Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam , luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.04 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------

TẠ THỊ NGỌC DIỆP

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH
NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT
NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng
Mã số

: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS PHẠM VĂN NĂNG

TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2012


LỜI CÁM ƠN
Tôi xin gửi lời chân thành cám ơn đến Quý thầy cô Trường Đại học Kinh Tế
TP.HCM đã tận tình giảng dạy cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian tôi
học tại trường.
Xin chân thành cám ơn Thầy Phạm Văn Năng người đã tận tình hướng dẫn
tôi thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cám ơn Quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã có


những đóng góp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Xin gửi lời cám ơn đến ban lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp của Eximbank đã
giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cám ơn gia đình và những người bạn đáng quý
đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua.
Người thực hiện đề tài


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn sau là bài viết nghiên cứu của bản thân dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Văn Năng. Việc vận dụng các số liệu và kết
quả nêu trong bài là từ những nguồn thông tin xác thực.

TP.HCM, ngày

tháng năm 2012

Người thực hiện

Tạ Thị Ngọc Diệp


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu

Danh mục các hình vẽ, đồ thị, sơ đồ
Lời mở đầu
Trang
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH
DOANH NGOẠI TỆ............................................................................................................................ 1
1.1.Kinh doanh ngoại tệ:............................................................................................................... 1
1.1.1.Khái niệm và những định nghĩa liên quan:............................................................ 1
1.1.1.1.Ngoại hối, ngoại tệ và thị trường ngoại tệ:..................................................... 1
1.1.1.2.Tỷ giá:........................................................................................................................... 2
1.1.1.3.Trạng thái luồng tiền và trạng thái ngoại hối:............................................... 2
1.1.2.Các hoạt động giao dịch và phạm vi:....................................................................... 4
1.1.2.1.Giao dịch giao ngay – SPOT:.............................................................................. 4
1.1.2.2.Giao dịch kỳ hạn – FORWARD:........................................................................ 5
1.1.2.3.Giao dịch hoán đổi – SWAP:............................................................................... 6
1.1.2.4.Giao dịch quyền chọn – OPTIONS:................................................................. 7
1.1.2.5.Giao dịch tiền tệ tương lai – FURTURE:........................................................ 9
1.1.3.Chức năng và vai trò:................................................................................................... 10
1.2.Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ:..................................................................................... 10
1.2.1.Khái niệm và phân loại rủi ro:.................................................................................. 10
1.2.1.1.Khái niệm:................................................................................................................ 10
1.2.1.2.Phân loại:.................................................................................................................. 10
1.2.2.Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng:.................................................. 11


1.2.2.1.Rủi ro môi trường:................................................................................................ 12
1.2.2.2.Rủi ro quản trị:....................................................................................................... 12
1.2.2.3.Rủi ro phân phối:................................................................................................... 12
1.2.2.4.Rủi ro tài chính:..................................................................................................... 13
1.2.2.5.Rủi ro công nghệ:.................................................................................................. 13
1.2.3.Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ:........................................................................... 14

1.2.3.1.Rủi ro tỷ giá:............................................................................................................ 14
1.2.3.2.Rủi ro tỷ lệ Swap:.................................................................................................. 14
1.2.3.3.Rủi ro thực hiện:.................................................................................................... 14
1.2.3.4.Rủi ro kinh doanh:................................................................................................ 15
1.2.3.5.Rủi ro tác nghiệp:.................................................................................................. 15
1.3.Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ:.................................................................... 15
1.3.1.Quản trị rủi ro và quản trị rủi ro trong ngân hàng:........................................... 15
1.3.1.1.Quản trị rủi ro:........................................................................................................ 15
1.3.1.2.Quản trị rủi ro trong ngân hàng:...................................................................... 16
1.3.2.Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ:........................................................... 17
1.3.2.1.Quản trị rủi ro tỷ giá:........................................................................................... 17
1.3.2.2.Quản trị rủi ro tác nghiệp:.................................................................................. 21
1.3.3.Một số công cụ quản trị rủi ro trong kinh doanh tiền tệ:................................ 23
1.3.3.1.Tự đánh giá rủi ro KCSA ( Key control self assesment):.......................23
1.3.3.2.Báo cáo chỉ số rủi ro chính KRI (Key risk indicator):............................ 24
1.3.3.3.Bản đồ rủi ro (Risk map):................................................................................... 24
1.3.3.4.Mô hình Var (Var model):.................................................................................. 25
Kết luận chương 1:................................................................................................................ 25
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH
NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM:..............26
2.1.Giới thiệu về NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam:............................................ 26
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển:...................................................................... 26
2.1.2.Cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh:......................................................... 27
2.1.2.1.Hoạt động kinh doanh:

27


2.1.2.2.Cơ cấu tổ chức:................................................................................................. 28
2.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh:.............................................................................. 28

