Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Hoạt động kinh doanh vàng tại ngân hàng TMCP á châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.57 KB, 93 trang )

-1-

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA ðÀO TẠO SAU ðẠI HỌC

HUỲNH PHI YẾN
HOẠT ðỘNG KINH DOANH VÀNG TẠI NGÂN
HÀNG Á CHÂU

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG

TP. Hồ Chí Minh - 2009


-2-

LỜI CAM ðOAN

Tôi là Huỳnh Phi Yến, xin cam ñoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là do chính tôi
nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu ñược sử dụng trong luận văn là trung
thực và chính xác.


-3-

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô giảng viên Trường ðại Học kinh tế Thành
Phố Hồ Chí Minh ñã truyền ñạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá


trình học ðại học cũng như Cao học tại trường.
ðồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn ñến thầy Thông – Giáo viên hướng dẫn và gia
ñình, bạn bè ñã hỗ trợ tôi trong khi thực hiện luận văn.


-4-

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ACB:

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

A/O:

Nhân viên phân tích tín dụng tại ACB

BCS&QLTD:

Ban chính sách và quản lý tín dụng ACB

BKSRRTT:

Ban kiểm soát rủi ro thị trường ACB

BQT:

Bình quân tháng

Chi nhánh, kênh phân phối:


Trong luận văn ñược hiểu là bao gồm sở giao
dịch, các chi nhánh và phòng giao dịch của ACB.

HðTD:

Hội ñồng tín dụng ACB

KNQ:

Khối ngân quỹ ACB

Loan CSR:

Nhân viên dịch vụ khách hàng phụ trách tín dụng
tại ACB

NHNN:

Ngân hàng nhà nước Việt Nam

NVGD:

Nhân viên giao dịch phụ trách kinh doanh vàng
tại ACB

Oz:

ounce - ñơn vị vàng quốc tế

P.KDV:


Phòng kinh doanh vàng ACB

SGDV:

Sàn giao dịch vàng ACB

TCBS:

The Complete Banking Solution – Tên phần
mềm quản lý giao dịch và dữ liệu toàn hệ thống
ACB

TGð:

Tổng giám ñốc ACB

TTGDV:

Trung tâm giao dịch vàng ACB

WCG:

Hội ñồng vàng thế giới


-5-

DANH SÁCH BẢNG – BIỂU ðỒ – HÌNH
Bảng 1.1: Các ñợt cắt giảm lãi suất của FED

Bảng 2.1: Quá trình tăng vốn ñiều lệ tại ACB từ năm 1993 ñến 2009
Bảng 2.2: So sánh thông số giao dịch giữa một số sàn vàng
Bảng 2.3: Doanh số kinh doanh vàng giao ngay trong nước tại ACB từ 2007- 2009
Bảng 2.4: Doanh số kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài tại ACB từ 2007-

2009
Bảng 2.5: Khối lượng và giá trị xuất nhập khẩu vàng tại ACB từ 2007- 2009
Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh option vàng tại ACB từ 2007- 2009
Bảng 2.7: Khối lượng và giá trị giao dịch trên sàn vàng ACB từ 2007-2009

Bảng 2.8: Phí dịch vụ ACB thu ñược từ 2007-2009
Biểu ñồ 1.1: So sánh giá vàng trong nước và quốc tế 18.03.2008 – 20.02.2009
Biểu ñồ 1.2: Biến ñộng giá vàng thế giới từ năm 1975 ñến nay
Biểu ñồ 1.3: Biến ñộng giá vàng thế giới trong năm 2007
Biểu ñồ 1.4: Biến ñộng giá vàng thế giới trong năm 2008
Biểu ñồ 1.5: Biến ñộng giá vàng thế giới những tháng ñầu năm 2009
Biểu ñồ 2.1: Tổng tài sản của ACB giai ñoại 2003 - 2008
Biểu ñồ 2.2: Dư nợ cho vay của ACB giai ñoại 2003 – 2008
Biểu ñồ 2.3: Vốn huy ñộng của ACB giai ñoại 2003 – 2008
Biểu ñồ 2.4: Lợi nhuận trước thuế của ACB giai ñoại 2003 – 2008
Hình 2.1: Sơ ñồ tổ chức Phòng kinh doanh vàng và Trung tâm giao dịch vàng tại
ACB
Hình 2.2: Mô hình hoạt ñộng tại trung tâm giao dịch vàng ACB


-6-

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ðẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ HOẠT ðỘNG KINH

DOANH VÀNG ........................................................................................................1
1.1. Vai trò và quá trình phát triển giá trị của vàng ............................................1
1.1.1. Vai trò của vàng trong ñời sống kinh tế xã hội ......................................1
1.1.1.1. ðối với nền kinh tế......................................................................1
1.1.1.2. ðối với ñời sống xã hội...............................................................1
1.1.1.3. ðối với chính phủ
..............................................1
1.1.2. Quá trình phát triển giá trị của vàng .......................................................2
1.1.2.1. Về giá trị sử dụng, với tính chất là kim loại quý vàng ñã ñược sử
dụng qua các thời ñại ......................................................................2
1.1.2.2. Về giá trị, với tính chất là tiền tệ vàng ñã sớm trở thành một loại
tiền ñược lưu hành ñầu tiên trong lịch sử phát triển loài người......2
1.1.3. Cách thức quy ñổi giá vàng thế giới sang giá vàng Việt Nam ...............4
1.2. Thị trường vàng thế giới...............................................................................5
1.2.1. Tình hình sản xuất khai thác và tiêu thụ vàng trên thế giới .......................... 5
1.2.2. Các nhân tố tác ñộng ñến giá vàng thế giới............................................6
1.2.2.1. Cung – Cầu .................................................................................6
1.2.2.2. Do ảnh hưởng giá dầu .................................................................7
1.2.2.3. Tình hình kinh tế các cường quốc nhất là Mỹ và Châu Âu ........8
1.2.2.4. Lạm phát .....................................................................................9
1.2.2.5. Các tác ñộng phụ khác ...............................................................9
1.2.3. Một số sàn giao dịch vàng lớn trên thế giới ........................................10
1.2.3.1. Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (The Tokyo Commodity
Exchange) .....................................................................................10
1.2.3.2. Sàn giao dịch hàng hóa Newyork (NewYork Mercantile
Exchange – NYMEX)...................................................................11
1.2.3.3. Sàn giao dich hàng hóa Chicago (The Chicago Board of Trade –
CBOT) ..........................................................................................11
1.3. Khái quát thị trường vàng Việt Nam..........................................................11
1.3.1. Tình hình sản xuất và khai thác vàng ở Việt Nam ...............................11

1.3.2. Tình hình tiêu thụ và sử dụng vàng ở Việt Nam......................................... 12
1.3.3. Mối quan hệ giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới...............14
1.4. Tình hình biến ñộng giá vàng trong thời gian vừa qua .............................15
1.4.1. Giai ñoạn trước năm 2006 ....................................................................16
1.4.2. Giai ñoạn 2007 – 2008..........................................................................16
1.4.3. ðầu năm 2009.......................................................................................18
1.5. Các nghiệp kinh doanh vàng của ngân hàng thương mại ..........................19
1.5.1. Nghiệp vụ mua bán vàng giao ngay (Spot) ..........................................19
1.5.2. Mua bán kỳ hạn (Forward) ...................................................................19


