Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiều sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở châu á , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.41 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


ĐẶNG THỊ THU THẢO

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIỀU
SÂU TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
CỦA CÁC

QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Ở
CHÂU Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


ĐẶNG THỊ THU THẢO

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIỀU
SÂU TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
CỦA CÁC
QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN Ở CHÂU Á
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ LIÊN HOA



TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Nhận xét của Người hướng dẫn khoa học
1.

Họ và tên học viên: ĐẶNG THỊ THU THẢO - Khóa: 19

2.

Mã ngành: 60340201

3.


Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiều sâu tài chính

tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển ở Châu Á”.
4.
Họ tên Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. NGUYỄN THỊ LIÊN
HOA
5.
Nhận xét: (Kết cấu luận văn, phương pháp nghiên cứu, những nội
dung
(đóng góp) của đề tài nghiên cứu, thái độ làm việc của học viên)

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
6.
Kết luận:
……………………………………………………………............
7. Đánh giá: (

điểm /10).


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến
người hướng dẫn đề tài, cô PGS. TS. Nguyễn Thị Liên
Hoa, về những ý kiến đóng góp, những chỉ dẫn và hỗ trợ tận
tình đối với việc hình thành, xây dựng và hoàn thiện luận
văn.
Tác giả xin gửi lời cám ơn đến gia đình, đồng nghiệp
và rất nhiều bạn bè đã hết lòng ủng hộ, giúp đỡ và động
viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2013
Học viên
Đặng Thị Thu Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả với sự

giúp đỡ của Cô hướng dẫn và những người mà tác giả đã cảm ơn. Số liệu thống kê
được lấy từ nguồn đáng tin cậy, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào cho tới thời điểm hiện nay.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 09 năm 2013
Tác giả

Đặng Thị Thu Thảo


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TÓM TẮT

1.GIỚI THIỆU .........................................................................................................

2.TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .......................

2.
đối với tăng trưởng kinh tế. ....................................................................................

2.
tăng trưởng kinh tế. ...............................................................................................

2.
3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................

3.


3.

3.

3.
3.4.1 Biến phụ thuộc Yit .........................................................................
3.4.2 Biến độc lập ..................................................................................
3.4.3 Mô hình cụ thể ..............................................................................
4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................

4.

4.

4.
5.KẾT LUẬN ........................................................................................................

5.

5.

5.

5.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DW: Durbin-Watson

FEM: Fixed Effects Model
GDP: Gross Domestic Product
IMF: International Monetary Fund.
M1: cung tiền M1
M2: cung tiền mở rộng M2
OLS: Ordinary least square
REM: Random Effects Model
WB: World Bank


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Mô tả kỳ vọng dự kiến của mô hình...................................................................... 25
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến............................................................................................. 26
Bảng 4.2: Kiểm định tương quan của giả thuyết 1................................................................ 27
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy giả thuyết 1..................................................................................... 28
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy giả thiết 1 bằng mô hình FEM (tác động quốc gia)........30
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy giả thuyết 2..................................................................................... 32
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy giả thiết 2 bằng mô hình FEM (tác động quốc gia)........33
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy giả thuyết 3..................................................................................... 34
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy giả thiết 3 bằng mô hình FEM (tác động quốc gia)........35
Bảng 4.9: Kết quả hiệu chỉnh phương sai thay đổi............................................................... 37


1

TÓM TẮT
Mục tiêu chính của nghiên cứu nhằm tìm hiểu chiều sâu tài chính tại các quốc
gia đang phát triển Châu Á thực sự có ảnh hưởng hay tác động như thế nào đến tăng
trưởng kinh tế. Để kiểm định các giả thiết liên quan đến mục tiêu nghiên cứu, tác
giả sử dụng biến tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người trong mối quan hệ lần

lượt với các biến tỷ lệ tiền mở rộng M2 trên GDP, tỷ lệ tiền M2 trừ tiền M1 trên
GDP, tỷ lệ tín dụng nội địa phân bổ tới khu vực tư nhân. Mẫu nghiên cứu gồm 30
quốc gia trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2011 với phương pháp phân tích hồi quy
Pooled OLS, hồi quy hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên thường được sử
dụng trong các dữ liệu bảng.
Kết quả quan sát cho thấy cả 3 biến đại diện cho chiều sâu tài chính đều có
mối tương quan âm với tăng trưởng kinh tế với độ tin cậy chắc chắn. Lý giải cho
vấn đề này, tác giả đề xuất một số nhận xét cá nhân dựa trên tình hình phát triển tài
chính và kinh tế của khu vực Châu Á trong những năm vừa qua..

----------



----------


2

1. GIỚI THIỆU
Phát triển tài chính là cần thiết cho tăng trưởng. Sự phát triển các thể chế tài
chính như ngân hàng, thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, công ty bảo hiểm và
quỹ hưu trí là cần thiết để hỗ trợ đầu tư vốn cố định, tăng khả năng doanh nghiệp
tiếp cận vốn lưu động, chi tiêu lương và đầu vào sản xuất, tạo cơ chế dàn trải rủi ro
và đảm bảo rằng nền kinh tế có đủ thanh khoản hoàn thành những giao dịch cần
thiết. Như chúng ta đã biết, những thể chế này tập hợp vốn từ người tiết kiệm và
chuyển sang cho bên vay, qui trình này gọi là trung gian (tài chính).
Thị trường tài chính cung cấp cho nền kinh tế các dịch vụ thiết yếu trong đó
gồm có quản lý rủi ro và thông tin, hoặc góp vốn và huy động các khoản tiết kiệm.
Rộng và hiệu quả hơn, ví dụ hệ thống tài chính sâu hơn phù hợp với việc cung cấp

