Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU RAU QUẢ I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.52 KB, 29 trang )

CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU RAU QUẢ I
3.1 Dự báo thị trường rau quả thế giới và triển vọng xuất khẩu của công ty
đến năm 2020
3.1.1 Dự báo thị trường rau quả thế giới đến năm 2020
3.1.1.1 .Xu hướng tăng tỷ trọng giao dịch rau quả tươi trong tổng giao dịch rau
quả toàn cầu
Trong những năm qua, theo FAO số lượng nhập khẩu rau tươi trên thế
giới tăng bình quân 1.8%/ năm. Những năm tới, nhu cầu rau quả trên thế giới sẽ
tăng khoảng 5%/năm. Với tốc độ này thì đến năm 2010 lượng rau quả tren toàn
thế giới sẽ khoảng 17 triệu tấn. Các nước nhập khẩu chủ yếu vẫn là các nước
thuộc EU: Pháp, Đức, anh, Canada, Hồng Koong, Hoa Kỳ trong đó Hoa Kỳ
nhập khoảng 1.200 tấn mỗi năm.
Thị trường trái cây thế giới được chia thành: thị trường quả nhiệt đới, thị
trường quả có múi và thị trường chuối, dứa là loại quả được giao dịch nhiều
nhất nhưng xoài lại là loại quả có tốc độ tăng trường nhập khẩu cao nhất trong
năm tới. Theo dự báo của FAO, thì thị trường nhiệt đới sẽ tăng nhanh nhất với
nhu cầu cao và tốc độ tăng trưởng toàn cầu là 8%. Nhập khẩu quả nhiệt đới toàn
cầu sẽ đạt 4,3 triệu tấn( năm 2010), trong đó 2 khu vực EU và Mỹ chiếm 70% tổng
lượng nhập khẩu nhiệt đới.
Thông thường trong xuất khẩu các nông sản chế biến luôn được xem là
có giá trị hơn so với các sản phẩm chưa qua chế biến vì nó làm tăng giá trị gia
tăng của sản phẩm và lợi nhuận xuất khẩu.Tuy nhiên đối với rau quả thì có sự
khác biệt trong phương diện này,Rau quả đặc biệt là trái cây tươi sẽ cung cấp
giá trị dinh dưỡng nhiều hơn nếu nó tiêu dùng ở dạng tươi với điều kiện đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Gần đây, xu hướng tiêu dùng rau quả ở các nước
phát triển là gia tăng nhu cầu đối với sản phẩm tươi,Vì vậy mà rau quả tươi có
giá trị cao hơn rất nhiều so với rau quả chế biến
Mặt khác, các nước đang phát triển khó có thể cạnh tranh về chất lượng
đối với sản phẩm rau quả chế biến của các nước phát triển. Xuất khẩu rau quả
chế biến qua các nước phát triển luôn gặp phải những khó khăn về hàng rào


thuế quan, khả năng cạnh tranh với quy mô lớn
Những nguyên nhân này đã tạo điều kiện cho rau quả tươi ngày càng
chiếm ưu thế trong hoạt động xuất khẩu rau quả thế giới
3.1.1.2 Xu hướng tăng cường các biện pháp bảo hộ
Hiện nay,tự do hóa thương mại ngày càng phát triển, các tổ chức liên kết
kinh tế, chính trị ngày một tăng, dần dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế
quan, tuy nhiên làm cho các nước phát triển tăng cường sử dụng các biện pháp
bảo hộ tinh vi hơn đó là việc tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm để
bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường ví dụ như:
Kể từ 19-11, Indonesia sẽ chính thức áp dụng quy định mới về quản lý
vệ sinh an toàn thực phẩm (VSTTP) đối với mặt hàng rau quả xuất khẩu vào
nước này. Theo đó, các lô hàng thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật xuất
khẩu sang Indonesia phải kèm theo chứng nhận VSATTP hoặc giấy chứng nhận
phân tích do cơ quan có thẩm quyền cấp và tờ khai thông tin về sản phẩm do
nhà sản xuất tự kê khai.