-7-

1.5.3. Nghiệp vụ quyền chọn (Option) ...........................................................20
1.6. Các rủi ro thường gặp trong hoạt ñộng kinh doanh vàng...........................21
1.6.1. Rủi ro thị trường ...................................................................................21
1.6.2. Rủi ro tỷ giá USD/VND .......................................................................22
1.6.3. Rủi ro lãi suất........................................................................................22
1.6.4. Rủi ro thanh khoản ...............................................................................22
1.6.5. Rủi ro ñối tác ........................................................................................22
1.6.6. Rủi ro biên giới .....................................................................................23
1.6.7. Các rủi ro khác......................................................................................23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ðỘNG KINH DOANH VÀNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU.........................................25
2.1. Giới thiệu Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu .................................25
2.1.1. Thông tin tổng quan..............................................................................25
2.1.1.1. Thành lập và phát triển mạng lưới ............................................25
2.1.1.2. Ngành nghề kinh doanh ............................................................25
2.1.2. Tình hình hoạt ñộng kinh doanh của ACB từ năm 2003 ñến năm

2008 .....................................................................................................26
2.1.2.1. Quá trình tăng vốn ñiều lệ.........................................................26
2.1.2.2. Kết quả hoạt ñộng kinh doanh ..................................................26
2.2. Hoạt ñộng kinh doanh vàng tại Ngân hàng Á Châu ..................................29
2.2.1. Giới thiệu Phòng kinh doanh vàng và Trung tâm giao dịch vàng tại
Ngân hàng Á Châu..................................................................................29
2.2.1.1. Phòng kinh doanh vàng.............................................................29
2.2.1.2. Trung tâm giao dịch vàng .........................................................29
2.2.2. Hoạt ñộng kinh doanh vàng tại Ngân hàng Á Châu............................31
2.2.2.1. Kinh doanh vàng giao ngay và kinh doanh vàng kỳ hạn ..........32
2.2.2.2. Kinh doanh quyền chọn ............................................................38
2.2.2.3. Kinh doanh vàng trên sàn .........................................................44
2.3. Quản trị rủi ro hoạt ñộng kinh doanh vàng tại Ngân hàng Á Châu ...........50
2.3.1. Quản trị rủi ro thị trường ......................................................................52
2.3.2. Quản trị rủi ro tỷ giá USD/VND ..........................................................53
2.3.3. Quản trị rủi ro thanh khoản ..................................................................53
2.3.4. Quản trị rủi ro ñối tác ...........................................................................54
2.3.5. Quản trị rủi ro biên giới ........................................................................56
2.3.6. Quản trị rủi ro công nghệ và rủi ro vận hành .......................................56
2.3.7. Các kiểm soát khác ...............................................................................56
2.4. Cạnh tranh giữa các sàn vàng hiện nay ......................................................57
2.5. Một vài số liệu về kết quả hoạt ñộng kinh doanh vàng tại ACB trong những
năm gần ñây ...............................................................................................59
2.5.1. Kinh doanh vàng giao ngay trong nước ...........................................59
2.5.2. Kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài......................................60


-8-

2.5.3. Hoạt ñộng xuất nhập khẩu vàng ........................................................61

2.5.4. Kinh doanh quyền chọn.....................................................................61
2.5.5. Kinh doanh vàng trên sàn giao dịch ..................................................63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................64
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁT GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN HOẠT
ðỘNG KINH DOANH VÀNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI CỔ PHẦN Á
CHÂU ...................................................................................................................65
3.1. ðịnh hướng phát triển kinh doanh .............................................................65
3.1.1. Chuyển từ kinh doanh vàng không theo tiêu chuẩn quốc tế sang kinh
doanh vàng theo tiêu chuẩn quốc tế........................................................65
3.1.2. Phát triển kinh doanh vàng trạng thái...............................................66
3.1.2.1. Kinh doanh vàng trên tài khoản ................................................67
3.1.2.2. Bán vàng từ nguồn tiết kiệm của khách hàng ...........................67
3.1.2.3. Mua vàng trong nước và quốc tế ñể cho vay hoặc ñầu tư ........68
3.1.3. Các phương pháp kinh doanh phối hợp không tồn tại trạng thái ......68
3.1.3.1. Thực hiện kinh doanh vàng chuyển khoản quốc tế ..................68
3.1.3.2. Vay vàng ñể bán kết hợp option giá lên ...................................68
3.1.3.3. Mua vàng spot kết hợp option giá xuống..................................68
3.1.3.4. Nghiệp vụ spotion .....................................................................69
3.1.3.5. Kinh doanh hộ vàng quốc tế cho khách hàng ...........................71
3.1.4. Phát triển các công cụ kinh doanh phòng ngừa rủi ro ......................71
3.1.5. Phát hành chứng chỉ vàng..................................................................72
3.2. Các ñề xuất và giải pháp phát triển ............................................................73
3.2.1. Về vấn ñề nhập khẩu vàng................................................................73
3.2.2. Lưu hành và sản xuất vàng miếng theo tiêu chuẩn quốc tế..............74
3.2.3. Về quản lý hoạt ñộng kinh doanh vàng ............................................75
3.2.4. Hình thành trung tâm lưu ký và giao dịch vàng ñể thực hiện kinh
doanh vàng trên tài khoản .......................................................................76
3.2.5. Kinh doanh vàng liên hàng................................................................77
3.2.6. Dự trữ vàng của ngân hàng nhà nước nhằm bình ổn giá vàng và ña
dạng hóa dự trữ ngoại tệ .........................................................................77

3.2.7. Kinh doanh vàng với ngân hàng nhà nước ........................................78
3.2.8. Cho phép thực hiện mua bán khống vàng ........................................78
3.2.9. Nâng cao nhận thức của khách hàng về kinh doanh vàng................78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................79
KẾT LUẬN


-9-

PHẦN MỞ ðẦU

1. Lý do chọn ñề tài
Trong suốt chiều dài lịch sử, vàng luôn chứng tỏ mình là một kim loại có giá
trị kinh tế cao, làm bản vị cho các giá trị vật chất khác trong cuộc sống. ðối với
người Việt Nam vàng ñóng một vai trò hết sức quan trọng, ngoài các công dụng vật
chất của nó, vàng còn ñược coi là môt công cụ ñầu tư truyền thống và ñược dùng
làm chuẩn ño giá trị của những tài sản lớn khác. Những giai ñoạn tình hình kinh tế
chính trị bất ổn, vàng là loại tài sản tích trữ duy nhất bởi giá trị của các ñồng tiền có
thể thay ñổi theo diễn biến chính trị nhưng vàng luôn giữ ñược giá trị của mình dưới
bất kì hoàn cảnh nào. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, các ngân hàng trung ương
ñang ñưa vàng vào danh mục dự trữ của mình thay cho việc dự trữ ñô la Mỹ truyền
thống trước ñây. Và hơn hết, mọi người ai cũng biết rằng việc khai thác vàng ngày
càng hạn chế bởi số lượng vàng trong các mỏ vàng ngày càng giảm ñã làm cho giá
vàng biến ñộng mạnh nhưng luôn ñi theo chiều hướng tăng dài hạn.
Gia nhập WTO từ tháng 11/2006, kể từ thời ñiểm ñó ñến hết năm 2007, kinh
tế Việt Nam cũng ñã phát triển với nhiều thành tích vượt trội. Tuy nhiên, từ mốc
1.170,67 ñiểm vào tháng 03/2007, chỉ số VN Idex ñã rơi xuống 927,02 ñiểm vào
cuối năm 2007 và từ ñó thị trường chứng khoán chứng kiến những ngày tuột dốc
không phanh liên tục thủng ñáy trong năm 2008 và ñầu năm 2009, chỉ số VN Index
có lúc chỉ ñạt 235,18 ñiểm vào ngày 26/02/2009. Thời gian gần ñây thị trường

chứng khoán có dấu hiệu phục hồi nhưng với tốc ñộ tăng chậm chỉ số VN Idex chỉ
xoay quanh mức 500 ñiểm ñã làm nản long các nhà ñầu tư. Bên cạnh ñó, từ năm
2005 ñến nay thị trường nhà ñất ở Việt Nam vẫn trong tình trạng ñóng băng, các
giao dịch nhà ñất không còn hấp dẫn các nhà ñầu tư. Cùng với sự suy giảm của nền
kinh tế thế giới, từ ñầu năm 2008 nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi xu
thế khó khăn này. Trước tình hình ñó, các nhà ñầu tư phải tìm kênh ñầu tư khác có
khả năng sinh lợi hơn, và vàng chính là sự lựa chọn hấp dẫn nhất.
Từ tháng 05/2007, Sàn giao dịch vàng Sài Gòn của Ngân hàng Á Châu,