hiệu quả các dịch vụ tài chính này cho toàn bộ hoạt động cung cầu của nền kinh tế.
Từ quan điểm lý thuyết này, mối quan hệ giữa tài chính và phát triển kinh tế đã
được nghiên cứu theo nhiều hướng khác nhau. Mặt khác, khu vực tài chính có thể
ảnh hưởng đến tăng trưởng thông qua kênh tích lũy và kênh tái phân phối. Kênh tích
lũy nhấn mạnh ảnh hưởng tích cực của tài chính đem lại trong việc tích lũy nguồn
vốn con người và vật chất đến kinh tế. Kênh tái phân phối tập trung vào việc gia
tăng hiệu quả của quá trình phân phối nguồn lực được tạo ra bởi chiều sâu tài chính
và do đó đẩy mạnh kinh tế. Chiều sâu tài chính thường được dùng để đánh giá mức
độ phát triển tài chính của một quốc gia, được đo lường bằng nhiều chỉ số như cung
tiền mở rộng M3/GDP, tỷ lệ tài sản ngân hàng tư nhân so với tổng tài sản hệ thống
ngân hàng, tỷ lệ tín dụng tư nhân/GDP, giá trị các loại tiền trong hệ thống ngân hàng
(M3-M1)…
Tuy nhiên, bên cạnh khía cạnh ảnh hưởng tích cực được nêu trong lý thuyết
kinh tế và các kiểm định thực nghiệm truyền thống, cũng có nhiều ý kiến nghi ngờ
về độ tin cậy và sự chắc chắn của mối quan hệ này. Sự phát triển quá nhanh hoặc
không ổn định của hệ thống tài chính có thể đem lại các rủi ro, nguy hiểm cho quá
trình tăng trưởng. Một quốc gia có chiều sâu tài chính lớn không phải luôn luôn là
một quốc gia có hệ thống tài chính tốt. Đặc biệt trong những năm gần đây, có nhiều


3

nghiên cứu đã chứng minh việc không tồn tại, hoặc thậm chí tìm thấy quan hệ
nghịch biến giữa chiều sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế.
Liên hệ đến khu vực Châu Á là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới
trong những năm gần đây chứng kiến sự lớn mạnh nổi bật của nền kinh tế đang phát
triển. Sức mạnh chính trị và tốc độ phát triển kinh tế của khu vực này tăng lên
nhanh chóng so với các khu vực khác trên thế giới. Theo quá trình mở cửa thị
trường, tự do hóa tài chính hội nhập với nền tài chính thế giới, việc hình thành các
thể chế, thị trường và nhu cầu giao dịch diễn ra hết sức sôi động đã góp phần đem

lại hiệu quả đổi mới cũng như tăng trưởng kinh tế vượt bậc cho Châu Á. Bên cạnh
đó, mặt trái của quá trình tăng trưởng nhanh, thậm chí là tăng trưởng nóng cũng
đem lại những hậu quả rủi ro, điển hình là các cuộc khủng hoảng tài chính năm
1997 bắt nguồn từ Thái Lan, chịu ảnh hưởng nối tiếp của khủng hoảng kinh tế toàn
cầu từ năm 2008 với diễn biến và hậu quả còn kéo dài cho đến thời điểm này. Như
vậy cần phải xem lại thực lực và sức chịu đựng của hệ thống tài chính có thể đem
lại sự tăng trưởng kinh tế ổn định và kéo dài. Đồng thời từ đó cũng đặt ra sự hoài
nghi về mối quan hệ giữa phát triển tài chính – được thể hiện qua các chỉ số chiều
sâu tài chính – với tăng trưởng kinh tế? Đó là lý do tác giả đã chọn vấn đề chiều sâu
tài chính làm mục tiêu nghiên cứu của mình.
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là phân tích ảnh hưởng của chiều sâu
tài chính lên tăng trưởng kinh tế của 30 quốc gia đang phát triển tại Châu Á với dữ
liệu trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến 2011.
Luận văn tập trung giải quyết câu hỏi liệu chiều sâu tài chính có thực sự ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia này hay không? Cấu trúc của
nghiên cứu gồm 5 phần chính:
1.

Giới thiệu

2.

Tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây

3.

Phương pháp nghiên cứu

4.


Nội dung và các kết quả nghiên cứu

5.

Kết luận của nghiên cứu


4

2. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1 Các nghiên cứu tìm thấy ảnh hưởng tích cực của chiều sâu tài chính đối
với tăng trưởng kinh tế.
Các nghiên cứu và bằng chứng thực nghiệm vế mối liên hệ giữa tăng trưởng
và tài chính cho rằng nền kinh tế hiển nhiên được hưởng lợi nhiều từ hệ thống tài
chính phát triển tốt. Mặt khác, tự do hóa tài chính giúp xóa bỏ những kìm hãm và
ràng buộc về mặt tài chính, hay nói cách khác tự do hóa tài chính là quá trình để cho
các công cụ của chính sách tiền tệ được vận hành theo cơ chế thị trường. Khái niệm
chiều sâu tài chính được xây dựng như là một thước đo của tự do hóa tài chính và
phát triển tài chính. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình phát triển các trung gian
tài chính, bao gồm cả quá trình tự do hóa khu vực ngân hàng và phát triển thị trường
trái phiếu, cổ phiếu năng động. Tác giả sẽ giới thiệu một số nghiên cứu trước đây đã
nghiên cứu về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế thông
qua xem xét ảnh hưởng của chiều sâu tài chính lên tăng trưởng kinh tế.
Trước hết, Barro (1991) đã xây dựng mô hình nghiên cứu gồm biến phụ thuộc
là tỷ lệ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người, và một loạt biến giải thích đại
diện cho nguồn vốn nhân lực, tỷ lệ sinh sản (tỷ lệ số trẻ em trên số phụ nữ), đầu tư,
chi tiêu chính phủ, ổn định chính trị, thể chế nền kinh tế, sự bóp méo thị trường…
Đây có thể được xem là khung phương pháp chuẩn, làm nền tảng cho rất nhiều
nghiên cứu sau này về mối quan hệ giữa tăng trưởng và các yếu tố khác của nền
kinh tế, trong đó có yếu tố phát triển tài chính.