Chính phủ Indonesia vừa ra một quy định mới áp dụng từ ngày 18-8-2009
yêu cầu các nhà xuất khẩu trái cây, rau quả sang Indonesia phải có giấy chứng
nhận phân tích an toàn vệ sinh thực phẩm (CoA) do cơ quan kiểm dịch cấp
Biện pháp SPS (Kiểm dịch vệ sinh động thực vật) là những quy định do
chính phủ EU đề ra nhằm bảo vệ sức khỏe động thực vật, bảo vệ con người
trước những rủi ro nhất định về an toàn thực phẩm và các căn bệnh lây nhiễm
qua động thực vật. Hiệp định SPS quy định các quốc gia thành viên của WTO
có thể áp dụng mọi biện pháp cần thiết để tự bảo vệ trước những rủi ro được liệt
kê trong Hiệp định nhưng đi kèm với một số điều kiện nhất định để đảm bảo các
biện pháp là chính đáng, áp dụng một cách minh bạch và không phân biệt đối
xử. Các mặt hàng xuất khẩu phải tuân thủ các quy định SPS của EU gồm: Thủy
sản đánh bắt và nuôi trồng; sản phẩm từ thực vật như gạo, hồ tiêu, cà phê, chè,
hạt nhân, tiêu rau quả tươi; thực phẩm chế biến; sản phẩm từ động vật gồm cả
mật ong và thịt; gỗ (loại có thể có sâu rầy) Nhìn chung, các biện pháp SPS do
EU đề ra là tương đối chặt chẽ. Vì thế, thách thức đối với các doanh nghiệp xuất

khẩu vào EU trước hết là phải hiểu biết rõ ràng về các quy định SPS của EU,
tìm ra cách thức hiệu quả và tiết kiệm chi phí để tuân thủ các quy định này. Vấn
đề an toàn thực phẩm ngày càng được khách hàng xem trọng không chỉ ở thị
trường xuất khẩu mà ngay cả thị trường nội địa. Đây là thách thức lớn của ngành
Nông nghiệp nói chung và rau quả nói riêng.Thực tế cho thấy, đã có một số lô rau
quả xuất khẩu của Việt Nam từng bị nhà nhập khẩu khiếu nại. Đó là vấn đề dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với các lô thanh long tươi xuất đi Đan Mạch (năm
2006), xuất sang Anh (năm 2007), năm 2008, thanh long xuất khẩu cũng bị phát
hiện dư lượng prochloraz…
Một số mặt hàng khác như: vải hộp có hàm lượng kim loại, dứa có hàm
lượng Asid lactic, rau đông lạnh xuất đi Nhật bị phát hiện có vật lạ (nút áo, tóc)
… Một số thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan… không
cho nhập rau quả tươi từ Việt Nam do vấn đề "ruồi đục quả".
Một số nhà nhập khẩu châu Âu cũng yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu rau
quả chế biến (đóng hộp, cô đặc, đông lạnh…) phải có xác nhận "giống không
chuyển đổi gien" hoặc phải cung cấp danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật,
phân bón đã sử dụng đối với nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm.
Quả và nước quả đóng hộp nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải đáp ứng các tiêu
chuẩn của Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) về phân biệt
sản phẩm, chất lượng, và độ đầy. Các tiêu chuẩn này được hướng dẫn chi tiết ở
mục 21 CFR 145 và 146.
FDA có qui định cụ thể về tiêu chuẩn độ đầy đối với quả đóng hộp. Tiêu
chuẩn độ dầy đối với đào, lê, mơ, và chêri yêu cầu phải đóng với số lượng tối đa
có thể nhưng không được quá chặt để sau khi đóng hộp và xử lý bằng nhiệt hoa
quả trong hộp vẫn giữ nguyên được hình thù và không bị nát hoặc vỡ. Tiêu
chuẩn độ đầy đối với hỗn hợp các loại quả, bưởi, và mận qui định cụ thể trọng
lượng không nước tối thiểu đối với hoa quả trong hộp được thể hiện bằng tỷ lệ
phần chứa nước của hộp. Ví dụ, yêu cầu trọng lượng không nước đối với hỗn
hợp các loại quả là 65%; bưởi và mận nguyên quả là 50%; mận bổ đôi là 55%...
