Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Một số giải pháp góp phần phát triển kinh doanh tổng công ty phong phú đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.36 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-------o0o-------

TRẦN THỊ MINH HIẾU

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN
KINH DOANH TỔNG CÔNG TY PHONG PHÚ
ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HCM – NĂM 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-------o0o-------

TRẦN THỊ MINH HIẾU

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN
KINH DOANH TỔNG CÔNG TY PHONG PHÚ
ĐẾN NĂM 2015

CHUYÊN NGÀNH:
MÃ SỐ:

QUẢN TRỊ KINH DOANH
60.34.10


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN DIỆP

TP.HCM – NĂM 2009


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ........................ 3
1.1. Đặc điểm chung của ngành Dệt may Việt Nam

3

1.2. Những thuận lợi và khó khăn của dệt may VN trong thời kỳ hội nhập.

3

1.2.1. Những thuận lợi

3

1.2.2. Những khó khăn

4

1.3. Những tác động của môi trường đến sự phát triển ngành dệt may VN ... 5
1.3.1. Môi trường bên ngoài .................................................................. 6
1.3.2. Môi trường bên trong .................................................................. 8

1.3.3. Công cụ xác định các chiến lược cạnh tranh. . . . . . . . . . . . . . . . . . ..9

1.4. Đặc điểm kinh tế -kỹ thuật của ngành dệt may ..................................... 11
1.4.1. Nguồn nguyên liệu

12

1.4.2. Thiết bị sản xuất

13

1.4.3. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ

14

1.4.4. Ý nghĩa của ngành với nền kinh tế xã hội.

16

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY PHONG PHÚ
2.1. Giới thiệu chung về tổng công ty Phong Phú ............................................... 18
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................ 18
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của tổng công ty..

21


2.1.3. Qui mô và cơ cấu tổ chức tổng công ty Phong Phú

22

2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Phong Phú..…

27

2.2.1. Giá trị thực tế Tổng công ty Phong phú……

27

2.2.2. Tình hình hoạt động SXKD của Tổng công ty Phong Phú

28

2.2.3. Tổng doanh thu nhóm sản phẩm dịch vụ của Cty Phong phú

30

2.2.4. Cơ cấu chi phí sản xuất của Tổng công ty Phong Phú

31

2.2.5. Thị trường xuất khẩu của Tổng công ty Phong Phú...

32

2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty ....... 32
2.3.1. Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh .................................. 32

2.3.2. Thực trạng về năng lực tài chính.

35

2.3.3. Trình độ công nghệ ................................................................... 36
2.3.4. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới .................... 37


2.3.5. Tỡnh hỡnh kim tra cht lng sn phm/dch v ....................... 38
2.3.6. Tỡnh hỡnh hot ng Marketing ................................................ 39
2.3.8. Ma trn ỏnh giỏ cỏc yu t bờn ngoi (IFE)43
2.4. Nhng tỏc ng ca mụi trng n hot ng SXKD ca cụng ty

45

2.4.1. Mụi trng v mụ:

45

2.4.2. Mụi trng vi mụ:

49

2.4.3. Ma trn hỡnh nh cỏc i th cnh tranh:

54

2.4.4. Ma trn ỏnh giỏ ỏnh giỏ cỏc yu t bờn ngoi (EFE)

56


KT LUN CHNG 2

57

CHNG 3: MT S GII PHP NHM GểP PHN PHT TRIN TNG CễNG
TY PHONG PH N NM 2015 ...................................................................... 58
3.1. Mc tiờu phỏt trin ngnh dt may thi k hi nhp kinh t th gii. ............. 58
3.1.1. Cỏc quan im xõy dng mc tiờu phỏt trin ngnh may mc n nm
2015. .......................................................................................................... 58
3.1.2. nh hng v mc tiờu phỏt trin ca Tng Cụng ty n 2015 ........ 58
3.2. Xõy dng v la chn cỏc gii phỏp kinh doanh n nm 2015.
3.2.1. Hỡnh thnh cỏc gii phỏp thụng qua phõn tớch ma trn SWOT .......... 61
3.2.2. La chn cỏc chin lc thụng qua ma trn QSPM..
67
3.3. Caực giaỷi phaựp cuù theồ nhm gúp phn phỏt trin Tng cụng ty Phong Phỳ n nm
2015.
71
3.3.1. Nhúm gii phỏp nhm m rng v phỏt trin th trng
71
3.3.2. Nhúm gii phỏp v cụng ngh sn xut ....................................... .78
3.3.3. Nhúm gii phỏp v hot ng Marketing

79

3.3.4. Nhúm gii phỏp v ti chớnh

80

3.3.5. Nhúm gii phỏp v o to v phỏt trin ngun nhõn lc


80

3.3.6. Nhúm gii phỏp v phỏt trin sn phm mi

82

3.4. MT S KIN NGH .................................................................................... 83
3.4.1. i vi Tng Cụng ty Phong Phỳ ..................................................... 83
3.4.2. i vi Hip hi Dt may Vit Nam................................................. 84
3.4.3. i vi Chớnh ph.

84

KT LUN CHNG 3

84

KT LUN ........................................................................................................... 85
TI LIU THAM KHO
PH LC



DANH MỤC BIỂU BẢNG
BẢNG 1:

Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006

BẢNG 2:


Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP Dệt may Nha
trang

BẢNG 3:

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP Dệt Đông Nam

BẢNG 4:

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP Đầu tư Phong
Phú Sơn Trà

BẢNG 5:

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty CP XNK và Đầu tư
Thừa Thiên Huế

BẢNG 6:

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty KNTP Phú Yên

BẢNG 7:

Giá trị thực tế tại Tổng công ty Phong Phú

BẢNG 8:

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Phong Phú


BẢNG 9:

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Phong Phú

BẢNG 10:

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hợp nhất của Tổng công ty
Phong Phú

BẢNG 11:

Tổng doanh thu nhóm sản phẩm dịch vụ của Tổng công ty Phong Phú

BẢNG 12:

Chi phí sản xuất của công ty mẹ

BẢNG 13:

Cơ cấu chi phí của Tổng công ty Phong Phú

BẢNG 14:

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IEF)

BẢNG 15:

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

BẢNG 16:


Ma trận cạnh tranh hình ảnh

BẢNG 3.2.2.1. Ma trận QSPM nhóm chiến lược S-O
BẢNG 3.2.2.2. Ma trận QSPM nhóm chiến lược S-T
BẢNG 3.2.2.3. Ma trận QSPM nhóm chiến lược W-O
BẢNG 3.2.2.4. Ma trận QSPM nhóm chiến lược W-T
HÌNH 1:

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter

SƠ ĐỐ 1:

Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng Công ty Phong Phú


CÁC TỪ VIẾT TẮT



ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông.