Tiếp theo, Levine và Renelt (1992) đã kế thừa và mở rộng mô hình của Barro
(1991) bằng cách đưa vào tập các biến giải thích đại diện cho sự phát triển của tài
chính.
Tập các biến cơ bản bao gồm: tỷ lệ đầu tư trên GDP, mức GDP thực bình quân
đầu người ở thời điểm đầu tiên, tỷ lệ đến trường cấp 2 ở thời điểm đầu tiên, và mức
độ tăng trưởng dân số bình quân hàng năm. Tập các biến bổ sung: Tỷ lệ bình quân
của chi tiêu chính phủ trên GDP, tỷ lệ lạm phát bình quân, tỷ lệ tăng trưởng bình
quân của tín dụng nội địa, độ lệch chuẩn của lạm phát, tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu


5

trên GDP, độ lệch chuẩn của tăng trưởng tín dụng nội địa, chỉ số đại diện cho các
cuộc cách mạng và bạo loạn.
Bằng cách nghiên cứu dữ liệu của 119 quốc gia từ năm 1960 đến năm 1989,
kết luận của tác giả cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó về mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và các biến phụ thuộc. Ví dụ tăng trưởng kinh tế tương quan âm
với mức GDP thực bình quân đầu người ở thời điểm đầu tiên, phù hợp với giả
thuyết hội tụ cho rằng một quốc gia nghèo có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn các
nước giàu. Đó là mối tương quan dương với hàng loạt biến tỷ lệ đến trường cấp 2 ở
thời điểm đầu tiên, tỷ lệ bình quân của chi tiêu chính phủ trên GDP, tỷ lệ tăng
trưởng bình quân của tín dụng nội địa, tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu trên GDP …
Ngay sau đó, King và Levine (1993) cũng mở rộng mô hình dữ liệu chéo đã
được Barro (1991) xây dựng và sử dụng dữ liệu của 80 quốc gia đã và đang phát
triển từng được Levine và Renelt (1992) nghiên cứu để xem xét sự phát triển của
khu vực tài chính có tương quan như thế nào với phát triển kinh tế.
Các tác giả cũng sử dụng tập hợp các biến mà Shumpeter (1911) đã đề cập.
Cụ thể các biến tài chính là LLY (tỷ lệ tiền M3 trên GDP), BANK (tỷ lệ tài sản nội
địa tại ngân hàng tiền gửi trên tổng tài sản nội địa ở ngân hàng tiền gửi và ngân
hàng trung ương, PRIVATE (tỷ lệ tín dụng tư nhân trên tổng tín dụng nội địa),

PRIVY (tỷ lệ tín dụng tư nhân trên GDP) đại diện cho mức độ phát triển tài chính.
Các biến đại diện cho tăng trưởng kinh tế là GYP (tỷ lệ tăng trưởng GDP thực bình
quân đầu người), GK (tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn thực bình quân đầu người), INV
(tỷ lệ đầu tư nội địa trên GDP), EFF (mức độ cải thiện trong hiệu quả phân phối
nguồn vốn).
Tác giả tìm thấy mối quan hê dương, có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy cao
giữa mức độ tăng trưởng bình quân hàng năm của GDP đầu người và mức độ phát
triển tài chính bình quân thời kỳ 1960-1989. Mức độ phát triển tài chính càng cao
thì càng tương quan dương với tỷ lệ cao hơn của tăng trưởng kinh tế, chỉ số tích lũy
vốn con người và cải tiến hiệu suất kinh tế. Ngoài ra, tác giả cũng xem xét mối quan
hệ giữa mức độ phát triển tài chính ở hiện tại và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tích lũy


6

nguồn vốn hiện vật và những cải tiến hiệu suất kinh tế dài hạn trong tương lai. Từ
đó thấy rằng phát triển tài chính là một chỉ số tốt để dự đoán sự tăng trưởng kinh tế
dài hạn trong vòng từ 10 đến 30 năm tiếp theo. Do đó, tác giả cho rằng các dịch vụ
tài chính kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách gia tăng tỷ lệ tích lũy vốn hiện vật
và bằng cách cải thiện hiệu quả phân bổ nguồn vốn, mối quan hệ mạnh mẽ giữa
phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế không đơn giản chỉ phản ánh sự liên kết
tích cực giữa các cú sốc cùng lúc tác động đồng thời tới tài chính và phát triển kinh
tế.
Dựa trên kết quả thực nghiệm của bài nghiên cứu này, King và Levine đồng
tình với kết luận của Schumpeter (1911) về tầm quan trọng của tài chính đối với
phát triển kinh tế, các trung gian tài chính có thể tạo ra các cải tiến kỹ thuật và phát
triển kinh tế do đó các chính sách thay đổi hiệu quả của trung gian tài chính sẽ giúp
thúc đẩy và tạo ảnh hưởng đầu tiên lên tăng trưởng kinh tế
Bài nghiên cứu của Klein và Olivei (1999) cho kết quả nghiên cứu về tác
động rõ ràng của việc mở rộng tài khoản vốn lên chiều sâu tài chính, từ đó chiều sâu

