Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.16 KB, 8 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH
I. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình đến năm 2015
1. Quan điểm phát triển
*) Ưu tiên tăng trưởng kinh tế cao, hiệu quả nhưng phải bền vững trên cơ sở
đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH gắn với quá trình đô thị hóa, xây dựng
nông thôn theo hướng đô thị hóa văn minh, xây dựng các khu, cụm công nghiệp và
mạng lưới kết cấu hạ tầng hiện đại. Tập trung khai thác và phát huy các lợi thế so sánh
về vị trí địa lý và nguồn nhân lực của huyện.
*) Phát triển kinh tế nhiều thành phần, năng động, linh hoạt và hiệu quả phù
hợp với kinh tế thị trường. Gắn phát triển kinh tế của huyện với phát triển kinh tế chung
của toàn tỉnh. Kết hợp tiềm năng của huyện với hoạt động đầu tư từ ngân sách của tỉnh
và Trung Ương để thu hút đầu tư từ các khu vực khác ngoài huyện.
*) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, đảm bảo an
ninh quốc phòng nhằm tạo sự ổn định vững chắc cho mục tiêu tăng trưởng, trong đó coi
trọng nhân tố con người bao gồm việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và đội
ngũ cán bộ.
2. Mục tiêu phát triển và một số chỉ tiêu cụ thể (
1
)
*) Kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế theo giá trị gia tăng của huyện Gia Bình bình quân
cả giai đoạn 2011 – 2015 đạt trên 13 %/năm trong đó CN – XD tăng 17 – 18%/năm;
Dịch vụ khoảng 12 – 19%/năm; Nông – Lâm – Thủy sản tăng trên 3%/năm. Giá trị sản
xuất bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đến năm 2010 đạt trên 15 triệu
đồng/người, năm 2015 đạt trên 25 triệu đồng/người. Đưa cơ cấu kinh tế theo hướng ưu
tiên phát triển công nghiệp. Tỷ trọng khối Nông nghiệp năm 2010 khoảng 40%, năm
2015 khoảng 30%; Tỷ trọng CN – XD năm 2010 đạt 30% năm 2010 và năm 2015 đạt
trên 38%; Tỷ trọng khối ngành Dịch vụ chiếm khoảng 30% năm 2010 và 32% năm
2015.
Để đạt được các mục tiêu phát triển KH-XH như trên huyện có phương án tăng


trưởng như sau:
Bảng 19: Phương án tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2015
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2010
Năm
2015
Nhịp độ tăng trưởng (%)
2006 - 2010 2011 - 2015
1( ) Báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Gia Bình đến năm 2020
Tổng giá trị sản xuất (giá
so sánh năm 1994) 794.805 1.306.848 1353.000 12.46 13
Tỷ trọng so với tỉnh (%) 8.5 9.0 9.5
Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội huyện Gia Bình đến năm 2020
Tổng nhu cầu vốn đầu tư tính theo phương án này là 5000 tỷ đồng (tính theo
giá so sánh 1994), bình quân 1000 tỷ đồng/năm giai đoạn 2011- 2015. Trong đó vốn
đầu tư từ ngân sách địa phương đáp ứng được 28- 30% nhu cầu vốn, nguồn vốn từ các
cá nhân, doanh nghiệp ước tính chiếm khoảng 20 -25% nhu cầu vốn đầu tư. Vốn tín
dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương ước tính đáp ứng được 20 – 22% tổng
nhu cầu đầu tư. Phần vốn còn thiếu xin hỗ trợ từ cấp trên và từ các tổ chức khác.
Phương án này tính toán dựa trên việc huy động tối đa các nguồn lực của huyện và tạo
điều kiện thu hút đầu tư từ khu vực ngoài huyện, các khu, cụm công nghiệp thu hút
được các dự án đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Đẩy mạnh phát triển các
làng nghề, ngành nghề truyền thống, khôi phục các làng nghề như: nghề nón là ở làng
Môn Quảng, nghề trồng dưa ở làng Yên Việt.
*) Xã hội
Tốc độ tăng dân số tự nhiên của huyện đạt dưới 0,93% vào năm 2010; khoảng