HĐQT

Hội đồng quản trị.




BKS

Ban kiểm soát.



TGĐ

Tổng Giám đốc.



BTGĐ

Ban Tổng Giám đốc.



KTT

Kế toán trưởng.



CBCNV

Cán bộ công nhân viên.




HĐLĐ

Hợp đồng lao động.



TSCĐ

Tài sản cố định.



TSLĐ

Tài sản lưu động.



SGDCK TP.HCM Sở Giao dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.



UBCKNN

Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước.




UBND

Ủy Ban Nhân Dân.



TP. HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh.



BHXH

Bảo hiểm xã hội.



CP

Cổ phần.



CPH

Cổ phần hóa.




LD

Liên doanh.



DN

Doanh nghiệp.



DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước.



HĐKD

Hoạt động kinh doanh.



CTLD

Công ty liên doanh.




SX

Sản xuất



XNK

Xuất nhập khẩu


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngành dệt may Việt Nam có một vị trí và vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước. Trong những năm qua
ngành dệt may đã có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực xuất khẩu với tốc độ tăng
trưởng 23,8%/năm, vươn lên đứng hàng thứ 2 cả nước về kim ngạch xuất khẩu, sau
ngành dầu khí, tạo việc làm cho hơn 1,6 triệu lao động. So với các nước ASEAN ngành
dệt may Việt Nam có lợi thế hơn về nguồn nhân công tương đối rẽ, có khả năng tiếp thu
nhanh công nghệ tiên tiến, do đó tạo ra cạnh tranh về giá.
Tuy nhiên, trong quá trình cạnh tranh, một số ít doanh nghiệp đã phát triển và đủ sức
cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, một số khác vẫn còn bị hạn
chế về năng lực cạnh tranh do cơ cấu tổ chức quản lý kém hiệu quả, máy móc thiết bị
đầu tư thiếu đồng bộ, chưa hiện đại, chưa hoạch định cho mình những chiến lược trung
và dài hạn, hầu như chỉ tập trung vào những kế hoạch ngắn hạn, chưa quan tâm đến công
tác tiếp thị làm cho chất lượng dịch vụ còn kém, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Tổng Công ty Phong Phú là một doanh nghiệp nhà nước đứng trong ngành dệt may
Việt Nam cũng không thoát khỏi tình trạng này. Xuất phát từ tình hình đó, tôi đã chọn đề
tài: “Một số giải pháp góp phần phát triển kinh doanh Tổng công ty Phong Phú đến
năm 2015” với mong muốn để doanh nghiệp có thể phát triển trong bối cảnh nền kinh tế

toàn cầu hoá như hiện nay.
Vì thời gian và trình độ còn hạn chế nên luận văn không thể tránh được những thiếu
sót nhất định. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
 Nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm định hướng phát triển công ty trong sản xuất kinh
doanh đến năm 2015.
 Phân tích đánh giá tác động của môi trường ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty nhằm nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ
liên quan đến môi trường kinh doanh hiện tại và khả năng xảy ra trong tương lai.
 Xây dựng các chiến lược và đề xuất các chính sách khả thi để thực hiện thành công
chiến lược đề ra, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty và giúp công ty
phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh.
1


3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
- Đề tài được nghiên cứu trong Tổng cơng ty Phong Phú.
- Đề tài sử dụng phương pháp hệ thống và phương pháp tổng hợp để nghiên cứu đầy đủ
các đối tượng khác nhau, có mối quan hệ qua lại với nhau cùng tác động đến một thực
thể là doanh nghiệp.
- Phương pháp thống kê, so sánh và suy luận logic để tổng hợp những số liệu, dữ kiện
nhằm xác định mục tiêu cũng như trong việc lựa chọn những phương án, giải pháp và
chiến lược. Để từ đó tìm ra khả năng đáp ứng nhu cầu và lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp.
- Phương pháp chun gia: Tham khảo ý kiến các chun gia trong ngành để nhận định
những yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố đó đối với doanh nghiệp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1.


Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về một số giải pháp nhằm góp phần phát

triển kinh doanh của Tổng cơng ty Phong Phú đến năm 2015.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích những yếu tố môi trường

ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dòch của Tổng cơng ty Phong Phú đến năm 2015.

5. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần phụ lục, luận
văn bao gồm: 3 chương.
Chương

I: Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam

Chương II: Thực trạng hoạt động của Tổng cơng ty Phong Phú
Chương III: Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển kinh doanh của Tổng
cơng ty Phong Phú đến năm 2015

2


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
1.1.

ĐẶC ĐIỂM CHUNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM.
Thời gian qua, ngành dệt-may Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn và


có những bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Sản
phẩm dệt -may đã xuất hiện rất nhiều tại các thị trường nổi tiếng và khó tính như: Mỹ,
EU, Nhật Bản, Australia…Kim ngạch xuất khẩu của ngành đứng thứ hai sau dầu khí.
Thêm nữa, ngành đã tạo việc làm cho hàng triệu lao động khắp cả nước. Đây không chỉ
là kết quả của những nỗ lực tự thân của toàn ngành mà có sự trợ giúp của Chính phủ.
Năm 2008 được coi là năm khá thành công của ngành dệt may Việt Nam. Bởi hầu
hết các nước trong khu vực đều bị ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế. Hoạt động
sản xuất và xuất khẩu bị ngưng trệ. Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam vẫn đạt được
tăng trưởng ấn tượng với hai con số. Dệt may hiện đang sử dụng gần 5% lao động toàn
quốc (hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp), tạo ra gần 10% GDP, kim ngạch
xuất khẩu luôn đứng thứ 2 (sau xuất khẩu dầu thô) và đóng góp từ 14%-16% trong kim
ngạch xuất khẩu của cả nước. Chính vì vậy, mọi nguồn lực trước đây của Ngành luôn
dành cho việc phát triển thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Mỹ, EU và Nhật
Bản. Kể từ ngày 11/01/2007 khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của
WTO thì thị trường xuất khẩu ngày càng có cơ hội mở rộng.
1.2.

NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH DỆT MAY VN
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP.

1.2.1. Những thuận lợi:
Trong những năm qua, Ngành dệt may Việt Nam đã đạt được rất nhiều thành
công trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như đóng góp vào kim
ngạch xuất khẩu chung của cả nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trong 10 quốc
gia có ngành dệt may phát triển nhất thế giới.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam không ngừng được gia tăng qua các
năm. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này mới chỉ dừng ở 3,6 tỷ USD; thì sang
3



năm 2004 đạt 4,3 tỷ USD và cho đến năm 2008 tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dệt
may Việt Nam là 9,1 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện nay, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 57% thị phần
xuất khẩu, thị trường EU chiếm 18%, Nhật Bản là 9%.
Xuất khẩu sang Nhật Bản và Đài Loan đang hồi phục. Hoạt động mở rộng thị trường
sang khu vực Châu Phi và các nước Châu Á khác cũng khá tốt. Kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may sang các thị trường này đều có mức tăng trưởng cao.
1.2.2. Những khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi vừa nêu, ngành dệt may Việt Nam cũng đang gặp phải
không ít khó khăn:
Cho tới nay, khó khăn lớn nhất của ngành dệt may nước ta vẫn chưa chủ động được
nguồn nguyên liệu đầu vào. Nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu phải nhập
khẩu tới 90%. Điều này thể hiện rất rõ qua đồ thị tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may của nước ta và biểu đồ tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu
chính (bông, sợi và vải) qua các năm như sau:
Theo kế hoạch năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong cả
năm 2009 tăng 23% so với năm 2008. Trong 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu
hàng dệt may của nước ta chỉ tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy so với mức
tăng mục tiêu thì mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vẫn đạt thấp.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào chính cũng tăng thấp như:
mặt hàng vải chỉ tăng 17%; sợi tăng 4%... theo dõi trên đồ thị, tốc độ tăng kim ngạch
nhập khẩu bao giờ cũng cao hơn tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm và chí ít
cũng phải xấp xỉ như năm ngoái. Sang năm 2009, nhiều khả năng xuất khẩu hàng dệt
may của nước ta sẽ gặp nhiều khó khăn hơn bởi:
- Kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi suy thoái.
- Hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ không cần hạn ngạch.
- Mức độ cạnh tranh với các thị trường khác sẽ gay gắt hơn, do hội nhập càng sâu và
rộng.
- Xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn còn những rào cản.
4



Được biết, trong chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội, Đoàn Thương mại Mỹ đã thông
báo về việc sẽ không mở rộng chương trình giám sát đối với hàng dệt may nhập khẩu từ
Việt Nam. Theo đó, chương trình này sẽ kết thúc vào cuối năm 2008. Mặc dù vậy, điều
này cũng không có nghĩa là từ năm 2009, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta sang thị
trường Mỹ sẽ không còn gặp bất kỳ một rào cản thương mại nào. Bởi vì:
+ Chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam của Mỹ dưới thời chính
quyền của Tổng Thống Bush và nhiệm kỳ Tổng thống sẽ kết thúc vào tháng 1/2009. Do
đó, chương trình này không được mở rộng cũng là điều dễ hiểu.
+ Năm 2009, Tổng thống Mỹ mới nhận chức, và chưa chắc chính quyền của Tổng thống
mới kế thừa quyết định của Chính quyền Bush. Và Tổng thống mới chắc chắn sẽ thực
hiện quyết định của Quốc hội Mỹ – bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp, đặc biệt là
các doanh nghiệp trong Hiệp hội Dệt Mỹ.
+ Chắc chắn hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc sang thị trường Mỹ sẽ gặp phải
những rào cản thương mại khi chế độ hạn ngạch được dỡ bỏ vào cuối năm nay. Điều này
sẽ khiến cho hàng dệt may Việt Nam rất dễ rơi vào “tầm ngắm” cùng với hàng Trung
Quốc.
Do đó, trong việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Mỹ cho năm 2009,
doanh nghiệp nên chủ động đàm phán với các đối tác để nâng giá xuất khẩu, tránh những
thiệt hại của giá thấp gây ra. Cùng với đó là hoàn thiện công tác lưu trữ, cũng như việc
khai báo hải quan rõ ràng chính xác, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý trong việc
thống kê, phục vụ thông tin định hướng và quản lý nhà nước, giúp các doanh nghiệp hoạt
động một cách hiệu quả nhất.
1.3.

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN
NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM.

Nghiên cứu môi trường tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp là một nội dung

quan trọng không thể thiếu được trong quá trình phân tích. Chỉ có thông qua nghiên cứu,
phân tích cặn kẽ mọi diễn biến của môi trường một cách thường xuyên, liên tục mới giúp
nhà quản trị xây dựng được những chiến lược thành công. Môi trường ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên
trong doanh nghiệp.
5


