Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần thương mại đầu tư và xây dựng constrexim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.85 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------

LÊ THỊ MỸ

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN
TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
CONSTREXIM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------

LÊ THỊ MỸ

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN
TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
CONSTREXIM
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. HUỲNH ĐỨC LỘNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung chi tiết của luận văn này được trình bày
theo kết cấu và dàn ý của tôi cùng với sự nghiên cứu các tài liệu liên quan, và sự
góp ý của Người hướng dẫn khoa học Thầy TS. Huỳnh Đức Lộng. Đề tài “Hoàn
thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ Phần Thương Mại Đầu Tư và
Xây Dựng Constrexim” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi và chưa
được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Các phân tích, số liệu và kết
quả nêu trong luận văn dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế, hoàn toàn trung thực,
đúng với nguồn trích dẫn.

Học viên thực hiện

Lê Thị Mỹ


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ............................5
1.1 Khái niệm và vai trò kế toán trách nhiệm ........................................................5

1.1.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm ......................................................................5
1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán trách nhiệm ................................................6
1.2 Sự phân cấp quản lý và mối quan hệ với kế toán trách nhiệm .......................7
1.2.1 Sự phân cấp quản lý .......................................................................................7
1.2.2 Mối quan hệ giữa phân cấp quản lý với hệ thống kế toán trách nhiệm .........9
1.3 Các loại trung tâm trách nhiệm .........................................................................9
1.3.1 Trung tâm chi phí ...........................................................................................9
1.3.2 Trung tâm doanh thu ....................................................................................10
1.3.3 Trung tâm lợi nhuận.....................................................................................11
1.3.4 Trung tâm đầu tư..........................................................................................11
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm.................12
1.4.1 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm chi phí ......................................12
1.4.2 Chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm của trung tâm doanh thu ..............................13
1.4.3 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận ..................................14
1.4.4 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư .......................................15
1.5 Báo cáo đánh giá thành quảcủa các trung tâm trách nhiệm ........................20
1.5.1 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm chi phí ......................................21
1.5.2 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu .................................21


1.5.3 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận ..................................22
1.5.4 Báo cáo đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư .......................................22
1.6 Một số nội dung liên quan đến kế toán trách nhiệm .....................................22
1.6.1 Phân loại chi phí ..........................................................................................22
1.6.2 Lập dự toán ngân sách .................................................................................24
1.6.3 Phân bổ chi phí phục vụ cho các báo cáo bộ phận ......................................25
1.6.4 Phân tích biến động chi phí .........................................................................25
1.6.5 Định giá sản phẩm chuyển giao ...................................................................26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆMTẠI
CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CONSTREXIM ...29

2.1Tổng quan về Công ty CP Constrexim.............................................................29
2.1.1 Giới thiệu về công ty ...................................................................................29
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...........................................................29
2.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty CP Constrexim..............................29
2.1.1.3 Quy mô hoạt động của công ty.............................................................30
2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lýtạiCông ty CP Constrexim ....................................31
2.1.3 Giới thiệu sản phẩm và quy trình sản xuất ngói tại Cty CP Constrexim ....33
2.1.3.1 Giới thiệu sản phẩm ngói Ruby ............................................................33
2.1.3.2 Quy trình sản xuất ngói màu Ruby.......................................................34
2.1.4 Đánh giá sơ lược tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010 đến
năm 2012… ...............................................................................................................35
2.1.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển .......................................36
2.2 Thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty Constrexim .............................37
2.2.1 Sự phân cấp quản lý tại Công ty CP Constrexim ........................................37
2.2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của ban giám đốc và các phòng ban .................37
2.2.1.2 Tình hình tổ chức công tác kế toán tại Công ty CP Constrexim ..........40
2.2.2 Các trung tâm trách nhiệm tại Công ty CP Constrexim ..............................43
2.2.2.1 Trung tâm chi phí .................................................................................43
2.2.2.2 Trung tâm doanh thu ............................................................................44


2.2.2.3 Trung tâm lợi nhuận .............................................................................45
2.2.2.4 Trung tâm đầu tư ..................................................................................45
2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm tại Công ty .....45
2.2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm chi phí tại Công ty ............45
2.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm doanh thu ..........................48
2.2.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm lợi nhuận ...........................50
2.2.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm đầu tư ................................52
2.2.4 Hệ thống báo cáo đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm ...............52
2.2.4.1 Hệ thống báo cáo đánh giá thành quả trung tâm chi phí ......................52

2.2.4.2 Hệ thống báo cáo đánh giá thành quả trung tâm doanh thu .................53
2.2.4.3 Hệ thống báo cáo đánh giá thành quả trung tâm lợi nhuận ..................53
2.2.4.4 Hệ thống báo cáo đánh giá trung tâm đầu tư ........................................53
2.2.5 Một số nội dung liên quan đến Kế toán trách nhiệm ...................................53
2.2.5.1 Công tác phân loại chi phí ....................................................................53
2.2.5.2 Công tác lập dự toán có liên quan đến các trung tâm trách nhiệm ......54
2.2.5.3 Phân bổ chi phí .....................................................................................57
2.3 Đánh giá thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty ...................57
2.3.1 Ưu điểm của hệ thống kế toán trách nhiệm .................................................57
2.3.2 Hạn chế của hệ thống kế toán trách nhiệm ..................................................58
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................61
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠICÔNG TY CỔ PHẦN TM ĐT VÀ XD CONSTREXIM .............................62
3.1 Các quan điểm để hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ
phần Constrexim .....................................................................................................62
3.1.1 Phù hợp với mô hình tổ chức quản lý của công ty ......................................62
3.1.2 Phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý .....................................................62
3.1.3 Phù hợp và hài hòa giữa chi phí và lợi ích ..................................................62
3.1.4 Phù hợp với cơ chế quản lý của nền kinh tế Việt Nam ...............................63


