Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh trong nền nông nghiệp đô thị thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NHÃ TRÚC

ĐỀ TÀI:

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CÁ CẢNH TRONG NỀN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NHÃ TRÚC

ĐỀ TÀI:

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CÁ CẢNH TRONG NỀN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN TIẾN KHAI

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2012


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn TS.
Trần Tiến Khai - Giảng viên hướng dẫn khoa học của tôi; Thầy đã tận tình hướng
dẫn, truyền đạt kiến thức, giúp đỡ tôi trong suốt quá nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, quý thầy cô khoa Đào
tạo sau Đại học, quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, đã tận tâm tổ chức,
giảng dạy, truyền đạt những kiến thức tốt nhất, tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi
trong quá trình học tập tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh cá
cảnh; Các cán bộ huyện và xã tại các vùng điều tra; Cán bộ công tác tại Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn TP.HCM đã nhiệt tình hướng dẫn và hỗ trợ trong
quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các bạn cùng lớp cao
học kinh tế của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã hỗ trợ, động viên, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.

Tác giả

Nguyễn Thị Nhã Trúc

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung trình bày trong Luận văn là do chính
bản thân nghiên cứu và thực hiện, có sự hướng dẫn của Thầy hướng dẫn khoa học.
Các dữ liệu được thu thập từ những nguồn hợp pháp, các nguồn dữ liệu khác
được tác giả sử dụng trong luận văn đều có ghi nguồn trích dẫn và xuất xứ; nội dung
nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực.

TP Hồ Chí Minh, năm 2012
Người thực hiện luận văn

Nguyễn Thị Nhã Trúc

ii


TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đánh giá sự phát triển hoạt động sản xuất
cá cảnh theo yêu cầu bền vững và phù hợp với sản xuất nông nghiệp đô thị của
TP.HCM từ đó gợi ý một số giải pháp, chính sách phù hợp để thúc đẩy hoạt động
sản xuất cá cảnh của TP.HCM phát triển đúng hướng, đủ sức cạnh tranh trong quá
trình hội nhập.
Đề tài được thực hiện dựa trên thu thập dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo tổng kết
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và dữ liệu sơ cấp với phiếu điều tra
phát ra ban đầu là 80 phiếu cho khu vực sản xuất và 40 phiếu cho khu vực kinh
doanh. Do nguyên nhân khách quan, chỉ thu thập được 20 phiếu được trả lời từ khu
vực sản xuất và khu vực kinh doanh thì không thu thập được do không được cung
cấp thông tin, dữ liệu; khi đưa vào phân tích chỉ phân tích các dữ liệu thu thập được.
Dựa vào kết quả phân tích từ các dữ liệu có được, đề tài nhận thấy rằng phát
triển sản xuất cá cảnh phù hợp với nền nông nghiệp đô thị, đặc biệt là trên địa bàn
TP.HCM. Với lợi thế của thành phố lớn, trung tâm khoa học kỹ thuật và kinh

nghiệm sản xuất đã có từ lâu, con cá cảnh sẽ là một trong những vật nuôi có thế
mạnh của thành phố.
Thông qua phân tích ma trận SWOT và đề xuất các chiến lược, đề tài gợi ý
một số giải pháp như: Về quy hoạch thành phố cần đầu tư tập trung phát triển cá
cảnh tại xã Phú Hòa Đông, Trung An và một số khu vực theo hệ thống kênh Đông,
huyện Củ Chi; về con giống và khoa học kỹ thuật thì nên mở rộng nghiên cứu khai
thác, thuần dưỡng và sinh sản nhân tạo một số loài cá tự nhiên dùng làm cá cảnh,
nghiên cứu sản xuất thức ăn thay thế thức ăn tự nhiên; về cơ chế, chính sách thì nhà
nước cần xây dựng cơ chế phối hợp tổ chức sản xuất với các tỉnh nhằm thực hiện
liên kết với các tỉnh có lợi thế về nghề nuôi và đất canh tác và tiêu thụ sản phẩm; về
công tác xúc tiến thương mại thì cần xây dựng danh mục cá cảnh của thành phố,
đồng thời xây dựng siêu thị nông nghiệp kết hợp với Trung tâm giới thiệu, giao
dịch, tư vấn về hoa, cây kiểng, cá cảnh.

iii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG...........................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT………..……………………….…………….. ix
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 3
1.6. Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ, HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÁ CẢNH Ở
MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN

CỨU TRONG NƯỚC ..................................................................................................... 5
2.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................ 5
2.1.1. Khái niệm về nông nghiệp đô thị..................................................................... 5
2.1.2. Đặc điểm nông nghiệp đô thị và ven đô thị ...................................................... 6
2.1.3. Tầm quan trọng của nông nghiệp đô thị ........................................................... 7
2.1.3.1. Kinh tế............................................................................................................ 7
2.1.3.2. Xã hội ............................................................................................................. 7
2.1.3.3. Hiệu quả năng lượng...................................................................................... 8
2.1.3.4. Chất lượng thực phẩm ................................................................................... 8
2.1.4. Những vấn đề cần quan tâm đối với nông nghiệp đô thị và ven đô thị ............ 8
2.1.4.1. Thức ăn an toàn và đầy đủ dinh dưỡng cho người tiêu dùng ........................ 8
2.1.4.2. Cải thiện hiệu quả sản xuất nông nghiệp ....................................................... 8
2.1.4.3. Tính bền vững của môi trường đô thị đối với cộng đồng xã hội ................... 9
2.2. Một số mô hình nông nghiệp đô thị và ven đô thị trên thế giới ............................... 9
2.2.1. Nông nghiệp đô thị của Luân Đôn.................................................................... 9

iv


2.2.2. Nông nghiệp đô thị của Trung Quốc .............................................................. 10
2.1.3. Nông nghiệp đô thị của Hồng Kong ............................................................... 11
2.1.4. Nông nghiệp đô thị của Thái Lan ................................................................... 12
2.3. Nông nghiệp đô thị ở Việt Nam ............................................................................. 12
2.3.1. Phát triển nông nghiệp đô thị ở Việt Nam ...................................................... 13
2.3.2. Tồn tại và hạn chế trong phát triển nông nghiệp đô thị ở Việt Nam .............. 14
2.4.Tình hình sản xuất và thương mại cá cảnh ở một số nước trong khu vực Đông
Nam Á ....................................................................................................................... 15
2.4.1. Sản xuất cá cảnh ở Thái Lan ........................................................................... 15
2.4.2. Sản xuất cá cảnh ở Singapore ......................................................................... 17
2.4.3. Sản xuất cá cảnh ở Malaysia........................................................................... 18

