Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của người dân thành phố rạch giá, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.92 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÀO XUÂN VỮNG

MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO DỊCH VỤ NƯỚC SẠCH
CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ TỈNH KIÊN
GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh-năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÀO XUÂN VỮNG

MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CHO DỊCH VỤ NƯỚC SẠCH

CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ
TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN NGỌC VINH


TP. Hồ Chí Minh-năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ
nước sạch của người dân thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang” là công trình
nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Ngọc
Vinh. Các kết quả, số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu, kết quả do trực tiếp cá nhân tôi thu thập, thống kê và xử lý.
Các nguồn dữ liệu khác được tôi sử dụng trong luận văn đều có ghi nguồn
trích dẫn và xuất xứ.
Kiên Giang, ngày ... tháng ... năm 20...
Tác giả luận văn

Đào Xuân Vững


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... I
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. I
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... II
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH..................................................... III
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................. 1
1.1.

Đặt vấn đề................................................................................................ 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 4

1.2.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................... 4
1.2.2. Mục tiêu chi tiết cụ thể............................................................................. 4
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 4

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 5
1.4.

Câu hỏi nghiên cứu................................................................................... 5

1.5.

Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu............................................................. 5

1.6.

Kết cấu của luận văn................................................................................ 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH..............................7
2.1.

Một số khái niệm cơ bản.......................................................................... 7

2.1.1. Khái niệm nước sạch................................................................................ 7
2.1.2. Dịch vụ nước sạch.................................................................................... 7

2.1.3. Khái niệm tài nguyên nước quốc gia........................................................ 7
2.1.4. Khái niệm mức sẵn lòng chi trả.............................................................. 10
2.2.

Khung lý thuyết...................................................................................... 12

2.3.

Tóm lược các công trình nghiên cứu có liên quan.................................. 14

2.4.

Khung nghiên cứu.................................................................................. 17

CHƯƠNG 3: PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................. 19
3.1.

Đặc điểm tình hình địa bàn nghiên cứu.................................................. 19

3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 19
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội TP Rạch Giá.................................................... 20
3.1.3. Một số các chỉ tiêu kinh tế của Thành phố Rạch Giá.............................21
3.2.

Cơ sở thực tiễn tình hình sử dụng nước sạch của nước ta......................23

3.3.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 24


3.3.1. Dữ liệu nghiên cứu................................................................................. 24


3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu............................................................... 26
3.3.2.1. Phương pháp so sánh.............................................................................. 26
3.3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả.................................................................. 27
3.3.2.3. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method).........27
3.3.2.4. Phương pháp phân tích hồi quy.............................................................. 29
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................. 30
4.1.

Phân tích thực trạng sử dụng nước trên địa bàn nghiên cứu...................30

4.1.1. Hiện trạng sử dụng nước của TP Rạch Giá............................................. 30
4.1.2. Thực trạng sử dụng nước của hộ dân được khảo sát...............................30
4.1.2.1. Thống kê trình độ chuyên môn của chủ hộ............................................. 30
4.1.2.2. Thống kê nghề nghiệp của chủ hộ.......................................................... 31
4.1.2.3. Thống kê số nhân khẩu của chủ hộ......................................................... 31
4.1.2.4. Thống kê mức thu nhập của chủ hộ........................................................ 32
4.1.2.5. Phân tích hiện trạng nguồn nước sạch đang sử dụng.............................. 33
4.1.2.6. Năm bắt đầu sử dụng nước sạch............................................................. 33
4.1.2.7. Lý do sử dụng nước sạch của các hộ dân............................................... 34
4.1.2.8. Mức chi phí bình quân 1 tháng cho việc sử dựng nước sạch..................35
4.1.2.9. Đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch của hộ dân................35
4.2.

Phân tích mức sẵn lòng chi trả của hộ dân đã hoặc chưa sử dụng nước
sạch

36


4.2.1. Kết quả có hoặc không sẵn lòng chi trả của hộ dân................................36
4.2.2. Kết quả mức độ chi trả tăng thêm của hộ dân......................................... 37
4.2.3. Kết quả mức sử dụng nước sạch khi chấp nhận chi tăng thêm...............39
4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả dịch vụ nước sạch.......39

4.4.

Kiểm tra đa cộng tuyến của mô hình nghiên cứu...................................42

4.5.

Phân tích sự tác động của biến định tính đến WTP................................ 42

4.5.1. Nghề nghiệp của chủ hộ......................................................................... 42
4.5.2. Giới tính của chủ hộ............................................................................... 44
4.5.3. Học vấn của chủ hộ................................................................................ 45
4.5.4. Thu nhập của chủ hộ.............................................................................. 45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................... 48
5.1.

