Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Mối quan hệ giữa chi đầu tư của chính phủ và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu trường hợp 5 nước asean

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TR

NG

I H C KINH T TPHCM

LÊ THỊ THÙY TRANG

MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI ĐẦU TƢ CỦA
CHÍNH PHỦ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP 5 NƢỚC ASEAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TR

NG

I H C KINH T TPHCM

LÊ THỊ THÙY TRANG

MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI ĐẦU TƢ CỦA
CHÍNH PHỦ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP 5 NƢỚC ASEAN
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng


Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VŨ THỊ MINH HẰNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và hoàn toàn do tôi
hoàn thành. Các số liệu nghiên cứu và kết quả thực nghiệm nêu trong luận văn là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

LÊ THỊ THÙY TRANG


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Tổng quan lý thuyết ........................................................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 3
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................................... 5
7. Bố cục của luận văn ........................................................................................... 5
CHƢƠNG I

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƢ CÔNG VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH
TẾ ........................................................................................................................... 7
1.1 Cơ sở lý thuyết về đầu tƣ công ........................................................................ 7
1.1.1 Khái niệm và quan điểm chung về đầu tư công ......................................... 7
1.1.2 Cơ sở lý thuyết về đầu tư công .................................................................. 8
1.1.3 Mối quan hệ tác động của đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ................ 12
1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tƣ công và tăng
trƣởng kinh tế ...................................................................................................... 13
1.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm ở các nước phát triển ................................ 13
1.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm ở các nước đang phát triển ........................ 14
1.2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm ở trong nước.............................................. 15
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ ĐẦU TƢ CÔNG VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Ở VIỆT
NAM VÀ CÁC NƢỚC ASEAN .......................................................................... 18
2.1 Tình hình kinh tế ở các nƣớc ASEAN .......................................................... 18
2.2 Thực trang đầu tƣ công và tăng trƣởng kinh tế ở Việt Nam và một số nƣớc
ASEAN ................................................................................................................. 19
2.2.1 Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng ............................................. 19


2.2.2 Thu và chi ngân sách nhà nước ............................................................... 21
2.3 Đánh giá hiệu quả đầu tƣ công ..................................................................... 24
2.3.1 Đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế ................................................. 24
2.3.2 Thước đo hiệu quả của vốn đầu tư .......................................................... 25
CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.................................. 28
3.1 Phƣơng pháp luận ......................................................................................... 28
3.2 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 29
3.2.1 Kiểm định tính dừng của các chuỗi thời gian .......................................... 29
3.2.2 Mô hình hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model) .............................. 30

3.2.3 Kiểm định tính nhân quả Granger........................................................... 31
CHƢƠNG 4
DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ............................ 34
4.1 Dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm ................................................................... 34
4.2 Các iể

định trị riêng nghiệ

đơn vị ảng ................................................ 39

4.3 Áp dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM)................................................... 43
4.3.1 Phương trình hồi qui các biến trong dài hạn ........................................... 43
4.3.2 Phương trình hồi qui các biến trong ngắn hạn ........................................ 46
4.4 Kiể

định mối quan hệ nhân quả Granger giữa đầu tƣ công và tăng

trƣởng kinh tế ...................................................................................................... 48
4.5 Tổng hợp kết quả và một số gợi ý về mặt chính sách công .......................... 49
4.5.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu .................................................................. 49
4.5.2 Ý nghĩa về mặt chính sách công liên quan đến tăng trưởng kinh tế và đầu
tư công ở các nước ASEAN.............................................................................. 46
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 54


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ADB


Ngân hàng phát triển Châu Á

ADF

Kiểm định Augmented Dickey – Fuller

ECM

Mô hình hiệu chỉnh sai số

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

NSNN

Ngân sách nhà nước

GDP

Tổng sản phẩm quốc dân

NHNN

Ngân hàng nhà nước

PPP

Các dự án kết hợp giữa nhà nước và tư nhân



DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Thu chi ngân sách so với GDP của một số nước ông Á và

22

ông Nam Á (%)
Bảng 2.2: So sánh ICOR của Việt Nam và của một số nước ASEAN

26

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình

35

Bảng 4.2 Kiểm định tính dừng Fisher thuộc tính Phillips-Perron không xu

40

thế, độ trễ 2 (biến gốc)
Bảng 4.3 Kiểm định tính dừng Fisher thuộc tính Phillips-Perron có xu thế,

41

độ trễ 2 (biến gốc)
Bảng 4.4 Kiểm định tính dừng Fisher thuộc tính Phillips-Perron không xu

42

thế, độ trễ 2 (biến sai phân)

Bảng 4.5 Kiểm định tính dừng Fisher thuộc tính Phillips-Perron có xu thế,

42

độ trễ 2 (biến sai phân)
Bảng 4.6 Kết quả hồi qui mô hình cân bằng trong dài hạn (ECM) có phân

43

tích độ mạnh (robust)
Bảng 4.7 Thống kê mô tả phần dư Res của mô hình cân bằng trong dài hạn

44

(ECM) có phân tích độ mạnh
Bảng 4.8 Kiểm định tính dừng Fisher thuộc tính Phillips-Perron không xu

45

thế, độ trễ 2 (biến phần dư)
Bảng 4.9 Kiểm định tính dừng Fisher thuộc tính Phillips-Perron có xu thế,

45

độ trễ 2 (biến phần dư)
Bảng 4.10 Kết quả hồi qui mô hình tác động trong ngắn hạn (ECM) có

