Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kĩ thương Ba Đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.32 KB, 38 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Công nghệ thông tin đóng vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội hiện
đại. Sự tiến bộ của nó ảnh hưởng ngày càng sâu sắc đến mọi mặt, mọi lĩnh vực
của đời sống kinh tế - xã hội.
Với trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các Ngân hàng
cũng từng bước áp dụng công nghệ hiện đại vào việc thực hiện các nghiệp vụ
Ngân hàng nhằm từng bước thực hiện công tác Hiện đại hóa công nghệ Ngân
hàng, đổi mới nghiệp vụ và đưa ra các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại để
đáp ứng và phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó tạo điều kiện
cho Ngân hàng từng bước hội nhập với khu vực và thế giới thì việc áp dụng
CNTT vào Ngân hàng là một đòi hỏi khách quan.
Mặt khác, nền kinh tế ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu thanh toán
của mọi đối tượng ngày càng phong phú. Cùng với công nghệ hiện đại, các
Ngân hàng áp dụng ngày càng nhiều các hình thức thanh toán ko dùng tiền mặt.
Trong đó dịch vụ thanh toán thẻ là một trong những dịch vụ thanh toán phổ
biến nhất. Vì thanh toán thẻ không đòi hỏi khối lượng tài khoản lớn, và có thể
áp dụng cho nhiều đối tượng khách hàng.
Tuy nhiên, trong tình hình thực tế các Ngân hàng ở Việt Nam, việc áp
dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng như thanh toán thẻ
mới chỉ được bắt đầu trong vài năm gần đây. Do vậy không tránh khỏi còn
nhiều bất cập, hạn chế cần được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa.
Bằng những kiến thức thực tế qua thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Kỹ
Thương Ba Đình, cùng những kiến thức lý luận đã tích lũy được trong thời gian
1
học tập tại Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, em quyết định chọn đề tài “
Giải pháp tăng cường hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Kĩ
thương Ba Đình” làm đề tài tốt nghiệp của mình với mong muốn tìm hiểu kĩ
hơn về nghiệp vụ Ngân hàng nói chung và nghiệp vụ thanh toán thẻ nói riêng,
đồng thời có thể đóng góp một số giải pháp nhằm tăng cường, phát triển hơn
nữa loại hình dịch vụ này.


1. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Hệ thống hóa lý luận về thẻ thanh toán của NHTM.
- Phân tích, đánh giá công tác thanh toán nói chung và thanh toán thẻ nói
riêng của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Ba Đình.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hơn nữa hoạt
động thanh toán thẻ.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Khóa luận đi sâu vào nghiên cứu thực trạng áp dụng thanh toán thẻ tại
Ngân hàng TMCP Kỹ thương từ cuối năm 2003 đến nay và Chi nhánh Ngân
hàng TMCP Kỹ thương Ba Đình từ đầu năm 2005 đến nay theo quy chế thanh
toán của NHNN và quy chế thanh toán thẻ của Ngân hàng TMCP Kỹ thương
Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích trên cơ sở
phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp phương pháp duy vật lịch sử để
phân tích và làm rõ nội dung.
2
4. Kết cấu của khóa luận
Phần một: Mở Đầu
Phần hai: Nội dung
- Chương 1: Tổng quan về dịch vụ thanh toán thẻ trong nền kinh tế
- Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP
Kỹ thương Ba Đình.
- Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động kinh doanh thẻ tại
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Ba Đình.
Phần ba: Kết luận