Kết luận kết quả phân tích từ mô hình nghiên cứu................................. 48

5.1.1. Kết luận thực trạng cung cấp nước sạch trên địa bàn TP Rạch Giá........48
5.1.2. Kết luận khả năng sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của người dân
TP Rạch Giá 49



5.1.3. Kết luận các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả dịch vụ nước
sạch
5.2.

50

Một số kiến nghị..................................................................................... 50

5.2.1. Kiến nghị đối với Công ty cung cấp nước sạch tỉnh Kiên Giang............50
5.2.2. Đối với người trực tiếp thụ hưởng nguồn nước sạch..............................52
5.2.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương.................................................. 53
5.3.

Những hạn chế của nghiên cứu.............................................................. 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt

Cụm từ tiếng việt

BĐKH
BYT
CK

Biến đổi khí hậu

Bộ Y tế Việt Nam
Chuyên khoa
Contigent Valuation Method (Phương pháp đánh giá
ngẫu nhiên)
Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Hồng
Doanh nghiệp
Dịch vụ nước sạch
Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa)
Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm
trên địa bàn)
Héc ta
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Phó Giáo sư
Public - Private Partner (Mô hình hợp tác công – tư)
Quy chuẩn Việt Nam
Quyết định
Tiêu chuẩn Việt Nam
Thạc sĩ

CVM
ĐBSCL
ĐBSH
DN
DVNS
GDP
GRDP
HA
NN&PTNT
PGS

PPP
QCVN

TCVN
ThS


TNHH MTV
TP
TS
UBND
WB
WTA
WTP
YT

Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
Thành Phố
Tiến sĩ
Uỷ ban nhân dân
World Bank (Ngân hàng thế giới)
Willingness To Accept (Mức sẵn lòng chấp nhận)
Willingness To Pay (Mức sẵn lòng trả)
Y tế


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1

Trữ lượng nước trên thế giới (theo F. Sargent, 1974)


Bảng 2.2

Các lưu vực sông chính của nước ta

Bảng 2.3

Tổng hợp các nhân tố tác động đến mức sẵn lòng chi trả
dịch vụ nước sạch

Bảng 3.1

Thống kê số phường, số hộ và số nhân khẩu khảo sát

Bảng 3.2

Phân bố dân số TP Rạch Giá 2016

Bảng 4.1

Thống kê trình độ chuyên môn chủ hộ

Bảng 4.2

Thống kê nghề nghiệp của chủ hộ

Bảng 4.3

Thống kê số nhân khẩu của các chủ hộ


Bảng 4.4

Thống kê mức thu nhập của chủ hộ

Bảng 4.5

Năm bắt đầu sử dụng nước sinh hoạt của hộ dân

Bảng 4.6

Lý do sử dụng nước sạch của hộ dân

Bảng 4.7

Mức bình quân 01 tháng các hộ phải chi trả tiền nước

Bảng 4.8

Mức sẵn lòng chi trả của hộ dân được khảo sát

Bảng 4.9

Mức sử dụng nước sạch khi mức giá tăng thêm

Bảng 4.10

Đo độ phù hợp của mô hình

Bảng 4.11


Phân tích phương sai

Bảng 4.12

Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính

Bảng 4.13

Kiểm định ANOVA biến nghề nghiệp

Bảng 4.14

Kiểm định T-Test với biến giới tính

Bảng 4.15

Kiểm định học vấn của chủ hộ

Bảng 4.16

Kiểm định thu nhập của chủ hộ


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 2.1

Đặc điểm tài nguyên nước mặt

Biểu đồ 2.2


Biểu diễn mối quan hệ giữa giá và sản lượng hàng hóa
WTP

Biểu đồ 2.3

Biểu diễn lý thuyết hành vi hợp lý của Ajzen & Fisbein

Biểu đồ 4.1

Số hộ dân sử dụng loại nước và tỷ lệ %

Biểu đồ 4.2

Thống kê mô tả chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch

Biểu đồ 4.3

Số lượng và tỷ lệ % hộ dân sẵn lòng chi trả DVNS

Biểu đồ 4.4

Số lượng và tỷ lệ % hộ dân sẵn lòng chi trả tăng thêm


1

Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến đầu năm 2015, cả

nước có tới 84,5% người dân ở nông thôn đã được tiếp cận và sử dụng nước sinh
hoạt hợp vệ sinh. Trong đó, những vùng có số người dân được dùng nước sinh
hoạt hợp vệ sinh nhiều nhất là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) 88%,
Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH) 91% và Đông Nam Bộ với 94,5%. Tỷ lệ người
dân chưa được hay được tiếp cận nước hợp vệ sinh ở mức thấp nhất là vùng Bắc
Trung Bộ, với tỷ lệ là 81%, mặc dù vùng này là nơi có số hộ dân sống