3.1.5 Phải đáp ứng các yêu cầu đơn giãn, dễ hiểu, dễ thực hiện và cung cấp thông
tin hữu ích cho các nhà quản trị ................................................................................63
3.2 Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm.......................................................63
3.2.1 Tổ chức lại sự phân cấp quản lý ..................................................................64
3.2.2 Tổ chức lại các trung tâm trách nhiệm ........................................................64
3.2.2.1 Hoàn thiện việc xác định trung tâm chi phí .........................................64
3.2.2.2 Hoàn thiện việc xác định trung tâm doanh thu.....................................66
3.2.2.3 Hoàn thiện việc xác định trung tâm lợi nhuận .....................................67
3.2.2.4 Hoàn thiện việc xác định trung tâm đầu tư ..........................................67

3.2.3 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá thành quả các trung tâm ..................68
3.2.3.1 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm chi phí .....................68
3.2.3.2 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu ................69
3.2.3.3 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá trung tâm lợi nhuận .................69
3.2.3.4 Hoàn thiện chỉ tiêu đánh giá trung tâm đầu tư .....................................70
3.2.4 Hoàn thiện hệ thống báo cáo đánh giá trung tâm trách nhiệm ....................70
3.2.4.1 Hoàn thiện hệ thống báo cáo đánh giá trung tâm chi phí .....................71
3.2.4.2 Hoàn thiện hệ thống báo cáo đánh giá trung tâm doanh thu ................74
3.2.4.3 Hoàn thiện hệ thống báo cáo đánh giá trung tâm lợi nhuận .................75
3.2.4.4 Hoàn thiện hệ thống báo cáo đánh giá trung tâm đầu tư ......................77
3.2.5 Một số giải pháp khác nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm ......79
3.2.5.1 Phân loại chi phí ...................................................................................79
3.2.5.2 Hoàn thiện công tác lập dự toán liên quan đến trung tâm trách nhiệm 82
3.2.5.3 Nâng cao trình độ nhận thức cho ban quản lý và nhân viên các phòng
ban về hệ thống báo cáo trách nhiệm ........................................................................82
3.2.5.4 Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin ................................................83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................84
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................85


DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

CP NVL TT

:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp


CP NC TT

:

Chi phí nhân công trực tiếp

CP SXC

:

Chi phí sản xuất chung

DN

:

Doanh nghiệp

Cty

:

Côngty



:

Giám đốc


PTGĐ

:

Phó Tổng Giám đốc

HĐQT

:

Hội đồng quản trị

KH

:

Kế hoạch

TT

:

Thực tế

KTTN

:

Kế toán trách nhiệm


LN

:

Lợi nhuận

PX

:

Phân xưởng

CP

:

Chi phí

SP

:

Sản phẩm

ĐVSP

:

Đơn vị sản phẩm


Đ

:

Đồng

Tr.đ

:

Triệu đồng

TSCĐ

:

Tài sản cố định

ROI
tư)

:

Return on Investment (Tỷ lệ hoàn vốn đầu


RI

:


Residual Income (Thu nhập còn lại)

DC1

:

Dây chuyền 1 (Dây chuyền ngói mộc)

DC2

:

Dây chuyền 2 (Dây chuyền ngói màu)

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

NXB

:


Nhà xuất bản

TC

:

Tổng cộng

QLDN

:

Quản lý doanh nghiệp

ĐNB

:

Đông nam bộ

TNB

:

Tây nam bộ

TNG

:


Tây nguyên

NTB

:

Nam trung bộ

KV

:

Khu vực

Lg

:

Lượng

DT

:

Doanh thu

BH

:


Bán hàng

NCTT

:

Nhân công trực tiếp

KPCĐ

:

Kinh phí công đoàn

TSCĐ

:

Tài sản cố định


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm chi phí tiêu chuẩn thông qua mặt
kết quả và mặt hiệu quả .............................................................................................12
Bảng 1.2: Chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm chi phí dự toán thông qua mặt kết
quả và mặt hiệu quả...................................................................................................13
Bảng 1.3: Các chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm doanh thu thông qua mặt kết
quả và mặt hiệu quả...................................................................................................14
Bảng 1.4: Ví dụ minh họa nhược điểm của ROI khi đầu tư cho dự án mới .............18