- 10 -

cũng là sàn giao dịch vàng ñầu tiên của Việt Nam, ñi vào hoạt ñộng, tiếp sau ñó
nhiều sàn giao dịch vàng khác lần lượt ra ñời, mở thêm một hình thức kinh doanh
mới cho các nhà ñầu tư. Việc ra ñời của các sàn giao dịch vàng ñã giải quyết ñược
việc nhập khẩu một khối lượng vàng khổng lồ từ trước ñến nay, huy ñộng ñược
lượng vàng trong dân cư, ñồng thời cũng khuyến khích nhà ñầu tư là quen với việc
kinh doanh vàng quốc tế có thể trong thời gian tới sẽ rất phát triển.
Năm 2008, khủng hoảng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại, cuộc
ñua tăng lãi suất huy ñộng ñể thu hút tiền gửi diễn ra hết sức nóng bỏng và gay gắt
trong khi lãi suất cho vay bị khống chế bởi lãi suất trần của NHNN, chênh lệnh giữa
lãi suất ñầu vào và ñầu ra quá nhỏ nên hầu như mảng hoạt ñộng truyền thống là huy
ñộng và cho vay không còn mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng. ðể ñạt ñược các
chỉ tiêu kinh doanh nhất là chỉ tiêu về lợi nhuận, ngoài các biện pháp cắt giảm chi
phí, các ngân hàng thương mại phải tăng cường khai thác các hoạt ñộng khác trong
ñó có kinh doanh vàng. Tại Ngân hàng TMCP Á Châu, trong thời gian qua hoạt
ñộng kinh doanh vàng diễn ra rất tốt và mang lại lợi nhuận ñáng kể cho bản thân
ngân hàng Á Châu cũng như tạo cơ hội kinh doanh kiếm lợi các nhà ñầu tư. Lựa
chọn ñề tài tìm hiểu “Hoạt ñộng kinh doanh vàng tại ngân hàng TMCP Á châu” ñể
tìm hiểu hoạt ñộng kinh doanh vàng tại ngân hàng Á Châu cũng như các yếu tố tác

ñộng ñến nó, trên cơ sở ñó, ñề xuất các xu hướng mới trong kinh doanh vàng cùng
các giải pháp ñể phát triển hoạt ñộng này cho Ngân hàng Á Châu cũng như các
ngân hàng thương mại Việt Nam.
2. Mục ñích nghiên cứu
Nhằm hiểu rõ hơn hoạt ñộng kinh doanh vàng diễn ra thực tế tại Ngân hàng
TMCP Á Châu, bao gồm quy trình hoạt ñộng, phương thức vận hành nghiệp vụ,
quy ñịnh về từng loại sản phẩm, và các biện pháp kiểm soát rủi ro kinh doanh vàng.
Bên cạnh ñó, luận văn cũng tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng ñến giá vàng, sử dụng
các thông tin về diễn biến giá vàng trong thời gian qua ñể góp phần giúp các nhà
ñầu tư hạn chế ñược rủi ro trong kinh doanh vàng, ñề xuất một số nghiệp vụ kinh
doanh mới tìm ra những giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ kinh doanh vàng hiện


- 11 -

nay tại Ngân hàng TMCP Á Châu và tại các ngân hàng thương mại.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu chính của luận văn này là các sản phẩm kinh doanh
vàng thực hiện trong phạm vi Ngân hàng TMCP Á Châu, kể cả các sản phẩm phái
sinh vàng và sàn giao dịch vàng. Luận văn có nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
ñến giá vàng thế giới và Việt Nam và tìm hiểu biến ñộng giá vàng trên thế giới qua
các mốc thời gian.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng chủ yếu các hương pháp như: Phương pháp lịch sử,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích. Ngoài ra,
luận văn còn sử dụng các tài liệu truy cập thông tin từ mạng internet, tham khảo từ
báo chí, các báo cáo của các tổ chức tài chính, Ngân hàng nhà nước, các quy ñịnh
liên quan ñến hoạt ñộng kinh doanh vàng ñể thu thập thông tin và số liệu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Với việc nghiên cứu một các toàn diện và chi tiết tình hình kinh doanh vàng

thực tế tại một ngân hàng thương mại cùng với việc phân tích các yếu tố khác có
lien quan giúp giúp các ngân hàng hoàn thiện hơn nữa quy trình hoạt ñộng kinh
doanh vàng của mình ñể kiểm soát ñược rủi ro tốt nhất và mang lại hiệu quả kinh
doanh cao nhất bên cạnh ñó và giúp các nhà ñầu tư ñánh giá, dự ñoán ñược xu
hướng và rủi ro trong kinh doanh doanh vàng.
6. Kết cấu luận văn
Phần mở ñầu
Chương 1: Tổng quan về thị trường vàng và hoạt ñộng kinh doanh vàng
Chương 2: Thực trạng hoạt ñộng kinh doanh vàng tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Á Châu
Chương 3: Một số giải pháp góp phần phát triển hoạt ñộng kinh doanh vàng tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục


- 12 -

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀNG
VÀ HOẠT ðỘNG KINH DOANH VÀNG
4.1. Vai trò và quá trình phát triển giá trị của vàng:
4.1.1. Vai trò của vàng trong ñời sống kinh tế xã hội
4.1.1.1. ðối với nền kinh tế
Dự trữ vàng trên toàn thế giới trong những năm gần ñây lên ñến khoảng 160
nghìn tấn. Trong khối lượng tiêu thụ vàng hiện nay trên thế giới, người ta ước lượng
có khoảng 85% ñược dùng vào việc chế tác nữ trang và một số nhu cầu thương mại
khác, như các phụ tùng trong các máy móc ñiện tử, hoặc trong ngành nha khoa làm
bọc vàng cho răng. Phần nhỏ còn lại 15% ñược mua ñi bán lại hoặc ñầu cơ tích trữ,
bao gồm các quỹ ñầu tư chuyên nghiệp. ðiều này cho thấy vàng ñang ñược thừa
nhận rộng rãi trong nền kinh tế thế giới, ngoài chức năng ổn ñịnh và chống khủng
hoảng trên thị trường tài chính, nó còn dùng làm tài sản dự trữ hoặc ñầu tư.