tài chính tiếp tục ảnh hưởng tích cực lên tăng trưởng kinh tế thông qua dữ liệu chéo
của gần 100 nước (gồm 21 nước công nghiệp và hơn 70 nước đang phát triển) thời
kỳ 1986-1995.
Tác giả cũng sử dụng 3 trong số 4 biến chỉ số tài chính mà King và Levine
(1993) đã sử dụng đó là LLY, PRIVY và BANK; biến đại diện cho tự do hóa tài
khoản vốn là SHARE (tỷ lệ số năm thực hiện tự hóa tài khoản vốn trong giai đoạn
1986-1995 của mỗi quốc gia), biến đại diện cho tăng trưởng là GDP.
Kết luận đầu tiên là những nước có mở cửa tài khoản vốn trong thời kỳ này
đều có chiều sâu tài chính tăng trưởng lớn hơn những nước còn tiếp tục giới hạn tài
khoản vốn và vì thế họ tăng tưởng tốt hơn. Ngoài ra, chiều sâu của những thị trường
tài chính này còn cho kết quả vượt ngoài dự kiến của tác giả về sự hội tụ tài chính,
đó là các nước ban đầu có chiều sâu tài chính thấp hơn trong một số trường hợp sau
đó đã tăng trưởng và bắt kịp với các nước có chiều sâu tài chính ban đầu cao hơn.


7

Tuy nhiên tự do hóa tài chính không mang lại lợi ích như nhau cho tất cả các
quốc gia. Cụ thể những kết quả tương quan ở trên chỉ thể hiện rõ ở những nước đã
phát triển trong mẫu kiểm định. Tại những nước đang phát triển không hoặc rất
hiếm quan sát được kết quả này. Điều đó cho thấy ở những nước đang phát triển,
các chính sách ban hành chỉ cho phép tự do tài khoản vốn khi các đã có đầy đủ các
định chế cần thiết và những chính sách vi mô hiệu quả.
Levine, Loayza, Beck (2000) tập trung để trả lời 2 câu hỏi (1) liệu các yếu tố
ngoại sinh của phát triển trung gian tài chính có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
hay không và (2) liệu sự khác nhau giữa các quốc gia về hệ thống kế toán và luật
pháp có giải thích được sự khác nhau trong mức độ phát triển tài chính hay không?
Sử dụng dữ liệu 71 quốc gia giai đoạn 1960-1995, Các tác giả sử dụng các
biến LLY, BANK, PRIVY tương tự như King và Levine (1993), biến phụ thuộc là tỷ
lệ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người.

Kết quả phân tích dữ liệu bảng và dữ liệu chéo đều cho ra kết quả như sau: yếu
tố ngoại sinh của sự phát triển các trung gian tài chính có tương quan cùng chiều với
tăng trưởng kinh tế. Các tác giả tiếp tục đồng ý với quan điểm đã từng nghiên cứu
trước đây rằng mối quan hệ chặt chẽ giữa tài chính và tăng trưởng có được là trước
hết thông qua toàn bộ nhân tố tăng trưởng năng suất, chứ không thông qua tiết kiệm
và tích lũy nguồn vốn hiện vật.
Về nghiên cứu cho riêng 1 quốc gia, các tác giả Hasan, Wachtel và Zhou
(2009) đã lấy dữ liệu 31 tỉnh ở đại lục Trung Quốc từ 1986-2002, sử dụng biến phụ
thuộc là tỷ lệ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người của mỗi tỉnh, biến độc lập
bao gồm một số biến như tỷ lệ các khoản nợ tại các ngân hàng trên GDP đại diện
cho chiều sâu tài chính ngân hàng, tỷ lệ vốn cổ phần và trái phiếu doanh nghiệp trên
GDP đại diện cho chiều sâu thị trường vốn, tỷ lệ đầu tư cố định khu vực tư nhân so
với tổng đầu tư cố định, tỷ lệ luật sư trên 10.000 người…
Tác giả sử dụng dữ liệu bảng để nghiên cứu vai trò của các thể chế luật pháp,
chiều sâu tài chính và đa chính trị đối với tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy biến
chiều sâu tài chính ngân hàng có tương quan âm với tăng trưởng kinh tế, ngược với


8

kỳ vọng ban đầu, trong khi đó biến chiều sâu tài chính thị trường vốn lại mang
tương quan dương và có ý nghĩa. Các hệ số chiều sâu ngân hàng có vẻ gây bối rối vì
từ trước đến nay biến này thường được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu dữ
liệu chéo giữa các quốc gia để khẳng định mối quan hệ cùng chiều giữa chiều sâu
tài chính và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên trong tình huống này có thể giải thích
được lý do tại sao việc cho vay của các ngân hàng lại không thể tác động tính cực
lên tăng trưởng. Đó là vì các khoản cho vay của ngân hàng Trung Quốc hầu hết
trong thời kỳ này được cung cấp đa phần cho chính phủ và tới các công ty sở hữu
nhà nước hoạt động không hiệu quả hơn là được cung cấp cho khu vực kinh tế tư
nhân hiệu quả. Mặt khác, chiều sâu thị trường tài chính vốn phản ánh hoạt động khu

vực kinh tế tư nhân và vì vậy có thể phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng thực của
Trung Quốc, và ảnh hưởng của nó lên tăng trưởng đã thể hiện rõ ràng trong kết quả
nghiên cứu của tác giả.
Ngoài ra còn một số nghiên cứu về các nền kinh tế mới nổi cũng cho thấy tài
chính được xem như là yếu tố mang lại sự thành công cho phát triển kinh tế như ở
Singapore (Murinde và Eng, 1995), Hàn Quốc (Choe và Moosa, 1999) hoặc Đài
Loan (Chang và Caudill, 2005).
Về nghiên cứu cho một nhóm các quốc gia có đặc tính chung, có thể kể đến
như tác giả Gries, Kraft và Meierrieks (2009) nghiên cứu mối quan hệ giữa chiều
sâu tài chính, độ mở cửa thương mại và phát triển kinh tế trên 16 nước Châu phi
phía nam hạ Sahara (các nước SSA).
Các tác giả xây dựng một chỉ số DEPTH để đo lường chiều sâu tài chính được
tổng hợp từ 3 chỉ số rời rạc là tỷ lệ tài sản ngân hàng thương mại so với tổng tài sản
của hệ thống ngân hàng, nợ thanh khoản trên GDP, và tỷ lệ tín dụng cá nhân tại các
ngân hàng tiền gửi trên GDP. Kết quả cho thấy chỉ có mối quan hệ yếu giữa chiều
sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế. Có rất ít bằng chứng cho thấy tài chính thúc
đẩy tăng trưởng. Cụ thể, bằng chứng chỉ tìm thấy ở 3 nước Rwanda, Sierra Leone
và Nam Phi trong tổng số 16 nước nghiên cứu. Đặc biệt, bằng chứng của giả thuyết
tài chính dẫn đến tăng trưởng không mang tính chắc chắn. Nghĩa là chiều sâu tài