2.2.Kinh doanh ngoại tệ tại NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam:.......................31
2.2.1.Giới thiệu phòng kinh doanh ngoại tệ:............................................................... 31
2.2.2.Quy trình kinh doanh ngoại tệ:.............................................................................. 32
2.2.2.1.Quy trình xử lý nghiệp vụ chung:.............................................................. 32
2.2.2.2.Quy trình giao dịch với khách hàng:........................................................ 33
2.2.2.3.Quy trình giao dịch trên thị trường liên hàng và quốc tế:.................38
2.2.3.Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ:...................................................... 39
2.2.3.1.Các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ:.......................................................... 39
2.2.3.2.Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ:.................................................. 40
2.3.Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam:...................................................................................................................... 43
2.3.1.Giới thiệu Phòng Quản lý rủi ro thị trường:..................................................... 43
2.3.2.Giới thiệu Phòng Quản lý rủi ro hoạt động:..................................................... 44
2.3.3.Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ:......................................................... 45
2.3.3.1.Quản trị rủi ro tỷ giá:...................................................................................... 45
2.3.3.2.Quản trị rủi ro hoạt động:.............................................................................. 47
2.4.Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ
tại Eximbank:.......................................................................................................................... 49
2.4.1.Những thuận lợi:............................................................................................................ 49
2.4.1.1.Những thuận lợi từ nền kinh kinh và ngành ngân hàng........................50
2.4.1.2.Môi trường pháp lý:............................................................................................ 51
2.4.1.3.Những thuận lợi từ phía Eximbank:............................................................. 54
2.4.2.Những khó khăn:........................................................................................................ 56
2.4.2.1.Những khó khăn từ nền kinh tế và ngành ngân hàng:........................... 56
2.4.2.2.Những hạn chế trong hệ thống văn bản Pháp luật:................................. 57
2.4.2.3.Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chưa hoàn thiện:.............................61
2.4.2.4.Những hạn chế từ Eximbank:.......................................................................... 64
Kết luận chương 2:....................................................................................................................... 65



Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH
DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT
NAM:....................................................................................................................................................... 66
3.1.Chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước và định hướng hoạt động kinh
doanh ngoại tệ của EIB trong thời gian tới:............................................................... 66
3.1.1.Chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước:.................................................. 66
3.1.2.Định hướng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của EIB trong thời gian tới:
68
3.2.Kiến nghị chung với NHNN:............................................................................................ 69
3.2.1.Hoàn thiện các văn bản pháp luật:....................................................................... 69
3.2.1.1.Đổi mới quy định về trạng thái ngoại hối cuối ngày cho các
TCTD:

69

3.2.1.2.Quy định chặt chẽ hơn về quản lý ngoại hối và thống nhất cách
tính vốn tự có:

70

3.2.1.3.Chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt tạo điều kiện cho các ngân
hàng trong kinh doanh ngoại tệ:

70

3.2.1.4.Hoàn thiện các quy định về hoạt động và hạch toán kinh doanh
ngoại tệ:

71


3.2.2.Phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng:.................................................. 72
3.2.2.1.Đẩy mạnh doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân
hàng: 73
3.2.2.2.Tăng cường vai trò của NHNN trong việc can thiệp trên thị
trường ngoại tệ:

73

3.2.2.3.Nhanh chóng đa dạng hóa và hoàn thiện các nghiệp vụ kinh doanh
ngoại tệ:

74

3.2.2.4.Từng bước xóa bỏ thị trường ngoại tệ không chính thức:

75

3.3.Kiến nghị đối với Eximbank:............................................................................................ 76
3.3.1.Nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ:............................................................ 76
3.3.2.Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ:............................78


3.3.3.Lập danh mục kinh doanh các ngoại tệ sao cho rủi ro của danh mục là
nhỏ nhất:

82

3.3.4.Sử dụng các công cụ phái sinh để phòng chống rủi ro tỷ giá:...................84
3.3.5.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:................................................................ 86
3.3.6.Đổi mới trang thiết bị và công nghệ:................................................................... 86

Kết luận chương 3:....................................................................................................................... 87
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALCO (Asset-Liability Management Committe): Ủy ban quản lý Tài sản nợ- Tài
sản có.
BGĐ: Ban Giám đốc
BP: bộ phận
CCPS: Công cụ phái sinh
DVKHCN: dịch vụ khách hàng cá nhân
DVKHDN: dịch vụ khách hàng doanh nghiệp
Eximbank/EIB: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
HT: hình thức
HĐQT: hội đồng quản trị
LĐP: lãnh đạo phòng
KHCN: khách hàng cá nhân
KHDN: khách hàng doanh nghiệp
KDNH: kinh doanh ngoại hối
KDNT: kinh doanh ngoại tệ
KDTT: kinh doanh tiền tệ
KSNB: kiểm soát nội bộ
KSV: kiểm soát viên
NH: ngân hàng
NHNN: Ngân Hàng Nhà Nước
NHTW: Ngân hàng Trung ương
NHTM: Ngân hàng Thương mại
TCTD: Tổ chức tín dụng

