong DH; 2) Đánh giá NL sử dụng CNTT trong đào tạo
GV.
Nhân tố NL CNTT được nhận định là then chốt trong GD, và yếu tố DH
hướng phát triển NL CNTT dành cho GV càng được xác định vai trò quan trọng
trong phát triển các NL cần có của người GV.
Trong chương trình đào tạo GV theo hướng phát triển NL thì CNTT được xem
là mô đun bắt buộc. Mô đun này chú trọng việc sử dụng công nghệ để hỗ trợ người

học tự nghiên cứu và học tập theo hướng hợp tác. Kết quả mang lại khi vận dụng
yếu tố phát triển NL CNTT trong DH sẽ làm tăng tính hiệu quả trong vận dụng công
nghệ vào DH đối với cả người dạy lẫn người học.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố cốt yếu cũng như những đặc điểm và
nhân tố tác động về phát triển NL trong GD đã được các nhà nghiên cứu làm rõ.
Tuy nhiên, khả năng tương tác cũng như vận dụng của phương thức DH gắn với yếu
tố phát triển NL trong môi trường trực tuyến chưa được đề cập đến, xác định đây là
nhiệm vụ mà tác giả cần nghiên cứu và chứng thực trong khuôn khổ mục đích
nghiên cứu của luận án.
Đánh giá và đánh giá NL sử dụng CNTT trong DH là một quá trình được tiến
hành có hệ thống nhằm xác định mức độ đạt được về NL sử dụng CNTT của người
học theo mục tiêu đào tạo, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển NL thông qua quá trình
học tập theo nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Đánh giá NL sử dụng CNTT trong
DH xác định được sự tiến triển cả về mặt định tính và định lượng thể hiện qua các
hành vi NL sử dụng CNTT về kiến thức, kĩ năng và thái độ của người học. Kết quả
đánh giá được gắn với mực tiêu theo chương trình đạo tạo đồng thời phát triển NL
sử dụng công nghệ tương tác để đạt được kết quả mà mục tiêu đào tạo cần đạt đến.
Sự phát triển của NL nói chung, NL sử dụng CNTT nói riêng được hiểu theo
hai khía cạnh:
Thứ nhất, sự phát triển là quá trình tăng dần về số lượng các kỹ năng, trên cơ
sở các kỹ năng đã có sẽ hình thành và phát triển thêm các kỹ năng sử dụng CNTT
mới.
Thứ hai, sự phát triển là quá trình thay đổi về chất lượng các kỹ năng tức là
trên cơ sở các kỹ năng đã được hình thành (biết hoặc có các kỹ năng cơ bản về sử
dụng CNTT) sẽ phát triển lên mức độ cao hơn (sử dụng thành thạo).
1.1.3. Những vấn đề đặt ra về định hướng nghiên cứu của luận án
Mục tiêu nghiên cứu liên quan đến đánh giá NL sử dụng CNTT của GV trong
DH ở các trường đại học, cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viên tập trung vào 4 vấn
đề nghiên cứu chính, đó là:
(1) Nghiên cứu về NL CNTT trong DH.

(2) Nghiên cứu về đánh giá NL sử dụng CNTT trong DH.
(3) Nghiên cứu về khung NL CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến.
23


(4) Nghiên cứu về bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT gắn với khung NL
CNTT dành cho GV trong DH trực tuyến.
1.1.3.1. Những vấn đề đã nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến NL CNTT trong DH, trong
đó đề cập đến nhiều khía cạnh về NL sử dụng CNTT như: NL CNTT của GV, kỹ
năng sử dụng CNTT, phát triển NL CNTT trong DH, ứng dụng CNTT trong GD.
Các nghiên cứu đã được các tổ chức, các tác giả xác định rõ yếu tố tác động về khả
năng vận dụng CNTT trong DH hướng phát triển NL của người dạy và người học
trong đó NL CNTT được chú trọng; kết quả đó đã góp phần nhằm nâng cao chất
lượng GD có vận dụng công nghệ, đáp ứng xu thế đào tạo thời đại công nghệ số của
thế kỷ 21.
Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về NL CNTT và
đánh giá NL sử dụng CNTT dành cho GV trong DH và DH trực tuyến. Tổng hòa
các nghiên cứu đã công bố có điểm chung là đưa ra những cấu trúc, những yêu cầu
chung chung về vận dụng CNTT trong GD nói chung, chưa xác định đối tượng cụ
thể để phát triển NL CNTT trong quá trình đào tạo, chưa làm rõ những yếu tố gắn
với chính sách GD, chưa nêu bật các nhân tố cần có để phát triển NL CNTT của
người GV cũng như đối tượng thụ hưởng qua quá trình đào tạo là SV ngành sư
phạm xem như là một bộ quy định hay là bộ khung NL CNTT dành cho GV trong
DH trực tuyến. Xác định đây là vấn đề được đặt ra mà luận án cần phải giải quyết.
1.1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Từ những đánh giá, phân tích các công trình nghiên cứu liên quan đã công bố
trong và ngoài nước và những nhận định của tác giả, luận án cần tập trung nghiên
cứu và giải quyết những vấn đề trọng tâm như sau:
1). Xác định căn cứ làm cơ sở lý luận xây dựng cấu trúc khung NL CNTT