9

chính và độ mở cửa thương mại chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng ở mức độ nhỏ. Các
tác giả cho rằng kết quả như vậy là phù hợp với thực trạng hệ thống tài chính yếu
kém phát triển của khu vực này khi mà chỉ số chiều sâu tài chính rất thấp và thiếu
vắng các thể chế quan trọng.
Hơn nữa, nghiên cứu cũng đề cập đến vấn đề tự do hóa tài chính cần phải
được xem xét kỹ lưỡng, đặc biệt khi mà các nỗ lực tự do hóa trong quá khứ nhìn
chung đã thất bại trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước SSA. Các tác

giả không ủng hộ các chính sách phát triển ưu tiên cho tài chính và tự do hóa
thương mại. Thay vào đó, nên có một giải pháp chính sách toàn diện hướng tới các
vấn đề nền tảng khác. Các chính sách kinh tế đúng đắn phải làm sao ảnh hưởng lên
khu vực tài chính vùng nhằm gia tăng chiều sâu tài chính và hiệu quả. Thông qua
những chính sách như vậy, khu vực tài chính mới có thể tương tác nhiều lên thị
trường hàng hóa bằng việc gia tăng khả năng tích lũy và hiệu quả phân phối của các
nước SSA. Các chính sách phát triển kỳ vọng này có thể bao gồm làm ổn định hơn
kinh tế vĩ mô, các chính sách vĩ mô phù hợp hoặc cải thiện chất lượng các thể chế,
tất cả đều có thể tạo điều kiện cho phát triển tài chính. Nhờ vào các chính sách như
vậy, theo thời gian sự phát triển của tài chính mới có thể phù hợp hiệu quả hơn với
thị trường hàng hóa, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Có như
vậy các nước SSA mới có thể đạt được lợi ích từ các thể chế tài chính hiệu quả
trong tương lai.
Nghiên cứu tại khu vực Châu Á, Sangjoon (2012) đã sử dụng dữ liệu của 27
quốc gia qua khoảng thời gian từ 1960-2009 bằng kỹ thuật ước lượng đồng liên kết
dữ liệu bảng để xem xét mối liên hệ dài hạn giữa GDP thực và phát triển tài chính.
Tác giả tìm thấy tác động 2 chiều đều mang ý nghĩa thống kê giữa biến GDP thực
và các chỉ số M2, tín dụng nội địa, chỉ số vốn hóa thị trường. Nghĩa là, phát triển thị
trường tài chính góp phần thúc đẩy nền kinh tế và ngược lại tăng trưởng sẽ khuyến
khích tài chính phát triển mạnh mẽ hơn. Trước đó, nhóm tác giả Habibullah và
Eng (2006) cũng sử dụng dữ liệu bảng và phương pháp mô men tổng quát GMM để
đánh giá 13 quốc gia đang phát triển của Châu Á trong giai đoạn 1990-1998. Kết


10

quả nghiên cứu đồng ý với quan điểm cho rằng phát triển tài chính thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế của lý thuyết tăng trưởng Schumpete (1911).
Nhìn chung, các kết quả thực nghiệm ở trên đã khẳng định mạnh mẽ về quy
mô xác định mang tính quốc gia đối với mối quan hệ giữa tài chính và tăng trưởng,

giải thích cho kết quả tăng trưởng kinh tế không thể thiếu yếu tố đóng góp của phát
triển tài chính. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ảnh hưởng tích cực
của tài chính đối với tăng trưởng chỉ có thể đạt được khi cơ chế quản lý và chất
lượng hệ thống tài chính đạt được một số điều kiện nhất định.
2.2 Các nghiên cứu nghi ngờ ảnh hưởng của chiều sâu tài chính đối với tăng
trưởng kinh tế.
Mặc dù mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng – tài chính đã được khẳng
định, nhưng mức độ chính xác hay mối hoài nghi về kết quả của các nghiên cứu
thực nghiệm vẫn là một câu hỏi. Các nhà kinh tế độc lập như Joan Robinson hay
Friedman và Schwartz đã nhấn mạnh sự nghi ngờ về mối quan hệ này. Joan
Robinson cho rằng ở đâu có kinh doanh phát triển ở đó mới có tài chính (Robison,
1952), còn đối với Friedman và Schwartz (1963) thì tỷ lệ tiền mở rộng trên GDP
danh nghĩa (đại diện cho chiều sâu tài chính) cũng là nghịch đảo của tốc độ lưu
thông tiền mở rộng do đó một mối quan hệ thuận chiều giữa phát triển tài chính và
GDP thực sẽ tương đương với xu hướng suy giảm tốc độ lưu thông tiền. Lý thuyết
khủng hoảng tài chính lại chỉ ra rằng ảnh hưởng không ổn định của tự do hóa tài
chính khi nó có thể dẫn đến sự bùng nổ quá mức của tín dụng. Cho vay quá nhiều
có thể xảy ra tình trạng nợ đọng của các nhà máy, trong đó bao gồm cả khả năng
kiểm soát bị giới hạn của cơ quan quản lý, khả năng không thể phân biệt được các
dự án tốt trong thời kỳ đầu tư bùng nổ, và tồn tại cơ chế bảo vệ rõ ràng hoặc ngấm
ngầm nhằm chống đỡ cho các sai sót của hệ thống ngân hàng.
Tác giả Lucas (1988) xem xét hai quan điểm đối lập nhau về ảnh hưởng của
tài chính lên hoạt động kinh tế. Một bên lý luận tăng trưởng thực nghiệm cho rằng
tín dụng tư nhân trong nước và tiền gửi ngân hàng ảnh hưởng tích cực lên tăng
trưởng. Còn một bên lý thuyết khủng hoảng tiền tệ và ngân hàng thì cho rằng các