4.1.1.2. ðối với ñời sống xã hội
Vàng có thể ñược làm thành sợi và dùng trong ngành thêu, thực hiện các chức
năng quan trọng trong máy tính, thiết bị thông tin liên lạc, ñầu máy bay phản lực,
tàu không gian và nhiều sản phẩm khác. Ngoài ra, vàng ñược dùng trong nha khoa
phục hồi, ñặc biệt trong phục hồi răng như thân răng và cầu răng giả. Vàng keo (hạt
nano vàng) là dung dịch ñậm màu hiện ñang ñược nghiên cứu trong nhiều phòng thí
nghiệm y học, sinh học, v.v. và làm nước sơn vàng lên ceramic trước khi nung.
Chlorauric acid ñược dùng trong chụp ảnh ñể xử lý ảnh bạ,. disodium
aurothiomalate dùng ñể ñiều trị viêm khớp dạng thấp, ñồng vị vàng Au-198 ñược
dùng ñiều trị ung thư và một số bệnh khác. Vàng còn ñược dùng ñể tạo lớp áo phủ,
giúp cho các vật chất sinh học có thể xem ñược dưới kính hiển vi ñiện tử quét.
4.1.1.3. ðối với chính phủ
Hiện nay các ngân hàng Trung ương các nước dự trữ khoảng 30.000 tấn vàng


- 13 -

và không ngừng ý ñịnh tăng lên về khối lượng. Tính ñến nay, Mỹ là nước có số
lượng vàng dự trữ cao nhất thế giới khoảng hơn 8.133 tấn chiếm tới 76,5% lượng
dự trữ ngoại hối. Một số nước khác có trữ lượng vàng lớn phải kể ñến như ðức
ñứng thứ hai với 3413 tấn, tổ chức IMF ñạt trữ lượng hơn 3.217 tấn, Pháp có trữ
lượng 2540 tấn chiếm hơn 58% giá trị tài sản ngoại hối, Italia có tới 2452 tấn chiếm
61,9% trị giá dự trữ ngoại hối, Thụy Sỹ có 1060 tấn vàng tương ñương 23,8% dự
trữ ngoại hối. Trung Quốc có khoảng dự trữ 600 tấn vàng vào năm 2003 nhưng ñến
nay ñã nâng lên mức 1054 tấn. ðể ñối phó với tình trạng mất ổn ñịnh trong giá trị
các ñồng tiền và suy thoái kinh tế, các Ngân hàng Trung ương trên khắp thế giới
ñều muốn dự trữ vàng ñể tránh nguy cơ giảm giá trị do lạm phát và phá giá tiền tệ.
4.1.2. Quá trình phát triển giá trị của vàng
4.1.2.1. Về giá trị sử dụng, với tính chất là kim loại quý vàng ñã ñược
sử dụng qua các thời ñại.

Từ thời xa xưa, ñể phục vụ nhu cầu làm ñẹp, các bầy người sống trên trái ñất
chỉ biết dùng vỏ ốc, vỏ sò, chế tác ñá làm ñồ trang sức ñể ñeo. Nhưng sau ñó, vàng
với tính chất vật lý vốn có của nó ñã trở thành một chất liệu dùng làm trang sức bền
ñẹp hơn hẳn các chất liệu khác. Ngoài ra, vàng còn ñược dùng trong công nghiệp
nha khoa, sản xuất máy móc thiết bị... Như vậy, trước khi trở thành tiền tệ vàng
cũng chỉ là một hàng hóa thông thường. Vai trò của vàng chỉ thực sự tối quan trọng
trong ñời sống con người kể từ khi nó mang hình thái tiền tệ. Vì lúc ñó, nó có thể
trực tiếp ñược chuyển hóa thành bất kỳ hàng hóa nào.
4.1.2.2. Về giá trị, với tính chất là tiền tệ vàng ñã sớm trở thành một
loại tiền ñược lưu hành ñầu tiên trong lịch sử phát triển loài
người
Trong lịch sử tiền tệ thế giới, vàng ñược coi như là một ñồng tiền ñặc biệt.
Vàng giữ vai trò như một vật ngang giá chung ổn ñịnh bền vững, lâu ñời nhất, hội
tụ ñầy ñủ năm chức năng của ñồng tiền: thước ño giá trị, phương tiện lưu thông,


- 14 -

phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ và ñồng tiền quốc tế.
Thời kỳ trao ñổi hiện vật: Vàng tham gia vào các cuộc trao ñổi hiện vật chỉ
thuần túy với tư cách làm một hàng hóa có giá trị sử dụng nhất ñịnh, có khả năng
thỏa mãn những nhu cầu cụ thể trong sinh hoạt của con người như bao nhiêu loại
vật phẩm khác. Vì vậy, vàng cũng là sản phẩm của lao ñộng, dù nhiều dù ít nó cũng
có giá trị vì lao ñộng trừu tượng của con người ñã ñược vật chất hóa trong nó.
Thời kỳ vàng có hình thái tiền tệ: Thời kỳ này vào khoảng 3.500 năm trước
công nguyên, vàng ñược sử dụng như một loại hàng hóa ñặc biệt ñược chọn làm vật
trung gian trao ñổi ngang giá phổ biến, một phương tiện bình giá, giao hoán và bảo
tồn giá trị.
Thời kỳ vàng là một loại tiền tệ chính thống: gắn liền với việc phát hành
tiền vàng, và chỉ có nhà nước mới có quyền phát hành tiền vàng. Trong thời kỳ này

vàng thể hiện ñầy ñủ nhất các chức năng tiền tệ của mình.
Thời kỳ kim bản vị - vàng ñóng vai trò ñảm bảo giá trị cho các tiền tệ
khác ngoài tiền kim loại (tiền vàng, tiền bạc): Với vai trò này, vàng phải ñảm bảo
các ñiều kiện sau:


ðiều kiện tiên quyết – khả hoán: số tiền giấy phát hành bất kỳ lúc nào cũng
có thể ñổi lấy tiền thực (tiền vàng) tại ngân hàng phát hành



ðiều kiện dự trữ pháp ñịnh: ñể bảo ñảm cho ñiều kiện khả hoán, ngân hàng
phát hành phải luôn luôn tồn trữ một số vàng tương ứng với số tiền giấy ñã
phát hành.



Những người lãnh ñạo ngân hàng ñược sự bổ nhiệm với sự phê chuẩn của
nhà nước.



Ngân hàng phát hành phải trả một số thuế trên giá trị số tiền giấy phát hành
thặng dư so với số vàng bảo ñảm.



Mỗi khi nhà nước cần tiền, ngân hàng phải phát hành cho vay không lấy lãi
Một số nét khái quát về thời kỳ này
Vào khoảng một thế kỷ trước, vàng là ñơn vị căn bản cho tiền tệ. Lúc bấy giờ,


ñế quốc Anh thống trị thị trường vàng thế giới, và ñồng bảng Anh (pound) ñược ñổi


