Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng ngoại thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.14 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

TRẦN TƯỜNG ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2000


LỜI MỞ ĐẦU
Luận văn trình bày hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong hệ thống Ngân
hàng Ngoại thương Việt nam đồng thời đã nêu lên được hiện trạng, thuận lợi
và khó khăn từ đó phát huy các thế mạnh, hạn chế và khắc phục những khó
khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng Ngoại
thương.
Với nguyện vọng luận văn sẽ đóng góp được một phần nào trong việc
củng cố, xây dựng và phát triển thế mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ, các
hoạt động có liên quan tại Ngân hàng Ngoại thương. Và cũng mong rằng những
kiến nghò và giải pháp trình bày trong luận văn có thể áp dụng rộng rãi trong
hoạt động của ngân hàng thương mại.
Trong khi trình bày, do thiếu kinh nghiệm nên không tránh khỏi những
thiếu sót, kính mong Q thầy cô và độc giả lượng thứ.
Xin chân thành cảm ơn Q thầy cô Khoa sau đại học, Khoa tài chính
doanh nghiệp và kinh doanh tiền tệ, Khoa tài chính nhà nước, Trường Đại học
Kinh tế TP HCM đã tận tình dạy bảo. Đặc biệt là TS. VŨ THỊ MINH HẰNG,
người hướng dẫn và đóp góp rất nhiều công sức cho cá nhân tôi hoàn thành
luận văn.
Trân trọng,



CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI,
GIAO DỊCH NGOẠI HỐI.
1.1.

THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI:
Thương mại và dòch vụ toàn cầu, sự chu chuyển các luồng vốn, hoạt

động đầu tư quốc tế,... đòi hỏi phải sử dụng các loại ngoại tệ mạnh tự do
chuyển đổi trong thanh toán giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, giữa doanh
nghiệp cung cấp dòch vụ và doanh nghiệp hưởng dòch vụ, sự chuyển vốn trong
nội bộ một quốc gia và trên toàn cầu, nhu cầu hoạt động đầu tư quốc tế... Yêu
cầu đặt ra là làm thế nào để đáp ứng nhu cầu thanh toán, đầu tư , chuyển đổi từ
ngoại tệ này sang ngoại tệ khác của các chủ thể nêu trên. Một thò trường mới
được hình thành nhằm đáp ứng các yêu cầu trên và người ta gọi đó là thò trường
ngoại hối hay còn gọi là thò trường hối đoái.
1.1.1. Khái niệm về thò trường ngoại hối (TTNH):
Thò trường ngoại hối – Foreign Exchange Market hay gọi tắt là Forex
hoặc giản đơn là FX: là nơi thực hiện việc trao đổi mua bán các ngoại tệ và
phương tiện chi trả có giá trò như ngoại tệ, mà giá cả ngoại tệ được xác đònh
trên cơ sở cung cầu... Các đặc điểm lớn của TTNH là đòa điểm của thò trường
không ổn đònh, nhưng có mạng lưới khắp thế giới bao gồm các nhà kinh doanh
trong các ngân hàng, các đònh chế tài chính, các doanh nghiệp, các NHTW và
các nhà môi giới trao đổi, mua bán đồng tiền thông qua điện thoại, telex, fax,
hoặc các phương tiện thông tin hiện đại. TTNH cũng giống với các thò trường
khác, như thò trường hàng hóa, thò trường chứng khoán, ở chổ các nhà kinh
doanh đều tập trung vào hành vi mua bán, có phạm vi hoạt động rộng khắp và



các giao dòch được nối mạng toàn thế giới thông suốt 24 giờ trong ngày (trừ
những ngày nghỉ cuối tuần) thông qua hệ thống các nhà kinh doanh (Dealers).
Song điểm đặc trưng của TTNH là luôn mang tính quốc tế, chẳng hạn
như một khách hàng ở Luân đôn có thể giao dòch mua bán đồng Mác Đức với
một đối tác ở Tokyo.
Các thò trường giao dòch hối đoái lớn trên thế giới gồm có: Luân đôn,
New York, Tokyo, Singapore, Hongkong, Frankfurt,... với doanh số xấp xỉ
1.300 tỷ đô la Mỹ mỗi ngày (Nguồn Reuteurs 04/1995).
1.1.2. Những thành viên tham gia TTNH:
Thành phần chính tham gia TTNH là Ngân hàng thương mại, doanh
nghiệp, Ngân hàng Trung ương và nhà môi giới hối đoái ( FX Broker). Ngoài
ra, còn có các đònh chế tài chính khác như: các quỹ hưu trí, các công ty bảo
hiểm và cả cá nhân có vốn. Khu vực chính yếu trong thò trường hối đoái là thò
trường liên ngân hàng ( The Interbank Market ). Ở đó các ngân hàng có thể
giao dòch trực tiếp với nhau hoặc thông qua các nhà môi giới. Sự vận động của
các luồng vốn là nhân tố quan trọng nhất cho sự biến động tỷ giá.
1/. Các Ngân hàng thương mại: có ảnh hưởng lớn đến sự vận động của
TTNH. Họ kinh doanh trên danh nghóa thay mặt cho khách hàng (các cá nhân,
các doanh nghiệp...) hay cho chính bản thân ngân hàng. Ngân hàng thương mại
cung ứng các dòch vụ bảo hiểm vốn cho các doanh nghiệp trước sự biến động
về tỷ giá. Ngoài ra, đây còn là một nghiệp vụ nhằm tối ưu hóa lợi nhuận bằng
cách tận dụng thời cơ mua thấp - bán cao. Các ngân hàng thương mại áp dụng
hai loại tỷ giá, loại tỷ giá “bán buôn” áp dụng trên thò trường liên hàng và tỷ
giá “bán lẻ” áp dụng đối với các giao dòch có doanh số nhỏ của khách hàng.