nông thôn là cao thứ 4 trong 7 vùng trên toàn quốc.
Kết quả thực hiện của Chương trình mục tiêu quốc gia cũng cho thấy, tỉ

lệ số dân được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng đáng kể qua các năm (84,5%
năm 2014 so với 32% năm 1998). Tuy nhiên, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử
dụng nước sạch còn rất thấp, mới chỉ đạt 42% theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Trong số đó, cũng chỉ khoảng 32% hộ được dùng nước từ các công trình cấp
nước tập trung, còn lại là từ các công trình nhỏ lẻ như giếng đào, giếng khoan,
bể nước mưa.
Theo báo cáo của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn
(NS&VSMTNT) tỉnh Kiên Giang, Chương trình MTQG NS&VSMTNT đề ra
mục tiêu phấn đấu 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ
sinh, trong đó 45% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn QCVN 02 - BYT với số
lượng ít nhất là 60 lít/người/ngày. Qua 5 năm triển khai, tỷ lệ dân số nông thôn
sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh từ 74,66% (năm 2011) đã tăng lên,
đạt khoảng 85,63% trong năm 2015 (đạt mục tiêu Chương trình đề ra 85%);
tương tự tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn QCVN 02 BYT từ 27,51% năm 2011 tăng lên, đạt 34,43% năm 2015. Tổng vốn đầu tư thực
hiện Chương trình giai đoạn 2011 - 2014 và dự kiến năm 2015



2

đạt 138.980 triệu đồng; tiến độ thực hiện giải ngân đảm bảo hàng năm đạt trên
97%. Theo đánh giá của Trung ương, tỉnh Kiên Giang đạt tới 96,4% các trạm
cấp nước nông thôn hoạt động bền vững
Tỉnh Kiên Giang đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình MTQG và đã
phê duyệt Quy hoạch cấp nước sạch nông thôn giai đoạn 2011 – 2020, trên cơ
sở đó xây dựng các kế hoạch, chương trình thực hiện đến năm 2020. Tạo
nguồn nước sạch, đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh tới người dân nông
thôn, toàn tỉnh Kiên Giang có tỷ lệ số hộ dân sử dụng nguồn nước sạch thành
thị là 97,10%, ở nông thôn là 81,11%, số hộ dân ở thành thị có sử dụng hố xí
tự hoại hợp vệ sinh đạt tỷ lệ 90,79%, ở nông thôn đạt tỷ lệ 40,91%. Tỉnh Kiên
Giang đã đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước nông thôn trên địa bàn tỉnh theo
hướng đồng bộ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Hiện nay với 55 hệ
thống cấp nước sạch nông thôn trên toàn tỉnh được đầu tư hoàn thiện và giao
cho Trung tâm NS&VSMTNT quản lý khai thác.
Triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới,
Trung tâm NS&VSMTNT tỉnh Kiên Giang cũng đã tiến hành lồng ghép nhiều
nguồn vốn để thực hiện. Đến nay toàn tỉnh đã có 21/35 xã Nông thôn mới đã
có trạm cấp nước tập trung, góp phần thực hiện về tiêu chí nước sạch trong
việc xây dựng xã Nông thôn mới.
TP Rạch Giá là một thành phố non trẻ, mới được Thủ tướng Chính phủ
công nhận là Thành phố loại II, TP Rạch Giá có tứ cận giáp với các địa phận
khác là phía Đông thành phố giáp các huyện Tân Hiệp và Châu Thành, phía
Nam giáp các huyện Châu Thành và An Biên, phía Bắc giáp các huyện Hòn
Đất và Tân Hiệp, phía Tây là ranh giới tiếp giáp vùng biển huyện Kiên Hải.
Theo Cục Thống kê Kiên Giang tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình
quân hàng năm đạt 15,1%, tăng 0,85% so nhiệm kỳ trước. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ từ 69,52% năm 2010 lên