- 15 -

một cách dễ dàng sang vàng. Ngoài ñồng bảng Anh, nhiều ñồng tiền của các quốc
gia khác, như ñồng dollar của Mỹ cũng ñược ñổi dễ dàng sang vàng. Theo chế ñộ
tiền tệ Bretton Woods, ra ñời vào năm 1944, chế ñộ bản vị vàng hối ñoái ñược thiết
lập, theo ñó 1oz = 35USD (1oz = 28,349 gr) hay người ta có thể quy ñổi ngược lại
1USD = 0,88867088gr vàng tạo ñiều kiện cho ñồng USD lên ngôi, trở thành ñồng
tiền quốc tế trong giai ñoạn những năm 1950. Sang giai ñoạn những năm 1960, lòng
tin vào ñô la Mỹ ñã bắt ñầu lung lay khi cán cân thanh toán của Mỹ năm 1960-1970
thường xuyên thâm hụt, trung bình 3,5 tỷ USD, năm 1970 dự trữ vàng của Mỹ giảm
xuống còn 11 tỷ USD. Giá vàng trên thị trường tự do chịu áp lực tăng giá, làn sóng
ñầu cơ ñối với vàng không ngừng gia tăng và mang màu sắc chính trị. Mặt khác, sự
hoài nghi về ñộ tin cậy ñồng USD Mỹ càng tăng cao khi xuất hiện một số ñồng tiền
mạnh như Mác ðức, Gulden Hà Lan và Yên Nhật. Trước tình hình ñó, Các quốc gia
cam kết không chuyển dự trữ ñô la Mỹ ra vàng ñồng thời cùng tham gia can thiệp
trên thị trường vàng ñể giữ giá vàng ở mức ổn ñịnh là 35USD/oz. Sự cam kết này
ñược thực hiện bắt ñầu năm 1962 và buộc phải kết thúc vào năm 1968 vì không ñạt
kết quả gì và phải tiêu tốn mất khối lượng vàng là 3 tỷ USD. Năm 1971, cuộc khủng
hoảng mới thực sự bắt ñầu khi thâm hụt cán cân thanh toán ở Mỹ lên ñến con số kỷ
lục là 30 tỷ USD. Ngày 15/8/1971 Tổng thống Mỹ Nixon ñã tuyên bố dừng chuyển
ñổi dự trữ ñô la Mỹ ra vàng ñồng nghĩa với thả nổi ñồng ñô la Mỹ, ñến tháng
1/1973 Thụy Sĩ thả nổi ñồng France, Mỹ phá giá ñồng ñô la 10%, Nhật thả nổi ñồng
Yen…. Từ ñó, hệ thống Bretton chính thức sụp ñổ.
Mặc dù bị không còn chức năng làm ñơn vị tiền tệ, vàng ngày nay vẫn còn giữ
lại huyền thoại và sức hấp dẫn của nó về mặt kinh tế. Hiện nay, mã tiền tệ ISO của
vàng là XAU.

4.1.3. Cách thức quy ñổi giá vàng thế giới sang giá vàng Việt Nam
1 lượng = 37,5 gram
1 lượng = 1,20556 oz


- 16 -

Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng ñược tính theo ñơn vị
là cây (lượng hay lạng) hoặc chỉ, một chỉ bằng 1/10 cây. Tuổi (hay hàm lượng)
vàng ñược tính theo thang ñộ K. Vàng 99,99% tương ñương với 24K. Khi ta nói
tuổi vàng là 18K thì nó tương ñương với hàm lượng vàng trong mẫu xấp xỉ 75%.
Hiện nay ở Việt Nam người ta thường kinh doanh vàng dưới dạng thỏi, nhẫn, dây
chuyền, vòng, lắc với hàm lượng vàng chủ yếu 99,99%, 99,9%, 99% hay 98%.
Vàng dùng trong ngành trang sức thông thường còn gọi là vàng tây có tuổi khoảng
18K.
4.2. Thị trường vàng thế giới
4.2.1. Tình hình sản xuất khai thác và tiêu thụ vàng trên thế giới
Trong hơn 120 năm qua, Nam Phi luôn ñứng ñầu thế giới về sản lượng khai
thác vàng nhưng trong 10 năm qua tốc ñộ ñã giảm nhiều, từ chỗ chiếm 70% sản
lượng thế giới năm 1970 xuống còn 20% năm 1997 và 11,8% năm 2006. Kể từ năm
2007, khi lần ñầu tiên sản lượng vàng khai thác của Trung Quốc vượt qua Nam Phi,
ñến năm 2008, Trung Quốc ñã chấm dứt ñịa vị thống trị của Nam Phi trong ngành
khai thác vàng toàn cầu trong suốt hơn một thế kỷ qua ñể trở thành nhà sản xuất
vàng lớn nhất trên thế giới. Không những vượt qua về sản lượng khai thác, Trung
Quốc còn mới phát hiện thêm 5 mỏ vàng có trữ lượng ñáng kể. Hiện trữ lượng vàng
của Trung Quốc khoảng 15.000 ñến 20.000 tấn. Năm 2008, Trung Quốc sản xuất
ñược hơn 300 tấn vàng. Sản lượng vàng của Trung Quốc ñã tăng 34,84% trong 5
năm qua.
Năm 2007, với sản lượng tiêu thụ ở Trung Quốc tăng 23%, nước này ñã trở
thành thị trường tiêu thụ vàng thứ hai thế giới sau Ấn ðộ. Tại thời ñiểm này, Ấn ðộ

vẫn còn là nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới, khoảng 722 tấn/năm tăng 7%
trong năm 2007, Mỹ ñứng thứ 3 với 278 tấn (giảm 18%), thị trường Italia và Anh
cũng sụt giảm, năm 2007 theo WGC cho thấy doanh số bán vàng trang sức của
Trung Quốc ñạt mức cao kỷ lục tăng 34% lên 302,2 tấn.
ðến quý I/2009 lượng vàng tiêu thụ của Trung Quốc, cùng với việc nới lỏng


- 17 -

các hạn chế ñối với chính sách tiêu thụ vàng thúc ñẩy nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh,
ñã vượt qua Ấn ðộ. Mặt khác, do giá vàng thế giới luôn dao ñộng ở mức cao, nên
việc Chính phủ Ấn ðộ thực hiện các chính sách bán tháo vàng cũng tăng lên. Nhu
cầu vàng của Mỹ cũng tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu vàng ñể ñầu tư
và sản xuất trang sức trong quý I/2009 của Trung Quốc là 105,2 tấn, tăng 2% so
với cùng kỳ năm ngoái. ðồng thời, nhu cầu của Ấn ðộ lại là 17,7 tấn, giảm 87%,
nhu cầu của khu vực Trung ðông là 53,6 tấn, giảm 26%, tại thị trường vàng ñang
diễn ra hai xu hướng trái chiều, các nhà ñầu tư Trung Quốc thì ñang ồ ạt mua vào
còn các nhà ñầu tư Ấn ðộ thì ñang không ngừng bán ra. Từ hiện tượng này có thể
thấy, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, việc tích trữ vàng ñã phản ánh rõ tầm
quan trọng của vàng ñối với các nhà ñầu tư.
Trung Quốc, với hai năm liên tiếp trở thành nước sản xuất vàng lớn nhất thế
giới, theo nhận ñịnh của các chuyên gia phân tích Nhật Bản thì trong vòng vài năm
nữa, về hai lĩnh vực là sản xuất và tiêu thụ vàng Trung Quốc sẽ là nước quán quân,
và nước này sẽ có tầm ảnh hưởng mạnh tại thị trường vàng quốc tế.
4.2.2. Các nhân tố tác ñộng ñến giá vàng thế giới
4.2.2.1. Cung – Cầu
Cũng như bất kỳ hàng hóa nào khác, giá cả của vàng cũng phụ thuộc vào quan
hệ cung cầu. Xét về nguồn cung của vàng, vàng ñược cung cấp bởi chủ yếu từ
những nước có trữ lượng vàng lớn, sản lượng xuất khẩu lớn có tầm ảnh hưởng ñến
thị trường vàng thế giới: Nam Phi, Mỹ, Nga, Canada, Úc, .....Trong năm 2009,

nguồn cung vàng từ khu vực Nam Phi, Úc và Canada giảm, nhưng lại tăng tại các
nước như Trung Quốc, Nga và Peru.
Trong bất kì một bối cảnh lịch sử nào, một hoàn cảnh kinh tế nào thì nhu cầu
về vàng vẫn vô cùng lớn. Từ vàng, người ta có thể quy ñổi một cách dễ dàng sang
ngoại tệ, sang nội tệ hay thậm chí dùng vàng ñể trao ñổi, mua bán các mặt hàng ñặc
biệt có giá trị cao: nhà, ñất,… và nó còn là công cụ ñầu tư kinh doanh mang lại lợi
nhuận. Chính vì lẽ ñó, nhu cầu về vàng ngày càng trở nên nhiều và vàng ngày càng