2.5. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ................................................................... 21
2.5.1. Báo cáo kết quả điều tra và đề xuất các giải pháp phát triển nghề sản xuất
cá cảnh thành phố phù hợp với tốc độ phát triển của đô thị ...................................... 21
2.5.2. Đề tài nghiên cứu hiện trạng kinh doanh và nuôi giải trí cá cảnh nước ngọt
tại TP.HCM ............................................................................................................... 21
2.5.3. Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư nuôi cá cảnh
nước ngọt tại TP.HCM .............................................................................................. 22
2.5.4. Đề tài nghiên cứu nhu cầu và vai trò cá cảnh nước ngọt đối với người dân
TP.HCM .................................................................................................................... 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ........ 25
3.1. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 25
3.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................ 25
3.2.1. Cách tiếp cận................................................................................................... 25
3.2.2. Khung phân tích .............................................................................................. 26
3.3. Nguồn thông tin dữ liệu, phương pháp thu thập và công cụ phân tích chính .... 27
3.3.1. Nguồn thông tin dữ liệu .................................................................................. 27
3.3.2. Phương pháp thu thập .................................................................................... 28
3.3.3. Phương pháp phân tích ................................................................................... 29

v


3.4. Hệ thống chỉ tiêu cần thiết ..................................................................................... 29
3.4.1. Các chỉ tiêu kinh tế ......................................................................................... 29
3.4.2. Các chỉ tiêu về bố trí sử dụng nguồn lực vốn cho hoạt động sản xuất cá
cảnh............................................................................................................................ 30
3.4.3. Các chỉ tiêu về áp dụng khoa học kỹ thuật cho hoạt động sản xuất cá cảnh .. 30
3.5. Nội dung nghiên cứu của đề tài.............................................................................. 30
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÁ CẢNH TP.HCM GIAI
ĐOẠN 2006-2010 ......................................................................................................... 32

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và môi trường tác động đến phát triển sản xuất cá
cảnh TP.HCM ............................................................................................................... 32
4.1.1.Thuận lợi .......................................................................................................... 32
4.1.2. Khó khăn ......................................................................................................... 32
4.2. Hoạt động sản xuất cá cảnh TP.HCM giai đoạn 2006-2010.................................. 33
4.2.1. Tình hình sản xuất .......................................................................................... 33
4.2.1.1. Số lượng cơ sở, khu vực phân bố ................................................................ 33
4.2.1.2. Đối tượng sản xuất, cơ cấu, sản lượng, giá trị sản xuất cá cảnh của TP ..... 34
4.2.1.3. Hình thức tổ chức, năng lực sản xuất .......................................................... 37
4.2.2. Tình hình kinh doanh, xuất nhập khẩu ........................................................... 38
4.2.2.1. Thị trường trong nước.................................................................................. 38
4.2.2.2. Tình hình xuất nhập khẩu ............................................................................ 42
4.3. Cơ chế chính sách và các hoạt động hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh cá cảnh trên
địa bàn thành phố giai đoạn 2006-2010 ........................................................................ 43
4.3.1. Cơ chế chính sách ........................................................................................... 43
4.3.2. Các hoạt động hỗ trợ ....................................................................................... 44
4.3.2.1. Hoạt động khuyến nông ............................................................................... 45
4.3.2.2. Công tác kiểm dịch xây dựng cơ sở nuôi an toàn dịch bệnh phục vụ xuất
khẩu ........................................................................................................................ 45
4.3.2.3. Hoạt động xúc tiến thương mại ................................................................... 46
4.3.2.4. Hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp ...................................................... 47

vi


4.3.2.5. Công tác nghiên cứu khoa học..................................................................... 48
4.4. Phân tích minh họa hiệu quả đầu tư cá Chép Nhật, cá Dĩa .................................... 48
4.4.1. Cá Chép Nhật .................................................................................................. 48
4.4.1.1. Tổng quát về các loài cá Chép có giá trị...................................................... 48
4.4.1.2.Phân tích hiệu quả kinh tế nuôi cá Chép Nhật .............................................. 49

4.4.2. Cá Dĩa ............................................................................................................. 52
4.4.2.1. Tổng quát về cá Dĩa ..................................................................................... 52
4.4.2.2. Phân tích hiệu quả kinh tế nuôi cá Dĩa ........................................................ 53
4.5. Dự báo nhu cầu thị trường trong và ngoài nước .................................................... 57
4.5.1. Thị trường trong nước..................................................................................... 57
4.5.2. Thị trường quốc tế .......................................................................................... 57
4.5.2.1. Xu hướng thương mại .................................................................................. 58
4.5.2.2. Xu hướng xuất khẩu, nhập khẩu cá cảnh ..................................................... 58
4.6. Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro của hoạt động sản xuất
cá cảnh trên địa bàn thành phố ...................................................................................... 59
4.6.1. Điểm mạnh ...................................................................................................... 59
4.6.2. Điểm yếu ......................................................................................................... 60
4.6.3. Cơ hội.............................................................................................................. 61
4.6.4. Rủi ro .............................................................................................................. 62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 66
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 66
5.2. Các kiến nghị.......................................................................................................... 67
5.3. Các giải pháp đề nghị ............................................................................................. 68
5.4. Hạn chế của đề tài .................................................................................................. 70
5.5. Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................... 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 72
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 75

