Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện đất đỏ, tỉnh bà rịa – vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------

TỪ NGUYỄN HOÀNG THÀNH

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐẤT ĐỎ, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------

TỪ NGUYỄN HOÀNG THÀNH

SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG HOẠT
ĐỘNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN ĐẤT ĐỎ, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Chuyên ngành:

Quản lý công

Mã số


8340403

:

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGUYỄN HỮU DŨNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do các nhân tôi khảo sát, tham khảo
tài liệu và thực hiện. Mọi trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn
nguồn và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của cá nhân tôi. Luận văn được
thực hiện trên cơ sở tổng hợp những kiến thức, nghiên cứu các dữ liệu, tài liệu nhiều
cơ quan, đơn vị và khảo sát thực tế của tác giả./.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 4 năm 2018
TÁC GIẢ

TỪ NGUYỄN HOÀNG THÀNH


MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .........................................................................................
1.1
Đặt vấn đề ......................................
1.2

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .....

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..

1.4

Phương pháp nghiên cứu ................

1.5

Bố cục luận văn...............................

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN................................................................................................
2.1
Các khái niệm liên quan .................
2.1.1

Khái niệm về sự tham

2.1.2


Khái niệm về sự tham

2.1.3

Khái niệm về rác thả

2.1.4

Khái niệm về quản lý

2.2

Tổng quan các nghiên cứu trước ..

2.2.1

Tổng quan các nghiê

2.2.2

Tổng quan các nghiê

2.3

Khung phân tích áp dụng ...............

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................
3.1
Hoạt động quản lý rác thải tại huyệ
3.1.1


Giới thiệu khái quá

3.1.2 Hiện trạng phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Đất Đỏ ........
3.2

Thiết kế nghiên cứu .......................

3.2.1

Quy trình nghiên cứ

3.2.2

Mẫu nghiên cứu ....

3.2.3

Tiến hành thu thập

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................
4.1
Thực trạng sự tham gia của người
gom và xử lý rác thải trên địa bàn huyện Đất Đỏ ..........................................................


4.1.1 Phân loại rác thải........................................................................................ 24
4.1.2. Thu gom rác thải....................................................................................... 26
4.1.3 Vị trí tập kết rác......................................................................................... 31
4.1.4 Phí vệ sinh môi trường............................................................................... 31

4.1.5 Xử lý rác thải............................................................................................. 34
4.2 Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải.........................35
4.2.1 Phân loại rác thải........................................................................................ 35
4.2.2 Thu gom rác thải........................................................................................ 38
4.2.3 Tập kết rác thải........................................................................................... 41
4.2.4 Vận chuyển rác thải.................................................................................... 42
4.2.5 Xử lý rác thải............................................................................................. 43
4.2.6 Sự tham gia của người dân khi nảy sinh vấn đề liên quan đến rác thải......44
4.2.7 Việc tham gia của người dân vào quá trình xây dựng và thực hiện các quyết
định quản lý rác thải.................................................................................................... 44
4.2.8 Mức độ tham gia của người dân trong các hoạt động quản lý rác thải.......45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................ 53
5.1 Kết luận......................................................................................................... 53
5.2 Khuyến nghị.................................................................................................. 54


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Dân số huyện Đất Đỏ giai đoạn 2012 – 2016............................................. 17
Bảng 4.1. Thống kê chất lượng đường............................................................................... 29


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Đất Đỏ................................................................................... 16
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình nghiên cứu............................................................................................... 20
Hình 4.1 Những hoạt động quản lý rác thải trên địa bàn huyện Đất Đỏ............................. 23
Hình 4.2 Thực trạng người dân phân chia các loại rác thải..................................................... 24
Hình 4.3 Thực trạng cách thứcphân loại rác thải tại hộ gia đình........................................... 25
Hình 4.4 Thực trạng thu gom rác của các hộ gia đình trên địa bàn huyện......................... 26
Hình 4.5 Điểm tập kết rác của hộ dân lúc 5 giờ 54 phút........................................................... 27
Hình 4.6 Thực trạng về việc người dân nhận biết được vị trí xe đẩy chở rác...................28