3

78,46% năm 2015, giảm công nghiệp - xây dựng từ 17,74% năm 2010 còn
13,45%, nông nghiệp từ 12,74% năm 2010 còn 8,09%. Thu nhập bình quân đầu
người năm 2015 đạt 69,51 triệu đồng (tương đương 3.278 USD), gấp 2,3 lần so
năm 2010. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 25.244 tỷ đồng và tăng 3,15 lần.
Bên cạnh sự phát triển về kinh tế của TP Rạch Giá, trong thời gian gần
đây vấn đề nước sạch và vệ sinh trong sinh hoạt của người dân trên địa bàn TP
cũng còn nhiều vấn đề khó khăn, bức xúc về nguồn nước sạch, cần khắc phục
sớm, không để tình trạng xâm nhập mặn làm cho vấn đề cung cấp nguồn nước
sạch bị động như những năm qua, người dân TP Rạch Giá chạy đôn đáo đi tìm
nguồn nước sạch. Theo Cục Thống kê Kiên Giang tỷ lệ hộ dân sử dụng nước
sạch và hợp vệ sinh trên địa bàn TP Rạch giá tương đối cao, đạt 98,14%. Tỷ lệ
này cao đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt của người dân, tránh được những tình
trạng thiếu nước sạch làm cho sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng, nhiễm các
độc tố nguy hại, sinh ra cá loại bệnh tật khó lường. Tuy nhiên tình trạng người
dân được sử dụng nguồn nước sạch có chất lượng đảm bảo, hợp vệ sinh trên toàn
tỉnh vẫn còn thấp, riêng chỉ có TP Rạch Giá là mới đạt ở mức độ nhất định.
Nhiều khu vực dân cư đông đúc vẫn gặp phải tình trạng thiếu hụt nguồn nước
sạch, nơi cần cung cấp nhiều nước thì lại không đủ đáp ứng, với công suất hạn
chế không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Từ những bất cập đó, việc cung cấp nguồn nước sạch cho các chủ hộ, việc
chi trả cho mức giá sử dụng dịch vụ ngày càng cao của người dân TP Rạch Giá
diễn biến như thế nào? Có những yếu tố nào có thể tác động đến khả năng và
mức chấp nhận chi trả của người dân khi sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh,
có lợi cho sức khỏe của người dân. Chính vì những yêu cầu đặt ra mà tác giả đã
lựa chọn chủ đề nghiên cứu “Mức sẵn sàng chi trả cho dịch vụ nước sạch của
người dân thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang”. Nhằm có cơ sở đề xuất cải

thiện tình hình sử dụng nguồn nước sạch trên địa bàn Thành phố Rạch Giá.


4

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng việc sử dụng dịch vụ cung cấp nước sạch và xác
định mức sẵn sàng chi trả chi phí của người dân trên địa bàn Thành Phố (TP)
Rạch Giá đối với dịch vụ nước sạch (DVNS) do Công ty Trách nhiệm Hữu
hạn (TNHH) Một thành viên (MTV) Cấp thoát nước Kiên Giang cung cấp.
Trên cơ sở đó đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất
lượng việc sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn TP Rạch Giá.
1.2.2. Mục tiêu chi tiết cụ thể
Xác định thực trạng và năng lực (thị phần) cung cấp dịch vụ nước sạch
của Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang trên địa bàn TP Rạch
Giá.
Xác định mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ cung cấp
nước sạch của Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang trên địa bàn
TP Rạch Giá.
Đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng sẵn lòng chi trả của người
dân khi sử dụng dịch vụ nước sạch của Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước
Kiên Giang.
Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình cung cấp nước sạch
và nâng cao mức sử dụng dịch vụ nước sạch của người dân trên địa bàn TP
Rạch Giá.
1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động lên mức sẵn lòng chi trả cho
việc sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn TP Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang.


5

Đối tượng khảo sát là người dân trên địa bàn TP Rạch Giá đã, đang và
sẽ có nhu cầu sử dụng dịch vụ nước sạch trên địa bàn TP Rạch Giá, tỉnh Kiên
Giang.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được thực hiện trên địa bàn TP Rạch Giá,

tỉnh Kiên Giang.
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 12 năm 2017 đến tháng 4 năm
2018.
1.4.

Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng của việc cung cấp dịch vụ nước sạch của Công ty TNHH

MTV Cấp thoát nước Kiên Giang và tình hình sử dụng dịch vụ cung cấp nước
sạch của người dân trên địa bàn TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang như thế nào?
Mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ cung cấp nước sạch của người dân TP
Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang được xác định như thế nào?
Các yếu tố nào tác động đến mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ cung cấp

nước sạch của người dân TP Rạch Giá?
Có những giải pháp nào nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả cho
mong muốn được sử dụng dịch vụ nước sạch của người dân TP Rạch Giá, tỉnh
Kiên Giang?
1.5.

Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu có liên

quan đến mức sẵn lòng chi trả cho các dịch vụ công.
Ngoài ra các kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ
quan chức năng trong việc ban hành các chính sách giá dịch vụ nước có tính
hợp lý và có cơ sở hơn.
1.6.