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.2.1. Hiệu quả kinh doanh năm 2007 ................................................................. 38
Bảng 4.2.2. Hiệu quả kinh doanh bình quân/năm ......................................................... 39
Bảng 4.2.3 Chủng loại cá cảnh kinh doanh trên địa bàn thành phố .............................. 41

Bảng 4.2.4. Diện tích kinh doanh tại các cửa hàng cá cảnh trên địa bàn TP ................ 41
Bảng 4.4.1. Chi phí, cơ cấu chi phí và hiệu quả đầu tư nuôi cá Chép Nhật ..................... 51
Bảng 4.4.3. Cơ cấu danh mục chi phí cố định trong đầu tư nuôi cá Dĩa.......................... 55
Bảng 4.6.1. Ma trận SWOT .......................................................................................... 63
Bảng 4.6.2. Các phương án chiến lược ......................................................................... 64
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.4.1. Những quốc gia xuất khẩu cá cảnh trên thế giới ........................................ 20
Hình 2.4.2. Những quốc gia xuất khẩu cá cảnh khu vực Châu Á ................................. 20
Hình 4.2.1. Số cơ sở sản xuất cá cảnh của thành phố từ năm 2006-2010..................... 34
Hình 4.2.2. Sản lượng cá cảnh sản xuất từ năm 2006-2010 ......................................... 35
Hình 4.2.3. Cơ cấu các loài cá cảnh sản xuất năm 2010 ............................................... 35
Hình 4.2.4. Cơ cấu giá trị sản lượng các loài cá cảnh sản xuất năm 2010 ................... 36
Hình 4.2.5. Doanh số cá cảnh qua các năm .................................................................. 36
Hình 4.2.6. Hình thức tổ chức sản xuất cá cảnh ........................................................... 37
Hình 4.2.7. Sản lượng cá cảnh xuất khẩu từ năm 2006-2010 ....................................... 42
Hình 4.2.8. Thị trường xuất khẩu năm 2010 ................................................................. 43
Hình 4.4.1. Cơ cấu danh mục chi phí cố định trong đầu tư nuôi cá Chép Nhật ............... 49
Hình 4.4.2. Cơ cấu danh mục chi phí lưu động trong đầu tư nuôi cá Chép Nhật............. 50
Hình 4.4.3. Cơ cấu danh mục chi phí cố định trong đầu tư nuôi cá Dĩa .......................... 54
Hình 4.4.4. Cơ cấu danh mục chi phí lưu động trong đầu tư nuôi cá Dĩa .................... 54

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CAST

Hội đồng Nông nghiệp, Khoa học và Công nghệ


FAO

Tổ chức Lương nông thế giới

IDRC

Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế

Sở NN&PTNT

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

ix


Chương 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM, hoạt
động sản xuất, kinh doanh cá cảnh trên địa bàn thành phố đã được hình thành, phát
triển từ lâu và được xem là một bộ phận của ngành thủy sản của thành phố. Nuôi cá
cảnh không chỉ là thú vui chơi, thưởng ngoạn, mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao

cho người nuôi, đặc biệt là đóng góp giá trị trong sản xuất nông nghiệp của thành
phố. Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất, kinh doanh cá cảnh có xu
hướng phát triển mạnh cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, bước đầu đã khẳng định
được vị trí trong ngành thủy sản của thành phố, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn
lao động, cho phép sử dụng hiệu quả đất đai, thu hút nguồn vốn đa dạng trong nhân
dân. Trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, kim ngạch xuất khẩu cá cảnh hàng năm đã
mang lại giá trị đáng kể cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản của thành phố, năm 2006
kim ngạch xuất khẩu cá cảnh là 4 triệu USD, đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu
cá cảnh đạt gần 10 triệu USD, gấp 2,5 lần so với năm 2006; thị trường xuất khẩu cá
cảnh phần lớn Châu Âu 65 - 70%, thị trường Mỹ 17 - 20%, còn lại là ở các nước
khu vực Châu Á.
Giai đoạn trước năm 2004, việc sản xuất, kinh doanh cá cảnh của thành phố
còn mang tính tự phát, riêng lẻ; kỹ thuật lai tạo giống loài cá cảnh chưa được nghiên
cứu sâu theo hướng công nghệ; chủng loại cá nhiều nhưng không tập trung, chưa
tạo thành hàng hóa khi có đơn đặt hàng với số lượng lớn; chưa có những tổ chức
như hội, hiệp hội cá cảnh để bảo vệ quyền lợi của người nuôi, người sản xuất và
làm cầu nối giới thiệu cá cảnh trong nước ra thế giới.
Nhận thấy tiềm năng phát triển của hoạt động sản xuất, kinh doanh cá cảnh
phù hợp với nền nông nghiệp gắn liền với đặc trưng của một đô thị, Ủy ban nhân
dân thành phố đã ban hành Quyết định số 718/QĐ-UB ngày 25 tháng 02 năm 2004
về phát triển chương trình hoa, cây kiểng, cá cảnh trên địa bàn thành phố giai đoạn

1


2004-2010; qua 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình đã mang lại một số kết
quả khả quan như: Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh cá cảnh của thành phố tăng
gần 250 cơ sở, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng; sản lượng sản xuất năm 2010
đạt 60 triệu con, tăng gấp 3 lần so với năm 2005; thành phố cũng đã thành lập Hội
cá cảnh thành phố, Chi hội cá La hán, Chi hội Cá Dĩa.