46

phân tích độ mạnh (robust)

Bảng 4.11 Kết quả hồi qui cho mô hình ràng buộc có phân tích độ mạnh
cho quan hệ nhân quả Granger

48


DANH MỤC CÁC HĨNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Các quan hệ người chủ - người thừa hành trong đầu tư công

9

Hình 2.1 Tỷ lệ tổng tích lũy tài sản trong nước so với GDP của một số

20

nước (%)
Hình 2.2 Thu ngân sách từ thuế so với GDP năm 2008 của một số nước

23

ông Á và ông Nam Á (%)
Hình 2.3 ầu tư từ ngân sách so với GDP của một số nước (%)

24

ồ thị 4.1 GDP thực của 5 nước ASEAN trong giai đoạn 1983 - 2011

36

ồ thị 4.3 Chi tiêu công thực của 5 nước ASEAN trong giai đoạn 1983 –


37

2011
ồ thị 4.2 ầu tư công thực của 5 nước ASEAN trong giai đoạn 1983 –

38

2011
ồ thị 4.4 Nguồn thu thuế thực của 5 nước ASEAN trong giai đoạn 1983 –
2011

38


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế ông Nam Á đang tăng trưởng cao cho thấy kinh tế của cả khu vực
ông Á đang có sự thay đổi về kết cấu. Kinh tế khu vực này sẽ không chủ yếu dựa
vào mở rộng xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ, thay vào đó sẽ tập trung gia tăng đầu
tư và tiêu dùng cũng như đầu tư và thương mại giữa các nền kinh tế trong khu vực.
Do đó, việc dựa vào đầu tư cho cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gần
như là sự ưu tiên xem xét của hầu hết các nước ASEAN.
Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế đã được nghiên cứu khá
rộng rãi và cũng đã có rất nhiều cuộc tranh luận xảy ra. Tuy nhiên, có một vài vấn
đề vẫn chưa được giải quyết, chẳng hạn như: một sự gia tăng thường trực trong đầu
tư công sẽ gây ra một sự gia tăng tạm thời hay vĩnh viễn trong tăng trưởng kinh tế;
hay hiệu quả của đầu tư công có phụ thuộc vào năng suất biên tương đối của vốn

nhà nước và tư nhân; hay hiệu quả của đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế còn phụ
thuộc vào việc gia tăng chi tiêu từ nguồn tài trợ…Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu
trước đây cũng đã gặp phải những hạn chế nhất định như: mẫu quan sát nhỏ, số liệu
thu thập không đầy đủ và chính xác, phạm vi nghiên cứu bị giới hạn hay nghiên cứu
chỉ được thực hiện phần lớn ở các nước phát triển và còn thiếu những nghiên cứu
thực nghiệm ở trong nước.
Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn nội dung “có hay không sự tác động của đầu tư
công lên tăng trưởng kinh tế cũng như mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng
kinh tế” và nhằm khắc phục những hạn chế của các nghiên cứu trước đây. Tác giả
đã chọn nghiên cứu vấn đề này, tuy nhiên do sự hạn chế về kiến thức và thời gian
nên tác giả chỉ thực hiện nghiên cứu “Mối quan hệ giữa chi đầu tư của chính phủ
và tăng trưởng kinh tế - Nghiên cứu trường hợp 5 nước ASEAN” trong giai đoạn
1983 – 2011.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tác động của đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài
hạn thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM).

ồng thời, phân tích mối quan hệ

nhân quả giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế.
ể giải quyết mục tiêu trên đề tài hướng đến các câu hỏi nghiên cứu sau:
-

ầu tư công có ảnh hưởng lên tăng trưởng kinh tế hay ngược lại tăng trưởng

kinh tế có làm gia tăng đầu tư công và có hay không mối quan hệ nhân quả giữa

chúng?
- Hàm ý về mặt chính sách công liên quan đến tăng trưởng kinh tế và đầu tư
công?
Kết quả nghiên cứu sẽ được đúc kết, làm cơ sở cho những gợi ý về mặt chính
sách liên quan đến đầu tư công của Chính phủ ở các nước ASEAN, đặc biệt cho
Chính phủ Việt Nam về các giải pháp để hoạt động đầu tư công được hiệu quả hơn
góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
3. Tổng quan lý thuyết về

ối quan hệ giữa đầu tƣ công và tăng trƣởng inh tế

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tác giả nghiên cứu về mối quan hệ tác động
của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế, một vài nghiên cứu điển hình về vấn đề
này sẽ được tác giả trình bày tóm lược sau đây:
Barro (1991) xem xét tác động của đầu tư công và chi tiêu công lên tốc độ phát
triển kinh tế giữa các nước. Sau khi cố định một số biến, tác giả phát hiện ra đầu tư
công không có tác động có ý nghĩa lên tốc độ tăng trưởng, trong khi tăng trưởng
kinh tế lại có tác động âm lên chi tiêu của chính phủ.
Canning và Fay (1993), Easterly và Rebelo (1992) sử dụng dữ liệu bảng để
nghiên cứu sự đóng góp lên tăng trưởng kinh tế của đầu tư mạng lưới giao thông.
Phát hiện chính của nghiên cứu là mối quan hệ mạnh mẽ giữa tăng trưởng kinh tế và
đầu tư công lĩnh vực giao thông và viễn thông.