11

vấn đề về tiền tệ, ví dụ như tín dụng nội địa là chỉ số dự đoán cho khủng hoảng. Bởi

vì khủng hoảng ngân hàng thường dẫn đến tình trạng suy thoái, một sự bùng nổ của
tín dụng nội địa có thể khiến cho tăng trưởng đi xuống
Demetriades và Hussein (1996) kiểm định mối quan hệ (hai chiều) giữa phát
triển tài chính và GDP thực bằng kỹ thuật mô hình và kiểm định dữ liệu chuỗi thời
gian. Mẫu được chọn gồm 16 quốc gia từ dữ liệu IMF thỏa mãn các tiêu chí: chưa
phải là quốc gia đã phát triển cao từ năm 1960, phải có ít nhất 27 quan sát qua các
năm liên tiếp của mỗi biến và dân số phải vượt hơn 1 triệu người vào năm 1999.
Tác giả sử dụng mô hình lý thuyết đồng liên kết và cơ chế hiệu chỉnh sai số (ECM –
Error Correction Model) với 2 biến tài chính là tỷ lệ tiền gửi ngân hàng trên GDP
danh nghĩa và tỷ lệ tín dụng tư nhân tên GDP danh nghĩa, biến tăng trưởng là GDP
thực trên đầu người. Tác giả cũng áp dụng phương pháp Engle và Granger 2 giai
đoạn và phương pháp Johasen (1988) để kiểm định sự tồn tại của mối quan hệ tuyến
tính dài hạn ổn định giữa tăng trưởng kinh tế và tài chính.
Kết quả kiểm định cung cấp rất ít bằng chứng về vai trò của tài chính trong
quá trình phát triển kinh tế (tỷ lệ số lượng quốc gia trên tổng số 16 quốc gia quan sát
được hiện tượng tài chính tác động lên kinh tế là rất thấp). Mặt khác, nghiên cứu
cũng tìm ra bằng chứng cho thấy ở một vài quốc gia tăng trưởng kinh tế đã tác động
có tính hệ thống lên phát triển tài chính.
Ngoài ra kết quả của kiểm định cũng cho thấy sự khác biệt rất nhiều giữa các
quốc gia. Điều này nhắc nhở cần phải thận trọng khi tập hợp trong phương trình dữ
liệu bảng các quốc gia có kinh nghiệm khác nhau về phát triển tài chính, phản ánh
đặc thù cơ chế khác nhau, chính sách khác nhau và quá trình thực thi khác nhau. Bởi
vì, các chính sách kinh tế đều mang tính đặc thù của mỗi quốc gia, và mức độ thành
công của chúng còn phụ thuộc vào hiệu quả của hệ thống cơ chế vận hành chúng.
Do đó, sẽ không thể hoàn toàn nói rằng tài chính thúc đẩy kinh tế, cũng như không
thể hoàn toàn cho rằng tài chính theo sau tăng trưởng.
Nghiên cứu của Rousseau và Wachtel (2005) sử dụng dữ liệu bảng và dữ liệu
chéo của các chỉ số kinh tế vĩ mô và tài chính của 84 nước trong giai đoạn 1960-



12

2003. Để phù hợp với nghiên cứu ban đầu của King và Levine (1993), các tác giả
cũng sử dụng 3 chỉ số phát triển tài chính quen thuộc là: tỷ lệ tiền thanh khoản
M3/GDP, (M3-M1)/GDP và tỷ lệ phân bổ tín dụng đến khu vực tư nhân. Một mặt,
bài nghiên cứu nhằm kiểm chứng lại lần nữa bằng dữ liệu bảng giữa các nước về
mối quan hệ giữa tỷ lệ tăng trưởng và chiều sâu tài chính. Đồng thời tác giả cũng
kiểm tra độ nhạy cảm của kết quả thay đổi theo thời gian và thay đổi giữa các quốc
gia được chọn làm mẫu.
Kết quả cho thấy, trong khoảng thời gian 1960-1989 đã tìm thấy mối quan hệ
giữa tăng trưởng GDP và các chỉ số chiều sâu tài chính (mặc dù không có mạnh như
các nghiên cứu trước đây), ngược lại ở giai đoạn 15 năm tiếp theo, nghiên cứu
không quan sát thấy được mối quan hệ này. Tác giả giải thích bằng 2 lý do. Đầu
tiên, chiều sâu tài chính có vẻ gia tăng khi hấp thụ các cú sốc toàn cầu trong các
thập kỷ 70 và 80. Vào các giai đoạn này, khủng hoảng dầu mỏ và lạm phát cao kéo
dài đã thống trị ở nhiều quốc gia. Chiều sâu tài chính lớn đi cùng với sự tăng trưởng
là do bởi những quốc gia này được hưởng lợi ích từ hệ thống, định chế tài chính
vững vàng có khả năng chịu đựng tốt hơn đối với những cú sốc danh nghĩa quen
thuộc. Thứ hai, xu hướng mở rộng tự do hóa tài chính ở nhiều quốc gia trong thập
kỷ 80 có thể dẫn tới sự tăng trưởng nhanh chóng trên mức trung bình của chiều sâu
tài chính. Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia tăng trưởng tiền gửi và tín dụng diễn ra lại
không đi cùng với sự phát triển cần thiết của thẩm định cho vay, kỹ thuật giám sát,
các kỹ năng quy định và quản lý. Vì thế, mối quan hệ quan sát được ở dữ liệu trong
giai đoạn trước đó đã có xu hướng biến mất khi mà nỗ lực tự do hóa thị trường tài
chính diễn ra tại những đất nước vốn không đủ năng lực về cơ sở hạ tầng luật pháp
và quy định để có thể khai thác thành công sự phát triển về tài chính.
Ngoài ra, kỹ thuật hồi quy cuốn (rolling regression) đã được sử dụng để xem
xét những quốc gia nào có mối quan hệ giữa tăng trưởng và tài chính mạnh hơn.
Đối với các nước nghèo hơn, mối quan hệ là dương nhưng không có ý nghĩa thống
kê, còn đối với các nước giàu hơn thì không thấy có quan hệ này. Tuy nhiên, có một

