Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.72 KB, 25 trang )

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC
PHẨM KINH ĐÔ MIỀN BẮC
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty
1.1.1. Tổng quan về công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc
Tên tiếng Anh: North Kinhdo Food Joint-stock Company
Tên viết tắt: Công ty Cổ phần Kinh Đô miền Bắc
Trụ sở chính: Km 22 - Quốc lộ 5, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên, Việt Nam.
Điện thoại: +84-(0)321-94.21.28
Fax: +84-(0)321-94.31.46
Website: (website chung của cả hệ thống Kinh Đô):
Chi nhánh: số nhà 200 Thái Hà, Hà Nội
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0503000001 do Sở Kế hoạch Đầu tư
tỉnh Hưng Yên cấp ngày 28/01/2000
Vốn điều lệ: 130.000.000.000 đồng VN
Tổng số lao động: 2.200 người
Ngày niêm yết: 15/12/2004
Ngành nghề kinh doanh:
Ngành nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất chế biến thực phẩm, thực phẩm công nghệ và bánh cao cấp các loại.
Mua bán lương thực, thực phẩm, rượi bia các loại, sản xuất trong nước và cho thuê nhà
xưởng.
- Các sản phẩm chính: bánh kẹo cao cấp các loại gồm: bánh Bakery, bánh Snack,
bánh Cracker, Minirol & Layer Cake, bánh mỳ, bánh trung thu, sản phẩm kẹo đường
Chocolate, kẹo cứng, kẹo mềm.
Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc là công ty thành viên
của Tập đoàn Kinh Đô (Kinh Đô Group).
Công ty con: Công ty cổ phần Thương mại và Hợp tác quốc tế (HTIC), địa chỉ
tại 534-536 Bạch Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Trong đó công ty cổ phần Kinh Đô
miền Bắc chiếm 75.73% quyền sở hữu.


1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tính đến nay, công ty đã có mặt trên thị trường được gần 10 năm. Thương hiệu
Kinh Đô đã trở nên nổi tiếng và được người tiêu dùng khắp các tỉnh, thành phố trên cả
nước biết đến. Nhắc đến Kinh Đô người ta sẽ nghĩ ngay đến các sản phẩm bánh kẹo cao
cấp, chủng loại đa dạng, giá cả hợp lý, hệ thống kênh tiêu thụ rộng khắp.
Công ty cổ phần (CTCP) Kinh Đô miền Bắc được thành lập năm 2000 bởi các
cổ đông sáng lập là thể nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Xây dựng và chế
biến thực phẩm Kinh Đô (hiện nay là CTCP Kinh Đô), có trụ sở chính tại 6/134 Quốc
lộ 13 phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh.
Thương hiệu Kinh Đô hiện đang được đánh giá là một trong những thương hiệu
hàng đầu trong ngày sản xuất bánh kẹo Việt Nam, với nhiều năm liên tục đạt danh hiệu
hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. Vào trung tuần tháng 8
năm 2009, Kinh Đô tự hào tham dự đêm Gala Thương Hiệu Nổi Tiếng tại Hà Nội để
đón nhận danh hiệu Thương Hiệu Nổi Tiếng Nhất ngành hàng thực phẩm. Theo cuộc
bình chọn, thương hiệu Kinh Đô xếp hạng thứ 4 trong top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất
tại Việt Nam, chỉ sau HonDa, Omo và Nokia.
Sau khi đã khẳng định được vị trí số 1 trên thị trường các tỉnh phía Nam, công ty
TNHH Kinh Đô đã mở rộng thj trường hoạt động ra các tỉnh phía Bắc qua việc thành
lập CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc vào ngày 28/01/2000. Góp vốn vào
Kinh Đô miền Bắc còn có các thành viên sáng lập của Kinh Đô trong đó công ty nắm
giữ 60% vốn cổ phần tại thời điểm thành lập.
Công ty đã xác định ngay từ đầu phạm vi khu vực phía Bắc là thị trường chính.
Công ty đặt nhà máy cạnh mặt Quốc lộ 5 – trục giao thông quan trọng nối Hà Nội với
Hải Phòng thuộc thị trấn Bần Yên Nhân để giành địa lợi và có được cơ chế ưu đã đầu tư
của tỉnh Hưng Yên. Để có thể cạnh tranh được với những loại bánh kẹo vốn đã quen
thuộc với người tiêu dùng Hà Nội như Hải Hà, Hữu Nghị, Hải Châu,… công ty đã tập
trung vào các yếu tố nhãn hiệu, chất lượng, giá cả, chính sách khuyến mại, kênh phân
phối để bước vào cuộc cạnh tranh với các sản phẩm nội địa cũng như các loại bánh kẹo
ngoại nhập đang ngày càng tràn lấp trên thị trường trong nước.
CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc được thành lập theo quyết định số