3

Devarajan và cộng sự (1996) trình bày bằng chứng cho 43 quốc gia đang phát
triển, chỉ ra rằng tổng chi tiêu của chính phủ (gồm chi tiêu dùng và chi đầu tư)
không có tác động ý nghĩa lên tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tác giả phát hiện ra
tác động riêng phần quan trọng của chi tiêu chính phủ đó là: sự gia tăng trong chi

tiêu dùng có tác động dương lên tăng trưởng kinh tế trong khi sự gia tăng trong chi
đầu tư công có tác động âm. Tác động âm cũng đúng cho mỗi thành phần chính của
đầu tư công gồm giao thông và viễn thông.
Khan (1996) phát hiện ra tầm quan trọng tương đối của đầu tư công và tư trong
việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho một nhóm lớn các nước đang phát triển.
Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu của 95 nước đang phát triển thời kỳ 1970 - 1990.
Các kết quả của nghiên cứu chỉ ra là đầu tư công và tư có tác động khác biệt lên
tăng trưởng kinh tế, trong đó đầu tư tư nhân có tác động lên tăng trưởng kinh tế
nhiều hơn so với đầu tư công.
Như vậy, các nghiên cứu trên của các tác giả đều đi đến kết luận rằng đầu tư
công tuy có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nhưng tác động này là không
đáng kể hoặc ít hơn so với đầu tư tư nhân. Từ các kết luận trên và kế thừa các
nghiên cứu này, tác giả muốn tìm hiểu rõ hơn về tác động của đầu tư công lên tăng
trưởng kinh tế cũng như mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế được
nghiên cứu ở trường hợp các nước ASEAN.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận được sử dụng trong đề tài là áp dụng mô hình hiệu chỉnh sai
số (ECM) để xem xét tác động của các biến đầu tư công, chi tiêu công và nguồn thu
ngân sách từ thuế lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn, từ đó tính toán
tốc độ hiệu chỉnh và thời gian hiệu chỉnh của mô hình.
Với mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, đề tài sử dụng kiểm
định nhân quả Granger với các tác động cố định (fixed effects) cho phân tích dữ liệu
bảng không cân bằng.
Theo đó, đề tài được thực hiện qua các bước như sau:


4

Bước 1, đề tài kiểm định tính dừng cho các biến được sử dụng trong mô hình.
Do đặc tính không cân bằng của dữ liệu bảng được sử dụng trong đề tài, kiểm định

Fisher với thuộc tính Phillips-Perron được chọn sử dụng. Theo đó, một số biến dừng
ở mức ý nghĩa có bậc tích hợp I(0) và một số biến dừng ở mức sai phân có bậc tích
hợp I(1). iều này có nghĩa là các biến có đồng liên kết (co-integration).
Bước 2, áp dụng mô hình hồi qui tuyến tính dữ liệu bảng với các tác động cố
định cho các biến để xác định tác động của đầu tư công, chi tiêu công và nguồn thu
ngân sách từ thuế lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn theo mô hình hiệu chỉnh sai
số (ECM).
Bước 3, từ phương trình cân bằng trong dài hạn ở bước 2, tính toán được phần
dư (sự kết hợp tuyến tính của các biến trong mô hình) và kiểm định tính dừng của
phần dư để tái khẳng định các biến có đồng liên kết.
Bước 4, áp dụng mô hình hồi qui tuyến tính dữ liệu bảng với các tác động cố
định cho các biến ở mức sai phân và độ trễ bậc nhất của phần dư để xác định tác
động của các biến lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, từ đó tính toán được tốc
độ hiệu chỉnh và thời gian hiệu chỉnh của mô hình.
Bước cuối cùng, áp dụng mô hình hồi qui tuyến tính dữ liệu bảng với các tác
động cố định (mô hình ràng buộc) giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế để kiểm
định mối quan hệ nhân quả Granger.
Việc phân tích và xử lý số liệu được thực hiện bằng phần mềm Stata phiên bản 11.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

ối tượng nghiên cứu: Tác động của các biến đầu tư công, chi tiêu công và

nguồn thu ngân sách từ thuế lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn cũng
như mối quan hệ nhân quả giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế.
- Phạm vi nghiên cứu: Tác động của đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế và mối
quan hệ nhân quả giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế thông qua phân tích bảng
dữ liệu hàng năm của 5 quốc gia ASEAN (Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam



5

và Campuchia) trong giai đoạn từ năm 1983 đến 2011. Các dữ liệu này được trích
xuất từ bảng dữ liệu hàng năm của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).
Do số liệu của các nước thành viên còn lại của khối ASEAN như: Singapore,
Brunei, Philippines, Lào và Myanmar không đầy đủ nên đã không được đưa vào
khảo sát.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Làm rõ mức độ tác động của đầu tư công, chi tiêu công và nguồn thu ngân sách
từ thuế lên tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn, từ đó tính được tốc độ
hiệu chỉnh và thời gian hiệu chỉnh của mô hình.
- Xác định mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh
tế.
-

ề xuất các khuyến nghị cho các chính phủ, đặc biệt là Chính phủ Việt Nam,

liên quan đến chính sách đầu tư công để việc vay nợ nhằm thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, tạo việc làm phải được xem xét thận trọng và việc sử dụng nợ vay cho đầu
tư công phải bảo đảm hiệu quả để giúp cho việc tăng trưởng kinh tế ổn định và bền
vững hơn.
7. Bố cục của luận văn
Kết cấu của luận văn được trình bày như sau:
Chương 1: Trình bày tổng quan lý thuyết về đầu tư công và tăng trưởng kinh tế,
làm rõ khái niệm và quan điểm chung về đầu tư công, cơ sở lý thuyết về đầu tư
công cũng như mối quan hệ tác động của đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế. Ghi
nhận các nghiên cứu trước đó ở trong và ngoài nước về mối quan hệ giữa đầu tư
công và tăng trưởng kinh tế.
Chương 2: Phân tích thực trạng đầu tư công và tăng trưởng kinh tế cũng như
khái quát tình hình kinh tế ở Việt Nam và so sánh với một số nước ASEAN, qua đó

đánh giá hiệu quả đầu tư công và nêu một số vấn đề tồn tại của đầu tư công hiện
nay.