2/. Các ngân hàng trung ương : với tư cách là người canh giữ hệ thống
tiền tệ – ngân hàng và người chủ của dự trữ ngoại hối quốc gia, các ngân hàng
trung ương đôi khi là thành phần cơ bản trên TTNH thông qua hành vi can
thiệp thò trường. Sự can thiệp của các ngân hàng trung ương nhằm để giúp nâng

giá hoặc giảm giá đồng tiền bản tệ khi nó ở mức có thể làm tổn hại đến chính
sách tiền tệ quốc gia, hoặc triệt tiêu hiện tượng đầu cơ trên thò trường.
3/. Các nhà môi giới ngoại hối: các nhà môi giới là trung tâm giữa ngân
hàng, khách hàng và qua đó họ phân tích các hoạt động của thò trường bằng
cách làm cho cung và cầu tiếp cận nhau. Họ mang lại cho khách hàng của họ
những thông tin tức thời về thò trường (kể cả trong và ngoài nước), khả năng
tìm thấy bạn hàng (bán hoặc mua) khi cần gọi, giảm được thời gian thay vì phải
hỏi trực tiếp hết ngân hàng này đến ngân hàng khác. Ngoài ra họ còn đảm bảo
sự vận hành tốt của cơ chế thò trường qua liên lạc màn hình giữa người mua và
người bán cho tới khi thỏa thuận được giao dòch. Như vậy, các nhà môi giới
ngoại hối đóng vai trò trung gian tương tự như môi giới chứng khoán. Nhưng có
đặc điểm khác là môi giới chứng khoán là người đứng giữa thực hiện một giao
dòch cho người mua và người bán rồi được hưởng hoa hồng. Còn môi giới hối
đoái thì khác, họ làm cầu nối cho giao dòch, và khi giao dòch được thực hiện
xong họ mới tiết lộ tên các đối tác tham gia giao dòch. Dó nhiên, họ cũng hưởng
được phần trăm phí môi giới trên doanh số giao dòch.
4/. Các đònh chế tài chính và các doanh nghiệp.
Các đònh chế tài chính: bao gồm các tập đoàn tài chính lớn (Financial
Conglomerates) như các quỹ hưu trí, quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm...ngày
nay phát triển rất mạnh mẽ. Qua các hoạt động đầu tư hải ngoại, các tập đoàn
tài chính quan tâm đến sự biến động tỷ giá liên quan đến tài sản có, tài sản nợ


của mình. Thông thường các đònh chế tài chính hoạt động không thường xuyên
và chủ động trên TTNH. Tuy nhiên, khi họ tham gia, số lượng và quy mô giao
dòch thường rất lớn, ảnh hưởng mạnh đến biến động tỷ giá của thò trường.
Các doanh nghiệp: họ sử dụng TTNH để bảo đảm ngăn ngừa rủi ro khi
biến động về lãi suất và tỷ giá. Có nhiều doanh nghiệp thuê một vài dealer để
tổ chức hoạt động hối đoái, thành lập một ngân hàng tại nhà (In – house bank).
Các công ty siêu quốc gia tham gia TTNH với các lệnh (Orders) mua bán ngoại

tệ rất lớn có ảnh hưởng rất mạnh đến tỷ giá hối đoái trên thò trường.
1.1.3. Các chức năng của TTNH:
Chức năng cơ bản của TTNH là nhằm giúp các khách hàng thực hiện
các giao dòch thương mại và dòch vụ quốc tế: nhà nhập khẩu hàng hóa, dòch vụ
từ nước ngoài sẽ có nhu cầu mua ngoại hối nếu hóa đơn hàng hóa và dòch vụ
được ghi bằng đồng ngoại tệ; ngược lại, nhà xuất khẩu có nhu cầu chuyển đổi
ngoại hối thành đồng bản tệ, nếu hóa đơn xuất khẩu hàng hóa và dòch vụ được
ghi bằng đồng ngoại tệ. Các giao dòch ngoại hối đáp ứng đầy đủ các nhu cầu
trên của những nhà xuất nhập khẩu;
Giúp chu chuyển vốn tư bản giữa các quốc gia được hiệu quả: tạo điều
kiện để các nhà đầu tư trong nước và quốc tế thực hiện công việc đầu tư của
họ thông qua việc chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác, tạo niềm
tin cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Thông qua TTNH, giá trò đối ngoại của tiền tệ được xác đònh một cách
khách quan theo quy luật cung cầu của thò trường;
Ngoài ra, thông qua TTNH, chúng ta có thể bảo hiểm cho các khoản thu
xuất khẩu, các khoản thanh toán nhập khẩu, các khoản đầu tư bằng ngoại tệ và