Bảng 1.5: Ví dụ báo cáo thành quả dựa trên RI của một trung tâm đầu tư...............20
Bảng 1.6: Công thức tính và diễn giải biến động do khối lượng và biến động do giá
...................................................................................................................................26
Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012 ........35
Bảng 2.2: Chỉ tiêu đánh thành quả trung tâm chi phí khối sản xuất tại công ty thông
qua mặt kết quả và hiệu quả ......................................................................................45
Bảng 2.3: Bảng so sánh giá thành ngói mộc và ngói màu sản phẩm RB thực tế với
định mức Quý 4 năm 2012

( Đvt: Đồng) ...............................................................46

Bảng2.4: Bảng so sánh chi phí bán hàng và QLDN thực tế của năm 2012 với năm
2011 và so sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán năm 2012 ...............................47
Bảng2.5: Bảng so sánh doanh thu thực tế của năm 2012 với năm 2011 và so sánh
doanh thu thực tế 2012 với doanh thu dự toánnăm 2012 ..........................................48
Bảng2.6: Bảng so sánh doanh thu thực tế của năm 2012 với doanh thu dự toán năm
2012 ...........................................................................................................................49
Bảng 2.7: Bảng so sánh doanh thu thực tế so với dự toán của các khu vực năm 2012
...................................................................................................................................49
Bảng 2.8: Bảng so sánh doanhthu, giá vốn, lợi nhuận thực tế so với kế hoạch
của sản phẩm Ruby và Cpac năm 2012 ....................................................................50
Bảng 2.9: Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2012 với
năm 2011. ..................................................................................................................51
Bảng 3.1: Xác định các trung tâm chi phí của khối sản xuất trong tổng công ty .....65


Bảng 3.2: Xác định trung tâm chi phí khối kinh doanh trong công ty ......................65
Bảng 3.3: Xác định trung tâm chi phí khối quản lý tại tổng công ty ........................66
Bảng 3.4: Xác định trung tâm chi phí khối kinh doanh trong công ty ......................66
Bảng 3.5: Xác định trung tâm lợi nhuận trong công ty.............................................67

Bảng 3.6: Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá trung tâm chi phí ........................................68
Bảng 3.7: Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu ...................................69
Bảng 3.8: Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá trung tâm lợi nhuận ....................................70
Bảng 3.9: Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá trung tâm lợi nhuận ....................................70
Bảng 3.10: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí khối sản xuất ......................72
Bảng 3.11: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí dự toán khối kinh doanh ....73
Bảng 3.12: Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí dự toán khối quản lý kinh
doanh .........................................................................................................................74
Bảng 3.13: Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm doanh thu .................................75
Bảng 3.14: Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận..................................76
Bảng 3.15: Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm lợi nhuận của toàn công ty ......77
Bảng 3.16: Báo cáo trách nhiệm của các trung tâm đầu tư .......................................78
Bảng 3.17: Báo cáo ROI, RI thực tế của trung tâm đầu tư .......................................79
Bảng 3.18: Bảng phân loại các khoản chi phí phát sinh theo cách ứng xử tại khối
sản xuất ......................................................................................................................80
Bảng 3.19: Bảng phân loại các khoản chi phí phát sinh theo cách ứng xử tại khối
kinh doanh và khối quản lý .......................................................................................81


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty CP Constrexim .......................................31
Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ quy trình sản xuất ngói màu Ruby tại công ty .............................34
Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty...............................................41
Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012 .....35


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Kế toán trách nhiệm là một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị,
nó là một trong những công cụ quản lý kinh tế tài chính có vai trò quan trọng trong
việc tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
KTTN giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá được kết quả, hiệu quả của những
bộ phận trong doanh nghiệp. Từ đó KTTN giúp các nhà quản trị các cấp có những
thông tin hữu ích để đưa ra các quyết định đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu chung
của tổ chức. Bên cạnh đó, KTTN còn thúc đẩy, khuyến khích các nhà quản trị phát
huy được năng lực quản lý của mình góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của
doanh nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay, việc vận dụng KTTN vào các doanh nghiệp vẫn còn
hạn chế. Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển lâu dài đòi hỏi bản thân doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng
lực quản lý và hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu và tổ chức vận dụng hệ thống KTTN trong hoạt động quản lý của các doanh
nghiệp là một yêu cầu cấp thiết khách quan.
Công ty Cổ Phần Thương Mại Đầu Tư Và Xây Dựng Constrexim (Công ty
CP Constrexim) là một doanh nghiệp sản xuất và phân phối ngói màu Ruby. Bên
cạnh đó công ty còn hoạt động thương mại trong vai trò là đại lý cấp một phân phối
ngói màu CPac của Công ty CPac Monier Thái Lan có nhà máy tại Bình Dương.
Khách hàng của công ty tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam, Tây nguyên và
Nam Trung Bộ.
Qua việc khảo sát thực trạng hệ thống KTTN tại Công ty CP Contrexim, tác
giả nhận thấy việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty vẫn còn nhiều
hạn chế, chính vì vậy tác giả muốn vận dụng những lý luận của kế toán trách
nhiệm, đồng thời tham khảo một số công trình khoa học đã công bố để hoàn thiện
hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ Phần Constrexim.


2


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán trách

nhiệm, thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty CP Constrexim và vận
dụng lý luận về kế toán trách nhiệm để hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại
Công ty CP Constrexim.