dành cho GV trong DH trực tuyến từ các nghiên cứu, phân tích, đánh giá và chuẩn
hóa các định nghĩa, các kết quả đã công bố về NL CNTT và NL sử dụng CNTT
trong DH trực tuyến.
2). Xây dựng quy trình xác định khung NL CNTT của GV trên cơ sở phân
tích, đánh giá chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo giáo viên
và chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trong hệ thống GD Việt Nam.
3). Đánh giá thang đo bộ tiêu chí theo khung NL CNTT dành cho GV thông
qua việc phân tích, đánh giá kết quả khảo cứu thực trạng, lấy ý kiến chuyên gia về
thang đo của khung NL CNTT của GV trong DH trực tuyến.
4). Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá NL sử dụng CNTT dành cho GV trong DH
trực tuyến dựa trên khung NL CNTT sau khi đã được chuẩn hóa thang đo giá trị các
tiêu chí của khung NL CNTT.
5). Kiểm nghiệm và đánh giá kết quả vận dụng khung NL CNTT của GV trong
DH trực tuyến thông qua quá trình tổ chức DH trong đào tạo GV, kết luận tính khả
dụng và hiệu quả tác động đến chất lượng đào tạo theo hướng phát triển NL CNTT
của người dạy và người học.
Qua phân tích, đánh giá từ những nghiên cứu nêu trên, cùng với những vấn đề
được đặt ra cần phải giải quyết về vận dụng NL CNTT trong DH đã xác định tính
cấp thiết của đề tài nghiên cứu về “Đánh giá năng lực sử dụng CNTT của giảng
viên trong dạy học trực tuyến” mà luận án tập trung chứng thực.
24


1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Năng lực
Nguồn gốc từ tiếng Latinh: NL là “competentia” có nghĩa là “gặp gỡ”. Theo
tiếng Anh: NL là “competence”, đầu tiên được nhà ngôn ngữ học người Mỹ N.
Chomsky sử dụng để chỉ NL ngôn ngữ của một thành viên trong một cộng đồng
ngôn ngữ nào đó, để đối lập với khái niệm “ngữ thi” (performance) tức là kết quả
của một hoạt động ngôn ngữ. Sau đó, các nhà lý luận DH ngoại ngữ sử dụng rộng

rãi thuật ngữ này để chỉ một NL nào đó trong quá trình lĩnh hội ngôn ngữ đích.
Tổ chức OECD quan niệm NL là “khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những
yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể” (OECD, 2005) [48].
Tremblay (2002) [49], đã cho rằng NL là “khả năng hành động, thành công và
tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối
mặt với các tình huống trong cuộc sống”.
Theo Weinert (2001) [50], NL là “tổng hợp các khả năng và kĩ năng sẵn có
hoặc học được cũng như sự sẵn sàng của người học nhằm giải quyết những vấn đề
nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có sự phê phán để đi đến giải
pháp”.
Theo quan điểm Triết học, NL được hiểu theo nghĩa rộng là “những đặc tính
tâm lí của cá thể điều tiết hành vi của cá thể và là điều kiện sống của cá thể”. Hiểu
theo nghĩa đặc biệt, NL là toàn bộ những đặc tính tâm lí của con người khiến cho nó
thích hợp với một hình thức hoạt động nghề nghiệp nhất định đã được hình thành
trong lịch sử. Trong lý luận DH hiện đại, NL được quan niệm là điểm hội tụ của
nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và
trách nhiệm đạo đức [51, 52, 53].
Theo quan niệm trong chương trình GD phổ thông của Quebec – Canada: “NL
là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình
cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợp của
hoạt động trong bối cảnh nhất định”.
Theo chương trình GD phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT [54], NL được
định nghĩa “NL là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất
định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân
khác nhau như hứng thú, niềm tin, ý chí. NL của cá nhân được đánh giá qua phương
thức và kết quả hoạt động của các nhân tố đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc
sống”.
Hoàng Hòa Bình (2015) [55], cho rằng “NL là thuộc tính cá nhân được hình
thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con
người thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn

trong những điều kiện cụ thể”.
Theo Trần Khánh Đức (2014) [56], “NL là khả năng tiếp nhận và vận dụng
tổng hợp, có hiệu quả mọi tiềm năng của con người (tri thức, kỹ năng, thái độ, thể
lực, niềm tin…) để thực hiện có chất lượng và hiệu quả công việc hoặc đối phó với
một tình huống, trạng thái nào đó trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp trong
các điều kiện, môi trường cụ thể và theo các chuẩn mực nhất định”.
Có thể nhận thấy điểm chung cốt lõi của các cách hiểu trên về khái niệm NL
chính là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ để giải quyết một tình
huống có thực trong cuộc sống. NL là một cái gì đó vừa tồn tại ở dạng tiềm năng
25


×