Hình 4.7 Công nhân đang thu gom rác vào thùng ép rác tại trạm trung chuyển rác thị
trấn Đất Đỏ................................................................................................................................................. 29
Hình 4.8 Thực trạng tham gia đóng góp ý kiến của người dân.............................................. 30
Hình 4.9 Thực trạng về mức độ hài lòng đối với thời gian thu gom rác.............................30
Hình 4.10 Thực trạng người dân nhận biết được điểm tập kết rác thải trong khu phố..31
Hình 4.11 Thực trạng về mức đóng phí vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện.............33
Hình 4.12 Thực trạng người dân không đóng thêm phí vệ sinh môi trường trên địa bàn
các xã, thị trấn nghiên cứu.................................................................................................................... 34
Hình 4.13 Thực trạng xử lý rác thải của người dân trên địa bàn huyện.............................. 35
Hình 4.14 Sự tham gia của chính quyền trong phân loại rác thải.......................................... 35
Hình 4.15 Sự tham gia của tổ dân phố/trưởng ấp........................................................................ 36
Hình 4.16 Sự tham gia của đoàn thể xã hội................................................................................... 36
Hình 4.17 Sự tham gia của công nhân vệ sinh môi trường...................................................... 37
Hình 4.18 Sự tham gia của người dân trong phân loại rác thải.............................................. 37
Hình 4.19 Sự tham gia của Công ty vệ sinh môi trường........................................................... 38
Hình 4.20 Sự tham gia của chính quyền trong thu gom rác thải............................................ 38
Hình 4.21 Sự tham gia của tổ trưởng tổ dân phố/trưởng ấp.................................................... 39
Hình 4.22 Sự tham gia của đoàn thể xã hội trong thu gom rác thải...................................... 40
Hình 4.23 Sự tham gia của công nhân vệ sinh trong thu gom rác thải................................ 40
Hình 4.24 Sự tham gia của người dân trong thu gom rác thải................................................ 41
Hình 4.25 Sự tham gia của công ty vệ sinh môi trường trong thu gom rác thải..............41


Hình 4.26 Sự tham gia của các biên liên quan trong tập kết rác thải................................... 42
Hình 4.27 Sự tham gia của các bên liên quan trong vận chuyển rác thải........................... 43
Hình 4.28 Sự tham gia các bên trong xử lý rác thải.................................................................... 43
Hình 4.29 Sự tham gia của người dân khi có vấn đề về môi trường.................................... 44
Hình 4.30 Mức độ tham gia của người dân trong việc ra quyết định về quản lý rác thải
......................................................................................................................................................................... 45


Hình 4.31 Mức độ tham gia của người dân trong hoạt động quét dọn vệ sinh khu vực
......................................................................................................................................................................... 46

Hình 4.32 Mức độ tham gia của người dân trong các cuộc họp thu gom rác thải...........46
Hình 4.33 Mức độ tham gia của người dân trong các cuộc họp phân loại rác thải.........47
Hình 4.34 Mức độ tham gia của người dân trong việc đề xuất thu gom rác thải.............47
Hình 4.35 Mức độ tham gia của người dân trong việc tuyên truyền thu gom rác thải. .48
Hình 4.36 Mức độ tham gia của người dân trong việc tuyên truyền phân loại rác thải 49
Hình 4.37 Tinh thần tham gia của người dân trên địa bàn huyện trong hoạt động gìn giữ

về sinh môi trường................................................................................................................................... 49
Hình 4.38 Vai trò của người dân trong hoạt động phân loại và thu gom rác thải trong
khu phố........................................................................................................................................................ 50


1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước cùng với sự phát
triển kinh tế - xã hội, các ngành sản xuất đang được mở rộng và phát triển nhanh
chóng, quá trình phát triển kinh tế - xã hội sẽ phát sinh nhiều loại chất thải, gia tăng về
khối lượng, đa dạng về thành phần, bao gồm các nguồn chất thải rắn từ hoạt động sinh
hoạt, sản xuất, y tế, nông nghiệp.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong những tỉnh có mức độ tăng trưởng kinh tế
cao nhất nước ta. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
đã không ngừng phát triển, đặc biết là tiềm năng phát triển của các ngành khai thác dầu
khí, công nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, du lịch dịch vụ, các dịch vụ cảng,...
Những lợi ích kinh tế đem lại do quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn đã góp phần
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, đi kèm
với đó là, tình trạng ô nhiễm môi trường đã, đang và sẽ là thách thức không nhỏ đối