0,91% vào năm 2015. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đến2010 xuống
14%, đến năm 2015 xuống 10%.
Hoàn thành phổ cập trung học phổ thông vào năm 2010 phấn đấu đến năm
2015 huyện có 100% trường đạt chuẩn quốc gia và 100% trường được kiên cố hóa. Kế
hoạch năm 2010 có từ 10 – 15% số lao động được đào tạo nghề và năm 2015 con số
này tăng lên 30%. Trung bình mỗi năm huyện giải quyết việc làm cho 1500 – 2000
người trong độ tuổi lao động và kế hoạch năm 2015 giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị
xuống 3%. Ngoài ra, kế hoạch của huyện đến năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn
1,5 – 2%/năm.
Kế hoạch đến năm 2010 có 80% số hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh và
năm 2015 khoảng 90% số hộ gia đình sử dụng nước sạch hợp vệ sinh.
*) An ninh – Quốc phòng
Giữ vững trật tự xã hội và an ninh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn
dân và an ninh nhân dân. Gắn phát triển kinh tế xã hội với củng cố quốc phòng – an
ninh, từng bước xây dựng khu vực phòng thủ huyện ngày càng vững chắc.
*) Tài nguyên và môi trường
Về tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hóa vật thể và
phi vật thể với mục tiêu phát triển khu du lịch sinh thái.
Về môi trường, phấn đấu 100% xã, thị trấn có đội tự quản về vệ sinh môi
trường, 100% hộ gia đình cam kết bảo vệ môi trường trước năm 2010 và 100% rác thải,
nước thải y tế, trên 70% rác thải sinh hoạt, chất thải trong sản xuất được thu gom xử lý
bằng công nghệ thích hợp và đến năm 2015 sẽ có 100% chất thải trong sản xuất được
thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn.
II. Phương hướng huy động và sử dụng vốn đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội
huyện trong thời gian tới
1. Phương hướng huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
Vốn ngân sách: Tăng tỷ lệ tích lũy nội bộ và có các biện pháp khuyến khích
tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Kêu gọi Trung ương và tỉnh đầu tu vào các công trình
kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, cung cấp điện, thủy lợi…

Vốn từ hộ gia đình và các doanh nghiệp: Cải cách hành chính, tạo môi trường
đầu tư thông thoáng và có các biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp
bỏ vốn vào xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.
Vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài huyện: Cải cách
hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
và từ tỉnh ngoài, khuyến khích các dự án đang hoạt động mở rộng đầu tư mở rộng sản
xuất.
2. Phương hướng sử dụng vốn đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội
Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Sẽ được tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội bao gồm đường giao thông, kể cả giao thông nông thôn, cầu cống,
chương trình cấp nước sạch, phát triển mạng lưới điện, phát triển hệ thống thuỷ lợi, phủ
xanh đồi trọc, các chương trình phát triển giáo dục đào tạo, văn hoá, y tế, xã hội,
chương trình xoá đói giảm nghèo; đầu tư vào hàng hoá, dịch vụ cho an ninh, quốc
phòng...; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn vốn của các thành phần kinh tế
hoặc vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Nguồn vốn của dân cư và tư nhân: Sẽ được khuyến khích trực tiếp đầu tư vào
các lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo định hướng của kế hoạch; với bất kỳ hình thức
đầu tư nào như liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư với các thành phần kinh tế trong
nước và ngoài nước. Chủ đầu tư sẽ tìm kiếm cơ hội đầu tư thông qua những chính sách
khuyến khích của Đảng và nhà nước trong kỳ kế hoạch và thông qua tín hiệu của thị
trường.
III. Một số giải pháp nâng cao vai trò vốn đầu tư với phát triển kinh tế - xã hội
huyện Gia Bình.
a. Giải pháp nâng cao khả năng huy động và sử dụng vốn ngân sách
1.1 Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn ngân sách nhà nước
Thứ nhất, tăng tỷ trọng thuế trực thu trong NSNN. Tăng tỷ trọng bằng cách mở
rộng diện nộp thuế thu nhập đối với đối tượng là doanh nghiệp và cá nhân có thu nhập
cao trên địa bàn huyện nhằm tạo nguồn thu ổn định và điều tiết thu nhập tạo công bằng
xã hội. Tuy nhiên, việc mở rộng cơ sở thuế đối với nhóm người có thu nhập thấp hơn
phải được tiến hành dần dần để tránh tác dụng ngược.