1.3.1. Môi trường bên ngoài:
Đó là tập hợp tất cả các phần tử nằm ngoài doanh nghiệp và có tác động, ảnh hưởng
đến doanh nghiệp. Người ta chia môi trường bên ngoài doanh nghiệp thành hai loại:
Thứ nhất là: Môi trường vĩ mô hay còn được gọi là môi trường tổng quát là môi
trường bao trùm lên hoạt động động của tất cả các tổ chức, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến các hoạt động của tất cả các tổ chức. Các thành phần chủ yếu của môi
trường vĩ mô bao gồm:
- Các yếu tố về kinh tế: bao gồm các yếu tố như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức độ
lạm phát, khả năng huy động vốn, thu nhập bình quân, các chính sách thuế, tài chính…
của quốc gia hay khu vực có ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp.
- Các yếu tố về chính trị, chính phủ và luật pháp: bao gồm hệ thống các quan điểm,
đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính
trị, những diễn biến chính trị… Các yếu tố này có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt
động của các doanh nghiệp.
- Các yếu tố tự nhiên: các điều kiện tự nhiên luôn là một yếu tố quan trọng trong
hoạt động mọi mặt của con người. Đồng thời nó là yếu tố đầu vào rất quan trọng cho
nhiều ngành kinh doanh. Tuy vậy, nếu không biết quan tâm tái tạo môi trường, doanh
nghiệp cũng như xã hội sẽ phải gánh chịu ngay những hậu quả nặng nề mà không cần
chờ đến các thế hệ kế tiếp.
- Các yếu tố về văn hóa xã hội: bao gồm một hệ thống những chuẩn mực và giá trị
được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể. Các yếu tố xã
hội có tác động chậm nhưng lâu dài và có hệ quả rất sâu rộng lên mọi mặt hoạt động của

doanh nghiệp.
- Các yếu tố về kỹ thuật và công nghệ: đây là một yếu tố rất năng động, chứa đựng
nhiều cơ hội và đe dọa đối với các doanh nghiệp. Chắc chắn sẽ có nhiều công nghệ tiên
tiến tiếp tục ra đời, tạo nên các cơ hội cũng như nguy cơ đối với tất cả các ngành công
nghiệp và các doanh nghiệp.
Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô nói trên có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách
độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác.
Thứ hai là: Môi trường vi mô hay còn gọi là môi trường ngành, bao gồm các
yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong
6


ngành kinh doanh đó. Theo quan điểm quản trị chiến lược của Michael Porter, giáo sư
Trường kinh doanh Harvard của Mỹ, phân tích rằng: đối với mỗi ngành, dù là trong hay
ngoài nước, năng lực cạnh tranh chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố thể hiện qua mô hình
sau:
Hình 1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh
Các đối thủ mới
tiềm ẩn
Nguy cơ có các đối thủ cạnh
tranh mới
Khả năng thương
lượng của người
cung cấp
Người cung cấp

Các đối thủ cạnh
tranh trong ngành

Khả năng

thương lượng
của người mua

Sự tranh đua giữa
các doanh nghiệp
hiện có mặt trong
ngành

Người mua

Nguy cơ do các sản phẩm và
dịch vụ thay thế
Sản phẩm
thay thế

(Nguồn: Chiến lược cạnh tranh, Michael E. Porter, năm 1996)
Mô hình này đã thể hiện một cách rõ nét năm nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh như sau:
- Một là, người cung ứng: Người cung ứng có thể khẳng định quyền lực của mình
đối với các thành viên trong cuộc thương lượng bằng cách đe dọa tăng giá hoặc
giảm chất lượng hàng hóa dịch vụ đã mua.
- Hai là, người mua: Có thể nói lý do tồn tại của các doanh nghiệp là để góp phần
làm tăng thêm giá trị cho các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng –
những người tiêu thụ sản phẩm của họ – và tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy khách hàng
là ân nhân của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại của nó, đồng thời cũng có thể có
những áp đặt quyền lực của người mua với doanh nghiệp và do đó khách hàng tạo
ra cả cơ hội lẫn rủi ro, đe dọa cho doanh nghiệp.

7



- Ba là, các đối thủ tiềm năng: Là nguy cơ đến từ những đối thủ mới hoặc sẽ gia
nhập của ngành. Những đối thủ mới của ngành mang đến năng lực sản xuất mới,
sự mong muốn chiếm lĩnh một thị phần nào đó và thường là những nguồn lực to
lớn. Giá bán có thể bị kéo xuống hoặc chi phí của các doanh nghiệp đi trước có thể
bị tăng lên và kết quả là làm giảm mức lợi nhuận.
- Bốn là, sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế phần lớn là kết quả của cuộc bùng
nổ công nghệ để tạo ra những sản phẩm mới có cùng công năng, thay thế sản phẩm
hiện tại. Người ta sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm thay thế khi giá cả của sản
phẩm hiện tại quá cao. Trường hợp thiếu vắng các sản phẩm thay thế, các sản
phẩm hiện tại trở nên luôn cần thiết đối với người sử dụng. Để duy trì sự cần thiết
đó, các doanh nghiệp cũng không ngừng hoàn thiện chất lượng, hạ thấp chi phí để
đảm bảo khả năng cạnh tranh hơn nữa.
- Năm là, các đối thủ cạnh tranh trong ngành: Có thể nói, lĩnh vực trung tâm của
việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chính là sự phân tích có
tính thuyết phục về các đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện có
trong ngành là một trong những yếu tố phản ánh bản chất của cạnh tranh. Sự có
mặt của các doanh nghiệp cạnh tranh chính trên thị trường và tình hình hoạt động
của họ là lực lượng tác động trực tiếp, mạnh mẽ và tức thì tới năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chính đóng vai trò chủ chốt, có khả năng
chi phối và khống chế thị trường. Các doanh nghiệp trong ngành cần phải nghiên
cứu, đánh giá khả năng của các doanh nghiệp cạnh tranh chính, để xây dựng cho
mình một chiến lược cạnh tranh thích hợp với năng lực cạnh tranh chung của
ngành.
Các yếu tố trên đồng thời tạo nên môi trường ngành mà M.Porter gọi là năm lực lượng
hay năm áp lực cạnh tranh trên thị trường ngành. Các áp lực này ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh trong ngành. Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thì
việc phân tích 5 áp lực cạnh tranh này là một điều tất yếu
1.3.2. Môi trường bên trong (hay môi trường nội bộ)
Tất cả các tổ chức đều có những điểm mạnh và yếu trong các lĩnh vực kinh doanh.