với các cơ quan quản lý và cộng đồng dân cư.
Ngày 01/02/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 05/2016/QĐ-UBND về việc
phê duyệt chương trình phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn năm 2015 đến
năm 2025, theo đó, huyện Đất Đỏ được định hướng trở thành mục tiêu nhằm phát triển
tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp, cảng biển theo hướng hiện đại. Hệ thống đô thị với chức
năng cảng biển, trung tâm Logistics, công nghiệp chuyên sâu, dịch vụ, du lịch, thương
mại, giáo dục, đào tạo nghề,… song song với đầu tư phát triển hệ thống điểm dân cư nông
thôn. Khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày một cải
thiện thì cũng đồng nghĩa với việc rác thải rắn ngày một nhiều. Hiện nay, mỗi ngày trên
địa bàn tỉnh phát sinh khoảng hơn 600 tấn rác thải rắn sinh hoạt/ngày và khoảng trên 200
tấn rác thải công nghiệp/ngày. Tuy nhiên, việc thu gom, xử lý hiện nay chưa triệt để đã
khiến nguy cơ lượng rác thải rắn tồn dư bị phát tán ra môi trường bên ngoài rất cao, gây ô
nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, tác động xấu đến quá trình
1

phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. .

1

/>

2
Thực tiễn và kinh nghiệm cho thấy, việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi
trường là vấn đề mà các cơ quan chính quyền địa phương cần tập trung giải quyết. Tuy
vậy, vai trò và sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan là một trong những yếu
tố quan trọng góp phần vào thành công của hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt. Điều
này cũng hoàn toàn phù hợp với việc xây dựng và thực hiện mô hình cộng đồng tham
gia Bảo vệ môi trường theo chủ trường của Nghị quyết 41/NQ/TW ngày 15/11/2004
của Bộ Chính trị về “Bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước”.

Trong bối cảnh mà sự tham gia của người dân vào công tác đảm bảo vệ sinh môi
trường nói chung và quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng còn ở mức thấp như tại huyện Đất
Đỏ và nhiều địa bàn khác trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đồng thời hiện nay, các
xã, thị trấn của huyện Đất Đỏ chỉ tổ chức thu gom ở những con đường lớn, các khu vực xã
trung tâm thì người dân tự xử lý rác thải bằng phương pháp riêng của từng hộ kéo theo tỷ
lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Đất Đỏ đạt tỷ lệ chưa cao, do đó, để giải
quyết các vấn đề này thì việc nghiên cứu “SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI
DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐẤT ĐỎ, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU” là điều cấp thiết, góp phần giải thích
nguyên nhân và tìm kiếm giải pháp phù hợp cho vấn đề quản lý rác thải rắn sinh hoạt.

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm cung cấp một bức tranh về sự tham gia của người dân
trong hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt hay còn gọi là rác thải sinh hoạt, từ đó
đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân, hướng tới thực
hiện mục tiêu phát triển bền vững đô thị. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
- Tìm hiểu các hình thức và mức độ tham gia của người dân trong quá trình

quản lý rác thải rắn sinh hoạt tại huyện Đất Đỏ.
- Nhận diện những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân trong

hoạt động quản lý rác thải.
- Đề xuất những giải pháp thúc đẩy sự tham gia của người dân trong hoạt động

quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị.
Để đạt được các mục tiêu trên, nghiên cứu cần tập trung trả lời các câu hỏi sau:


3
- Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt được


biểu hiện qua những hoạt động nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong hoạt động

quản lý rác thải sinh hoạt?
- Cần có những giải pháp cụ thể nào để nâng cao sự tham gia của người dân

trong hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác

thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đất Đỏ.
- Đối tượng khảo sát: Người dân, chính quyền, nhóm tự quản cấp cơ sở, đại

diện đoàn thể xã hội, nhóm cung cấp dịch vụ vệ sinh môi trường, người thu mua phế
liệu và các bên liên quan đến hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt.
- Phạm vi không gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại huyện Đất Đỏ,

tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp
phỏng vấn bằng bảng hỏi cụ thể như sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Một là hoạt động quản lý rác thải rắn sinh
hoạt, hai là sự tham gia của cộng đồng. Ngoài ra, tài liệu được cung cấp từ các báo cáo
tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội, báo cáo tổng kết quản lý nhà nước về công tác bảo
vệ môi trường, báo cáo xây dự đề án nông thôn mới, số liệu thống kê mức sống của
huyện Đất Đỏ.
Phỏng vấn các đối tượng bằng bảng hỏi nhằm thu thập các thông tin định lượng,
tìm hiểu thực trạng tham gia của người dân, chính quyền, tổ trưởng tổ khu phố, ấp và
các đoàn thể xã hội trong các hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải.

Thông qua các phân tích trong đề tài, các quy định pháp luật, kinh nghiệm trong
quản lý hoạt động rác thải sinh hoạt ở một số nước và các nghiên cứu trước, đề tài sẽ
đề xuất một số kiến nghị và giải pháp cải thiện sự tham gia của người dân trong chính
sách quản lý hoạt động rác thải rắn sinh hoạt.