3
PHẦN HAI: NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN

THẺ TRONG NỀN KINH TẾ
1.1. Khái quát chung về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền
kinh tế
1.1.1. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt
Xã hội loài người trải qua 5 hình thái phát triển khác nhau: Cộng sản
nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và chủ nghĩa xã
hội. Dưới chế dộ chiếm hữu nô lệ, phân công lao động bắt đầu phát triển rõ rệt
làm cho trao đổi hàng hóa phát triển theo. Việc trao đổi hàng hóa thường
xuyên, đều đặn dẫn đến sự ra đời của tiền tệ. Việc phát minh ra tiền là một
trong những văn minh quan trọng nhất trong lịch sử phát triển của loài người,
tạo bước đột phá thúc đẩy nền văn minh nhân loại tiến lên một bước dài trong
lịch sử hình thành và phát triển. Tiền tệ ra đời và không ngừng được nghiên
cứu, hoàn thiện nhằm phù hợp với yêu cầu và điều kiện phát triển kinh tế - xã
hội trong từng thời kì.
Khi nền kinh tế sản xuất hàng hóa còn mang nặng tính tự cung tự cấp,
người ta trao đổi hàng hóa dưới hình thức đơn giản là đổi hàng lấy hàng. Khi
nền sản xuất hàng hóa phát triển ở mức độ cao hơn, phân công lao động xã hội
phát triển, nhu cầu trao đổi sản phẩm trở nên đa dạng và cần thiết. Sự xuất hiện
của tiền làm việc trao đổi hàng hóa trở nên thuận tiện hơn. Người có nhu cầu
trao đổi hàng hóa chỉ cần đổi hàng của mình ra tiền rồi dùng tiền đó đổi lại
hàng hóa khi cần thiết. Họ làm được như vậy vì tiền tệ được chấp nhận làm vật
ngang giá chung trong trao đổi hàng hóa.
4
Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức thanh toán đơn giản và tiện dụng
nhất được sử dụng để mua bán hàng hóa một cách dễ dàng. Việc trao đổi được
thực hiện trực tiếp giữa người mua và người bán mà không qua một trung gian
nào khác. Thanh toán bằng tiền mặt có một số ưu điểm như: tiện lợi, đơn giản,
thực hiện trực tiếp được ngay lượng hàng hóa dịch vụ mà người mua cần ở mọi
lúc, mọi nơi…. Tuy nhiên, nó chỉ thích hợp với nền kinh tế có quy mô nhỏ, sản
xuất chưa phát triển, việc trao đổi hàng hóa diễn ra với số lượng nhỏ, quy mô

hẹp. Vì thanh toán bằng tiền mặt đã bộc lộ một số hạn chế nhất định như: làm
cho khối lượng tiền mặt trong lưu thông tăng lên rất lớn, lãng phí vốn, làm tăng
chi phí lưu thông do việc in ấn, vận chuyển, kiểm đếm tiền… Hơn nữa, việc
thanh toán bằng tiền mặt có độ an toàn không cao. Với khối lượng hàng hóa
giao dịch lớn thì khó có đủ lượng tiền để thanh toán. Ngoài ra, một hạn chế
quan trọng của việc thanh toán bằng tiền mặt là ở chỗ thanh toán bằng tiền mặt
làm giảm khả năng tạo tiền của NHTM, trong khi nền kinh tế luôn luôn có nhu
cầu về tiền mặt để chi tiêu, gây sức ép giả tạo về sự khan hiếm tiền mặt trong
nền kinh tế, làm giá cả có khả năng tăng cao, gây nguy cơ về lạm phát và khó
khăn cho NHNN trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ.
Với những nhược điểm và hạn chế đó, thanh toán bằng tiền mặt sẽ không
thể đáp ứng đầy đủ và kịp thời mọi nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế thị
trường, đặc biệt là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần như nước ta hiện nay.
Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hàng theo cơ chế thị trường, chịu sự
chi phối của các quy luật thị trường, quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật
cạnh tranh,…Kinh tế thị trường vừa là thành tựu của tiến trình phát triển kinh
tế, vừa là mô hình kinh tế của nhiều phương thức sản xuất trải qua các giai đoạn
phát triển từ thấp đến cao tới nền kinh tế thị trường tự điều tiết, tiến lên kinh tế
thị trường hiện đại. Từ những yêu cầu của quá trình phát triển, TTKDTM ra đời
5
cùng với sự phát triển của hệ thống Ngân hàng là một tất yếu khách quan của
xã hội phát triển. TTKDTM ra đời khắc phục được những nhược điểm của
thanh toán bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, nó còn bộc lộ nhiều ưu điểm: nhanh
chóng, tiện lợi, an toàn, chính xác và tiết kiệm. Như vậy, TTKDTM là một
phần không thể thiếu và là sản phẩm dịch vụ quan trọng cho sự phát triển của
nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả thanh toán trong nền
kinh tế, tăng tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình sản
xuất và lưu thông hàng hóa. Đó là mục tiêu cũng như nhiệm vụ của mỗi Ngân
hàng.
1.1.2. Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức thanh toán không trực
tiếp dùng tiền mặt trong quan hệ chi trả lẫn nhau giữa các tổ chức kinh tế, cá
nhân trong xã hội. Để biểu hiện quan hệ thanh toán, nó thực hiện bằng cách
trích tiền từ tài khoản của người chi trả để chuyển tiền vào tài khoản của người
thụ hưởng mở tại Ngân hàng, hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò
trung gian của Ngân hàng. TTKDTM có sự tách biệt tương đối giữa vận động
hàng hóa và tiền tệ về thời gian cũng như không gian.
Như vậy, để thực hiện TTKDTM phải mở tài khoản tại Ngân hàng và hải
sử dụng hàng loạt các công cụ thanh toán tùy thuộc và sự phát triển của mỗi
nền kinh tế. TTKDTM là một hoạt động trung gian của Ngân hàng, là hoạt
động không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ chức và cá
nhân trong xã hội.
1.1.3. Vai trò của TTKDTM
Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa phát triển ở mức độ cao,
công nghệ hiện đại được áp dụng ngày càng nhiều vào mọi mặt của nền kinh tế.
6
TTKDTM đã, đang và sẽ ngày càng phát huy tác dụng của mình đối với xã hội
loài người. Với những tính năng vượt trội so với thanh toán bằng tiền mặt,
TTKDTM đem lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế, giúp cho NHNN và các
TCTD phát huy được vai trò cơ bản của mình. Nó giúp cho các cơ quan quản lý
bớt vất vả hơn trong công tác quản lý kinh tế và quản lý xã hội, giúp khách
hàng tiết kiệm thời gian và chi phí vô ích. Vai trò đặc biệt quan trọng của
TTKDTM được thể hiện rõ rệt ở những mặt sau:
- TTKDTM giúp thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. Bất
kì một chu kì sản xuất kinh doanh nào cũng đều bắt đầu và kết thúc bằng khâu
thanh toán. Do đó, tổ chức thanh toán tốt, chính xác, nhanh chóng sẽ rút ngắn
chu kì sản xuất, tăng tốc độ luân chuyển vốn cho nền kinh tế, tránh tình trạng ứ
đọng vốn. TTKDTM giúp hàng hóa lưu thông thông suốt, vốn được đẩy nhanh
vào chu kì kế tiếp.
- TTKDTM giúp tiết kiệm được chi phí cho việc in ấn, vận chuyển và bảo