-

Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Luận văn nghiên cứu hệ thống kế toán trách trách nhiệm trong

phạm vi một doanh nghiệp cụ thể đó là Công ty CP Constrexim.
-

Thời gian: Luận văn sử dụng số liệu của công ty trong giai đoạn từ năm

2010 đến năm 2012.Trong đó tập trung chủ yếu là năm 2012 và năm 2011.
3. Mục tiêu nghiên cứu
-

Hệ thống lại các lý luận liên quan đến kế toán trách nhiệm.

-

Khảo sát và đánh giá thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty CP


Constrexim.
-

Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty CP Constrexim

4. Phương pháp nghiên cứu
-

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng.

Đặc trưng của phương pháp này là coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng
thái luôn phát triển đồng thời xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện
tượng khác.
-

Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng phương pháp định tính như: phương pháp

quan sát, thu thập thông tin, phân tích và so sánh đối chiếu để làm sáng tỏ nội dung
nghiên cứu về lý luận, tình hình thực trạng của Công ty từ đó đưa ra giải pháp để
hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty.
5.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

-

Ý nghĩa khoa học: Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp

và các học viên trong quá trình nghiên cứu về công tác tổ chức hệ thống kế toán
trách nhiệm.



3

-

Ý nghĩa thực tiễn: Giúp Công ty CP Constrexim có cái nhìn tổng quát và đúng

đắn để hoàn thiện Hệ thống kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp mình.
6. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan luận văn
Khi nghiên cứu về đề tài “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công
ty CP Constrexim”, tác giả đã tham khảo một số sách và công trình nghiên cứu
trước đó như:
-

Sách “ Mô hình báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong công ty niêm

yết” do nhóm tác giả PGS.TS Phạm Văn Dược – TS Huỳnh Đức Lộng – TS Trần
Văn Tùng – TS Phạm Xuân Thành – TS Trần Phước, NXB Phương Đông xuất bản
năm 2010. Trong tài liệu này, nhóm tác giả đã tổng quan lại những lý luận về hệ
thống báo cáo kế toán trách nhiệm trong các công ty cổ phần đặc biệt là các công
ty niêm yết, đồng thời nêu lên những đặc trưng về công tác kế toán và hệ thống báo
cáo kế toán trách nhiệm,các mô hình báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị và hệ
thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong các công ty niêm yết.
-

Giáo trình “Kế toán quản trị” do Tập thể tác giả Bộ môn Kế toán quản trị -

Phân tích hoạt động kinh doanh, Khoa Kế toán – Kiểm toán Trường Đại học Kinh
Tế TP. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Lao động xuất bản năm 2011. Đây là tài liệu

rất có giá trị trong việc nghiên cứu kế toán trách nhiệm và các nội dung liên quan
đến kế toán trách nhiệm như dự toán ngân sách, phân bổ chi phí bộ phận phục vụ
và phân tích biến động.
-

Sách“Kế toán quản trị” do PGS.TS Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương, Nhà

xuất bản Thống Kê xuất bản năm2010.Giáo trình nàylà tài liệu rất hữu ích cho việc
nghiên cứu về việc đánh giá trách nhiệm quản lý, đánh giá thành quả các trung tâm
trách nhiệm.
-

Sách “Kế toán quản trị” do TS. Huỳnh Lợi, Nhà xuất bản Phương Đông xuất

bản năm 2012. Giáo trình này là tài liệu rất bổ ích cho việc nghiên cứu về việc
đánh giá trách nhiệm quản lý, đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm.
-

Luận văn Thạc sỹ kế toán: “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại

Công ty Cổ Phần Đá Núi Nhỏ (NNC)” của tác giả Nguyễn Thị Đức Loan đã bảo vệ


4

năm 2011.Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng hệ thống kế
toán trách nhiệm tại công ty. Từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện.
-

Luận văn Thạc sỹ kế toán: “Một số giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ


thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ Phần Dây Cáp Điện Việt Nam
(CADIVI)” của tác giả Lê Thị Thu Trúc đã bảo vệ năm 2010. Đề tài tập trung
nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty.
Từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn thiện.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về kế toán trách nhiệm
Chương 2: Thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty CP Constrexim
Chương 3: Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty CP Constrexim


5

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
1.1 Khái niệm và vai trò kế toán trách nhiệm
1.1.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm
Trong mỗi tổ chức kinh doanh đều phải có cơ cấu tổ chức (ngoại trừ các tổ
chức có quy mô rất nhỏ). Theo đó, cơ cấu tổ chức là một chỉnh thể các bộ phận
khác nhau, được chuyên môn hóa và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định,
có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau và được bố trí theo các cấp quản trị nhằm thực
hiện các chức năng quản trị và mục tiêu chung của tổ chức.
Sự phân chia một tổ chức thành các bộ phận giúp cho việc quản lý dễ dàng và
hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi tổ chức đạt tới quy mô và trình độ phát triển nhất
định làm cho một người hay một cấp quản trị không thể đảm đương được mọi công
việc quản trị thì họ không thể không phân quyền hay ủy nhiệm công việc cho các
cấp quản lý thấp hơn. Như vậy, phân quyền là hoạt động phân phối trách nhiệm đối
với từng công việc được giao. Phân quyền và việc ủy nhiệm công việc là một cách
chính thức để người được trao quyền chịu trách nhiệm đối với những công việc cụ