4
1.5 Bố cục luận văn
Luận văn được kết cấu thành 5 chương bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu đề tài, trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận: trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết và các
nghiên cứu có liên quan, rút ra mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Nội dung chương giới thiệu quy trình
nghiên cứu, cách chọn mẫu, xác định kích thướng mẫu, công cụ thu thập dữ liệu, quá
trình thu thập được tiến hành như thế nào và các kỹ thuật phân tích dữ liệu thống kê.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Trình bày phân tích, diễn giải các dữ liệu đã thu
thập được từ cuộc khảo sát.
Chương 5: Kết luận và Khuyến nghị. Tóm lược lại những kết quả quan trọng
của đề tài, đặc biệt là mô hình nghiên cứu. Từ đó có khuyến nghị những giải pháp
nhằm làm gia tăng sự hiểu biết của người dân về những tác hại ô nhiễm môi trường do
rác thải sinh hoạt gây ra đến sức khỏe cộng đồng, vẻ mỹ quan đô thị, nâng cao chất
lượng dịch vụ. Qua đó, góp sức cùng nhà nước giải quyết vấn đề môi trường, giảm bớt
phần nào gánh nặng cho ngân sách nhà nước.


5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Chương 2 trình bày các khái niệm về sự tham gia; sự tham gia của xã hội; thang

đo của sự tham gia; rác thải; quản lý rác thải. Ngoài ra, để có cơ sở xây dựng mô hình
nghiên cứu, tác giả cũng đã tìm hiểu một số nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước có
liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
2.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1 Khái niệm về sự tham gia (Participation)
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (ICE, 2001) cho rằng sự tham gia có thể là một

yếu tố nguồn cho sự hiểu biết rõ hơn của một vấn đề tác động đến quyết định và môi
trường sông của cá nhân trong khu vực.
- Theo Van de Valde và cộng sự (2010) lại cho rằng sự tham gia là quá trình

tham gia trong một hoạt động của cuộc sống hoặc là quá trình trải qua các hoạt động
theo sự thấu hiểu vấn đề mà trong thực tế khu vực họ đang sống.
- Theo ADB (2013): Sự tham gia là cần thiết vì những chương trình được thực hiện

nhằm mục đích lợi ích của người dân tai khu vực và thực chất bản thân một chương trình
được thực hiện và đánh giá đạt yêu cầu vẫn có xu hướng tốn rất nhiều kinh phí, chương
trình thực hiện kém hiệu quả nếu không có sự tham gia của người dân và các bên liên
quan. Sự tham gia được xem là cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong bối
cảnh hiện nay nhằm tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa chính phủ và người dân để lựa chọn và
đóng góp vào hoạt động, đồng thời cùng hợp tác thực hiện và tìm kiếm những vấn đề hay
những ảnh hướng có thể xảy ra để hoàn thiện. Vì thế, cho đến nay, các hoạt động được đề
xuất để thực hiện nhằm phát triển kinh tế xã hội nào cũng đều cho rằng sự tham

gia là hạn chế hoặc tham gia ở một khía cạnh nào đó.
2.1.2 Khái niệm về sự tham gia của xã hội (Social Participation)
- Theo Florin và Abraham (1990) cho rằng sự tham gia của xã hội là một quá

trình trong đó các cá nhân tham gia vào việc ra quyết định trong các tổ chức, chương
trình và môi trường ảnh hưởng đến họ.

- Harding cùng cộng sự (2009) đã phân tích khái niệm “sự tham gia của cộng

đồng” theo hai thuật ngữ thành phần “sự tham gia” và “cộng đồng”. “Sự tham gia” đặc


6
biệt trong lĩnh vực môi trường, được hiểu là quá trình đối thoại giữa cộng đồng và
người ra quyết định, giữa một bên là các cá nhân, nhóm tổ chức và một bên là “nhóm
chính quyền” trong việc thảo luận và ra các quyết định môi trường. Thuật ngữ “cộng
đồng” bao gồm tất cả các chủ thể đóng góp hay bị ảnh hưởng bởi các quyết định môi
trường, bao gồm những người hoạch định chính sách, chuyên gia, doanh nhân, các cá
nhân thụ hưởng, tổ chức dân sự và nhóm người dân. Như vậy, cộng đồng được hiểu là
một khái niệm có hội hàm khá rộng, bao gồm tất cả các thành viên cùng sinh sống
trong một khu vực địa lý, có những đặc điểm chung về lối sống và các điều kiện kinh
tế - xã hội và văn hóa, chính trị.
- Trong sách Institute for Social Participation and Health Issues Centre của La