Những điểm mạnh và yếu bên trong cùng với những cơ hội và nguy cơ bên ngoài và
nhiệm vụ rõ ràng là những điểm cơ bản cần quan tâm khi thiết lập các mục tiêu và chiến
lược. Các mục tiêu và chiến lược được xây dựng nhằm lợi dụng những điểm mạnh và
8


khắc phục những yếu kém bên trong – những yếu tố mà nhà quản trị có thể kiểm sốt
được.
Trong doanh nghiệp bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong của nó, phải cố
gắng phân tích một cách kỹ lưỡng các yếu tố nội bộ đó nhằm xác định rõ các ưu điểm và
nhược điểm của mình. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt nhược điểm và
phát huy ưu điểm để đạt được lợi thế tối đa. Các yếu tố nội bộ chủ yếu bao gồm các lĩnh
vực chức năng như: nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển, sản xuất, tài chính kế
tốn, marketing…
1.3.3. Công cụ xác đònh chiến lược cạnh tranh:
Việc xác đònh chiến
lược mang tính nghệ thuật

Môi trường bên trong

cao, thể hiện ở việc vận
SWOT

lược. Có rất nhiều công cụ
chiến lược như công cụ Hộp
Trung

Quốc

(Chinese


Boxes), công cụ Xích giá trò

Môi trường bên ngoài

dụng các công cụ chiến

O

S

W

S1, S2, S3, …

W1, W2, W3,

S+O

W+O

S+T

W+T

O 1 , O 2, O 3, …

T
T 1, T 2, T 3, …


(Value Chain), công cụ GE
(General Electric Matrix),

Hình 1.6. Mô hình SWOT

công cụ vò thế cạnh tranh (Industry Maturity Competitive Position Matrix),...; tuy
nhiên do mục đích của đề tài không đi sâu vào thủ thuật xây dựng, lựa chọn chiến
lược,.. mà chỉ mang tính đònh hướng chiến lược. Vì vậy, chúng tôi chúng tôi chỉ trình
bày một công cụ mà các nhà hoạch đònh chiến lược thường sử dụng, đó là công cụ
ma trận SWOT (hình 1.6).
Ma trận SWOT là một công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà
quản trò hình thành các chiến lược, ma trận này biểu hiện 4 nhóm vấn đề cốt lõi trong
công tác quản trò nói chung và cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng của một
doanh nghiệp: (1) Strengths: Thế mạnh biểu hiện nền tảng trên đó chiến lược thành
công có thể được xây dựng và phát huy; (2) Weaknesses: Điểm yếu, sở đoản của
9


doanh nghiệp; (3) Opportunities: Những cơ hội của doanh nghiệp; (4) Threats: Những
nguy cơ đe dọa hoạt động của doanh nghiệp.
Việc sử dụng công cụ SWOT được tiến hành thông qua các bước cụ thể:
Bước 1: Liệt kê những vấn đề SWOT đã được phân tích, nhận diện vào bảng
ma trận, theo mức độ tầm quan trọng. [Ở đây, chúng ta có thể sử dụng các ma trận:
Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài (EFE) và ma trận ảnh hưởng của các yếu tố bên
trong (IFE), để lựa ra các vấn đề SWOT](1)
Bước 2: Đưa những vấn đề SWOT vào ma trận ở những ô thích hợp.
Bước 3: Phối hợp theo từng cặp những vấn đề SWOT.
Bước 4: Trên cơ sở phối hợp theo từng cặp trong bảng ma trận, tiến hành liên
kết đồng thời cả 4 vấn đề SWOT với nhau theo nguyên tắc “Phát huy thế mạnh, khắc
phục điểm yếu, tận dụng cơ hội, hạn chế rủi ro“. Từ đó doanh nghiệp có thể nhận

dạng được các chiến lược cạnh tranh của mình.
(2). Sau khi đưa ra các chiến lược có thể thực hiện được, cần chọn ra các chiến
lược cho doanh nghiệp theo đuổi. Các chiến lược chọn ra này phải xếp theo thứ tự ưu
tiên chiến lược nào thực hiện trước, chiến lược nào thực hiện sau.
Việc quyết đònh chọn chiến lược nào thuộc thẩm quyền của những nhà quản lý
cao nhất. Trong đề tài này chúng tôi chỉ đònh hướng những chiến lược thích hợp và
kiến nghò Bưu Điện tỉnh Đồng Nai theo đuổi dựa trên việc phân tích, đánh giá năng
lực của doanh nghiệp cũng như những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp gặp
phải khi thực hiện chiến lược.

(1)

Tiến trình các bước xây dựng ma trận EFE (External Factional Evaluation) và IFE (Internal
Factional Evaluation):
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết đinh đến sự thành công của doanh nghiệp (Từ 10 đến 20 yếu
tố);
Bước 2: Xác đònh mức độ quan trọng từ 0,0 (không quan trọng đến 1,0( rất quan trọng của từng yếu tố.
Bước 3: Xác đònh trọng số từ 1 đến 4 của từng yếu tố trong quan hệ với khả năng phản ứng của chiến lược hiện
tại của doanh nghiệp; 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là khá, 2 là trung bình và 1 là yếu.
Bước 4: Tính điểm từng yếu tố ngoại vò (ma trận EFE)/ hoặc nội vi (ma trận IFE).
Bước 5: Cộng tổng số điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố, nếu: Tổng điểm đạt 2,5 là trung bình; cao nhất là
4 và 1 là yếu.

10


1.4.

ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-KỸ THUẬT CỦA NGÀNH DỆT MAY.


Trong những năm gần đây, ngành dệt may được xem như ngành mũi nhọn bởi những ưu
thế như đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, nhân công dồi dào, rẻ, giải quyết được nhiều công
ăn việc làm và đóng góp phần lớn vào kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may tăng liên tục hàng năm từ 14%-29%, Năm
2008 tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 9,1 tỷ USD, tăng 20,6% so với năm 2007,
đứng thứ 2 sau dầu khí, với kế hoạch 10,5 tỷ USD năm 2009, chắc chắn ngành dệt may
Việt Nam không chỉ là ngành giải quyết được nhiều lao động mà còn là ngành có vị trí
đứng đầu về xuất khẩu.
Bảng 1.