thể được giao.
Qua hai nội dung nêu trên làm phát sinh ra vấn đề làm sao để đánh giá tốt
thành quả của các bộ phận cũng như làm sao để đánh giá được trách nhiệm quản lý
của các nhà quản trị các cấp được phân quyền trong tổ chức.
Từ đây, để hỗ trợ cho quản lý đo lường, kiểm soát và đánh giá kết quả các bộ
phận được phân quyền trong tổ chức, KTQT vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm
để phân loại cấu trúc tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, trên cơ sở đó đánh
giá kết quả và hiệu quả của từng bộ phận dựa trên trách nhiệm được giao.
Như vậy, Kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán được thiết lập để ghi nhận,
đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận trong tổ chức, trên cơ sở đó lập các
báo cáo thực hiện nhằm truyền đạt thông tin có thể kiểm soát theo phạm vi trách
nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Hay nói
cách khác, kế toán trách nhiệm là hệ thống kế toán tập hợp kết quả theo từng lĩnh


6

vực thuộc trách nhiệm cá nhân, nhằm giám sát và đánh giá thành quả của từng bộ
phận trong tổ chức.
1.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán trách nhiệm
KTTN thực hiện việc phân chia cấu trúc của một tổ chức thành những trung
tâm trách nhiệm khác nhau để đo lường biểu hiện của chúng. Nó là công cụ để đo
lường kết quả hoạt động của từng bộ phận trong tổ chức, qua đó giúp nhà quản trị
kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị ở các cấp khác nhau. Vì vậy, vai trò của
KTTN thể hiện như sau:
KTTN giúp nhà quản lý xác định sự đóng góp của từng đơn vị bộ phận vào
lợi ích của toàn tổ chức nhằm cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về
kết quả hoạt động của những nhà quản lý bộ phận. Bên cạnh đó, do KTTN được sử
dụng để đo lường kết quả hoạt động của các nhà quản lý cho nên nó sẽ ảnh hưởng
đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý này. Ngoài ra, KTTN còn thúc

đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của mình theo hướng phù hợp với
mục tiêu chung của toàn tổ chức.
Như vậy, KTTN có vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát và đánh giá
hiệu quả của từng bộ phận trong tổ chức. Cũng giống như KTQT, KTTN có đối
tượng sử dụng thông tin là các nhà quản trị từ cấp cao, cấp trung và cấp cơ sở. Ở
mỗi cấp quản trị khác nhau, KTTN thể hiện vai trò và có mục đích cung cấp thông
tin khác nhau cụ thể như:
- KTTN cung cấp thông tin cho các nhà quản trị cấp cao trong việc thực hiện
chức năng tổ chức và điều hành của toàn doanh nghiệp. Nó xác định các trung tâm
trách nhiệm, qua đó nhà quản trị có thể hệ thống hóa các công việc của từng trung
tâm mà thiết lập các chỉ tiêu đánh giá. KTTN giúp nhà quản trị đánh giá và điều
chỉnh kế hoạch của các bộ phận cho phù hợp.
- Còn ở cấp quản trị trung gian, KTTN cung cấp thông tin cho việc thực hiện
chức năng kiểm soát quản lý và kiểm soát tài chính. Thông qua KTTN, nhà quản
trị có thể phân tích, đánh giá thực hiện của từng bộ phận với các chỉ tiêu về doanh
thu, chi phí và lợi nhuận. Thông tin KTTN cho biết việc thực hiện kế hoạch của


7

các bộ phận ra sao? Nhận diện những vấn đề còn tồn tại nhằm khắc phục các hạn
chế để có sự điều chỉnh các chiến lược mục tiêu cho phù hợp và mang lại hiệu quả
kinh doanh cao nhất.
- Cuối cùng với nhà quản trị cấp cơ sở, KTTN khuyến khích nhà quản lý
hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Mục tiêu hoạt động của các trung tâm trách
nhiệm phải gắn liền với mục tiêu chung của tổ chức. Để đạt được như vậy, đòi hỏi
các nhà quản trị cấp cơ sở phải có đầy đủ thông tin để quản lý bộ phận của mình
theo đúng hướng hoặc phải điều chỉnh cho phù hợp. Các thông tin đó được KTTN
cung cấp bao gồm: nguồn lực của bộ phận (các thông tin về tài chính, nguyên vật
liệu, nhân lực máy móc, thời gian yêu cầu hoàn thành công việc…); các nguồn lực