Thứ hai, quan tâm nhiều hơn đến thuế đánh vào tài sản nhằm khuyến khích sử
dụng các loại tài sản tài nguyên hợp lý và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc đánh thuế tài sản
vào tài sản bất động sản đã giúp giảm hiện tượng đầu cơ.
Thứ ba, xem xét kỹ các đối tượng được miễn trừ do miễn trừ thuế sẽ phá vỡ
chuỗi thuế giá trị gia tăng, một trong những nguồn thu chính từ thuế trong ngân sách.
Thứ tư, tăng cường tuyên truyền đối với các đối tượng nộp thuế trên địa bàn
huyện nhằm nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Dần dần đưa ý thức chấp hành pháp luật mói chung và luật thuế nói riêng trở thành một
tiêu chuẩn đo lường đạo đức xã hội.
Thứ năm, thường xuyên đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế…nhằm
ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong việc thực hiện
chính sách thuế. Nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị đối với các cơ quan các cấp có
thẩm quyền tỉnh Bắc Ninh ban hành qui chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng của
Nhà nước với cơ quan quản lý thuế để cung cấp thông tin và thực hiện đồng bộ các biện
pháp quản lý thu thuế.
Thứ sáu, đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao quyền hạn, trách nhiệm và
hiệu lực của bộ máy quản lý thuế trên địa bàn huyện. Tăng cường công tác đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ thuế để họ có được nghiệp vụ chuyên sâu về quản lý
thuế theo phương pháp hiện đại, nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý hành thu, trình độ
ứng dụng thành thạo công nghệ tin học…Tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp, thái độ phục vụ tận tụy, công tâm khách quan, phong cách làm việc khoa học
cho cán bộ thuế của huyện. Nâng cao năng lực quản lý nhân sự, thực hiện luân chuyển
cấn bộ và luân phiên công việc để chống các tiêu cực nảy sinh trong công tác quản lý
thuế. Đi đôi với với điều đó cần thực hiện tinh giảm biên chế, sử dụng kinh phí hợp lý,
tiết kiệm để có thể nâng cao thu nhập chính đáng cho cán bộ quản lý thuế.
1.2 Giải pháp nâng cao khả năng sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Thứ nhất, phân bổ chi tiêu NSNN sẽ được dựa vào mục đích kinh tế, kết quả
đầu ra mong muốn gắn liền với các chiến lược cấp quốc gia và cấp ngành trên cơ sở
phân tích chính sách trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn.
Thứ hai, tăng cường hiệu quả quản lý chi tiêu công trên cơ sở minh bạch

những ưu tiên, mục tiêu và thay đổi cung cách hoạt động của người quản lý ở cấp
huyện, cấp xã và cấp thôn.
Thứ ba, phối hợp cân đối giữa chi đầu tư và chi thường xuyên từ NSNN. Việc
ưu tiên cho chi đầu tư phát triển là cần thiết nhưng cần phải chú trọng cả cơ cấu, chất
lượng và tính bền vững của đầu tư. Trước khi chưa có một khuôn khổ tài chính trung
hạn cần phải thiết lập một cơ chế đối thoại và làm việc chung giưa cơ quan kế hoạch –
đầu tư và cơ quan tài chính ở cấp địa phương để kết hợp việc lập kế hoạch phần ngân
sách chi thường xuyên với các chương trình đầu tư công, thay vì chỉ dừng lại ở phân
chia trách nhiệm giữa công tác lập kế hoạch và tài chính như quy định hiện nay.
Thứ tư, giảm chi NSNN tức giảm chi thường xuyên bằng cơ chế tự chủ tài
chính đối với các đơn vị, cơ quan hành chính sự nghiệp. Đối với các đơn vị không có
thu thực hiện khoán chi.
2. Giải pháp nâng cao khả năng huy động và sử dụng vốn của các doanh nghiệp
Cùng với quá trình cải cách kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng
trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng của nền kinh tế. Nhưng kinh doanh với quá ít
vốn là khó khăn lớn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với sự phát triển của doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện.Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp
tục hoàn thiện môi trường pháp lý và hỗ trợ cho các doanh nghiệp này phát triển thông
qua các giải pháp sau đây.
2.1 Khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp
Thực hiện công khai hóa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện, các cấp quản lý cần tạo điều kiện thuận lợi dành
quỹ đất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mặt bằng sản xuất phù hợp, có chính sách
khuyến khích xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có
mặt bằng xây dựng tập trung cơ sở sản xuất và được ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển
nhượng, thế chấp theo qui định của pháp luật như: Cụm công nghiệp đúc đồng ở Đại
Bái.
Đưa ra các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong huyện thâm
nhập vào thị trường mới bởi các doanh nghiệp có thể gặp nhiều rủi ro trong quá trình
hoạt đống sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tín dụng nhằm giúp các

doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường vốn dễ dàng hơn.

×