Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.17 KB, 16 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN.
1.1 - Giới thiệu chung về trái phiếu chính phủ.
1.1.1 Khái niệm trái phiếu Chính phủ.
Trái phiếu là một loại tài sản tài chính phản ảnh nghĩa vụ của nhà phát hành
đối với người nắm giữ trái phiếu. Nhà phát hành (người vay tiền) phải cam kết
trả cho người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) tương ứng số tiền đã vay và
tiền lãi trong một thời hạn nhất định. Như vậy xét về bản chất, trái phiếu là một
hình thức đặc biệt của tín dụng. Nó phản ảnh quan hệ vay mượn, sử dụng vốn
lẫn nhau trên nguyên tắc hoàn trả. Bản thân chứng chỉ trái phiếu hoặc các sổ
sách ghi chép trái phiếu thể hiện mối quan hệ vay mượn giữa hai chủ thể. Dù
phát hành dưới hình thức nào thì trái phiếu cũng có các điều khoản phản ánh
quan hệ vay nợ như: số tiền gốc, kỳ hạn, lãi suất, cách thức trả lãi – gốc, các
điều khoản có liên quan như quyền mua lại, quyền chọn bán, thế chấp,…
Trái phiếu của Chính phủ là một loại công cụ nợ đặc biệt mà người phát
hành là Chính phủ hoặc các cơ quan, tổ chức được Chính phủ chỉ định phát
hành và Chính phủ đứng ra bảo đảm thanh toán trong trường hợp thanh toán
trong trường hợp tổ chức phát hành không bố trí đủ nguồn để trả nợ khi đến
hạn. TPCP được sử dụng để bù đắp bội chi NSNN hoặc để đầu tư xây dựng các
công trình, dự án mang tính cộng đồng hoặc để thực hiện các dự án trọng điểm
quốc gia, các chương trình, mục tiêu của Chính phủ. Nguồn vốn thanh toán
TPCP được bố trí từ NSNN hoặc nguồn thu do công trình mang lại.
Có thể định nghĩa TPCP là một loại giấy tờ có giá, được quy định tại Quyết
định số 141/2003/QĐ-BTC ngày 20/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính do
Chính phủ phát hành, có thời hạn, có mệnh giá, có lãi, xác nhận nghĩa vụ trả nợ
của Chính phủ đối với người sở hữu trái phiếu.
TPCP phát hành trực tiếp qua hệ hống KBNN gồm: trái phiếu kho bạc, trái
phiếu công trình trung ương, trái phiếu đầu tư, trái phiếu ngoại tệ, công trái xây
dựng tổ quốc.
1.1.2 Đặc điểm của trái phiếu Chính phủ.
1.1.2.1 Độ rủi ro thấp.


Trái phiếu Chính phủ là một loại chứng khoán có độ rủi ro thấp nhất trong
các loại chứng khoán nợ, bởi vì TPCP được NSNN bảo đảm thanh toán. Trong
trường hợp NSNN không đảm bảo được nguồn để thanh toán gốc, lãi trái phiếu
khi đến hạn thì Chính phủ có thể phát hành nợ đến hạn (bằng đồng tiền nội địa).
Mặt khác, về mặt chính trị, khi Chính phủ này hết hạn cầm quyền thì Chính phủ
mới có trách nhiệm tiếp nhận và thanh toán các khoản nợ của Chính phủ tiền
nhiệm.
Mặc dù được coi là có độ an toàn cao nhất trong các loại chứng khoán nợ
nhưng TPCP vẫn tiềm ẩn những yếu tố rủi ro như rủi ro do biến động lãi suất,
tỷ giá, rủi ro về khả năng thanh toán bằng ngoại tệ, rủi ro về khả năng chuyển
trái phiếu thành tiền mặt.
TPCP có nhiều loại khác nhau, tương ứng với mức độ rủi ro khác nhau.
TPCP trực tiếp phát hành có độ rủi ro thấp nhất, trái phiếu chính quyền địa
phương và trái phiếu của các cơ quan của Chính phủ phát hành có độ rủi ro cao
hơn TPCP nhưng vẫn thấp hơn trái phiếu công ty.
1.1.2.2 Tính sinh lời thấp.
Trái phiếu Chính phủ cũng có tính sinh lời như các loại chứng khoán nợ
khác. Khi đầu tư vào TPCP người đầu tư sẽ được hưởng một mức lợi tức nhất
định. Lợi tức của trái phiếu là vấn đề mà nhà đầu tư và các nhà kinh tế quan tâm
nhất vì nó phản ánh chính xác lợi nhuận thu được khi đầu tư vào trái phiếu. Tỷ
lệ lợi tức được xác định bằng cách lấy số tiền mà người sở hữu trái phiếu nhận
được từ lãi suất được hưởng của trái phiếu, cộng với sự sai biệt về giá của trái
phiếu đó, chia cho giá mua.
So với lãi suất của trái phiếu công ty và trái phiếu ngân hàng, TPCP thường
có lãi suất thấp hơn do độ rủi ro thấp hơn. Tuy nhiên lãi suất trên thị trường trái
phiếu do cung cầu quyết định nên biến động theo thời gian. Do đó, nếu so sánh
cùng thời điểm phát hành thì thị trường TPCP có mức lãi suất thấp hơn các loại
trái phiếu khác (trừ trường hợp đặc biệt như chiến tranh, khủng hoảng, lạm phát,
…Chính phủ cần huy động vốn cấp tốc để chi tiêu hoặc hút tiền để điều hoà lưu
thông tiền tệ, kiềm chế lạm phát thì lãi suất rất cao). Nhưng nếu xét cả một quá