Trobe University (2011) cho rằng sự tham gia của xã hội được xem là quá trình tham
gia của người tiêu dùng, xuất phát từ người tiêu dùng kết nối hòa nhập với xã hội và
các hoạt động dựa trên lợi ích của người tiêu dùng. Theo nội dung của sự tham gia xã
hội, ba thành phần trung tâm trong mô tả về sự tham gia của xã hội cho phép mọi
người dân được thực hiện các mức đo trong sự tham gia xã hội để tự đánh giá; các yếu
tố có liên quan đến các khái niệm về lợi ích xã hội, hòa nhập xã hội và quyền con
người của cá nhân để thực hiện các mức đo tự xác định của sự tham gia trong tất cả
các khía cạnh của xã hội và trách nhiệm của xã hội để cung cấp các điều kiện cần thiết
cho việc các hoạt động được đề xuất.
- Theo Scand (2013) thì khái niệm về sự tham gia của xã hội có tính tương đồng

và tương quan với sự tham gia và đồng thời liên quan đến khái niệm về các vấn đề của
tham gia xã hội, hòa nhập xã hội hoặc các hoạt động của xã hội.

- Cuối cùng, sự tham gia của xã hội đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong

quản lý công, sự tham gia của xã hội chủ yếu tập trung vào mức độ tham gia của người
dân đó như thế nào vào các hoạt động cung cấp và có tương tác như thế nào với người
khác trong xã hội hoặc khu vực cộng đồng sinh sống. Sự tham gia của xã hội còn được
nhấn mạnh rằng là sự tham gia có thể được nhìn thấy trên một hoạt động liên tục từ
tương đối thụ động đến rất tích cực và cho rằng sự tham gia của xã hội có thể được
trên cơ sở tự nguyện hoặc là bắt buộc.


7
Thang đo sự tham gia của người dân
- Nghiên cứu của Sherry (1969) chú trọng sự tham gia của người dân thông qua

việc đưa ra 08 mức độ (Vancouver Community Network, 2014). Thang đo 8 mức độ
này được David Wilcox phân chia từ cao đến thấp và mô tả như sau:

M

Người

quyền (


8

Tham

hình th


Khô

(Non



9
mà không hiểu việc mình
đang làm.
Người dân bị thuyết phục
theo mọi ý kiến của chính
quyền, mọi việc đều do chính
quyền thực hiện bằng cách
Bị điều khiển
(Manipulation)

thuê bên ngoài, người dân

không tham gia bất kỳ khâu
nào của quá trình, phản ứng
của người dân không được
đưa vào.

Tóm lại, ở hai nấc thang dưới cùng, người dân không tham gia vào bất cứ hoạt
động nào của chương trình, đây chỉ là bước vận động để có thể lôi kéo, thu hút người
dân tham gia vào chương trình mà chắc chắn ở đó, họ sẽ nhận được lợi ích. Ở ba nấc
thang tiếp theo, mặc dù chỉ là hình thức, nhưng người dân đã nhận thức được lợi ích từ
chương trình, từ đó từng bước tham gia vào các hoạt động: Từ cung cấp thông tin một
chiều thông qua khảo sát của chính quyền đến việc được tham vấn, đưa ra các ý kiến
về các vấn đề tại địa phương. Ở ba nấc thang cao nhất, người dân thực sự là chủ thể

của chương trình, từ việc hợp tác, đến ủy quyền thực hiện và trực tiếp quản lý.
- Jeremy và Henry (2014) đã đưa ra sáu mức độ tham gia của người dân:
MỨC ĐỘ
1/ Tiêu thụ (Consuming)
2/ Chia sẻ (Sharing)
3/ Định hình (Shaping)


4/ Tài trợ (Funding)

5/ Sản xuất (Producing)
6/ Đồng sở hữu (Co-owning)

- Sáu mức độ tham gia của người dân vào các công việc phát triển cộngđồng được

Andre và Lanmafankpotin (2012) đưara như sau:
MỨC ĐỘ
1/ Sự tham gia thụ động
(Passive participation)
2/ Tham gia thông qua việc cung
cấp thông tin (Participation as
contributor)
3/ Tham gia như nhà tư vấn
(Participation as consultants)
4/ Tham gia trong việc thực hiện
(Participation in implementation)
5/ Tham gia trong quá trình ra
quyết định (Participation in
decision-marking)
6/ Tham gia tự nguyện (selfmobilization)