Trong xu thế phát triển đô thị và hội nhập kinh tế thế giới, ngoài việc tạo ra
sản phẩm nông nghiệp đa dạng, có sức cạnh tranh, gắn liền với đặc trưng của một
đô thị lớn của cả nước, sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố cũng phải đáp ứng
các yêu cầu về chất lượng, an toàn dịch bệnh phù hợp với những cam kết của nước
ta khi gia nhập Tổ chức thương mại Thế Giới.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài nghiên cứu vấn đề “Phát triển hoạt
động sản xuất cá cảnh trong nền nông nghiệp đô thị thành phố Hồ Chí Minh” từ
đó đề ra các giải pháp phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh của thành phố phù hợp
với tốc độ phát triển của đô thị trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu 2 mục tiêu sau:
- Đánh giá sự phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh theo yêu cầu phù hợp với
nông nghiệp đô thị của TP.HCM.
- Gợi ý một số giải pháp, chính sách để thúc đẩy hoạt động sản xuất cá cảnh
của TP.HCM phát triển đúng hướng, đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Quá trình phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh của TP.HCM diễn ra như thế
nào?
- Hoạt động sản xuất cá cảnh của TP.HCM hiện nay có những thị trường nào;
Yêu cầu của những thị trường này là gì?
- Hiện trạng về cấu trúc tổ chức, hoạt động và hiệu quả kinh tế - xã hội của
hoạt động sản xuất cá cảnh ở TP.HCM như thế nào?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2


- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu vào hoạt động sản xuất cá cảnh của

thành phố, trong đó nghiên cứu phân tích hiệu quả sản xuất cá Chép Nhật và cá Dĩa.
- Thời gian: từ năm 2006 đến năm 2010.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài sẽ đánh giá được quá trình phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh trên
địa bàn thành phố giai đoạn 2006 đến 2010; kết hợp phân tích hiệu quả sản xuất của
cá Chép Nhật và cá Dĩa từ đó đề xuất những chính sách để phát triển hoạt động sản
xuất cá cảnh phù hợp trong nền nông nghiệp đô thị của thành phố.
1.6. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm các phần:
Chương 1: Phần mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết, đặc điểm nông nghiệp đô thị; kinh nghiệm phát
triển đô thị các nước và tình hình sản xuất sản xuất cá cảnh ở một số nước khu vực
Đông Nam Á.
Chương này tập trung vào lý thuyết liên quan đến nông nghiệp: Các khái niệm
về nông nghiệp đô thị của các tổ chức, nhà nghiên cứu trong nước và thế giới.
Trong chương cũng nêu lên quá trình phát triển nông nghiệp đô thị của TP.HCM
làm cơ sở để đánh giá hiện trạng phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh của thành
phố.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Nội dung chính trong chương tập trung nêu lên phương pháp để thực hiện việc
nghiên cứu, từ đó hình thành khung phân tích của đề tài.
Chương 4: Phân tích thực trạng phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh
TP.HCM giai đoạn 2006-2010
Nội dung chính trong chương là đánh giá tình hình phát triển hoạt động sản
xuất cá cảnh TP.HCM, trong đó tập trung các nội dung:

3


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung của hoạt động sản xuất cá cảnh

gồm: tổ chức sản xuất; chủng loại sản xuất; quy mô, sản lượng, giá trị; phân tích chi
phí, vốn đầu tư và lợi nhuận của hoạt động sản xuất cá Chép Nhật và cá Dĩa.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu của hoạt động sản xuất cá cảnh
(năng lực sản xuất, nhu cầu thị trường), bao gồm các yếu tố: quy mô, chủng loại,
năng lực cạnh tranh,… từ đó thấy được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước,
làm cơ sở xây dựng các chính sách và đề xuất chiến lược phát triển.
- Phân tích các chính sách phát triển nông nghiệp đô thị và chính sách phát
triển hoạt động sản xuất cá cảnh của thành phố đang vận dụng trong việc phát triển
hoạt động sản xuất cá cảnh của thành phố phù hợp với nền nông nghiệp đô thị.
Từ những đánh giá thực trạng ở trên kết hợp với cơ sở lý thuyết chương 1,
nghiên cứu sẽ đúc kết lại những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của
hoạt động sản xuất cá cảnh trên địa bàn thành phố, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục
điểm yếu và phát huy thế mạnh.
Chương 5: Kết luận - đề nghị
Từ những đánh giá thực trạng ngành sản xuất cá cảnh TP.HCM nghiên cứu sẽ
gợi ý một số giải pháp phát triển hoạt động sản xuất cá cảnh phù hợp với nền nông
nghiệp đô thị. Trong đó, các giải pháp được nêu ra:
- Phát triển theo khu vực và theo vùng
- Hội nhập, liên kết trong sản xuất và kỹ thuật.

4


Chương 2
NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ; HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CÁ CẢNH Ở
MỘT SỐ NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ TỔNG QUAN CÁC
NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Khái niệm về Nông nghiệp đô thị

Theo tổ chức Lương nông thế giới của Liên hiệp quốc (FAO), nông nghiệp đô
thị được định nghĩa như là một ngành sản xuất, chế biến và thương mại lương thực
và nhiên liệu, chủ yếu đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng trong một thị
trấn, thành phố, hoặc đô thị dựa trên nguồn đất và nước phân tán ở khắp các vùng
đô thị và ngoại ô, áp dụng các biện pháp thâm canh, sử dụng và tái sử dụng tài
nguyên thiên nhiên và chất thải đô thị để sản xuất ra nhiều loại cây trồng và vật
nuôi. Nông nghiệp đô thị như là một ngành mà nó đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của
một đô thị.
Theo Hội đồng Nông nghiệp, Khoa học và Công nghệ (The Council on
Agriculture, Science and Technology, CAST, 2002) là một công ty quốc tế về khoa
học và xã hội chuyên ngành ở Ames Iowa thì nông nghiệp đô thị là một hệ thống
phức hợp bao gồm nhiều khía cạnh được quan tâm, từ cốt lõi truyền thống của các
hoạt động gắn liền với sản xuất, chế biến, tiếp thị, phân phối và tiêu thụ, cho đến vô
số các lợi ích và các dịch vụ khác ít được biết tới và nói tới, bao gồm sự giải trí, vui
chơi, sức sống kinh tế và tinh thần doanh nghiệp, sức khỏe và phúc lợi cá nhân, sức
khỏe và phúc lợi cộng đồng, phong cảnh xinh đẹp, và sự phục hồi môi trường. Nông
nghiệp đô thị bao gồm cả về môi trường, vấn đề sức khỏe và giải trí.
Nông nghiệp đô thị có thể được định nghĩa như là sự trồng trọt hoặc chăn nuôi
gia súc nhằm mục tiêu lương thực hoặc các mục đích khác bên trong hoặc xung
quanh các đô thị, các thị trấn, và liên quan đến các hoạt động như sản xuất và cung
cấp vật tư đầu vào, chế biến và tiếp thị sản phẩm.