139/QĐ – UB ngày 19/08/1999 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên và Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 050300001 ngày 28/01/2000 của sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Hưng Yên với tổng số vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng Việt Nam. Ngay sau khi
thành lập, các hoạt động xây dựng nhà xưởng, mua sắm và lắp đặt những dây chuyền
sản xuất, nghiên cứu thị trường, xây dựng kênh phân phối, đội ngũ nhân sự chủ chốt,
tuyển dụng và đào tạo lao động được tiến hành để công ty đi vào hoạt động sản xuất
kinh doanh. Công ty Kinh Đô miền Bắc chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày
01/09/2001.
Ngày 31/12/2004, Kinh Đô miền Bắc đã trở thành một trong những công ty tư
nhân đầu tiên chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, vỡi mã chứng
khoán giao dịch là NKD, tổng vốn cổ phần lúc đó alf 5.000.000 cổ phần. Tại thời điểm
này, vốn điều lệ của công ty là 50 tỷ đồng Việt Nam. Việc niêm yết trên thị trường
chứng khoán cũng là một lời khẳng định cho khả năng phát triển của Kinh Đô miền
Bắc. Sau khi niêm yết, cổ phiếu của công ty được đánh giá là cổ phiếu hấp dẫn, được
các nhà đầu tư đặc biệt chú ý và giá giao dịch liên tục tăng. Công ty đã đón nhận chứng
chỉ về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 do tổ chức BVQI cấp và năm 2004, và hệ
thống đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP do tổ chức Quacert cấp
vào năm 2005. Mức trả cổ tức hàng năm ổn định là 18%, được đánh giá là mức trả cổ
tức khá cao trên thị trường.
Ngày 31/05/2007, công ty đã tiến hành phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông
hiện hữu theo tỉ lệ 20% tương đương 1.679.999 cổ phần từ lợi nhuận giữ lại chưa phân
phối và các quỹ của công ty. Nâng vốn điều lệ của công ty lên 107 tỷ đồng Việt Nam.
Cũng trong thời gian này công ty cùng với Công ty Tribeco Sài Gòn đã khởi công xây
dựng nhà máy Tribeco miền Bắc với tổng chi phí khoảng 100 tỷ đồng với diện tích
30.000m2.
Vào tháng 8/2008, công ty đã chính thức triển khai dự án SAP là phần mềm hàng
đầu trên thế giới về quản lý điều hành hệ thống.
Trong năm 2008, tổng số cửa hàng Bakery trên địa bàn thành phố Hà Nội là 9
cửa hàng. Loại hình kinh doanh Bakery này đang ngày càng trở nên phổ biến và phát
triển trong thời gian gần đây. Đặc biệt là tại các thành phố lớn. Việc khai thác và phát