2.1.3 Khái niệm về rác thải (Waste)
- Theo Basu (2010): Rác thải có nhiều nguồn khác nhau, gồm rác thải từ hộ gia

đình, rác thải công nghiệp, thương mại, y tế, động vật, nông nghiệp, hạt nhân nguyên tử


11
và khoáng chất,… Rác thải có nhiều loại như rác thải rắn, khí, lỏng,… Rác thải cũng
bao gồm các loại: rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại, y tế và rác thải điện tử .
- Theo O’Connell (2011) thì rác thải là những thứ không được sử dụng cho

những mục đích của con người. Nó là những chất liệu đã được dùng và không còn giá
trị sử dụng sau những hành động sản xuất hay tiêu dùng, thường gắn liền với các đặc
điểm như để trong thùng rác, sự bẩn thỉu, không sạch sẽ.
- Theo giải thích từ ngữ của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Thủ

tướng Chính phủ định nghĩa rác thải rắn là rác thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải)
được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
Cũng tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP định nghĩa rác thải rắn sinh hoạt (còn gọi là
rác sinh hoạt) là rác thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của còn người.

2.1.4 Khái niệm về quản lý rác thải (Waste management)
- Theo Wilson and Tomin (1998) cho rằng quản lý rác thải không phải là một

nhiệm vụ dễ dàng để lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch hành động để đạt được những
mục tiêu mà không cần sự tham gia tích cực của các bên liên quan khác nhau. Nỗ lực
nên được thực hiện tại tất cả các cấp để giảm thiểu phát sinh rác thải và quản lý rác
thải được tạo ra theo cách bền vững với môi trường.
- Visvanathan (2004) quan niệm rằng quản lý rác thải là một lĩnh vực quan tâm


chung cho cả thế giới phát triển và đang phát triển. Về mặt lịch sử, các nước xử lý rác
thải bằng cách chôn lắp nó xuống đất, bao gồm cả việc đào nó lên và quên về nó. Cách
tiếp cận này là không bền vững. Đạt được sự bền vững trong quản lý rác thải đòi hỏi
một cách tiếp cận tích hợp.
- Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì quản lý rác thải là quá trình phòng

ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử
lý rác thải.
Như vậy, quản lý rác thải đã là một phần không thể thiếu của mọi xã hội. Các
phương pháp tiếp cận đối với quản lý rác thải phải phù hợp với bản chất của một xã hội
nhất định.Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải dù được nhìn nhận
như một hành động xã hội, có động cơ và mục đích cụ thể hay khi được xem xét quá trình
trao quyền ra quyết định đều bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau và mức độ


12
tham gia của các nhóm dân cư không giống nhau. Ngoài ra, khi phân tích hiệu quả của
quá trình quản lý rác thải, cần cân nhắc đến các yếu tố thuộc về các bên liên quan
trong hoạt động này. Người dân với tư cách là các chủ thể trực tiếp thải rác hàng ngày,
là những người sử dụng các dịch vụ vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó, còn tập hợp
nhiều nhóm/tổ chức khác nhau có liên quan đến hoạt động quản lý rác thải và có sự
tương tác với người dân trong quá trình thực hiện các quy trình của quản lý rác thải,
bao gồm chính quyền, các tổ chức phi chính phủ, đoàn thể xã hội, công ty/công nhân
vệ sinh môi trường, v.v
2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước
2.2.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài
Xét trên góc độ lý luận, nhiều công trình nghiên cứu đã phân tích và chỉ ra các
phương diện của khái niệm “quản lý rác thải” và “quản lý rác thải bền vững”. Những
nghiên cứu này đều chỉ ra sự cần thiết của một tiếp cận tổng hợp và có tính hệ thống
đối với hoạt động quản lý rác thải (Hoffman& Muller, 2001; Seadon, 2010). Vận dụng