đó sử dụng như thế nào? Có hiệu quả không? Mức độ hoàn thành ra sao.
Trong một tổ chức, nhiệm vụ của các nhà quản trị là xác định mục tiêu, chiến
lược kinh doanh, xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch sao cho đạt được mục
tiêu đề ra. Đồng thời thường xuyên kiểm tra đánh giá việc thực hiện mục tiêu
chung của tổ chức thông qua các chỉ tiêu phân tích, tính toán hiệu quả của các bộ
phận, sản phẩm,… Từ nhiệm vụ đó của nhà quản trị, hệ thống KTTN được thiết
lập để ghi nhận, đo lường kết quả hoạt động của từng bộ phận, từng trung tâm trách
nhiệm trong một tổ chức, nhằm giúp nhà quản trị kiểm soát hoạt động của từng bộ
phận, đồng thời đánh giá trách nhiệm quản lý của các cấp. Một hệ thống KTTN tốt
không chỉ cung cấp thông tin cho các nhà quản lý cần, mà nó còn được sử dụng để
kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức.
1.2 Sự phân cấp quản lý và mối quan hệ với kế toán trách nhiệm
1.2.1 Sự phân cấp quản lý
Phân cấp quản lý là sự phân chia hay ủy thác bớt quyền hành của nhà quản trị
cấp trên cho các nhà quản trị cấp dưới. Trong quản trị, phân cấp quản lý còn được
gọi là phân quyền. Để thực hiện các chức năng quản lý của mình, nhà quản lý cấp
trên sẽ giao quyền ra quyết định cho cấp quản lý thấp hơn trong quá trình hoạt
động của doanh nghiệp. Khi đó quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm được phân
đều trong toàn tổ chức. Mỗi cấp quản lý khác nhau được quyền ra quyết định và


8

chịu trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình.
Khi tiến hành phân cấp quản lý, nếu doanh nghiệp chia ra quá nhiều cấp sẽ có
thể dẫn đến bộ máy tổ chức cồng kềnh, hoặc nếu tập trung quá nhiều quyền quyết
định một nơi sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động. Vì thế, nhà quản lý cần phải cân
nhắc giữa ưu điểm và khuyết điểm khi thực hiện việc phân cấp đó.
 Ưu điểm của phân cấp quản lý
Khi tổ chức có sự phân cấp quản lý rõ ràng, nhà quản lý cấp cao sẽ không

phải giải quyết các vấn đề vụ việc chi tiết xảy ra hàng ngày, họ tập trung vào
những công việc chiến lược, lập các kế hoạch dài hạn và điều phối các hoạt động
của các bộ phận trong tổ chức, đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu chung.
Sự phân cấp quản lý còn giúp cho nhà quản lý ở các cấp có sự độc lập tương
đối trong điều hành công việc của mình, phát triển kỹ năng, nâng cao kiến thức
chuyên môn, tăng nhanh khả năng ứng xử các tình huống để tăng tốc độ hoạt động
của mỗi bộ phận, tổ chức và tập dợt về kỹ năng quản lý khi được thăng tiến trong
tổ chức.
Ngoài ra, sự phân cấp quản lý còn giúp cho nhà quản lý ở các cấp có sự hài
lòng trong công việc từ đó động viên được năng lực, đóng góp tích cực của người
quản lý trong việc nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình.
 Khuyết điểm của phân cấp quản lý
Bên cạnh những ưu điểm của việc phân cấp quản lý, thì nó cũng còn tồn tại
những khó khăn như sau:
Việc phân cấp càng nhiều thì càng khó kiểm soát. Thậm chí nếu kiểm soát
không tốt, phân cấp quản lý còn có thể dẫn đến tuân thủ sai lệch các mục tiêu
chung của toàn doanh nghiệp. Bởi vì, sự phân cấp quản lý tạo nên sự độc lập tương
đối ở các bộ phận, nên các nhà quản lý ở từng bộ phận thường không biết được các
quyết định của họ ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào đến các bộ phận khác
trong tổ chức. Hơn nữa, việc phân cấp quản lý khiến họ chỉ tập trung vào lợi ích
của bộ phận mình và họ thường không xem xét quyết định đó có ảnh hưởng đến
mục tiêu chung của doanh nghiệp hay không.


9

1.2.2 Mối quan hệ giữa phân cấp quản lý với hệ thống kế toán trách nhiệm
Trong một tổ chức, sự phân cấp quản lý gắn liền với việc xác định nhiệm vụ
ở các cấp quản lý. Do đó, khi sự phân cấp quản lý được thể hiện rõ ràng - nó sẽ là
cơ sở giúp cho Hệ thống kế toán trách nhiệm đánh giá thành quả của các cấp quản

lý ở các bộ phận tốt hơn.
Bên cạnh sự tác động từ phía phân cấp quản lý đến hệ thống kế toán trách
nhiệm, thì hệ thống KTTN cũng có sự tác động tương hỗ đến sự phân cấp quản lý.
Sự tác động tương hỗ được thể hiện, một khi hệ thống kế toán trách nhiệm thiết lập
được một hệ thống chỉ tiêu, công cụ, báo cáo thành quả hữu hiệu. Khi đó, nó sẽ
góp phần hoàn thiện sự phân cấp quản lý trong tổ chức.
1.3 Các loại trung tâm trách nhiệm
Trung tâm trách nhiệm là một chức năng hay một bộ phận trong tổ chức, đặt
dưới sự lãnh đạo của một nhà quản trị, chịu trách nhiệm trực tiếp với kết quả của
chức năng đó hay bộ phận đó. Hệ thống kế toán trách nhiệm có 4 loại trung tâm
trách nhiệm là: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung
tâm đầu tư.
1.3.1 Trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ chịu trách
nhiệm, hoặc chỉ có quyền kiểm soát đối với chi phí phát sinh ở trung tâm, không có
quyền hạn đối với việc tiêu thụ và đầu tư vốn.
Được xếp vào loại trung tâm chi phí là các chi phí phát sinh ở các phân
xưởng sản xuất, các phòng ban chức năng (như phòng kế toán, phòng hành chính
nhân sự và phòng kinh doanh).
Trung tâm chi phí là phạm vi cơ bản của hệ thống xác định chi phí, là điểm
xuất phát của các hoạt động như: Phân loại chi phí thực tế phát sinh (cụ thể là phân
loại chi phí thành biến phí và định phí; phân loại chi phí thành chi phí kiểm soát
được và chi phí không kiểm soát được); Lập dự toán chi phí và So sánh chi phí
thực tế với chi phí dự toán.
Trung tâm chi phí được chia làm hai dạng là trung tâm chi phí tiêu chuẩn và