TMCP: Thương mại cổ phần


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU VÀ SƠ ĐỒ

Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa trạng thái ngoại hối, biến động tỷ giá và lợi nhuận của
ngân hàng
Bảng 1.2: Những giao dịch hoán đổi có kỳ hạn nhỏ hơn 1 tháng
Bảng 1.3: Mối tương quan giữa các công cụ phái sinh, trạng thái ngoại
hối và sự thay đổi của tỷ giá
Bảng 2.1: Các bộ phận giao dịch mua bán ngoại tệ theo tỷ giá Eximbank công bố
Bảng 2.2: Các bộ phận giao dịch mua bán ngoại tệ theo tỷ giá thỏa thuận
và quy trình mua bán ngoại tệ theo giá thỏa thuận
Bảng 2.3: Lãi (lỗ) thuần hoạt động KDNH của Eximbank năm 2010-2011
Bảng 2.4: Giá trị quy đổi của các công cụ phái sinh tiền tệ của Eximbank
(2008-2011)
Bảng 3.1: Biên độ tỷ giá giai đoạn 2002-2011
Bảng 3.2: Các NH cung cấp những sản phẩm phái sinh ngoại tệ hiện nay
Bảng 3.3: Ứng dụng Var trong đánh giá trạng thái ngoại tệ
Bảng 3.4: Các mức độ đánh giá rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ
Bảng 3.5: Quyết định sử dụng công cụ phái sinh đối với trạng thái ngoại hối đoản
khi tỷ giá tăng
Bảng 3.6: Quyết định sử dụng công cụ phái sinh đối với trạng thái ngoại hối trường
khi tỷ giá giảm


Biểu đồ 2.1: Sự tăng trưởng tài sản của Eximbank (2007-2011)
Biểu đồ 2.2: Sự tăng trưởng của Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu của Eximbank
(2007-2011)
Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế của EIB, ACB và STB (2007-2011)

Biểu đồ 2.4: Doanh số mua bán ngoại tệ của Eximbank (2007-2011)
Biểu đồ 2.5: Lãi (lỗ) thuần hoạt động kinh doanh ngoại hối của Eximbank
(2007-2011)

Sơ đồ 1.1: Quy trình quản trị rủi ro tác nghiệp của NH


LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cần thiết của đề tài
Bất kỳ một hoạt động kinh danh nào đều chứa đựng đồng thời những cơ hội
lẫn nguy cơ tiềm ẩn. Kinh doanh ngoại tệ là hoạt động nghiệp vụ mang lại nhiều lợi
ích cho nhưng đồng thời cũng cũng gây không ít những rủi ro cho hoạt động của các
ngân hàng.
Nắm bắt được điều trên, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam đã sử
dụng nhiều biện pháp để quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mình.
Tuy nhiên, các biện pháp và công cụ sử dụng trong công tác phòng ngừa rủi ro vẫn
chưa đầy đủ và còn nhiều hạn chế. Đó là lý do người viết đi vào nghiên cứu đề tài:
“Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam”.
2.Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu thực tế hoạt động kinh doanh ngoại tệ và công tác quản trị rủi ro
trong kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. Trên cơ
sở đó kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ và
hoàn thiện công tác quản trị rủi ro.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: kinh doanh ngoại tệ & quản trị rủi ro kinh doanh
ngoại tệ (chủ yếu giai đoạn 2007-2011) Phạm vi nghiên cứu: Eximbank
4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở thu thập, thống kê, phân tích, so
sánh, tổng hợp thông tin, số liệu từ các nguồn thống kê của Eximbank, NHNN và

một số NHTM cũng như các tài liệu khác từ sách, tạp chí, internet…
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh ngoại tệ và quản trị rủi ro kinh doanh
ngoại tệ tại Eximbank. Từ đó giúp ngân hàng kiểm soát, ngăn ngừa, hạn chế những
rủi ro xảy ra và nâng cao hiệu quả hoạt động này.


6. Những điểm nổi bật của luận văn:
Luận văn tập trung nghiên cứu một vấn đề quản trị rủi ro trong kinh doanh
ngoại tệ và những hạn chế của công tác này tại Eximbank.
Luận văn đã đưa ra những kiến nghị giải pháp có khả năng ứng dụng để khắc
phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro kinh koanh ngoại tệ của
Eximbank.
7.Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục… luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH
DOANH NGOẠI TỆ
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH
DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng bài viết chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót,
rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn và trân trọng.