- 18 -

phổ biến tới mọi người.
Thông thường tháng 8 là vào mùa lễ hội ở Ấn ðộ, nhu cầu mua nữ trang tăng
ñáng kể khiến giá vàng cũng tăng theo. Nhu cầu ở Trung ðông và Châu Á cũng tác
ñộng mạnh mẽ ñến giá vàng, trong thời gian vừa qua ñã có thời ñiểm USD mất giá
mạnh, giá dầu tăng ñột biết khiến các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới
tăng cường mua vàng vào ñể bảo toàn tài sản thay thế cho dự trữ bằng USD làm cho
giá vàng tăng cao.
4.2.2.2. Do ảnh hưởng giá dầu
ðây ñược xem là nguyên nhân chính tác ñộng mạnh mẽ ñến giá vàng. Khi giá
năng lượng tăng, có thể ñẩy các ngành sản xuất dịch vụ nhất là vận chuyển rơi vào
tình trạng khó khăn, vì vậy khi giá dầu tăng quá mức thường gây tác ñộng xấu ñến
nền kinh tế, nhất là gây ra tình trạng lạm phát, kém tăng trưởng khiến giá cả các loại
hàng hóa sản xuất ra trở nên ñắt ñỏ, chính vì vậy, giá vàng cũng sẽ biến ñộng theo
cùng chiều hướng là tăng theo giá dầu. Năm 2008,có thời ñiểm giá dầu tăng quá cao
từ ñiểm 100USD/thùng hồi ñầu năm sau ñó liên tiếp chinh phục các ñỉnh cao mới là
147,24USD/thùng thì giá vàng lúc ñó cũng lên ñến kỷ lục là 1032USD/oz. Ngoài ra,
khi giá dầu tăng cao, do cầu vượt cung thì các nước trong khối OPEC và các nước
xuất khẩu dầu thu ñược nhiều ngoại tệ, lúc ñó họ sẽ chuyển sang mua vàng dự trữ
khiến cho giá vàng tăng cao.

Tuy nhiên, trong thời gian từ cuối tháng 8 ñến ñầu tháng 9 năm 2008, ảnh
hưởng từ tình hình kinh tế thế giới nhất là Mỹ và châu Âu suy thoái khiến dự ñoán
nhu cầu tiêu thu dầu sẽ giảm làm giá dầu tụt dốc xuống ñến mức 92,21 USD/thùng
ngày 15/09/2008 ở thị trường NewYork nhưng giá vàng lại phục hồi từ mức 737
USD/oz ngày 08/09 lên trở lại 782USD/oz ngày 15/09.
Như vậy, khi trước giá dầu và giá vàng thường ñi cùng chiều do ñều là nguồn
tài nguyên không phục hồi ñược, tuy nhiên, trong tình hình hiện nay thì giá vàng ñôi
khi tách khỏi ảnh hưởng và biến ñộng ngược chiều rất khó dự ñoán với giá dầu.


- 19 -

4.2.2.3. Tình hình kinh tế các cường quốc nhất là Mỹ và Châu Âu
Tình hình kinh tế Mỹ và các nước châu Âu cũng góp một phần lớn ảnh hưởng
ñến giá vàng. Do có một nền kinh tế và tài chính ña dạng, một khi nền kinh tế của
các quốc gia này biến ñộng thì các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng do cũng tham
gia vào thị trường Châu Âu hoặc Mỹ không ít thì nhiều (ñầu tư trực tiếp, gián tiếp,
mua trái phiếu, hoặc do các công ty ña quốc gia hoạt ñộng trên khắp thế giới). Tùy
theo tình hình nền kinh tế mà các chỉ số này sẽ thể hiện xấu hay tốt, các chỉ số này
ñược dự báo trước, nếu chỉ số chính thức giống như dự ñoán thì thị trường vàng ít
biến ñộng còn ngược lại thì giá vàng sẽ biến ñộng mạnh.
Trong thời gian vừa qua, kể từ tháng 09/2007 ñến nay, FED ñã mười lần cắt
giảm lãi suất từ 5,25% xuống còn 0% như hiện nay. Do tình hình suy thoái của Mỹ
bắt nguồn từ khủng hoảng nợ dưới chuẩn, FED buộc phải có những biện pháp ñể
kích thích tiêu dùng và ñầu tư cho tăng trưởng, mỗi lần cắt giảm lãi suất thì giá
vàng lại biến ñộng tăng cao.
Bảng 1.1: Các ñợt cắt giảm lãi suất của FED
Ngày
18/09/2007


Tăng

Giảm
-50

Lãi suất
4,75%

31/10/2007

-25

4,50%

11/12/2007

-25

4,25%

22/01/2008

-75

3,5%

30/01/2008

-50


3,00%

18/03/2008

-75

2,25%

18/05/2008

-25

2,00%

08/10/2008

-50

1,50%

30/10/2008

-50

1,00%

16/12/2008

100


0%
Nguồn: ww.sbv.gov.vn

Giá vàng từ 09/2007 ñã tăng theo từng ñợt cắt giảm lãi suất của FED, tháng
09/2007 giá vàng lên mức 700USD/oz khi FED cắt giảm 50 ñiểm %, tháng 10 giá


- 20 -

vàng tăng lên mức 750USD/oz khi lãi suất giảm 0,25%, tháng 11 xoay quanh mức
800USD/oz. Tháng 1-2/2008 vàng tăng lên mức cao mới là 850 – 900USD/oz khi
lãi suất chỉ còn 3%. Ngày 18/03, ñợt cắt giảm lãi suất xuống còn 2,25% giá vàng
tăng ñột biến lên gần 1030USD/oz rồi mới chịu hạ nhiệt sau ñó. Sau ñợt cắt giảm lãi
suất vào tháng 05/2008, vàng từ mức giá 902USD/oz tăng lên mức 914USD/oz.
ðến tháng 10/2008 giá vàng tăng vọt lên mức 901USD/oz sau một thời gian giảm
giá có lúc xuống dưới mức 750USD/oz. Sau ñó giá vàng hạ nhiệt giảm xuống mức
720 USD/oz trong tháng 11 và chỉ ñến khi ñợt cắt giảm lãi suất cuối cùng vào tháng
12/2008 giá vàng mới tăng trở lại xoay quanh mức 900USD/oz.
4.2.2.4. Lạm phát
Lạm phát cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ ñến giá vàng. Nếu lạm
phát thấp dưới 1 con số thì sẽ thúc ñẩy sản xuất, tiêu dùng trong xã hội, ngược lại
khi lạm phát quá cao thì nó lại là một nhân tố kềm hãm tiêu dùng, làm cho giá cả
hàng hóa trong ñó có vàng tăng cao, giảm sức mạnh của ñồng tiền, và khiến các nhà
ñầu tư sẽ tìm ñến vàng ñể bảo toàn tài sản, từ ñó dẫn ñến giá vàng biến ñộng tăng.
4.2.2.5. Các tác ñộng phụ khác


Chính trị:
Chiến tranh gây nên những tổn thất khôn lường và lịch sử ñã có thời kỳ chứng


kiến Mỹ phải phá giá ñồng tiền và vô hiệu hóa thỏa thuận Bretton Woods ñể giải
quyết hậu quả chiến tranh tranh Việt Nam, giá vàng khi ñó ñạt mức lịch sử 875
USD/oz ngày 21/01/1981. Chính vì vậy những cuộc xung ñột gần ñây giữa Mỹ với
các quốc gia khác cũng luôn là mối lưu tâm của các nhà ñầu tư vàng vì giá vàng
cũng sẽ bị ảnh hưởng khi những xung ñột ñó ñem ñến chiến tranh và nguy cơ khó
khăn cho nền kinh tế toàn cầu.


