Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.64 KB, 35 trang )

Thực trạng tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập của Việt
Nam
2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế
2.1.1. Thành tựu về tăng trưởng kinh tế
Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế
hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, tái
cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, thực hiện mở cửa
nền kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài,… Nền kinh tế nước ta
đã đạt được những thành tựu tăng trưởng đáng kể. Sau đây là một số chỉ tiêu
nổi bật đánh giá thành tựu đã đạt được của tăng trưởng.
- Về tốc độ tăng trưởng.
Từ khi đổi mới chính sách kinh tế (năm1986) đến nay nền kinh tế Việt
Nam đã trải qua nhiều biến động tuy nhiên điều đáng nói ở đây là Việt Nam đã
vượt qua tình trạng khó khăn và đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều
năm liền.
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1986-2008
Nguồn: Niên giám thống kê
Giai đoạn1986-1990, đây là giai đoạn đầu của quá trình đổi mới, nền kinh
tế gặp phải rất nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng còn thấp, chỉ đạt mức
4.9%/năm. Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn mở đầu cho sự thay đổi cơ cấu
kinh tế, mở ra cho đất nước một giai đoạn mới với nhiều thành tựu.
Giai đoạn 1991-1995, với động lực của tăng trưởng kinh tế là công
nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn được cải thiện và ở mức cao, đạt tới
đỉnh điểm là 9.5% (1995) mức tăng trưởng cao nhất đạt được từ trước tới giờ.
Giai đoạn cũng đánh dấu những bước đầu tiên của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Giai đoạn 1996-2000, khoảng thời gian tốc độ tăng trưởng kinh tế có
chiều hướng đi xuống, do chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới,
tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm chỉ đạt 7%/năm giảm so với giai đoạn
trước
Giai đoạn từ 2001 cho đến nay tăng trưởng kinh tế nước ta đã đạt được
những bước tiến mới. Thời kỳ 2000-2007, sau khi cuộc khủng hoảng tài chính-


tiền tệ châu Á đã lắng xuống, cùng với các chương trình cải cách hướng vào
cải tổ cơ cấu kinh tế, bao gồm thúc đẩy phát triển khu vực ngoài quốc doanh,
huy động nguồn lực tiết kiệm trong dân cư… tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân giai đoạn này đạt tới 7.55%/năm. Năm 2008 mặc dù chịu ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng tốc độ tăng GDP vẫn đạt 6.23%.
Tăng trưởng kinh tế cao, theo đó thu nhập bình quân đầu người cũng
tăng. Nếu như năm 1995 thu nhập bình quân đầu người chỉ ở mức 289
USD/người/năm, thì năm 2005 đã tăng lên thành 639 USD/người/năm, năm
2007 là 835 USD/người/năm và đến năm 2008 đã là 1024 USD/người/năm.
Mức thu nhập này đã đưa Việt Nam thoát khỏi ngưỡng thu nhập của các nước
nghèo, kém phát triển, đời sống người dân được nâng cao.
- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cùng với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua là sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành. Tỉ trọng
nông – lâm – ngư nghiệp trong GDP giảm từ 30.7% năm 1991 xuống còn
22.1% năm 2008, tỉ trọng công nghiệp tăng lên từ 25.6% lên 41.52% trong thời
kỳ tương ứng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng các
ngành công nghiệp dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân, giảm bớt tỷ trọng
đóng góp của nông nghiệp.
Bảng1: Cơ cấu GDP theo ngành
1991 1995 2000 2005 2006 2008
Nông – lâm – ngư
nghiệp
40.49 27.18 24.53 20.7 20.4 21.99
CN-xây dựng 23.79 28.76 36.73 40.8 41.52 39.91
DV 35.72 44.06 38.73 38.5 38.08 38.1
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cơ cấu kinh tế đang dịch chuyển theo chiều hướng tích cực, trong khi quy
mô các ngành kinh tế đều được mở rộng thì tỷ trọng giá trị nông – lâm – ngư
nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm từ 40.49% vào năm 1991 xuống còn 20.4%