Người thực hiện đề tài


Tạ Thị Ngọc Diệp


1
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH
NGOẠI TỆ

1.1. Kinh doanh ngoại tệ:
1.1.1.Khái niệm và những định nghĩa liên quan:
1.1.1.1.Ngoại hối, ngoại tệ và thị trường ngoại tệ:
Ngoại hối: là các phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi trong các
giao dịch quốc tế nhằm phục vụ cho các quan hệ ngoại thương, dịch vụ - tài chính tín dụng quốc tế và các quan hệ quốc tế khác.
Theo Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm
2005 thì ngoại hối bao gồm:
Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền
chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây được
gọi là ngoại tệ).
Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi
nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác.
Các loại giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu chính phủ, trái
phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác.
Vàng thuộc dự trữ ngoại hối Nhà nước, trên tài khoản nước ngoài của người
cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào
mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Đồng tiền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp
chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong
thanh toán quốc tế.
Ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và
đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.



2
Thị trường ngoại tệ: là nơi diễn ra các hoạt động mua bán ngoại tệ. Thị
trường ngoại tệ Việt Nam bao gồm: thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường
ngoại tệ giữa ngân hàng và khách hàng.
1.1.1.2.Tỷ giá:
Tỷ giá hối đoái: là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một
đồng tiền khác. Theo luật Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, tỷ giá hối đoái là: giá trị
của đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài.
Các loại tỷ giá thường được sử dụng trong kinh doanh ngoại tệ:
Tỷ giá mua vào – Bid rate: là tỷ giá tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng mua
vào đồng tiền yết giá.
Tỷ giá bán ra – Offer rate: là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng bán
ra đồng yết giá.
Tỷ giá tiền mặt – Banknote rate: là tỷ giá tiền mặt áp dụng cho ngoại tệ tiền
mặt kim loại, tiền giấy, séc du lịch và thẻ tín dụng.
Tỷ giá chuyển khoản – Transaction rate: là tỷ giá áp dụng cho các giao dịch
mua bán ngoại tệ là các loại tiền gửi tại ngân hàng.
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng: là tỷ giá do Ngân hàng trung ương công bố,
nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng ngoại tệ.
1.1.1.3. Trạng thái luồng tiền và trạng thái ngoại hối:
Trạng thái luồng tiền:
Các giao dịch trên thị trường tiền tệ (đi vay và cho vay) làm phát sinh các
luồng tiền dương và âm của một đồng tiền tại các thời điểm khác nhau. Các giao
dịch ngoại hối (vào ngày thực hiện) làm phát sinh luồng tiền âm và dương của các
đồng tiền khác nhau tại cùng một thời điểm.
Trạng thái luồng tiền ròng (Net cash flow position – NCFP): là chênh lệch
giữa tổng luồng tiền vào (Positive cash flow) và tổng luồng tiền ra (Negative cash
flow) trong một kỳ nhất định. Thông thường trạng thái luồng tiền ròng thường được

tính vào thời điểm cuối ngày.


3
Chính vì vậy khi trạng thái luồng tiền ròng không cân bằng thì người kinh
doanh ngoại tệ sẽ đối mặt với rủi ro lãi suất.
Trạng thái ngoại hối:
Các giao dịch mua bán ngoại hối làm phát sinh trạng thái ngoại hối khi ký
kết hợp đồng. Giao dịch mua ngoại hối làm phát sinh trạng thái ngoại hối trường đối
với ngoại tệ (Long foreign exchange position – LFEP), ngược lại giao dịch bán
ngoại hối làm phát sinh trạng thái ngoại hối đoản (Short foreign exchange position –
SFEP).
Trạng thái ngoại hối ròng (Net foreign exchange position – NFEP): là chênh
lệch giữa doanh số mua ngoại tệ và doanh số bán ngoại tệ trong một kỳ nhất định.
Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa trạng thái ngoại hối, biến động tỷ giá
và lợi nhuận của ngân hàng
Biến động tỷ giá

Trạng thái ngoại hối

Tỷ giá tăng

Tỷ giá giảm

Trạng thái ngoại hối dương

NH có lãi

NH lỗ


Trạng thái ngoại hối âm

NH lỗ

NH có lãi

Trạng thái ngoại hối cân bằng

Không ảnh hưởng tới thu
nhập của NH

Không ảnh hưởng tới
thu nhập của NH

Do đó, nếu trạng thái ngoại hối ròng không cân bằng thì người kinh doanh
ngoại tệ sẽ đối mặt với rủi ro tỷ giá.
Phân biệt trạng thái ngoại hối và trạng thái luồng tiền:
Trạng thái luồng tiền phát sinh từ các giao dịch trên thị trường tiền tệ và thị
trường ngoại hối.
Trạng thái ngoại hối phát sinh từ các giao dịch trên thị trường ngoại hối.
Các giao dịch ngoại hối làm phát sinh đồng thời trạng thái ngoại hối và trạng
thái luồng tiền. Tuy nhiên, trong một giao dịch ngoại hối trạng thái ngoại hối
phát sinh trước trạng thái luồng tiền. Trạng thái ngoại hối xảy ra vào ngày
giao dịch/ ngày hợp đồng còn trạng thái tiền tệ xảy ra vào ngày giá trị.