các tiếp cận này khi đưa vào phân tích tình hình thực tiễn, nhiều công trình nghiên cứu
đã tập trung mô tả thực trạng phân loại, thu gom, tập kết, vận chuyển, xử lý rác thải;
đồng thời chỉ ra những tồn tại trong công tác quản lý từ các bên liên quan (Pathak và
cộng sự, 2012). Các nghiên cứu đã phân tích thực trạng quản lý rác thải chưa hiệu quả
tại các nước đang phát triển, như sự xuất hiện của nhiều bãi rác lộ thiên, lượng rác thải
ngày càng tăng do đô thị hóa và gia tăng dân số nhưng quá trình thực hiện chưa hiệu
quả nên không thu gom được hết số rác thải. Bên cạnh đó, công tác xử lý rác thải còn
chưa khoa học, gây ảnh hưởng ô nhiễm môi trường và cộng đồng dân cư. Nhìn chung,
các nghiên cứu đều khẳng định rằng các nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn và
thách thức hơn so với các nước phát triển do những vấn đề về thể chế, xây dựng và
thực hiện chính sách, sự tham gia của người dân, mối quan hệ giữa các bên liên quan
trong việc thực hiện quản lý rác thải, và những vấn đề về trang thiết bị công nghệ lạc
hậu hay vấn đề thiếu tài chính ngân sách để triển khai các hoạt động quản lý rác thải
hiệu quả (Ezeah và Roberts, 2012).
Dựa trên việc xác định các nguyên nhân, khó khăn và thách thức đối với hoạt
động quản lý rác thải, nhiều tác giả đã đề xuất các giải pháp từ nhiều chiều cạnh khác


13
nhau như kỹ thuật, kinh tế, cơ chế thể chế và xã hội (Ibrahim và cộng sự, 2012). Các
nhóm giải pháp được đưa ra chủ yếu là (1) nhóm giải pháp về kỹ thuật như tái sử dụng,
tái chế rác thải; đồng thời có thể tạo ra năng lượng từ các hoạt động này hướng tới phát
triển bền vững cho vùng đô thị; (2) nhóm giải pháp kinh tế như giảm thiểu các nhu cầu
tiêu thụ của người dân, (3) nhóm giải pháp thể chế nhằm phát huy vai trò của các cấp
chính quyền trong việc thu gom, tập hợp rác, tạo dựng một trung tâm xử lý rác thải với
công nghệ hợp lý và giảm chi phí xử lý dựa trên lượng rác thải phát ra; (4) nhóm giải
pháp từ phía cộng đồng cần giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc chứa
đựng và xử lý rác thải. Có những tác giả nhấn mạnh hơn đến các giải pháp từ cộng
đồng và đề cao vai trò của các hộ gia đình với tư cách là các chủ thể thải rác, trong đó
vai trò của người dân là chủ động tham gia chứ không phải bị động thực hiện do chịu

sự quản lý của luật pháp (Ozkan, 2010).
2.2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước
Quản lý rác thải ở Việt Nam cũng là một vấn đề quan tâm của người nghiên cứu và
các nhà quản lý và hoạch định chính sách môi trường. Một mặt, các nghiên cứu đã mô tả
thực trạng quản lý rác thải ở Việt Nam, chủ yếu tập trung vào các vấn đề cơ sở hạ tầng hay
kỹ thuật và công nghệ xử lý. Mặt khác, các nghiên cứu đã chỉ ra những vấn đề phát sinh
trong quá trình quản lý rác thải, do công nghiệp hóa tăng nhanh và đô thị hóa không có
kiểm soát như: rác thải rắn không được phân loại tại nguồn phát rác, bãi rác như lượng
mùi thải ra, ô nhiễm đất và nước quanh khu bãi rác (Nguyen Phuc Thanh và cộng sự,
2010). Dựa trên những vấn đề nảy sinh hiện nay trong quản lý rác thải tại đô thị, một số
tác giả đã đề ra các giải pháp khắc phục, như phân loại rác tại nguồn (chương trình 3R),
nâng cao ý thức cộng đồng, cải thiện các chính sách, thể chế xử phạt đối với các hành vi
không thân thiện với môi trường (Ngo Kim Chi và Pham Quoc Long, 2011; Nguyễn Đức
Khiển và cộng sự, 2010). Những nghiên cứu này cũng chỉ ra vai trò quan trọng của cộng
đồng trong giảm thiểu lượng rác thải phát sinh hàng ngày, trong đó nhấn mạnh vai trò của
các tổ chức cộng đồng và nhóm dân cư có trình độ nhận thức và kỹ năng tập huấn. Nhóm
này sẽ tiến hành các hoạt động tuyên truyền cho các nhóm dân cư khác. Bên cạnh đó, sự
xuất hiện của các tổ chức phi chính phủ và tư nhân trong việc phối kết hợp với nhà nước
cũng là một giải pháp cho quá trình quản lý rác thải hiệu quả