vào năm 2008. Mặc dù tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế
quốc dân có xu hướng giảm dần, nhưng khu vực kinh tế này vẫn giữ vai trò
chủ đạo trong sự phát triển kinh tế của đất nước và có mức tăng trưởng ổn
định trong nhiều năm liền. Cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp đang chuyển
dịch theo hướng phát huy lợi thế về tài nguyên sinh học đa dạng, chuyển mạnh
sang phát triển các loại cây con có giá trị kinh tế cao và có khả năng cạnh tranh
trên thị trường. Trình độ kỹ thuật của sản xuất được nâng cao rõ rệt, đầu tư cơ
sở hạ tầng ở nông thôn được chú trọng. Đời sống vật chất và tinh thần của dân
cư theo đó được cải thiện nhiều hơn.
Công nghiệp được phát triển với tốc độ cao và ngày càng thể hiện rõ hơn
vai trò nòng cốt cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế. Cơ cấu công
nghiệp được điều chỉnh theo hướng phát triển mạnh các ngành công nghiệp
sản xuất hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu,
phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp nặng. Theo đó, các ngành
công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản được phát triển
mạnh. Công nghiệp nặng được phát triển tập trung hơn vào các ngành điện
lực, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hoá chất, khai thác khoáng sản… Cùng
với quá trình đổi mới công nghệ và mở rộng quy mô của các doanh nghiệp
hiện có, hàng loạt doanh nghiệp mới với trình độ kỹ thuật hiện đại đã làm thay
đổi bộ mặt công nghiệp của đất nước.
Tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ trong GDP cũng có xu hướng tăng
lên và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Hoạt động dịch
vụ với trình độ công nghệ ngày càng hiện đại phục vụ thiết thực yêu cầu của
sản xuất, và đời sống nhân dân. Các loại hình dịch vụ được phát triển đa dạng,
bên cạnh loại hình dịch vụ truyền thống, hàng loạt loại hình dịch vụ mới đã ra
đời phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Cũng nhờ sự phát triển của các ngành công nghiệp mà các ngành thương mại
– dịch vụ, giao thông vận tải cũng có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn, tạo
điều kiện cho các loại hình dịch vụ khác phát triển theo.
- Về đóng góp của các thành phần kinh tế

Từ Đại hội VI (1986), Đảng ta đề ra đường lối đổi mới toàn diện trong đó
có đổi mới kinh tế, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Nhờ đó, tiềm năng
của xã hội được khai thác, phát huy được nội lực của đất nước và huy động
được nguồn lực từ bên ngoài một cách tốt nhất. Từ đó đến nay đất nước đã có
những chuyển biến tích cực và khởi sắc.
Bảng 2: cơ cấu thành phần kinh tế trong GDP của Việt Nam
tỷ trọng trong GDP tốc độ tăng trưởng
Kinh tế
nhà
nước
Kinh tế
ngoài
nhà
nước
Kinh tế
có vốn
FDI
Kinh tế
nhà
nước
Kinh tế
ngoài
nhà
nước
Kinh tế
có vốn
FDI
1991 31.07 68.93 0 6.63 5.29 0
1995 40.18 53.52 6.3 9.42 8.98 14.98
2000 38.52 48.2 13.27 7.72 5.04 11.44

2005 39.0 46.7 15.5 8.56 7.23 10.23
Nguồn: Tổng cục
thống kê
Cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển biến khá rõ nét. Có thể nói tăng
trưởng kinh tế cao trong những năm qua là nhờ sự đóng góp rất lớn của khu
vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, khuyến
khích đầu tư trong nước của khu vực tư nhân, đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ
gia đình, đưa ra những chính sách, văn bản pháp lý hỗ trợ việc đẩy mạnh sản
xuất kinh doanh…khiến cho quy mô sản xuất khu vực kinh tế ngoài nhà nước
ngày càng được mở rộng và đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng.
Việc triển khai thực hiện các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tiếp nhận
được một số kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong một số ngành kinh tế như
thông tin viễn thông, thăm dò dầu khí, sản xuất phụ tùng, lắp ráp xe máy, hoá
chất, trồng trọt theo công nghệ tiên tiến, công nghệ chế biến thực phẩm… tiếp
nhận kinh nghiệm, phương pháp quản lý kinh doanh góp phần quan trọng trong
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tỷ trọng đóng góp của khu
vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP dần tăng lên.
- Về cơ cấu lao động
Kết quả của việc chuyển dịch cơ cấu hoạt động sản xuất nông nghiệp
sang công nghiệp và dịch vụ cũng làm cho cơ cấu lao động dịch chuyển theo.
Lao động trong nông nghiệp giảm từ 73.02% từ những năm 90 xuống còn
71.25% vào năm 95, tiếp tục giảm xuống còn 65.09% vào năm 2000 và chỉ còn
56.8% vào năm 2005, thay vào đó là sự tăng lên của lao động tham gia vào
các ngành công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu lao động nước ta đã có những
bước chuyển biến tích cực.
Bảng 3: Cơ cấu lao động Việt Nam phân theo nhóm ngành kinh tế
1990 1995 2000 2005
NN 73.02 71.25 65.09 56.8
CN 11.24 11.36 13.11 17.9