quản tiền mặt cũng chi phí cho việc thu hồi lượng tiền mặt không đủ tiêu chuẩn
lưu thông.
- TTKDTM giúp Ngân hàng quản lý chặt chẽ lượng tiền mặt trong lưu
thông và quản lý tốt hoạt động của nền kinh tế thông qua vai trò trung gian
thanh toán của mình. Hệ thống TTKDTM của Ngân hàng bằng cách chuyển
khoản từ tài khoản của người này sang tài khoản của người khác đã mang lại
khả năng tạo tiền cho nền kinh tế.
- TTKDTM tạo điều kiện cho Ngân hàng và TCTD huy động được nguồn
vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và mở rộng việc cấp tín dụng cho nền kinh tế.
TTKDTM không những giảm chi phí cho lưu thông mà nó còn bổ sung nguồn
vốn cho Ngân hàng thông qua hoạt động mở tài khoản thanh toán của các tổ
7
chức và cá nhân. Mỗi tài khoản này có số dư thường xuyên biến đổi nhưng tổng
số dư trên mỗi tài khoản lại tương đối ổn định. Đây là nguồn vốn khá lớn và có
chi phí thấp. Trên cơ sở đó, Ngân hàng hạ lãi suất tiền vay, khuyến khích các
doanh nghiệp và cá nhân vay vốn từ Ngân hàng để đầu tư, phát triển sản xuất
kinh doanh.
- Qua việc thực hiện nghiệp vụ TTKDTM, Ngân hàng sẽ làm rõ hơn tình
hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì thu chi của họ
được thể hiện trên tài khoản, đây là căn cứ để cho vay hoặc thu hồi nợ, hạn chế
những hoạt động tiêu cực của khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng còn có thể theo
dõi sát sao hoạt động giải ngân của mình và quá trình sử dụng vốn của khách
hàng, tư vấn cho khách hàng…., giúp khách hàng làm ăn có hiệu quả, đồng thời
cũng giảm thiểu rủi ro cho bản thân Ngân hàng.
- TTKDTM giúp Ngân hàng nói riêng cũng như các nhà quản lý kinh tế
nói chung tập trung được nguồn vốn, từ đó sử dụng vốn có hiệu quả, tránh lãng
phí vốn. Nó cũng là công cụ quan trọng để các chính sách quan trọng của
NHNN về tiền tệ, tín dụng và thanh toán được thực hiện. TTKDTM tăng lên,
lượng tiền trong lưu thông giảm sẽ đơn giản hơn trong việc điều hòa các mục
tiêu kinh tế vĩ mô khác như: lạm phát, tỷ giá, công ăn việc làm,…giúp NHNN