Kết cấu của luận văn

Luận văn có kết cấu 5 chương


6

Chương 1: Đặt vấn đề nghiên cứu; Phạm vi địa lý và đối tượng cần
nghiên cứu; Những câu hỏi đặt ra và ý nghĩa của mô hình nghiên cứu trong
việc hàm ý chính sách nhằm cải thiện tình hình.
Chương 2: Trình bày một số cơ sở lý thuyết, khái niệm liên quan đến
nước sạch; Khái niệm nước sạch theo quy chuẩn Bộ Y tế; Khái niệm dịch vụ
nước sạch; Khái niệm tài nguyên nước quốc gia; Khái niệm mức sẵn lòng chi
trả; Cơ sở lý thuyết, công trình nghiên cứu trước và khung phân tích.
Chương 3: Giới thiệu sơ bộ về phạm vi và địa bàn lựa chọn khảo sát số

liệu để phân tích trong luận văn; Cơ sở thực tiễn và các phương pháp nghiên
cứu.
Chương 4: Đánh giá hiện trạng sử dụng nước sạch trên địa bàn nghiên
cứu thông qua các chỉ số trong các tiêu chí khảo sát; Các kết quả phân tích
bằng các phương pháp khác nhau; Chỉ rõ mức độ tác động của các yếu tố
(Như Thu nhập, Giới tính, Học vấn của chủ hộ ...) đến mức sẵn lòng chi trả
cho dịch vụ nước sạch trên địa bàn TP Rạch Giá; Kết quả phân tích định
lượng bằng mô hình hồi quy tuyến tính; Kết quả kiểm định và kiểm tra các
hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.
Chương 5: Tổng hợp lại những kết quả phân tích trong bài luận, thực
trạng cung cấp nước sạch trên địa bàn nghiên cứu, các yếu tố tác động đến
mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ cung cấp nước sạch. Một số kiến nghị tới các
cơ quan, công ty trực tiếp có ảnh hưởng đến nguồn nước sạch trên địa bàn
nghiên cứu và những người được thụ hưởng nguồn nước sạch. Trình bày
những hạn chế trong quá trình điều tra, khảo sát nghiên cứu nội dung đề tài.


7

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm nước sạch
Nước sạch có thể được định nghĩa là nguồn nước: Trong, không màu,
không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh cho con
người. Nước sạch theo quy chuẩn quốc gia là nước đáp ứng các chỉ tiêu theo
quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT do Bộ Y tế (BYT) ban hành ngày 17/6/2009, theo Quyết
định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 1329/2002/BYT/QÐ ngày 18/4/2002.
Tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt phải đạt tiêu chuẩn quy định về chất
lượng đối với nước đã qua xử lý, sau hệ thống phân phối, dùng trong sinh hoạt
(phụ lục TCVN 5502 : 2003).

Nước dùng trực tiếp cho ăn uống hoặc dùng cho chế biến thực phẩm
phải xử lý để đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT.
Theo Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 thì nước
sạch được hiểu là nước đã qua xử lý có chất lượng bảo đảm, đáp ứng yêu cầu
sử dụng.
2.1.2. Dịch vụ nước sạch
Theo Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2007 thì Dịch
vụ nước sạch được định nghĩa là các hoạt động có liên quan của tổ chức, cá
nhân trong lĩnh vực bán buôn nước sạch, bán lẻ nước sạch.
Dịch vụ nước sạch là một một hình thức dịch vụ công ích, là hoạt động
cung cấp các hàng hóa, dịch vụ có tính chất kinh tế đáp ứng nhu cầu vật chất
thiết yếu cho đời sống của người dân, tạo ra cơ sở hạ tầng cơ bản cho sản xuất
và sinh hoạt của tổ chức và dân cư (Đặng Thị Lệ Xuân, 2015) đăng trên Tạp
chí Kinh tế và Phát triển 2015.
2.1.3. Khái niệm tài nguyên nước quốc gia


8

Tài nguyên nước là nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử
dụng vào những mục đích khác nhau. (Nguồn: Báo cáo môi trường Quốc gia,
môi trường nước mặt, Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2012). Vui lòng
xem phụ lục 2.
Nước bao phủ 71% diện tích của trái đất, trữ lượng nước mặn chiếm
trên 97% và phần còn lại là nước ngọt, nước là thành phần giữ cho bầu khí
quyển được ổn định, giảm tác hại gây ô nhiễm môi trường, trong mỗi cơ thể
sinh vật thì nước là thành phần chính yếu và chiếm tới từ 50-97% trọng lượng.
Theo (Miller, 1988), nếu ta trừ phần nước bị ô nhiễm ra thì chỉ có khoảng
0,003% là nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng được và nếu tính ra
trung bình mỗi người được cung cấp 879.000 lít nước ngọt để sử dụng.