KNXK dệt may Việt Nam giai đoạn 2000 đến 2008
Đvt: tỷ USD

Chỉ tiêu

2000

2001

2002

14,483

15,029

16,029

20,149

Tăng

25.48%
trưởng(%)

3.77%

6,65%

25,70% 31,54% 22,40% 22,78% 21,92% 29,5%

1,892

1,975

2,732

8.29%

4.39%

KNXK cả
nước

KNXK
Dệt may
Tăng
trưởng
(%)
Tỷ trọng
KNXK dệt
may/cả

nước

2003

3,609

2004
26,504

4,386

2005

2006

32,440

39,830

4,836

5,8

38,33% 32,10% 21,53% 10,26% 19,93%

2007
48,56

2008
62,9


7,8

9,1

34,4%

16,7%

13.06% 13.14% 17,04% 17,91% 16,55% 14,91% 14,56% 16,06% 29,5%
Nguồn: Vinatex

Có thể thấy kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may so với tổng kim ngạch xuất khẩu
trong cả nước chiếm tỷ trọng rất lớn từ 13% trở lên kể từ năm 2000. Tỷ trọng kim ngạch
xuất khẩu dệt may so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ngày càng gia tăng, điều
này càng thể hiện thế mạnh của ngành dệt may Việt Nam đang trên đà phát triển góp
phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng bình
quân của kim ngạch xuất khẩu dệt may là (19,26%) là tương đối bằng so với tốc độ tăng
trưởng bình quân của tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (19,76%).

11


Tuy nhiên, giá trị nội địa hóa mà sản phẩm dệt may Việt Nam còn rất thấp chỉ ở
mức 30-40%, một trong lý do dẫn đến điều này là phần lớn nguyên liệu, phụ liệu máy
móc cho ngàng này đều phải nhập khẩu. Năm 2008 Việt Nam nhập khẩu 200.000 tấn
bông (99%), 180 tấn xơ tổng hợp (90%). Nhằm khắc phục tình trạng này, chiến lược
phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm
2020 vừa được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 10/3/2008 tại Quyết định
36/2008/QĐ-TTg. Chiến lược đưa ra mục tiêu cụ thể giai đoạn 2008-2010, ngành dệt

may tăng trưởng sản xuất hàng năm từ 16-18%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 20%. Giai
đoạn 2011-2020, tăng trưởng sản xuất hàng năm từ 12-14%, tăng trưởng xuất khẩu đạt
15%. Doanh thu toàn ngành đến 2010 đạt 14,8 tỷ USD, tăng lên 22,5 tỷ USD vào năm
2015 và lên 31 tỷ USD trong đó, xuất khẩu đạt 25tỷ USD vào năm 2020.

1.4.1. Nguồn nguyên liệu:
Những năm gần đây, chủ trương của ngành dệt may là tập trung phát triển hai lĩnh vực
mũi nhọn: trồng bông và kéo sợi, hiện nay cả nước có khoảng 30.000 ha bông cung cấp
khoản 15.000 tấn bông xơ hàng năm, tương đương hơn 15% nhu cầu của các doanh
nghiệp. Diện tích trồng bông chủ động tưới tiêu vào khoản 6.000 ha, chiếm 20%, còn lại
phụ thuộc vào thời tiết tư nhiện, điều này khiến năng suất trồng bông thấp và hiệu quả so
sánh với các loại cây công nghiệp khác không cao. Sang những năm sau này, Tổng công
ty dệt may có chủ trương mở rộng diện tích trồng bông nhất là những vùng có nước tưới
tại Miền Trung và Tây Nguyên để đạt mức sản lượng 30.000 tấn bông sơ, cung cấp
khoản 30% nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước.
Mặc dù ngành dệt may đã rất cố gắng nhưng chỉ đủ đáp ứng 30% nhu cầu trong nước,
còn 70% còn lại phải nhập khẩu. Cả một ngành công nghiệp dệt may gần như hoàn toàn
phụ thuộc vào nước ngoài. Điều đó làm cho ngành dệt may của nước ta giảm sức cạnh
tranh rất lớn so với những nước có nguyên liệu tại chỗ.
Là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của VN, tốc độ tăng trưởng 20%/năm, kim
ngạch xuất khẩu ngành dệt may chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Thế nhưng giá trị thu về từ xuất khẩu dệt may là rất thấp, bởi dệt may VN chủ yếu là gia
công cho nhà nhập khẩu nước ngoài.

12


Theo thống kê của Bộ Thương mại, trong tháng 7-2007, kim ngạch nhập khẩu nguyên
phụ liệu dệt may, gồm bông, sợi, xơ đã tăng 32% so với cùng kỳ năm 2006, đạt trên 200
triệu USD.

Trước đó, tháng 6-2007, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt 250 triệu
USD, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng đầu năm, nhập khẩu
nguyên phụ liệu dệt may đạt khoảng 1,3 tỉ USD, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm
2006.
Hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu để bảo đảm sản xuất cần đến 95% xơ bông,
70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi. Qua đó, có
thể thấy rằng cả một ngành công nghiệp dệt may gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước
ngoài.
1.4.2. Thiết bị sản xuất:
Theo số liệu của Bộ Công nghiệp cho thấy, phần lớn giá trị máy móc thiết bị sản
xuất công nghiệp chỉ còn 30% so với giá trị ban đầu và đã lạc hậu hơn 30 năm. Như
ngành dệt may, 45% thiết bị máy móc cần phải đầu tư nâng cấp và 30-40% cần thay thế.
♦ Đối với ngành kéo sợi :
Kết quả khảo sát tại các doanh nghiệp có thiết bị kéo sợi cho thấy trình độ công
nghệ đa số vẫn là trung bình và lạc hậu, cụ thể như sau: 10% thiết bị được đầu tư từ các
nước có trình độ tiên tiến (Tây Âu và Nhật Bản) và sử dụng trong vòng 5 năm (từ năm
2000 trở lại đây); 11% thiết bị đã được sử dụng từ 5-10 năm, được đầu tư từ Tây Âu,
Nhật Bản hoặc Ấn Độ và Trung Quốc; 33% thiết bị đã được sử dụng 10-20 năm, chất
lượng trung bình và tùy thuộc vào trình độ quản lý sử dụng của doanh nghiệp; 46% thiết
bị đã được sử dụng trên 20 năm, chất lượng xuống cấp nghiêm trọng, ngoại trừ tại một
số doanh nghiệp có quản lý tu sửa tốt.
♦ Ngành dệt thoi:
Hầu hết thiết bị công nghệ của các doanh nghiệp với các mặt hàng, năng suất và
chất lượng trung bình. Do đó, hầu hết vải dệt thoi trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu làm hàng xuất khẩu.
Đặc điểm nổi bật của sản phẩm dệt thoi của Việt Nam là:
-Sản lượng còn thấp, chủng loại mặt hàng chưa đa dạng, chất lượng thấp và
không ổn định về độ đồng đều màu và độ bền màu của vải nhuộm, giá cả không cạnh
13