4
1.1.2.Các hoạt động giao dịch và phạm vi:
Các giao dịch ngoại hối được chia làm 2 loại:
Nghiệp vụ cơ sở: giao dịch giao ngay – SPOT

Nghiệp vụ phái sinh: bao gồm
- Giao dịch kỳ hạn – FORWARD
- Giao dịch hoán đổi – SWAP
- Giao dịch quyền chọn – OPTIONS
- Giao dịch tiền tệ tương lai – FURTURE
1.1.2.1. Giao dịch giao ngay – SPOT:
Khái niệm: giao dịch hối đoái giao ngay là giao dịch mua bán một số lượng
ngoại tệ giữa hai bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh
toán trong hai ngày làm việc tiếp theo.
Trong đó, ngày kí kết hợp đồng giao dịch mua bán ngoại tệ được gọi là ngày
hợp đồng (contract day). Ngày thực hiện việc thanh toán được gọi là ngày giá trị
(value day). Trong trường hợp ngày thanh toán rơi vào ngày lễ, ngày nghỉ của một
trong hai nước thì việc thanh toán được chuyển sang ngày làm việc gần nhất có giá
trị đối với cả hai nước.
Một số giao dịch SPOT đặc biệt:
Tod: việc thanh toán được thực hiện vào ngày giao dịch.
Tom: việc thanh toán được thực hiện vào ngày hôm sau.
Spot/next: Việc thanh toán được thực hiện vào ngày hôm thứ ba.
Yết tỷ giá giao ngay:
Khi yết giá trên thị trường, các nhà tạo thị trường thường đưa ra các loại tỷ
giá: tỷ giá giao ngay mua vào và tỷ giá giao ngay bán ra.
Ngân hàng (nhà tạo thị trường) luôn mua đồng tiền với giá thấp và bán với
giá cao. Khách hàng ở vị thế với ngân hàng, tức mua với giá cao và bán với giá
thấp.


5
Spot bán lẻ và spot liên ngân hàng:
Spot bán lẻ: là giao dịch diễn ra giữa khách hàng và ngân hàng thương mại.
Trong đó, ngân hàng là nhà tạo giá, khách hàng là người chấp nhận giá.

Spot liên ngân hàng: là giao dịch diễn ra giữa các ngân hàng với nhau. Việc
giao dịch được thực hiện dưới hai hình thức: thị trường liên ngân hàng trực tiếp giữa
các ngân hàng và thị trường liên ngân hàng gián tiếp thông qua môi giới. Trong đó
các ngân hàng đều là những nhà tạo giá và các giao dịch diễn ra liên tục.
Mục đích của giao dịch giao ngay: các ngân hàng thực hiện giao dịch giao
ngay nhằm:
Đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp cần ngoại tệ để thanh toán với đối tác
nước ngoài hoặc kinh doanh hộ khách hàng, điều này giúp ngân hàng có được
nguồn thu từ phí mang lại và không phải đối mặt với rủi ro tỷ giá.
Phục vụ cho các nhu cầu của mình như mua sắm máy móc thiết bị, cho vay,
thanh toán xuất nhập khẩu…Đồng thời, tự kinh doanh kiếm lời thông qua kinh
doanh chênh lệch tỷ giá.
Cân bằng trạng thái ngoại hối, làm giảm rủi ro biến động tỷ giá.
1.1.2.2.Giao dịch kỳ hạn – FORWARD:
Khái niệm: giao dịch kỳ hạn là sự cam kết mua hoặc bán một khoản ngoại tệ
nhất định tại một thời điểm xác điểm trong tương lai theo mức tỷ giá được ấn định
ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Tỷ giá kỳ hạn mua bán/ngoại tệ trong giao dịch kỳ hạn được xác định trên
cơ sở: tỷ giá giao ngay, lãi suất của hai đồng tiền và kỳ hạn của giao dịch.
Công thức tính :
Trong đó:

F S

(1 i)
(1 i* )

(1.1)

F: tỷ giá kỳ hạn một năm của đồng tiền yết giá

S: tỷ giá giao ngay
i : lãi suất kỳ hạn một năm của đồng tiền định giá
i*: lãi suất kỳ hạn một năm của đồng tiền yết giá