các khoản đi vay bằng ngoại tệ thông qua các giao dòch kỳ hạn, quyền chọn,
hợp đồng hoán đổi...
1.1.4. Các loại TTNH:
Căn cứ vào hình thức và tính chất của các giao dòch ngoại hối người ta
tiến hành phân loại TTNH như sau:
1/ TTNH giao ngay (The Spot Foreign Exchange Market):
2/ TTNH kỳ hạn (The Forward Foreign Exchange Market):
3/ Thò trường hoán đổi tiền tệ (The Currency Swaps Market):
4/ Thò trường quyền chọn tiền tệ (The Currency Options Market):
Tóm lại, TTNH có thể phân thành thò trường giao dòch giao ngay, có kỳ
hạn, hoán đổi tiền tệ và thò trường quyền chọn tiền tệ. Trong đó, kinh doanh

trên thò trường liên ngân hàng chiếm khoảng 95% lượng giao dòch ( Nguồn
Citibank tháng 01/1999).
1.1.5. Mối quan hệ giữa TTNH với các loại thò trường khác trên thò trường
tài chính:
TTNH là một thò trường bộ phận của thò trường tiền tệ trong tổng thể thò
trường tài chính. Các giao dòch phát sinh trên TTNH đều có tác động đến các
thò trường khác trong thò trường tài chính hoặc ngược lại. Cụ thể:
Khi một giao dòch trao đổi mua bán các ngoại tệ phát sinh trên TTNH
dẫn đến thay đổi trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng giao dòch, ảnh hưởng
đến quan hệ tiền gửi - tiền vay ngắn hạn trên thò trường liên ngân hàng, hay sự
vận động, dòch chuyển vốn thò trường này sang thò trường khác... Các giao dòch
ngoại hối còn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia
vào hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán,... đáp ứng nhu cầu thanh toán


của các thành viên tham gia thò trường chứng khoán và các thò trường liên quan
khác.
1.2.

CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH TRÊN TTNH:

1.2.1. Tỷ giá hối đoái:
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng của mình.
Thương mại, đầu tư và các quan hệ vay mượn quốc tế ... đòi hỏi các quốc gia
phải thanh toán với nhau. Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc trao đổi
các đồng tiền khác nhau, đồng tiền này đổi lấy đồng tiền kia. Hai đồng tiền
được trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất đònh, tỷ lệ này gọi là tỷ giá.
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đồng tiền được biểu thò thông qua một
đồng tiền khác.
Ví dụ: 1 AUD = 0,6352 USD ; 1 USD = 6,4696 FRF ; ...

Sự tất yếu của việc lựa chọn đồng tiền tiêu chuẩn:
Các giao dòch ngoại hối liên quan đến sự trao đổi giữa một đồng tiền với
đồng tiền khác. Trên thế giới hiện nay tồn tại trên 150 đồng tiền khác nhau và
thật là khó khăn cho hoạt động của các TTNH toàn cầu khi mà mỗi đồng tiền
đều được yết giá (hoặc đònh giá) và giao dòch trực tiếp với tất cả các đồng tiền
còn lại. Hệ thống đònh giá và giao dòch trực tiếp giữa một đồng tiền với tất cả
các đồng tiền còn lại cũng có thể tồn tại nếu như các tỷ giá không biến động
lớn. Điều này đòi hỏi tất cả các nước phải có mức tăng trưởng kinh tế, lạm
phát, cũng như các chính sách về kinh tế và chính trò là tương tự nhau. Nhưng
thực tế thì luôn tồn tại những chênh lệch đáng kể giữa các nước như : tỷ lệ lạm
phát, mức tăng trưởng kinh tế, nợ chính phủ, thuế, cán cân vãng lai và các chỉ
tiêu quan trọng khác.


Do có khác biệt nêu trên, TTNH đã phát triển theo hướng các đồng tiền
được đònh giá thông qua một đồng tiền tiêu chuẩn, đó là đô la Mỹ. Lý giải cho
sự lựa chọn này như sau:
USD (đô la Mỹ), đồng tiền tiêu chuẩn:
Nền kinh tế Mỹ được xem là đầu tàu của kinh tế thế giới, với các chỉ
tiêu quan trọng đạt được trong năm 1998 như sau : tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) chiếm 30,1 % GDP toàn cầu (khoảng 8.516 tỷ USD); xuất khẩu hàng
hóa và dòch vụ đạt 1.007 tỷ USD, chiếm 12,5 % xuất khẩu hàng hóa dòch vụ
toàn cầu; trong khi đó dân số Mỹ là 270,3 triệu người, chỉ chiếm tỷ trọng 4,6%
dân số toàn cầu. Ngoài ra, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED), cơ quan điều hành
các chính sách về lãi suất – tiền tệ hoàn toàn độc lập so với với chính phủ, vận
hành lãi suất theo cơ chế lãi suất cơ bản, thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ,
điều tiết theo mối quan hệ cung cầu thò trường và một loạt các biện pháp hữu
hiệu khác đã không ngừng củng cố niềm tin đối với dân chúng vào sự vững
mạnh của đồng đô la Mỹ.
Do nền kinh tế Mỹ đóng vai trò là đầu tàu của nền kinh tế thế giới, sự

vững mạnh của đồng đô la Mỹ, tác động đến tỷ trọng sử dụng USD trong thanh
toán xuất nhập khẩu toàn cầu đạt xấp xỉ 48 % tổng giá trò thanh toán. Các
NHTW trên thế giới, bên cạnh dự trữ vàng, luôn duy trì dự trữ ngoại hối với cơ
cấu là một rổ ngoại tệ, nhưng USD luôn chiếm một tỷ lệ quyết đònh. Ví dụ như
vào cuối năm 1992, đồng đô la Mỹ đã chiếm tới tỷ lệ bình quân là 70% trong
tổng số dự trữ ngoại hối của tất cả các nước trên thế giới. Tỷ lệ USD trong dự
trữ ngoại hối của các quốc gia công nghiệp hoá là 73% và các nước đang phát
triển là 61%.