6

Chương 3: Trình bày phương pháp luận và mô hình nghiên cứu trong đó mô tả
chi tiết về cách thực hiện mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) và mô hình kiểm định
tính nhân quả Granger.
Chương 4: Mô tả dữ liệu nghiên cứu và kết quả thực nghiệm trong đó chỉ rõ
cách thức lấy số liệu, xử lý số liệu, kết quả đạt được thông qua phân tích hồi qui và
bàn luận cho phần gợi ý chính sách công.
Phần Kết luận, xác định lại những phát hiện của đề tài nghiên cứu và các đề xuất
được đưa ra cho các chính sách của Chính phủ, đặc biệt là Chính phủ Việt Nam liên
quan đến đầu tư công trong tương lai.


7

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƢ CÔNG VÀ
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
1.1 Cơ sở lý thuyết về đầu tư công
1.1.1 Khái niệm và quan điểm chung về đầu tư công
ầu tư công (thuần) được hiểu như là phần chi tiêu công được thêm vào lượng
vốn vật chất để tạo ra các dịch vụ xã hội, chẳng hạn xây dựng đường xá, cầu cảng,
trường học, bệnh viện v.v… Nguồn vốn đầu tư công thường bao gồm ngân sách nhà
nước, trái phiếu chính phủ hoặc viện trợ phát triển của nước ngoài. Tùy theo quan
niệm của từng quốc gia mà đầu tư công có thể bao gồm các dự án cho các mục đích
kinh doanh (qua khu vực DNNN) hoặc các dự án chỉ thuần túy mục đích công ích.

Ở Việt Nam, đầu tư công được hiểu theo nghĩa hẹp.

ầu tư công là đầu tư từ

nguồn vốn của Nhà nước vào các lĩnh vực phục vụ lợi ích chung, không nhằm mục
đích kinh doanh (Nguyễn Xuân Tự, 2010).
Các nghiên cứu gần đây cho thấy đầu tư công ảnh hưởng tới đầu tư của khu vực
tư nhân theo nhiều kênh khác nhau (Blejer và Khan, 1984; Aschauer, 1989).

ầu tư

công thúc đẩy đầu tư tư nhân nếu nó có tính bổ trợ cho đầu tư tư nhân. iều này chỉ
xảy ra nếu đầu tư công tạo ra được các hiệu ứng lan tỏa (spillover effect) đối với
nền kinh tế. Doanh nghiệp tư nhân sẽ thu được lợi nhuận cao hơn khi có đầu tư
công, do vậy thúc đẩy đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, đầu tư công có thể dẫn đến hiện
tượng chèn ép đầu tư tư nhân nếu như nó cạnh tranh nguồn lực với đầu tư tư nhân.
Khả năng chèn ép đầu tư tư nhân sẽ lớn nếu như đầu tư công được thực hiện bởi các
doanh nghiệp nhà nước hoặc thông qua hình thức doanh nghiệp nhà nước. Dịch vụ
cung cấp từ khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ cạnh tranh với khu vực tư nhân, làm
giảm động cơ tham gia đầu tư của khu vực tư nhân.


8

Như vậy, về cơ bản, các quốc gia đều hướng đến quản lý đầu tư công để hỗ trợ
tăng năng suất cho khu vực tư nhân và toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, nó có thể dùng
để bù đắp thất bại của thị trường trong một số thị trường đặc biệt.
1.1.2 Cơ sở lý thuyết về đầu tư công
Vài nét về lý thuyết quan hệ người chủ - người thừa hành (principal - agent
theory)

ầu tư công là một điển hình của quan hệ người chủ - người thừa hành. Người
dân và người đóng thuế trao tiền và ủy thác cho chính quyền các cấp trung ương
và/hoặc địa phương (dưới hình thức các khoản thu ngân sách từ thuế và khai thác tài
nguyên) để thực hiện các dự án cung cấp dịch vụ công cộng. Chính quyền cấp trung
ương sau đó lại có thể ủy thác cho chính quyền cấp địa phương để thực hiện các dự
án cung cấp dịch vụ công cộng. Bởi các cơ quan chính quyền không thể trực tiếp
thực hiện việc này nên đến lượt các cơ quan này lại ủy thác cho các nhà thầu dự án
để xây dựng công trình, sau khi công trình hoàn thành, nó sẽ được bàn giao cho một
đơn vị khác của chính quyền quản lý.
Bản chất của quan hệ người chủ - người thừa hành là bất đối xứng thông tin.
Người chủ muốn người thừa hành nỗ lực thực hiện hết mình công việc được giao.
Nhưng vì người thừa hành có thông tin riêng về chi phí sản xuất mà người chủ
không biết nên người thừa hành thường có xu hướng “bịp” người chủ. ể giải quyết
vấn đề này, các lý thuyết gia chỉ ra rằng người chủ sẽ thực hiện các biện pháp khác
nhau, phụ thuộc vào từng tình huống hay từng dự án.
- Trường hợp có thể giám sát: tăng cường minh bạch thông tin thông qua các
hình thức khuyến khích để giảm thông tin riêng.
- Trong trường hợp không thể giám sát tốt nhưng có thể đưa ra một hợp đồng rõ
ràng về trách nhiệm của mỗi bên: người chủ sẽ khoán cho người thừa hành một hợp
đồng với chi phí cố định (Holmstrom, 1982; Baron và Myerson, 1982).