DV 15.74 17.38 21.8 25.3
Nguồn: Tổng cục thống kê
Có thể thấy cơ cấu lao động chia theo ngành kinh tế đã có những chuyển
biến tích cực, lao động dần chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công
nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu lao động (NN-CN-DV) chia theo ngành kinh tế giữa
các vùng cũng có sự chuyển biến tích cực. Mặc dù vậy trong số các vùng,
Đông Nam bộ vẫn là vùng có cơ cấu lao động tiến bộ nhất (27.8%, 30.9%,
41.3%), lạc hậu nhất là vùng Tây bắc (84.9%, 5.2%%, 9.9%) và Tây Nguyên
(72.9%, 8.1%, 19%)
Chia theo loại hình kinh tế, nhờ những chính sách khuyến khích phát triển
kinh tế nhiều thành phần, phát triển khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài đã tạo nên sự dịch chuyển lao động theo thành phần kinh
tế. Cho đến năm 2005 cả nước có 4413 nghìn người làm việc ở khu vực Nhà
nước, chiếm 10.2%, 38355.7 nghìn người làm việc ở khu vực ngoài Nhà
nước, chiếm 88.2% còn lại là số người làm việc ở khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài. Có thể thấy cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế đã có sự
chuyển dịch từ khu vực kinh tế Nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài nhà nước
và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Về đầu tư
Cho đến năm 2008, vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế ước tính đạt
673.3 nghìn tỷ đồng, bằng 43.1% GDP và tăng 22.2% so với năm 2007. Khu
vực nhà nước có vốn đầu tư là 28.9% và giảm 11.4%, khu vực ngoài nhà nước
là 263 nghìn tỷ đồng chiếm 41.3% và tăng 42.7%, khu vực có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài là 189.9 nghìn tỷ đồng chiếm 29.8%và tăng 46.9% (so với năm
2007). Có thể thấy vốn đầu tư giữ một vai trò quan trọng trong kết quả tăng
trưởng kinh tế của nước ta trong những năm vừa qua.
Bảng 4: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế
tổng số Kinh tế nhà
nước
Kinh tế ngoài

nhà nước
Khu vực có vốn
đầu tư nước
ngoài
Tỷ
đồng
%
Tỷ
đồng
%
Tỷ
đồng
% Tỷ đồng %
1995 72447 100 30447 42 20000 27.6 22000 30.4
2000 151183 100 89417 59.1 34594 22.9 27172 18
2005 343135 100 161635 47.1 130398 38 51102 14.9
2006 404712 100 185102 45.7 154006 38.1 65604 16.2
2007 532093 100 197989 37.2 204705 38.5 129399 24.3
2008 637376 100 184435 28.9 263081 41.3 189960 29.8
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cơ cấu vốn đầu tư đã có sự dịch chuyển đáng kể. Đầu tư cho khu vực
kinh tế nhà nước có xu hướng giảm dần từ 42% năm 1995 xuống còn 28.6%
năm 2008, thay vào đó là đầu tư cho khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng lên
hơn 40% trong năm 2008 và giữ một vị trí quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư.
Nhờ Đảng và nhà nước ta tạo điều kiện thông thoáng, khuyến khích đầu
tư nước ngoài vào những lĩnh vực ưu tiên, sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật
hiện đại nhằm phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; ưu
tiên đầu tư vào địa bàn miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế -
xã hội khó khăn, kinh tế tăng trưởng khá ; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài tiếp tục tăng và đạt kết quả cao. Nếu tính nguồn vốn đăng ký thì năm