triển hệ thống Bakery là rất có tiềm năng.
Năm 2009 là năm khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ “chết” do không
có được những bước đi đúng. Kinh Đô miền Bắc vẫn giữ được vị thế trên thị trường,
với những kết quả vượt bậc: lợi nhuận trước thuế là 109 tỷ đồng, trong khi kế hoạch
của năm là 60 tỷ đồng. Nhưng đó cũng không phải hoàn toàn là do công ty có những
bước đi chiến lược đúng đắn mà là do công ty ăn “xác chết”. Nghĩa là khi các công ty
trong ngành thực phẩm không có uy tín trên thị trường trước đây, sản xuất kinh doanh
mang tính tự phát, “chộp dật” không thể đứng vững trên thị trường, thì công ty đã
hưởng được phần lợi từ đó.
Sau gần 10 năm đi vào hoạt động, hiện nay CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô
miền Bắc hiện là một công ty chiếm thị phần lớn tại thị trường phía Bắc. Các sản phẩm
bánh kẹo của công ty chiếm khoảng 38,3% thị phần trong cả nước. Công ty đang có
những hướng đi riêng cho mình để phát triển bền vững trên thị trường trong nước cũng
như hướng ra thị trường các nước trên Thế Giới.
1.1.3. Sứ mệnh hoạt động của công ty hiện nay
Hiện nay, công ty cũng xác định sứ mệnh hoạt động của mình đó là tiếp tục đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước cũng như vươn ra thị trường
các nước trên Thế Giới.
Tập đoàn Kinh Đô xác định rõ tầm nhìn cũng như sứ mệnh hoạt động chung của
cả hệ thống Kinh Đô. Tầm nhìn của tập đoàn Kinh Đô: “Cho cuộc sống đẹp hơn mỗi
ngày”. Sứ mệnh hoạt động của Tập đoàn Kinh Đô: “Tập đoàn Kinh Đô là một hệ thống
tích hợp và đồng bộ gồm các công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, bán lẻ, địa ốc
và tài chính nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người đồng thời không
ngừng gia tăng giá trị cho cổ đông. Sự tin cậy, tầm nhìn, tính sáng tạo, sự năng động,
niềm tự hào và sự phát triển không ngừng của đội ngũ nhân viên là những giá trị cốt lõi
làm nền tảng tạo ra những sản phẩm và dịch vụ, góp phần đưa Kinh Đô trở thành tên
tuổi hàng đầu trên thị trường”.
Với tầm nhìn và sứ mệnh chung của tập đoàn Kinh Đô như trên, CTCP Kinh Đô
miền Bắc cũng xác định riêng cho mình tầm nhìn và sứ mệnh hoạt động trong thời gian
tới phù hợp với định hướng chung của cả Tập đoàn Kinh Đô. Tầm nhìn của Kinh Đô

miền Bắc là: “Hương vị cho cuộc sống” (Flavor your Life). Với tầm nhìn đó Kinh Đô
đem hương vị đến cho cuộc sống mọi nhà bằng những thực phẩm an toàn, dinh dưỡng,
tiện lợi và độc đáo. Mong ước của công ty là mang những tâm huyết và sáng tạo để tô
điểm thêm hương vị cho cuộc sống hạnh phúc của mọi gia đình.
Sứ mệnh hoạt động của CTCP Kinh Đô miền Bắc hiện nay được xác định rõ với
từng nhóm đối tượng:
+ Với người tiêu dùng là tạo ra những sản phẩm phù hợp, tiện dụng bao gồm các
loại thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các sản phẩm bổ sung và đồ uống. Công ty cung
cấp các thực phẩm an toàn, thơm ngon, dinh dưỡng, tiện lợi và độc đáo cho tất cả mọi
người để luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trường thực phẩm;
+ Với cổ đông, sứ mệnh của công ty không chỉ dừng ở việc mang lại mức lợi
nhuận tối đa trong dài hạn mà còn thực hiện tốt việc quản lý rủi ro từ đó làm cho cổ
đông an tâm với những khoản đầu tư của họ;
+ Với đối tác, sứ mệnh của công ty là tạo ra những giá trị bền vững cho tất cả
các thành viên trong chuỗi cung ứng bằng cách đảm bảo một mức lợi nhuận hợp lý
thông qua các sản phẩm, dịch vụ đầy tính sáng tạo. Chúng tôi không chỉ đáp ứng đúng
xu hướng tiêu dùng mà còn thỏa mãn mong ước của khách hàng.
Công ty luôn ươm mầm và tạo mọi điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu và kỳ
vọng trong công việc nhằm phát huy tính sáng tạo, sự toàn tâm và lòng nhiệt huyết của
nhân viên. Đồng thời, công ty chủ động tạo ra và mong muốn được tham gia và đóng
góp cho những chương trình hướng đến cộng đồng và xã hội.
1.2. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty
1.2.1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường
Công ty có dòng sản phẩm chủ yếu là bánh, kẹo các loại.
Một số sản phẩm chủ yếu của công ty:
+ Snack Foods: Bánh snack các loại;
+ Breads, Buns: Bánh mỳ công nghiệp, Sandwich;
+ Fresh Cakes: Bánh tươi các loại;
+ Cookies: Bánh bơ;
+ Moon Cakes: Bánh trung thu;