Ngoài ra, đồng đô la Mỹ còn được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới
như: yết giá (hay đònh giá) các loại hàng hóa, các khoản nợ của các chính phủ,
đầu tư nước ngoài, viện trợ ... và quan trọng nhất là đóng vai trò đồng tiền đònh
giá (hay yết giá) trên tất cả các TTNH.
DỰ TRỮ NGOẠI HỐI CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG NĂM 1999
Đơn vò: qui tỷ USD
Tính đến

Quốc gia

Dự trữ ngoại hối

10/99

Trung Quốc

152,80

11/99


Đài Loan

103,53

11/99

Hàn Quốc

68,40

11/99

Ấn Độ

34,02

11/99

Thái Lan

32,50

12/99

Nga

11,50

06/99


Việt Nam

2,20
Nguồn Reuteurs

1.2.2. Các phương pháp yết giá tiền tệ:
Để trình bày nội dung các phương pháp yết giá tiền tệ chúng ta cần làm
rõ các khái niệm sau:
Đồng tiền yết giá(Commodity Term): là đồng tiền mà giá trò của nó
được biểu hiện thông qua một đồng tiền khác đối ứng với nó, thông thường là
cố đònh và bằng 1 đơn vò ( trong một số trường hợp có thể là một số đơn vò cố
đònh, ví dụ như 100 JPY, 1.000 ITL,...).
Đồng tiền đònh giá (Currency Term): là đồng tiền được dùng để biểu
hiện giá trò của đồng tiền yết giá. Số đơn vò tiền tệ của đồng tiền đònh giá thay
đổi và phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên TTNH.


Ví dụ:
Đồng tiền yết giá

Đồng tiền đònh giá

1 USD

14.062 VNĐ

1 DEM

6.797 VNĐ


1 USD

2,0390 DEM

1 GBP

1,5868 USD

1 EUR

0,9591 USD

Hiện nay, trên TTNH các nước có 2 phương pháp biểu thò tỷ giá chủ yếu:
Thứ 1 - Yết giá trực tiếp:
Phương pháp yết giá trực tiếp được xuất phát từ giác độ quốc gia, trong đó
ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, còn đồng bản tệ đóng vai trò là đồng tiền
đònh giá.
Thứ 2 - Yết giá gián tiếp: ngược lại với phương pháp yết giá trực tiếp.
Trong thực tế việc yết tỷ giá giữa các loại ngoại tệ trên các TTNH thường sử
dụng đồng USD làm đồng tiền yết giá, các ngoại tệ khác là đồng tiền đònh giá,
ngoại trừ trong một số trường hợp đồng USD đóng vai trò là đồng tiền đònh giá đối
với các loại ngoại tệ như GBP (đồng bảng Anh), AUD (đô la Úc), IEP (đồng bảng
Ireland), NZD (đô la New Zealand), EUR (đồng euro).
Việc niêm yết tỷ giá áp dụng ở nước ta trong thời gian qua là sử dụng phương
pháp yết giá trực tiếp, trong đó: các ngoại tệ đóng vai trò là đồng tiền yết giá, đồng
Việt nam (VNĐ) đóng vai trò là đồng tiền đònh giá.
Ngoài ra, trên TTNH còn sử dụng tỷ giá chéo để trao đổi, mua bán các loại
ngoại tệ khác USD với nhau.
Tỷ giá chéo – Cross Rates : tỷ giá chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền được xác
đònh thông qua đồng tiền thứ ba.



Trong thực tế, tương quan giá trò giữa hai đồng tiền thông thường được xác
đònh bằng cách so sánh giá trò của từng đồng tiền đối với USD. Do vậy tỷ giá chéo
được xác đònh như sau:
1 USD = 6.4972 FRF
1 USD = 1.9372 DEM
DEM
FRF

DEM
=

=

USD
x

USD
6.4972

FRF

1
=

6.4972

1.9372


x

1

= 3.3539

1.9372
hay 1 DEM = 3.3539 FRF
Ký hiệu tiền tệ theo tiêu chuẩn ISO:
Để việc thanh toán được thống nhất và chuẩn xác, tránh sự nhầm lẫn khi
biểu thò một số tiền trong giao dòch, việc ký hiệu tiền tệ, số các chữ số phần
thập phân cho từng loại tiền của các nước trên thế giới được tiêu chuẩn hóa của
Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (ISO) 4217 :
Trích dẫn:
COUNTRY

CURRENCY

CODE

FRACTIONAL

AUSTRALIA

AUSTRALIAN DOLLAR

AUD

2


BELGIUM

BELGIAN FRANC

BEF

0

BELGIUM

EURO

EUR

2

UNITED KINGDOM

POUND STERLING

GBP

2

UNITED STATES

US DOLLAR

USD


2

VIET NAM

DONG

VND

2


1.2.3. Các loại hình thức giao dòch trên TTNH:
Các giao dòch ngoại hối phải đảm bảo 4 yếu tố cần thiết sau: số tiền trao
đổi là số lượng đồng tiền này trao đổi với đồng tiền kia (mua và bán); tỷ giá
thỏa thuận (giá); ngày thanh toán thỏa thuận; chỉ thò thanh toán (nhận tiền về
tài khoản nào, ở đâu ).
1.2.3.1.