14
ở Việt Nam.
Có thể thấy những nghiên cứu về hoạt động quản lý rác thải trên thế giới và ở
Việt Nam đã làm sáng tỏ (1) thực trạng của hoạt động quản lý rác thải; (2) vai trò của
nhóm chủ thể thải rác và sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình quản lý rác
thải; và (3) các giải pháp cho quản lý rác thải bền vững.
2.3 Khung phân tích áp dụng
Là một nghiên cứu ứng dụng, do vậy sau khi tham khảo các tài liệu và nghiên
cứu hiện có, đề tài đã lựa chọn khung phân tích được thực hiện từ nghiên cứu của tác

giả Nguyễn Thị Kim Nhung (2015) như sau:

Hoạt động quản lý
rác thải tại huyện
Đất Đỏ

Nhận thức, tâm
lý, nhu cầu/giá
trị và yếu tố
nhân khẩu xã
hội

Chính sách,
thói quen,
truyền thông
Sự tham gia của người dân trong
hoạt động quản lý rác thải
1. Trực tiếp tham gia xử lý rác thải
2. Tham gia gián tiếp vào quá
trình xử lý rác thải
3. Tham gia xây dựng và thực hiện
các quyết định quản lý rác thải

Nhóm yếu
tố chủ quan

Các yếu
tố ảnh
hưởng


Các bên liên
quan trong
hoạt động
quản lý rác
thải

Nhóm yếu tố
khách quan


15
Theo khung phân tích này thì dưới sự tác động của quá trình đô thị hóa nhanh,
lượng rác thải ngày càng tăng về số lượng và thành phần trong khi các công cụ, kỹ
thuật chưa đáp ứng được công tác thu gom và xử lý dẫn đến những vấn đề nảy sinh
trong hoạt động quản lý rác thải đô thị. Sự tham gia của người dân là một trong những
chiều cạnh của hoạt động quản lý rác thải, được phân tích dựa trên hai yếu tố như
sau:a) Một là sự tham gia vào quá trình trực tiếp xử lý rác thải tại khu dân cư; b) Hai là
sự tham gia vào quá trình gián tiếp xử lý rác thải, gồm: đóng phí vệ sinh, tuyên truyền,
vận động, kiểm tra, giám sát và quá trình người dân thảo luận bàn bạc khi ra quyết
định môi trường tại khu dân cư. Mức độ tham gia của người dân chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tốchủ quan và khách quan, trong đó các yếu tố chủ quan là nhận thức, tâm
lý, nhu cầu và yếu tố nhân khẩu xã hội của chính người dân. Các yếu tố khách quan là
các thiết chế như chính sách, quy định, truyền thông và các bên liên quan trong hoạt
động quản lý rác thải đô thị.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 đã trình bày những khái niệm và lý thuyết được tác giả vận dụng để
giải thích và chứng minh các luận điểm nghiên cứu. Chương này khẳng định “sự tham
gia” được xem xét như một hành động xã hội. Lý thuyết hành động xã hội hỗ trợ tìm
hiểu và phân tích tính duy lý của hành động tham gia của người dân trong hoạt động
quản lý rác thải. Bên cạnh đó, “sự tham gia” còn đươc phân tích như một quá trình trao

quyền cho người dân. Huyện Đất Đỏ không phải trường hợp ngoại lệ. Tóm lại, những
cơ sở về mặt lý luận đối với vấn đề tham gia của người dân trong hoạt động quản lý
rác thải cùng với các bằng chứng thực tiễn sẽ chứng minh và làm rõ mức độ tham gia
của người dân trong hoạt động quản lý rác thải, từ đó nâng cao sự tham gia của người
dân nhằm hướng tới mục tiêu quản lý tốt chất lượng rác thải trên địa bàn huyện.


16
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 3 giới thiệu địa bàn nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, các lấy mẫu nghiên
cứu, cách phân tích hành vi của con người có khả năng ảnh hưởng đến sự tham gia trong
hoạt động quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

3.1 Hoạt động quản lý rác thải tại huyện Đất Đỏ
3.1.1 Giới thiệu khái quát về huyện Đất Đỏ
Đất Đỏ là huyện ven biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có diện tích tự nhiên là
2

khoảng 189,59 km bao gồm 02 đô thị loại V là thị trấn Đất Đỏ, thị trấn Phước Hải và
06 xã là xã Phước Long Thọ, xã Phước Hội, xã Long Mỹ, xã Long Tân, xã Láng Dài
và xã Lộc An. Huyện Đất Đỏ nằm cách thành phố Bà Rịa khoảng 12km về phía Tây
Bắc theo quốc lộ 55 và cách thành phố Vũng Tàu khoảng 18km về phía Tây Nam.

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Đất Đỏ


×