+ Superior Cakes: Bánh bông lan công nghiệp;
+ Chocolate coatingpie: Bánh phủ Chocolate;
+ Candys: các loại kẹo.
Ngay từ đầu công ty Kinh Đô đã xác định phạm vi khu vực phía Bắc là thị
trường chính. Do vậy đặt nhà máy cạnh mặt Quốc lộ 5 - trục giao thông quan trọng nối
Hà Nội với Hải Phòng thuộc thị trấn Bần Yên Nhân để giành địa lợi và có được cơ chế
ưu đãi đầu tư của tỉnh Hưng Yên. Để bước vào cuộc cạnh tranh với nhiều loại bánh kẹo
vốn đã quen thuộc với người tiêu dùng Hà Nội như Hải Hà, Hữu Nghị, Hải Châu...
Công ty đã tập trung vào các yếu tố nhãn hiệu, chất lượng, giá bán, chính sách khuyến
mại, kênh phân phối để bước vào cuộc cạnh tranh với các sản phẩm nội địa và nhiều
loại bánh kẹo ngoại nhập.
CTCP Kinh Đô miền Bắc không chỉ đáp ứng thoả mãn nhu cầu của người tiêu
dùng các tỉnh phía Bắc mà đã vươn ra thị trường xuất khẩu bằng các sản phẩm bánh kẹo
có chất lượng cao, hương vị hấp dẫn và chủng loại phong phú bao gồm các nhóm hàng
chính như: bánh bích quy, cracker, snack; kẹo chocolate, kẹo cứng, mềm; bánh mì và
bánh bông lan công nghiệp, bánh tươi, bánh trung thu... Các hoạt động nghiên cứu thị
trường của công ty được thực hiện định kỳ với mục tiêu nhận biết nhu cầu và thị hiếu
của người tiêu dùng. Hoạt động quảng cáo được chú trọng đúng mức nhằm duy trì hình
ảnh và phát triển thương hiệu Kinh Đô.
Để có thể đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thuận lợi nhất, công ty đã phát
triển hệ thống kênh phân phối sâu rộng, gồm các cửa hàng bakery, các siêu thị, đại lý,
cửa hàng bán lẻ tới các thành phố, thị xã, thị trấn, huyện. Công ty áp dụng cả hai hệ
thống kênh phân phối đó là: hệ thống kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp. Hệ thống
phân phối trực tiếp của Kinh Đô được thông qua hệ thống các Bakery và các siêu thị.
Tại kênh phân phối này các sản phẩm của Kinh Đô được đưa trực tiếp từ công ty đến
tay người tiêu dùng. Hệ thống kênh phân phối gián tiếp hay còn gọi là kênh phân phối
truyền thống. Tại kênh phân phối này, sản phẩm của công ty qua các trung gian thương
mại rồi mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Công ty thực hiện kênh phân phối này
thông qua các nhà phân phối, điểm bán lẻ. Tính đến năm 2009, hệ thống phân phối của
Kinh Đô miền Bắc đã phủ khắp 28 tỉnh phía Bắc, 53 nhà phân phối, 17.000 điểm bán và