Mua bán giao ngay – Spot Transaction :

a. Khái niệm:
Mua bán giao ngay là giao dòch trao đổi giữa hai đồng tiền với hiệu lực
thanh toán không trể hơn hai ngày làm việc sau ngày giao dòch.
b. Cách yết giá – Fx Rate Quotation :
BASE

BID

OFFER


USD/JPY

102.43

102.48

Maker

Buy USD

Sell USD

Taker

Sell USD

Buy USD

Reference

Maker : Quoting Bank – Ngân hàng yết giá
Taker : Calling Bank – Ngân hàng hỏi giá
c. Hiệu lực thanh toán:
0

1

Ngày giao dòch

2

Hiệu lực thanh toán (Value date)

Thí dụ : Ngày giao dòch :21/12 /1999
Mua 1.000.000 USD trả 102.480.000 JPY
Ngày thanh toán : 23/12/1999.


1.2.3.2.

Mua bán có kỳ hạn – Forward Transaction :

a. Khái niệm:
Mua bán ngoại tệ có kỳ hạn là sự trao đổi đồng tiền này lấy đồng tiền
khác với hiệu lực thanh toán là một ngày đònh sẵn trong tương lai.
Thí dụ: Mua 1.000.000 USD trả bằng DEM, thanh toán sau 1 tháng kể từ
ngày giao dòch.
Nhu cầu sử dụng Forward:
-

Để bảo hiểm rủi ro do biến động tỷ giá.

-

Đònh giá trước cho hàng hóa.

-

Để đầu cơ.

b. Cách yết giá – Công thức :

Ngân hàng nước ngoài yết giá:
Spot USD / DEM = 1.9296 / 1.9301
Lãi suất 1 tháng

BID

ASK

iA – USD

6.46%

6.48%

iB – DEM

3.57%

3.71%

Nguồn : REUTEUR ngày 21 /12/1999
b.1. Trường hợp ta muốn mua USD kỳ hạn 1 tháng :
21/12/1999

21/01/2000
FWD : USD / DEM = ?

i) Nếu mua 1 USD hôm nay thì có thể đem gửi kỳ hạn 1 tháng và được hưởng
lãi :
+ 1 USD x


6.46
100

x

30
360


ii)

Nhưng đồng thời lúc đó phải đi vay 1.9301 DEM kỳ hạn 1 tháng và phải
trả lãi:

- 1.9301 DEM x

3.71

x

100

30
360

Bù trừ thu chi:
Swap Points (Điểm hoán đổi) :

= 1.9301 DEM x


6.46

-

100

3.71

30

x

100

= + 0.0044

360

Lúc đó : Tỷ giá Forward ngày 21/01/2000
Mua 1 USD sẽ là:

Spot

:

- 1.9301

+ Premium


:

+ 0.0044

Forward

:

- 1.9257

Công thức tổng quát:

Forward ASK = Spot ASK

1+

( iA BID – i B ASK ) x n
36.000

Hoặc cũng có thể dùng công thức tổng quát hơn:
( iA BID – i B ASK ) x n
Forward ASK = Spot ASK

1+

36.000 +( iA BID x n)

b.2. Trường hợp ta muốn bán USD kỳ hạn 1 tháng :
Tương tự :
Swap Points (Điểm hoán đổi) :



= 1.9296 DEM x

3.57

6.48

-

100

x

100

30

= - 0.0047

360

Lúc đó : Tỷ giá Forward ngày 21/01/2000
Bán 1 USD sẽ là:

Spot

:

+ 1.9296


+ Discount

:

- 0.0047

Forward

:

+1.9249

Công thức :

Forward BID = Spot BID 1 +

( iB BID – i A ASK ) x n
ASK
36.000

Hoặc cũng có thể dùng công thức tổng quát hơn:

Forward BID = Spot BID 1 +

1.2.3.3.

( iB BID – i B ASK ) x n
36.000 +( iA ASK x n)


Giao dòch hoán đổi – Swap Transaction :

a. Khái niệm:
Là giao dòch trong đó mua và bán đồng thời một ngoại tệ này lấy một
ngoại tệ khác, nhưng hạn thanh toán đối với giao dòch mua và giao dòch bán thì
khác nhau.
b. Công thức tính điển hoán đổi:
Spot BID x ( iB BID – i A ASK ) x n
Swap points (BID) =

36.000 +( iA ASK x n)


Swap points (ASK) = =

Spot ASK x ( iA BID – i B ASK ) x n
36.000 +( iB ASK x n)

c. Các loại hoán đổi tiền tệ chủ yếu:
i)

Hoán đổi giao ngay đối kỳ hạn – Spot / Forward Swap :

Bán USD

19/12

Mua USD

- 1 USD


Mua DEM

Bán DEM

Bắt đầu
giao dòch

+ 1 USD

+ 1.9301 DEM

- 1.9257 DEM

21/12

21/01/2000

Giao dòch giao ngay (Spot)

Giao dòch kỳ hạn (Forward)

được thực hiện

được thực hiện

Điểm hoán đổi =
(Swap points ASK )

1.9301 x (6.46 – 3.71) x 30


= + 0.0044

36 000 + 3 71x30

Tỷ giá hoán đổi = -1.9301 + 0.0044 = -1.9257
Sell / Buy 30 = + 1.9301 / - 1.9257
Ngược lại: ngày 21/12 mua USD bán DEM đồng thực hiện giao dòch kỳ
hạn (Forward) 1 tháng bán USD mua DEM.
1.9296 x ( 3.57 – 6.48) x 30
Điểm hoán đổi =
(Swap points BID )