kết quả rõ ràng rằng chiều sâu tài chính giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các


13

nước có mức GDP thực bình quân đầu người từ khoảng 3.000 đến 12.000 USD.
Tóm lại, chiều sâu tài chính vẫn có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế tuy nhiên
mối quan hệ này khá mỏng manh.
Với tập dữ liệu 75 quốc gia trong khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 1960
đến năm 2000, Loayza và Ranciere (2006) cũng nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ
tăng trưởng tín dụng tư nhân trên GDP đối với tỷ lệ tăng trưởng GDP thực bình
quân đầu người trong ngắn hạn và dài hạn. Tác giả tìm thấy mối quan hệ dương
giữa tài chính và tăng trưởng trong dài hạn, nhưng trong ngắn hạn mối quan hệ này
mang giá trị âm sâu với mức ý nghĩa cao. Tại các quốc gia có hệ thống tài chính yếu
và mong manh được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các cuộc khủng hoảng ngân
hàng hoặc tài chính thường xuyên không ổn định sẽ có xu hướng hiện diện mối
quan hệ tiêu cực trong ngắn hạn giữa tài chính và tăng trưởng.
Rousseau và Wachtel (2007) mở rộng nguồn dữ liệu từ năm 1960-2004 của
84 quốc gia. Tương tự như nghiên cứu mà tác giả đã thực hiện năm 2005, kết
quả
quan sát cho thấy có tồn tại mối quan hệ tích cực giữa tài chính và tăng trưởng trong
giai đoạn các thập kỷ 60 đến thập kỷ 80, nhưng mối liên kết này đã gần như biến
mất ở giai đoạn 15 năm tiếp sau đó. Tác giả đưa ra một số lý giải liên quan. Khi tác
giả đưa thêm biến giả đại diện cho khủng hoảng vào mô hình, thì các hệ số của biến
chiều sâu tài chính giảm đi gần về bằng 0, hoặc âm (mặc dù không có ý nghĩa thống
kê). Tác giả cho rằng khủng khoảng tài chính có liên quan đến việc làm suy giảm
ảnh hưởng của chiều sâu tài chính lên tăng trưởng kinh tế. Độ sâu tài chính nếu cao
quá mức hoặc mức tăng trưởng tín dụng quá nhanh có thể dẫn đến lạm phát và hệ
thống ngân hàng suy yếu, từ đó lần lượt làm gia tăng khủng hoảng tài chính và ngăn
cản tăng trưởng kinh tế. Độ sâu tài chính quá mức cũng có thể là kết quả của tự do

hóa tài chính mở rộng trong cuối thập niêm 80, đầu thập niên 90 tại những đất nước
còn yếu cơ sở hạ tầng pháp lý để có thể khai thác thành công sự phát triển tài chính.
Tác giả cũng tìm thấy một kết quả rằng tự do hóa đóng một vai trò quan trọng trực
tiếp trong việc làm giảm mức độ ảnh hưởng của tài chính. Tương tự, cũng có bằng
chứng cho thấy sự phát triển của thị trường chứng khoán trong những năm gần đây


14

đã thay thế cho tài chính nợ và dẫn tới hạn chế vai trò của chiều sâu tài chính đối
với tăng trưởng kinh tế.
Khi xem xét dữ liệu của 152 quốc gia giai đoạn 1996-2005, các tác giả Hasan,
Koetter, Lensink và Meesters (2009) cũng không tìm thấy mối quan hệ ý nghĩa
giữa tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu đo lường chiều sâu tài chính cơ bản (tổng
giá trị thị trường chứng khoán trên GDP hay tín dụng tư nhân trên GDP). Các tác
giả cũng đề xuất một chỉ tiêu đo lường hiệu quả chi phí của các ngân hàng (được
tính toán từ tập các chỉ số hoạt động của ngân hàng) để thay thế biến đại diện cho
phát triển tài chính. Mặc dù tác giả tìm thấy mối tương quan ý nghĩa giữa một hệ
thống ngân hàng hiệu quả và tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên tác giả cũng nhấn mạnh
chiều sâu thị trường tài chính chỉ thực sự có tác động đến tăng trưởng kinh tế khi chỉ
số hiệu quả chi phí ngân hàng lớn hơn 70%, bởi vì chỉ khi đó phát triển tài chính
mới thực sự là bền vững.
Dabos và Gantman (2010) tập hợp dữ liệu bảng của 98 quốc gia giai đoạn từ
1961-2007 để đánh giá mối quan hệ giữa biến tỷ lệ tăng trưởng GDP thực và tỷ lệ
tín dụng cho khu vực tư nhân. Khi sử dụng phương pháp hồi quy mô men tổng quát
GMM và các biến công cụ, hệ số của biến tỷ lệ tín dụng khu vực tư nhân mang dấu
âm hoặc dương nhưng đều không có ý nghĩa thống kê. Nhằm xem xét ảnh hưởng
của yếu tố thu nhập, tác giả tiếp tục tách riêng để nghiên cứu nhóm các quốc gia với
mức thu nhập cao (quốc gia đã phát triển) và nhóm các quốc gia với mức thu nhập
thấp (quốc gia đang phát triển). Tuy nhiên, kết quả ở 2 nhóm đối tượng này cũng