tranh, khâu tiếp thị lưu thông còn yếu kém nên phần lớn chỉ tiêu thụ được ở thịtrường
trong nước.
-Vải dệt thoi xuất khẩu và cung cấp cho may xuất khẩu còn thấp (khoảng
20%). Những yếu kém này làm giảm hiệu quả đầu tư, kéo dài thời gian thu hồi vốn và trả
nợ ngân hàng.
-Ngoài việc còn tồn tại một lượng lớn các thiết bị quá lạc hậu, là việc thiếu kỹ
năng kỹ thuật chuyên môn ngành dệt như vấn đề quản lý kỹ thuật, công tác phát triển
mặt hàng mới chưa được chú trọng, chưa tạo ra một bước đột phá về chất lượng vải dệt.
♦Ngành dệt kim :
Trình độ công nghệ ở mức trung bình khá, vì là sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang
thị trường Mỹ nên được các doanh nghiệp quan tâm đầu tư cải thiện chất lượng sản
phẩm nâng tính cạnh tranh trên thị trường.
♦Ngành may mặc :
Ngành may mặc Việt Nam phát triển khá nhanh trong 15 năm nay, đặc biệt là
trong 5 năm gần đây cùng với việc mở cửa thị trường Hoa Kỳ. Trình độ ngành may mặc
Việt Nam không cách xa với mức tiên tiến trên thế giới và là ngành được đánh giá có
trình độ công nghệ khá.
1.4.3. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
Như ta đã biết, sản phẩm ngành dệt may là mặt hàng nhu yếu phẩm quan trọng
trong đời sống con người, nó có tính chất thời trang, rất đa dạng và phong phú, có thể liệt
kê một số như:
Sản phẩm của ngành dệt gồm: Vải: vải polyester, lụa, khăn
Chỉ sợi: sợi xơ PE,TC,TR, cotton, polyester, Spandex, chỉ may, chỉ thêu,
Đai: nylon, poly, PP, cotton …

Sản phẩm của ngành may: Áo Jacket, Quần áo lót, Quần áo thể thao, Quần tây,
váy ngắn, Sản phẩm Jean, Túi xách, balo, Áo thun, Áo sơ mi cao cấp, Gối, khăn trải
giường, Veston nam nữ, Áo khoác, Phụ kiện quần áo …
Phần lớn hàng dệt may của Việt Nam gia công theo mẫu mã thiết kế, nhãn hiệu của nước

ngoài, chưa có thương hiệu mạnh, chưa khẳng định được vị thế của nhãn hiệu của mình

14


trên thị trường quốc tế, nên ngành dệt may của Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào
nguồn nguyên liệu các đối tác nước ngoài.

Ngành dệt may đang cố gắng ngày càng cân bằng hơn giữa thị trường nội địa và
thị trường xuất khẩu để đem lại cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm tốt nhất.
Thương hiệu, thời trang là mục tiêu dài hạn còn trước mắt mà ngành dệt may phải tập
trung phát triển thị trường nội địa bằng việc giảm chi phí sản xuất và giá cả.
- Về thị trường nội địa: Ngành dệt may nên chú trọng hơn nữa thị trường nội địa, mở
rộng hệ thống phân phối tới các vùng sâu, vùng xa, đặc biệt đẩy mạnh hàng hóa vào các
siêu thị và trung tâm thương mại.
+ Mở rộng hệ thống phân phối bán lẻ ngay trong nước, đầu tư rốt ráo cho thời trang ứng
dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của đại bộ phận người dân chính là con đường đã
được vạch lối, định hướng để ngành dệt may duy trì sản xuất, giảm bớt tác động tiêu cực
từ việc thu hẹp thị trường xuất khẩu.
Riêng Vinatex vẫn tiếp tục mở rộng hệ thống bán lẻ trên cả nước, đưa hàng tới càng gần
với các khu dân cư càng tốt. Đến nay, hệ thống bán lẻ của Vinatex đã phát triển tới 22
tỉnh, thành phố, với tổng số 55 siêu thị. Ngoài ra, Vinatex còn mở hơn 20 cửa hàng thời
trang lớn nhỏ khác... Mức tăng trưởng nội địa của Vinatex cũng lên tới 40%/năm. Ở thời
điểm khó khăn như năm 2009, nhắm vào thị trường trong nước được Vinatex coi là
hướng đi giúp ổn định việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động...
Trong bối cảnh này, ngành Dệt may hạ quyết tâm không đầu tư lớn trong khâu phân
phối, mà tổ chức phân chia loại sản phẩm, cấp chất lượng sản phẩm, khu vực phân phối
trong các DN, và cũng tránh tình trạng cạnh tranh nội bộ... Tích cực tìm giải pháp, nhưng
các DN cũng hi vọng, người tiêu dùng trong nước sẽ chung tay ủng hộ hàng "nội", giúp
ngành Dệt may giảm bớt áp lực trong giai đoạn khó khăn này.