trình thì lãi suất ở các thời điểm khác nhau của TPCP cũng biến động tuỳ theo
diễn biến thị trường nên có thể tăng hay giảm. Vì vậy, so với thời kỳ trước và
sau, không nhất thiết lãi suất TPCP luôn thấp hơn lãi suất của các loại trái phiếu
khác.
1.1.3. Phân loại trái phiếu chính phủ.
1.1.3.1 Phân loại theo chủ thể phát hành.
• Trái phiếu Chính phủ do Chính phủ (thường uỷ nhiệm cho Bộ Tài chính) phát
hành với mục đích bù đắp bội chi ngân sách, tăng cường vốn đầu tư phát triển
và Chính phủ chịu trách nhiệm trích ngân sách hoàn trả gốc, lãi trái phiếu cho
chủ sở hữu khi đến hạn. Đây là hình thức phổ biến nhất và thường chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng dư nợ từ chứng khoán nợ của các quốc gia.
• Trái phiếu chính quyền địa phương, do chính quyền địa phương cấp bang trở
xuống phát hành gồm chính quyền địa phương; chính quyền tỉnh, thành phố;
chính quyền quận, huyện,…Theo luật pháp của Mỹ và một số nước phát triển
như Anh, Nhật, Canada, Italia, chính quyền địa phương có ngân sách độc lập
với ngân sách quốc gia, được hình thành từ nguồn thu thuế , phí, lệ phí và một
phần trợ cấp từ ngân sách liên bang. Chính quyền địa phương được phép huy
động vốn để tài trợ cho các dự án phát triển KTXH trên địa bàn và chịu trách
nhiệm thanh toán khi đến hạn.Ở Việt Nam, theo luật NSNN chỉ chính quyền cấp
tỉnh mới được phép phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.
• Trái phiếu do các cơ quan của Chính phủ phát hành và sử dụng nguồn vốn đó để
thực hiện chương trình, dự án theo mục tiêu chỉ định của Chính phủ. Tổ chức
phát hành loại trái phiếu này thông thường là các tổ chức tài chính, tín dụng
Nhà nước.
• Trái phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ chỉ định phát hành
trái phiếu để đầu tư cho các dự án kinh tế trọng điểm quốc gia và được Chính
phủ bảo đảm thanh toán.
1.1.3.2 Phân loại theo mục đích phát hành.
• Trái phiếu kho bạc (trái phiếu bù đắp bội chi NSNN). Chính phủ phát hành trái
phiếu nhằm mục đích huy động vốn để bù đắp thiếu hụt NSNN, bổ sung vốn

cho đầu tư phát triển thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương theo chỉ
tiêu đã được Quốc hội phê chuẩn.
• Trái phiếu huy động vốn cho chương trình, mục tiêu Quốc gia. Bao gồm công
trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu do các cơ quan của Chính phủ phát hành. Mục
đích phát hành loại trái phiếu này là huy động vốn đầu tư xây dựng những công
trình quan trọng Quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời
sống, tạo cơ sở vật chất, kĩ thuật cho đất nước.
• Trái phiếu huy động vốn cho chương trình, mục tiêu của chính quyền địa
phương. Phát hành để đầu tư các dự án phát triển KTXH thuộc nhiệm vụ chi của
chính quyền địa phương.
• Trái phiếu huy động vốn cho các công trình của doanh nghiệp Nhà nước. Đây là
loại trái phiếu mà doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ chỉ định phát hành
và bảo lãnh thanh toán. Mục đích phát hành loại trái phiếu này là để đầu tư cho
các dự án kinh tế trọng điểm Quốc gia, do doanh nghiệp Nhà nước quản lý.
1.1.3.3 Phân loại theo kỳ hạn.
• Trái phiếu ngắn hạn (thường gọi là tín phiếu) có kỳ hạn dưới một năm. Tín
phiếu thường được phát hành để bù đắp thiếu hụt tạm thời của NSNN và làm
công cụ để điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trung ương thông qua
nghiệp vụ thị trường mở. Thông thường, tín phiếu ngắn hạn phát hành dưới hình
thức chiết khấu, giao dịch theo lợi tức chiết khấu.
• Trái phiếu dài hạn, có kỳ hạn trên 1 năm. Trái phiếu thường được phát hành để
bù đắp bội chi NSNN, đáp ứng các nhu cầu chi ĐTPT. Thông thường, trái phiếu
được phát hành theo hình thức trả lãi định kỳ hoặc cuối kỳ, giao dịch trên cơ sở
lãi suất cộng dồn. Về nguyên tắc, lãi suất trái phiếu dài hạn phải lớn hơn lãi suất
tín phiếu ngắn hạn.
1.1.3.4 Phân loại theo hình thức trả lãi.
• Trái phiếu có lãi suất cố định. Lãi suất của trái phiếu không thay đổi và được
xác định ngay tại thời điểm phát hành, có thể trả một lần khi đến hạn ( bullet
bond), trả định kỳ (coupon bond) hoặc trả trước.
• Trái phiếu có lãi suất thả nổi. Lãi suất của trái phiếu thay đổi tại từng thời điểm