5


Nông nghiệp đô thị thường hiện diện ở trong hoặc ở vùng ven đô thị, bao gồm
nhiều loại hệ thống sản xuất, trải rộng từ việc sản xuất tự cung tự cấp cho đến sản
xuất thương mại hóa hoàn toàn.
Nông nghiệp đô thị có các đặc trưng:
-


Gần với thị trường tiêu thụ.

-

Cạnh tranh đất đai rất cao.

-

Diện tích có giới hạn.

-

Sử dụng các tài nguyên đô thị như chất thải hữu cơ rắn và lỏng.

-

Sản xuất các sản phẩm nhanh hỏng.
Bằng cách cung cấp các sản phẩm nhanh hỏng như rau, sữa, sản phẩm gia

cầm, nông nghiệp đô thị bổ sung cho nông nghiệp ở nông thôn và gia tăng hiệu quả
của hệ thống thực phẩm quốc gia. Mougeot (2000) kết luận rằng điểm quan trọng để
phân biệt đặc trưng của nông nghiệp đô thị không phải là địa điểm của nó – hay bất
kỳ các điểm kể trên - mà là thực tế là sự hòa nhập như là một bộ phận của hệ thống
kinh tế, xã hội và môi trường của đô thị: nông nghiệp đô thị sử dụng các tài nguyên
của đô thị (đất đai, lao động, chất thải hữu cơ, nước), sản xuất cho cư dân đô thị,
và bị các điều kiện đô thị ảnh hưởng mạnh mẽ (chính sách, cạnh tranh đất đai, thị
trường đô thị và giá cả) và tác động tới hệ thống đô thị (ảnh hưởng về an ninh
lương thực và nghèo đói, tác động môi trường và sức khỏe).
2.1.2. Đặc điểm nông nghiệp đô thị và ven đô thị 1

- Nông nghiệp đô thị: các diện tích nhỏ trong đô thị được sử dụng để trồng cây
hoặc chăn nuôi gia súc.
- Nông nghiệp ven đô thị: diện tích khu vực nông nghiệp gần thành phố sản
xuất sản phẩm nông nghiệp như rau, hoa quả, thịt, trứng và sữa.
- Các cơ hội của nông nghiệp đô thị:
+ Giảm đóng gói, lưu trữ và vận chuyển đối với thức ăn;
+ Tạo công ăn việc làm và thu nhập tiềm năng;
1

FAO. Urban and peri-urban agriculture. Phòng khoa
học và Hợp tác quốc tế, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

6


+ Tạo cơ hội tiếp cận lượng thực cho người nghèo mà không cần ra đến chợ;
+ Có sẵn các loại thức ăn tươi, dễ hư hỏng;
+ Tiếp cận dễ dàng với các hoạt động dịch vụ, cơ sở xử lý chất thải;
+ Khả năng tái sử dụng chất thải.
- Bên cạnh đó nông nghiệp đô thị còn có các rủi ro sau:
+ Rủi ro về sức khỏe và môi trường từ những phương thức canh tác nông
nghiệp và thủy sản không phù hợp;
+ Tăng khả năng cạnh tranh về sử dụng nước, đất, năng lượng và lao động;
+ Giảm năng lực hấp thụ ô nhiễm của môi trường tự nhiên.
2.1.3. Tầm quan trọng của nông nghiệp đô thị
2.1.3.1. Kinh tế 2
Nông nghiệp đô thị và ven đô thị góp phần mở rộng nền tảng kinh tế của thành
phố thông qua sản xuất, chế biến, đóng gói và tiếp thị các sản phẩn tiêu dùng. Điều
này dẫn đến sự gia tăng các hoạt động của doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm,
giảm chi phí thực phẩm và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn.

Tạo cơ hội cho phụ nữ trở thành một phần trong nền kinh tế phi chính thức
thông qua các hoạt động canh tác và buôn bán có thể được kết hợp dễ dàng với các
hoạt động chăm sóc gia đình và trẻ con.
Nông nghiệp đô thị cung cấp việc làm, thu nhập và lương thực cho cư dân đô
thị qua đó góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho khu vực đô thị.
2.1.3.2. Xã hội3
Nông nghiệp đô thị được coi như là một phương tiện cải thiện sinh kế của cư
dân đô thị và ngoại ô. Các hộ gia đình và các cộng đồng nhỏ dân cứ có thể sử dụng
để sản xuất lương thực cho chính họ và dân cư đô thị.
Một vài nông trại ở đô thị còn có thể giúp phụ nữ có việc làm khi họ không thể
tìm việc làm trong khu vực kinh tế chính thức. Sản xuất lương thực tại chỗ ở các
2

Jack Smit et al. “Urban agrculture for Sustainable Cities: Using Wates and Idle Land and Water bodies as
resources”
3
“Urban Food Security: Urban agriculture, a respose o crisis?” UA Magazine (2000).
 

7


vùng đô thị và ngoại ô đóng góp cho nền kinh tế bằng cách tạo ra công ăn việc làm
và sản xuất hàng hóa có giá trị. Theo FAO và IDRC (2003), việc đưa nông nghiệp
đô thị vào kế hoạch phát triển của địa phương và sử dụng đất đúng đắn sẽ giúp cho
các cộng đồng nghèo khổ có được phúc lợi tốt hơn, đồng thời đấu tranh với tình
trạng nghèo khổ ở đô thị.
2.1.3.3. Hiệu quả năng lượng4
Do sản xuất tại khu vực đô thị, năng lượng sử dụng để vận chuyển sẽ giảm đi
khi nông nghiệp đô thị có thể cung cấp các sản phẩm nuôi trồng tại chỗ.