2008 đã thu hút được nguồn vốn lên tới 64 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2007.
Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt 11.5 tỷ USD, tăng 43.2% so với năm
2007. Mặc dù khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang đóng góp ngày càng
tăng vào tăng trưởng và kết quả đầu tư đã tạo ra giá trị gia tăng cao hơn,
nhưng đầu tư của khu vực này vẫn tập trung trong một số ngành dựa vào
khai thác tài nguyên như dầu khí và một số ngành tập trung vốn, được bảo
hộ cao như lắp ráp ô tô, xe máy, sản xuất thép, xi măng.
- Về xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển,
mở rộng mối quan hệ hợp tác quốc tế, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thời kỳ 1991-1995 là 39.88 USD Nhưng
hai năm 1996-1997 đã là 38.55 tỷ USD. Và cho đến năm 2008 đã nhanh chóng
tăng lên 136.6 tỷ USD, gấp 3.5 lần so với thời kỳ năm 1996-1997.
Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 2000 kim ngạch ngoại thương chỉ đạt 30 tỉ USD trong đó xuất khẩu
đạt 14.4 tỉ USD, kim ngạch nhập khẩu là 15.6 tỷ USD thì đến năm 2006 chỉ tiêu
này đã tăng lên đến 80 tỉ USD trong đó xuất khẩu đạt 39.6 tỉ USD, năm 2007 là
106.7 tỷ USD trong đó xuất khẩu đạt 45.4 tỷ USD, năm 2008 là 136.6 tỷ, xuất
khẩu đạt 58.2 tỷ, nhập khẩu là 78.4 tỷ.
Do tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăng kim ngạch
nhập khẩu nên tỷ lệ nhập siêu giảm xuống. Mặt hàng xuất khẩu đa dạng và
chất lượng hàng xuất khẩu được chú ý nâng cao theo yêu cầu của từng thị
trường xuất khẩu. Chất lượng hàng xuất khẩu đã nâng lên đáng kể, bước đầu
tạo ra sức cạnh tranh sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế
giới đồng thời gây tác động tích cực tới chất lượng sản phẩm sản xuất trong
nước. Ngoài các mặt hàng như gạo, cà phê, thuỷ sản vốn là những mặt hàng
xuất khẩu chủ đạo, Việt Nam đã xuất khẩu các mặt hàng về may mặc, giày
dép, một số mặt hàng điện tử, đồ gia dụng…Và ngày càng cố gắng hơn để đáp

ứng được nhu cầu của các nước trên thế giới.
Xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực
ngoài nhà nước đã có mức tăng trưởng nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Mở rộng quan hệ quốc tế giúp Việt Nam thu hút được khoản vốn đầu tư
nước ngoài lớn lên tới 16 tỉ USD chiếm 20% GDP (năm 2007), tạo nguồn lực
cho tăng trưởng kinh tế, phát triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho người
dân. Từ đó góp phần cải thiện thu nhập của người dân.
2.1.2. Những mặt hạn chế của tăng trưởng kinh tế
Mặc dù tăng trưởng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi
nhận nhưng trong đó không phải là không có những thiếu sót đáng lưu tâm.
- Chất lượng tăng trưởng còn thấp.
Nước ta trong thời gian qua mặc dù đã có nhiều biến chuyển tích cực
xong nó vẫn là quá chậm để có thể rút ngắn khoảng cách phát triển với các
nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt trong năm 2008 nền kinh tế nước
ta đã phải chống đỡ với một cơn khủng hoảng kinh tế mới, lạm phát tăng cao,
nền kinh tế có dấu hiệu giảm sút trong năm 2009, điều này chứng tỏ kinh tế
Việt Nam vẫn còn nhiều yếu điểm, dễ rơi vào khủng hoảng, suy thoái.
Kinh tế tăng trưởng chủ yếu là theo chiều rộng, chủ yếu nhờ vào sự đóng
góp của nguồn nhân lực rồi dào và từ nguồn vốn, yếu tố công nghệ còn chiếm
một tỷ trọng thấp trong tăng trưởng kinh tế.
Bảng 5: Đóng góp của các yếu tố đầu vào trong tăng trưởng GDP theo
tỷ lệ %
thời kỳ 1993-1997 1998-2002 2003-2006
Vốn 69.3 57.4 52.73
Lao động 15.9 20.0 19.07
TFP 14.8 22.6 28.2
Nguồn: Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương và Thời báo kinh tế Việt
Nam
Mặc dù chất lượng tăng trưởng đã được cải thiện, mức độ đóng góp của