Bảng 2.1: Trữ lượng nước trên thế giới (theo F. Sargent, 1974)
Loại nước
Biển và đại dương
Nước ngầm
Băng và băng hà
Hồ nước ngọt
Hồ nước mặn
Khí ẩm trong đất
Hơi nước trong khí ẩm
Nước sông
Tuyết trên lục địa
( />
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng và là thành phần thiết yếu của sự
sống. Nước quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của mọi quốc gia, mặt
khác nước cũng có thể gây ra tai hoạ cho con người và môi trường. Theo kết quả
nghiên cứu của một số nhà khoa học thì lượng nước tham gia vào chu trình tuần
hoàn mỗi năm chỉ chiếm khoảng 0,04% tổng lượng nước trên địa cầu.


9

Tổng lượng nước trong thuỷ quyển khoảng 1.386x106 km 3, trong đó có
khoảng 2,5% là nước ngọt. Trong tổng số nước ngọt có khoảng 68,7% tồn tại
dưới dạng băng tuyết, 29,9% là nước dưới đất và chỉ có khoảng 0,26% ở trong
hệ thống sông, suối, ao, hồ... Việt Nam chúng ta có tài nguyên nước bao gồm
các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển.
Đồng bằng sông Cửu Long là phần cuối cùng của châu thổ sông Mê Công,
địa hình vùng ĐBSCL thấp dần theo 2 hướng: từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang
Đông. Khí hậu vùng ĐBSCL mang tính nhiệt đới, nóng, ẩm với nền nhiệt cao và
ổn định theo 2 mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10

(hơn 90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa như các tháng 9, 10), mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo đó, mùa lũ ở ĐBSCL thường kéo dài
khoảng 6 tháng (tháng 7 đến tháng 12) với diễn biến khá hiền hòa với biên độ tại
Tân Châu, Châu Đốc từ 3,5 - 4,0 m và lên xuống với cường suất trung bình 5 - 7
cm/ngày và cao nhất cũng chỉ ở mức 20 - 30 cm/ngày.

Bảng 2.2 Các lưu vực sông chính của nước ta
Lưu vực với diện tích trên 10.000 km

2

Bằng Giang – Kỳ Cùng
Hồng – Thái Bình

Cả
Vũ Gia – Thu Bồn
Ba
Srê Pốk (thuộc LVS Mê Công)
Sê San
Đồng Nai
Mê Công

(Nguồn: Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ TN&MT, 2012)


10

Chế độ thủy văn, thủy lực ở ĐBSCL rất phức tạp, theo đó, chất lượng
môi trường nước cũng đa dạng theo từng khu vực. Chế độ ngập mặn và quá
trình xâm nhập mặn ở ĐBSCL chịu sự chi phối của chế độ bán nhật triều

không đều của biển Đông đã ảnh hưởng đến khoảng 1,4 - 1,5 triệu ha đất. Quá
trình chuyển dịch cơ cấu sang nuôi tôm nước mặn cũng làm diễn biến xâm
nhập mặn gia tăng nhanh chóng ở khu vực ĐBSCL.
Biểu đồ 2.1 Đặc điểm tài nguyên nước mặt

(Nguồn: Báo cáo Tài nguyên nước, những vấn đề và giải pháp quản lý khai thác,
sử dụng nước, Bộ TN&MT, 2009)

2.1.4. Khái niệm mức sẵn lòng chi trả
Sự sẵn lòng trả (Willingness to pay (WTP) là mức giá tối đa, bằng hoặc
dưới mà một người tiêu dùng chắc chắn và sẵn lòng chi ra để mua một đơn vị
sản phẩm.
Theo quan điểm ưu tiên trong việc sử dụng hàng hóa sản phẩm, người
tiêu dùng sẵn lòng trả tiền trong bối cảnh nhạy cảm. WTP là giá tối đa của
người tiêu dùng đối với một sản phẩm phụ thuộc vào bối cảnh quyết định cụ
thể.


11

Biểu đồ 2.2 Biểu diễn mối quan hệ giữa giá và sản lượng hàng hoá WTP
Theo Breidert (2005) mức sẵn lòng chi trả được định nghĩa là mức giá
cao nhất mà một cá nhân sẵn lòng chấp nhận chi trả cho một hàng hoá hoặc
dịch vụ.
Khi khách hàng mua sắm một sản phẩm nào đó, tuỳ thuộc vào giá trị
kinh tế nhận được và mức độ hữu dụng của hàng hoá mà khách hàng có sẵn
lòng chi trả thêm để sở hữu hàng hoá đó. Có hai loại giá trị mà một khách
hàng xác định được để sẵn lòng chi trả là mức giá hạn chế và mức giá tối đa.
Tuỳ thuộc vào sự nhận định của khách hàng khi mua sắm sản phẩm hàng hoá
là sản phẩm dự định mua và không có sản phẩm nào có thể thay thế thì để có