6
Tỷ giá kỳ hạn cũng có thể được xác định thông qua tỷ giá giao ngay tại ngày
ký kết hợp đồng và điểm kỳ hạn (là chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao
ngay).
Mục đích của giao dịch kỳ hạn: các NH đưa ra hợp đồng kỳ hạn nhằm:
Cung cấp cho các doanh nghiệp, các nhà xuất nhập khẩu công cụ bảo hiểm
rủi ro tỷ giá cho các khoản phải thu và phải trả bằng ngoại tệ. Việc này giúp xác
định trước được doanh thu và chi phí, tạo tính chủ động hơn trong những quyết định
kinh doanh tiếp theo của các doanh nghiệp, các nhà xuất nhập khẩu.
Các ngân hàng ứng dụng hợp đồng kỳ hạn để cân bằng trạng thái ngoại hối
trong tương lai nhằm chống lại rủi ro tỷ giá có thể xảy ra và tự kinh doanh kiếm lời
thông qua việc khai thác sự chênh lệch về lãi suất và điểm kỳ hạn.
1.1.2.3.Giao dịch hoán đổi – SWAP:
Khái niệm: giao dịch hoán đổi ngoại hối là giao dịch trong đó đồng thời diễn
ra việc mua và bán ra cùng một số lượng tiền tệ nhất định nhưng ngày giá trị mua
vào và ngày giá trị bán ra khác nhau. Giao dịch hoán đổi có thể bao gồm: một giao
dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn, hoặc hai giao dịch kỳ hạn có ngày giá trị
khác nhau.
Bảng 1.2: Những giao dịch hoán đổi có kỳ hạn nhỏ hơn 1 tháng
Kỳ hạn ngắn

Ngày giá trị thứ nhất

Ngày giá trị thứ hai


O/N Overnight

Hôm nay

Ngày làm việc thứ nhất sau ngày
hôm nay

T/N Tomorrow-next

Ngày làm việc thứ nhất
sau ngày hôm nay

Ngày làm việc thứ hai sau ngày
hôm nay = ngày giá trị giao ngay

S/N Spot-next

Ngày giá trị giao ngay

Ngày làm việc đầu tiên sau ngày
giá trị giao ngay

S/W Spot-one week

Ngày giá trị giao ngay

1 tuần sau ngày giá trị giao ngay =
7 ngày bình thường



7
Tỷ giá hoán đổi – Swap rate (còn gọi là điểm hoán đổi – Swap point): phản
ánh chêch lệch lãi suất giữa hai đồng tiền được hoán đổi, tại đó ngân hàng yết giá
sẵn sàng hoán đổi hai đồng tiền nhất định thông qua giao dịch giao ngay và giao
dịch kỳ hạn, nên điểm hoán đổi cũng chính là điểm kỳ hạn.
Điểm kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay* + điểm kỳ hạn (1.2)
Trong đó, “tỷ giá giao ngay*” trong giao dịch hoán đổi có thể là: tỷ giá giao
ngay mua vào, tỷ giá giao ngay bán ra, hoặc tỷ giá bình quân của tỷ giá giao ngay
mua vào và tỷ giá giao ngay bán ra.
Mục đích sử dụng giao dịch hoán đổi: ngân hàng thực hiện giao dịch hoán
đổi nhằm:
Đáp ứng nhu cầu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp về một đồng tiền
khi doanh nghiệp đang ở trạng thái trường đối với đồng tiền khác. Bên cạnh đó,
giúp các doanh nghiệp và nhà xuất khẩu kéo dài hay thu ngắn thời gian của các hợp
đồng kỳ hạn đã ký khi các đối tác thực hiện khác thời gian quy định.
Kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo hiểm, hạn chế rủi ro trong kinh doanh
ngoại tệ. Đây cũng là công cụ để tiết kiệm chi phí huy động nguồn vốn ngoại tệ cho
ngân hàng trong lúc thiếu hụt.
1.1.2.4.Giao dịch quyền chọn – OPTIONS:
Khái niệm: Giao dịch quyền chọn tiền tệ là một thỏa thuận trong đó người
mua quyền chọn trả cho người bán quyền chọn một khoản phí để có quyền mua
hoặc bán một đồng tiền với số lượng nhất định vào một ngày xác định trong tương
lai tại một mức tỷ giá thỏa thuận xác định từ trước.
Có hai loại quyền chọn: quyền chọn mua và quyền chọn bán một lượng
ngoại tệ.
Quyền lựa chọn mua (Call option): là quyền được mua ngoại tệ với tỷ giá
thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã xác định.
Quyền lựa chọn bán (Put option): là quyền được bán ngoại tệ với tỷ giá thỏa
thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã xác định.