36,000 + 6.48 x30

Tỷ giá hoán đổi = 1.9296 - 0.0047 = 1.9249
Sell 30 / Buy = + 1.9249 / - 1.9296

= - 0.0047


Thông thường, người ta yết giá như sau :

ii)

Spot USD / DEM

: 1.9296 / 1.9301

1 month


: + 44 / - 47

Hoán đổi kỳ hạn đối kỳ hạn – Forward / Forward Swaps :

21/12

Bán USD

Bắt đầu
giao dòch

Mua DEM

- 1 USD

Mua USD

+ 1.9273 DEM

06/01/2000

Bán DEM

+ 1 USD

- 1.9257 DEM

21/01/2000


Giao dòch kỳ hạn thứ 1

Giao dòch kỳ hạn thứ 2

được thực hiện (15 ngày)

được thực hiện (30 ngày)
(3.57 – 6.48) x 15

Forward BID = 1.9296 x 1 +

36,000 + 6.48 x 15

= 1.9273

(6.46 – 3.71) x 30
Forward ASK = -1.9301 x 1 +

36,000 + 3.71 x 30

= -1.9257

Sell 15 / Buy 30 = 1.9273 / -1.9257
Trên đây là các giao dòch chủ yếu (giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi), chiếm
tỷ trọng lớn (97%) trong tổng giá trò giao dòch trên các TTNH. Ngoài ra, còn có
các nghiệp vụ khác phát sinh trên TTNH như sau:
1.2.3.4.

Giao dòch Arbitrage :


Là một nghiệp vụ hối đoái nhằm sử dụng mức chênh lệch tỷ giá giữa các
TTNH để thu lợi nhuận, tức là mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi mắc nhất.


1.2.3.5.

Giao dòch quyền chọn tiền tệ:

Đònh nghóa: Quyền chọn tiền tệ là quyền, chứ không phải là nghóa vụ,
mua hoặc bán một đồng tiền này với một đồng tiền khác tại tỷ giá cố đònh đã
thỏa thuận trước, trong một khoảng thời gian nhất đònh.
Nghiệp vụ Call Option – Quyền chọn mua :
-

Người mua quyền chọn mua – Buyer Call Option (Long Call).

-

Người bán quyền chọn mua – Seller Call Option (Short Call).
Hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ là:

-

Hợp đồng quyền chọn mua đồng tiền yết giá (chứ không phải là đồng tiền
đònh giá).

-

Tương đương với hợp đồng quyền chọn bán đồng tiền đònh giá.


-

Khi nói đến quyền chọn mua tiền tệ, bao hàm ý là quyền chọn mua đồng
tiền yết giá và đồng thời là quyền chọn bán đồng tiền đònh giá.
Nghiệp vụ Put Option – Quyền chọn bán :

-

Người mua quyền chọn bán – Buyer Put Option (Long Put).

-

Người bán quyền chọn bán – Seller Put Option ( Short Put).

Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ: tương tự hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ.
Giá Option phụ thuộc vào nhiều nhân tố như : tỷ giá giao ngay, tỷ giá
thỏa thuận, thời hạn thỏa thuận, lãi suất, tỷ giá dự đoán...
1.3.

VAI TRÒ CỦA KINH DOANH NGOẠI TỆ TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA NHNT VN:
Trong hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung đặc biệt là Ngân

hàng Ngoại thương, kinh doanh ngoại tệ chiếm giữ một vò trí đặc biệt quan
trọng trong toàn bộ các loại hình kinh doanh dòch vụ ngân hàng. Qua quá trình
tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động của một số ngân hàng lớn, uy tín trong và


ngoài nước, thông thường kinh doanh doanh ngoại tệ được tổ chức thành một
phòng nghiệp vụ chuyên biệt, với những tính năng về kỹ thuật và nghiệp vụ

chuyên môn cao, có một quan hệ rộng khắp với các phòng nghiệp vụ khác. Để
đi tìm rõ mối quan hệ trình bày trên, chúng ta sẽ xem xét vấn đề một cách cụ
thể với ví dụ sau:
Một nhà nhập khẩu có nhu cầu vay VNĐ ngân hàng để thanh toán hàng
nhập, giả sử nhà xuất khẩu yêu cầu nhà nhập khẩu thanh toán tiền hàng bằng
hình thức thanh toán tín dụng thư trả ngay, đồng tiền thanh toán là USD và
được ngân hàng chấp thuận cho vay. Lúc này, chỉ xét ở khía cạnh ngân hàng,
hàng loạt các nghiệp vụ có liên quan theo trình tự công việc phát sinh dưới
đây:
-

Phòng Tín dụng và bảo lãnh sẽ lập hồ sơ tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay
nội tệ của nhà nhập khẩu (gọi tắt là khách hàng), nếu nhu cầu vay vốn của
khách hàng được chấp thuận, thông báo và gởi các giấy tờ có liên quan đến
các phòng ban có liên quan,

-

Phòng thanh toán quốc tế sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng về
việc phát hàng tín dụng thư và lập hồ sơ theo dõi tiền ký quỹ đảm bảo thanh
toán. Khi đến hạn thanh toán liên hệ với phòng Tín dụng và bảo lãnh tiến
hành cấp tín dụng cho khách hàng,