Đối với các loại quả không có qui định cụ thể về tiêu chuẩn độ đầy thì yêu cầu

chung là hộp phải đầy. Nếu hộp được đóng vớii một cách cố ý để gian lận thì có
thể bị từ chối nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
Rau đóng hộp: FDA có những qui định cụ thể về tiêu chuẩn phân biệt sản
phẩm, chất lượng, và độ đầy đối với nhiều loại rau đóng hộp. FDA thiết lập
những qui cách tối thiểu đối với các loại rau đóng hộp về độ mềm, mầu sắc v.v.
Hàng không đạt những tiêu chuẩn này vẫn có thể được phép nhập khẩu vào Hoa
Kỳ nhưng với điều kiện vẫn tốt cho sức khỏe và trên hộp phải có ghi chú đậm
“Chất lượng không đạt tiêu chuẩn” và tiếp theo đó là dòng chữ “Thực phẩm tốt –
Không phải là chất lượng cao”, hoặc có ghi chú giải thích rõ hàng không đạt tiêu
chuẩn ở điểm nào ví dụ như “quá vụn” chẳng hạn.
Rau đóng hộp phải đáp ứng tiêu chuẩn về độ đầy do FDA qui định. Ví dụ,
đối với cà chua và ngô đóng hộp cả cái và nớc phải chiếm không dưới 90% tổng
dung tích của hộp, hoặc trọng lượng không nước tối thiểu của cái cà chua là
50% dung lượng chứa nước của hộp. Đối với những loại rau không có tiêu
chuẩn cụ thể về độ đầy thì nguyên tắc chung là phải đóng đầy hộp.
3.1.1.3 Triển vọng thị trường rau quả thế giới
Thông thường, xuất khẩu các loại nông sản chế biến được coi là có lợi
hơn cho quốc gia so với nông sản chưa qua chế biến vì nó làm tăng giá trị gia
tăng của sản phẩm và lợi nhuận xuất khẩu. Tuy nhiên, về phương diện này, thị
trường rau qủa khá khác biệt so với nhiều loại nông sản khác.
Rau: Theo dự báo của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), do tác động của
các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân
cư… tiêu thụ nhiều loại rau sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2000-2010, đặc biệt là
các loại rau ăn lá. Theo USDA, nếu như nhu cầu tiêu thụ rau diếp và các loại
rau xanh khác sẽ tăng khoảng 22-23% thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ
khác sẽ chỉ tăng khoảng 7-8%. Giá rau tươi các loại sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc
độ tăng nhu cầu tiêu thụ nhưng giá rau chế biến sẽ chỉ tăng nhẹ, thậm chí giá
khoai tây có thể sẽ giảm nhẹ so với giai đoạn 2000-2004.
Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/năm. Các nước phát
triển như Pháp, Đức, Canada… vẫn là những nước nhập khẩu rau chủ yếu. Các

nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các nước Nam bán
cầu vẫn đóng vai trò chính cung cấp các loại rau tươi trái vụ.
Quả nhiệt đới: Nhu cầu về quả nhiệt đới sẽ tăng trưởng nhanh trong giai
đoạn dự báo với tốc độ tăng trưởng 8%. Nhập khẩu toàn cầu sẽ đạt 4,3 triệu tấn
năm 2010, trong đó 87% (3,8 triệu tấn) được nhập khẩu là nhu cầu nhập khẩu
của các nước phát triển. Hai khu vực EU và Hoa Kỳ chiếm 70% tổng nhập khẩu
quả nhiệt đới toàn cầu. EU vẫn là khu vực nhập khẩu quả nhiệt đới lớn nhất thế
giới với Pháp là thị trường tiêu thụ chính và Hà Lan là thị trường trung chuyển
lớn nhất châu Âu. Ngoài Hoa Kỳ và EU, Nhật Bản, Canada và Hồng Kông cũng
là những thị trường nhập khẩu quả nhiệt đới lớn.