được sản phẩm, khách hàng sẵn lòng chi trả khoản tiền cao nhất là mức giá tối
đa, hoặc ngược lại sản phẩm thay thế của sản phẩm dự tính mua có giá trị kinh
tế thấp hơn mức hữu dụng của hàng hoá thì mức giá cao nhất mà khách hàng
sẵn sàng chi trả bằng với giá trị kinh tế của sản phẩm thay thế là mức giá thấp
hơn mức giá tối đa.
Theo Krystallis and Chryssohoidis (2005); Krystallis et al. (2006) thì sự
sẵn lòng chi trả thêm được đo lường ở số tiền hoặc phần trăm chi trả thêm cho
sản phẩm có tính năng vượt trội so với giá thông thường. Do đó, sự sẵn lòng


12

chi trả thêm được đánh giá như thước đo đo lường nhu cầu đối với một sản
phẩm mới so với sản phẩm thông thường.
Với vai trò như trên, biến sự sẵn lòng chi trả thêm được sử dụng phổ biến
trong các nghiên cứu về nhu cầu đối với sản phẩm có tính năng thân thiện với
môi trường hay sản phẩm có đặc tính tốt cho sức khỏe (Krystalliset et al., 2006).

Trong nghiên cứu này có sử dụng biến sẵn lòng chi trả thêm như một
thước đo đối với dịch vụ nước sạch của Tp Rạch Giá, đồng thời cũng tìm hiểu
mức độ tác động của các yếu tố nào đến sự sẵn lòng chi trả của dịch vụ nước
sạch.
2.2. Khung lý thuyết
Theo thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action- TRA). Mọi
hành vi của con người được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi đó của
họ, lý thuyết này đã được kiểm chứng qua thực nghiệm bằng các công trình
nghiên cứu của các tác giả (Ajzen, 1988; Ajzen & Fishbein, 1980; Canary &
Seibold, 1984). Có hai yếu tố chính đã tác động đến ý định của hành vi là thái
độ của cá nhân và chuẩn chủ quan. Thái độ của cá nhân được hiểu như là
niềm tin và sự đánh giá đối với kết quả của hành vi đó, còn chuẩn chủ quan là

sự nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực
hiện hay không thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991, trang 188).


13

Biểu đồ 2.3 Biểu diễn lý thuyết hành vi hợp lý của Ajzen & Fisbein
Niềm tin đối với những
thuộc tính sản phẩm
Thái độ
Đo lường niềm tin đối với thuộc tính
sản phẩm
Ý định

Niềm tin về những người ảnh hưởng sẽ nghĩ
rằng tôi nên thực hiện hay không thực hiện hành vi
Chuẩn
chủ quan

Sự thúc dảy làm theo ý
muốn của những người ảnh hưởng

Nguồn: Davis, Bagozzi và Warshaw, 1989, trích trong Chutter M.Y., 2009, tr.3

Theo thuyết dự định hành vi (Theory of Planned Behavior – TPB) của
Ajzen (1991) thì một người nào đó có thái độ tốt với một điều gì hay vật gì đó
thì rất có thể trong tương lai, người đó sẽ sẵn sàng đánh đổi hay cố gắng thực
hiện mong muốn để làm việc đó hay sở hữu một vật gì đó mà người đó mong
muốn có.
Biểu đồ 2.4 Biểu diễn lý thuyết dự định hành vi của Ajzen & Fisbein

Chuẩn chủ
quan
Nhận thức
kiểm soát
hành vi

Thái độ

Ý định
hành vi

Nguồn: Ajzen, I., The theory of planned behaviour, 1991, tr. 281


14

2.3. Tóm lược các công trình nghiên cứu có liên quan
Kinh nghiệm quản lý nước sạch của TP Hà Nội thực hiện theo mô hình
quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn là: Cộng
đồng dân cư, UBND xã, hợp tác xã và doanh nghiệp. Theo Sở NN&PTNT Hà
Nội cho biết, Sở đang đề xuất chuyển đổi mô hình quản lý các trạm cấp nước
theo nguyên tắc: Giữ nguyên mô hình quản lý đối với các trạm cấp nước UBND
thành phố đã giao cho doanh nghiệp (DN). Đối với các trạm cấp nước do chính
quyền các cấp giao DN quản lý cần yêu cầu DN hoàn thiện thủ tục theo quy
định, Tương tự, đối với các công trình cấp nước do hợp tác xã quản lý, nếu hoạt
động hiệu quả cần hoàn thiện thủ tục theo quy định; còn lại các mô hình hoạt
động không hiệu quả, bao gồm công trình do UBND xã và cộng đồng quản lý
nên chuyển đổi mô hình theo hướng xã hội hóa, giao cho DN hoặc hợp tác xã có
đủ năng lực vận hành, khai thác theo quy định nhằm khai thác các công trình cấp
nước sạch nông thôn phát huy tính hiệu quả, nâng cao chất lượng đời sống nhân

dân góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới.