xảy ra tương tự. Như vậy mối liên kết tài chính – tăng trưởng không thể hiện rõ ràng
như trong các cơ sở lý luận và kết luận của bài nghiên cứu cũng phù hợp với
Rousseau và Wachtel (2007). Theo tác giả, mối quan hệ này có thể đã tồn tại đúng
trong thời kỳ hậu chiến tranh, nhưng nó xuất hiện không còn lâu dài trong thế giới
tài chính toàn cầu hiện nay. Việc mở rộng các hoạt động tài chính ở cấp độ tài chính
quốc tế có thể mang lại sự bất ổn kinh tế vĩ mô lớn hơn.


15

2.3 Nhận xét
Dựa vào các kết quả nghiên cứu trước đây, tác giả thấy rằng mối quan hệ giữa
chiều sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế vẫn đang được tranh luận theo nhiều
chiều hướng khác nhau, từ đó tác giả tiến hành phân tích thực nghiệm để đánh giá
lại vấn đề đó đối với các nước đang phát triển châu Á.
Theo trực quan và cách nhìn lý thuyết thì phát triển tài chính là cần thiết cho
tăng trưởng. Các quốc gia có chiều sâu tài chính lớn sẽ là điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy
và làm cho tăng trưởng nền kinh tế đi lên hay chính là sự tăng trưởng của GDP. Rất
nhiều các nghiên cứu từ lâu, trong đó nổi bật nhất là nghiên cứu về mối quan hệ
giữa phát triển tài chính và tăng trưởng của King và Levine (1993) đã chứng minh
vấn đề này.
Bên cạnh đó, xuất phát từ sự hoài nghi về một mối liên hệ chưa rõ ràng và
chắc chắn, một số tác giả đã thực hiện cùng nghiên cứu và cho thấy kết quả tương
phản đó là ở trong một số trường hợp chiều sâu tài chính có thể không hoặc rất ít tác
động thuận chiều đến tăng trưởng GDP. Tác giả tham khảo chủ yếu nghiên cứu của
Rousseau và Wachtel (2005) trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu này.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Đầu tiên tác giả dùng phương pháp nghiên cứu phổ biến và cơ bản nhất là
phương pháp Pooled OLS (pooled ordinary least square) để ước lượng và đánh giá

tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Phương pháp này không kể đến
các kích thước không gian và thời gian của dữ liệu kết hợp. Hay nói cách khác tung
độ gốc và hệ số độ dốc không đổi theo thời gian và không gian, các số hạng sai số
thể hiện những khác biệt theo thời gian và theo các cá nhân.
Tuy nhiên, trong mô hình nghiên cứu có dữ liệu dạng bảng với sự kết hợp
giữa biến thời gian (theo năm) và biến không gian (theo quốc gia) thì để kiểm chứng
cũng như đánh giá lựa chọn mô hình đạt kết quả tốt nhất, tác giả bổ sung phân tích
theo mô hình hiệu ứng cố định và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên.


16

Mô hình hiệu ứng cố định (fixed effects model- FEM): dựa trên quan điểm
mỗi đối tượng được quan sát hoặc mỗi thời điểm quan sát đều có những đặc điểm
riêng biệt, có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích vì thế mô hình này nhằm xem
xét “đặc điểm cá nhân” của từng đối tượng theo không gian hoặc thời gian, bằng
cách:


Giả định rằng các hệ số độ dốc là hằng số đối với các đối tượng

quan sát hoặc thời điểm quan sát.


Giả thiết rằng có sự tương quan giữa phần dư của mỗi đối tượng (có

chứa các đặc điểm riêng) với các biến giải thích

Để cho tung độ gốc β1i thay đổi theo từng đối tượng hoặc theo thời
gian.

Mô hình FEM: Yit = β1it + β2X2it + β3X3it + … + uit
Cách thức của mô hình này là sử dụng các biến giả để đại diện cho thời điểm
hoặc các đối tượng nghiên cứu khác nhau. Từ đó có thể kiểm soát và tách ảnh
hưởng của các đặc điểm riêng biệt này ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể
ước lượng những ảnh hưởng thực (net effects) của biến giải thích lên biến phụ
thuộc.
Tuy nhiên nhược điểm của FEM là có quá nhiều biến được tạo ra trong mô
hình, do đó có khả năng làm giảm bậc tự do và làm tăng khả năng đa cộng tuyến
của mô hình. Để khắc phục vấn đề này, mô hình hồi quy theo hiệu ứng ngẫu nhiên
được đề xuất. Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (random effects model- REM) xem các đặc
điểm riêng của mỗi đối tượng quan sát hoặc mỗi thời điểm quan sát là một biến giải
thích mới. Cụ thể, thay vì coi như tung độ gốc của mỗi đối tượng hoặc mỗi thời
điểm là một hằng số thì xem đây như là một biến ngẫu nhiên (với giá trị trung bình
và sai số ngẫu nhiên của từng tung độ gốc so với giá trị trung bình này, β 1i = β1 +
ε1). Đặc điểm riêng (phần dư hay sai số ε) của các đối tượng được giả sử là ngẫu
nhiên và không tương quan đến các biến giải thích:
Mô hình REM: Yit = (β1 + ε1) + β2X2it + β3X3it + … +
uit Để chọn lựa mô hình phù hợp, tác giả sử dụng các phương pháp:


2


Hệ số R càng cao càng thể hiện mức độ phù hợp tốt hơn của mô
hình.


×