9

- Trong trường hợp không thể hình thành được hợp đồng rõ ràng: người chủ sẽ
đề nghị người thừa hành hợp đồng hợp tác dạng đồng chủ sở hữu để tăng trách
nhiệm và chia sẻ rủi ro (Grossman và Hart, 1986).
Hình 1.1 Các quan hệ ngƣời chủ - ngƣời thừa hành trong đầu tƣ công

Mối quan hệ người chủ - người thừa hành trên rất hữu ích để bàn luận về cơ chế

đầu tư công. Về mặt lý thuyết cơ chế đầu tư công bao gồm hai nhóm cơ chế liên
quan đến hai giai đoạn của đầu tư công. Nhóm thứ nhất là cơ chế xác định cách thức
phân bổ các nguồn vốn của nhà nước sao cho hiệu quả. Nhóm thứ hai là cơ chế thực
hiện các dự án đầu tư công. Bên cạnh cơ chế ra quyết định và cơ chế thực hiện tại
hai giai đoạn là các cơ chế giám sát để đảm bảo rằng việc ra quyết định và thực hiện
các dự án đầu tư công đạt được mục tiêu đề ra với mức thất thoát là thấp nhất.
* Cơ chế phân bổ nguồn vốn:
Trên bình diện lý thuyết người chủ - người thừa hành, cơ chế phân bổ nguồn vốn
phản ánh mối quan hệ giữa người dân ủy thác cho chính quyền các cấp thực hiện


10

việc xác định các dự án cung cấp dịch vụ công cộng cho người dân. Trong mối quan
hệ này, chính quyền các cấp có lợi thế hoàn toàn về thông tin. Giữa người dân và
chính quyền cũng không thể hình thành được hợp đồng rõ ràng. Vì vậy, cách thức
để giải quyết mối quan hệ này là tập trung vào việc giảm thông tin riêng cũng như
tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình ra quyết định.
Cách giải quyết tổng quát vấn đề này là phân quyền.

ây là xu hướng chung trên

thế giới kể từ thập niên 1980. Các dự án đầu tư công có qui mô vùng hoặc quốc gia
thì do chính quyền trung ương quyết định trong khi các dự án đầu tư công có qui
mô địa phương thì do địa phương quyết định.
Mục đích của việc phân quyền là tăng hiệu quả phân bổ đầu tư dựa trên nguồn tri
thức mà các cấp có thể biết tốt hơn cũng như được nhiều người dân biết đến hơn.
Trung ương hiểu biết rõ về tổng thể nền kinh tế, mối liên kết giữa các vùng miền,
xây dựng kế hoạch về cơ sở hạ tầng cũng như các vùng kinh tế để tăng hiệu ứng
hợp trội (synergy effects). Dự án có qui mô quốc gia cũng nhận được sự quan tâm

của nhiều người dân. Mức độ phản biện những lý lẽ phân bổ của chính quyền trung
ương sẽ đa dạng hơn.
Trong khi đó người dân địa phương được coi như là đối tượng hiểu nhu cầu ở địa
phương mình nhất, họ cũng hiểu biết rõ các nguồn lực đặc thù của địa phương. Khi
được phân quyền, họ sẽ có khả năng đưa ra quyết định đúng đắn hơn ngay cả khi là
không đúng từ quan điểm của chính quyền trung ương (Bird và Vaillancourt, 1998).
Ngoài ra để tăng cường sự tham gia đóng góp của người dân địa phương vào
kiểm soát rủi ro, kinh nghiệm thế giới cho thấy việc phân quyền đầu tư công cần
phải tương ứng với nguồn thu của chính quyền địa phương. Nếu địa phương đóng
góp ít hoặc không có đóng góp cho các dự án đầu tư thuộc địa phương mình thì sẽ
thiếu trách nhiệm trong việc kiểm soát rủi ro. Vì vậy, việc phân quyền đầu tư công
cho địa phương nên cân bằng với khả năng huy động ngân sách của địa phương.
* Cơ chế thực hiện đầu tư công:


11

Một khi dự án đầu tư được quyết định, tùy theo tính chất của dự án, chính quyền
sẽ quyết định thực hiện dự án theo hình thức sở hữu nào.
- Hình thức sở hữu thứ nhất là nhà nước nắm 100% vốn chủ sở hữu dự án và thuê
các doanh nghiệp thực hiện. Thông thường đây là những dự án ít phức tạp, có thời
gian thực hiện ngắn; hoặc đó là các dự án không tạo ra dịch vụ có tính thương mại.
Trong trường hợp này, chính quyền và doanh nghiệp có thể đưa ra được một hợp
đồng tương đối đầy đủ về trách nhiệm gánh chịu rủi ro của các bên liên quan đến dự
án. Chính quyền sẽ chọn nhà thầu có khả năng thực hiện dự án với chi phí đầu tư cố
định thấp nhất.
- Hình thức sở hữu thứ hai là chia sẻ sở hữu dự án với khu vực tư nhân.