40 siêu thị tại Hà Nội và Hải Dương. Cùng với 9 Bakery trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Với công ty, các Bakery không chỉ để phân phối trực tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng
cuối cùng mà nó còn là kênh giới thiệu sản phẩm chuẩn mực và cũng là hình ảnh của
Kinh Đô. Hiện nay hệ thống Bakery đang rất phát triển cho thấy hướng đi đúng của
công ty.
Với vùng sâu, vùng xa, công ty hỗ trợ giá vận chuyển để người tiêu dùng ở mọi
nơi được hưởng giá mua như nhau. Hiện nay, các sản phẩm bánh kẹo thương hiệu Kinh
Đô chiếm khoảng 38,3% thị phần trong cả nước. Năm 2006, số điểm bán lẻ của công ty
tăng hơn 30%. Đây chính là cơ sở để công ty tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, kinh
doanh trong giai đoạn tới.
Trên thị trường bánh kẹo phía Bắc hiện nay có một số công ty bánh kẹo là đối
thủ cạnh tranh của công ty như: CTCP bánh kẹo Hải Hà, CTCP bánh kẹo Hải Châu,
CTCP Bibica, công ty bánh kẹo Hữu Bình, CTCP bánh mứt kẹo Hà Nội, CTCP thực
phẩm Hữu Nghị,… Đó là những công ty bánh kẹo là đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị
trường miền Bắc. Trong đó, nhìn chung công ty Kinh Đô vẫn là công ty chiếm thị phần
lớn nhất, khoảng 38,3%. Sau đó là đến những công ty như: Hải Hà, Hữu Nghị, Bibica,
công ty bánh mứt kẹo Hà Nội. Công ty Kinh Đô cần có những chiến lược, những kế
hoạch đáp ứng nhu cầu thị trường để giữ vững được vị trí hiện tại.
Như vậy, công ty đã tạo ra một hệ thống kênh phân phối sâu rộng và hiệu quả.
Điều đó dự báo khả năng phát triển công ty là lớn.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Mô hình tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo đúng mô hình của công
ty cổ phần. Bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Tổng
Giám Đốc.
Kinh Đô Miền Bắc được tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp đã được
Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8, thông qua
vào ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2006.
Các hoạt động của công ty được tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp, các Luật khác
có liên quan và Điều lệ công ty. Điều lệ công ty, bản sửa đổi đã được Đại hội đồng cổ
đông của Kinh Đô miền Bắc thông qua ngày 23/3/2004 là cơ sở chi phối toàn bộ hoạt

động của công ty.
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của
CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc
NgànhBUN
NgànhBUN
…..CAKE
…..CAKE
…. SNACK
…. SNACK
FIRST PIE
FIRST PIE
…. CANDY
…. CANDY
BAKERY
BAKERY
COOKIES-CRACKER
COOKIES-CRACKER
Marketing
Kinh Doanh
Kinh Doanh
Bán hàng
S
S


n Xu
n Xu


t

t
P.Nc u và phát tri n,…ứ ể
P.X
Cơ khí..
H
H


Tr
Tr


P.Hth ng,…ố
P.PTNNL,…
K toánế
U
U


BAN ĐI
BAN ĐI


U HÀNH (EMC)
U HÀNH (EMC)
(Nguồn: )
Trước đây, cơ cấu tổ chức của Kinh Đô là cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến -
chức năng, nhưng do mô hình này thể hiện nhiều nhược điểm trong vấn đề quản lý. Mô
hình này có ưu điểm là: hiệu quả tác nghiệp cao với những nhiệm vụ có tính lặp đi lặp
lại hàng ngày; phát huy đầy đủ hơn những ưu thế của chuyên môn hóa ngành nghề; đơn

giảm hóa việc đào tạo; tạo điều kiện cho kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất. Nhưng mô
hình trực tuyến – chức năng này cũng có những ưu điểm không phù hợp với nhiệm vụ
cũng như sứ mệnh của công ty hiện nay đó là: thiếu sự phối hợp hành động giữa các
phòng ban chức năng; hạn chế việc phát triển đội ngũ cán bộ quản trị chung; trách
nhiệm về vấn đề thực hiện mục tiêu chung gánh lên vai cấp lãnh đạo cao nhất; thường
dẫn đến mâu thuẫn giữa các dơn vị chức năng khi đề ra các chỉ tiêu và chiến lược. Vì
vậy, để phù hợp với những hướng đi mới cũng như những mục tiêu mới phù hợp với
tình hình thực tế hiện nay, Kinh Đô miền Bắc đã xây dựng cơ cấu tổ chức theo mô hình
ma trận. Mô hình cơ cấu tổ chức này đã thể hiện nhiều ưu điểm hơn hẳn cơ cấu tổ chức
trực tuyến - chức năng đó là: định hướng các hoạt động theo kết quả cuối cùng; tập
trung nguồn lực vào các khâu xung yếu; tạo điều kiện đáp ứng nhanh với những sự thay
đổi của môi trường; kết hợp năng lực của các phòng ban một cách hiệu quả hơn. Nhưng
mô hình tổ chức ma trận này cũng có những nhược điểm mà công ty cần hạn chế một
cách tối đa như: hiện tượng song trùng lãnh đạo dẫn đến sự không thống nhất mệnh
lệnh; tốn kém hơn.
Theo mô hình cơ cấu tổ chức này, công ty quản lý bằng việc phân ra từng ngành
hàng chuyên biệt, mỗi một ngành hàng được coi là một SBU. Từ đó tạo ra tính năng
động cho việc giải quyết các vấn đề có phát sinh của từng ngành hàng. Theo mô hình
này, từng phòng ban chức năng sẽ có những nhân sự chuyên về một hoặc một vài ngành
hàng, giải quyết những vấn đề liên quan đến ngành hàng đó.
Mỗi một ngành hàng lại có một người làm Trưởng ngành hàng, quản lý và chịu
trách nhiệm các vấn đề có liên quan trực tiếp tới ngành hàng đó. Hiện nay công ty có
hai Trưởng ngành hàng.
Uỷ ban điều hành (EMC) bao gồm 5 thành viên: Tổng Giám đốc, Phó Tổng
Giám đốc cung ứng vật tư, Phó Tổng Giám đốc kinh doanh, Phó Tổng Giám đốc
Bakery, Phó Tổng Giám đốc sản xuất, Phó Tổng Giám đốc tài chính. Riêng ngành hàng
Bakery, do nó hoạt động mang tính chất độc lập, chuyên biệt hơn những ngành hàng kia
nên có một Phó Tổng Giám đốc riêng để điều hành trực tiếp ngành hàng này. Sơ đồ tổ
chức này đảm bảo sự phát triển của từng ngành hàng, đảm bảo cho các ngành hàng phát
triển một cách hiệu quả hơn. Nếu khi có sự cố, sự cố này chỉ có ở một hay một vài