-

Phòng kế toán tài chính hạch toán cho vay và theo dõi thu lãi, thu vốn vay
khách hàng,

-


Phòng kinh doanh ngoại tệ tiến hành việc bán ngoại tệ theo nhu cầu thanh
toán nước ngoài của khách hàng,

-

Bộ phận mã khóa, swift, telex, tiến hành chuyển tiền bằng điện thanh toán
nước ngoài,


Tóm lại, trong xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa, và hội nhập ngày nay, sự
tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ đóng vai trò rất quan trọng
trong hoạt động ngân hàng, xuất phát từ việc đảm bảo cân đối thu - chi ngoại
tệ, hoạt động kinh doanh ngoại tệ là nguồn xúc tác cho các hoạt động liên quan
khác bởi vì có ngoại tệ mới đáp ứng được nhu cầu thanh toán khách hàng, có
nhu cầu thanh toán mới phát sinh nhu cầu tín dụng và quan trọng nhất là nguồn
thu nhập do hoạt động kinh doanh và các hoạt động có liên quan mang lại,
đóng góp một phần không nhỏ trong hoạt động ngân hàng thương mại, nhất là
đối với ngân hàng có thế mạnh trong hoạt động đối ngoại như Ngân hàng
Ngoại thương.
Qua trình bày trên cho chúng ta thấy, nếu không có ngoại tệ hay hoạt động
kinh doanh ngoại tệ yếu kém thì hoạt động của ngân hàng sẽ rất đơn điệu, tính
đa dạng hóa các loại hình dòch vụ ngân hàng kém, tác động đến qui mô hoạt
động của ngân hàng, kết quả kinh doanh, làm cho ngân hàng không phát huy
hết vai trò của mình đối với nền kinh tế trong nước, và ảnh hưởng đến sự hội
nhập của ngân hàng.
Tóm lại, hoạt động kinh doanh ngoại tệ đóng vai trò rất quan trọng trong
hoạt động ngân hàng, là tác nhân để hoàn thiện một loạt các tiêu chí liên quan
đến vận mệnh của đất nước. Ngoài ra, nó cũng góp phần ổn đònh tình hình kinh
tế – chính trò – xã hội trong nước, đảm bảo an ninh quốc gia, thúc đẩy quan hệ
thương mại quốc tế, thúc đẩy hội nhập của ngân hàng trong nước, và tạo điều

kiện để đồng tiền quốc gia hội nhập, có tính chuyển đổi trong khu vực hay
trên toàn thế giới.


Sơ đồ tóm tắt hoạt động kinh doanh ngoại tệ có liên quan đến đến các
hoạt động khác tại Ngân hàng Ngoại thương:

-

Diễn đạt mối quan hệ giữa Phòng Kinh

Các phòng nghiệp

Doanh ngoại tệ với các phòng liên quan:

vụ có liên quan:

Mua ngoại tệ của đơn vò xuất khẩu (bao gồm cả chiết Phòng Thanh toán
khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu),

quốc tế

-

Bán ngoại tệ cho đơn vò thanh toán hàng nhập khẩu,

-

Chuyển đổi ngoại tệ theo yêu cầu khách hàng,


-

Đảm bảo ngoại tệ thanh toán nước ngoài,

-

Đảm bảo cân đối ngoại tệ đáp ứng nhu cầu cho vay Phòng Tín dụng &
của khách hàng,

bảo lãnh

-

Bán ngoại tệ cho đơn vò để trả nợ vay,

-

Mua ngoại tệ từ khách hàng nhận tiền kiều hối, viện Phòng Phi mậu dòch
trợ, tài khoản ngoại tệ cá nhân, mua ngoại tệ mặt,...

-

Bán ngoại tệ cho các tổ chức, cá nhân chuyển tiền phi
mậu dòch, đi công tác nước ngoài, xuất cảnh, cá nhân
mở TKNT...

-

Chuyển đổi ngoại tệ ra VNĐ theo yêu cầu chủ thẻ,


Phòng Thẻ

-

Thu VNĐ khách hàng mua ngoại tệ,

Phòng Ngân quỹ

-

Chi tiền mặt VNĐ khách hàng bán ngoại tệ,

-

Mua ngoại tệ của các TCTD, TCKT,

Phòng Kế toán tài

-

Bán ngoại tệ cho các TCKT mở TKNT,

chính

-

Đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ cuối kỳ (tháng,
năm),



CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI, CƠ
CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ Ở NƯỚC TA VÀ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH NGOẠI TỆ TẠI NHNT VN.
2.1.

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI, ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ
NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN VỪA QUA VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI :
Trong giai đoạn từ năm 1955 – 1989, mặc dù nhiều nước trên thế giới

đang áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi và thả nổi có quản lý, nhưng các nước trong
hệ thống XHCN, với cơ chế kế hoạch hóa tập trung, nhà nước luôn can thiệp
mạnh vào mọi mặt hoạt động kinh tế, thì quả thực cơ chế hối đoái thả nổi
không thể tồn tại và phát huy tác dụng, thay vào đó là chế độ tỷ giá cố đònh.
Việt nam cũng không nằm ngoài khuôn khổ ấy. Bên cạnh tỷ giá chính thức (tỷ
giá mậu dòch), nhà nước còn đưa ra hai loại tỷ giá khác là: tỷ giá phi mậu dòch
và tỷ giá kết toán nội bộ. Như vậy chế độ tỷ giá ở Việt nam trong giai đoạn
này là chế độ đa tỷ giá. Hệ thống tỷ giá này đã gây không ít khó khăn cho việc
quản lý điều hành của nhà nước trong lónh vực tài chính tiền tệ, kinh tế đối
ngoại, đồng thời để lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Chính vì vậy,
nhu cầu đổi mới cơ chế tỷ giá nói riêng, đổi mới lónh vực tài chính tiền tệ nói
chung trở thành vấn đề cấp bách.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nhà nước bắt đầu thực hiện công
cuộc đổi mới nền kinh tế, từng bước xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung
chuyển dần sang cơ chế thò trường có sự quản lý của nhà nước. Đây là thời kỳ
có sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy quản lý và điều hành kinh tế của nhà