ây là


các loại dự án có thời gian kéo dài và tương đối phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro
trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, lợi ích của dự án lại có tính thương mại có khả
năng hấp dẫn tư nhân tham gia. Các dự án kết hợp giữa nhà nước và tư nhân
(public-private partnership - PPP) sẽ giúp cho nhà nước giảm gánh nặng ngân sách,
khuyến khích sự phát triển của khu vực tư nhân và quan trọng là sẽ phân bổ được
rủi ro cho bên có khả năng kiểm soát tốt hơn.
Với các dự án PPP, lựa chọn nhà đầu tư tư nhân có năng lực tài chính cũng như
năng lực thực thi là rất quan trọng. Mấu chốt để một dự án PPP có thể tiến hành là
phải đảm bảo tỷ suất lợi nhuận cho nhà đầu tư tư nhân cao hơn lãi suất trái phiếu
chính phủ. Hình thức PPP đã trở nên rất phổ biến trên thế giới từ thập kỷ 1990.
Khởi đầu từ Anh Quốc dưới hình thức Public Financial Initiative (PFI), PPP đã lan
rộng ra khắp thế giới như Úc, Chi Lê, Liên hiệp Châu Âu và gần đây nhất là Mỹ.
Nó thường được dùng để thực hiện các dự án liên quan đến giao thông.
* Cơ chế giám sát quá trình đầu tư công:
Với cả hai giai đoạn, phân bổ vốn đầu tư công và thực hiện đầu tư công, vai trò
giám sát của bên thứ ba là rất quan trọng. Bởi cả chính quyền và đơn vị thực hiện
trên nguyên tắc đều là “người thừa hành” đối với người dân trong mối quan hệ
người chủ - người thừa hành, nên rất có thể cả hai bên sẽ cấu kết trục lợi với nhau


12

để làm tăng chi phí dự án. Vì lẽ đó, giám sát đầu tư công thường được xem như là
một trong những khâu quyết định đến chất lượng đầu tư công.

ến lượt, việc giám

sát hiệu quả góp phần làm giảm nợ công và thâm hụt ngân sách.
ể giám sát đầu tư công hiệu quả, nhiệm vụ tiên quyết là tạo ra một qui trình
minh bạch, có khả năng giải trình từ khâu phân bổ đầu tư cho đến khâu thực hiện

đầu tư. Tính minh bạch và khả năng giải trình trong đầu tư công giúp người dân
(báo chí, các chuyên gia độc lập) có khả năng theo dõi các hành vi của các bên thừa
hành. Trước áp lực phải giải trình, các bên thừa hành sẽ giảm bớt việc lạm dụng
thông tin nội bộ để trục lợi.
Việc xây dựng các cơ quan giám sát đầu tư công chuyên trách theo các cấp quản
lý dự án đầu tư công là rất cần thiết để giảm các hành vi trục lợi. Bản chất của việc
hình thành cơ quan giám sát là tập trung tri thức chuyên sâu vào một nơi nào đó
nhằm làm đối trọng với các bên thừa hành (agents) có nhiều thông tin nội bộ. Việc
phân cấp giám sát giúp cho các cơ quan giám sát trung ương tập trung vào giám sát
các dự án qui mô lớn, trong khi các cơ quan giám sát cấp địa phương tận dụng tri
thức bản địa để giám sát các dự án cấp địa phương về vận tải, bệnh viện, trường học
và các công trình xây dựng công cộng.
1.1.3 Mối quan hệ tác động của đầu tư công và tăng trưởng kinh tế
Vốn đầu tư công là một thành phần quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội,
một nhân tố có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở hai mặt: tổng cung và tổng
cầu.
Theo Adam Smith (đầu thế kỷ 18) thì việc tăng vốn đầu tư sẽ dẫn đến tăng sức
lao động và tăng công cụ sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng, từ đó mở rộng sản
xuất. Tới thế kỷ 19, K.Marx đã đề cập đến vốn như là một trong bốn yếu tố tác động
đến quá trình tái sản xuất gồm đất đai, lao động, vốn và tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Kế thừa những tư tưởng trên các nhà kinh tế tân cổ điển tiêu biểu là Cobb và
Douglas đã phân tích rõ vai trò của vốn thông qua hàm sản xuất. Như vậy, tăng quy
mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế nếu các


13

yếu tố khác không thay đổi. Mặt khác, tác động của vốn đầu tư còn được thực hiện
thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công
nghệ… Do đó, đầu tư lại gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế.