ðầu cơ:
Vàng là loại hàng hóa bảo toàn giá trị tốt nhất nên các các nhà ñầu tư trên thế

giới luôn xem vàng là tài sản phải duy trì trong danh mục ñầu tư của mình. Những


- 21 -

ñộng thái liên quan ñến các quỹ dầu tư trong thời gian gần ñây cho thấy ñiều ñó.
Ngày 03/09/08, khi ñồng USD tăng mạnh ñồng EUR khiến USD lên giá so với
EUR thì quỹ ñầu tư SPDR Gold Share – Quỹ tín thác ñầu tư vàng số 1 thế giới bán
ra 9,19 tấn vàng ñã làm cho các nhà ñầu và các quỹ khác bán theo khiến vàng
xuống mức 737 USD/oz ngày 11/09. Nhưng tuần lễ từ 17/09 ñến 24/09, quỹ này ñã
gom vào gần 100 tấn vàng ñã khiến giá vàng trong 1 ñêm tăng lên ñến 120 USD/oz
(mức cao nhất trong lịch sử biến ñộng giá). Các quỹ này hoạt ñộng vì mục tiêu lợi
nhuận có thể tác ñộng mạnh mẽ không những ñến giá vàng mà còn ảnh hưởng ñến
các loại hàng hoá khác. ðã có thời ñiểm tháng 05/08, các quỹ này bị các tổ chức
chính phủ cảnh cáo kiểm tra nếu có các hành ñộng lũng ñoạn thị trường.


Thời tiết – thiên tai – chu kỳ lễ hội:
Các yếu tố này ảnh hưởng việc ñến khai thác và tiêu thụ vàng. Tuy không


phải là cơ bản và lâu dài nhưng cũng có khả năng gây ảnh hưởng ñột biến khiến giá
vàng biến ñộng.
Tóm lại, sự biến ñộng giá vàng không phục thuộc ñơn thuần vào nhu cầu vật
chất mà phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu tài chính.
4.2.3. Một số sàn giao dịch vàng lớn trên thế giới
Các thị trường vàng trên thế giới hiện nay hầu hết giao dịch nhiều loại hàng
hóa khác nhau như dầu (thô, xăng, dầu cặn), nông sản (ñường, cà phê, ca cao), các
kim loại quý (vàng, bạc, bạch kim) và các kim loại màu khác (nhôm, kẽm, thiếc,
uranium..) gọi là sàn giao dịch hàng hóa. Vì tại Việt Nam chưa có nhu cầu nhiều về
các sản phẩm phái sinh hàng hóa cũng như thiếu hành lang pháp lý hiện tại chỉ có
sàn giao dịch vàng riêng lẻ (nếu bỏ qua sàn giao dịch cà phê ở Daklak).
4.2.3.1. Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (The Tokyo Commodity
Exchange)
Thành lập năm 1984, là sự kết hợp giữa sàn giao dịch dệt may Tokyo, sàn giao
dịch cao su Tokyo và Sàn giao dịch vàng Tokyo. Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo


- 22 -

(TOCOM) là một tổ chức ñi tiên phong trong hoạt ñộng hối ñoái. Tiếp theo là sự
tham gia của thị trường nhôm và dầu năm 1997 và 1999 tạo ra một thị trường giao
sau hoạt ñộng ñầy ñủ. Tại TOCOM có 9 ngành công nghiệp hàng hóa ñều là những
ngành công nghiệp mạnh của nền kinh tế, ñể giao dịch giao sau và quyền chọn
trong 4 thị trường khác nhau là kim loại quý, dầu, cao su và nhôm.
4.2.3.2. Sàn giao dịch hàng hóa Newyork (NewYork Mercantile
Exchange – NYMEX)
Là sàn giao dịch hàng hóa giao sau lớn nhất thế giới, nơi diễn ra các giao dịch
có giá trị hàng tỉ USD về năng lượng và kim loại. Giá cả niêm yết trên sàn là cơ sở
ñể tính toán giá cả trên khắp thế giới. ðược ñiều hành bởi Ủy ban hàng hóa giao

sau, một cơ quan ñộc lập của Chính phủ Hoa Kỳ.
4.2.3.3. Sàn giao dich hàng hóa Chicago (The Chicago Board of
Trade – CBOT)
ðược thành lập năm 1848, là một thị trường giao sau và quyền chọn hối ñoái
dẫn ñầu. Hơn 3.600 thành viên, cổ ñông giao dịch với hơn 50 sản phẩm giao sau và
quyền chọn khác nhau. Trước ñây, CBOT chỉ giao dịch các hàng hóa nông nghiệp
như ngũ cố, lúa mì, yến mạch... Năm 1982, thị trường quyền chọn và giao sau vàng
ñược thành lập, một hoạt sản phẩm mới về các hợp ñồng giao sau vàng và bạc bằng
ñiện tử ñược khai trương vào năm 2001.
Ngoài ra, còn có nhiều sàn giao dịch lớn khác như sàn giao dịch hàng hóa
London, Sàn giao dịch vàng kỳ hạn Thượng Hải (Trung Quốc)...
4.3. Khái quát thị trường vàng Việt Nam
4.3.1. Tình hình sản xuất và khai thác vàng ở Việt Nam
Từ xa xưa người Việt cổ ñã sớm biết khai thác và sử dụng vàng, nhiều ñịa
danh còn lưu giữ ñến ngày hôm nay như Kim Bôi (có nghĩa là chén vàng) thuộc
tỉnh Hòa Bình, hay Ngân Sơn (có nghĩa là núi bạc) thuộc tỉnh Bắc Kạn cũng là khu


- 23 -

vực mỏ vàng dưới thời Văn Lang – Âu Lạc, sản lượng khai thác hàng năm vào
khoảng 125kg/năm. Thời kỳ Pháp thuộc (1858 – 1945) người Pháp ñã ñặc biệt quan
tâm ñến việc tìm kiếm khai thác mỏ. Riêng về vàng, người Pháp ñặc biệt chú ý ñến
mỏ vàng Bồng Miêu (Quảng Nam). Trong thời gian 40 năm (1900 – 1940) người
Pháp ñã khai thác ở mỏ này 3.500kg vàng. Ở các mỏ vàng khác như Pắc Lạng, Tĩnh
Túc từ năm 1938 ñến năm 1944 pháp cũng lấy ñược 689 kg vàng.
Hơn 40 năm sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nhiều mỏ vàng gốc và
vàng sa khoáng ñược ñược phát hiện nhưng từ năm 1980 trở lại ñây, việc khai thác
vàng trên khắp cả nước ñược người dân thực hiện một cách tuỳ tiện. Chỉ có một số
Xí nghiệp khai thác của Nhà nước với quy mô nhỏ như Xí nghiệp khai thác vàng