Theo như công trình nghiên cứu của Nguyễn Bá Huân (2016) về “Ước
lượng mức sẵn lòng chi trả cho sử dụng nước sạch của người dân tại huyện
Chương Mỹ, TP Hà Nội”, với quy mô mẫu điều tra là 360 người đại diện cho
360 hộ gia đình, thuộc 04 xã đại diện trong huyện Chương Mỹ. Kết quả cho
thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng chi trả cho sử dụng nước sạch của
người dân đó là: Nghề nghiệp của người dân và là mức ảnh hưởng lớn nhất

đến WTP; thu nhập là mức ảnh hưởng lớn thứ hai sau nghề nghiệp; giới tính;
độ tuổi; tham gia tổ chức môi trường; trình độ học vấn. Trên cơ sở đó tác giả
đã đưa ra một số các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề nước sạch của người
dân tại huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội là: Xã hội hoá các dự án đầu tư nước
sạch trên địa bàn chuyện; các đơn vị cung cấp nước sạch cần tăng cường hoạt
động khảo sát về nhu cầu thực tế tại địa phương để khoan thêm giếng và lắp


15

đặt thiết bị lọc phục vụ người dân trên toàn huyện; tăng cường tuyên truyền,
giáo dục và khuyến khích người dân tham gia các tổ chức hiệp hội, đoàn thể
nhằm nâng cao nhận thức của người dân về nước sạch đối với sức khoẻ; Nâng
cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân.
Theo Hoàng Thị Huê, Lê Thị Hoa (2017) “Đánh giá nhu cầu sử dụng nước
sạch và mức sẵn lòng chi trả của người dân cho dịch vụ cung cấp nước sạch tại
thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”. Kết quả cho thấy các biến giới tính; Trình
độ học vấn; Thu nhập là tỷ lệ thuận với biến mức sẵn lòng chi trả WTP, còn biến
tuổi và biến lượng nước sử dụng bình quân hàng tháng của hộ gia đình thì lại tỷ
lệ nghịch với WTP. Độ tuổi càng lớn thì mức sẵn lòng chi trả càng giảm. Nam
giới có mức sẵn lòng chi trả cao hơn cho so với nữ giới. Trình độ học vấn của

người dân càng cao thì mức họ sẵn lòng chi trả cho việc được sử dụng nước sạch
cũng cao hơn. Thu nhập càng cao thì mức sẵn lòng chi trả càng cao. Lượng nước
sử dụng càng nhiều thì mức sẵn lòng chi trả càng giảm. Trên cơ sở đó tác giả đã
đề xuất một số các giải pháp: Về tổ chức quản lý mô hình quản lý cấp nước sạch
“Mô hình hợp tác công – tư, tên tiếng anh là Publics

– Private Partner (PPP)” kết hợp giữa Nhà nước với các tổ chức, doanh
nghiệp và các cá nhân; Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực cấp nước, đa dạng
các nguồn vốn và sự đóng góp của các thành phần kinh tế trong xã hội; Giải
pháp truyền thông treo băng rôn, poster, khẩu hiệu tuyên truyền về vai trò của
nước sạch.
Theo nghiên cứu của Lê Thị Diệu Hiền và các cộng sự (2015) “Các nhân
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ cung cấp nước sạch
ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ”. Qua kết quả phân tích cho thấy, các nhân tố: Sự
tin cậy và đảm bảo; Khả năng đáp ứng; Phương tiện hữu hình; Sự đồng cảm,

đều tác động dương đến mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ cung
cấp nước sạch. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất các giải pháp cần tăng cường


16

khả năng đáp ứng dịch vụ cho người dân. Các đơn vị cung cấp dịch vụ nước
sạch cần quan tâm, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của khách hàng để
kịp thời tháo gỡ với thái độ sẵn lòng, nhiệt tình phục vụ; Cần chú trọng hơn
nữa việc tạo dựng niềm tin, sự tin cậy, sự đồng cảm với người dân khi cung
ứng dịch vụ, thực hiện việc thu phí hợp lý, chính xác và luôn luôn sẵn lòng hỗ
trợ người dân khi cần thiết; Nghiên cứu đầu tư, nâng cấp các phương tiện hữu
hình như nhà máy, trạm cấp nước, hệ thống đường ống dẫn nước, đồng phục
nhân viên, hình ảnh công ty.



×