Ngoài ra, đầu tư còn là một thành phần quan trọng của tổng cầu. Theo Keynes,
tổng sản lượng của nền kinh tế hình thành nhờ vào việc hiện thực hóa những quyết
định chi tiêu như: chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu cho đầu tư mở rộng
kinh doanh của doanh nghiệp, chi tiêu của Chính phủ và chi tiêu ròng của nền kinh
tế bên ngoài đối với sản phẩm nội địa (AD = C + I + G + X – M)
Như vậy, gia tăng đầu tư sẽ làm cho tổng cầu tăng trong điều kiện các yếu tố
khác không đổi. Sự thay đổi tổng cung, tổng cầu được phản ảnh qua tốc độ tăng
trưởng kinh tế. Thay đổi quy mô vốn đầu tư cũng là nguyên nhân làm thay đổi tốc
độ tăng trưởng kinh tế.
Mối quan hệ giữa đầu tư với tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế là mối quan
hệ biện chứng, nhân quả, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. ây là cơ
sở lý luận để giải thích chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng ở nhiều nước trong
thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng chậm.
1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng
trưởng kinh tế
Một lượng lớn các nghiên cứu thực nghiệm trước đây nghiên cứu liệu đầu tư
công có đóng góp riêng biệt nào hay không lên tăng trưởng kinh tế. Sau đây là một
vài nghiên cứu điển hình được tác giả trình bày tóm lược như sau:
1.2.1 Các nghiên cứu thực nghiệm ở các nước phát triển
Trong một nghiên cứu có ảnh hưởng, bằng cách sử dụng dữ liệu hàng năm cho
giai đoạn 1949 - 1985 cho Hoa Kỳ, Aschauer (1989a) phát hiện một mối quan hệ
dương mạnh giữa năng suất và tỷ số vốn công trên vốn tư. Aaron (1990) và Tatom
(1991) đặt câu hỏi cho các phát hiện của Aschauer trên cơ sở đặc tính không dừng
của chuỗi thời gian, điều mà có thể tạo nên tương quan giả mạo giữa vốn đầu tư


14

công và tăng trưởng kinh tế. Sturm và De Haan (1995) khẳng định nếu mô hình của
Aschauer được ước lượng ở các sai phân bậc nhất – điều cần thiết khi các biến được

dùng không dừng và cũng không tích hợp – mô hình chỉ tạo ra các kết quả mơ hồ.
Tuy nhiên, Munnell (1992) chỉ ra rằng, các sai phân bậc nhất cũng có vấn đề của nó
vì nó không cho phép ước lượng mối quan hệ dài hạn cơ bản giữa sản xuất và các
yếu tố đầu vào. Duggal và cộng sự (1995) khẳng định là các phương trình sai phân
bậc nhất tạo nên dao động ưu tiên đáng ngờ và các hệ số co giãn vốn đầu ra, điều
này đủ để đặt câu hỏi về khả năng của các phương trình sai phân bậc nhất bắt lấy
được các mối quan hệ dài hạn.
Bằng cách sử dụng mô hình VAR, Sturm (1998) phát hiện là đầu tư cơ sở hạ tầng
ảnh hưởng dương lên sản lượng ở Hà Lan và bằng cách sử dụng mô hình tương tự
để phân tích các tác động của đầu tư công cho sáu nước công nghiệp, Mittnik và
Neumann (2001) cho rằng đầu tư công có xu hướng gây ra một ảnh hưởng dương
lên GDP. Ngoài ra, họ không phát hiện hiệu ứng chèn lấn giữa đầu tư công và đầu
tư tư. Navy (2002) kiểm tra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, đầu tư công và
đầu tư tư nhân bằng cách sử dụng mô hình VAR. Dựa trên chuỗi dữ liệu thời gian
hàng năm cho Pakistan, phân tích đề nghị là đầu tư công có tác động dương lên đầu
tư tư và tăng trưởng kinh tế định hướng cả đầu tư tư và đầu tư công như được dự
đoán bởi các mô hình dựa trên sự tăng tốc.
1.2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm ở các nước đang phát triển
Devarajan và cộng sự (1996) trình bày bằng chứng cho 43 quốc gia đang phát
triển, chỉ ra rằng tổng chi tiêu của chính phủ (gồm chi tiêu dùng và chi đầu tư)
không có tác động ý nghĩa lên tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các tác giả phát hiện
ra tác động riêng phần quan trọng của chi tiêu chính phủ: đó là sự gia tăng phần chi
tiêu dùng có tác động dương, ý nghĩa lên tăng trưởng kinh tế trong khi sự gia tăng
trong chi đầu tư công có tác động âm. Tác động âm cũng đúng cho mỗi thành phần
chính của đầu tư công, bao gồm giao thông và viễn thông.

iều này đưa đến một

qui tắc hơi đáng ngạc nhiên là Chính phủ ở các nước đang phát triển tốt hơn nên



15

được tư vấn là dịch chuyển các nguồn lực công từ đầu tư công sang chi tiêu dùng
công.
Pritchett (1996) đề nghị một lý giải khác cho các phát hiện của Devarajan và
cộng sự (1996) – giả thuyết “white elephant”. Ông ta lập luận rằng đầu tư công ở
các nước đang phát triển thường được sử dụng cho các dự án không thích hợp và
không hiệu quả. Kết quả là, phần đầu tư công có thể là thước đo rất kém của sự gia
tăng thực trong vốn đầu tư hiệu quả về mặt kinh tế. Một mặt, đầu tư công cao hơn
gia tăng tốc độ tích lũy vốn quốc gia trên mức được chọn (với giả định theo cách
hợp lý) bởi khu vực tư; vì thế, chi tiêu vốn công có thể gây ra sự chèn lấn chi đầu tư
tư nhân. Mặt khác, vốn công – đặc biệt vốn đầu tư hạ tầng như đường cao tốc, hệ
thống nước, cống rãnh và sân bay – có vẻ có mối quan hệ bổ sung với vốn tư trong
công nghệ sản xuất tư nhân. Vì thế, đầu tư công cao hơn có thể gia tăng năng suất
biên của vốn tư và qua đó hỗ trợ đầu tư tư nhân.
Khan (1996) phát hiện ra tầm quan trọng tương đối của đầu tư công và tư trong
việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho một nhóm lớn các nước đang phát triển.
Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu của 95 nước đang phát triển thời kỳ 1970 – 1990.
Các kết quả của nghiên cứu chỉ ra là đầu tư công và tư có tác động khác biệt lên
tăng trưởng kinh tế, trong đó đầu tư tư nhân có tác động lên tăng trưởng kinh tế
nhiều hơn so với đầu tư công.
1.2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm ở trong nước
- Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Loan (2012) với đề tài “Tác động của đầu
tư công đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”. Tác giả sử dụng phương pháp đồng
tích hợp (Cointegration) của Engle – Granger (1987) và mô hình hiệu chỉnh sai số
(ECM) để thiết lập mối tương quan cân bằng trong dài hạn giữa chỉ số tăng trưởng
kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng trong đó có biến đầu tư công cũng như tính toán
mức độ tác động của các nhân tố đến biến động của của tăng trưởng kinh tế trong
ngắn hạn. Tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu với giả định là tăng trưởng kinh tế