nước, nhất là trong lónh vực tài chính tiền tệ. Tỷ giá hối đoái, khâu đột phá có

vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình cải cách được đặc biệt quan tâm.
Tháng 3.1989 nhà nước chính thức công bố xóa bỏ tỷ giá kết toán nội
bộ, xóa bỏ mọi chế độ trợ giá cho các hoạt động ngoại thương. Tỷ giá chính
thức được ngân hàng nhà nước công bố căn cứ vào chỉ số lạm phát, lãi suất,
cán cân thanh toán, tham khảo diễn biến tỷ giá trên thò trường tự do và giá
vàng trên thò trường quốc tế và trong nước. Trên cơ sở tỷ giá này, các ngân
hàng thương mại xây dựng một tỷ giá riêng cho mình trong giao dòch hàng ngày
với biên độ giao động cho phép.
Nhìn chung những giải pháp trên đã góp phần cải tạo phần nào tình hình
trên TTNH, xóa bỏ tình trạng bất hợp lý trong mua bán, thanh toán, đặc biệt là
trong lónh vực xuất nhập khẩu.
Sự biến động mạnh mẽ của tỷ giá USD/VND từ giữa năm 1990 mà đỉnh
cao là cuối năm 1991, lúc này 1 USD gần bằng 13.000 VND. Nguyên nhân
chính làm cho USD tăng giá là do ảnh hưởng của tình hình cán cân thanh toán
quốc tế sự thâm hụt tài chính của chính phủ và mức độ lạm phát nặng nề ở
Việt nam. Cuối năm 1992, nguồn ngoại tệ kiều hối đổ về khá lớn làm tăng
cung về ngoại tệ, mặt khác Ngân hàng nhà nước kiên trì quan điểm ổn đònh tỷ
giá bằng cách can thiệp vào thò trường ngoại tệ, nhu cầu ngoại tệ của các
doanh nghiệp về cơ bản được đáp ứng, nạn lạm phát gần như được chặn lại, tạo
lòng tin cho dân chúng vào sự ổn đònh của đồng Việt nam, giải tỏa được tâm lý
đầu cơ. Đó chính là những nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho xu hướng lên
giá của đồng đô la bò chặn lại, tỷ giá USD/VND không những không tăng mà
còn giảm xuống.


Tháng 9.1994, thò trường ngoại tệ liên ngân hàng được thành lập, Ngân
hàng nhà nước thực hiện vai trò người mua bán cuối cùng trong ngày. Tỷ giá
chính thức vẫn được ngân hàng nhà nước công bố, chỉ có biên độ giao động là
có sự thay đổi. Năm 1996 mức thâm hụt cán cân thương mại ở nước ta lên đến
4 tỷ USD, tỷ lệ nhập siêu so với GDP lên đến 16%, cao gấp rưỡi so với các

nước có mức độ nhập siêu cao nhất thế giới nhu cầu về USD tăng tạo sức ép
giảm giá lên VND. Do vậy Ngân hàng nhà nước đã mở rộng biên độ giao động
của tỷ giá từ 0,5% trước đây lên l% và tháng 2.1997 biên độ này là 5%, bên
cạnh đó tỷ giá chính thức cũng được nâng dần lên. Nhìn chung từ đầu năm
1997 tỷ giá USD/VND liên tục tăng lên, không còn ổn đònh như thời gian từ
1993 - 1996. Ngày 2.7.1997, ngòi nổ của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á bắt
đầu phát ra từ Thái Lan, là một nước trong khu vực, Việt nam cũng bò ảnh
hưởng về mặt buôn bán, thanh toán và kể cả về tâm lý. Ngày 13.10.1997,
Ngân hàng nhà nước công bố quyết đònh nới rộng biên độ tỷ giá mua bán ngoại
tệ lên 10% so với tỷ giá chính thức. Cầu ngoại tệ trên thò trường rất cao nên
hầu như việc mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại thường xuyên
bám sát mức trần cho phép. Mặc dù vậy, giá trên thò trường tự do còn cao hơn
nhiều, có lúc lên đến trên 14.000 VND/1USD, đây chính là hậu quả của tình
trạng găm giữ ngoại tệ do lo ngại về khả năng khủng hoảng của VND. Đứng
trước tình hình này, những tháng đầu năm 1998 Ngân hàng nhà nước đã đưa ra
một loạt các biện pháp nhằm ổn đònh thò trường như: quy chế về giao dòch
ngoại hối, các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ mới, quy đònh về trạng thái ngoại
tệ, trạng thái tiền đồng đối với các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh
ngoại tệ. Đặc biệt là hai lần chủ động điều chỉnh tỷ giá: lần thứ nhất, ngày
16.2.1998, ngân hàng nhà nước quyết đònh nâng tỷ giá từ 11.175 VND/1USD


×