và các nhà hoạch định chính sách có biện pháp kịp thời nhằm thực hiện chức
năng kiểm soát tiền tệ.
- Không những thế, TTKDTM còn giúp thúc đẩy các dịch vụ khác phát
triển. Để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, để tối đa hóa lợi nhuận,
Ngân hàng không ngừng cải tiến đưa ra các sản phẩm dịch vụ hiện đại nhằm
đáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các dịch cụ này muốn
phát triển cần có sự hỗ trợ đắc lực của TTKDTM mới có thể thực hiện một cách
có hiệu quả nhất. Vì tổ chức tốt công tác TTKDTM sẽ tạo điều kiện cho Ngân
8
hàng thực hiện các dịch vụ trả tiền với khối lượng lớn một cách chính xác và
nhanh chóng.
Như vậy, TTKDTM có vai trò đặc biệt quan trọng, nó tác động lên mọi
mặt của nền kinh tế và có ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách tiền tệ của nhà
nước. Mặt khác, nó còn là nhân tố không thể thiếu trong việc ổn định và phát
triển kinh tế. Do đó, TTKDTM cần có sự quan tâm đúng mực của các cơ quan
chức năng, Nhà nước, NHNN và các NHTM để việc sử dụng nó trở thành phổ
biến trong dân chúng.
1.1.4. Các hình thức TTKDTM
Các hình thức TTKDTM được quy định trong Nghị định số 64/ 2001/ NĐ-
CP này 20/09/2001 của Chính phủ bao gồm các hình thức sau:
- Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm chi
- Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm thu
- Hình thức thanh toán bằng Thư tín dụng
- Hình thức thanh toán bằng Séc
- Hình thức thanh toán bằng thẻ Ngân hàng
1.1.4.1. Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm chi
Khái niệm: Ủy nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập trên
mẫu của Ngân hàng , yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi
của mình trả cho người thụ hưởng.
Điều kiện áp dụng: Người thụ hưởng hoàn toàn tin tưởng người trả tiền về

phương diện thanh toán.
9
Phạm vi áp dụng: Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm chi được áp dụng
trên phạm vi rộng.
- Hai khách hàng có tài khoản tại cùng một Ngân hàng
- Hai khách hàng có tài khoản tại hai Ngân hàng thuộc cùng địa bàn tỉnh -
thành phố
- Hai khách hàng có tài khoản tại hai Chi nhánh của cùng một hệ thống
NHTM
- Hai khách hàng có tài khoản tại hai Ngân hàng khác hệ thống, khác tỉnh
– thành phố
1.1.4.2. Hình thức thanh toán bằng Ủy nhiệm thu
Khái niệm: Ủy nhiệm thu là lệnh đòi tiền của chủ tài khoản được lập trên
mẫu của Ngân hàng, yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ghi
trênỦy nhiệm thu từ người trả tiền.
Điều kiện áp dụng:
- Người bán tin tưởng người mua về phương diện thanh toán
- NHTM của người mua phải có được văn bản chấp thuận trả tiền từ phía
người mua
- Ủy nhiệm thu được sử dụng để thanh toán với những quan hệ kinh tế có
hợp đồng kinh tế hoặc hóa đơn hàng hóa
Phạm vi áp dụng: Giống Ủy nhiệm chi
1.1.4.3. Hình thức thanh toán bằng Thư tín dụng (L/C)
Khái niệm: L/C là một văn bản cam kết của Ngân hàng (thường là Ngân
hàng người mua) đối với người bán về việc thanh toán tiền hàng ngay cho
10
người bán sau khi người bán xuất trình đầy đủ các chứng từ về hàng hóa theo
thỏa thuận đã được lập trong cam kết
Điều kiện áp dụng:
- L/C được sử dụng trong trường hợp người bán muốn nhận tiền hàng