chịu ảnh hưởng bởi các biến kinh tế vĩ mô như: đầu tư công, đầu tư tư nhân, đầu tư


16

trực tiếp nước ngoài, xuất khẩu, nguồn nhân lực và nợ nước ngoài. Số liệu từ năm
1986 – 2011. Kết quả trong dài hạn, đầu tư công, đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp
nước ngoài và nợ nước ngoài có tác động nhiều đến tăng trưởng kinh tế. Trong ngắn
hạn, chỉ có nợ nước ngoài ở kỳ trước có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế hiện tại,
còn đầu tư công tác động đến tăng trưởng kinh tế không có ý nghĩa thống kê.

ồng

thời, trong các biến vĩ mô được chọn, biến đầu tư công tác động đến tăng trưởng
kinh tế ít hơn so với biến đầu tư tư nhân. Do đó, để đảm bảo nền kinh tế Việt Nam
tăng trưởng nhanh, bền vững, Chính phủ cần có những giải pháp thích hợp nhằm
đẩy mạnh đầu tư khu vực tư nhân đồng thời tăng cường mạnh mẽ hiệu quả đầu tư
của khu vực Nhà nước.
- Nghiên cứu của TS.Tô Trung Thành (2011) với đề tài “ ầu tư công lấn át đầu
tư tư nhân? Góc nhìn từ mô hình thực nghiệm VECM”. Mô hình cụ thể trong
nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình VECM với ba biến số là: đầu tư khu vực
Nhà nước (GI), đầu tư khu vực tư nhân (PI) và GDP (Y), số liệu sử dụng từ năm
1986 - 2010 để ước lượng các hàm phản ứng và các hệ số co dãn. Theo đó, hiện
tượng đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân được thể hiện rõ nét. Trung bình cứ một
thập niên, 1% tăng vốn đầu tư công ban đầu sẽ khiến đầu tư tư nhân bị thu hẹp
0,48%.

ồng thời, tác động đến GDP của đầu tư công là thấp so với tác động của

đầu tư tư nhân. Bài viết hàm ý trong quá trình chuyển đổi kinh tế, cần giảm dần tỷ

trọng đầu tư công, đồng thời tăng cường mạnh mẽ hiệu quả và chất lượng của đầu
tư khu vực Nhà nước.
- Tác giả Ngô Lý Hóa (2008) với đề tài “Tác động của đầu tư công đến tăng
trưởng kinh tế tỉnh Long An”. Trong nghiên cứu tác giả ứng dụng mô hình HarrodDomar để phân tích mối tương quan giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tỉnh
Long An. Mô hình cụ thể gồm 3 biến: đầu tư khu vực công (Ig), đầu tư khu vực tư
(Ip) và GDP, số liệu sử dụng từ năm 1987 - 2007. Tác giả sử dụng phương pháp
bình phương bé nhất (OLS) để ước lượng các biến trong mô hình. Kết quả, đầu tư
công và đầu tư tư nhân đều tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tuy
nhiên đầu tư công tác động ít hơn đầu tư tư nhân.


17

Tóm lại, mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế vẫn còn là vấn đề
tranh luận cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Các kết quả từ minh chứng thực nghiệm liên
quan đến mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế là hỗn hợp. Trong
mỗi nghiên cứu, các nhà kinh tế lượng sử dụng các phương pháp ước lượng khác
nhau, mẫu nghiên cứu khác nhau tùy thuộc vào phương pháp và dữ liệu mà họ sử
dụng. Do đó, để xác định được kết quả nghiên cứu nào đáng tin cậy hơn là điều khó
khăn bởi nguồn dữ liệu thường không nhất quán, đồng thời mỗi phương pháp ước
lượng cũng có những điểm yếu nhất định.
Kết luận chƣơng 1
Trong chương này luận văn đã đề cập đến tổng quan lý thuyết về đầu tư công và
tăng trưởng kinh tế, làm rõ khái niệm và quan điểm chung về đầu tư công, cơ sở lý
thuyết về đầu tư công cũng như mối quan hệ tác động của đầu tư công lên tăng
trưởng kinh tế. Ghi nhận và đánh giá các nghiên cứu trước đó về mối quan hệ giữa
đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, qua đó cho thấy hiệu ứng đầu tư công lên tăng
trưởng kinh tế vẫn còn là vấn đề tranh luận về cả lý thuyết lẫn thực tiễn. Minh
chứng thực nghiệm liên quan đến hiệu ứng đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế là
hỗn hợp.



×