10

trung tâm chi phí dự toán.



Trung tâm chi phí tiêu chuẩn: là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí và

các mức hao phí về các nguồn lực sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm, dịch
vụ đều được xây dựng định mức cụ thể. Nhà quản trị trung tâm chi phí tiêu chuẩn
có trách nhiệm kiểm soát chi phí thực tế phát sinh, để đảm bảo kế hoạch sản xuất
cũng như đảm bảo kế hoạch chi phí cho từng đơn vị sản phẩm, dịch vụ. Trung tâm
chi phí tiêu chuẩn được nhận biết trên cơ sở có thể xác định, đo lường một cách
chắc chắn đầu ra và có thể xác định được mức các đầu vào cần thiết để sản xuất ra
một đơn vị đầu ra. Ví dụ, một phân xưởng sản xuất là trung tâm chi phí tiêu chuẩn
vì giá thành mỗi đơn vị sản phẩm tạo ra có thể xác định thông qua định mức chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, định mức nhân công trực tiếp và định mức chi phí sản
xuất chung.


Trung tâm chi phí dự toán: là trung tâm chi phí mà đầu ra không thể lượng

hóa được bằng tiền một cách chính xác và mối quan hệ giữa đầu ra với đầu vào ở
trung tâm này không chặt chẽ. Ví dụ, các phòng ban thuộc bộ phận gián tiếp tạo ra
sản phẩm như phòng nhân sự, phòng kế toán,…Các khoản chi phí này thường được
đặt ra cố định cho mỗi phòng ban, sự thay đổi nếu có của các khoản chi phí này
cũng không làm ảnh hưởng đến năng suất ở các phân xưởng sản xuất.
1.3.2 Trung tâm doanh thu
Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có trách
nhiệm với doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với lợi nhuận và vốn đầu
tư. Trung tâm doanh thu có quyền quyết định công việc bán hàng trong khung giá
cả cho phép để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
Trung tâm này thường được gắn với bậc quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở, đó
là các bộ phận kinh doanh trong đơn vị như các chi nhánh tiêu thụ, khu vực tiêu

thụ, cửa hàng tiêu thụ, nhóm sản phẩm,…
Khi xác định chỉ tiêu đánh giá trung tâm doanh thu, cần xem xét giá thành sản
phẩm để khuyến khích trung tâm này tạo ra lợi nhuận chứ không chỉ đơn thuần là
tạo ra doanh thu. Các chính sách bán hàng thường đi cùng chiết khấu giảm giá


11

hàng bán khi bán hàng số lượng lớn, hay thực hiện các chiến dịch quảng cáo,
khuyến mại. Các hoạt động này sẽ làm tăng doanh thu nhưng đều làm giảm lợi
nhuận mà doanh nghiệp chỉ chấp nhận trong một thời gian kinh doanh có hạn. Như
vậy, trung tâm này phải có chính sách bán hàng, không chỉ dựa trên tình hình thị
trường mà còn dưạ trên giá thành, chi phí và các mục tiêu lâu dài của công ty.
1.3.3 Trung tâm lợi nhuận
Trung tâm lợi nhuận là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý chỉ được quyền
ra quyết định đối với lợi nhuận đạt được trong trung tâm đó. Ngoài ra, do lợi nhuận
bằng doanh thu trừ chi phí nên các nhà quản lý của trung tâm lợi nhuận còn có
trách nhiệm cả về doanh thu và chi phí phát sinh ở trung tâm đó.
Trung tâm trách nhiệm lợi nhuận thường được gắn với bậc quản lý cấp trung,
đó là giám đốc điều hành trong công ty, các đơn vị kinh doanh trong tổng công ty
như các công ty phụ thuộc, các chi nhánh,…
Nếu nhà quản lý không có quyền quyết định mức độ đầu tư tại trung tâm của
họ, thì tiêu chí lợi nhuận được xem là tiêu chí thích hợp nhất để đánh giá kết quả
thực hiện của trung tâm này.
1.3.4 Trung tâm đầu tư
Trung tâm đầu tư là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý ngoài việc phải
chịu trách nhiệm với chi phí, doanh thu, lợi nhuận của trung tâm, họ còn phải chịu
trách nhiệm đối với vốn đầu tư và khả năng huy động các nguồn tài trợ. Do vậy, nhà
quản trị trung tâm đầu tư được quyền ra các quyết định về vốn đầu tư.
Trung tâm đầu tư gắn với bậc quản lý cấp cao như Hội đồng quản trị công ty,

các công ty con độc lập,…
Như vậy, trong thực tế tùy theo tình hình hoạt động thực tiễn và sự phân cấp
quản lý của doanh nghiệp để xác định để mỗi bộ phận trong tổ chức là trung tâm
loại gì. Cụ thể hơn, để có thể phân loại các bộ phận, đơn vị trong tổ chức vào các
trung tâm trách nhiệm nào thì nên căn cứ vào nhiệm vụ chính của bộ phận, đơn vị
đó, ngoài ra còn căn cứ vào quan điểm của nhà quản trị cấp cao nhất.


