Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.92 KB, 17 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH
DOANH NHẬP KHẨU.
I. NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU.
1. Khái niệm về nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
1.1. Khái niệm về nhập khẩu.
Sự phát triển của nền sản xuất thế giới cùng với sự phát triển của phân
công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu rộng khiến cho
sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia, giữa các khu vực kinh tế
ngày càng gia tăng. Trước xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, việc mở cửa và hội
nhập kinh tế là yêu cầu tất yếu và khách quan đối với mỗi quốc gia, nếu như
quốc gia đó không muốn rơi vào tình trạng trì trệ và kém phát triển. Một quốc
gia có các hoạt động thương mại quốc tế phát triển thì chắc chắn sẽ là một quốc
gia có nền kinh tế phát triển.
Thương mại quốc tế bao gồm hai bộ phận cấu thành là hoạt động xuất
khẩu và hoạt động nhập khẩu. Giữa chúng có mối liên hệ mật thiết: hoạt động
nhập khẩu góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu; còn
hoạt động xuất khẩu sẽ thu về ngoại tệ để phục vụ nhập khẩu.
Hoạt động nhập khẩu được hiểu là quá trình mua hàng hóa, dịch vụ của
một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ở quốc gia này từ một doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ở một quốc gia khác trên nguyên tắc thị
trường thế giới nhằm mục đích phục vụ sản xuất trong nước hoặc tái xuất khẩu
từ đó thu được lợi nhuận.
Hoạt động nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nền kinh
tế của mỗi quốc gia bởi những lợi ích to lớn mà nó đem lại:
- Nhập khẩu góp phần nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế, thúc đẩy sự
phát triển của xã hội, cải thiện đời sống dân sinh.
- Nhập khẩu góp phần thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng, sự chuyển
dịch cơ cấu của nền kinh tế.
- Nhập khẩu cung cấp nguyên vật liệu, máy móc, các yếu tố cần thiết
khác cho quá trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất,
thúc đẩy xuất khẩu và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.


1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng kinh tế phản ánh mối tương quan
giữa kết quả của một hoạt động kinh doanh và chi phí đã bỏ ra để đạt được kết
quả đó.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất
hàng hóa, nó cho biết chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của
mỗi doanh nghiệp, cho thấy khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng các
nguồn lực để đạt được mục tiêu kinh tế-xã hội đã đề ra. Mức độ hiệu quả của
hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ năng lực của mỗi doanh
nghiệp cũng như sự phát triển của nền kinh tế.
Tương tự như vậy, có thể hiểu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là một đại
lượng kinh tế phản ánh mối tương quan giữa kết quả đạt được của một hoạt
động kinh doanh nhập khẩu và toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Ta
có thể lượng hóa mối quan hệ đó thông qua hai công thức chung sau:
HQ1 = KQ - CF và HQ2 = KQ/CF
Trong đó:
HQ1: Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tuyệt đối.
HQ2: Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tương đối.
KQ: Kết quả đạt được từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu.
CF: Chi phí đã bỏ ra.
2. Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.
Việc phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp cũng
dựa trên các cách thức phân loại hiệu quả kinh doanh nói chung. Hiệu quả kinh
doanh được phân loại theo các tiêu thức khác nhau để thuận tiện cho việc quản
lý và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tương ứng với mỗi tiêu thức, hiệu quả kinh
doanh sẽ được phân chia thành các loại khác nhau. Cu thể:
2.1. Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối và hiệu quả kinh doanh tương đối.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được phân chia thành hiệu quả
tuyệt đối và tương đối dựa vào phương pháp tính toán hiệu quả.
Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối cho biết lượng hiệu quả của từng phương

án kinh doanh riêng biệt, từng thời kỳ kinh doanh, từng doanh nghiệp. Đó là
mức chênh lệch giữa kết quả kinh doanh và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
đó.
Hiệu quả kinh doanh tương đối cho biết trình độ sử dụng các yếu tố sản
xuất, trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Thực chất, đó là sự so sánh
giữa các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối khác nhau của doanh nghiệp.
2.2. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận.
Hiệu quả kinh doanh được phân chia thành hiệu quả kinh doanh tổng hợp
và bộ phận dựa trên phạm vi tính toánh hiệu quả.
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp được tính chung cho toàn doanh nghiệp
cũng như cho tất cả các bộ phận, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh doanh bộ phận được tính riêng cho từng bộ phận kinh
doanh, từng yếu tố sản xuất kinh doanh riêng biệt của doanh nghiệp.
2.3. Hiệu quả kinh doanh trước mắt và hiệu quả kinh doanh lâu dài.
Việc phân chia hiệu quả kinh doanh thành hiệu quả trước mắt và hiệu quả
lâu dài dựa trên thời gian mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Hiệu quả kinh
doanh trước mắt được tính toán trong một khoảng thời gian ngắn còn hiệu quả
kinh doanh lâu dài được tính toán trong một khoảng thời gian dài. Doanh nghiệp
cần phải có sự kết hợp hài hóa giữa hai loại kết quả này, các hiệu quả kinh
doanh trước mắt phải là cơ sở, tiền đề để doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả
kinh doanh lâu dài trong tương lai.
2.4. Hiệu quả tài chính và hiệu quả chính trị - xã hội.
Cách phân loại này dựa trên các khía cạnh khác nhau của hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả tài chính được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về thu chi trực
tiếp của doanh nghiệp, nó cho biết hiệu quả hoạt động kinh doanh thu được từ
các hoạt sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả chính trị - xã hội của doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp đó được xem xét trên khía cạnh chính trị - xã hội – môi trường.

3. Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
của doanh nghiệp.
Phương hướng chung để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của
doanh nghiệp là thực hiện các biện pháp nhằm làm tăng doanh thu nhập khẩu
hoặc làm giảm chi phí nhập khẩu, hoặc làm cho tốc độ tăng doanh thu nhập
khẩu lớn hơn tốc độ tăng chi phí nhập khẩu. Đây chính là ba phương hướng cơ
bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Các biện
pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của các doanh nghiệp là khác
nhau, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp và phương hướng
nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mà doanh nghiệp lựa chọn.
* Tăng doanh thu nhập khẩu.
Đây là một trong những phương hướng cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Để tăng doanh thu doanh nghiệp phải thúc
đẩy việc tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu, thực hiện các biện pháp marketing để thu
hút khách hàng, mở rộng đoạn thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp, nâng cao
chất lượng hàng hóa nhập khẩu để có thể bán được nhiều hơn, hoặc nâng cao
giá bán…
* Giảm chi phí nhập khẩu.
Giảm chi phí nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp có thể giảm giá bán, nâng
cao sức cạnh tranh của hàng hóa, từ đó doanh nghiệp có thể gia tăng lượng bán
hoặc gia tăng lợi nhuận, khi đó hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh
nghiệp cũng tăng theo.
* Thực hiện các biện pháp để tốc độ tăng doanh thu nhập khẩu lớn hơn
tốc độ tăng chi phí nhập khẩu.
Việc giảm chi phí nhập khẩu đôi khi khó có thể thực hiện được, đặc biệt
đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn. Khi đó, doanh nghiệp phải tìm mọi
biện pháp để thay đổi mối tương quan giữa doanh thu và chi phí theo chiều
hướng có lợi, cụ thể là làm cho tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng
chi phí, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.
4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh

nghiệp.
Nhập khẩu và nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu góp phần thúc
đẩy sự mở cửa hội nhập của nền kinh tế, đồng thời xóa bỏ tình trạng trì trệ, độc
quyền của nền kinh tế trong nước.
Hoạt động nhập khẩu sẽ bổ xung các mặt hàng mà nền sản xuất trong
nước không thể sản xuất hoặc sản xuất không hiệu quả hay không đủ đáp ứng
nhu cầu trong nước, qua đó khắc phục tình trạng mắt cân bằng cung cầu, ổn
định thị trường trong nước:
- Thông qua nhập khẩu, mỗi quốc gia có thể tiêu dùng vượt ra khả năng
sản xuất của mình. Khẳ năng sản xuất của mỗi quốc gia không phải là vô hạn,
mà bị chi phối bởi nhiều yếu tố (nguồn nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, nguồn
vốn, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật trong nước…), trong khi đó nhu cầu
tiêu dùng của người dân trong nước là vô cùng phong phú và luôn luôn thay đổi,
dẫn đến việc sản xuất trong nước không thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.
Nhập khẩu sẽ làm tăng số lượng và đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường
nội địa, qua đó sẽ thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
- Hoạt động nhập khẩu sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền sản
xuất trong nước. Trên thị trường không chỉ có sự cạnh tranh giữa các mặt hàng
nội địa với nhau mà còn có thêm sự cạnh tranh, đe dọa đến từ các mặt hàng
ngoại nhập. Sự cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt và khốc liệt hơn, các doanh nghiệp
kinh doanh không thực sự hiệu quả sẽ không thể tồn tại và đứng vững trên thị
trường. Điều này sẽ buộc các doanh nghiệp trong nước phải không ngừng hoàn
thiện quy trình sản xuất, giảm thiểu chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản
phẩm…nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, qua đó có thể đứng
vững và tiếp tục phát triển.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, việc nâng cao hiệu quả kinh
daonh nhập khẩu là yêu cầu tất yếu, xuất phát từ thực tế khách quan là sự có hạn
của nguồn lực sản xuất mà doanh nghiệp sở hữu. Nguồn lực sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp bao gồm vốn, trang thiết bị kỹ thuật, nguồn nhân lực,
trình độ quản lý… tất cả đều là hữu hạn. Để kinh doanh thành công đòi hỏi các

doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực hữu hạn đó một cách hợp lý. Khi
tham gia vào hoạt động nhập khẩu, ngoài vốn (cụ thể là ngoại tệ) bỏ ra để mua
hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ phải tiêu tốn thời gian; lao động; chi phí
thuê kho, vận chuyển; chi phí quản lý bán hàng; chi phí cho các hoạt động
khuyến mãi, thúc đẩy bán hàng … sự lãng phí, không hiệu quả trong bất kỳ hoạt
động nào cũng sẽ làm tăng thêm chi phí nhập khẩu và sẽ làm tăng giá thành
nhập khẩu, ảnh hưởng trực tiếp tới việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp. Do đó các doanh nghiệp luôn phải tìm cách nâng cao hiệu quả kinh
doanh nhập khẩu trên cơ sở chí phí bỏ ra là tối thiểu nhưng hiệu quả đạt được là
tối đa.

×