2.1.3.4. Chất lượng thực phẩm
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, các sản phẩm nông nghiệp địa phương,
đặc biệt là nông nghiệp hữu cơ có hương vị tốt hơn các sản phẩm nông nghiệp sản
xuất theo phương thức công nghiệp và đồng thời nhu cầu sử dụng chất bảo quản
thực phẩm cũng giảm đi do không phải vận chuyển xa. Mặc khác với mục tiêu sản
xuất bền vững bằng cách giảm hàm lượng thuốc trừ sâu trong trồng trọt cũng đã góp
phần làm tăng chất lượng thực phẩm và bảo vệ môi trường.
2.1.4. Những vấn đề cần quan tâm đối với nông nghiệp đô thị và ven đô thị
2.1.4.1. Thức ăn an toàn và đầy đủ dinh dưỡng cho người tiêu dùng
Như đã nói ở trên, nông nghiệp đô thị và ven đô thị có thể đóng góp vào việc
đảm bảo an ninh lương thực cho người tiêu dùng khu vực đô thị bằng các cách như:
làm tăng số lượng lương thực; người nghèo cũng có thể tiếp cận trực tiếp với nguồn
lương thực từ những hộ sản xuất và từ những chợ tự phát; cung cấp thức ăn tươi, ít
bị hư hỏng; tạo cơ hội giải quyết công ăn việc làm cho người dân khu vực đô thị và
ven đô thị.
2.1.4.2. Cải thiện hiệu quả sản xuất nông nghiệp
Do gần với thị trường tiêu thụ, sản xuất nông nghiệp khu vực đô thị và ven đô
thị giúp giảm chi phí bảo quản và vận chuyển nhờ đó chất lượng sản phẩm cũng
được nâng lên, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

4

 http:// washingtonpost.com/wpdyn/content/article/2008/03/07/AR200830702520.html 

8


Nông nghiệp đô thị và ven đô thị tạo cơ hội liên kết với các doanh nghiệp chế
biến thực phẩm có có quy mô nhỏ để thâm canh hóa sản xuất, tạo ra nhiều thực
phẩm cao có giá trị.

2.1.4.3. Tính bền vững của môi trường đô thị đối với cộng đồng xã hội
Rủi ro xảy ra từ nông nghiệp đô thị và ven đô thị đối với sức khỏe và môi
trường chủ yếu do việc sử dụng không đúng các loại vật tư nông nghiệp như: sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng mục đích, sử dụng quá hàm lượng quy định,
sử dụng hóa chất cấm trong nuôi trồng thủy sản.v.v… đã làm ô nhiễm nguồn nước,
lây nhiễm vi sinh, đất và ô nhiễm không khí.
Việc sử dụng nước cho nông nghiệp đô thị và ven đô thị cũng là vấn đề đáng
lo ngại. Nếu sử dụng nước thải sinh hoạt để sử dụng cho rau có khả năng làm ô
nhiễm thực phẩm do các bệnh hoặc vi khuẩn có từ nguồn nước thải gây ra.
Do tốc độ đô thị hóa, việc sử dụng đất cho mục đích phi nông nghiệp cũng tạo
ra sự biến động về nghề nghiệp xã hội, giá đất tăng lên cũng là một yếu tố ảnh
hưởng đến tính bền vững của nông nghiệp đô thị.
2.2. Một số mô hình nông nghiệp đô thị và ven đô thị trên thế giới
2.2.1. Nông nghiệp đô thị của Luân Đôn5
Tỷ lệ diện tích đất ở khu vực đô thị có thể canh tác được của Luân Đôn rất lớn.
Khoảng 10% diện tích tổng thể của Luân Đôn là đất nông nghiệp, trong đó một nửa
hộ gia đình ở Luân Đôn có vườn và có khoảng 30.000 người canh tác và khoảng
1.000 người nuôi ong.
Phần lớn người nông dân ở Luân Đôn tự sản xuất và sử dụng phân hữu cơ để
canh tác. Việc tự sử dụng phân hữu cơ từ rác thải sinh hoạt đã làm giảm 40% chất
thải gia đình ra môi trường bên ngoài; việc giảm vận chuyển thực phẩm cũng góp
phần làm cải thiện chất lượng không khí ở Luân Đôn.
Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm ở Luân Đôn khoảng 2.400.000 tấn mỗi năm, nếu
chỉ tính diện tích rau và cây ăn trái, Luân Đôn có thể tự sản xuất khoảng 232.000
5

 FAO. Urban and pei-urban agriculture. Phòng khoa
học và Hợp tác quốc tế, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

9



tấn trái cây và rau mỗi năm, như vậy người dân Luân Đôn có thể đảm bảo 18%
khẩu phần ăn trái cây và rau của họ.
2.2.2. Nông nghiệp đô thị của Trung Quốc6
Trung Quốc đã đề ra 6 mô hình nông nghiệp đô thị, riêng tại thành phố
Thượng Hải đã thực hiện khá thành công, đó là :
- Nông nghiệp xanh: duy trì và phát triển cây xanh, thảm cỏ trong thành phố.
- Nông nghiệp phục vụ khách sạn: sản xuất hoa, cây cảnh, rau quả, thịt, sữa,
trứng, cho khách sạn trong thành phố.
- Nông nghiệp thu ngoại tệ: sản xuất các loại nông sản xuất khẩu.
- Nông nghiệp du lịch: phục vụ cho khách trong nước và nước ngoài ở ngoại ô
thành phố.
- Nông nghiệp an dưỡng: ở những vùng nông thôn ngoại thành có cảnh quan
đẹp.
- Nông nghiệp sinh thái: là nông nghiệp sản xuất sản phẩm sạch không độc
hại, không ô nhiễm môi trường.
Tại tỉnh Shenzhen, các phương pháp sản xuất bền vững và các tiến bộ nông
nghiệp được chính quyền địa phương đưa vào trong sản xuất nông nghiệp nhằm
mục tiêu vào chuỗi cung cấp thực phẩm.
Các trang trại đô thị cách trung tâm thành phố khoảng 10km được thiết kế theo
một hệ thống hai bậc. Bậc thứ nhất chuyên canh tác các loại rau với đặc tính dễ hư
hỏng, phía ngoài bậc này là trồng các loại rau màu ít bị hư hỏng hơn (khoai tây, cà
rốt, hành củ…). Cách bố trí hệ thống này giúp cho rau quả chuyển đến chợ trong
khu đô thị chỉ mất vài giờ sau khi thu hoạch. Một phương pháp kết hợp khác trong
sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Shenzhen là canh tác nông nghiệp và nuôi thuỷ sản kết
hợp (dạng mô hình VAC - vườn, ao, chuồng ở nước ta).
Do mức độ tăng trưởng về kinh tế, nông nghiệp đô thị tại tỉnh Shenzhen cũng
bị đe doạ bởi tình trạnh ô nhiễm, thành phố cũng đã đầu tư 8,82 tỷ tệ cho 39 dự án
6