8
Theo thời điểm thực hiện quyền chọn, quyền chọn được chia thành:
Quyền chọn kiểu châu Âu: là loại quyền chọn trong đó người mua quyền
chọn chỉ có thể thực hiện vào ngày hợp đồng đáo hạn.
Quyền chọn kiểu châu Mỹ: là loại quyền chọn trong đó người mua quyền
chọn có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng.
Các chủ thể tham gia giao dịch quyền chọn:
Người mua quyền chọn: là người có quyền chứ không phải nghĩa vụ mua bán
một lượng ngoại tệ nhất định tại mức tỷ giá xác định trong thời gian thỏa thuận từ
trước. Người mua quyền chọn có thể tiến hành thực hiện quyền theo tỷ giá cố định
đã được thỏa thuận trước (nếu thấy lợi cho mình) hoặc từ bỏ hợp đồng. Tuy nhiên,
người mua quyền chọn có nghĩa vụ trả phí quyền chọn cho người bán nên rủi ro của
người mua là có giới hạn.
Người bán quyền chọn: là người có nghĩa vụ mua hoặc bán ngoại tệ trong
hợp đồng tại tỷ giá đã thỏa thuận trước. Người bán ngoại tệ được hưởng một khoản
phí quyền chọn (thu nhập gộp trong kinh doanh ngoại hối). Nhưng người bán luôn
phải ở vị trí sẵn sàng thực hiện hợp đồng trong cả trường hợp tỷ giá bất lợi nên rủi
ro đối với người bán là vô hạn.
Tỷ giá quyền chọn: Là tỷ giá áp dụng cho các hợp đồng quyền chọn. Ngoài
yếu tố cung cầu, tỷ giá quyền chọn còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn.
Mục đích sử dụng giao dịch quyền chọn: ngân hàng thực hiện nghiệp vụ
quyền chọn nhằm:
Cung cấp thêm cho các doanh nghiệp một công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá
thuận lợi hơn (không bắt buộc phải thực hiện), đồng thời có thể sử dụng như công
cụ đầu cơ kiếm lời.
Tăng nguồn thu cho ngân hàng (phí bán quyền chọn cho khách hàng), đồng
thời làm phong phú các dịch vụ của ngân hàng. Ngân hàng cũng có thể mua quyền
chọn để bảo hiểm rủi ro cho các khoản ngoại tệ của mình.



9
1.1.2.5.Giao dịch tiền tệ tương lai – FURTURE:
Khái niệm: là giao dịch mua bán ngoại tệ được thực hiện trên sàn giao dịch
(không thực hiện trên thị trường OTC), với số lượng tiền tệ và thời gian giao hàng
được tiêu chuẩn hóa, đồng thời tuân theo quy trình thanh toán lãi (lỗ) mỗi ngày.
Các yếu tố của hợp đồng tương lai:
Quy mô hợp đồng được quy định cho từng loại tiền. Những loại tiền được sử
dụng trong giao dịch tiền tệ tương lai là những đồng tiền mạnh trên thế giới.
Yết giá: Trong các giao dịch tiền tệ tương lai, giá của các đồng tiền thường
được yết so với USD.
Mức biến động giá tối thiểu thông thường là 1 điểm tỷ giá, con số thứ 4 sau
số thập phân.
Biên độ giao động giá hàng ngày thường được quy định mức tối đa để hạn
chế mức lỗ phát sinh trong ngày cho các nhà kinh doanh.
Tháng và ngày giao hàng: Thường vào các tháng 3, 6, 9, 12 và có một ngày
giao dịch cố định trong tháng.
Ngày giao dịch cuối cùng: là 2 ngày làm việc trước ngày giao hàng trong
tháng đáo hạn hợp đồng.
Người tham gia giao dịch tiền tệ tương lai phải là thành viên của sở giao
dịch tương lai hoặc thông qua môi giới trung gian (công ty thành viên).
Mỗi nhà kinh doanh phải thiết lập một tài khoản ký quỹ (margin) với một số
tiền ký quỹ ban đầu với công ty thanh toán bù trừ (thông qua nhà môi giới và công
ty thanh khoản thành viên của nhà môi giới) và thường là từ 3-5% giá trị hợp đồng.
Khoản ký quỹ được điều chỉnh hàng ngày nên mọi lỗ lãi đều được quyết toán trong
ngày. Nếu số dư trên tài khoản ký quỹ giảm xuống mức tối thiểu thì người nắm giữ
phải bổ sung cho đủ mức ký quỹ ban đầu. Ngược lại, nếu có lãi người kinh doanh có
thể rút ra ngay. Chính vì vậy, giao dịch tương lai đã khắc phục được những hạn chế
của giao dịch kỳ hạn trong việc tất toán và mang lại những khoản lãi (do việc đánh
giá lại hàng ngày) cho nhà kinh doanh.