Quả có múi: Sản xuất tăng nhanh trong khi nhu cầu tăng trưởng chậm đã
gây sức ép lên giá cả các loại quả có múi tươi cũng như chế biến, làm giảm các
diện tích trồng mới trong thời gian qua. Vì vậy, tốc độ tăng sản lượng vẫn sẽ ở
mức thấp trong thời gian tới. Sao Paolo của Brazil và Florida của Mỹ vẫn là
những khu vực cung cấp quả có múi lớn nhất thế giới.
Chuối: Nhập khẩu chuối toàn cầu dự báo sẽ đạt 14,3 triệu tấn năm 2010,
thấp hơn 4% so với tổng lượng xuất khẩu chuối do những hao hụt trong quá
trình vận chuyển. Nhập khẩu chuối vào các nước đang phát triển và đang
chuyển đổi sẽ tăng mạnh hơn ở các nước phát triển, đưa tỷ trọng của các nước
này trong tổng lượng nhập khẩu toàn cầu từ 25% hiện nay lên gần 50% vào năm
2010.
Nhập khẩu chuối của các nước phát triển dự báo sẽ tăng 1-2%/năm trong
những năm tới, trong đó Canada và Hoa Kỳ đóng góp tới 80% mức tăng trưởng
nhập khẩu này tuy EU vẫn là khu vực nhập khẩu chuối chủ yếu.
3.1.2 Khả năng phát triển của thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam trong
thời gian tới
3.1.2.1. Triển vọng, cơ hội
Nhiều thị trường tăng nhu cầu với rau quả Việt Nam
Trong năm 2009, sản phẩm rau hoa quả của nước ta chỉ xuất khẩu được
sang 20 thị trường, giảm 17 thị trường so với cùng kỳ 2008. 3 thị trường xuất

khẩu chính là Trung Quốc, Nga và Nhật Bản, chiếm 45% tổng kim ngạch xuất
khẩu rau hoa quả của Việt Nam. Nhưng đáng mừng là trong những tháng cuối
năm, đơn đặt hàng từ các đối tác nước ngoài đã tăng trở lại.
Kim ngạch xuất khẩu rau quả vào Trung Quốc trong cả năm 2009 đạt
gần 50 triệu USD. Các mặt hàng tiêu thụ mạnh tại thị trường này là: thanh long,
dừa, khoai, súplơ, cà tím, thảo quả.
Hiện đã có 47 mặt hàng rau hoa quả xuất khẩu sang thị trường Mỹ, tuy
nhiên, vẫn chưa thể hiện hết được khả năng cung ứng đa dạng các sản phẩm rau
hoa quả của Việt Nam. Trong các nhóm hàng rau hoa quả xuất khẩu sang thị
trường Mỹ thì kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi vẫn còn nhiều hạn chế do
những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm...
Xuất khẩu rau sang Singapore cũng đang tăng mạnh. Trước đây,
Malaysia là nguồn cung cấp rau chủ yếu của Singapore. Tuy nhiên, do năm nay
mùa mưa đến sớm nên thu hoạch rau của Malaysia bị giảm sút, lượng rau của
nước này xuất sang Singapore cũng giảm. Để bù đắp thiếu hụt, ổn định thị
trường, các nhà nhập khẩu Singapore đã tăng cường nhập khẩu rau từ Trung
Quốc và Việt Nam.
Ngoài ra, mới đây, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, hiện
người tiêu dùng nước này đang có xu hướng tìm mua 5 loại trái cây mà theo họ
có lợi cho sức khỏe là chuối, dứa, đu đủ, xoài và bơ. Đây là những đặc sản thế
mạnh của Việt Nam. Được biết, hiện lượng đơn đặt hàng rau quả vào Nhật tăng
15% so với cuối năm 2009. Nhu cầu rau cấp đông và khoai tây cấp đông xuất
khẩu sang thị trường Nhật mỗi tháng lên hơn 1.000 tấn.