yếu tố tổng hợp TFP trong GDP đã tăng lên từ 14.8% (thời kỳ 1993-1997) lên
28.2% (thời kỳ 2003-2006), tuy nhiên tăng trưởng do yếu tố vốn và lao động
vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm tới gần 3/4 tỷ trọng đóng góp vào tăng
trưởng GDP. So sánh với các nước trong khu vực thì tỷ lệ đóng góp của TFP
vào tăng trưởng hàng năm của Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều, như Thái Lan
tỷ lệ này là 35%, của Philippin là 41%, của Indonesia là 43%.
Thu nhập bình quân đầu người của nước ta đã được cải thiện nhiều
nhưng nó vẫn ở mức thấp, thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới. Mức
lương tối thiểu năm 2008 mới chỉ ở mức 540.000 đồng/tháng. Bên cạnh đó nền
kinh tế liên tục gặp những khó khăn và thách thức lớn do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế thế giới và do tự chính bản thân nền kinh tế trong năm
2008 và 2009 đã khiến cho đời sống nhân dân trở nên bấp bênh, đặc biệt là
đối với tầng lớp dân nghèo.
- Chất lượng đầu tư còn thấp.
Hệ số ICOR của năm 2007 vẫn còn cao, lên tới 4.9. Điều này chứng tỏ
chất lượng đầu tư, sử dụng vốn còn thấp, chưa hiệu quả, vẫn gây lãng phí
nguồn lực. Tiền tiết kiệm trong dân chưa được huy động hết mức, vẫn còn xảy
ra tình trạng người muốn đầu tư sản xuất kinh doanh thì thiếu vốn còn người
có vốn thì lại để trong tình trạng đóng băng.
- Tăng trưởng cao nhưng sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.
Khả năng cạnh tranh của hầu hết các sản phẩm hàng hóa Việt Nam trên
thị trường thế giới còn yếu. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế,
đặt Việt Nam trước nhiều thách thức. Trong khi năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong nước vẫn còn thấp, chất lượng hàng hoá còn kém thì lại
phải liên tục đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ phía thị trường thế giới và phải
cạnh tranh với sản phẩm hàng hoá của nước ngoài với chất lượng tốt đang
xâm nhập vào thị trường nội địa.
2.2. Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam
- Về hệ số Gini.
Mặc dù kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, thu nhập bình quân

đầu người đã được cải thiện nhưng cùng với tốc độ tăng trưởng cao là sự gia
tăng bất bình đẳng. Đầu tiên ta sẽ đi xem xét sự thay đổi hệ số Gini của Việt
Nam trong những năm gần đây.
Bảng 6: Hệ số Gini của Việt Nam
Năm 1993 1998 2002 2004 2006
Gini theo thu nhập 0.35 0.39 0.42 0.41 0.43
Gini theo chi tiêu 0.34 0.35 0.37 0.37 0.36
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam
Có thể thấy tăng trưởng kinh tế cao nhưng đi cùng với nó là sự gia tăng
về hệ số Gini. Hệ số Gini tính theo thu nhập và theo chi tiêu của cả nước luôn
ở mức cao, biểu hiện tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở nước ta là khá lớn.
- Chênh lệch thu nhập các nhóm giàu nghèo
Biểu đồ 3: Mức độ gia tăng hệ số chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu
nhất và nhóm nghèo nhất ở Việt Nam.
Nguồn: Tổng cục thống kê

×