Pắc Lạng ở phía bắc, Xí nghiệp khai thác vàng ðức Trọng – Lâm ðồng.
Theo dự báo về trữ lượng tài nguyên Việt Nam, tiềm năng và trữ lượng khai
thác còn khoảng 1.000 – 3.000 tấn, có thể ñảm bảo cho sản lượng khai thác hàng
năm khoảng 20 tấn. Việt Nam có nhiều quặng mỏ vàng với nhiều hình thái (vàng
gốc, vàng sa khoáng, cộng sinh) và quy mô khác nhau khắp ñất nước như: vàng sa
khoáng có ở Ngân Sơn, Pắc Lạng (Bắc Kạn), Nà Bái (Cao Bằng), Cẩm Thủy
(Thanh Hoá), Trại Cau (Thái Nguyên), ðịnh Quả (Phú Thọ), Sông Hiếu (Nghệ
An), Bồng Miêu (Quảng Nam), Kim Bôi (Hòa Bình), Bình Liêu (Lạng Sơn), Tân
An, Bình Sơn (Quảng Ngãi), ðức Trọng (Lâm ðồng), và nhiều ñịa danh khác.
4.3.2. Tình hình tiêu thụ và sử dụng vàng ở Việt Nam
Theo thống kê của Hội ñồng vàng thế giới, trong vài năm gần ñây, mỗi năm
Việt Nam tiêu thụ khoảng 50-60 tấn vàng nguyên liệu. Thói quen coi vàng như một
tài sản, một nguồn vốn dự trữ cũng như sử dụng vàng trong hầu hết các giao dịch
lớn, hoặc sử dụng vàng làm ñồ trang sức ñã ăn sâu vào lối sống của người Việt
Nam, khiến cho cầu về vàng tăng theo tốc ñộ tăng trưởng của nền kinh tế, cũng như
khả năng tích luỹ của người dân. Sáu tháng ñầu năm nay Việt Nam tiêu thụ ñến
56,8 tấn vàng trong tổng số 177 tấn vàng tiêu thụ của thế giới. Tuy nước ta có nhiều
mỏ quặng vàng và mỏ vàng, nhưng trữ lượng không lớn, chỉ ñáp ứng ñược khoảng


- 24 -

5% nhu cầu thị trường, nên 95% còn lại phải nhập khẩu
Việt Nam bắt ñầu cho phép nhập khẩu vàng vào ñầu những năm 1990. ðến
năm 1997, do khan hiếm ngoại tệ, chính phủ cấm nhập khẩu vàng, năm 2001 vàng
mới tiếp tục ñược cho phép nhập khẩu trở lại. Tuy nhiên, chính phủ chỉ cho phép
nhập khẩu theo hạn ngạch do NHNN quy ñịnh cho từng ñầu mối nhập khẩu và theo
từng năm.
Năm 2008, Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp phép cho nhập 73,5 tấn vàng. Tuy
nhiên, trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng từng tuần, chứng khoán mất giá, giá

USD thất thường và bất ñộng sản bấp bênh, vàng trở thành phương tiện hiệu quả
trong việc bảo lưu vốn và là kênh ñầu tư hiệu quả. Vì vậy, lượng vàng nhập khẩu
vào Việt Nam chỉ trong 4 tháng ñầu năm 2008 ñã lên tới 43 tấn bằng một nửa khối
lượng nhập khẩu trong cả năm 2007. Trước tình hình ñó, tháng 07/2008 chính phủ
quyết ñịnh ngưng nhập khẩu vàng, tạm thời rút các giấy phép nhập khẩu vàng ñể
ngăn chặn mức thậm dư mậu dịch.
Trong bối cảnh hầu hết các ngành hàng ñều sụt giảm hoặc giậm chân tại chỗ,
kim ngạch xuất khẩu kim loại quý, ñá quý vẫn tăng. Tháng 3/2009 kim ngạch xuất
khẩu vàng và ñá quý ñạt 850 triệu USD, tăng tới 49 lần so với cùng kỳ năm 2008.
Nếu tính cả 3 tháng ñầu năm, kim ngạch xuất khẩu của loại hàng hóa này ñã ñạt
trên 2 tỷ USD. Trong tháng 5, giá trị xuất khẩu kim loại quý, ñá quý ñạt 60 triệu
USD, nâng kim ngạch từ ñầu năm lên hơn 2,6 tỷ USD, cao gấp 33 lần so với cùng
kỳ năm trước. Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng bạc ñá quý, lượng vàng miếng xuất
khẩu trong tháng 3 và tháng 4 lên ñến gần 70 tấn, gần bằng kim ngạch nhập khẩu
của cả năm ngoái.
Trong biểu số liệu xuất nhập khẩu của Tổng cục Thống kê , vàng miếng vẫn
ñược xếp chung vào nhóm hàng kim loại quý, ñá quý, cho dù gần ñây nhiều chuyên
gia kinh tế cho rằng nên tách ra bởi vàng miếng là một phương tiện thanh toán,
không phải hàng hóa. Các chuyên gia này cho rằng, ñưa vàng miếng vào danh sách
các mặt hàng xuất khẩu có thể tạo cái nhìn không thực tế về tình hình xuất khẩu của
Việt Nam. Trong hai tháng 3 và 4, vàng miếng là một nhân tố giúp giữ cán cân


- 25 -

thương mại ở thế xuất siêu.

4.3.3. Mối quan hệ giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới
Việt Nam hiện là nước nhập khẩu vàng. Do vậy giá vàng trong nước thường
hay biến ñộng cùng với giá vàng thế giới. Tuy nhiên mối liên hệ này không phải lúc

nào cũng ñúng vì giá vàng trong nước còn chịu ảnh hưởng bởi tỷ giá VND/USD
(giá vàng nhập khẩu ñược tính bằng USD), thị trường nhà ñất, thời gian vận chuyển
từ thị trường thế giới về và dập thành miếng (hiện nay các kho ngoại quan ñược xây
dựng và hoạt ñộng tại Hà Nội và TP HCM ñã làm giảm bớt thời gian này, thu hẹp
chênh lệch giá vàng thế giới và giá vàng Vịêt Nam) thuế nhập khẩu vàng,..
ðặc biệt, Việt Nam vẫn lấy vàng miếng SJC làm chuẩn (thị trường vàng tiền tệ
Việt Nam chưa lưu hành vàng tiêu chuẩn quốc tế), trong khi năng lực hiện tại của
SJC chỉ gia công ñược 150 kg vàng/ngày, mặc dù hiện nay ñã có thêm nhiều
thương hiệu vàng ñã xuất hiện như PNJ, AAA, ACB, ... nhưng các thương hệu này
chưa ñủ cạnh tranh với SJC, do ñó tùy thuộc vào sự gia công và sự khan hiếm vàng
SJC mà giá vàng trong nước chênh lệch nhiều hay ít so với giá vàng thế giới.
Giá vàng trong nước còn bị ảnh hưởng bởi chính sách quản lý ngoại hối và
vàng của nhà nước (ñược ñiều chỉnh bằng hạn ngạch nhập khẩu vàng hàng năm của
NHNN) và tất nhiên phụ thuộc vào quan hệ cung cầu về vàng ở thị trường Việt và
các nhân tố khác... Ngoài ra giá vàng còn chịu sự tác ñộng bởi mối quan tâm của
Ngân hàng cũng như các công ty vàng bạc, ñá quý là liệu nhu cầu vàng thật sự là
nhu cầu vật chất hay nhu cầu tài chính trong từng thời ñiểm kinh doanh.


×