ngay sau khi giao hàng
- Số tiền tối thiểu của một L/C là 10 triệu VNĐ và thời hạn hiệu lực là 3
tháng kể từ ngày Ngân hàng bên mua chấp nhận mở L/C
Phạm vi áp dụng:
- Thanh toán giữa hai Ngân hàng khác địa bàn nhưng trong cùng một hệ
thống
- Thanh toán giữa hai Ngân hàng khác hệ thống, khác địa bàn nhưng cùng
phải tham gia thanh toán bù trừ.
1.1.4.4. Hình thức thanh toán bằng Séc
Khái niệm: Séc là lệnh trả tiền vô điều kiện của chủ tài khoản được lập
trên mẫu in sẵn đặc biệt của Ngân hàng, yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích
tài khoản tiền gửi của mình trả cho người thụ hưởng.
Có một số loại Séc thông dụng sau:
 Séc chuyển khoản: Là loại Séc phát hành trực tiếp trên số dư tài khoản
tiền gửi
Điều kiện áp dụng:
- Chủ tài khoản (người phát hành Séc) phải làm thủ tục mua Sec trắng tại
Ngân hàng
11
- Người phát hành Séc chưa bị tước quyền sử dụng Sec do vi phạm kỷ luật
thanh toán Sec
- Người thụ hưởng phải tín nhiệm người phát hành Séc về phương diện
thanh toán
Phạm vi áp dụng:
- Hai khách hàng mở tài khoản tại cùng một Ngân hàng
- Hai khách hàng mở tài khoản tại hai Ngân hàng thuộc cùng địa bàn tỉnh
– thành phố
 Séc bảo chi: Là loại Sec chuyển khoản được Ngân hàng đảm bảo khả
năng chi trả bằng cách yêu cầu khách hàng ký quỹ số tiền ghi trên tờ Sec vào
tài khoản riêng để đảm bảo thanh toán