Đặc biệt, kể từ khi Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu thanh long vào
ngày 20/10/2009, bình quân mỗi ngày có 1-2 tấn thanh long tươi của Việt Nam
qua xử lý hơi nhiệt được Công ty TNHH chế biến trái cây Yasaka xuất bằng
đường hàng không sang thị trường Nhật Bản. Giá thanh long bán sỉ tại Nhật
Bản dao động từ 8 - 10 USD/kg. Với mức giá này thì thị trường Nhật Bản được
doanh nghiệp đánh giá có lợi nhuận tốt hơn so với nhiều thị trường khác là EU,
Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan...

Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), doanh
nghiệp Việt Nam hiện có rất nhiều thuận lợi về thuế theo Hiệp định Đối tác kinh
tế Việt - Nhật, trong đó có đến 84% giá trị nông sản của Việt Nam được giảm
thuế. Điều quan trọng hiện nay là các doanh nghiệp cần lưu ý hơn đến chất
lượng, đặc biệt là áp dụng sản xuất theo tiêu chuẩn GAP (thực hành nông
nghiệp tốt).
Như vậy, sau khi hội nhập kinh tế quốc tế như (ASEAN, WTO...) đồng
nghĩa với việc là thị trường xuất khẩu của công ty được mở rộng lớn hơn, gồm
các thành viên trong khối với các cam kết về thuế nhập khẩu đã và sẽ được cắt
giảm, các biện pháp phi thuế quan cũng được loại bỏ theo quy định thư gia nhập
của các thành viên mà không bị phân biệt đối xử.Từ đó các doanh nghiệp Việt
Nam có cơ hội cạnh tranh bình đẳng trên thị trường thế giới.Viêc thực thi các
cam kết chống lại về mở rộng thị trường , công khai minh bạch các chính sách
kinh tế, xóa bỏ bao cấp và các loại trợ cấp thiết bị cấm…của Nhà nước đã thúc
đẩy các doanh nghiệp xúc tiến mở rộng thị trường như xây dựng thương hiệu,
uy tín..để từ đó có thể xuất khẩu thành công và có sự phát triển bền vững trên cả
thị trường trong và ngoài nước. Do đời sống con người ngày càng ổn định và
sung túc, làm xuất hiện những nhu cầu mới đặc biệt các loại rau qua tươi, đảm
bảo hợp tiêu chuẩn an toàn thực phẩm ngày càng được ưa chuộng tạo thị trường
mới cho doanh nghiệp nước ta bởi đó là thế mạnh của Việt Nam.
3.1.2.2 Thách thức
Việt Nam là nước nông nghiệp, nông dân sản xuất nông nghiệp chiếm
70%. Hơn một năm Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), đối
với doanh nghiệp chúng tôi nói riêng và ngành rau quả Việt Nam nói chung
đang gặp rất nhiều thách thức trong quá trình hội nhập:
* Về chất lượng rau quả các nhà nhập khẩu đòi hỏi về tính an toàn và
chất lượng của sản phẩm ngày càng cao, sản phẩm phải đảm bảo không có dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật, nông dân sản xuất rau quả phải thực hiện quy trình
sản xuất nông nghiệp GAP để kiểm soát chất lượng nguyên liệu rau quả khi
nông dân sản xuất ra, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm tuyệt đối.

* Rau quả Việt Nam rất đa dạng và phong phú về chủng loại. Tuy nhiên,
khi gia nhập WTO mặt hàng này sẽ gặp nhiều sức cản lớn do nguồn nguyên liệu
chế biến chưa ổn định, chất lượng sản phẩm không đồng đều. Giá các sản phẩm
rau quả của Việt Nam có nhiều loại cao hơn các nước trong khu vực do chi phí
sản xuất cao gấp hai lần so với Thái Lan và một số nước khác, bởi họ có nhiều
rau quả, năng suất cao, chất lượng tốt, nên giá thành hạ. Nếu chúng ta không có
giải pháp tích cực hơn thì rau hoa quả Việt Nam “thua ngay trên sân nhà”,
người nông dân sẽ không còn trồng rau quả nữa vì sản xuất ra bán không được,
giá cả và chất lượng không cạnh tranh nổi với các nước trong khu vực.