10
1.1.3.Chức năng và vai trò:
Như vậy, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ - với vai trò là chiếc cầu nối giữa
kinh tế trong nước với kinh tế thế giới – đã và đang đóng góp rất quan trọng cho
việc phát triển hoạt động thương mại quốc tế, đặc biệt trong việc luân chuyển các
khoản đầu tư quốc tế, tín dụng quốc tế, cũng như các giao dịch tài chính quốc tế
khác.
Thông qua nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, tỷ giá hối đoái của ngoại tệ được
xác định một cách khách quan theo quy luật của cung cầu thị trường và đây là công
cụ can thiệp tỷ giá theo hướng có lợi cho nền kinh tế của NHTW.
Các NHTM được phép kinh doanh ngoại hối tăng thu nhập từ nguồn phí
dịch vụ và có thể đa dạng hóa sản phẩm của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu
ngoại tệ cũng như các công cụ bảo hiểm tỷ giá của các thành phần trong nền kinh tế,
đồng thời phòng ngừa rủi ro cho chính mình thông qua các nghiệp vụ phái sinh.
1.2. Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ:
1.2.1.Khái niệm và phân loại rủi ro:
1.2.1.1. Khái niệm:
Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự
tổn thất mất mát, nguy hiểm hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra.
Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa
mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Để có thể đo lường được, rủi ro được
xem là sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị kỳ vọng (giá trị trung bình của rủi
ro với xác suất xảy ra nó).
1.2.1.2.Phân loại:
Rủi ro về xã hội, chính trị: rủi ro xảy ra do các tình huống như khủng hoảng
kinh tế, lạm phát, bạo động, khủng bố, chiến tranh…Sự xuất hiện hay chỉnh sửa các
văn bản pháp luật như xuất hiện các loại thuế mới, thay đổi các bộ tiêu chuẩn hay



11
các quy tắc kĩ thuật, thay đổi các quy tắc về phân bổ viện trợ, chính sách hỗ trợ của
Nhà nước cũng gây ra những rủi ro.
Rủi ro về thị trường: thường bao gồm:
Rủi ro cạnh tranh: xảy ra khi xuất hiện các bằng sáng chế, thương hiệu, mẫu mã

được bảo vệ hay một sản phẩm mới cạnh tranh trên thị trường...
Rủi ro marketing: xuất hiện khi có sự ngộ nhận về nhu cầu thị trường, đánh giá
quá mức về quy mô của thị trường hay định giá quá cao sản phẩm...
Rủi ro về nhà cung cấp: khi thỏa thuận với một nhà cung cấp chính bị thất bại
hay giá nguyên liệu tăng cao cũng gây ra rủi ro.
Rủi ro về tài chính: xảy ra do sự biến động lãi suất, biến động tỷ giá, chính sách
tín dụng…
Rủi ro về môi trường: Hoạt động của các nhà bảo vệ môi trường, khó khăn
trong việc tới cơ sở (tắc đường, thi công…), thời tiết xấu (ngành hàng không)
…là những nguyên nhân thông thường dẫn đến rủi ro.
Rủi ro khách hàng: rủi ro xảy ra do khách hàng hủy hợp đồng vì lý do bất
khả kháng hay lý do vi phạm điều khoản (thời hạn,…).
Rủi ro trong quản lý: rủi ro do mục tiêu phi thực tế như: thời hạn và ngân
sách không đủ, kết quả quá tham vọng, nhiều công nghệ không thể có được; sai
lầm trong đánh giá độ phức tạp của vấn đề, con người, tài nguyên, kĩ thuật …dẫn
đến tiến hành hay lựa chọn phương pháp không phù hợp.
1.2.2.Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng:
Trong quá trình hoạt động theo đuổi mục đích lợi nhuận, ngân hàng cũng đối
mặt với nhiều rủi ro bị thua lỗ một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư. Các rủi ro đặc
trưng của ngân hàng bao gồm:


12

1.2.2.1. Rủi ro môi trường:
Môi trường vĩ mô với các nhân tố như sự thay đổi luật pháp, các biến động
của nền kinh tế có thể mang đến những tác động bất lợi cho hoạt ngân hàng như làm
giảm sút kết quả, phạm vi hay hạn chế lĩnh vực hoạt động.
Sự cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành hoặc ngoài ngành trong việc cung
cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính cũng khiến hoạt động của ngân hàng luôn đối
mặt với rủi ro cạnh tranh.
Những chế độ quy tắc quy định mà ngân hàng phải tuân thủ đặt ngân hàng
vào thế bất lợi trong cạnh tranh.
1.2.2.2.Rủi ro quản trị:
Rủi ro quản trị gây ra bởi những người quản trị ngân hàng và được biểu hiện
cụ thể như sau:
Rủi ro biển thủ: xuất hiện do sự thiếu trung thực của nhân viên trong ngân
hàng, làm mất mát hoặc sử dụng tiền sai mục đích…
Rủi ro tổ chức: do cấu trúc tổ chức của ngân hàng không hiệu quả, bộ máy
nặng nề, chưa có tính thống nhất trong quyết định, sử dụng nhân viên chưa phù hợp
với năng lực…
Rủi ro năng lực: khi kế hoạch bù đắp của ngân hàng không thể bù đắp được
năng lực mà người lao động đã bỏ ra.
1.2.2.3. Rủi ro phân phối:
Rủi ro phân phối xuất hiện khi ngân hàng cung cấp các dịch vụ tài chính
như:
Rủi ro hoạt động: liên quan đến khả năng cung cấp các dịch vụ tài chính của
ngân hàng một cách có lãi.
Rủi ro kỹ thuật: là rủi ro của hệ thống phân phối hiện tại không hiệu quả khi
phát triển phân phối sản phẩm dịch vụ mới.


×