Điều kiện áp dụng:
- Người phát hành Sec bảo chi là người trả tiền
- Thời hạn thanh toán là 30 ngày kể từ ngày Ngân hàng thực hiện bảo chi
Sec
Phạm vi áp dụng:
- Hai khách hàng mở tài khoản tại cùng một Ngân hàng
- Hai khách hàng mở tài khoản tại hai Ngân hàng thuộc cùng địa bàn tỉnh-
thành phố
- Hai khách hàng mở tài khoản tại hai Chi nhánh Ngân hàng cùng hệ thống
nhưng khác tỉnh – thành phố (thực tế phạm vi này rất ít sử dụng do thanh toán
khác tỉnh – thành phố chưa được ưa chuộng)
12
1.1.4.5. Hình thức thanh toán bằng thẻ Ngân hàng
Khái niệm: Thẻ Ngân hàng là một phương thức TTKDTM do Ngân hàng
phát hành cho khách hàng, theo đó người sử dụng thẻ có thể dùng để thanh toán
tiền hàng hóa dịch vụ tại các ĐVCNT hay rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý
thanh toán thẻ hoặc tại các máy rút tiền tự động (ATM)
Điều kiện áp dụng: Thẻ thanh toán chỉ được áp dụng trên nền tảng công
nghệ thanh toán hiện đại của Ngân hàng.
Phạm vi áp dụng: Phạm vi áp dung của thẻ thanh toán là rất rộng, không bị
giới hạn về mặt không gian và thời gian. Chỉ cần có thẻ trong tay, khách hàng
có thể thực hiện thanh toán thẻ tại bất cứ địa điểm nào, có thể là Ngân hàng, các
ĐVCNT hay các máy ATM.
1.2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ
Ngân hàng
Là một sản phẩm Ngân hàng hiện đại, đa tiện ích, thẻ Ngân hàng ra đời đã
làm thay đổi cách thức chi tiêu, giao dịch thanh toán của cộng đồng xã hội. Với
tính linh hoạt và các tiện ích mà nó mang lại cho mọi chủ thể liên quan, thẻ
Ngân hàng đã và đang thu hút được sự quan tâm của cả cộng đồng và ngày
càng khẳng định vị trí của nó trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Thẻ Ngân hàng
Ngành công nghiệp thẻ ngân hàng tuy mới thực sự phát triển trong 25 năm
gần đây. Nhưng thẻ có một lịch sử phát triển lâu đời bắt nguồn từ việc các đại
lý bán lẻ cung cấp tín dụng cho khách hàng. Nhiều đại lý nhỏ không đủ khả
năng cung cấp tín dụng cho khách hàng và điều này tạo điều kiện cho các tổ
chức tài chính vào cuộc.
13
Hình thức sơ khai của thẻ Ngân hàng là Charge-it, một hệ thống tín dụng
được phát triển bởi Jonh Biggns vào năm 1946, cho phép khách hàng mua hàng
tại những nơi bán lẻ. Các CSCNT nộp biên lai bán hàng vào nhà băng của
Biggns, nhà băng sẽ trả tiền cho họ và thu lại từ khách hàng sử dụng. Hệ thống
này đã chuẩn bị cho sự ra đời của Thẻ tín dụng đầu tiên được phát hành lần đầu
vào năm 1951 do Ngân hàng Franklin National ở LongIsland – New York phát
hành.
Năm 1960, Ngân hàng Bank of American giới thiệu sản phẩm thẻ ngân
hàng riêng của mình: BankAmericard. Năm 1977, BankAmericard trở thành
Visa International (trên 1,2 tỷ chủ thẻ). Tổ chức thẻ VISA quốc tế cũng chính
thức hình thành và phát triển, cho đến nay có thể nói VISA là loại thẻ có quy
mô phát triển lớn nhất thế giới.
Việc phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ ngày càng mở rộng và phát
triển trên phạm vi toàn nước Mỹ. Vào năm 1966, 14 ngân hàng Mỹ liên kết
thành tổ chức Interbank (Interbank Card Association – ICA), một tổ chức mới
có khả năng trao đổi thông tin các giao dịch thẻ tín dụng. Vào năm 1967, bốn
ngân hàng California đổi tên từ California Bankcard Association thành Western
States Bankcard Association (WSBA). WSBA mở rộng mạng lưới thành viên
với các tổ chức tài chính khác ở phía Tây nước Mỹ. Sản phẩm thẻ của tổ chức
WSBA là MasterCharge.
Vào cuối thập niên 60, nhiều tổ chức tài chính đã trở thành thành viên của
MasterCharge và đủ sức cạnh tranh với BankAmericard. Năm 1968, Interbank
mở rộng thành viên ra khỏi phạm vi nước Mỹ, liên kết với các tổ chức tài chính

Châu Âu hình thành nên thẻ Eurocard. Năm 1979, MasterCharge đổi tên thành
MasterCard (hiện nay có khoảng trên 500 triệu chủ thẻ). Sau đó ngày càng có
nhiều tổ chức tài chính của các nước tham gia vào chương trình thẻ ngân hàng.
14
Ngoài ra, còn có các sản phẩm thẻ khác với thị phần ít hơn như:
Diners Club, là loại thẻ du lịch và giải trí do tổ chức thẻ tự phát hành vào
năm 1949 tại Mỹ.
American Express (gọi tắt là Amex) do tổ chức American Express phát
hành lần đầu tiên vào năm 1958 với tên gọi Green Amex. Năm 1987 Amex cho
ra đời thêm 3 loại thẻ Amex Gold, Amex Platinum, và Optima có hạn mức tín
dụng tuần hòan để cạnh tranh với VISA và MasterCard.
Thẻ JCB do Ngân hàng Sanwa (Nhật) phát hành vào năm 1961. Năm 1981
đã bắt đầu phát triển thành tổ chức thẻ quốc tế, mục tiêu chủ yếu hướng vào thị
trường giải trí và du lịch.
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm của Thẻ
1.2.2.1. Khái niệm
Thẻ Ngân hàng là một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt do
Ngân hàng phát hành cho khách hàng, theo đó người sử dụng thẻ có thể dùng
thẻ để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các ĐVCNT hay rút tiền mặt tại
ngân hàng đại lý thanh toán thẻ hay tại các máy rút tiền tự động. Ngày nay,
chúng ta đã biết đến Thẻ ngân hàng như một phương tiện thanh toán không
dùng tiền mặt hữu ích và hiện đại.
1.2.2.2. Đặc điểm của thẻ
Thẻ là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng phổ
biến trên thế giới. Thẻ mang trong mình những đặc điểm ưu việt hơn hẳn tiền
mặt và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác.
15

×