12

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm
Để đánh giá được thành quả các trung tâm trách nhiệm, nhà quản trị sẽ dựa
trên mặt kết quả và mặt hiệu quả của các trung tâm, từ đó so sánh kết quả và hiệu
quả giữa thực tế đạt được với dự toán (hoặc định mức) đã đề ra, giữa số liệu thực
hiện trong năm so với số liệu thực hiện năm trước. Từ đó, nhà quản trị sẽ biết được
chêch lệch tuyệt đối lẫn tương đối của các chỉ tiêu trên, đồng thời xem xét chêch
lệch nào là thuận lợi và chêch lệch nào là bất lợi để đánh giá trách nhiệm của các
trung tâm đó.
1.4.1 Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm chi phí
Trung tâm chi phí gồm hai dạng cơ bản đó là trung tâm chi phí tiêu chuẩn
(định mức) và trung tâm chi phí dự toán (tùy ý) như đã trình bày tại mục 1.3.1
“Trung tâm chi phí”.
Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm chi phí tiêu chuẩn được thể hiện
thông qua mặt kết quả và mặt hiệu quả như sau:
Bảng 1.1: Chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm chi phí tiêu chuẩn thông qua
mặt kết quả và mặt hiệu quả
Phương

diện


đánh giá
Mặt kết quả

Chỉ tiêu đánh giá thành quả
Mức độ hoàn thành kế hoạch sản lượng sản xuất đúng thời hạn
và tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.
Mức chêch lệch giữa chi phí thực tế với chi phí định mức, chi phí
trên 1 giá thành sản phẩm thực tế với dự toán.

Mặt hiệu quả

Qua đó, phân tích biến động và xác định các nguyên nhân chủ
quan, khách quan tác động đến tình hình thực hiện định mức chi
phí. (Chi phí phát sinh tại trung tâm chi phí như: chi phí nguyên
vật liệu, nhân công, khấu hao máy móc thiết bị)

Đối với trung tâm chi phí dự toán- trung tâm có chi phí mà đầu ra không thể
lượng hóa được bằng tiền một cách trực tiếp (chẳng hạn như đầu ra của phòng kế


13

toán là các báo cáo). Chỉ tiêu đánh giá thành quả của trung tâm chi phí dự toán
được thể hiện thông qua mặt kết quả và mặt hiệu quả như sau:
Bảng 1.2: Chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm chi phí dự toán thông qua
mặt kết quả và mặt hiệu quả
Phương

diện


Chỉ tiêu đánh giá thành quả

đánh giá
Mặt kết quả

Mức độ hoàn thành giữa đầu ra với mục tiêu phải đạt được của
trung tâm.
Mức chêch lệch giữa chi phí thực tế phát sinh và dự toán ngân

Mặt hiệu quả

sách đã được duyệt.
Thành quả của các nhà quản lý bộ phận này sẽ được đánh giá
dựa vào khả năng kiểm soát chi phí của các nhà quản lý bộ phận.

Như vậy, để đánh giá thành quả của trung tâm chi phí dự toán nhà quản lý sẽ
dựa vào chêch lệch tuyệt đối lẫn tương đối giữa chi phí thực tế với chi phí dự toán.
Bên cạnh đó, có thể đánh giá thành quả của trung tâm thông qua mức độ hoàn
thành mục tiêu đã đề ra.
1.4.2 Chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm của trung tâm doanh thu
Trách nhiệm của nhà quản trị ở trung tâm doanh thu là tổ chức hoạt động tiêu
thụ sản phẩm, dịch vụ sao cho doanh thu trong kỳ đạt được nhiều nhất. Theo đó,
nhà quản trị sử dụng chỉ tiêu mức chêch lệch giữa doanh thu thực tế đạt được so
với dự toán của bộ phận để xem xét tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ.
Ngoài ra, do đầu ra của trung tâm doanh thu được lượng hóa bằng tiền, nhưng
đầu vào thì trung tâm này không chịu trách nhiệm về giá thành sản phẩm, dịch vụ
hay giá vốn hàng bán. Trong khi đó chi phí phát sinh tại trung tâm doanh thu thì
không thể so sánh được với doanh thu của trung tâm. Vì vậy, để đo lường thành
quả hoạt động của trung tâm này, chúng ta sẽ sử dụng chỉ tiêu mức chêch lệch chi
phí thực tế và chi phí dự toán của trung tâm.

Các chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm doanh thu thông qua mặt kết quả


×