“Shenhen Government Online Economic Structure: Urban Agriculture 2007,
/>
10


nông nghiệp, bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp an toàn,
một khu nông nghiệp công nghệ cao, rừng, du lịch sinh thái nông nghiệp gắn kết với
các chợ bán sỉ sản phẩm nông nghiệp.
2.2.3. Nông nghiệp đô thị của Hồng Kông
Với dân số 5 triệu người trong một vùng diện tích nhỏ hẹp (1.060km2), nông
nghiệp đô thị của Hồng Kông chỉ sử dụng 10% tổng diện tích đất để sản xuất cho
khoảng 45% rau tươi, 15% thịt heo, 68% gà sống để người dân tiêu dùng. Diện tích
trồng rau và hồ cá chiếm 31,1%, trong đó có hơn 60 loại rau được trồng quanh năm.
Nuôi cá ao hồ là một nguồn thực phẩm quan trọng khác có sự phát triển nhanh
chóng trong những năm gần đây ở Hồng Kông cùng với phát triển đô thị. Hình thức
nuôi phổ biến là đa canh và đơn canh (nuôi đa canh: cá chép, cá phèn, cá đối… kết
hợp với chăn nuôi gia súc; nuôi đơn canh: cá lóc, cá trê). Hiện ở Hồng Kông có
khoảng 300 trang trại nuôi đơn canh với sản lượng 60-74 tấn/hecta và 1.000 trang
trại đa canh, với sản lượng khoảng 25 tấn/hecta.
Các trang trại nuôi gia súc tập trung cho thấy khả năng hiện đại hóa của sản
xuất nông nghiệp ở Hồng Kông. Chăn nuôi gà thay đổi từ sản xuất cầm chừng (năm
1949) đến sản xuất qui mô với tổng đàn lên đến 6,7 triệu con vào năm 1979. Hiện
nay hơn một phần tư các trại nuôi gà kết hợp nuôi chim (hơn 10.000 chim/trại).
Tương tự, xu hướng chăn nuôi heo hiện đại với qui mô lớn đã được xác định.
Số lượng các trại heo giảm hơn 60% trong 11 năm, từ 13.700 trại năm 1968 xuống
còn 5.238 trại vào năm 1979. Theo tính toán của các nghiên cứu khoa học ước
lượng 130.000 tấn thức ăn thừa từ các nhà hàng và nhà máy chế biến thực phẩm
được sử dụng hiệu quả mỗi năm để chăn nuôi heo. Đây là việc sử dụng chất thải,
thức ăn dư thừa tái chế hiệu quả nhất, mặt khác nếu không tái tận dụng thì chính địa

phương sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý lượng thức ăn dư thừa. Việc chăn nuôi gia
cầm và heo của Hồng Kông còn mang lại ý nghĩa là duy trì năng lực tái chế thực
phẩm dư thừa để chăn nuôi gia súc gia cầm.

11


2.2.4. Nông nghiệp đô thị của Thái Lan7
Thái Lan có trình độ phát triển kinh tế đi trước Việt Nam khoảng 30 năm.
Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Bangkok cho phép nông nghiệp ở đây hình
thành các vùng sản xuất vệ tinh chuyên môn hóa xen kẽ các khu công nghiệp và dân
cư, cách thủ đô từ 40 -100km. Nông nghiệp Thái Lan tập trung phát triển các sản
phẩm sạch và có giá trị kinh tế cao.
Tại những vùng nông nghiệp gần Bangkok, người dân sản xuất rau quả an
toàn trên liếp. Đối với các vùng cách xa thủ đô hàng trăm km, người dân phát triển
sản xuất các mô hình nông nghiệp tổng hợp (chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả,
hoặc phát triển sản xuất lương thực kết hợp với nuôi thả cá) để giải quyết vấn đề
môi trường và an toàn lương thực.
Vấn đề tiêu thụ sản phẩm được tổ chức trên cơ sở ký kết hợp đồng giữa các
công ty chế biến nông sản của Bangkok và các hộ dân ở các vùng nông nghiệp vệ
tinh. Bên cạnh đó, chính phủ Thái Lan rất quan tâm đến các chính sách tài chính, tín
dụng, khuyến nông, xây dựng cơ sở hạ tầng, giải quyết ô nhiễm… thúc đẩy các
vùng sản xuất vệ tinh này phát triển. Sản xuất nông nghiệp ở Bangkok đã được hỗ
trợ bằng hệ thống kế cấu hạ tầng rất phát triển với các đường giao thông hiện đại
thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa giữa thủ đô Bangkok với các vùng
nông nghiệp cách xa thủ đô hàng trăm km.
Điều kiện cơ sở hạ tầng của Bangkok đã cho phép thủ đô này hình thành
những vùng sản xuất nông nghiệp vệ tinh chuyên môn hóa, kết hợp với đa dạng hóa
theo hướng sinh thái ở rất xa trung tâm (40 -100km), như đã đề cập ở trên. Việc quy
hoạch các vùng nông nghiệp vệ tinh của Bangkok đã thúc đẩy nhanh chóng sự phát

triển nông nghiệp đô thị Bangkok theo hướng tập trung hóa kết hợp đa dạng hóa,
đáp ứng khá tốt yêu cầu của nền nông nghiệp đô thị sinh thái.
2.3. Nông nghiệp đô thị ở Việt Nam8

7

Fraser, Evan D.G., 2002 Urban Ecology in Bangkok Thailand: Community Patrticipation, UrbanAgriculture
and Forestry, Environments, Vol.30 no.1, 2002.