ngành hàng, khi đó với cơ cấu tổ chức này sẽ đảm bảo đi sâu vào giải quyết vấn đề của
ngành hàng đó, chứ không áp đặt cho những ngành hàng khác. Như vậy, tính hiệu quả
sẽ cao hơn. Các phòng ban cũng vừa độc lập trong việc giải quyết vấn đề hơn và cũng
có sự liên kết chặt chẽ với nhau trong nội bộ công ty hơn.
1.2.3. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực tại CTCP chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc chủ yếu là
nhân lực trẻ, với độ tuổi chủ yếu trong khoảng từ 21 tuổi đến 35 tuổi. Vì vậy, nguồn
nhân lực công ty nhiệt tình, năng động với tuổi trẻ, nhiệt huyết. Nguồn nhân lực của
công ty ngày càng được đảm bảo cả về mặt số lượng cũng như chất lượng.
Hình 1.2: Tổng số lao động việc làm qua các năm
(Đvt: Người)
(Nguồn: Thống kê lao động qua các năm tại phòng PTNNL của
CTCP Kinh Đô miền Bắc)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy được số lượng lao động của công ty qua các năm
liên tục tăng. Do công ty luôn mở rộng quy mô sản xuất, nhằm đáp ứng yêu cầu của
công ty. Năm 2001 nhân lực của công ty chỉ có 422 nhân lực, đến năm 2003 nguồn
nhân lực của công ty đã tăng lên hơn gấp đôi. Hai năm sau, tức là năm 2005 tổng nhân
lực của công ty là 1494 nhân lực, đến năm 2007 là 1840 nhân lực và đến năm 2009 thì
tổng nhân lực của công ty đã tăng lên 2.200 nhân lực. Như vậy, sau 8 năm, từ năm 2001
đến năm 2009 tổng nhân lực của công ty đã tăng gấp hơn 5 lần. Mức tăng bình quân là
gần 53%/năm. Đây là mức tăng khá cao, cho thấy công ty đã không ngừng đầu tư mở
rộng sản xuất kinh doanh.
Hình 1.3: Cơ cấu lao động theo khu vực địa lý
(Nguồn: Thống kê lao động qua các năm tại phòng PTNNL của
CTCP Kinh Đô miền Bắc)
Xét về mặt cơ cấu lao động theo khu vực địa lý ta thấy, tuy trụ sở chính của Kinh
Đô miền Bắc nằm ở Hưng Yên. Nhưng tỷ lệ lao động ở Hưng Yên cũng chỉ chiếm quá
nửa (chiếm 56,5%), còn tỷ lệ lao động từ các tỉnh khác cũng chiếm tới 43,5%. Vì công
ty có nhà máy đặt tại khu công nghiệp, nên sẽ có sự cạnh tranh về nguồn nhân lực tại
khu vực đó. Dẫn đến công ty phải tuyển lao động từ khu vực khác. Điều này cũng làm

×