trả lãi, thường được tính theo lãi suất của thị trường liên ngân hang hoặc điều
chỉnh theo tỷ lệ lạm phát.
Trái phiếu chiết khấu (zero coupon). Trái phiếu được bán với giá thấp hơn
mệnh giá và thanh toán bằng mệnh giá khi đến hạn. Số tiền chênh lêch giữa bán
và mệnh giá chính là lãi của trái phiếu.
1.1.3.5 Phân loại theo mức độ bảo đảm thanh toán.
• Trái phiếu Chính phủ. Do Chính phủ (uỷ nhiệm cho Bộ Tài chính) phát hành và
chịu trách nhiệm bố trí nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho chủ sở hữu từ
NSNN.
• Trái phiếu được Chính phủ bảo đảm. Do chính quyền địa phương, các cơ quan,
tổ chức được Chính phủ chỉ định phát hành trái phiếu. Các tổ chức phát hành có
trách nhiệm thanh toán gốc, lãi khi đến hạn. Trường hợp các tổ chức phát hành
không bố trí đủ nguồn thanh toán gốc, lãi đúng hạn thì Chính phủ trích NSNN
để thanh toán cho chử sở hữu.
1.1.3.6 Phân loại theo hình thức và tiêu thức quản lý.
Theo hình thức biểu hiện có trái phiếu chứng chỉ vật chất và trái phiếu ghi
sổ.
Theo tiêu thức quản lý thì có trái phiếu vô danh và trái phiếu ghi danh. Trái
phiếu vô danh không ghi tên chỉ sở hữu lên trái phiếu. Trái phiếu ghi danh có
ghi tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, … của nhà đầu tư trên trái phiếu cả
trong sổ của nhà phát hành.
Trong trái phiếu ghi danh có trái phiếu ghi danh đầy đủ và trái phiếu ghi
danh không đầy đủ. Ngày nay bên cạnh hình thức chứng chỉ ghi danh thì hình
thức trái phiếu ghi danh ghi sổ ngày càng phát triển vì tiết kiệm được chi phí in
ấn và quản lý.
1.1.3.7 Phân loại theo địa bàn phát hành.
• Trái phiếu trong nước: phát hành trong phạm vi một quốc gia.
• Trái phiếu quốc tế: phát hành ra thị trường vốn quốc tế.
1.2 – Sự cần thiết phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển.
1.2.1 Đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

1.2.1.1 Đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế địa phương.
Trong những năm gần đây, nhu cầu huy động vốn của chính quyền địa
phương trở nên lớn hơn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, chủ
yếu do hai xu hướng:
• Xu hướng thứ nhất xuất phát từ việc phân cấp chính trị đang được triển khai ở
một số nước đang phát triển. Ở những nước này, chính quyền Trung ương đã
giao cho chính quyền địa phương trách nhiệm cung cấp các dịch vụ công cộng
tại địa phương và phát triển cơ sở hạ tầng có liên quan. Điều này đòi hỏi phải có
nguồn lực tài chính rất lớn. Việc cải cách này nhằm mục đích giảm các khoản
thâm hụt tài chính lớn ở chính quyền Trung ương và địa phương bằng cách tăng
hiệu quả phân bổ nguồn lực của chính quyền địa phương cho việc cung cấp dịch
vụ công cộng. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cơ hội gần gũi với
cử tri của mình hơn, sẽ nhạy cảm hơn và có trách nhiệm hơn với các nhu cầu
của người dân và nhờ vậy sẽ phân bổ hiệu quả hơn các nguồn lực cần thiết để
cung cấp các dịch vụ nhằm đáp ứng các nhu cầu đó.
Tại Việt Nam, việc phân cấp chính trị đang được triển khai trong những
năm gần đây. Trong khuôn khổ công cuộc đổi mới bao gồm cải cách hành chính

×