- Về thị trường xuất khẩu: tiếp tục giữ vững các thị trường truyền thống như: Mỹ, EU,
Nhật, Đài Loan, Mexico, Canada…đồng thời khai thác triệt để các thị trường mới, thị
trường phi hạn ngạch như: Châu Á, Châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ.
Năm 2009, ngành Dệt may Việt Nam đã chủ động tìm kiếm những giải pháp để vượt qua
cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu. Thị trường Mỹ đã cắt giảm nhập khẩu hàng dệt may
15


hơn 20%. Con số tương tự ở Nhật Bản là 15%. Quan trọng hơn nữa, giá bán hàng hóa tại
các nước phát triển cũng giảm tới 20%. Nhiều hệ thống phân phối, siêu thị tại các nước
như Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia thuộc EU tạm đóng cửa, ngưng bán hàng.
Thế mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam là dòng sản phẩm cao cấp, nhắm vào
đối tượng khách hàng từ trung lưu trở lên. Nhưng hiện tại, sức mua của phân khúc này
đang suy yếu rõ rệt, người tiêu dùng có xu hướng "thắt lưng buộc bụng", nên đã ảnh
hưởng tới khả năng cạnh tranh của các DN trong nước…
Do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, không có đầu ra, nên hàng hóa từ Thái Lan, Trung
Quốc đang có nguy cơ tràn vào Việt Nam bằng nhiều con đường, kể cả nhập lậu. Ý thức
được điều này, các DN dệt may ra sức bảo vệ thị trường nội địa trước sức tiến công của
hàng ngoại giá rẻ.
1.4.4. Ý nghĩa của ngành với nền kinh tế xã hội.
Sản phẩm của ngành dệt may là mặt hàng nhu yếu phẩm quan trọng trong đời
sống con người, có tính chất thời trang. Ngành dệt may là ngành công nghiệp chủ yếu
tạo nguồn thu ngoại tệ nhiều cho đất nước, trong vài năm gần đây, ngành dệt may được
xem như ngành “mũi nhọn”, bởi những ưu thế: đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh, nhân công
dồi dào và rẻ, giải quyết được nhiều công ăn việc làm, đóng góp phần lớn vào kim ngạch
xuất khẩu.
- Ngành dệt may góp phần thực hiện thành công công nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nước:
Phát triển ngành dệt may thông qua việc cải tiến công nghệ, tăng năng suất lao
động, tăng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. Hơn

nữa, thị hiếu về may mặc trong đời sống hiện đại ngày càng cao, đối thủ cạnh tranh của
ngành dệt may xuất khẩu không chỉ là đối thủ nước ngoài, các tập đoàn đầu tư trong
nước mà còn chính các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước. Nhờ sự phát triển công nghệ
qui mô toàn cầu và sự phân công và hợp tác lao động quốc tế, mà ngành dệt may Việt
Nam có khả năng “chen chân” vào thị trường thế giới. Khách hàng đã “đổ” vào Việt
Nam gia công hàng dệt may nhờ ngành dệt may đã có nhiều năm tích lũy kinh nghiệm
quản lý, có đội ngũ lao động biết nghề, thiết bị ngày càng trang bị khá tiên tiến, chất
lượng sản phẩm dệt may càng cao, giá nhân công rẻ.
16


- Ngành dệt may góp phần giải quyết vấn đề việc làm và thúc đẩy hình thành thị
trường lao động và phân công lao động.
Ngành dệt may sử dụng nhiều lao động, phù hợp với các nước có nguồn nhân
công dồi dào như Việt Nam, hiên số lao động trong ngành dệt may là 2 triệu người (so
với năm 2000 là 1,6 triệu người). Lương công nhân đã có sự gia tăng đáng kể; 1-1,2 triệu
đồng/tháng (năm 2002 là từ 700-800 ngàn đồng/tháng). Ngành dệt may phát triển trên
qui mô rộng lớn trong cả nước tạo thuận lợi cho người lao động lựa chọn, thay đổi nơi
làm việc thích ứng với mình, điều đó góp phần thúc đẩy quá trình phân công lao động
hợp lý trên qui mô toàn xã hội, tạo điều kiện nâng cao tay nghề, trình độ khoa học kỹ
thuật và kỷ luật công nghiệp, nguy cơ bị thất nghiệp càng lớn thúc đẩy người lao động
phải tự hoàn thiện mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Chương 1 tác giả đã nêu một cách khái quát về tổng quan ngành dệt may Việt
Nam, những đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của ngành dệt may, những thuận lợi và khó khăn
mà ngành dệt may gặp phải và đương đầu trong thời kỳ hội nhập và ý nghĩa của ngành
với nền kinh tế xã hội.
Những vấn đề nêu trong chương 1 sẽ làm cơ sở để phân tích thực trạng hoạt động
kinh doanh của Tổng Công ty Phong Phú ở chương sau, đồng thời cũng là căn cứ để rút
ra các giải pháp định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty ở chương 3.


17


CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY PHONG PHÚ
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY PHONG PHÚ.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
2.1.1.1. Giới thiệu khái quát.
 Tên gọi: TỔNG CÔNG TY PHONG PHÚ
 Tên giao dịch: PHONG PHU CORPORATION
 Tên viết tắt: PHONG PHÚ CORP
 Trụ sở chính: Phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, TP.HCM
 Điện thoại: 8963533/4/5 - 8960731 / (84-8) 8966088
 Website: www.phongphucorp.com
 Email:
 Ngành nghề kinh doanh:

- Sản xuất và kinh doanh sợi, vải, khăn, chỉ thêu, sản phẩm may mặc.
- Kinh doanh bông, xơ, hóa chất, thuốc nhuộm, máy móc, phụ tùng phục vụ
ngành dệt may.
- Kinh doanh nhà, xây dựng và cho thuê hạ tầng cơ sở khu công nghiệp, nhà
xưởng, kho bãi phục vụ các mục đích kinh doanh.
- Mua bán hàng thời trang, thực phẩm công nghệ, hóa mỹ phẩm, nông lâm –hải
sản, thủ công mỹ nghệ, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, vật liệu điện, điện
tử, đồ nhựa.
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh khu du lịch.
- Dịch vụ ăn uống và trò chơi giải trí.
- Dịch vụ du lịch, khách sạn.
- Khai thác, chế biến và kinh doanh lâm sản, khoáng sản, đá, cát, sỏi.

- Sản xuất và kinh doanh điện năng.

18


×