* Nghiên cứu thị trường của những loại quả nước ta có lợi thế xuất khẩu
cho thấy Việt Nam sẽ gặp phải những đối thủ cạnh tranh sau:
- Chuối: Việt Nam phải cạnh tranh với Bắc Trung Mỹ, nơi có sản lượng
xuất khẩu lớn, Nam Mỹ, Philippin, Trung Quốc. Ngân hàng thế giới dự đoán
Mỹ La tinh (Ecuado, Coxtarica, Colombia, Hondurat, Panama) là những nước
xuất khẩu chuối mạnh nhất. Philippin cũng đạt mức xuất khẩu 1 triệu tấn vào
năm 2000 và 1,16 triệu tấn vào năm 2005.
- Dứa: sản lượng dứa thế giới là 10,065 triệu tấn, trong đó Châu Á là 6 triệu
tấn. Ở Châu Á, Thái Lan có sản lượng dứa 2 triệu tấn; Philippin 1,1 triệu tấn; Ấn
Độ 0,85 triệu tấn; Trung Quốc 0,75 triệu tấn và Việt Nam là 0,48 triệu tấn. Ở Châu
Á, nước xuất khẩu dứa tươi nhiều nhất là Philippin 0,52 triệu tấn; xuất khẩu nhiều
dứa hộp là Thái Lan 345.000 tấn, Philippin 103.494 tấn, Malaysia 43.271 tấn, cung
cấp tới 70% xuất khẩu dứa hộp toàn thế giới.
Thái Lan có dây truyền công nghệ chế biến tiên tiến, kỹ thuật đóng gói hiện đại,
chất lượng sản phẩm thoả mãn được tiêu chuẩn chất lượng của thị trường EU, Mỹ,
Nhật. Do vậy, đây là đối thủ cạnh tranh lớn nhất trên thế giới xuất khẩu dứa đối với Việt
Nam.
- Rau: Việt Nam có lợi thế cơ bản về khả năng sản xuất và cung ứng rau
trên thị trường quốc tế. So với một số nước cũng sản xuất rau trên thị trường thế
giới thị sản xuất rau của các nước phải chi phí cho sản xuất lớn hơn do phải sử
dụng hệ thống nhà kính phức tạp. Theo đánh giá của các chuyên gia thì rau vụ

đông đồng bằng sông Hồng là một trong những nông sản phẩm có triển vọng
xuất khẩu sáng sủa. Tuy nhiên, trong lĩnh vực xuất khẩu rau, Việt Nam cũng
gặp phải sức ép cạnh trạnh rất lớn mà đối thủ cạnh trạnh là Thái Lan, Trung
Quốc và Đài Loan. Những nước này hơn hẳn nước ta về kinh nghiệm tiếp thị.
Thái Lan rất năng động trong việc tìm kiếm thị trường, biết cách đáp ứng nhanh
chóng thị hiếu tiêu thụ của khách hàng. Thị trường xuất khẩu rau quả chính của
Thái Lan là Nhật, Mỹ, Úc.
* Cơ sở hạ tầng như cảng biển, giao thông vận tải cũng bị hạn chế làm
ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, trong đó có
ngành rau quả của chúng tôi, đồng bằng sông Cửu Long là nơi sản xuất nhiểu
sản phẩm nông nghiệp nhưng phương tiện vận chuyển gặp nhiều khó khăn như
vậy chắc chắn là ảnh hưởng đến xuất khẩu rất nhiều, điển hình là tháng 07/2008 tình
trạng tắt nghẽn cảng làm cho việc vận chuyển container từ các tỉnh đồng bằng sông
Cửu Long lên Tp. HCM nằm chờ 3 ngày không xuất được, hàng đông lạnh mà để
trên xe chờ như vậy làm sao đảm bảo chất lượng sản phẩm. * Vấn đề thiếu thông
tin hành lang pháp lý, quy định của một số quốc gia nhập khẩu doanh nghiệp
chưa hiểu hết dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp phải và vi phạm, chẳng hạn như
những quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, quy định về an toàn thực
phẩm của từng thị trường khác nhau
* Nền kinh tế suy thoái, giá cả các mặt hàng gia tăng,nhu cầu có phần
giảm, cạnh tranh khắc nghiệt dẫn tới bất ổn về chính trị,an ninh và xã hội đang
diễn ra ngày càng phức tạp trên thế giới cũng ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động
xuất khẩu của các doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh thấp.