12


2.3.1. Phát triển nông nghiệp đô thị ở Việt Nam
Việt Nam là nước có tỷ trọng nông nghiệp khá lớn, đã có nhiều mặt hàng nông
sản của Việt Nam xuất khẩu và chiếm tỷ trọng cao trên thị trường thế giới. Tuy
nhiên còn có một số lĩnh vực trong nông nghiệp còn lạc hậu như chưa hình thành
vùng sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng sản phẩm chưa ổn định, kỹ thuật chế biến,
đóng gói, bao bì, mẫu mã còn nhiều hạn chế, chưa đạt yêu cầu, phát triển nông
nghiệp đô thị chưa có định hướng theo kế hoạch ngắn, dài, còn tự phát và thay đổi
theo cơ chế thị trường.
Phát triển nông nghiệp đô thị ở Đà Lạt: Nông nghiệp đô thị ở thành phố Đà
Lạt phát triển chủ yếu là rau, hoa và cây cảnh. Nhờ vào ưu thế của vùng khí hậu mát
mẻ nông nghiệp đô thị ở Đà Lạt sản xuất rau, hoa các loại nhằm tăng năng suất, chất
lượng, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh với các vùng khác. Sản
phẩm sản xuất chủ yếu cung cấp cho TP.HCM và các vùng khác.
Phát triển nông nghiệp đô thị ở Đà Nẵng: Đà Nẵng là một trong những địa
phương có những mô hình nông nghiệp đô thị khá độc đáo đó là nông nghiệp giữa
lòng thành phố. Từ khi UBND thành phố Đà Nẵng ban hành chỉ thị về cấm nuôi gia
súc, gia cầm ở khu vực nội thị có hiệu lực, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật
nuôi diễn trong sản xuất nông nghiệp ở Đà Nẵng diễn ra khá nhanh chóng. Thành

quả đáng kể nhất là nghề làm sinh vật cảnh, trồng rau mầm, nấm.v.v… nhờ vật
người dân không chỉ tạo ra sản phẩm có giá trị mà còn có cơ hội làm giàu. Các cơ
quan chức năng thành phố Đà Nẵng đã mở hàng chục lớp tập huấn kỹ thuật ngay tại
khu vực sản xuất, nhờ vậy, mô hình trồng hoa cây cảnh ở Đà Nẵng phát triển rất
nhanh, quận, huyện nào cũng có Hội Sinh vật cảnh và khu trưng bày sản phẩm. Có
hộ trồng tới 10.000 chậu cúc/vụ, hơn 5.000 gốc mai cảnh, thu nhập 300-400 triệu
đồng/năm. Trên địa bàn thành phố có khoảng 300 hộ trồng hoa, cây cảnh, góp phần
mang lại giá trị gần 30-40 tỷ đồng/năm.

8

 FAO. Urban and pei-urban agriculture. Phòng khoa
học và Hợp tác quốc tế, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

13


Nông nghiệp công nghệ cao ở TP. HCM: TP.HCM là nơi có tốc độ đô thị hóa
nhanh nhất cả nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng của nông nghiệp đô thị, thành phố
đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm phát triển nông nghiệp các vùng ngoại thành
theo hướng công nghệ cao. Kết quả bước đầu của việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu sản xuất nông nghiệp ở ngoại thành thời gian qua là tạo việc làm cho nhiều lao
động tại chỗ, tăng thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện môi trường,
đóng góp vào sự tăng trưởng của nông nghiệp thành phố. Có thể thấy, “Chương
trình phát triển hoa, cây kiểng, cá cảnh” là một ví dụ điển hình. Hàng năm, ngành
nông nghiệp thành phố sản xuất ra một khối lượng sản phẩm đáng kễ; theo Cục
Thống kê TP.HCM (2008), nông nghiệp thành phố đạt được một số kết quả sau:
-Diện tích gieo trồng rau các loại đạt 10.853ha (trong đó, diện tích trồng rau
an toàn chiếm 98% tổng diện tích trồng rau của thành phố). Doanh thu bình quân từ
sản xuất rau an toàn đạt trên 200 triệu đồng/ha/năm.

- Heo: tổng đàn 300.053 con, sản lượng thịt tăng 8,23%/năm so với năm 2007;
được nuôi tại 11.000 hộ dân và 04 doanh nghiệp quốc doanh.
- Tổng đàn trâu, bò có 111.550 con, trong đó đàn bò sữa có 71.857 con, sản
lượng sữa bò tươi tăng bình quân 19,45%/năm.
- Tổng sản lượng thủy sản đạt 46.450 tấn, phát triển mạnh đối tượng nuôi cả
vùng nước ngọt, nước lợ mặn, đặc biệt là vùng nuôi tôm sú trên địa bàn Huyện Cần
Giờ (chuyển đổi từ diện tích đất trồng lúa năng suất thấp).
- Diện tích hoa cây kiểng đạt 1.440ha, giá trị sản xuất chiếm 16% giá trị sản
xuất ngành trồng trọt. Sản lượng sản xuất cá cảnh đạt 51 triệu con, giá trị mang lại
gần 220 tỷ đồng; ngoài ra còn có một số vật nuôi có giá trị khác như trăn: 19.000
con, cá sấu: 169.000 con,…
- Diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2008 là
36.183ha, tỷ lệ che phủ rừng 18,4%; tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh 38,5%. Trên địa
bàn thành phố đã có một số mô hình nuôi yến trong nhà cho sản phẩm yến sào có
giá trị kinh tế cao.
2.3.2. Tồn tại và và hạn chế trong phát triển nông nghiệp đô thị ở Việt Nam

14


×