3.2 Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu rau quả của công ty cổ
phần xuất nhập khẩu rau quả I đến năm 2015
3.2.1 Mục tiêu
Trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế như hiên nay vẫn đang diễn ra
nhưng theo dự báo của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) là đã có những dấu hiệu tích
cực, nền kinh tế đang dần phục hồi theo tốc độ chậm trong năm 2010.Dựa vào
dự báo và phân tích sơ bộ về kinh tế thế giới công ty đánh giá các thị trường

tiềm năng và năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh của mình công ty đạt ra
cho mình mục tiêu phương hướng phấn đấu và hoạt động như:
Bên cạnh việc duy trì, giữ vững các thị trường truyền thống công ty tích
cực tìm kiếm mở rộng thêm thị trường mới trên khắp thé giới
Tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong việc đổi mới công nghệ,
trang thiết bị, nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực và các hoạt động
xúc tiến thương mại.
Nâng mức kim ngạch XNK các sản phẩm của mình, công ty các định
hướng tới giữ vững và chiếm lĩnh thị trường Nga đồng thời chú trọng tới thị
trường liên minh châu Âu EU. Tổng kim ngạch XNK đạt mức 18.000.000 USD
vào năm 2015 trong đó kim ngạch XK là 11.500.000 USD và Kim ngạch NK là
6.500.00USD, xuất khẩu rau quả chế biến là 7.000.000 USD.
3.2.2 Định hướng về sản phẩm và chiến lược sản phẩm
Xuất phát từ yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh
doanh cải tiến sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh sẽ là quyết định cho
công ty kéo đai chu kỳ sống của sản phẩm và đáp ứng được ngày càng tốt hơn
nhu cầu của thị trường.Vì vậy đa dạng hóa sản phẩm là cần thiết, quan trọng với
bất kì một doanh nghiệp nào.Nhìn chung, hiện nay mặt hàng của công ty cũng
phong phú và áp dụng các công nghệ hiện đại để nâng cao số lượng , chất
lượng.
Bảng 9: Cơ cấu sản phẩm và tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu
giai đoạn 2010-2015 của Tổng Công ty .
Năm
2010 2015
Kim ngạch
xuất khẩu
(%)
Tỷ trọng
(%)
Khối lượng

(nghìn tấn)
Kim
ngạch
xuất khẩu
Tỷ trọng
(%)
Khối lượng
(nghìn tấn)
1. Rau quả tươi 25 15 50 40 20 130
2. Rau quả hộp 35 40 57 80 40 120
3. Rau quả sấy
muối
15 20 33 40 20 68
4. Gia vị 20 20 13 30 15 20
5. Nông sản thực
phẩm
5 5 7 10 5 12
Tổng 100 100 160 200 100 350
Nguån: §Þnh híng ph¸t triÓn cña Tæng C«ng ty rau qu¶ ViÖt Nam giai ®o¹n 2010-2015
Về sản phẩm và thị trường của mình, tới năm 2015 thì rau quả tươi, đồ
hộp nước quả động lạnh, rau quả sấy muối, gia vị và nông sản phẩm.. sản xuất
vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty. Giai đoạn này công ty
cũng sẽ thực hiện việc đa dạng hóa các sản phẩm (phát triển thêm các sản phẩm
mới, nâng cao chất lượng của các sản phẩm cũ) để phù hợp với xu hướng phát
triển và nhu cầu của thị trường.
Rau quả ở dạng tươi: Rau quả xuất khẩu dưới dạng tươi ngoài việc cần có
giống tốt bảo đảm chất lượng, màu sắc, hương vị, phù hợp nhu cầu của khách
hàng, đòi hỏi phải có đầu tư vốn lớn: thiết bị làm lạnh tiên tiến, bảo đảm rau quả
không bị mất nước, kho chứa và phương tiện vận chuyển lạnh… Do đó, trước

×